You are on page 1of 4

Câu 1: Chủ trương ưu tiên phát triển công nghiệp nặng tại đại hội IV phù hợp

không? tại sao?


Đại hội xác định đường lối xây dựng, phát triển kinh tế, trong đó nổi bật là: Đẩy mạnh
công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa bằng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng là hoàn toàn
không phù hợp, vượt quá kahr năng thực tế, là chủ trương nóng vội.
Lý do:
- Nước ta có nền văn minh lúa nước lâu đời nên việc chuyển đổi và ưu tiên sang nền
công nghiệp nặng nhất thời không phù hợp.
- Nhân dân vừa trải qua mất mát đau thương nền kinh tế chưa được phục hồi hoàn
thiện để ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Kiến thức chuyên môn kỹ năng chưa
có nhiều.
- Tư duy về nội dung công nghiệp hóa chưa có sự thay đổi căn bản. Cụ thể là phần
lớn vốn đầu tư và viện trợ của nước ngoài đều được tập trung xây dựng các nhà
máy có quy mô lớn trong khi lại lãng phí những cơ sở sản xuất sẵn có ở miền Nam
trước đây với cách tổ chức, quản lý và công nghệ tiên tiến lại có cả thị trường quốc
tế đã khá quen thuộc. Hơn thế, trong thực tế, việc phát triển công nghiệp nặng vẫn
chưa trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ
- Cơ chế tập trung bao cấp nên tuy có đạt được một số kết quả khiêm tốn, song vì
quá chú trọng đến quy mô, đến mặt lượng, đến nhanh, nhiều, rẻ mà không dựa vào
khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới, nên hiệu quả không cao, năng suất
thấp, lãng phí nguyên vật liệu, sản phẩm kém chất lượng, đã đẩy cả nền kinh tế và
xã hội vào tình trạng khó khăn kéo dài
Câu 2: Cơ chế quản lý kinh tế KHH, Tập tring quan liêu, bao cấp có đặc điểm gì?
ưu điểm, hạn chế.
Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp là cơ chế trong đó nền kinh tế vận động
dưới sự kiểm soát của Nhà nước về các yếu tố sản xuất cũng như phân phối về thu nhập.
Nhà nước can thiệp sâu vào các hoạt động của nền kinh tế, không coi trọng các quy luật
thị trường. Kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể giữ vai trò chủ đạo, các thành phần kinh
tế khác hầu như không được chú trọng.
Các đặc trưng cơ bản:
- Nhà nước quản lý kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống
chỉ tiêu, pháp lệnh chi tiết áp từ trên xuống dưới. Nhà nước xây dựng các chỉ tiêu
một cách chủ quan, sau đó đưa xuống cho các doanh nghiệp, thậm chí cả hợp tác
xã thực hiện. Điều này, buộc các doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ quan tâm đến một
vấn đề duy nhất đó là hoàn thành chỉ tiêu.
- Nhà nước chỉ coi trọng kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, điều này làm hạn
chế sự phát triển và đóng góp vào nền kinh tế của các thành phần kinh tế khác.
Hậu quả là cơ quan quản lý Nhà nước làm thay chức năng quản lý sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là chủ
yếu. Trong thời kỳ này, các công cụ như giá cả, lãi suất, tiền lương chỉ áp dụng để
tính toán một cách hình thức. Giá cả không phản ánh quan hệ cung cầu. Mặt khác,
tiền lương được quy định theo cấp bậc hành chính và thâm niên, tính theo chủ
nghĩa bình quân, không tính theo hiệu quả lao động của mỗi người.
- Hệ thống thể chế chưa đồng bộ, còn chồng chéo, thiếu thống nhất, thủ tục hành
chính còn rườm rà, phức tạp, trật tự, kỷ cương chưa nghiêm. Tổ chức bộ máy cồng
kềnh nhiều tầng nấc, phương thức quản lý hành chính vừa tập trung quan liêu vừa
phân tán chưa thông suốt. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ công chức còn nhiều điểm
yếu về phẩm chất, tinh thần, trách nhiệm.
Ưu điểm:
– Đối với kinh tế: Trong thời kỳ kinh tế còn tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng thì
cơ chế này có tác dụng nhất định, nó cho phép tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế
vào mục đích chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, đặc biệt trong quá
trình công nghiệp hóa theo xu hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
– Đối với văn hóa: Biểu hiện rõ nhất của cơ chế này là tuy các văn nghệ sĩ được tập
hợp trong các hội sáng tác, nhưng cơ cấu và cách làm việc của các hội này chủ yếu
vẫn giống như mọi cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước. Văn nghệ sĩ chuyên
nghiệp là những cán bộ trong biên chế, những viên chức ăn lương để sáng tác. Điều
này có những mặt tốt, đã từng phát huy được hiệu quả.
– Đối với xã hội: Cơ chế này ra đời trong thời kỳ đất nước vừa bước qua những năm
tháng đau thương của chiến tranh. Tình hình xã hội còn nhiều rối ren, phức tạp. Vì
vậy, cơ chế đã góp phần ổn định đời sống xã hội, duy trì trật tự xã hội.
Khuyết điểm:
– Đối với kinh tế: Theo thời gian, cơ chế này ngày càng không phù hợp với hoàn cảnh
của đất nước. Nó làm thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ khoa học – công nghệ, triệt
tiêu động lực kinh tế đối với người lao động, không kích thích tính năng động, sáng
tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Chính điều này đã làm cho nền kinh tế rơi vào
tình trạng trì trệ, khủng hoảng.
– Đối với văn hóa: Quy luật sàng lọc không phát huy được tác dụng. Số lượng văn
nghệ sĩ chuyên nghiệp đến một lúc nào đó sẽ vượt quá tỷ lệ cần thiết so với số dân,
đồng thời cũng quá tải so với khả năng cung cấp vật chất của kinh tế đất nước.
– Đối với xã hội: Sản xuất công – nông nghiệp đình đốn. Lưu thông, phân phối ách
tắc. Lạm phát ở mức ba con số. Đời sống của các tầng lớp nhân dân sa sút chưa từng
thấy. Ở thành thị, lương tháng của công nhân, viên chức chỉ đủ 10 – 15 ngày. Ở nông
thôn, vào lúc giáp hạt có tới hàng triệu gia đình nông dân thiếu ăn. Tệ nạn xã hội lan
rộng. Lòng dân không yên.
Câu 3: Điểm mới trong chủ trương phát triển KT của Đại hội V?
Nội dung, bước đi cách làm thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng
đường đầu tiên là: tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận
hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản
xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng trong cơ cấu
công-nông nghiệp hợp lý
Các bước đột phá tiếp tục đổi mới kinh tế:
Một là, phải đẩy mạnh thu mua nắm nguồn gàn, quản lý chặt chẽ thị trương tự do; Hai là,
thực hiện điều chỉn giá cả, tiền lương, tài chính cho phù hợp với thực tế
Nội dung xóa bỏ cơ chế quan liêu, bao cấp trong giá và lương là tính đủ chi phí hợp lý
trong giá thành sản phẩm . Thực hiện cơ chế một giá, xóa bỏ các khoản chi của ngân sách
trung ương, địa phương mang tính chất bao cấp tràn lan, chuyển sang hạch toán kinh
doanh
Về cơ cấu sản xuất: Cần tiến hành một cuộc điều chỉnh lớn về cơ cấu sản xuất và cơ cấu
đầu tue theo hướng thật sự lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ra sức phát tiển công
nghiệp nhẹ, việc phát triển công nghiệp nặng phải có lựa chọn cả về quy mô và nhịp độ.
Về cơ chế quản lý kinh tế: Đổi mới kế hoạch hóa theo nguyên tắc phát huy vai trò chủ
đạo của các quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời sử dụng đúng đắn các quy luật
của quan hệ hàn hóa- tiền tệ; làm cho các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ trong sản xuất;
phân biệt chức năng quản lý hành chính của Nhà nước với chức năng quản lý sản xuất,
kinh doanh của các đơn viwj kinh tế, phân công, phân cấp bảo đảm các quyền tập trung
thống nhất của Trung ương trong những khấu then chốt, quyền chủ động của địa phương
trên địa bàn lãnh thổ, quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của cơ sở.
Câu 4: Khoán trong nông nghiệp? bù giá vào lương ở Long An?
Khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp, Theo
Chỉ thị, mỗi xã viên nhận mức khoán theo diện tích và tự mình làm các khâu, cấy, chăm
sóc và thu hoạch, còn những khâu khác do hợp tác xã đảm nhiệm. Thu hoạch vượt mức
khoán sẽ được hưởng và tự do mua bán.
Trong lĩnh vực công nghiệp, trước các hiện tượng “xé rào” bù giá vào lương ở TP.HCM
và tỉnh Long An, Chính Phủ ban hành Quyết định số 25-CP (1-1981) về quyền chủ động
sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốcdoanh và Quyết
định số 26-CP về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng
hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà nước. Những chủ
trương trên đã tạo nên động lực mới, góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp đạt kế
hoách, riêng công nghiệp địa phương vượt kế hoạch 7,5%. Tác dụng: Làm giảm giá mặt
hàng ở thị trường, người dân có tiền để chọn lựa mua những sản phẩm.

You might also like