You are on page 1of 3

BÀI TẬP TỰ LUYỆN

BÀI 17. PHÉP CHIA HẾT. ƯỚC VÀ BỘI CỦA MỘT SỐ NGUYÊN
TOPCLASS ILEARN TOÁN 6 - KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

1. (NB) Dạng 1. Tìm ước và bội của một số nguyên.


a) Tìm năm bội của: 3, −3.
b) Tìm bốn bội của: −37, 101.
c) Tìm tất cả các ước của: −3, 6.
d) Tìm tất cả các ước của: −23, 85.

2. Dạng 1. Tìm ước và bội của một số nguyên.


Cho a = 20, b = 40.
a) Viết tập hợp các bội của a lớn hơn −100 và nhỏ hơn 100.
b) Viết tập hợp gồm các số nguyên vừa là bội của a vừa là ước của b.

3. Dạng 1. Tìm ước và bội của một số nguyên.


Chứng minh rằng với mọi số nguyên a thì
a) (a − 1) + a + (a + 1) là bội của 3.
b) a + (a + 1) + (a + 2) + (a + 3) + (a + 4) là bội của 5.

4. Dạng 1. Tìm ước và bội của một số nguyên.


Cho a, b là các số nguyên. Chứng minh rằng a (a + 1) − ab (a + b) luôn chia hết cho 2.

5. Dạng 2. Tìm số chưa biết trong đẳng thức)


Tìm số nguyên x, biết:
a) 15. (x − 3) = −75.
3
b) (−6) . x = −1944.
2

6. Dạng 3. Tìm số chưa biết thỏa mãn điều kiện chia hết.
Tìm các số nguyên n, biết:
a) −17 là bội của (n − 5).
b) (n + 2) là ước của −19.
c) (n + 4) ⋮ (n + 1).
d) (n 2
− 5n + 1) ⋮ (n − 5) .

7. Dạng 4. Các bài toán thực tiễn.


Một ngày, chú Minh đi lặn biển ba lần. Chú ấy đã lặn đến các độ sâu 8 mét, 10 mét và 6 mét so với mặt nước biển. Em
hãy sử dụng số nguyên để mô tả độ cao trung bình mà chú Minh lặn được so với mặt nước biển trong ba lần của ngày
đó.

8. Dạng 4. Các bài toán thực tiễn.


Một bể nước có 150 mét khối nước và đang bị rò rĩ. Lượng nước trong bể cá giảm 5 mét khối mỗi giờ. Hỏi rằng nếu
không kịp thời xử lý thì sau bao nhiêu giờ thì bể sẽ không còn nước?

9. Các dạng khác)


Cho các số nguyên a, b, c, m (m ≠ 0).
Biết a⋮m, b⋮m . Chứng minh rằng (a)c − b)c) ⋮m.

10. Các dạng khác)


Cho a và b là hai số nguyên không đối nhau.
Chứng minh rằng: (a 2
+ a)b + 2.a + 2.b) ⋮ (a + b) .

11. Cho a, b ∈ Z và b ≠ 0. Nếu có số nguyên q sao cho a = bq thì


A. a là ước của b. B. b là ước của a.
C. a là bội của b. D. cả B, C đều đúng.
Trang 1/2
12. Các bội của 6 là
A. 0, 6, −6, 12, −12, …. B. 132, −132, 16.
C. −6, −1, 1, 6. D. −23, −6, 0, 6, 23.
13. Tập hợp các ước của −8 là
A. A = {1; 2; 3; 4}. B. A = {0; 1; −1; 2; −2; 4; −4; 8; −8}.
C. A = {1; −1; 2; −2; 4; −4; 8; −8}. D. A = {0; 1; 2; 3; 4; 8}.
14. Tập hợp các bội của 7 mà nhỏ hơn 50 và lớn hơn −50 là
A. B.
A = {7; −7; 14; −14; 21; −21; 28; −28; 35; −35; 42; −42; 49;
A = −49}
{0; 7; −7; 14; −14; 21; −21; 28; −28; 35; −35; 42; −42; 49; −49}

. .
C. A = {0; 7; 14; 21; 28; 35; 42; 49}. D. A = {0; 7; 14; 21; 28; 35; 42; 49; −7; −14; −21; …}.
15. Tìm x, biết 12⋮x và x < −2
A. x ∈ {−3; −4; −6; −12}. B. x ∈ {1}.
C. x ∈ {−2; −1}. D. x ∈ {−2; −1; 1; 2; 3; 4; 6; 12}.
16. Tìm x biết 25.x = −225
A. x = −25. B. x = −9.
C. x = 5. D. x = 9.
17. Cho x ∈ Z và (−154 + x) ⋮3 thì
A. x chia 3 dư 1. B. x⋮3.
C. x chia 3 dư 2. D. không kết luận được tính chia hết cho 3 của x.
18. Do tác động của dịch Covid – 19, nhà hàng của anh Dũng và chị Hằng đã thua lỗ 206400000 đồng trong năm 2020. Số
nguyên nào sau đây biểu diễn số tiền trung bình mà nhà hàng của anh Dũng và chị Hằng đã thu được trong mỗi quý
của năm 2020
A. 51600000. B. −51600000.
C. −17200000. D. 17200000.
19. Gọi A là tập hợp các giá trị n ∈ Z để (n 2
− 7) là bội của (n + 3). Tổng các phần tử của A bằng
A. −8. B. −10.
C. 0. D. −12.
20. Có bao nhiêu số nguyên n thỏa mãn (n − 1) là bội của (n + 5) và (n + 5) là bội của (n − 1)
A. 0. B. 1
C. 2 D. 3.

Trang 2/2

You might also like