You are on page 1of 4

CÂU LẠC BỘ CÂU LẠC BỘ

TRỌNG TÀI QUỐC TẾ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Hội thảo nghiên cứu khoa học


“Cơ chế giải quyết tranh chấp trong các hiệp định thương mại tự do
và hiệp định bảo hộ đầu tư”

I. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG HỘI THẢO


1.1. Mục tiêu:
Hội thảo nghiên cứu khoa học “Cơ chế giải quyết tranh chấp trong các hiệp định
thương mại tự do và hiệp định bảo hộ đầu tư” được tổ chức bởi Câu lạc bộ Trọng tài
quốc tế và Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học - Trường Đại học Luật Hà Nội,
nhằm nghiên cứu và thảo luận về những vấn đề pháp lý liên quan đến các cơ chế giải
quyết tranh chấp trong những hiệp định thương mại tự do và hiệp định bảo hộ đầu
tư.
Bên cạnh đó, Hội thảo là cơ hội để khơi nguồn sự hứng thú đối với hoạt động
nghiên cứu khoa học, thúc đẩy tinh thần chủ động giao lưu, học hỏi và trao đổi về
các lĩnh vực pháp lý; đồng thời, góp phần thúc đẩy phong trào tham gia các sự kiện
học thuật của sinh viên ngành Luật.
1.2. Nội dung:
Với mục tiêu trên, chủ đề Hội thảo sẽ tập trung vào một số nội dung sau (bao gồm
nhưng không giới hạn):
- Các vấn đề pháp lý liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước
ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư (ISDS) hiện nay (Lợi thế và hạn chế của cơ chế
trọng tài, các quy tắc trọng tài theo các hiệp định, xu hướng áp dụng các cơ chế phi
tài phán và ngoài tố tụng,...);
- Một số đề xuất đối với các hạn chế của ISDS (Cơ chế phúc thẩm đối với phán quyết
trọng tài, hệ thống tòa án đầu tư,...);

INTERNATIONAL ARBITRATION CLUB LAW RESEARCH CLUB


CÂU LẠC BỘ CÂU LẠC BỘ
TRỌNG TÀI QUỐC TẾ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

- Giải quyết vấn đề nhân quyền trong các tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và
quốc gia tiếp nhận đầu tư;
- Pháp luật về giải quyết tranh chấp của các hiệp định thương mại tự do và hiệp định
bảo hộ đầu tư, so sánh cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các hiệp định (EVFTA -
EVIPA, TPIP, CETA, CPTPP, RCEP,....).
Trong quá trình tổ chức Hội thảo, Câu lạc bộ Trọng tài quốc tế và Câu lạc bộ Sinh
viên nghiên cứu khoa học sẽ tổ chức các buổi workshop, training về phương pháp
nghiên cứu khoa học và các vấn đề pháp lý liên quan đến chủ đề Hội thảo nhằm cung
cấp thêm kiến thức, kỹ năng phục vụ cho quá trình thực hiện bài viết.

II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA


- Thời gian diễn ra hội thảo: (dự kiến) 30/11/2023.
- Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội.
- Đối tượng tham gia: Tất cả sinh viên, học viên ... có hứng thú với hoạt động
nghiên cứu khoa học về lĩnh vực giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

III. THÀNH PHẦN HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ


- Giảng viên khoa Pháp luật Thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.
- Các luật sư, trọng tài viên và hòa giải viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực giải quyết
tranh chấp về đầu tư quốc tế.

IV. TIMELINE HỘI THẢO (DỰ KIẾN)


Thời gian Thời gian
Mở đơn đăng ký viết bài và nhận bản tóm tắt bài viết
15/09 – 08/10
(không quá 300 từ)

INTERNATIONAL ARBITRATION CLUB LAW RESEARCH CLUB


CÂU LẠC BỘ CÂU LẠC BỘ
TRỌNG TÀI QUỐC TẾ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tổ chức các buổi workshop, training về phương pháp


5/10-12/10 nghiên cứu khoa học và một số vấn đề pháp lý liên quan
đến chủ đề Hội thảo
8/10 – 12/10 Xét duyệt các bản tóm tắt bài viết
Các tác giả, nhóm tác giả có bài viết được xét duyệt hoàn thành
13/10 – 12/11
bài nghiên cứu
13/11 – 20/11 Hội đồng đánh giá chấm phản biện các bài nghiên cứu
21/11 – 24/11 Các tác giả hoàn thiện và nộp bài đã được phản biện
30/11 Tổ chức Hội thảo

V. THỂ LỆ ĐĂNG KÝ VÀ GỬI BÀI HỘI THẢO (SƠ LƯỢC)


5.1. Quy định về tác giả: Có thể đăng ký cá nhân (01 người) hoặc theo nhóm
(tối đa 04 người).
5.2. Thể thức trình bày:
- Ngôn ngữ: Tiếng Việt.
- Tên bài viết: Viết hoa (chữ đậm).
- Thông tin cá nhân gồm: Họ và tên các thành viên, chức danh khoa học (nếu
có), đơn vị công tác/học tập.
- Tóm tắt bài viết: Không quá 300 từ.
- Từ khóa: Gồm 3 đến 5 từ khóa.
- Dung lượng bài viết:
+ Tối thiểu 4000 từ - tối đa 6000 từ không bao gồm chú thích và tài liệu tham
khảo. (File mềm bài viết định dạng A4, cỡ chữ 14, font Times New Roman, dãn
cách 1,3 lines; lề trên 2,0 cm, lề dưới 2,0 cm, lề trái 3,0 cm, lề phải 2,0cm).
+ Footnote được để ở size 10, font Times New Roman.

INTERNATIONAL ARBITRATION CLUB LAW RESEARCH CLUB


CÂU LẠC BỘ CÂU LẠC BỘ
TRỌNG TÀI QUỐC TẾ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

+ Quy tắc trích dẫn: theo chuẩn OSCOLA (xem hướng dẫn trích dẫn tại link sau:
https://www.law.ox.ac.uk/sites/default/files/migrated/oscola_4th_edn_hart_2012
.pdf )
5.3. Hướng dẫn gửi bài:
- Các tác giả, nhóm tác giả gửi toàn văn bài viết (định dạng pdf và doc) trước
ngày 12/11 tới địa chỉ email: clbtrongtaiquocteiac@gmail.com
- Bản điện tử được đặt tên theo cú pháp: [TÊN BÀI VIẾT]_[TÊN TÁC
GIẢ/TRƯỞNG NHÓM TÁC GIẢ]
5.4. Một số lưu ý:
- Các chủ đề không phù hợp và/hoặc không liên quan đến nội dung hội thảo sẽ
không được xét duyệt.
- Bài nghiên cứu tham gia hội thảo chưa từng được công bố, xuất bản tại bất kỳ
một hội thảo khoa học, tạp chí,... nào khác.
- Quyết định cuối cùng thuộc về ban tổ chức.
- Các tác giả/nhóm tác giả sẽ thuyết trình bài nghiên cứu của mình vào ngày diễn
ra hội thảo.

INTERNATIONAL ARBITRATION CLUB LAW RESEARCH CLUB

You might also like