You are on page 1of 16

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

QUẢN TRỊ DỰ ÁN

TÊN ĐỀ TÀI:

DỰ ÁN SẢN XUẤT RAU SẠCH

Kon Tum, ngày 01 tháng 11 năm 2023


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

QUẢN TRỊ DỰ ÁN

TÊN ĐỀ TÀI:

DỰ ÁN SẢN XUẤT RAU SẠCH

GVHD : Th.S
LỚP : K20QT
NHÓM SVTH :
Bùi Thảo Nguyên

Y Giang

Kon Tum, ngày 01 tháng 11 năm 2023


PHẦN 1: MÔ TẢ DỰ ÁN
1.1. Tổng quan dự án
 Tên dự án : Xán suất rau sạch tại Kon Tum
 Địa điểm :
 Diện tích : 20.000 m2
 Mức vốn đầu tư: 8 tỷ VND
 Thời gian: Dự án được thực hiện liên tục luân phiên theo mùa vụ
 Ban quản lý dự án: Nhóm Giang - Nguyen
1.2. Mục tiêu dự án
Cung cấp cho thị trường những sản phẩm rau sạch với chất lượng tươi ngon với giá
cả phù hợp nhất.
Đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch và tạo thói quen sử dụng thực
phẩm sạch cho người tiêu dùng
Xây dựng được 1 nền nông nghiệp xanh và phát triển bền vững.
1.3. Chủ đầu tư xây dựng
Chủ đầu tư
 Tên chủ đầu tư: Hợp tác xã xản suất nhóm Giang - Nguyen
 Địa chỉ : trường Đại học phân hiệu Đà Nẵng, 704 Phan Đình Phùng, thành phố
Kon Tum, tỉnh Kon Tum
 Điện thoại liên hệ : 0325917144
Tên đơn vị tư vấn xản suất:
 Tên đơn vị tư vấn : Viện giống cây trồng
Các bên tham gia khác :
 Ban quản lý dự án
 Viện vệ sinh dịch tễ
 Cục đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Kon Tum
 Viện giống cây trồng
 Công ty phân bón và hóa chất
 Ban chuyên gia, tư vấn
 Các tổ chức liên quan khác
1.4. Phương thức tổ chức thực hiện :
Dự án xản suất rau sạch của công ty được thực hiện bao gồm 3 giai đoạn:
Chuẩn bị, xản suất và thu hoạch. Mỗi giai đoạn đều được ban quản lý dự án theo dõi
và kiểm soát.

3
Dự án bao gồm 2 ban hoạt động liên kết chặt chẽ với nhau đó là:
 Ban tư vấn giám sát
 Ban xản suất

4
PHẦN 2: QUẢN LÝ DỰ ÁN
2.1. Phạm vi dự án
2.1.1. Lập kế hoạch phạm vi
Bản mô tả sản phẩm:
Dự án được quy hoạch để tạo ra những sản phẩm rau sạch với chất lượng cao. Ở đây
dự án của chúng tôi chú trọng đến những sản phẩm rau trái vụ vì đem lại lợi nhuận
cao. Sản phẩm rau của dự án có thể được chia làm 2 loại: rau lấy thân lá và rau lấy củ
quả.
2.1.2. Xác định phạm vi
Bảng 1: Xác định nội dung công việc
STT Công việc Chịu trách nhiệm
1. Nhập giống Ban tư vấn và giám sát
2. Kiểm tra chất lượng đất Ban tư vấn và giám sát
3. Kiểm tra chất lượng giống Ban tư vấn và giám sát
4. Kiểm tra chất lượng hệ thống tưới Ban tư vấn và giám sát
5. Gieo trồng Ban xản suất
6. Chăm sóc, chờ thu hoạch Ban xản suất
7. Kiểm tra chất lượng sản phẩm Ban tư vấn và giám sát
8. Thu hoạch Ban xản suất
9. Sơ chế Ban xản suất
10. Bảo quản và đóng gói Ban xản suất

2.1.3. Kiểm soát thay đổi phạm vi


Ban điều hành có trách nhiệm quản lý sao cho không có sự chồng chéo, đảm
bảo công việc được phân chia chính xác, phù hợp về mặt thời gian.
Nếu có sự thay đổi hoặc sự nhầm lẫn về phạm vi, phải có sự điều chỉnh phù hợp
và nhanh chóng.
2.2. Thời gian dự án
2.2.1. Xác định xắp sếp và ước tính thời gian hoàn thành công việc
Trong quản trị phạm vi, đã xác định được các công việc cần thực hiện. Khi lên kế
hoạch quản trị thời gian cần ước tính được tương đối thời gian và thứ tự cho các công
việc cần thực hiện

5
Chúng tôi xác định công việc như sau:
Bảng 2: Thứ tự và thời gian thực hiện công việc
(ĐVT: ngày)
Tên công việc Mã Công To Tm Tb Te
công việc
việc trước
Nhập giống A - 4 5 6 5

Kiểm tra và tạo chất B - 8 7,5 10 8


lượng đất
Kiểm tra chất lượng C A 1 2 3 2
giống
Kiểm tra hệ thống D - 2 3 4 3
tưới
Gieo trồng E B, C 3 3,5 7 4
Chăm sóc + chờ thu F D, E 22 23,5 28 24
hoạch
Kiểm tra chất lượng G E, 4 6,25 7 6
sp
Thu hoạch H G,F 2 3 4 3

Sơ chế I H 2 4 6 4

Bảo quản+đóng gói K I 3 4 5 4

6
Sơ đồ Pert:

A5 C2

B8 E4 G6

D3 F4 H7 I4

K4

Vậy đường găng của dự án: B-E-F-H-I-K

2.2.2. Lập kế hoạch tiến độ


Bắt đầu giai đoạn chuẩn bị: Tháng 1/2023. Nguồn lực: Ban tư vấn và giám sát
Xong giai đoạn chuẩn bị: Tháng 4/2023. Nguồn lực: Toàn bộ nhân lực và cơ sở vật
chất kỹ thuật
Bắt đầu giai đoạn xản suất : Tháng 5/2023. Nguồn lực: Ban điều hành và một số ban
liên quan
Xong giai đoạn thực hiện: Tháng 8/2023. Nguồn lực: Toàn bộ nhân lực và cơ sở vật
chất kỹ thuật
2.2.3. Kiểm soát tiến độ
Dự án phải được đảm bảo đúng tiến độ về mặt thời gian, tránh sự chậm trễ gây lãng
phí. Đặc biệt đây là dự án xản suất theo mùa vụ vì thế yếu tố thời gian càng trở nên
quan trọng, việc thực hiện phải khẩn trương sao cho phù hợp với lịch trình đã được
xây dựng từ trước.
2.3. Kế hoạch quản lý chi phí
Quá trình dự toán kinh phí, giám sát thực hiện chi phí theo tiến độ cho từng công việc
và toàn bộ dự án, là việc tổ chức phân tích số liệu và báo cáo những thông tin về chi
phí.
2.3.1. Chi phí nhân công
7
Bảng 3: Dự tính lương chi phí nhân công
Tiền
Số lượng
STT Chức vụ lương/người/tháng Tổng
( Đơn vị:người)
( Đơn vị: đồng)
Nhân viên ban tư
1. 5 7.000.000 35.000.000
vấn và giám sát
Nhân viên ban
2 15 4.000.000 60.000.000
xản suất
Tổng: 95.000.000
Dự phòng 5% 4.750.000

Tiền lương trên là tổng tiền lương theo hợp đồng lao động + với các khoản tiền phụ
cấp hàng tháng của công ty. Các khoản tiền BHXH, BHYT, KPCD, thuế thu nhập cá
nhân được trừ trên thu nhập này.
2.3.2. Ước tính chi phí
Bảng 4: Chi phí cho 1 vụ (khoảng 3 đến 4 tháng)
STT Nội dung Chi phí dự án tổng thể
(Đơn vị: đồng)
1. Giống rau 42.000.000
2. Phân bón các loại và thuốc bảo vệ thực vật 20.900.000
3. Chi khác (điện, nước, …) 10.500.000
Tổng : 73.400.000
Dự phòng 5% 3.670.000

2.3.3. Lập dự toán


Bảng 5: Chi phí phân bổ cho các công việc
STT Công việc Phân bổ chi phí Tỷ lệ phân bổ (%)
1 Nhập giống 42.000.000 25.78
2 Kiểm tra chất lượng đất 1.000.000 0.61
3 Kiểm tra chất lượng giống 1.000.000 0.61
4 Kiểm tra chất lượng hệ thống tưới 1.500.000 0.92
5 Gieo trồng 2.000.000 1.22
6 Chăm sóc, chờ thu hoạch 31.400.000 19.19
8
7 Kiểm tra chất lượng sản phẩm 2.000.000 1.22
8 Thu hoạch 2.000.000 1.22
9 Sơ chế 30.000.000 18.5
10 Bảo quản và đóng gói 50.000.000 30.73
Tổng: 162.900.000 100%

2.3.4 . Kiểm soát chi phí


- Chi phí dự toán: 100.000.000 (đã bao gồm ước tính chi chí rủi ro).
- Các báo cáo hoạt động: Thực hiện theo tuần, 2 tuần một lần nhân viên phụ trách
kiểm tra tiến độ dự án sẽ nộp 1 bản báo cáo về tình hình phát triển của cây rau.
- Các đề xuất thay đổi: Nếu có bất kỳ đề xuất thay đổi nào, chúng tôi sẽ xem xét,
thảo luận để xem đề xuất đó có hợp lý hay không để đưa ra quyết định thay đổi.
- Kế hoạch quản trị chi phí: Dự toán mức chi phí trong giới hạn cho phép và phải
có sự đồng ý của các thành viên góp vốn trong tất cả các quyết đinh thay đổi về
chi phí
Chi phí dự toán sửa đổi
Bảng 6: Chi phí dự toán có sửa đổi
STT Nội dung Chi phí dự án tổng thể
(Đơn vị: đồng)
1. Giống rau 48.300.000
2. Phân bón các loại và thuốc bảo vệ thực vật 24.035.000
3. Chi khác (điện, nước, …) 12.075.000
Tổng : 84.410.000
Dự phòng 5% 4.220.500

Ngân sách bổ sung


- Dự toán ngân sách bổ sung: 20.000.000 đồng
2.4. Chất lượng
2.4.1. Lập kế hoạch chất lượng
Chính sách về chất lượng
 Chất lượng rau phải đặt lên hàng đầu
 Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ y tế

9
 Đảm bảo dự án không gây ô nhiễm môi trường
 Cải tiến và hiện đại hoá cải tiến chất lượng. Nhận biết và tuân thủ đầy đủ các
tiêu chuẩn chất lượng mới nhất về xản suất rau an toàn
Tiêu chuẩn chất lượng
Hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quy định tạm thời về
sản xuất rau "vệ sinh an toàn thực phẩm" với các tiêu chuẩn chất lượng liên quan đến:
 Hàm lượng Nitrat (NO3-)
 Hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu là As, Pb, Hg, Cu, Cd.
 Mức độ nhiễm khuẩn và ký sinh trùng đường ruột: E. coli, Samonella, trứng
giun đũa),
 Và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phải ở dưới mức quy định của FAO và
WHO.
Qua kết quả nghiên cứu thực nghiệm và triển khai sản xuất nhiều năm có kết quả,
chúng tôi đã xây dựng thành công quy trình cụ thể để thực hiện sản xuất "rau an toàn"
trên diện tích đại trà nhằm đảm bảo cung cấp cho số đông người tiêu dùng trong nước
và tiến tới phục vụ cho xuất khẩu
2.4.2. Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng
 Quy trình kỹ thuật làm giảm hàm lượng nitrat có trong sản phẩm
Xuất phát từ cơ sở khoa học, cây trồng hút đạm ở dạng NO3- hay NH4+ cũng phải
chuyển thành NH4+ để kết hợp với glucid thành amino acid và động thái hút đạm của
các loại rau, việc bón đạm thực hiện theo những quy trình sau.
- Các loại rau có thời gian trồng (từ khi trồng đến khi thu hoạch) lớn hơn 4, 5 tháng
phải ngừng bón đạm vào tháng thứ 3.
- Các loại rau có thời gian trồng khoảng 3 tháng phải ngừng bón đạm vào tháng thứ 2.
- Các loại cây có thời gian trồng trên 1 tháng phải ngừng bón đạm khoảng 20 - 25 ngày
trước khi thu hoạch.
 Quy trình kỹ thuật làm giảm hàm lượng nguyên tố nặng trong sản phẩm
Xuất phát từ khả năng giữ chặt các nguyên tố nặng trong điều kiện đất thoáng khí, tơi
xốp, quy trình được xây dựng như sau:
Phải thực hiện tốt biện pháp xới xáo theo từng thời kỳ được hướng dẫn trong biện
pháp canh tác.
Sau khi gieo trồng xong phải phủ rơm rạ, trấu sau đó để lại và rắc vôi khoảng 20-25
kg/ha để phân hủy thành mùn humic và humin. Do hàm lượng mùn cao đất hình thành
cấu tượng tốt, nên đất thoáng tạo điều kiện ôxyhoá. Các nguyên tố nặng sẽ bị giữ chặt.
 Quy trình làm giảm ký sinh trùng
Phải bón phân xuống đất, không được tưới phân hữu cơ lên cây, lên sản phẩm.

10
Tuyệt đối không được dùng phân tươi. Phân phải được ủ theo kỹ thuật ủ nóng (ủ xốp)
để giết các nguồn ký sinh trùng.
Ðể thay thế nguồn phân hữu cơ, dùng rơm, rạ trấu phủ luống và kết hợp bón khoảng
20-50 kg vôi bột rắc lên các chất phủ.
 Quy trình kỹ thuật bảo vệ thực vật (không dùng các hóa chất BVTV và
giảm dùng các thuốc BVTV vi sinh)
Ðể đảm bảo vừa trừ được sâu bệnh mà không phải dùng các hóa chất độc và giảm tối
đa hàm lượng các độc tố do thuốc vi sinh phải thực hiện kỹ thuật phun cụ thể đối với
sâu. Mỗi loại sâu có các tập tính khác nhau, kỹ thuật phun cụ thể cho từng loại sâu
cũng khác nhau.
2.4.3. Kiểm soát chất lượng
 Kiểm tra chi tiết những kết quả dự án để chắc chắn rằng dự án đã tuân thủ
những tiêu chuẩn chất lượng có liên quan.
 Đưa ra nhận thức và trách nhiệm về chất lượng cho mọi người tham gia lao
động trong dự án.
 Đào tạo đội ngũ giám sát để họ có thể trực tiếp tiến hành vai trò của họ trong
chương trình cải thiện chất lượng.
 Tiến hành phối hợp với Cục vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm kiểm soát về các
vấn đề chất lượng của sản phẩm.
 Khuyến khích các cá nhân thiết lập mục tiêu cải thiện chất lượng. Khuyến khích
họ bàn bạc trao đổi với ban quản lí về những khó khăn mà họ gặp phải khi muốn đạt
được mục tiêu về chất lượng dự án.
 Theo dõi nếu có sự thay đổi về môi trường quanh khu xản suất.
 Kiểm định chất lượng giúp cho việc rút ra những bài học để cải tiến việc thực
hiện những dự án ở hiện tại hay trong tương lai.
2.5. Kế hoạch nhân sự
2.5.1. Lập kế hoạch nhân sự
Đối với mỗi một dự án ngoài yếu tố tài chính, trang thiết bị máy móc thì yếu tố
con người là vô cùng quan trọng, nó quyết định sự thành bại của một dự án. Nhận thức
được rõ tầm quan trọng của việc quản trị nhân sự nên chúng tôi đã thiết lập một ban
điều hành quản lý có trình độ cao cho dự án này
 Ban xản suất
 Ban tư vấn giám sát
Bảng7: Phân phối công việc theo từng ban ngành

Số lượng nhân Trình độ chuyên môn

11
Bộ phận sự Tiến sĩ Thạc sỹ Kỹ sư/ cử nhân

Ban xản suất 15 15


Ban tư vấn và giám sát 5 1 2 2
Tổng số 20 1 2 17

2.5.2. Thu nhận nhân viên


Mô tả chức danh công việc
 Ban sản xuất
 Tiến hành làm đất và gieo trồng hạt giống
 Tiến hành các công viêc chăm sóc như bón phân, tưới nước…
 Tiến hành công tác thu hoạch, sơ chế, đóng gói…
 Ban tư vấn và giám sát
 Tiến hành nhập mua giống, kiểm tra chất lượng giống
 Kiểm tra hệ thống và vận hành hệ thống tưới tiêu
 Kiểm tra chất lượng toàn bộ quá trình xản suất rau
 Tư vấn nghiên cứu đề ra các giải pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả xản suất

12
2.6. Kế hoạch giám sát và đánh giá
2.6.1. Phương pháp giám sát và đánh giá
Phương pháp giám sát:
- Kiểm tra hàng ngày để ghi chú mọi biểu hiện của sự thay đổi trong chất lượng sản
phẩm, tổ chức phiên họp ngày để thông báo về mọi vấn đề phát sinh.

- Lấy mẫu ngẫu nhiên và thực hiện kiểm tra mẫu cho các yếu tố chất lượng quan trọng,
tổ chức đào tạo cho nhân viên về kỹ thuật lấy mẫu và kiểm tra.

- Quan sát hệ thống tưới tiêu và quản lý nước sử dụng cảm biến độ ẩm đất để xác định
lượng nước cần tưới, kiểm tra định kỳ hệ thống tưới tiêu để đảm bảo không có rò rỉ
nước.

- Kiểm tra thiết bị và công nghệ xác định kế hoạch bảo trì định kỳ cho máy móc và
thiết bị, theo dõi các cảm biến để phát hiện sớm mọi dấu hiệu của sự cố.
Đánh giá:
- Kiểm tra bản báo cáo để đảm bảo rằng mọi yếu tố trên đều tuân thủ với các tiêu
chuẩn đã đề ra.
- Tổ chức phiên họp để đưa ra các quyết định và điều chỉnh chiến lược thay đổi nếu
cần.

2.6.2. Sơ đồ quy trình giám sát


1. Thu Thập Dữ Liệu

2. Kiểm Tra Chất Lượng Sản Phẩm

3. Lấy Mẫu và Kiểm Tra Mẫu

4. Theo Dõi Tiêu Thụ Nước và Năng Lượng

5. Quản Lý Hóa Chất và Phân Bón

6. Đánh Giá Hiệu Suất Hệ Thống

7. Báo Cáo và Phản Hồi


2.7. Nhận diện đánh giá rủi ro và biện pháp phòng ngừa
2.7.1. Nhận diện rủi ro
Chia thành 2 loại:

13
- Rủi ro chủ quan: rủi ro do giống cây trồng, quy luật kinh tế nông nghiệp, công
nghệ nông nghiệp, nguồn nhân lực
- Rủi ro khách quan: môi trường, thời tiết, thiên tai, sâu bọ, dịch bệnh, giá thị
trường, chính sách quy định của Nhà nước

2.7.2. Phân tích và lượng hóa rủi ro


Quy định: có 3 mức đánh giá là Cao(H), Trung bình(M) và Thấp(L), trong mỗi
mức trên chia ra 3 cấp độ 1,2,3, cấp độ càng cao mức đánh giá càng cao.
Bảng 8: Các loại rủi ro
STT Nhận diện rủi ro Xác xuất xảy ra Mức độ tác
động
1 Chất lượng giống cây trồng không ổn định hoặc L2 M3
không phù hợp với môi trường của khu vực dự án
(khí hậu, độ ẩm, đất,..)
2 Kĩ thuật trồng rau còn nhiều sai sót do thiếu kinh L3 H1
nghiệm (trồng rau nói riêng và nông nghiệp nói
chung cần kĩ thuật có tính “co giãn” chứ không
hoàn toàn chính xác )
3 Công nghệ cao nhưng chưa theo kịp thời đại, vẫn M1 M3
còn chậm so với những công ty cùng mô hình trên
thế giới (do VN chưa phải là nước phát triển nên
điều này khó tránh khỏi)
4 Rủi ro do nhân lực có trình độ kĩ thuật thấp, tính M3 M3
tự giác làm việc không cao (nguồn nhân lực còn
hạn chế, đặc biệt là nhân lực kĩ thuật trình độ cao)

5 Rủi ro do tai nạn (có thể là tai nạn dẫn đến hao M2 H1
hụt nhân lực, cháy hỏng thiết bị,...)
6 Môi trường, khí hậu thay đổi thất thường, thiên H1 H3
tai,..( là những rủi ro rất khó kiểm soát, chỉ có thể
dự đoán và hạn chế thiệt hại)
7 Sâu bọ, dịch bệnh ảnh hưởng tới cây hoa (do mô L3 H1
hình áp dụng công nghệ cao nên rủi ro này hiếm
xảy ra)
8 Rủi ro tài chính như tỉ giá thay đổi, lạm phát tăng, M3 H2
ngân hàng vay vốn phá sản,...
10 Chính sách, quy định của Nhà nước về việc trồng L2 M1
và kinh doanh hoa màu (như chính sách quy định
về lượng phân bón, lượng thuốc trừ sâu,...)

Lập dự phòng rủi ro dự án (5% trên tổng chi phí).


2.7.3. Biện pháp đối phó với rủi ro
Luôn phải theo dõi tình hình sinh trưởng và phát triển của rau. Thường xuyên
theo dõi thông tin biến động thời tiết dịch bệnh quanh vùng để phòng ngừa ảnh hưởng
các yếu tố ngoại sinh

14
Nâng cao năng lực kỹ năng chăm sóc rau cho đội ngũ nhân viên ban xản suất,
bên cạnh đó cập nhật những công nghệ mới về chăm sóc rau, các tiêu chuẩn chất
lượng mới về vệ sinh…cho ban tư vấn và giám sát

PHẦN 3: KẾT LUẬN


3.1. Bài học từ thất bại:
- Quản lý rủi ro: Hiểu rõ và đánh giá các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình
sản xuất rau sạch và thiết lập các kế hoạch dự phòng.
- Giao tiếp yếu: Tăng cường giao tiếp thông tin đúng đắn, tổ chức họp định kỳ
để giữ mọi người trong đội nhóm nắm được thông tin và hiểu rõ mục tiêu dự
án.
3.2. Bài học từ thành công:
- Quản lý hiệu suất là chìa khóa để đạt được mục tiêu chất lượng và tăng
cường hiệu suất toàn diện.
- Liên tục cải thiện: Liên tục đầu tư vào cải thiện quy trình sản xuất để duy trì
và tăng cường chất lượng.
3.3. Bài học cho cá nhân:
- Tính kiên nhẫn và kiên trì: Quá trình sản xuất rau sạch đòi hỏi kiên nhẫn và
kiên trì. Cá nhân cần học cách đối mặt với thách thức và không bao giờ từ
bỏ trong việc đạt được mục tiêu.
- Kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo: Cải thiện kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo để
duy trì sự thông tin và sự đồng thuận trong đội nhóm.
3.4. Bài học cho đội nhóm:
- Tính đồng thuận và hợp tác: Đội nhóm cần phải làm việc chặt chẽ với nhau
để đảm bảo rằng mọi người đều hiểu rõ mục tiêu chung và đóng góp tích
cực vào quy trình sản xuất.
- Tạo điều kiện cho sự sáng tạo: Tạo môi trường nơi mọi người có thể đề xuất
và thử nghiệm ý tưởng mới để cải thiện chất lượng và hiệu suất.
3.5. Bài học cho người quản lý dự án:
- Quản lý rủi ro và điều chỉnh chiến lược:Người quản lý dự án cần xem xét và
điều chỉnh chiến lược dự án dựa trên quản lý rủi ro liên tục để giữ cho dự án
đúng hướng.
- Khả năng đàm phán và điều hành: Phát triển kỹ năng đàm phán và điều hành
để giải quyết mọi xung đột nội bộ và đảm bảo sự suôn sẻ
3.6. Các công việc cần kết thúc:
- Tối ưu hóa hiệu suất máy móc: Bảo dưỡng máy móc đúng đắn để đảm bảo
sự ổn định và hiệu suất cao.

15
- Phát triển hệ thống tưới tiêu thông minh: Sử dụng công nghệ để tự động hóa
hệ thống tưới tiêu, giúp tiết kiệm nước và tăng cường hiệu suất.
- Xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu mạnh mẽ: Tích hợp công nghệ để xây
dựng hệ thống quản lý dữ liệu mạnh mẽ, giúp theo dõi và đánh giá hiệu suất
một cách hiệu quả.
3.7. Định hướng phát triển trong tương lai:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm: Nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới để
nâng cao chất lượng rau sạch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị
trường.
- Mở rộng dòng sản phẩm: Nghiên cứu và phát triển dòng sản phẩm mới để
mở rộng thị trường và tạo ra nguồn thu nhập bền vững.
- Phát triển hệ thống quản lý kết nối: Xây dựng hệ thống quản lý kết nối thông
minh, kết nối với các đối tác và khách hàng để tối ưu hóa chuỗi cung ứng và
tăng cường tương tác khách hàng.
- Đào tạo và phát triển nhân sự: Đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân sự để
duy trì và nâng cao năng lực của đội ngũ làm việc.

16

You might also like