You are on page 1of 23

HỘI THÁNH TRUYỀN GIÁO CAO ĐÀI

CƠ QUAN PHỔ TẾ

HẠNH ĐƯỜNG HƯNG ĐỨC
HỆ PHỔ THÔNG KHÓA 3

HỌC PHẦN

TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO


HẠNH ĐƯỜNG HƯNG ĐỨC

TRUNG HƯNG BỬU TÒA, THÁNG 09/2023


LƯU HÀNH NỘI BỘ
TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
HẠNH ĐƯỜNG HƯNG ĐỨC

Mã học phần: HĐHĐ.TQ.001


Số tín chỉ: 2 (lý thuyết); 2 (tự học); 10 (thực hành)
Điều kiện tiên quyết: Không

Phần 1. Mục tiêu tổng quát


1. Biết và thấu hiểu mục đích đào tạo Hạnh Đường Hưng Đức của Hội Thánh
Truyền Giáo Cao Đài để vận dụng vào tu học, hành đạo trong suốt khóa học.
2. Chủ động thực hiện nghiêm túc kế hoạch học tập của khóa học và hoàn thành
đủ các bài tập tuần, tháng, học kỳ theo qui định.
3. Tự lập kế hoạch cá nhân nhằm phát huy tối đa tinh thần tu học thông qua
nghiên cứu, đọc thêm các tài liệu liên quan.
4. Tích cực học tập với tinh thần tri hành hợp nhất để rèn luyện thân tâm từ kiến
thức và kỹ năng đã được trang bị.
5. Suy nghiệm và thực hành lời Thầy dạy “Có công không hạnh không thành. Có
hạnh không công không lập”.

Phần 2. Nội dung


I. Chương trình HỌC ĐẠO
1. Khung chương trình đào tạo
2. Hình thức đào tạo
3. Hoạt động học tập cá nhân, nhóm, sinh hoạt ngoại khóa

II. Chương trình TU DƯỠNG


1. Quy thức thường hành
2. Sổ Tu tập

III. Chương trình SỐNG ĐẠO


1. Tâm niệm, Lời cầu nguyện
2. Nhật ký tu dưỡng
3. Tham gia đạo sự tại địa phương

TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HẠNH ĐƯỜNG HƯNG ĐỨC 3
Nội dung học phần này được xây dựng căn cứ vào:
1. Qui chế Tổ chức và Hoạt động Hạnh Đường do Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài
ban hành theo Nghị định số 015/HT/CT ngày 16/03/1992.
2. Quyết định số: 162/QĐ-HT/HĐHĐ ngày 21 tháng 01 năm Quý Mão (11/02/2023)
của Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài về việc Ban hành chương trình khung đào tạo
phần Học đạo Hạnh Đường Hưng Đức.
Nội dung gồm 3 phần chính về chương trình: Học đạo, Tu dưỡng và Sống đạo.
I. Chương trình HỌC ĐẠO
1. Hình thức đào tạo
Bao gồm trực tiếp (offline) và trực tuyến (online) theo lịch trình (thời khóa biểu) của
Ban Quản lý hạnh đường Hưng Đức.

2. Hoạt động học tập cá nhân, nhóm và sinh hoạt ngoại khóa.
Cá nhân: Học tập theo kế hoạch của khóa học và hoàn thành đủ các bài tập tuần, tháng,
học kỳ theo qui định. Tự lập kế hoạch cá nhân để tu học, nghiên cứu.
Nhóm: Mỗi khóa đào tạo, BQLHĐ sẽ chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 3 đến 6
hạnh sinh.
Sinh hoạt ngoại khóa là các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng tu tập của hạnh sinh
về Đức, Trí, Thể được tổ chức theo học kỳ hoặc năm học; theo khu vực hoặc toàn thể
hạnh sinh tùy điều kiện thực tế.
3. Khung chương trình đào tạo
a. Khung chương trình đào tạo phần Học đạo HĐHĐ
HỘI THÁNH TRUYỀN GIÁO CAO ĐÀI
HẠNH ĐƯỜNG HƯNG ĐỨC
KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO PHẦN HỌC ĐẠO
(Ban hành kèm theo quyết định số 162/QĐ-HT/HĐHĐ ngày 21 tháng 01 năm Quý Mão (11/02/2023) của Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài.)
KHOA

TÔN GIÁO KHOA HỌC HÀNH CHÁNH TRỊ ĐẠO

1 THÁNH GIÁO 1 KINH DỊCH 1 PHÁP CHÁNH TRUYỀN

2 KINH LỄ 2 TRIẾT HỌC 2 TÂN LUẬT


ĐẠO LUẬT, NỘI LUẬT,
3 GIỚI LUẬT 3 LUẬN LÝ HỌC 3
NỘI QUY
BỘ MÔN

4 GIÁO LUẬN 4 TÂM LÝ HỌC 4 ĐẠO QUY

5 GIÁO SỬ 5 NGOẠI NGỮ 5 HÀNH CHÁNH ĐẠO

6 PHÁP MÔN 6 NHẠC LỄ CAO ĐÀI 6 KỸ NĂNG HÀNH ĐẠO

7 CÁC TÔN GIÁO 7 MỸ HỌC

8 SỨC KHOẺ

TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HẠNH ĐƯỜNG HƯNG ĐỨC 4
b. Chương trình đào tạo hệ Phổ thông phần Học đạo
HỌC PHẦN ĐÀO TẠO TÍN CHỈ
HỌC
NĂM HỌC LÝ TỰ THỰC
KỲ TÊN HỌC PHẦN CỘNG
PHẦN THUYẾT HỌC HÀNH
A. PHẦN BÀI HỌC
1 Tổng quan chương trình đào tạo HẠNH ĐƯỜNG HƯNG ĐỨC 2 2 10 14
2 Công nghệ và truyền thông trong tu học, hành đạo 2 2 3 7
3 Tổng quan về Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ 2 2 2 6
I 4 Lập trường Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài 2 2 3 7
5 Lịch sử đạo Cao Đài: Thời kỳ phôi thai 2 2 2 6
6 Thờ phượng căn bản (ý nghĩa và thực hành) 2 2 3 7
Năm 1 7 Thực hành thể dục, thể thao 2 2 10 14
8 Pháp môn cơ bút và Thánh giáo Cao Đài (Hiểu biết cơ bản) 2 2 2 6
9 Tam Đài Đạo Pháp: Chức năng 3 2 2 7
10 Lễ bái căn bản (nghi thức và thực hành) 3 3 3 9
II
11 Quá trình lập Tân luật 2 2 2 6
12 Giới luật của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ 2 2 2 6
13 Tiếng Anh giao tiếp căn bản (nhiệm ý)
14 Kinh lễ độ sanh (nghi thức và thực hành) 2 2 6 10
15 Tam quy, Ngũ giới, Thế luật 3 3 3 9
III 16 Lịch sử đạo Cao Đài: Thời kỳ Khai Đạo 3 3 2 8
17 Tổng quan Thánh Ngôn Hiệp Tuyển 2 2 1 5
18 Tổng quan về Pháp Chánh Truyền 2 2 1 5
19 Tổng quan Thánh Truyền Trung Hưng 2 3 1 6
Năm 2
20 Tân luật: Đạo pháp luật 2 2 2 6
21 Tam công (Lý thuyết + Thọ pháp Hồi hướng Linh châu) 2 2 10 14
IV 22 Giới thiệu Khoa học về tôn giáo 2 2 1 5
23 Kỹ năng giao tiếp 3 3 3 9
24 Thực hành thể dục, thể thao 2 2 10 14
25 Tiếng Anh giao tiếp căn bản (nhiệm ý)
26 Kinh lễ độ tử (nghi thức và thực hành) 3 3 6 12
27 Tứ đại điều quy 2 2 3 7
V 28 Tân luật: Thế luật 2 2 1 5
29 Đại cương về luận lý học 2 2 2 6
30 Kỹ năng giải quyết vấn đề 3 3 6 12
31 Tổng quan Đại thừa chơn giáo 2 2 1 5
Năm 3
32 Tam giáo trong Cao Đài giáo 3 3 1 7
33 Quyền chánh trị đạo và quyền luật lệ trong tổ chức Giáo hội 2 2 1 5
VI 34 Đại cương về tâm lý học 3 3 1 7
35 Tìm hiểu về nhạc lễ Cao Đài 2 2 2 6
36 Dinh dưỡng hợp lý 2 2 3 7
37 Tiếng Anh giao tiếp căn bản (nhiệm ý)
CỘNG (A) 77 77 111 265
B. PHẦN THỰC TẬP, LUẬN VĂN
1 Thực tập 3 3 4 10
VII
2 Đề cương luận văn tốt nghiệp 1 2 3 6
Năm 4
3 Luận văn tốt nghiệp 3 3 4 10
VIII
4 Bảo vệ luận văn tốt nghiệp 1 1 2 4
CỘNG (B) 8 9 13 30
C. PHẦN THỬ THÁCH (năm 5 & 6)
TỔNG CỘNG (A+B) 85 86 124 295

TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HẠNH ĐƯỜNG HƯNG ĐỨC 5
II. Chương trình TU DƯỠNG
Tu dưỡng của hạnh sinh thực hiện theo các phần như sau:
A. QUY THỨC THƯỜNG HÀNH
CHƯƠNG I. MỤC ĐÍCH
ĐIỀU 1. Căn cứ Qui chế Tổ chức và Hoạt động Hạnh Đường do Hội Thánh Truyền
Giáo Cao Đài ban hành theo Nghị định số 015/HT/CT ngày 16/03/1992, Cơ quan Phổ
tế soạn lập “QUY THỨC THƯỜNG HÀNH” dành cho hạnh sinh của Hạnh Đường
Hưng Đức (HĐHĐ) nhằm mục đích:
1. Định hình các sinh hoạt tu học lập công trong đời sống hạnh sinh, đưa các sinh hoạt
tu tập của HĐHĐ đi vào nề nếp và có phương pháp.
2. Tạo điều kiện cho mỗi hạnh sinh tu tập, rèn luyện, trau giồi đức hạnh, học hiểu giáo
lý, kiến thức khoa học, văn hóa đời sống, phát huy tinh thần tu đức sống đạo, tích cực
góp phần phục vụ giáo hội và nhơn sanh.
3. Nuôi dưỡng nơi hạnh sinh ý thức xây dựng và thực hành NẾP SỐNG ĐẠO từ cá nhân
đến gia đình, giáo hội và nhân sanh, phù hợp với văn hóa và đạo đức Cao Đài.

CHƯƠNG II. TỔ CHỨC HẠNH SINH


ĐIỀU 2. Hạnh sinh HĐHĐ được chia thành các vùng. Mỗi vùng gồm một hoặc nhiều
tỉnh, thành và được chia thành nhiều nhóm. Mỗi nhóm có từ 3-6 hạnh sinh thuộc Họ
đạo, Cơ sở đạo, Nhà tu, Điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung (sau đây gọi chung các Thánh
sở này là Họ đạo) hoặc nhiều Họ đạo, khi số lượng hạnh sinh của Họ đạo ít hơn số quy
định cần cho việc phát triển sinh hoạt tu học của một nhóm.
ĐIỀU 3. Đại diện hạnh sinh:
a. Hạnh sinh của mỗi vùng cử hai (02) hạnh sinh đại diện gồm một (01) Trưởng đại diện
hạnh sinh vùng, một (01) Phó đại diện hạnh sinh vùng và được BQLHĐ chấp thuận, để
thực hiện các nhiệm vụ do BQLHĐ giao và đề đạt các nguyện vọng của hạnh sinh trong
vùng lên BQLHĐ.
b. Đối với Họ đạo có từ hai (02) nhóm hạnh sinh trở lên, hạnh sinh trong Họ đạo cử một
(01) Đại diện hạnh sinh Họ đạo để thực hiện nhiệm vụ kết nối các nhóm hạnh sinh trong
Họ đạo với nhau; giữa các nhóm hạnh sinh với Họ đạo; giữa hạnh sinh Họ đạo với
Trưởng, Phó đại diện hạnh sinh vùng nhằm phát triển việc sinh hoạt tu học và lập công.
ĐIỀU 4. Mỗi nhóm do một Trưởng nhóm điều khiển sinh hoạt và một Thư ký phụ giúp.
Trưởng nhóm và thư ký được phân công theo thứ tự bốc thăm luân phiên giữa các hạnh
sinh trong nhóm. Người được số thứ tự đầu tiên giữ nhiệm vụ Trưởng nhóm, người có
số thứ tự kế tiếp giữ nhiệm vụ Thư ký, cứ thế đến giáp vòng.
Khi hết nhiệm kỳ 02 tháng phải thực hiện bàn giao giữa 2 Trưởng nhóm và 2 Thư ký.
Việc bàn giao phải ghi vào biên bản.
ĐIỀU 5. Mỗi nhóm có các sổ sách phục vụ việc thực hiện chương trình tu tập HĐHĐ
gồm:

TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HẠNH ĐƯỜNG HƯNG ĐỨC 6
a. Một Sổ sinh hoạt ký ghi chép các sinh hoạt tu học trong nhóm, các nhận xét ưu
khuyết điểm để kịp thời phát huy, uốn nắn đưa việc tu học của hạnh sinh thêm
ngày càng tiến bộ.
b. Một Sổ biên bản ghi chép các sinh hoạt trong nhóm.
c. Một bìa lưu trữ văn thư hướng dẫn tu học.
d. Một bìa lưu trữ các báo cáo tu học của nhóm.
Ghi chú: Các sổ sách này sẽ được số hóa khi có điều kiện.

ĐIỀU 6. Trưởng nhóm có nhiệm vụ:


a. Điều hành việc thực hiện chương trình tu học theo kế hoạch chung.
b. Theo dõi việc tu học của mỗi hạnh sinh và kịp thời góp ý xây dựng đối với các
sai sót để việc tu học đạt kết quả tốt.
c. Tổ chức nghiên cứu, thảo luận các bài học đạo và đúc kết báo cáo việc học đạo
của hạnh sinh cho BQLHĐ định kỳ hằng tháng và đột xuất (nếu có).
d. Tổ chức lượng giá kết quả tu học của hạnh sinh trong nhóm theo kế hoạch chung
và báo cáo kết quả cho BQLHĐ định kỳ hằng tháng và đột xuất (nếu có).
e. Chủ trì các buổi sinh hoạt tu học của nhóm.
f. Cộng tác và tạo điều kiện thuận lợi cho hạnh sinh đại diện địa phương hoàn thành
nhiệm vụ.

ĐIỀU 7. Thư ký nhóm có nhiệm vụ:


a. Lưu trữ sổ sách, văn thư, ghi chép biên bản các buổi sinh hoạt nhóm.
b. Hằng tháng đúc kết biên bản, lập báo cáo tổng kết việc tu học trong nhóm, giúp
Trưởng nhóm thực hiện các báo cáo đúng kỳ hạn vào ngày cuối mỗi tháng âm
lịch.
c. Thực hiện việc tương thân tương ái trong gia đình nhóm.
d. Thay thế Trưởng nhóm khi Trưởng nhóm vắng mặt.

ĐIỀU 8. Khi nhu cầu tu học phát sinh, hạnh sinh có thể được phân công vào việc nghiên
cứu, biên soạn các đề tài theo các nội dung chương trình tu tập của HĐHĐ. Việc nghiên
cứu biên soạn có qui định riêng. Trong lúc tham gia nghiên cứu biên soạn, hạnh sinh
được phân công vẫn phải đảm bảo nhiệm vụ của một nhóm viên.

Chương III. HẠNH SINH


ĐIỀU 9. Khi đã tham dự HĐHĐ, hạnh sinh chí thành tuân giữ mọi qui định sinh hoạt tu
học, đồng thời tự giác góp phần xây dựng nếp sống HĐHĐ ngày thêm lớn mạnh trong
ý thức cộng đồng trách nhiệm và tiến bộ. Để đạt được ý hướng nêu trên, hạnh sinh thực
hiện đồng nhất phương thức sinh hoạt tu học hằng ngày như sau:

TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HẠNH ĐƯỜNG HƯNG ĐỨC 7
a. Lập Nhật ký tu dưỡng làm phương tiện xét nét, tu tĩnh thân tâm.
b. Xây dựng lịch sinh hoạt tu học hàng tuần nhằm hạn chế sai sót, tập làm việc có
phương pháp và định hướng.
c. Tích cực học hỏi, nghiên cứu, không ngừng củng cố kiến thức một cách nhất
quán và có hệ thống.
d. Hạnh sinh tu học ở mọi lúc, mọi nơi trong ý hướng tri hành hợp nhất.
e. Tham gia các đạo sự thuộc phạm vi trách nhiệm.

CHƯƠNG IV. TU DƯỠNG, HỌC ĐẠO


NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG
ĐIỀU 10. Để khép mình vào kỷ cương, lề luật của HĐHĐ, thể hiện sự thống nhất nguyện
lực tu học lập công; trong các sinh hoạt tu tập HĐHĐ như dâng lễ cầu nguyện theo
chương trình tu dưỡng và các sinh hoạt học đạo, hạnh sinh đồng nhất sử dụng đạo phục:
áo quần dài trắng, nam thêm khăn đóng đen.
ĐIỀU 11. Nhằm tập rèn hạnh khiêm nhường và thể hiện lòng thương yêu tương kính
giữa nhau, trong các sinh hoạt tu học của HĐHĐ, hạnh sinh đồng xưng hô huynh, đệ,
tỷ, muội. Hạnh sinh gọi người đồng học đồng tu là huynh, tỷ (chư huynh, chư tỷ) và tự
xưng là đệ, muội. Đối với các chức sắc trong BQLHĐ, Ban Giảng huấn HĐHĐ, hạnh
sinh gọi chung là đạo huynh, đạo tỷ.
ĐIỀU 12. HĐHĐ là nơi rèn luyện nếp sống “Qui hướng tâm linh” hầu liên tục phát
triển thánh tâm, gia trì thánh lực, tinh tiến trên đường tu học lập công, nên trong mọi
sinh hoạt tu học, hạnh sinh luôn giữ tâm thanh tịnh, cử chỉ, ngôn ngữ trang nghiêm. Khai
mạc, bế mạc buổi sinh hoạt y hành theo nghi thức tôn giáo.

TU DƯỠNG, HỌC ĐẠO


ĐIỀU 13. HĐHĐ lấy tu dưỡng làm nền tảng cho việc phát triển tâm hạnh và kiến thức,
nên hạnh sinh cần trì hành nề nếp tu dưỡng theo thời khắc như sau:
a. Tu dưỡng cá nhân vào giờ Mẹo (từ 5 đến 7 giờ) hằng ngày theo các pháp môn
thích ứng: cúng nước, luyện châu, tĩnh tâm, đọc Kinh Mai. Các hạnh sinh chưa
thọ pháp tu châu sẽ phải tập tu Hồi Hướng Linh Châu vào năm thứ nhất để chính
thức thọ Hồi Hướng Linh Châu khi bước vào năm thứ hai. Trường hợp bất khả
kháng, không thực hiện được vào giờ Mẹo, hạnh sinh chọn thực hiện vào một
thời khác trong tứ thời (Tý/Ngọ/Dậu).
b. Buổi tối, hạnh sinh thực hiện giờ tĩnh sát, xét nét thân, khẩu, ý trong ngày và ghi
vào nhật ký tu dưỡng các ưu điểm, khuyết điểm, cả những niệm bất thiện móng
khởi trong tâm.
c. Dâng lễ cầu nguyện theo các hướng dẫn của BQLHĐ.

ĐIỀU 14. Nhóm ấn định lịch sinh hoạt y theo chương trình tu tập HĐHĐ từ 2 đến 3 kỳ
trong một tháng. Trưởng nhóm bố trí việc nghiên cứu thảo luận tài liệu học đạo theo các
bước:

TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HẠNH ĐƯỜNG HƯNG ĐỨC 8
a. Nghiên cứu cá nhân.
b. Thảo luận nhóm qua nội dung thuyết trình, có đúc kết và ghi vào biên bản. Biên
bản và câu hỏi thắc mắc gửi về BQLHĐ vào cuối mỗi tháng âm lịch.
Trong một học kỳ, mỗi hạnh sinh đều phải thuyết trình nội dung nghiên cứu bài học
trước nhóm.

QUY TẮC SINH HOẠT TU HỌC VÀ XÂY DỰNG NẾP SỐNG ĐẠO
ĐIỀU 15. Hạnh sinh lấy đức tin làm nền tảng tu học, lấy nghị lực làm sức mạnh tự thắng
ma dục, lấy tình thương lẽ thật làm động lực sống đạo. Để đạt được hiệu quả tu học,
trong đời sống hàng ngày, hạnh sinh nguyện tuân giữ các qui tắc tu học và sống đạo như
sau:
a. Giữ trọn lòng tin Thầy giữ Đạo. Trên đường tu học lập công, hạnh sinh quyết tâm
lập hạnh vô ngã, gìn hạnh khiêm cung, thiết tha với chí nguyện tu cầu giải thoát.
Trong sinh hoạt tu tập và hành đạo, luôn tôn trọng lề luật kỷ cương của giáo hội.
b. Hạnh sinh luôn giữ tinh thần cầu học, cầu tiến trong thực hành tu dưỡng, học đạo
và sống đạo. Gia công tìm tòi nghiên cứu cho thấu đáo chỗ cần biết và vận dụng
kiến thức vào cuộc sống với mưu cầu ích đời lợi chúng.
c. Trong sinh hoạt tu học và sinh hoạt đời sống, hạnh sinh ăn mặc nghiêm chỉnh,
nói năng lễ độ, từ tốn lịch sự với mọi người, vui tươi trong mọi lúc. Trong mọi
thời khắc, mọi hành vi cử chỉ, đi đứng nằm ngồi luôn giữ tâm thanh tịnh, phong
cách cẩn trọng, an lạc và thắp sáng tâm linh.
d. Đối với chức sắc, chức việc và người đồng đạo, hạnh sinh luôn giữ kính, ái, thân,
hòa, vâng nghe lời dạy của người trên, góp ý xây dựng người dưới, sẵn sàng giúp
đỡ mọi người trong mọi hoàn cảnh.
e. Đối với bạn đồng học đồng tu, hạnh sinh luôn giữ lòng yêu thương kính trọng,
giúp nhau tu tiến trên đường tu học, chỉ bảo nhau khi có sai phạm, thành khẩn
nhận lỗi khi được góp ý xây dựng. Lấy tinh thần huynh đệ làm chỗ dựa nương tu
học, nhưng không ỷ lại vào nhau. Khi nhập HĐHĐ đồng gọi nhau là huynh đệ tỷ
muội.
f. Trong đời sống xã hội, luôn luôn thể hiện bản sắc người hạnh sinh: thân kính mọi
người, ngay chính trong quan hệ, chân thành trong xử sự, tiếp vật. Hạnh sinh luôn
luôn làm tròn nhiệm vụ công dân, sống với mọi người bằng lòng đạo đức, hạnh
thanh cao, tâm vô ngại, giữ lòng an nhiên tự tại trước mọi biến thiên của cuộc
sống.
g. Đối với gia đình, hạnh sinh giữ tròn đạo hiếu, vẹn nghĩa đệ huynh, vẹn tình thân
tộc. Thực hành thế đạo bằng nếp sống gia đình mẫu mực, tân tiến trên đường lập
công bồi đức. Xây dựng gia đình hài hòa giữa đời sống tinh thần và đời sống vật
chất, trong đó đời sống tinh thần phải được xem là cột trụ trong mọi công trình
phát triển gia đạo.
h. Hạnh sinh kiến tạo nếp sống đạo cá nhân, liên tục rèn luyện tinh thần và thể chất.
Hằng ngày nghiêm trì tu dưỡng thân tâm, xả trừ si, ái, tham, sân. Trong giao tiếp
và làm việc nhất thiết không để cho sân hận, thị phi dấy động làm linh tánh lu
mờ, tác phong đạo hạnh bị tổn thương.

TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HẠNH ĐƯỜNG HƯNG ĐỨC 9
i. Hạnh sinh nghiêm chỉnh thực hành nếp sống HĐHĐ, y hành các hướng dẫn tu
tập, tuân giữ mọi qui định trong tu dưỡng học đạo và sống đạo. Mọi ý kiến,
nguyện vọng, thắc mắc trong lúc hành trì, hạnh sinh báo trình lên BQLHĐ thông
qua các nhóm.
Trong mọi sinh hoạt tu học và đời sống cá nhân, tập thể, hạnh sinh cần tôn trọng chương
trình và giữ đúng giờ giấc.

KIỂM ĐIỂM SINH HOẠT


ĐIỀU 16. Cuối mỗi tháng âm lịch, nhóm tổ chức kiểm điểm theo nội dung ba (03) khoa
mục: Tu dưỡng, Học đạo, Sống đạo và các qui định hướng dẫn của BQLHĐ cùng các
sinh hoạt phục vụ tại các Thánh sở địa phương.
ĐIỀU 17. Bằng tinh thần tự giác và nhiệt tâm xây dựng của bạn đồng tu, hạnh sinh nhận
biết các lỗi lầm và nhất tâm sám hối.
ĐIỀU 18. Trường hợp một hạnh sinh sai phạm liên tiếp ba (03) lần các qui tắc sinh hoạt
tu học tại điều 15 trên đây, cả nhóm đồng dọn lòng trong sạch quỳ một hương sám hối
trước bửu điện Chí Tôn trong vòng một tuần kể từ ngày kiểm điểm.
ĐIỀU 19. Trường hợp có hạnh sinh sai phạm Qui, Giới, Luật hoặc sai phạm nhiều lần
qui tắc sinh hoạt và hướng dẫn tu học của HĐHĐ, nhóm lập biên bản báo cáo về
BQLHĐ.
ĐIỀU 20. Trường hợp nhóm có ý che giấu các sai phạm của hạnh sinh nhóm mình,
BQLHĐ sẽ khiển trách và mọi hạnh sinh trong nhóm cùng liên đới chịu trách nhiệm.

BÁO CÁO SINH HOẠT TU HỌC


ĐIỀU 21. Nhóm lập báo cáo tháng theo mẫu, gửi về BQLHĐ vào ngày cuối tháng âm
lịch.
ĐIỀU 22. Đối với các nội dung tu học, nếu có vấn đề chưa hiểu hoặc thắc mắc, cần ghi
rõ ràng trong báo cáo tháng của nhóm. Các phản biện về nội dung đề tài học đạo cần
xây dựng thành bài và gửi kèm theo báo cáo tháng.
ĐIỀU 23. Sau hai (02) tháng liên tiếp, nhóm nào không thực hiện báo cáo theo qui định
ghi tại điều 21, mặc dù đã có sự nhắc nhở của BQLHĐ, BQLHĐ sẽ chấm dứt việc gửi
tài liệu học đạo cho nhóm đó và thông báo cho Họ đạo địa phương. Mọi khiếu nại về
sau sẽ không được cứu xét.

VẮNG MẶT, NGƯNG SINH HOẠT TU HỌC,


CHUYỂN SINH HOẠT ĐẾN NHÓM KHÁC
ĐIỀU 24. Các trường hợp vắng mặt, ngưng sinh hoạt một thời gian hay nghỉ sinh hoạt
hẳn, hạnh sinh phải theo các thủ tục xin phép như sau:
a. Vắng mặt một (01) buổi sinh hoạt nhóm, hạnh sinh báo cáo Trưởng nhóm. Trong
mỗi học kỳ, dù có lý do chính đáng, hạnh sinh chỉ được vắng mặt sinh hoạt nhóm
không quá ba (03) lần.

TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HẠNH ĐƯỜNG HƯNG ĐỨC 10
b. Thời gian được phép tạm ngưng sinh hoạt với lý do chính đáng là một tháng cho
mỗi học kỳ và có đơn xin phép. Hạnh sinh có quyền xin nghỉ sinh hoạt khi nhận
thấy không còn đủ điều kiện theo học tiếp tục. Cả hai (02) trường hợp này đều
phải có đơn xin phép chuyển trình BQLHĐ theo hệ thống tổ chức HĐHĐ với ý
kiến của Họ đạo sở tại.
ĐIỀU 25. Hạnh sinh thay đổi nhóm:
a. Trường hợp thay đổi nơi cư trú, hạnh sinh phải làm giấy thay đổi nhóm sinh hoạt tu
học có xác nhận của Họ đạo nơi đi, đồng thời gửi cho Họ đạo nơi đến. Trưởng nhóm
nơi đi có nhiệm vụ giới thiệu với Trưởng nhóm nơi đến, đồng thời báo trình BQLHĐ.
b. Trường hợp số hạnh sinh trong nhóm nghỉ bớt dẫn đến giảm chất lượng sinh hoạt tu
học của các hạnh sinh còn lại trong nhóm, nhóm hạnh sinh phải làm báo cáo gửi lên Ban
Quản lý hạnh đường. Ban Quản lý hạnh đường sẽ hướng dẫn các hạnh sinh còn lại của
nhóm chuyển vào nhóm hạnh sinh khác để việc sinh hoạt tu học của hạnh sinh được ổn
định và phát triển. Trường hợp hạnh sinh chuyển đến nhóm thuộc Họ đạo khác thì làm
thủ tục như khoản a, điều 25.
ĐIỀU 26. Việc xử lý các trường hợp vắng mặt quá thời hạn hoặc tự ý vắng được qui
định như sau:
a. Vắng mặt có phép ghi tại điều 24 khoản b, nếu quá hạn kỳ qui định, hạnh sinh sẽ
không được tham dự các kỳ kiểm tra tu tập và chuyển theo học khóa kế tiếp.
b. Hạnh sinh tự ý bỏ sinh hoạt liên tiếp ba (03) kỳ theo qui định của chương trình tu
tập, nhóm lập biên bản trình BQLHĐ.

CHẤM DỨT NHIỆM VỤ


ĐIỀU 27. Sẽ chấm dứt nhiệm vụ đối với các hạnh sinh đại diện vùng khi phạm các lỗi
sau:
a. Vi phạm điều 15 Qui Thức Thường Hành.
b. Không hoàn thành nhiệm vụ giao phó, gây bất ổn định nề nếp tu tập của hạnh
sinh.
c. Bất tuân sự lãnh đạo của các chức sắc hữu quyền theo luật định. Ngoài việc xử
lý theo Qui Thức Thường Hành điều 18, 19, BQLHĐ còn có quyết định chấm
dứt nhiệm vụ của hạnh sinh đương sự trong vòng hai (02) tuần kể từ ngày phát
hiện sự vụ.
ĐIỀU 28. Trường hợp khiếm khuyết nhân sự do việc xử lý ở điều 27, BQLHĐ chọn lại
hạnh sinh đại diện vùng sau hai (02) tuần khuyết nhân sự.

ĐIỀU KHOẢN CHUNG


ĐIỀU 29. Qui Thức Thường Hành dành cho hạnh sinh Hạnh Đường Hưng Đức gồm 4
chương, 29 điều, do Cơ quan Phổ tế ban hành.
Qui thức này có thể sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với nhu cầu tu tập của hạnh sinh.
Qui thức này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Các qui định trước đây trái với qui
định này đều không còn giá trị.
CƠ QUAN PHỔ TẾ

TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HẠNH ĐƯỜNG HƯNG ĐỨC 11
B. SỔ TU TẬP HẠNH ĐƯỜNG HƯNG ĐỨC

1. SỔ TU TẬP
Mỗi hạnh sinh có 01 Sổ Tu tập để thực hiện xuyên suốt khóa học do BQLHĐ cấp.
2. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
a. Mục đích
Ban Quản lý hạnh đường ban hành hướng dẫn này để giúp hạnh sinh (HS) thống nhất
cách tự lượng giá của mỗi cá nhân theo nội dung tu tập trong Sổ Tu tập.
b. Qui ước
- Mỗi nội dung tu tập được lượng giá bằng điểm số. Nhằm khuyến khích thực hiện
hoặc đánh giá tốt kết quả thực hiện, mỗi nội dung sẽ được cộng điểm. Ngược lại
đối với những yêu cầu tu tập bắt buộc, nếu HS không thực hiện sẽ bị trừ điểm.
- Điểm số của mỗi nội dung tu tập sẽ thay đổi theo từng giáo trình.
- HS thực hiện lượng giá trên tinh thần tự nguyện, tự giác phản tỉnh. Mọi suy tính,
so đo được mất, thiếu trung thực khi tự lượng giá sẽ không giúp ích gì cho quá
trình tu tập.
- Nhật ký tu dưỡng là một trong những tư liệu làm cơ sở cho việc lượng giá. HS
phải ghi nhật ký tu dưỡng theo hướng dẫn trong Quy thức thường hành.
- Mỗi nội dung tu tập đều có liên hệ đến Quy thức thường hành, vì vậy HS phải
xem lại những điều liên quan trong Quy thức thường hành khi tự lượng giá.
c. Hướng dẫn lượng giá
I. HẠNH SINH TỰ LƯỢNG GIÁ

Ví dụ
Nội
Khoa mục

Quy (Ghi vào


dung thức kết quả
Hướng dẫn
tu thường thực hiện
tập hành từng học
kỳ)

Mỗi ngày HS thực hiện đúng theo yêu cầu của điều
TU DƯỠNG (Từ nội dung 1 đến nội

13a: - Lễ bái, được cộng 30 điểm;


- Tu Châu, được cộng 30 điểm.
Điều
1 Ví dụ (Vd): Gọi X là số ngày trong tháng HS thực hiện 1.650
13a
dung 17)

điều 13a có Lễ bái và Y là số ngày có Tu Châu , với X


= 30, Y = 25, ta có số điểm là:
30X + 30Y = 30 x 30 + 30 x 25 = 1.650 điểm

Ngoài giờ tu dưỡng chính, HS còn thực hiện tu dưỡng


Điều
2 vào các giờ khác trong ngày (Tý/Ngọ/Dậu), mỗi lần
13a
được cộng 15 điểm.

TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HẠNH ĐƯỜNG HƯNG ĐỨC 12
Ví dụ
Nội

Khoa mục
Quy (Ghi vào
dung thức kết quả
Hướng dẫn
tu thường thực hiện
tập hành từng học
kỳ)

Vd: gọi Y là số lần tu dưỡng thêm (ngoài giờ Mẹo) 300
trong tháng, với Y = 30, ta có số điểm là:
10Y = 10 x 30 = 300

HS nghiên cứu, đối chiếu thêm về 5 giới ở trang 152


đến 158 TNHT và Chương IV, Chương V Tân Luật
(TNHT-PCT-TL HTTG tái bản 1995). Mỗi lần HS vi
phạm việc Trì Trai hoặc giới cấm sẽ bị trừ 100 điểm
3 Điều 19 (-100). Nếu không vi phạm thì không bị trừ, tức ghi
điểm 0

Vd: trong tháng HS còn phạm giới Thứ Năm 3 lần sẽ -300
bị trừ: 3x (-100) = -300 điểm

HS không thực hiện việc tỉnh sát mỗi tối, mỗi lần bị trừ
100 điểm (-100).
Điều
4
13b
Vd: trong tháng HS bỏ 10 lần tỉnh sát vào buổi tối sẽ -1.000
bị trừ: 10 x (-100) = -1.000 điểm

Mỗi ngày HS có thực hiện tỉnh sát vào buổi tối sẽ được
cộng 10 điểm.
Điều
5
13b
Vd: trong tháng HS thực hiện 20 lần tỉnh sát sẽ ghi 200
điểm là: 20 x 10 = 200 điểm

Nội dung này yêu cầu thực hiện thành tâm và ghi vào
Điều Nhật ký, ghi điểm tại nội dung 12. (phần lượng giá nội
6 dung 6 bỏ trống)
13b

Thành tâm nguyện không tái phạm các lỗi đã phát hiện
ở nội dung 6. Mỗi hứa nguyện được cộng 100 điểm.
Điều 12
7 Vd: HS phát hiện thấy trong ngày có 5 chỗ sai sót (5 200
& 15a
lỗi) nhưng chỉ hứa nguyện không tái phạm 2 lỗi thì ghi
điểm là: 2 x 100 = 200 điểm (nhớ ghi Nhật ký những
hứa nguyện này)

Giờ tỉnh sát hôm sau phát hiện lỗi hứa nguyện chừa bỏ
Điều 12
8 hôm trước nay còn tái phạm, mỗi tái phạm sẽ bị trừ 200
& 15a
điểm (-200)

TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HẠNH ĐƯỜNG HƯNG ĐỨC 13
Ví dụ
Nội

Khoa mục
Quy (Ghi vào
dung thức kết quả
Hướng dẫn
tu thường thực hiện
tập hành từng học
kỳ)

Vd: hôm trước hứa không tái phạm 2 lỗi nhưng những -200
giờ tỉnh sát hôm sau phát hiện có một lỗi còn tái phạm,
số điểm bị trừ là: 1 x (-200) = -200 điểm.

Sau một tháng thực hành tỉnh sát, phát hiện lỗi hằng
ngày trước đây hay vấp phạm nay không còn nữa hoặc
trước đây thực hiện Qui thức thường hành một cách
khó khăn, chiếu lệ; nay đã thực hành nghiêm túc, tự
giác, v.v. Mỗi tinh tấn được xác định một cách rõ ràng
được cộng 500 điểm.

Điều 12 Vd: trước đây: 1.000


9
& 15a
a. HS hay phạm giới tửu (uống rượu, hút thuốc,
…) nay đã bỏ và không còn mơ tưởng đến nữa.
Cộng 500 điểm.
b. HS thực hành tỉnh sát không đều đặn, chưa
nghiêm túc; nay đã thực hành đều và chí thành.
Cộng 500 điểm.
Như vậy HS có 2 chỗ tinh tấn được cộng 1.000 điểm

HS không thực hiện việc ghi Nhật ký mỗi tối, mỗi lần
bị trừ 100 điểm (-100).
Điều 9a
10
và 13b
Vd: trong tháng HS bỏ 10 lần ghi Nhật ký vào buổi tối -1.000
sẽ bị trừ: 10 x (-100) = -1.000 điểm

Mỗi ngày HS đều có thực hiện ghi Nhật ký sẽ được


cộng 10 điểm.
Điều 9a
11
và 13b
Vd: trong tháng HS thực hiện 20 lần ghi Nhật ký sẽ ghi 200
điểm là: 20 x 10 = 200 điểm

Trong giờ tỉnh sát, HS phát hiện các điều tốt và điều
chưa tốt của Thân, Khẩu,Ý và thành tâm ghi vào Nhật
ký. Mỗi điều ghi vào Nhật ký được cộng 10 điểm.
Điều 12,
(Những điều tốt hoặc xấu đã phát hiện trước đó thì
12 13b và
không ghi điểm)
15a
Vd: tổng số điều phát hiện được ghi vào Nhật ký trong 1.000
tháng là 100, ta có 10đ x 100 = 1.000 điểm

Điều 12, Liên hệ lại nội dung 8 nếu các lỗi đã hứa nguyện chừa 200
13 15a và bỏ vẫn còn tiếp tục tái phạm, HS thực hiện nghi thức
17 sám hối. Mỗi lần sám hối được cộng 200 điểm.

TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HẠNH ĐƯỜNG HƯNG ĐỨC 14
Ví dụ
Nội

Khoa mục
Quy (Ghi vào
dung thức kết quả
Hướng dẫn
tu thường thực hiện
tập hành từng học
kỳ)

Qua các lần tỉnh sát, nếu HS nhận thấy mình thật sự
không còn phạm lỗi lầm sẽ được cộng 1.000 điểm,
ngược lại các lỗi đã thành tâm sám hối mà nay vẫn còn
tái phạm thì mỗi lỗi bị trừ 200 điểm (-200).
Điều 12,
14
13 và 15
Vd: lấy lại lỗi ví dụ ở nội dung 8, sau khi thực hiện nghi -200
thức sám hối, lỗi ấy vẫn còn tái phạm. Như vậy chẳng
những không cộng 1.000 điểm mà còn bị trừ 200 điểm
(-200).

HS phải thực hiện và giúp nhau thực hiện đúng theo


điều 13c & 16. Ngược lại mỗi lần không thực hiện
đúng qui định sẽ bị trừ 600 điểm (-600)
Điều
15
13c, 16
Vd: trong tháng qua nhóm không dâng lễ cầu nguyện -600
hoặc bỏ sinh hoạt 1 kỳ, mỗi thành viên trong nhóm bị
trừ 600 điểm.

HS không tham gia tu dưỡng tập thể, dù có phép hay


không phép, sẽ bị trừ điểm như sau:
-600 x số lượt HS vắng trong tháng
Số HS trong nhóm
Điều
16
13c, 15i
Vd: nhóm có 6 HS, trong tháng HS A vắng 1 lần, HS B -300
vắng 2 lần; mỗi HS trong nhóm sẽ bị trừ điểm là:
-600 x (1+2) = -300 điểm
6

Khi HS nhận thức được lỗi lầm, mạnh dạn bày tỏ lỗi
lầm của mình với Chức sắc Đầu Họ Đạo và xin lễ sám
Điều hối do Chức sắc chứng đàn, mỗi HS trong nhóm được
17 15a, 17 cộng 100 điểm.
và 18
Vd: trong tháng qua HS mời Chức sắc chứng lễ sám 100
hối 1 lần thì cộng 100 điểm cho mỗi HS trong nhóm

Gọi 45 phút ngày là 1 đơn vị (1 tiết). Đều đặn mỗi ngày


dung 18 đến nội dung
HỌC ĐẠO (Từ nội

HS phải nghiên cứu tài liệu học đạo; được 1 đơn vị,
Điều cộng 10 điểm. Chưa đủ 45 phút chưa được tính điểm.
18
14a
33)

Vd: trong tháng HS thực hiện được 20 đơn vị (tiết), 200
được tính là 20 x 10 = 200 điểm.

19 Mỗi ý ghi lại trong sổ tay được cộng 10 điểm.

TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HẠNH ĐƯỜNG HƯNG ĐỨC 15
Ví dụ
Nội

Khoa mục
Quy (Ghi vào
dung thức kết quả
Hướng dẫn
tu thường thực hiện
tập hành từng học
kỳ)

Vd: Trong quá trình đọc, nghiên cứu tài liệu học đạo, 200
Điều 9,
HS có ghi chú lại, cuối tháng cộng được 20 mục, cộng
14
200 điểm

Có đủ Tài liệu học đạo, Nhật ký, sổ tay ghi chép, các 100
Điều 9, tài liệu khác cần thiết cho tu tập và giữ gìn cẩn thận
20
14 được cộng 100 điểm.

Điều 14 HS tham dự đầy đủ các kỳ sinh hoạt nhóm theo qui 100
21 định được cộng 100 điểm.
và 16

HS nào không tham gia sinh hoạt học đạo của nhóm,
dù có phép hay không phép, sẽ bị trừ 100 điểm (-100)
Điều 14,
22 16, 24,
26 Vd: nhóm có 6 HS, trong tháng HS A vắng 1 lần, HS A -100
sẽ bị trừ 100 điểm.

Mỗi lần nhóm thực hiện nghiêm túc, mỗi HS trong


nhóm đều được cộng 100 điểm; ngược lại mỗi HS
trong nhóm đều bị trừ 100 điểm
Điều 10,
23
11, 12 Vd: trong tháng có 2 lần nghiêm túc, 1 lần chưa 100
nghiêm túc sẽ có điểm cho mỗi HS là: 2 x 100 -100 =
100 điểm

Mỗi lần thực hiện nghiêm túc, Trưởng nhóm và Thư


ký được cộng 100 điểm; ngược lại bị trừ 100 điểm. Các
HS khác không tính điểm.
Điều 4,
24
5, 6 Vd: trong tháng có 1 lần nghiêm túc, 2 lần chưa -100
nghiêm túc, Trưởng nhóm và Thư ký mỗi người sẽ có
điểm là:
2 x (-100) + 100 = -100 điểm

Mỗi lần HS nào vi phạm nội dung 25 thì HS đó bị trừ


Điều 14, 100 điểm.
25
15i

TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HẠNH ĐƯỜNG HƯNG ĐỨC 16
Ví dụ
Nội

Khoa mục
Quy (Ghi vào
dung thức kết quả
Hướng dẫn
tu thường thực hiện
tập hành từng học
kỳ)

Vd: trong tháng có 2 lần chưa nghiêm túc sẽ có điểm - 200


là:
2 x ( -100) = - 200 điểm

Mỗi lần sinh hoạt, HS nào có tích cực tham gia thảo 100
26 Điều 14
luận, được cộng 100 điểm.

Liên hệ lại nội dung 19, mỗi lần sinh hoạt HS nào có 100
Điều 9,
27 nêu ra những thắc mắc hoặc điều chưa hiểu để cùng
14
nhau thảo luận, được cộng 100 điểm.

HS đã thực sự thông suốt tài liệu học đạo, được cộng 0


Điều 14, 1.000 điểm. Nếu chưa thì ghi 0 điểm.
28
15b

Điều 14, Sau khi thảo luận HS vẫn còn chỗ chưa hiểu, được ghi 100
15b, 15i đầy đủ vào biên bản, mỗi ý được cộng 100 điểm.
29

Tất cả HS trong nhóm đều tích cực tham gia thảo luận,
mỗi HS được cộng 100 điểm.

30 Điều 14 Vd: trong nhóm có 6 HS. Khi sinh hoạt nhóm, chỉ có 5 0
HS tham gia thảo luận, còn 1 HS không tham gia thảo
luận, mỗi HS trong nhóm đều nhận điểm 0

HS nào không giữ đúng yêu cầu, bị trừ 100 điểm


Điều 14,
31
15b,c,e Vd: trong tháng có 1 lần chưa giữ đúng yêu cầu, sẽ có -100
điểm là: - 100 điểm

Gọi 45 phút 1 ngày là 1 đơn vị (tiết), đều đặn mỗi ngày


HS cố gắng đọc thêm kinh sách, tài liệu giáo lý . . .
được 1 đơn vị, cộng 10 điểm. Chưa đủ 45 phút chưa
Điều được tính điểm.
32
14a
Vd: trong tháng HS thực hiện được 20 đơn vị đọc thêm 200
tài liệu, được tính là 20 x 10 = 200 điểm

TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HẠNH ĐƯỜNG HƯNG ĐỨC 17
Ví dụ
Nội

Khoa mục
Quy (Ghi vào
dung thức kết quả
Hướng dẫn
tu thường thực hiện
tập hành từng học
kỳ)

HS nào có trao đổi tài liệu, kinh sách để HS trong nhóm 100
Điều cùng học hỏi, HS đó được cộng 100 điểm, không có thì
33
15e ghi 0.

Mỗi ngày, HS:


- Thức giấc đúng giờ: cộng 20 điểm,
- Tập thể dục: cộng 10 điểm,
- Tu dưỡng: cộng 30 điểm.
Điều Vd: trong tháng HS có: 1.350
34
13a, 15h
- 30 ngày thức giấc đúng giờ : 30 x 20đ = 600 đ
- 20 ngày có tu dưỡng: 20 x 30đ = 600 đ
- 15 ngày có tập thể dục: 15 x 10đ = 150 đ
Tổng cộng cả tháng là: 600 + 600 + 150 = 1.350
SỐNG ĐẠO (Từ nội dung 34 đến nội dung 55)

điểm

Điều Thực hiện đúng điều này ghi 50 điểm, chưa đúng ghi 0 50
35
15c

36 Điều 15f Thực hiện đúng điều này ghi 50 điểm, chưa đúng ghi 0 50

HS xét thấy có nỗ lực để đưa sinh hoạt tu học cá nhân 100


37 Điều 15i vào nề nếp, cộng 100 điểm. Chưa nỗ lực, còn thụ động
ghi 0

Các thời tu dưỡng cá nhân đều phải đọc Lời cầu nguyện
và Lời tâm niệm. Nếu không, mỗi thời bị trừ 100 điểm
(-100)
38 Điều 13
Vd: trong tháng HS có 2 thời tu dưỡng cá nhân không -200
đọc Lời cầu nguyện và Lời tâm niệm, bị trừ 200 điểm
(-200)

Điều Thực hiện trọn vẹn điều này, cọng 100 điểm. Nếu xét 0
39 thấy chưa trọn vẹn, ghi 0
15g

Điều Thực hiện trọn vẹn điều này, cọng 100 điểm. Nếu xét 0
40
15g thấy chưa trọn vẹn, ghi 0

HS biết gây ý thức và tạo điều kiện cho các thành viên 100
Điều
41 trong gia đình thực hành nếp sống đạo tinh tấn, được
15g
cộng 100 điểm.

TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HẠNH ĐƯỜNG HƯNG ĐỨC 18
Ví dụ
Nội

Khoa mục
Quy (Ghi vào
dung thức kết quả
Hướng dẫn
tu thường thực hiện
tập hành từng học
kỳ)

Điều Thực hiện trọn vẹn điều này, cộng 100 điểm. Nếu xét 0
42
15a, 15g thấy chưa trọn vẹn, ghi 0

Điều Thực hiện trọn vẹn điều này, cộng 100 điểm. Nếu xét 0
43 15f, 15g, thấy chưa trọn vẹn, ghi 0
15h

Thực hiện trọn vẹn điều này, cộng 100 điểm. Nếu xét 0
44 Điều 15
thấy chưa trọn vẹn, ghi 0

Hoàn tất chu đáo các nhiệm vụ được giao trong tháng 100
Điều 3,
45 của nhóm hoặc của Họ Đạo, cộng 100 điểm. Nếu còn
14, 16
thiếu sót được nhóm nhắc nhở bị trừ 100 điểm.

Ngày Sóc, Vọng HS phải tham gia sinh hoạt tu học và


lễ bái tại Thánh Sở cùng Bổn Đạo.
Cách tính điểm như sau:
- Có sinh hoạt và có lễ bái, cộng 100 điểm;
Điều 13, - Không sinh hoạt và không lễ bái, trừ 100 điểm;
46 - Chỉ sinh hoạt hoặc chỉ lễ bái, không điểm.
14

Vd: trong tháng ngày Sóc tham gia sinh hoạt và lễ bái 100
cùng Bổn Đạo, ngày Vọng chỉ dự lễ bái thì chỉ được
100 điểm.

HS nào có thể hiện được sự lân mẫn, sẵn sàng giúp đỡ 0


Điều
47 đồng đạo, được cộng 100 điểm. Nếu chưa có thì không
15d
ghi điểm.

Điều Thực hiện tốt điều này và cũng được đồng đạo nhận 100
48
15d xét tốt, nhiều người yêu mến. Cộng 100 điểm.

Thực hiện được điều này ghi 100 điểm, nếu xét thấy 0
49 Điều 15f
chưa được ghi 0.

Thực hiện trọn vẹn ghi 100 điểm. Nếu trong tháng còn 0
Điều 13,
50 trồi sụt, trễ giờ, không thực hành thường xuyên không
14, 16
ghi điểm.

Có sai phạm so với qui định tu tập HĐHĐ, bị trừ 100 0


51 Điều 15i
điểm.

Có sai phạm so với điều 15 của Quy thức thường hành,


52 Điều 15
bị trừ 100 điểm.

TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HẠNH ĐƯỜNG HƯNG ĐỨC 19
Ví dụ
Nội

Khoa mục
Quy (Ghi vào
dung thức kết quả
Hướng dẫn
tu thường thực hiện
tập hành từng học
kỳ)

Vd: trong 9 mục từ a đến i của điều 15, có 1 mục HS -100


còn sai phạm, thì sẽ bị trừ 100 điểm

Thực hiện tốt những điều 9, 13, 14 và 15 trong Quy


thức thường hành là tích cực góp phần xây dựng
HĐHĐ.
Điều 9,
53 13, 14, Mỗi điều 9, 13 hoặc 14 được cộng 100 điểm, riêng điều
15 15 được cộng 200 điểm.

Vd: HS thực hiện tốt 4 điều trên đây, được cộng 500 500
điểm

HS nào nhận thấy lợi ích của sinh hoạt nhóm, bản thân 50
Điều 9,
54 HS đã gắn bó và ngày càng gắn bó với nhóm thì được
15
cộng 50 điểm.

HS có tự lượng giá một cách thành khẩn, chơn thật để 50


55 Điều 6d mưu cầu tiến bộ không? Nếu có ghi 50 điểm, ngược lại
ghi 0

Tổng kết số điểm thực hiện các nội dung tu tập trong tháng 4.400

Kết quả ví dụ trên đây cho thấy HS có 8.800 điểm cộng (+8.800) và 4.400 điểm trừ (-4.400),
tổng số điểm là: 8.800 + (-4.400) = 8.800 – 4.400 = 4.400 đểm.
Ghi chú: BQLHĐ sẽ cung cấp biểu mẫu lượng giá tháng đến hạnh sinh.
II. PHẦN DÀNH CHO NHÓM
Sau khi HS tự đánh giá và trình bày trước nhóm, các HS khác trong nhóm áp dụng điều 6b, 6d,
15, 16, 17 và 20 trong Quy thức thường hành để lượng giá HS.
Kết quả lượng giá của nhóm được sử dụng để xếp hạng HS đạt loại: A, B, C, D mỗi tháng.
Điểm số xếp hạng như sau:
Tổng số điểm đạt từ 6.001 điểm trở lên: xếp hạng A
4.501 đến 6.000 điểm: xếp hạng B
3.001 đến 4.500 điểm: xếp hạng C
Từ 3.000 trở xuống: xếp hạng D
Theo ví dụ trên đây, nếu nhóm đồng thuận với HS thì HS được xếp hạng C vào tháng thứ 1 của
học kỳ 1, năm thứ nhất.
* Mẫu lượng giá cá nhân hằng tháng sẽ được BQLHĐ hướng dẫn thực hiện.

TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HẠNH ĐƯỜNG HƯNG ĐỨC 20
III. Chương trình SỐNG ĐẠO

A. TÂM NIỆM

TÂM NIỆM của THÀNH VIÊN HẠNH ĐƯỜNG HƯNG ĐỨC

1. Chung thủy giữ bền Chánh Tín, sống Hòa với huynh đệ, thuận tùng Trung
Đạo, lập hạnh Vô Ngã, hằng nhớ Thanh Tịnh thân, khẩu, ý.
2. Ngọc không mài không sáng. Không tự lực thì tha lực vô hiệu. Hạnh sinh
đều đặn thực hành công phu tu dưỡng và không bằng lòng ở mức hiện tại,
dừng lại là thoái hóa và bị đào thải. Thực hành được tinh tấn và thanh tịnh
thì các đạo quả khác sẽ phát sinh, duy trì và tăng trưởng.
3. Ái ngữ, chánh ngữ để giữ nhân cách cho mình và không làm tổn thương
người khác.
4. Nhận thức đúng và đủ về sự khác biệt giữa Thanh và Trược; Tế và Thô;
Thiện và Bất Thiện; Thánh và Phàm để hình thành tác phong đạo hạnh cá
nhân, xây dựng văn minh, đạo đức cho cộng đồng giáo hội và nhân sinh.
5. Xứng đáng để được tin cậy. Nhìn nhận tính cách cần thiết và lợi ích của sự
bổ sung tương hỗ để chung sức dựng xây đạo nghiệp. Gặp người bất đồng,
chống trái thường gây chướng ngại cho đạo sự chung, nên nhìn nhận vai trò
của họ trong bài học, bài thi của ta để tu tập rèn luyện.
6. Rõ lý nhân quả, vui nhận điều bất hạnh. Kiên trì đạo hạnh nhằm dìu dắt
cùng nhau tu tiến.
7. Tâm niệm đã chín cần thực hành ngay bằng Thân – Khẩu – Ý một cách tinh
tấn và kiên trì.

TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HẠNH ĐƯỜNG HƯNG ĐỨC 21
B. LỜI CẦU NGUYỆN

LỜI CẦU NGUYỆN của THÀNH VIÊN HẠNH ĐƯỜNG HƯNG ĐỨC

NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT

Kính lạy Thầy, Mẹ cùng các đấng Thiêng liêng.


Muốn nên Tiên vô vi thanh tịnh,
Muốn về Thầy nhứt lịnh tưởng tin;
Muốn tha sớm tối cầu xin;
Muốn thành Bồ Tát muôn nghìn công phu.
Chúng con may duyên sống trong nhà Đạo nhưng đương thời mạt pháp tội
chướng dẫy đầy. Căn nghiệp của chúng con lại nặng nề nên việc học tu đều nông
cạn, chậm chạp. Chúng con nguyện thường xuyên nhìn lại bản thân, chí thành xét
mình sám hối, lập chí sửa mình, đoạn trừ tập khí, mong muốn nên người đạo hạnh
và có năng lực.
Chúng con nguyện tinh chuyên tu học, trì hành tam công, hướng thẳng về
Thầy với đức tin duy nhất, trong sáng; cùng huynh đệ hòa hiệp thương yêu, cảm
thông chia sẻ. Đối với bản thân chúng con nguyện gìn lòng thanh tịnh, sống hạnh
vô ngã thuần chơn.
Thầy lập chính thể để chúng con dìu dắt nhau tu học. Chúng con nguyện
tuân y tổ chức quyền pháp, dầu ở bất cứ cương vị nào cũng không sanh tâm lạm
dụng hoặc khinh lờn, hầu giữ cho chánh thể của Thầy mạnh lành, khối huynh đệ
được hiệp hòa, nhất trí.
Chúng con nguyện xin được ơn soi sáng, giải trừ uế nhiễm vô minh, thấy
rõ chỗ yếu kém nơi mình, nhìn ra mặt mạnh của người để cùng vì Đạo lớn dắt dìu
nhau tu học lập công. Xin Thầy soi dẫn chúng con biết đúng thực tướng của mình
nơi mỗi giai đoạn tu học Hạnh Đường, thực hiện cho kỳ được việc có tu có tiến,
càng học càng thông sáng, xây dựng nhóm vững chí tiến tu, tận tụy tận hiến vì
một Hạnh Đường có uy tín và giá trị làm trường tu học cho chúng con, cho thế hệ
tiếp nối vì sự nghiệp phụng sự giáo hội và nhân sanh.
Nguyện trên dưới từ nay thông suốt,
Nguyện giương cao ngọn đuốc dẫn đường.
Nguyện chan sự sống tình thương,
Cho đời thấu rõ con đường thuần chân.
Chúng con rất mực tín thành, xin Thầy, Mẹ cùng các đấng Thiêng liêng
chứng giám ban bố điển lành, soi dẫn hộ trì.
NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT.

TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HẠNH ĐƯỜNG HƯNG ĐỨC 22
C. NHẬT KÝ TU DƯỠNG
1. Chuẩn bị:
Mỗi hạnh sinh có 1 (một) cuốn sổ tay, khổ thông dụng (16x24 cm), để làm NHẬT
KÝ TU DƯỠNG.
Sổ có số trang tối thiểu 200 trang (sử dụng trong 1 học kỳ) hoặc 400 trang (sử dụng
trong 1 năm học) và bền chắc để lưu giữ được lâu dài.
Bìa 1 ghi các thông tin (có thể in trực tiếp hoặc in dán):

HỘI THÁNH TRUYỀN GIÁO CAO ĐÀI


HẠNH ĐƯỜNG HƯNG ĐỨC


NHẬT KÝ TU DƯỠNG
Họ tên hạnh sinh: .................................................................................
Khóa học: .............................................................................................
Nhóm: .................................................................................................
Thánh sở: .............................................................................................

2. Thực hiện:
Hạnh sinh đọc kỹ Quy thức thường hành, Sổ Tu tập để thực hiện trọn vẹn mỗi ngày.
3. Nội dung:
Gợi ý những nội dung hạnh sinh ghi nhật ký:
- Ghi lại những việc THIỆN, BẤT THIỆN của bản thân xảy ra trong ngày cùng các
hoạt động khác bản thân đã thực hiện liên quan đến tu học hành đạo.
- Nêu được nguyên nhân của việc THIỆN và BẤT THIỆN trong ngày.
- Cảm nhận của bản thân về việc THIỆN và BẤT THIỆN trong ngày.
- Nguyện sám hối về những lỗi lầm đã gây ra.

D. THAM GIA ĐẠO SỰ TẠI ĐỊA PHƯƠNG


Tùy vào khả năng hạnh sinh sắp xếp công việc và thời gian tham gia đạo sự tại Thánh
sở vào các ngày Sóc Vọng, Huyền Hối, Lễ vía, Quan Hôn Tang Tế.
Ngoài ra, các ngày bình thường, hạnh sinh sắp xếp được thời gian năng về Thánh sở để
trực hành chánh và tế lễ cũng như tham gia các đạo sự khác.

TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HẠNH ĐƯỜNG HƯNG ĐỨC 23
Phụ lục: Mẫu báo cáo tu học của nhóm hàng tháng.
HỘI THÁNH TRUYỀN GIÁO CAO ĐÀI
HẠNH ĐƯỜNG HƯNG ĐỨC
HỆ PHỔ THÔNG KHÓA 3

BÁO CÁO TU HỌC *
Tháng thứ. . . . . . . . . . . (1)
Nhóm Hạnh sinh số ………thuộc Họ Đạo………………………. (2) Vùng……………
I. Sinh hoạt nhóm
Điểm danh mỗi kỳ S.H nhóm
HỌ & TÊN Thuyết Đạo Xếp
(3) sự hạng
TT trình
HẠNH SINH (4) (6)
Kỳ 1 Kỳ 2 Kỳ 3 Kỳ 4 (5)

6
II. Đánh giá về tình hình sinh hoạt của nhóm trong tháng báo cáo (7)

III. Thắc mắc và kiến nghị (8)

. . . . . . . . . . . . ., ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . . .


Trưởng nhóm Thư ký
(Ký & ghi rõ Họ tên) (Ký & ghi rõ Họ tên)

Chú thích (*) Báo cáo này phải gởi về BQLHĐ vào ngày cuối tháng âm lịch.
(1) Ghi cụ thể báo cáo của tháng thứ mấy trong học kỳ.
(2) Ghi rõ Nhóm và Họ Đạo, nơi Nhóm chịu sự giám sát sinh hoạt.
(3) Qui ước ký hiệu: HD: có mặt; Vp: vắng có phép; Vk : vắng không phép.
(4) và (5) Ghi số lần tham gia thuyết trình hay tham gia đạo sự của Họ đạo trong tháng.
(6) Ghi hạng A, B, C hoặc D (theo kết quả đánh giá của Nhóm đối với HS sau khi thông qua lượng giá cá nhân).
(7) Đánh giá về tinh thần, thái độ học tập của HS; mức độ tiến bộ so với tháng trước và những nhận xét khác về Nhóm.
(8) Ghi những thắc mắc về bài học cần được giải đáp và những kiến nghị liên quan đến HĐHĐ. Nếu thiếu chỗ thì ghi
tiếp trên giấy khổ A4 đính kèm theo báo cáo này.

TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HẠNH ĐƯỜNG HƯNG ĐỨC 24

You might also like