You are on page 1of 3

Nguyễn Duy có tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ.

Ông là nhà thơ- chiến sĩ trưởng thành


trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Nguyễn Duy được trao giải nhất cuộc thi thơ báo văn
nghệ 1972-1973. Thơ ông có sự kết hợp hài hòa giữa chất trữ tình và chất thế sự đậm đặc. “
Về Làng” được in trong tập “ Thơ Nguyễn Duy” đã được nhiều độc giả biết đến.
‘’Mỗi tác phẩm nghệ thuật phải là một phát minh về hình thức, một khám phá về nội
dung’’ Quả đúng là như vậy! Nội dung chính của tác phẩm chính là sự khó khăn, vất vả lam
lũ của người cha ở một làng quê nhỏ bé, khó khăn qua đó đã thấy được tình cảm yêu thương,
quý trọng của người con đối với cha mẹ của mình. Bên cạnh đó, cấu tứ là một phương diện
quan trọng trong sáng tác văn học, là linh hồn cho tác phẩm. Chính vì thế, cấu tứ của bài thơ
này được thể hệ rõ nhất qua việc phân chia số câu trong từng đoạn thơ. Bài thơ được chia
làm 6 đoạn và số câu thơ trong đoạn không đều nhau, không tuân theo quy tắc nào cả. Thế
nhưng các đoạn văn lại sắp xếp vô cùng hợp lí tạo nên một mạch liên kết và diễn đạt đầy đủ
ý mà tác giả muốn truyền đạt. Hơn nữa, nhan đề về làng cũng chính là một trong những yếu
tố làm nổi bật lên sự đặc sắc trong cấu tứ của tác phẩm này. Qua đó đã thấy chủ đề của bài
thơ chính là sự lam lũ vất vả của bố mẹ quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời để nuôi
dạy con cái
Đến với khổ thơ đầu, Nguyễn Duy đã cho ta thấy hình ảnh của quê hương hiện lên cùng với
người cha yêu quý của chih tác giả
Làng ta ở tận làng ta
......................................
Bụng nhăn lép kẹp như chưa có gì
Mở đầu bài thơ tác giả đã sửu dụng các từ láy “ đủng đỉnh”, “xơ xác”, “lép kẹp” kết hợp với
các hình ảnh của một vùng quê thân thuộc “ làng ta”, “ gốc cây”, “ hòn đá”, “ trâu bò”, “ nhà
ta”...... Tất cả các từ ngữ đều hiện lên rất nhẹ nhàng, bình dị, quen thuộc và tất cả đều thể
hiện nỗi khó khăn vất vả của người cha và vùng quê nghèo khó trong từng lời thơ. Bên cạnh
đó, việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh còn giúp ta hiểu hơn về những khó khăn, vất vả của
những người lao động nghèo khó: Trâu bò đủng đỉnh như ngàn năm nay..../Nhà ta xơ xác
hơn ngày xa xưa..../Bụng nhăn lép kẹp như chưa có gì.... Ngoài việc khiến cho các sự
việc trở nên sinh động, giúp người đọc dễ hình dung được các sự vật ở làng quê của nhà
thơ hơn nữa còn thể hiện sự đói nghèo, lam lũ, khó nhọc của người dân quê còn được thể
hiện xúc động qua chính hình ảnh của những người thân nhà thơ. Đó là người cha quanh
năm tảo tần, tay cầy, tay cuốc vẫn luôn bị cái nghèo, cái đói truyền kiếp đeo đẳng: “Cha ta
cầm cuốc trên tay/ nhà ta xơ xác hơn ngày xa xưa/ lưng còng bạc nắng thâm mưa/ bụng nhăn
lép kẹp như chưa có gì. Không chỉ thế, cách gieo vần ở câu 2-3 với vần ang( làng- càng), câu
3-4 với vần ay (tay- nay) và câu 5-6 với vần ưa (xưa- mưa) và kết hợp giữa giọng điệu nhẹ
nhàng, ngắt nhịp linh hoạt giúp cho cả đoạn thơ trở nên nhẹ nhàng, tình cảm nhưng vẫn
mang đầy sự nhớ nhung đối với làng quê và sự thương xót của chính nhà thơ với người cha
của mình.
Nếu khổ thơ đầu, tác giả đã miểu tả về hình ảnh quê hương của chính mình thì những khổ
thơ tiếp theo Nguyễn Duy lại cho ta thấy sự lạc quan yêu đời từ chính người cha của ông
mặc dù có khó khăn vất vả đến nhường nào:
Không răng! cha vẫn cười khì
................................................ 4 khổ
Cha ta thì vẫn không răng cười cười
Ở những khổ thơ này, đặc biệt hơn cả chính là việc tác giả đã sử dụng từ ngữ địa phương vào
chính những câu thơ của mình “ không răng”: không sao qua đó thấy được sự giản dị trong
từng lời văn của ông, những lời thơ ấy luôn gần gũi với cuộc sống thường ngày của chính
nơi ông được sinh ra và lớn lên. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng hàng loạt các từ láy: ngọt
ngào, thông thống, lưa thưa, ù ù, thậm thịch, ròng ròng giúp nhấn mạnh những hình ảnh, sự
vật quen thuộc nơi quê hương yêu dấu. Bên cạnh đó, hình ảnh rượu tăm ngọt ngào cay tê
lưỡi đắng tê lòng một đời làm lụng vẫn chưa có gì đã cho thấy sự yêu thương của cha dành
cho người con, có quà gì quý đều dành cho con song qua đó cũng nói lên những vẫn cả khổ
cực của cả một đời ngừi nhưng lại vẫn chưa có gì trong tay. Không những thế, hình ảnh
chiến tranh, bà con trắng khăn tang trên đầu, đồng cạn, đồng sâu, chồng cày, vợ cấy.... gợita
liên tưởng một quá khứ đầy khó khăn và đau thương khi đất nước xảy ra chiến tranh khốc
liệt khiến cho rất nhiều người phải trong cảnh khổ đau. Và cả những người em suốt đời bán
mặt cho đất bán lưng cho trời vẫn không đi hết nỗi nhọc nhằn, kham khổ: “Lũ em ta vác
cuốc cào/ giục nhau bước thấp bước cao ra đồng/ mồ hôi đã chảy ròng ròng/ máu và nước
mắt sao không có gì” (Về làng). Hình ảnh người mẹ, người cha, lũ em như hiện thân của quê
hương nghèo khó, lam lũ, là phần lắng sâu nhất, da diết nhất, xót xa nhất của quê hương còn
đọng lại trong tâm trí nhà thơ mỗi khi nhớ về. Nguyễn Duy viết về nỗi nhọc nhằn của người
dân quê, của người thân ông như nó vốn tồn tại tự bao đời nay. Thật xót xa, nghẹn ngào làm
sao khi sau bao năm bôn ba trở về, làng quê vẫn vậy, thậm chí còn đói nghèo, khổ cực, xác
xơ hơn xưa. Từ cảnh lao động sinh hoạt thôn quê “Vẫn đồng cạn vẫn đồng sâu/ chồng cày vợ
cấy con trâu đi bừa”, đến gia cảnh “Mẹ ta vo gạo thổi cơm/ ba ông táo sứt lửa rơm khói mù”
(Về làng), đều gợi lên sự ngưng đọng, bất biến, sự tồn tại dai dẳng của sự nghèo nàn, đơn
điệu như căn bệnh truyền kiếp từ bao đời nay ở làng quê nông thôn Việt Nam. Đó chính là
điều làm nên sự khác biệt của Nguyễn Duy so với các nhà thơ trước và cùng thời ông khi
viết về làng quê. Ông vẫn say mê chiêm ngưỡng về nét đẹp cảnh sắc làng quê, vẫn mơ mộng
trong những tín ngưỡng văn hóa truyền thống, nhưng có lẽ phần sâu lắng nhất, ám ảnh nhất,
gợi nhiều ngẫm suy nhất, lại không phải là thiên nhiên hay bản sắc văn hóa cổ truyền mà đó
là phần nhọc nhằn, lam lũ và kham khổ nhất. Hơn nữa, đặc biệt nhất trong những khổ thơ
này chính là việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ: Không răng cha vẫn cười khì xuất hiện
xuyên suốt ở đầu tất cả các khổ thơ nhằm nhấn mạnh sự thiếu thốn của người cha nhưng cha
vẫn lạc quan yêu dời mặc dù sống trong hoàn cảnh khó khăn, vất vả đồng thời nhấn mạnh
được vẻ đẹp cả về phẩm chất lẫn tâm hồn của người cha. Cùng với đó là việc gieo vần chân
ở các câu 2-3, 4-5, 6-7 làm cho bài thơ dễ thuộc, dễ nhớ hơn, tạo sự nhẹ nhàng mềm mại cho
từng câu thơ, kết hợp với cách ngắt nhịp linh hoạt giúp cho bài thơ trở nên có hồn và đi sâu
vào trong lòng độc giả hơn.
Dến với hai câu thơ đặc biệt nhất trong bài ta có thể cảm nhận được những triết lí
sâu sắc mà tác giả muốn dành đến cho độc giả:
.....................
Hai câu thơ cuối chính là sự ân hận dạy dứt của chính người con

You might also like