You are on page 1of 1

2.

2 Kỹ năng lắng nghe


Lắng nghe trong tư vấn pháp luật của luật sư là hành vi tiếp nhận và hiểu thông tin một
cách có chủ ý, có mục đích. Để lắng nghe tốt, luật sư cần kết hợp với tư duy để đánh giá,
phân tích thông tin. Hành vi đánh giá thông tin sẽ giúp cho luật sư xác định được thông
tin nào quan trọng, thông tin nào hỗ trợ và sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định. Điều
này cho phép phân loại vụ việc cần tư vấn, tìm kiếm các văn bản pháp luật tương ứng,
các tài liệu có liên quan .
Để lắng nghe hiệu quả cần:
• Tập trung nghe: trong lúc nghe không làm việc gì khác để tập trung vào việc nghe, tránh
sự phân tán tư tưởng.
• Nghe xong hãy nói: Nghe người dân nói xong dừng khoảng 2 - 5 giây mới phản hồi:
đồng tình, không đồng tình, nghi ngờ, khen chê v.v. không ngắt lời hay làm mất phương
hướng khi người khác đang nói vì vừa bất lịch sự lại vừa khó có thể hiểu hết ý người nói.
• Khi thấy nói nhanh quá hoặc có câu nghe không rõ thì có thể đặt câu hỏi nhắc lại nội
dung.
• Khi có vấn đề chưa rõ hay không đồng ý thì cũng không nên vội vàng phán xét hay
tranh cãi mà cần đặt câu hỏi để làm rõ vấn đề.
• Tìm ra ý chính của người nói , ghi lại thông tin cơ bản.
• Thay đổi tư thế, trạng thái bản thân để tránh buồn ngủ.
• Lắng nghe không chỉ ý tưởng mà lắng nghe cả cảm xúc của người nói để đánh giá toàn
diện được về lượng tin cậy: thông tin đúng hay không, có gì ẩn chứa sau những lời nói đó
không.
Ngoài ra , sự im lặng cũng là biểu hiện của lắng nghe. Nó không chỉ thể hiện sự quan
tâm, tôn trọng mà còn tạo điều kiện cho người nói giãi bày những thông tin cần thiết.
Như vậy, sử dụng kỹ năng nghe, luật sư không chỉ thu nhận thông tin, mà còn ảnh hưởng
tới khách hàng, khích lệ họ cung cấp thông tin.
2.3 Công cụ để thu thập thông tin
 Ghi chép , viết tay (Thông tin chi tiết về cá nhân khách hàng , các sự kiện quan
trọng , mối quan tâm của khách hàng , mục tiêu của khách hàng , ……)
 Máy tính
 Máy ghi âm

You might also like