You are on page 1of 34

Lưu ý các phần phải liên quan đến nhau nên ai cũng phải đọc cả bài,

NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ LẬP KẾ HOẠCH DỰ ÁN

CHủ đề: Phân tích tình trạng chậm tiến độ của dự án Cảng Hàng không
Quốc tế Long Thành Giai đoạn 1 (2021 - 2025)

Phần mở đầu: MỞ ĐẦU (an)


Dự án, như một phần quan trọng của hoạt động kinh doanh và phát triển xã hội, đặt ra nhiều
thách thức đối với các tổ chức và doanh nghiệp. Để đảm bảo sự thành công và hiệu quả trong thực
hiện dự án, quá trình lập kế hoạch đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường
kinh doanh ngày càng phức tạp và không chắc chắn. Bài tiểu luận này tập trung nghiên cứu các vấn
đề liên quan đến lập kế hoạch dự án và những thách thức mà các nhà quản lý dự án thường phải đối
mặt. Lập kế hoạch dự án là một khía cạnh quan trọng của quản lý dự án, đóng vai trò quyết định đến
việc dự án có thể hoàn thành đúng tiến độ, trong ngân sách và đạt được mục tiêu hay không. Trong
bối cảnh sự nhanh chóng thay đổi của thị trường, sự cạnh tranh cao và sự không chắc chắn từ môi
trường ngoại vi, việc hiểu và áp dụng đúng các nguyên tắc lập kế hoạch là yếu tố then chốt để tối ưu
hóa quy trình dự án. Những vấn đề cụ thể liên quan đến lập kế hoạch dự án sẽ được đặt ra trong ngữ
cảnh của bài tiểu luận này. Các khía cạnh như xác định mục tiêu và phạm vi, quản lý rủi ro, phân bổ
tài nguyên, và lập lịch trình sẽ được khám phá chi tiết để hiểu rõ hơn về những thách thức mà các
chuyên gia quản lý dự án đang phải đối mặt.
Nghiên cứu các vấn đề lập kế hoạch dự án là để đánh giá sâu rộng và chi tiết những khía
cạnh quan trọng của quy trình này. Các sự cố và thất bại trong quản lý dự án thường xuất phát từ
những sai sót trong lập kế hoạch. Hiểu rõ các vấn đề này sẽ giúp nhà quản lý dự án và doanh nghiệp
nắm vững hơn trong việc điều hành dự án của mình. Nghiên cứu này có ý nghĩa lớn đối với cả chủ
đầu tư và đơn vị thực hiện dự án. Chủ đầu tư sẽ nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư thời
gian và nguồn lực vào quá trình lập kế hoạch, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng cường khả năng thành
công của dự án. Đối với đơn vị thực hiện dự án, sự hiểu biết về những vấn đề lập kế hoạch sẽ giúp họ
xây dựng và thực hiện kế hoạch một cách linh hoạt và hiệu quả.
Tầm quan trọng của chủ đề này là không thể phủ nhận trong môi trường kinh doanh ngày
nay. Việc lập kế hoạch dự án chặt chẽ không chỉ giúp dự án tiến triển một cách suôn sẻ mà còn đảm
bảo rằng nguồn lực và ngân sách được sử dụng hiệu quả. Điều này có ý nghĩa lớn đối với chủ đầu tư,
người đang chịu áp lực lớn để đạt được kết quả tốt nhất từ đầu tư của họ. Đối với đơn vị thực hiện
dự án, tầm quan trọng này đánh bại ở việc xây dựng sự uyển chuyển và linh hoạt trong quá trình
thực hiện dự án.
Bằng cách nghiên cứu và đề xuất giải pháp cho các vấn đề lập kế hoạch dự án, bài tiểu luận
này mong muốn góp phần vào việc nâng cao chất lượng quản lý dự án, từ đó giúp doanh nghiệp và
tổ chức đạt được sự thành công và bền vững trong môi trường kinh doanh ngày nay.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGHIÊN CỨU VỀ DỰ ÁN, QUẢN TRỊ DỰ ÁN VÀ CÁC VẤN ĐỀ LẬP
KẾ HOẠCH DỰ ÁN
1.1 Lý thuyết về dự án và quản trị dự án
1.1.1 Khái niệm về dự án và quản trị dự án
Tunner (1996) cho rằng “Dự án là nỗ lực của con người (hoặc máy móc), nguồn lực tài chính
và vật chất được tổ chức theo một cách mới để tiến hành một công việc đặc thù với đặc điểm kỹ
thuật cho trước, trong điều kiện ràng buộc về thời gian và chi phí để đưa ra một thay đổi có ích được
xác định bởi mục tiêu định tính và định lượng,”.
Theo định nghĩa của từ điển tiếng anh Oxford, dự án là một chuỗi các sự việc tiếp nối được
thực hiện trong khoảng thời gian giới hạn và ngân sách được xác định nhằm mục tiêu là đạt được
một kết quả duy nhất nhưng được xác định rõ. Theo quản trị dự án thì dự án được định nghĩa là một
nỗ lực tạm thời được thực hiện để tạo ra một sản phẩm hay một dịch vụ duy nhất.
Còn đối với bách khoa toàn thư, dự án là điều người ta có ý định làm hay đặt kế hoạch cho
một ý đồ, một quá trình hoạt động, v.v. Dự án là một nỗ lực tổng hợp bao gồm các nhiệm vụ có liên
quan với nhau được thực hiện trong giới hạn về thời gian, ngân sách và với những mục tiêu được
định nghĩa một cách rõ ràng. Dự án là một tập hợp có tổ chức của các hoạt động và các quy trình đã
được tạo ra để thực hiện các mục tiêu riêng biệt trong các giới hạn về nguồn lực, ngân sách và các kỳ
hạn đã được xác định trước.
Đối với góc độ quan điểm tổ chức, dự án là tập hợp những hoạt động được điều phối chặt
chẽ, tập trung để sử dụng những nguồn lực giới hạn nhằm đạt đến những mục tiêu mong đợi trong
tương lai. Ở vị trí góc độ đầu tư, dự án là công cụ biểu hiện hợp lý hóa và cải thiện đầu tư. Đó là một
chuỗi các dữ liệu được phân tích và sắp xếp logic, các ưu tiên đầu tư được thiết lập nhằm thực hiện
các mục tiêu đã được xác định rõ về thời gian, chi phí hoạt động và lợi ích.
Với quan điểm phát triển, dự án được hiểu là các dạng can thiệp khác nhau được thiết kế để
đạt được các mục tiêu cụ thể nào đó trong phạm vi ngân sách và tổ chức nhất định. Và với quan
điểm chung, dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cần phải thực hiện theo một
phương pháp riêng, trong khuôn khổ nguồn lực riêng, kế hoạch tiến độ cụ thể nhằm tạo ra một sản
phẩm mới. Từ đó cho thấy, dự án có thể tính cụ thể, mục tiêu rõ ràng và xác định để tạo ra một sản
phẩm mới.
Dự án là một tổng thể các hoạt động phụ thuộc lẫn nhau nhằm tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ
duy nhất trong khoảng thời gian xác định với sự ràng buộc về nguồn lực trong bối cảnh không chắc
chắn.
Dự án bao gồm nhiều công việc mà tất cả đều phải kết thúc bằng một sản phẩm giao nộp - sản phẩm,
kế hoạch, báo cáo, hồ sơ tài liệu mà muốn có đều đòi hỏi những quyết định, điều hòa các mặt yêu
cầu, các chi phí và sự chấp nhận rủi ro.
Và dù là định nghĩa theo góc độ nào đi nữa thì dự án luôn bao gồm mục tiêu, các hoạt động,
chi phí, thời gian và những lợi ích. Tóm lại, dự án chính là chuỗi các công việc (nhiệm vụ, hoạt động)
được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện ràng buộc về phạm vi, thời gian và
ngân sách.
Với quản trị dự án cũng được định nghĩa rất nhiều, quản trị dự án là ứng dụng kiến thức, các
công cụ và kỹ thuật vào các hoạt động dự án để đáp ứng yêu cầu của dự án. Quản trị dự án là tiến
trình phối hợp tất cả mọi thứ cần được thực hiện (sử dụng một số kỹ thuật quản trị dự án đặc biệt)
để thúc đẩy các hoạt động của dự án tiến triển xuyên suốt chu kỳ hoạt động của nó (từ hình thành
đến chuyển giao) để nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Quản trị dự án là tiến trình quản lý và định hướng những nỗ lực và nguồn lực (thời gian,
ngân sách, nhân tài vật lực) để hoàn thành một dự án đặc biệt theo một trình tự có hiệu quả, đáp
ứng những mục tiêu dự án và sự thỏa mãn của những người có liên quan đến dự án.
Bốn nguyên tắc quản lý của Taylor (Ivancevich et al, 2008) như sau: “(1) Thay thế thói quen
làm việc thông thường - bằng phương pháp quản lý khoa học - để tìm ra những cách thức; (2) Tuyển
chọn người lao động phù hợp - dựa trên năng lực và động lực - sau đó đào tạo họ để đạt được hiệu
quả tối đa; (3) Kiểm soát, hợp tác với lao động để bảo đảm rằng tất cả mọi công việc được hoàn
thành theo đúng những quy định và nguyên tắc khoa học đã được đề ra; (4) Trong mỗi khâu, công
việc và trách nhiệm được san sẻ bình đẳng giữa nhà quản lý và lao động dựa trên cấp bậc Nhà quản
lý nắm giữ, kiểm soát và hoàn thành những công việc đúng với nhiệm vụ của mình”.
Trước đây QLDA được xem là không có lý thuyết rõ ràng, mang tính chất riêng lẻ, áp dụng chỉ
cho sản xuất công nghiệp hoặc điều hành quản lý chương trình/DA. Oisen (dẫn theo Atkinson, 1999)
cho rằng “Quản lý dự án là việc áp dụng một tập hợp các công cụ và kỹ thuật (chẳng hạn như các mô
hình CPM hay PERT) để chỉ đạo việc sử dụng các nguồn tài nguyên đa dạng đối với việc hoàn thành
một, nhiều nhiệm vụ phức tạp, trong thời gian, chi phí và chất lượng xác định” hoặc Tổ chức Tiêu
chuẩn Anh Quốc định nghĩa trong bộ tiêu chuẩn BS6079 như sau:“Việc lập kế hoạch, giám sát và
kiểm soát tất cả các khía cạnh của một dự án và động lực của tất cả những người tham gia vào nó để
đạt được các mục tiêu dự án về thời gian và các chi phí hiệu suất, chất lượng và tuân thủ các quy
định đặt ra ban đầu” (BSI, dẫn theo Atkinson, 1999).
Và dù định nghĩa như thế nào đi nữa thì quản trị dự án bao gồm các khía cạnh cơ bản sau:
● Định ra mục tiêu dự án tức là kết quả cuối cùng cần đạt được.
● Xác định các phương tiện cần huy động.
● Đánh giá các rủi ro.
● Theo dõi, động viên phối hợp.
● Kết thúc bàn giao dự án cho khách hàng.

1.1.2 Vai trò của quản trị dự án


Quản trị dự án đóng vai trò quyết định đối với sự thành bại của dự án bởi vì nó đảm bảo
thực hiện các mục tiêu của dự án, đồng thời điều phối, phân bổ các nguồn lực của dự án. Quản trị dự
án đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ. Yếu tố thời gian là vô cùng cần thiết đối với dự án.
Trong nhiều trường hợp, nếu không đảm bảo yếu tố về thời gian, dự án có thể sẽ thất bại.
Phương pháp quản trị dự án là sự điều phối nỗ lực cá nhân, tập thể, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ, kết
hợp hài hòa giữa các nguồn lực hạn hẹp nên bản chất của nó là:
● Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữa các nhóm quản trị dự án
với khách hàng và các nhà cung cấp đầu vào cho dự án.
● Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia
dự án.
● Tạo điều kiện sớm phát hiện những khó khăn, vướng mắc phát sinh và điều chỉnh kịp thời
trước những thay đổi hoặc điều kiện không dự đoán được. Tạo điều kiện cho việc đàm phán
giữa các bên liên quan trong việc giải quyết bất đồng cục bộ.
● Tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao.
● Tuy nhiên phương pháp quản trị dự án cũng có mặt hạn chế của nó. Những mâu thuẫn do
cùng chia nhau một nguồn lực đơn vị, quyền lực và trách nhiệm của các nhà quản trị dự án
trong một số trường hợp không được thực hiện đầy đủ, vấn đề hậu dự án là những điểm cần
được khắc phục với phương pháp quản lý các dự án.
1.1.3 Vòng đời dự án
Dự án nào cũng có điểm khởi đầu và kết thúc. Số lượng và trình tự các chu trình được xác
định bởi ban quản lý và các yếu tố khác như nhu cầu của tổ chức liên quan đến dự án, tính chất của
dự án và khu vực ứng dụng nó. Và các chu trình này có điểm bắt đầu, kết thúc, bị kiểm soát và bị hạn
chế bởi thời gian. Đặc biệt là vòng đời dự án có thể được xác định và sửa đổi theo nhu cầu và tính
chất của tổ chức. Mọi dự án đều có sự bắt đầu và kết thúc nhất định, các mục tiêu cụ thể, các sản
phẩm và hoạt động khác nhau. Chính vì vậy, vòng đời dự án cung cấp nền tảng cơ bản của bất kì
công việc cụ thể nào liên quan đến dự án. Với vòng đời dự án có thể bao gồm các phương pháp dự
đoán theo kế hoạch đến các phương pháp thích ứng theo hướng thay đổi. Vòng đời của dự án sẽ trải
qua bốn giai đoạn:
- Giai đoạn khởi đầu: nhu cầu sẽ được xác định và mô tả, các nhóm tham gia làm việc được
xác định, đội bắt đầu hình thành. Các vấn đề liên quan đến tính khả thi và sự chứng minh
được giải quyết.
- Giai đoạn hoạch định: đề ra chiến lược sản xuất bắt đầu bằng việc định nghĩa các phần tử
công việc bắt buộc và trình tự tốt nhất để thực hiện chúng (lịch biểu). Các bản ước tính
nguồn lực, ngân sách được hoạch định. Ước đoán các rủi ro có thể xảy ra.
- Giai đoạn thực hiện dự án: mọi công việc đã quy định được thực hiện dưới sự giám sát chặt
chẽ của nhà quản trị dự án như: tiến độ thực hiện công việc, các điều chỉnh, chất lượng, các
mục tiêu đạt được so với dự kiến ban đầu.
- Giai đoạn kết thúc dự án: Tập trung vào việc xác định dự án đã hoặc sẽ đáp ứng nhu cầu ban
đầu như thế nào? Về mặt lý tưởng kết quả cuối cùng của giai đoạn này là bàn giao, giải
phóng nguồn lực, đánh giá và rút ra bài học.

● Việc xác định gồm mục tiêu, các tiêu chuẩn, các nhiệm vụ và trách nhiệm
● Đối với công tác lập kế hoạch thì gồm tiến độ, ngân sách, các nguồn lực, rủi ro và nhân sự.
● Và trong giai đoạn thực hiện dự án cần báo cáo tình hình, quản lý thay đổi, quản lý chất
lượng cũng như dự báo.
● Cuối cùng khi kết thúc dự án thì sẽ bàn giao: đào tạo khách hàng, bàn giao tài liệu, phân bổ
lại nguồn lực, bố trí lại nhân sự và rút ra các bài học.
1.1.4 Các bên liên quan dự án
Xác định các bên liên quan của dự án là quá trình của việc xác định của các cá nhân, nhóm,
hoặc tổ chức mà có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi quyết định, hoạt động đầu ra của dự án.
Phân tích và tài liệu hóa những thông tin thích đáng liên quan đến lợi ích, sự tham gia, sự phụ thuộc
lẫn nhau, tác động và ảnh hưởng tiềm tàng lên sự thành công của dự án.
Một dự án có nhiều đối tượng tham gia thực hiện. Mỗi đối tượng có vai trò, vị trí ảnh hưởng,
quyền và nghĩa vụ nhất định. Để đảm bảo dự án thành công, cần có sự phối hợp chặt chẽ, hợp tác và
hỗ trợ giữa các bên liên quan. Các bên tham gia dự án có thể hỗ trợ hợp tác với nhau, tuy nhiên cũng
có thể mâu thuẫn nhau.
Những bên liên quan trong một dự án hay nói một cách cụ thể hơn là bao gồm khách hàng,
người tài trợ, đội dự án và công chúng những người mà tham gia tích cực vào dự án hoặc quyền lợi
của họ có thể ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực bởi việc thực hiện và đầu ra. Họ có thể tác động lên
dự án và những sản phẩm chuyển giao của dự án. Các bên liên quan của dự án có các mức độ khác
nhau trong tổ chức và cũng nắm giữ quyền hạn khác nhau.
Việc xác định các bên liên quan của dự án từ lúc bắt đầu dự án, giai đoạn và phân tích được
mức độ lợi ích, mong muốn cũng như tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của họ là rất quan trọng tới
sự thành công của dự án. Hầu hết các dự án đều có số lượng các bên liên quan của dự án phụ thuộc
vào độ lớn, loại và độ phức tạp của nó. Trong khi thời gian của người quản lý dự án là giới hạn và cần
phải được sử dụng càng hiệu quả càng tốt do đó cần phân loại các bên liên quan của dự án theo lợi
ích, ảnh hưởng và sự tham gia vào dự án, ngoài ra cũng cần tính đến thực tế là ảnh hưởng hoặc tác
động của các bên liên quan của dự án có thể không xảy ra hoặc trở nên rõ ràng trong giai đoạn sau
của dự án.

1.1.4.1 Chủ thể tham gia dự án


Thứ nhất, chủ dự án:
● Người thể hiện nhu cầu
● Xác định mục tiêu dự án, thời hạn và chi phí thực hiện dự án
● Kết quả mong đợi của dự án là một sản phẩm, công trình
● Chủ dự án nắm chắc các ý tưởng cơ bản của dự án
● Người đại diện giao dịch với các khách hàng mục tiêu mà dự án hướng tới
Chủ dự án có trách nhiệm chức năng thể hiện nhu cầu nhưng không có năng lực kỹ thuật để thực
hiện công trình.

Thứ hai, chủ dự án ủy nhiệm:


● Khi chủ dự án không đủ khả năng về nghề nghiệp để thực hiện thiết kế dự án, có thể sử dụng
chủ dự án ủy nhiệm
● Có thể cần đến trợ lý chủ dự án
● Chủ dự án ủy nhiệm chịu trách nhiệm thực hiện các giao dịch giữa chủ dự án và giám đốc dự
án
● Giúp chủ dự án xác định rõ các nhu cầu
● Cùng giám đốc dự án kiểm tra tính khả thi kỹ thuật các mục tiêu
● Chủ dự án ủy nhiệm không phải là người thay thế chủ dự án và không có thẩm quyền lãnh
đạo trực tiếp với giám đốc dự án.

Thứ ba, Giám đốc dự án:


● Giám đốc dự án là một tác nhân được Chủ nhiệm dự án sử dụng để thực hiện dự án với các
điều kiện ràng buộc về thời hạn, chất lượng và chi phí đã được thỏa thuận trong một bản
hợp đồng.
● Giám đốc dự án phải lựa chọn các kỹ thuật phù hợp để thực hiện dự án theo đúng các yêu
cầu của chủ dự án.
● Giám đốc dự án có trách nhiệm trong khuôn khổ quyền hạn của mình bổ nhiệm một thể
nhân chịu trách nhiệm quản lý tiến độ thực hiện dự án.

Thứ tư, nhà thầu:


● Để thực hiện một số nhiệm vụ của dự án, đôi khi không có đủ các nguồn lực nội tại cần thiết,
giám đốc dự án có thể phải cần đến một hoặc một số các nhà thầu.
● Mỗi nhà thầu thực hiện một phần của dự án do giám đốc dự án trao cho nhưng không phải
chịu trách nhiệm trước chủ dự án dù chủ dự án có quyền xem xét cách thức làm việc của nhà
thầu.

1.1.4.2 Các bên liên quan đến dự án


Thứ nhất, khách hàng:
Khách hàng ở đây chính là nhà đầu tư, người đặt hàng xây dựng, thực hiện, quản lý một dự
án; và khách hàng của sản phẩm dự án tức là đối tượng sử dụng các sản phẩm do dự án tạo ra.
Khách hàng có thể là một người, một tổ chức hoặc một tập thể được ủy quyền trong trường hợp dự
án cấp vốn từ nguồn ngân sách Nhà nước.
Khách hàng này cần được xác định ngay từ khi có ý định đầu tư. Các yêu cầu, đòi hỏi của
khách hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, đặc tính kỹ thuật và công nghệ của dự án. Khách
hàng chính là người đưa ra các yêu cầu cuối cùng về kết quả dự án và cũng là người cung cấp vốn
hoặc trả tiền để thực hiện hoặc khai thác dự án.
Thứ 2, người được ủy quyền (người tiếp nhận dự án):
Người được ủy quyền là người tiếp nhận dự án để thực hiện dự án nhằm thỏa mãn nhu cầu
khách hàng. Sau khi tiếp nhận dự án, bên được ủy quyền căn cứ vào yêu cầu và nhu cầu của khách
hàng để bắt đầu tiến hành dự án. Trong suốt quá trình quản trị dự án từ giai đoạn bắt đầu, lập kế
hoạch, thực hiện đến kết thúc, người được ủy quyền luôn giữ vai trò chủ đạo. Vì thế, năng lực, tố
chất của người được ủy quyền sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng dự án. Lựa chọn người tiếp
quản dự án tốt là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng dự án.
Thứ 3, bên cung ứng:
Các tổ chức này chịu trách nhiệm cung ứng các loại vật tư, thiết bị, máy móc chủ yếu cho dự án, hoặc
các hợp đồng thầu phụ cho dự án, thực hiện mọi điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng theo
nguyên tắc: đảm bảo về mặt chất lượng, số lượng, chủng loại và đồng bộ; đảm bảo về tiến độ (phù
hợp về thời gian và hình thức giao nhận).
Thứ 4, các tổ chức tài trợ vốn
Các tổ chức tài trợ vốn bao gồm ngân hàng, các định chế tài chính, quỹ tín dụng, quỹ đầu tư phát
triển bảo hiểm, v.v.
Thứ năm, các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến dự án:
Để thống nhất quá trình đầu tư và đảm bảo dự án có mục đích, mang ý nghĩa kinh tế xã hội thiết
thực, phù hợp với quy mô, với sự phát triển của đất nước đồng thời đảm bảo việc đầu tư được quản
lý, giám sát một cách toàn diện và có khoa học, cần có sự quản lý của Nhà nước mà đại diện là các cơ
quan quản lý nhà nước. Nhà nước quản lý dự án thông qua quy hoạch phát triển, hệ thống chính
sách, luật pháp, v.v.

1.1.5 Mục tiêu của quản trị dự án


Mục tiêu cơ bản của quản trị dự án nói chung là hoàn thành các công việc dự án theo đúng yêu cầu
kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngân sách được duyệt và theo đúng tiến độ thời gian cho
phép.
Ba yếu tố: thời gian, nguồn lực (cụ thể là chi phí, nguồn nhân lực, v.v) và chất lượng có quan hệ chặt
chẽ với nhau. Tầm quan trọng của từng mục tiêu có thể khác nhau giữa các dự án, giữa các thời kỳ
đối với từng dự án, nhưng tựu chung, đạt được tốt đối với mục tiêu này thường phải “hy sinh”, một
trong hai mục tiêu kia. Cụ thể, trong quá trình quản trị dự án thường diễn ra các hoạt động đánh đổi
mục tiêu. Đánh đổi mục tiêu dự án là việc hi sinh một mục tiêu nào đó để thực hiện tốt hơn các mục
tiêu kia trong ràng buộc không gian và thời gian. Nếu công việc dự án diễn ra theo đúng kế hoạch thì
không phải đánh đổi mục tiêu. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan, cũng như chủ quản
công việc dự án thường có nhiều thay đổi nên đánh đổi là một kỹ năng quan trọng của nhà quản trị
dự án.
Bởi vì sự thành công của dự án thể hiện thông qua việc quá trình quản trị dự án có đạt được mục
tiêu của dự án hay không. Các mục tiêu của quản trị dự án bao gồm các mục tiêu thuộc về dự án
(thời gian, chi phí, chất lượng dự án) và mục tiêu làm khách hàng hài lòng. Các mục tiêu đánh giá
mức độ hài lòng của khách hàng được thể hiện qua các mục đích ban đầu có đạt được không? Các
sản phẩm/ dịch vụ do dự án cung cấp có phù hợp với nhu cầu thị trường, người tiêu dùng đón nhận
không? Và vấn đề quan trọng nhất, lợi nhuận của khách hàng đạt được bao nhiêu? Có đạt được các
dự kiến như đã đặt ra ban đầu không? Các mục tiêu này có mối quan hệ với nhau, tác động với nhau
và cùng đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng.

1.1.6 Tiến trình quản trị dự án


Tiến trình của quản trị dự án được thực hiện qua bốn giai đoạn cơ bản cụ thể sau:
Khởi đầu → Hoạch định → Tổ chức → Thực hiện và kiểm soát → Kết thúc.
Để có thể nắm và hiểu được một cách chi tiết, rõ ràng hơn các công việc trong từng giai đoạn ta trình
bày tiến trình theo tám bước sau đây:
● Đầu tiên, định danh và đóng khung các vấn đề hoặc cơ hội: Ở bước này nhu cầu cơ bản được
xác định như: quy mô, hình dáng, kích cỡ của nhu cầu. Bước này rất quan trọng vì có nhiều
dự án thất bại là do “nhảy giải pháp”. Nhảy giải pháp tức là khuynh hướng con người nói về
những việc sẽ làm trước khi phân tích tình huống một cách thích đáng, cố gắng phát triển
một giải pháp trong khi chưa hiểu rõ vấn đề. Theo nghĩa đơn giản điều này xảy ra khi bạn cố
gắng trả lời câu hỏi mà không hiểu câu hỏi đó muốn hỏi cái gì.
● Bước hai, định danh và định nghĩa giải pháp tốt nhất: bước này xác định nhóm tham gia vào
làm việc để hình thành một đội có nhiệm vụ:
● Liệt kê những cách làm hợp lý có thể được sử dụng.
● Dùng các quy chuẩn đã được đồng ý trước đó rồi sẽ chọn ra giải pháp tốt nhất, trình bày rõ
các quy chuẩn hoàn thành dự án và tiêu chuẩn thành công của dự án. Kết thúc bước này là
một đề nghị chính thức được trình lên cấp trên và nhóm nhận nhiệm vụ thực hiện dự án nếu
dự án được chấp nhận. Ngược lại nếu dự án không được chấp thuận thì nó có thể được kết
thúc sớm.
Bước một và bước hai là công việc thuộc giai đoạn khởi đầu
● Bước ba, định danh công việc và các yêu cầu về tài nguyên: xác định toàn bộ công việc sẽ
được thực hiện. Các phương pháp tốt nhất để thực hiện công việc. Các cam kết về tài nguyên
đảm bảo cho toàn bộ công việc.
● Bước bốn, chuẩn bị lục kiểm soát và kế hoạch phân bổ tài nguyên: Hình thành sơ đồ mạng
lưới thể hiện trình tự các công việc sẽ được thực hiện và xác định thời gian cần thiết để hoàn
thành dự án.
● Bước năm, ước tính chi phí và chuẩn bị nhân sự cho dự án: chuẩn bị bảng dự trù chi phí thực
hiện dự án, kế hoạch phân bổ chi phí cho từng công việc và giám sát, kiểm tra các khoản chi
tiêu.
Bước ba, bốn và năm thuộc giai đoạn hoạch định.
● Bước sáu, phân tích rủi ro và thiết lập các mối quan hệ bên quyền lợi: bên quyền lợi gồm
những ai có khả năng được hoặc mất quyền lợi thông qua sự thành công hay thất bại của dự
án, những ai cung ứng tài nguyên cho dự án và cuối cùng là những ai bị tác động bởi kết quả
của dự án.
● Bước bảy, duy trì quyền điều khiển và giao tiếp khi cần trong quá trình thực hiện dự án: qua
thông tin về tiến độ thực hiện để duy trì quyền điều khiển, chỉnh sửa nếu có sai lệch nhằm
đưa dự án trở về dự tính ban đầu và các báo cáo về tình trạng dự án: chi phí, lịch biểu, chất
lượng của các thành phần bàn giao phải được cập nhật và thông báo đều đặn cho các bên,
các tổ chức có liên quan.
● Bước tám, kết thúc dự án: lập một danh sách các công việc mà đội cần hoàn thành để có thể
kết thúc được dự án và cuối cùng là tiến hành các cuộc họp để rút kinh nghiệm. Những kinh
nghiệm có giá trị sẽ được chuyển giao cho các tổ chức dự án nhằm giúp các nhóm trong
tương lai làm việc tốt hơn.

1.1.7 Mô hình quản lý dự án


1.1.7.1 Mô hình quản lý dự án Water fall
Mô hình quản lý dự án Waterfall, hay còn gọi là "mô hình thác nước," là một phương pháp
tiếp cận dự án theo kiểu tuyến tính và có bước nhảy từng giai đoạn. Nó phát triển theo hướng từ
trên xuống dưới, giống như nước chảy qua các bậc thang. Ưu điểm của mô hình này là dễ quản lý bởi
vì mỗi giai đoạn có quá trình cụ thể, hoạt động tốt cho các dự án có kích thước nhỏ, các yêu cầu dễ
hiểu; phân phối dự án nhanh hơn; quá trình và kết quả cũng được ghi nhận; phương pháp dễ điều
chỉnh cho các đội chuyển dịch; phương pháp quản lý dự án này có lợi cho việc quản lý các dự án phụ
thuộc. Hạn chế của mô hình Waterfall là không phải là một mô hình lý tưởng cho một dự án kích
thước lớn; đối với những yêu cầu không rõ ràng ngay từ đầu thì đó là phương pháp kém hiệu quả;
rất khó di chuyển trở lại cái giai đoạn trước đó để thay đổi; có nguy cơ cao các lỗi được tìm thấy sau
giai đoạn phát triển do quá trình thử nghiệm bắt đầu khi quá trình phát triển kết thúc, rất tốn kém
để sửa các lỗi.
1.1.7.2 Mô hình quản lý dự án Agile
Mô hình quản lý dự án Agile là một phương pháp linh hoạt và tương tác, được thiết kế để
đối mặt với sự biến động và thay đổi trong quá trình phát triển dự án. Agile chú trọng vào việc làm
việc nhóm, liên tục cải tiến và phản hồi từ khách hàng. Mô hình Agile có ưu điểm là quá trình khách
hàng tập trung, vì vậy nó đảm bảo rằng khách hàng liên tục tham gia trong mọi giai đoạn; các nhóm
agile được tạo động lực và tự tổ chức để có khả năng cung cấp kết quả tốt hơn từ các dự án phát
triển; Phương pháp phát triển phần mềm nhanh đảm bảo rằng chất lượng của sự phát triển được
duy trì; Quá trình này hoàn toàn dựa trên tiến trình gia tăng. Vì vậy, khách hàng và nhóm biết chính
xác những gì được hoàn thành và những gì không. Điều này làm giảm rủi ro trong quá trình phát
triển. Hạn chế của mô hình Agile thì nó không phải là một phương pháp hữu ích cho các dự án phát
triển nhỏ; Nó đòi hỏi một chuyên gia để có những quyết định quan trọng trong cuộc họp; Chi phí
thực hiện một phương pháp nhanh hơn một chút so với các phương pháp phát triển khác; Dự án có
thể dễ dàng đi theo chiều hướng xấu nếu người quản lý dự án không rõ ràng kết quả họ muốn.
1.1.7.3 Mô hình quản lý dự án Scrum
Mô hình Scrum là một cấu trúc được sử dụng để tổ chức và quản lý các phần chuyển động của một
dự án. Ban đầu được thiết kế để sử dụng trong phát triển phần mềm, Scrum hiện được sử dụng bởi
các tổ chức và quản lý dự án trên tất cả các lĩnh vực.
Phương pháp này hoạt động tốt đối với các nhóm nhỏ hơn giải quyết các dự án có khả năng phân
phối thay đổi, giải pháp không xác định và tương tác thường xuyên với khách hàng hoặc người dùng
cuối.

1.2 Tiến độ thi công


1.2.1 Khái niệm và tác dụng
Kế hoạch tiến độ thi công là một loại biểu kế hoạch quy định rõ trình tự khởi công và thời
gian thi công của các công trình trong một công trường hay của các công việc trong một công trình
xây dựng. Những nội dung trên được biểu diễn bằng những đường thẳng nằm ngang liên tục hoặc
đứt quãng tỷ lệ với lịch thời gian, người ta gọi nó là kế hoạch tiến độ thi công theo sơ đồ ngang.
Đường biểu diễn thể hiện công việc, thời gian ngày hoành thành công việc. Phía trên đường biểu
diễn thể hiện số nhân công hoặc số ca máy thực hiện công việc theo từng ngày.
Kế hoạch tiến độ là một bộ phận quan trọng của công tác thiết kế tổ chức thi công. Nhằm
vạch ra kế hoạch chỉ đạo thi công giúp cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nghiệp vụ theo dõi chỉ
đạo mọi công tác trên công trường, công trình được thuận lợi, chủ động đảm bảo thời gian và an
toàn lao động. Mặc khác, kế hoạch yêu cầu cung cấp khác như: vật tư, nhân lực, thiết bị máy móc,
tiền vốn, v.v. Nhằm huy động mọi khả năng phục vụ cho thi công công trình hoặc công trường đảm
bảo điều hòa và cân đối mọi mặt đạt hiệu quả kinh tế cao.
Tiến độ thi công là tài liệu kế hoạch, trong đó thể hiện một cách rạch ròi thời gian và trình tự
thực hiện các hoạt động xây dựng phù hợp với phương pháp tổ chức và các biện pháp kỹ thuật -
công nghệ được lựa chọn để tiến hành những hoạt động đó.
Tiến độ thi công bao gồm tiến độ thi công tổng thể và tiến độ thi công chi tiết. Tiến độ thi
công phải thể hiện các công việc chuẩn bị, xây dựng tạm, xây dựng phụ, xây dựng chính và thời gian
đưa từng hạng mục vào sử dụng. Tổng tiến độ thi công được lập dựa vào tiến độ của các hạng mục,
các công việc trong tiến độ thi công các hạng mục được xác định chi tiết từng chủng loại, khối lượng
theo bản vẽ thi công.

1.2.2 Các loại kế hoạch tiến độ thi công


Tiến độ thi công thường có 3 loại:
● Kế hoạch tổng tiến độ: là kế hoạch lập để chỉ đạo thi công cho một công trường hay một cụm
công trình, có khối lượng lớn, thời gian thi công dài.
● Kế hoạch tiến độ thi công công trình đơn vị hay kế hoạch tiến độ thi công hạng mục công
trình: là kế hoạch lập ra để chỉ đạo thi công cho một công trình cụ thể.
● Kế hoạch tiến độ thi công ngắn ngày (tháng, tuần): là lập kế hoạch lập ra để chỉ đạo thi công
cho từng công việc, một nhóm công việc của một công trình trong thời gian 10 ngày hay 1
tháng (còn gọi là kế hoạch tác nghiệp). Là một kế hoạch chi tiết về khối lượng, thời gian và vị
trí của từng công việc, nhu cầu về vật liệu, nhân công và các dụng cụ thiết bị phục vụ cho
công việc.

1.2.3 Công tác quản trị tiến độ dự án


1.2.3.1 Lập tiến độ dự án
Một bản kế hoạch tiến độ thi công hiệu quả sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: Xác định công việc sẽ đưa vào bảng tiến độ
Để hoàn thành dự án đúng thời hạn không phải tất cả mọi công việc đều có thể hoặc cần phải bắt
đầu cùng một lúc mà do tính chất và thời gian của từng công việc nên chúng có điểm xuất phát
không giống nhau.
Đầu tiên chúng ta sẽ thiết lập hệ thống phân chia công việc, sau đó chia nhỏ các hoạt động ra. Ta có
thể sử dụng Work Breakdown Structure - WBS (cấu trúc phân chia công việc) để xác định và hợp
nhóm các yếu tố công việc rời rạc của dự án.
- Bước 2: Sắp xếp thứ tự cho công việc:
Việc làm này rất quan trọng, nó giúp cho cả dự án hoàn thành đúng với tiến độ và kế hoạch đề ra. Để
được vậy, ta phải biết được mối quan hệ giữa các công việc với nhau, từ đó sắp xếp thứ tự một cách
khoa học và logic.
- Bước 3: Định lượng tài nguyên cho các công việc:
Các tài nguyên dự án đã được chuẩn bị từ trước thường bao gồm: Số lượng nhân công, số lượng vật
tư, chi phí cố định, máy móc, thiết bị, v.v. Việc cần làm ở bước này là phải định lượng được nguồn tài
nguyên này phục vụ cho các công việc cụ thể để có thể đạt được mục tiêu đề ra.
- Bước 4: Tính toán thời gian thực hiện công việc:
Ở bước này chúng ta phải trả lời được câu hỏi: Cần bao nhiêu thời gian để hoàn thiện được một công
việc trong kế hoạch? Ta có thể ước lượng thời gian bằng các cách sau đây:
● Hỏi chuyên gia, những người đã có kinh nghiệm trong việc ước tính thời gian;
● So sánh với các dự án tương đương;
● Ước lượng tham số hóa (sử dụng phần mềm dự toán như GXD, Acitt, G8, v.v để định mức
hao phí tài nguyên cho các công việc sẽ mất bao nhiêu thời gian);
● Dùng phân tích PERT để đánh giá thời gian của một hoạt động, áp dụng công thức: (Thời gian
bi quan + 4 x Thời gian khả thi + Thời gian khả quan) / 6
Mục đích của sơ đồ PERT là quản trị tiến trình và thời hạn của công việc bằng một sơ đồ mạng lưới,
trong đó sự hoàn thành của công việc này có quan hệ chặt chẽ tới sự hoàn thành của các công việc
khác. Sơ đồ mạng PERT cho phép nhà quản trị dễ dàng so sánh hiệu quả của các giải pháp thay thế có
thể có từ quan điểm lập kế hoạch và chi phí. Để lập được sơ đồ PERT cần phân tích trình tự các công
việc, những mối liên hệ về công nghệ và logic về tổ chức.
● Sơ đồ GANTT là xác định một tiến độ hợp lý để thực hiện các công việc khác nhau của dự án.
Sơ đồ Gantt thích hợp cho các loại dự án có quy mô nhỏ, khối lượng công việc ít, thời gian
thực hiện của từng công việc và cả dự án không dài
- Bước 5: Xây dựng bảng tiến độ:
Ở bước này bạn sẽ sắp xếp tiến độ, các nguồn lực tài nguyên và thời gian của mỗi công việc thành
một kế hoạch tổng thể. Bạn có thể sử dụng những công cụ sau đây để xây dựng bảng tiến độ:
Phương pháp Đường găng (Critical Path Method)
- Bước 6: Theo dõi và quản lý
Sau khi đã có bảng tiến độ, nhà thầu xây dựng sẽ dựa vào đó để thi công theo đúng kế hoạch và đảm
bảo tiến độ đề ra. Còn phía chủ đầu tư thì căn cứ vào bảng tiến độ để biết được quá trình thi công
đã/đang đến đâu, có trùng khớp với kế hoạch hay không.

1.2.3.2 Khái niệm và vai trò của quản trị tiến độ dự án


Quản trị tiến độ dự án (Project Schedule Management) là quá trình theo dõi dự án nhằm đảm bảo
công việc được hoàn thành đúng thời hạn. Quá trình này gồm có các công việc như: Lập kế hoạch
tiến độ dự án, theo dõi tiến độ thực hiện, so sánh với tiến độ thực tế, tiến hành điều chỉnh các công
việc để đảm bảo hoàn thành dự án đúng theo kế hoạch. Thành công của dự án phụ thuộc vào mức
độ mà dự án đáp ứng các yêu cầu về thời hạn hoàn thành, trong ngân sách cho phép và các tiêu
chuẩn chất lượng đã đề ra.
Quản trị tiến độ dự án có vai trò theo dõi và kiểm soát tiến độ dự án là một trong những điều kiện
ràng buộc chặt chẽ nhất và thường là nguồn gốc của các xung đột trong quá trình hoàn thành dự án.
Lý do nằm ở chỗ thời gian là đại lượng dễ dàng đo lường và được ghi nhớ thường xuyên bởi các bên
liên quan, hơn nữa còn có độ linh hoạt thấp nhất trong các ràng buộc của dự án
Phạm vi và chi phí dự án có thể xê dịch và dự đoán tương đối so với thực tế. Tuy nhiên, tiến độ dự án
lại có thể đo lường chính xác và một khi các mốc thời gian của dự án trôi đi, thì tiến độ công việc dự
án buộc phải hoàn thành theo kế hoạch tại các mốc thời gian đó.
Quản lý tiến độ là việc nhà quản lý dự án thiết lập các quy trình và tài liệu để kiểm soát tiến độ, cũng
như phân bổ nguồn lực hợp lý để đạt mục tiêu là hoàn thiện đúng thời hạn đã định. Công việc này
giúp người quản lý nắm rõ tiến độ thực hiện mọi hoạt động, đầu việc của dự án, từ đó có những thay
đổi phù hợp khi có những rủi ro phát sinh để đảm bảo dự án hoàn thành đúng kế hoạch.
Quản trị tiến độ dự án: là quá trình theo dõi dự án nhằm đảm bảo công việc được hoàn thành đúng
thời hạn. Quá trình này gồm có các công việc như : Lập kế hoạch tiến độ dự án, theo dõi tiến độ thực
hiện, so sánh với tiến độ thực tế, tiến hành điều chỉnh các công việc để đảm bảo hoàn thành dự án
đúng theo kế hoạch. Để quản lý tiến độ cần sắp xếp những nhiệm vụ sau:
- Xác định các hoạt động: Nhằm tạo ra các nhiệm vụ cần thực hiện
- Xác định các trình tự thực hiện công việc: Xác định các mối liên hệ giữa các công việc dự án

1.3 Lập kế hoạch dự án


1.3.1 Khái niệm và tác dụng
Lập kế hoạch dự án là quá trình lên kế hoạch và tổ chức các hoạt động, tài nguyên và thời gian cần
thiết để hoàn thành một dự án.
Mục đích chủ yếu của lập kế hoạch triển khai dự án là thiết lập một loạt các chỉ dẫn chi tiết để hướng
dẫn nhóm dự án một cách chính xác về những gì họ phải làm, khi nào làm, nguồn lực nào cần sử
dụng để tạo ra các thành quả của dự án một cách thành công.
Vai trò của công tác lập kế hoạch dự án:
Lập kế hoạch dự án cung cấp bức tranh tổng quan cho đội ngũ dự án và các bên liên quan và là nền
tảng vững chắc cho quy trình quản lý dự án. Cụ thể:
● Kế hoạch dự án giúp xác định các mục tiêu cụ thể của dự án, đồng thời đưa ra các chiến lược
hành động để đạt được mục tiêu đó và cân nhắc các rủi ro có thể xảy ra.
● Việc lập kế hoạch dự án giúp xác định các công việc cần phải thực hiện trong dự án và phân
công công việc cho các thành viên trong dự án. Điều này giúp đảm bảo rằng mỗi người có
trách nhiệm rõ ràng và đóng góp vào thành công của dự án.
● Kế hoạch dự án là khung tham chiếu để nhà quản lý kiểm soát thời gian và tài nguyên dự án
một cách hiệu quả, đảm bảo rằng các công việc được hoàn thành đúng hạn và đáp ứng tiến
độ dự án.
● Việc lập kế hoạch dự án giúp đưa ra các giải pháp để quản lý rủi ro trong dự án, giảm thiểu
các tác động tiêu cực đến dự án và đảm bảo rằng dự án được hoàn thành đúng hạn và với
chất lượng tốt nhất.

1.3.2 Phân loại kế hoạch theo chuyên môn


Kế hoạch chiến lược
Kế hoạch chiến lược là kế hoạch tổng thể của một tổ chức hoặc doanh nghiệp để đạt được mục tiêu
dài hạn. Kế hoạch này thường được xây dựng trong thời gian dài và tập trung vào việc phát triển các
chiến lược để cạnh tranh và tăng trưởng trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
Mục tiêu của kế hoạch chiến lược thường bao gồm tăng trưởng doanh thu, tăng cường vị thế thị
trường, tăng lợi nhuận và định hướng tương lai cho tổ chức.
Kế hoạch hành động
Kế hoạch hành động là kế hoạch chi tiết để đạt được mục tiêu ngắn hạn hoặc giải quyết một vấn đề
cụ thể của dự án. Kế hoạch này tập trung vào các hành động cụ thể cần thực hiện, thời gian hoàn
thành, tài nguyên cần thiết và người phụ trách.
Kế hoạch hành động thường được sử dụng để giải quyết các vấn đề tạm thời hoặc khẩn cấp, nhưng
cũng có thể được sử dụng để đạt được các mục tiêu ngắn hạn hoặc trung hạn.
Kế hoạch tác nghiệp
Kế hoạch tác nghiệp là kế hoạch chi tiết để thực hiện các hoạt động trong một phạm vi không gian
(các đơn vị trong tổ chức) và thời gian cụ thể (năm, quý, tháng, ngày,…). Kế hoạch tác nghiệp thường
được xây dựng cho một khoảng thời gian ngắn hơn so với kế hoạch chiến lược và kế hoạch hành
động và thường được cập nhật thường xuyên để đáp ứng nhu cầu thực tế.
Kế hoạch này tập trung vào các hoạt động cần thực hiện để đạt được mục tiêu chiến lược đề ra cho
dự án, bao gồm công việc của các bộ phận, quy trình và quản lý nguồn tài nguyên. Mục tiêu của kế
hoạch tác nghiệp là đảm bảo cho quy trình thực hiện dự án được diễn ra một cách hiệu quả và đạt
được hiệu suất cao, đồng thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng và các bên liên quan.

1.3.3 Quy trình lập kế hoạch dự án


Bước 1: Xây dựng mục tiêu của dự án
Bước đầu của quy trình lập kế hoạch dự án đó là xác định “đích đến” của dự án. Quá trình này bao
gồm việc:
● Xác định vấn đề hoặc nhu cầu: Đầu tiên, nhà quản lý cần xác định vấn đề hoặc nhu cầu mà
dự án sẽ giải quyết. Đây chính là căn cứ quan trọng để thiết lập mục tiêu cho dự án. Khi đã
làm rõ được nhu cầu, mọi nỗ lực của dự án sẽ tập trung hướng đến đáp ứng yêu cầu của
khách hàng và của các chủ thể dự án.
● Đặt mục tiêu SMART: Các mục tiêu được xác lập cần phải đảm bảo tuân thủ theo nguyên tắc
SMART – tức là mục tiêu cần phải cụ thể, đo lường được, khả thi, có ý nghĩa và có thời hạn
cụ thể.
● Tập trung vào kết quả cuối cùng: Đảm bảo rằng các mục tiêu được đặt ra phải tập trung vào
kết quả cuối cùng mà dự án muốn đạt được. Đây là những kết quả có tính phát triển và có ý
nghĩa, giá trị cụ thể mà sự can thiệp của dự án mang lại.

Bước 2: Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro


Việc đạt được các mục tiêu của dự án luôn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nằm ngoài khả năng kiểm
soát trực tiếp của người quản lý dự án. Do đó, điều quan trọng là phải theo dõi các yếu tố này để xác
định xem những giả định đưa ra khi thiết kế dự án. Bởi vậy trong các bước lập kế hoạch dự án, việc
đánh giá rủi ro là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo tính khả thi cho toàn bộ dự án.
Quá trình phân tích rủi ro có thể được thực hiện theo các bước sau:
● Viết ra từng kết quả/mục tiêu của dự án và các hoạt động liên quan.
● Đặt tên và mô tả rủi ro.
● Mô tả ảnh hưởng bất lợi của rủi ro này đối với hoạt động/kết quả
● Quyết định về mức độ rủi ro: Rủi ro từ trung bình đến thấp hoặc rủi ro cao
● Vạch ra chiến lược ứng phó với rủi ro: Lưu ý nếu rủi ro ở mức độ cao nên cân nhắc thay đổi
cấu trúc của dự án để phòng tránh nguy cơ thiệt hại.

Bước 3: Xác định các hoạt động của dự án


Các hoạt động của dự án là các công việc cụ thể cần phải thực hiện để hoàn thành các mục tiêu và
sản phẩm của dự án.
Việc xác định các hoạt động của dự án sẽ dựa trên mục tiêu và kết quả được thiết lập ở bước đầu.
Các hoạt động này thường được phân chia thành các giai đoạn và được thực hiện theo một lịch trình
cụ thể trong suốt quá trình thực hiện dự án.

Bước 4: Xác định đối tượng thụ hưởng của dự án


Mô tả của người thụ hưởng là phần bắt buộc trong bất cứ bản dự án nào, nó cũng góp phần giúp
người làm dự án hiểu rõ về đối tượng quan trọng nhất của dự án. Các thông tin mô tả đối tượng thụ
hưởng (nhóm mục tiêu / người hưởng lợi cuối cùng) bao gồm:
- Họ là ai?
- Họ sẽ tham gia vào dự án như thế nào?
- Họ sẽ hưởng lợi như thế nào từ kết quả của dự án?
- Có bao nhiêu người hưởng lợi sẽ được hưởng lợi từ dự án?

Bước 5: Xác định người thực hiện dự án


Trong quá trình lập kế hoạch dự án, nhóm dự án là nguồn lực chính cần thiết cho việc thực hiện dự
án. Ngoài nhóm dự án chính, dự án có thể có sự tham gia của các tổ chức đối tác hoặc nhà cung ứng
bên ngoài.
Các thông tin sau để mô tả cụ thể và chi tiết trong bản dự án:
- Các thành viên của nhóm dự án là ai?
- Các vị trí sẽ có trong nhóm dự án.
- Bao nhiêu nhân viên sẽ làm việc tại mỗi vị trí?
- Trách nhiệm của mỗi vị trí trong nhóm dự án là gì?
- Kinh nghiệm của các nhân viên chủ chốt, mô tả kinh nghiệm của những người chủ chốt sẽ
tham gia vào nhóm dự án.

Bước 6: Xác định thời gian và địa điểm tiến hành dự án


(1) Liệt kê các hoạt động chính của dự án và nếu cần thiết, hãy chia nhỏ chúng thành các nhiệm vụ có
thể quản lý được. Các hoạt động chính được xác định trong một bản tóm tắt những việc mà dự án
phải làm để đạt được các kết quả đã đặt ra, là cơ sở để thiết lập lịch trình dự án
(2) Làm rõ trình tự và tính chất phụ thuộc của các hoạt động. Liên hệ các hoạt động này với nhau để
xác định:
● Trình tự của chúng – nghĩa là: các hoạt động của dự án cần được thực hiện theo thứ tự nào.
● Tính chất phụ thuộc của chúng – nghĩa là: hoạt động nào phụ thuộc vào việc phải hoàn thành
hoặc bắt đầu một hoạt động khác
● Trong các dự án phức tạp, bạn có thể viết các hoạt động của mình trên thẻ flash và di chuyển
chúng lên xuống cho đến khi sắp xếp được chúng vào 1 trình tự thích hợp và phản ánh tính
phụ thuộc lẫn nhau của chúng.
(3) Ước tính thời điểm bắt đầu, thời gian kéo dài và thời điểm kết thúc các hoạt động. Để xác định
được cụ thể thời gian của mỗi hoạt động, cần phải ước tính một cách thực tế về thời gian kéo dài của
mỗi nhiệm vụ. Sau đó kết hợp các tham số đó lại để hình thành các hoạt động. Bằng cách này chúng
ta xác định được ngày khởi đầu và ngày hoàn tất (có khả năng) cho mỗi hoạt động.
(4) Xác định các cột mốc và tóm lược về lịch trình. Các cột mốc là các sự kiện hoặc thành tựu chính
yếu mà từ đó mang lại một thước đo cho tiến độ của dự án và giúp cung cấp một mục tiêu để nhóm
dự án cùng nhắm tới. Ví dụ: xuất bản một công trình nghiên cứu, quyết toán thiết kế xây dựng, hoàn
thành việc thi công, tiến hành đào tạo hoặc thậm chí chỉ là một cuộc họp mang tính trọng điểm.

Bước 7: Thiết lập ngân sách dự án


Một dự toán ngân sách tốt cũng quan trọng như một bản kế hoạch dự án tốt. Suy cho cùng, chính
các chi phí của dự án và khả năng đảm bảo các kinh phí cần thiết sẽ quyết định liệu dự án có được
thực hiện hay không. Việc lên dự toán ngân sách nên được thực hiện trong một nhóm bao gồm các
chuyên gia trong lĩnh vực đang hoạt động và các kế toán viên hoặc những người khác có hiểu biết về
tài chính. Để chuẩn bị ngân sách, dự án nên sử dụng mẫu dự thảo ngân sách của nhà tài trợ tiềm
năng.
Việc chuẩn bị ngân sách có thể được tóm tắt trong 5 các bước sau:
(1) Liệt kê tất cả các hoạt động, hoạt động chi tiết và các chi phí cố định. Bắt đầu bằng cách liệt kê tất
cả các hoạt động và chia nhỏ chúng thành các đầu vào riêng lẻ (nguyên vật liệu, nguồn nhân lực …).
Liệt kê tất cả các chi phí cố định như phí thuê văn phòng và chi phí vận hành, viễn thông và chi phí đi
lại. Cuối cùng, liệt kê tất cả nguồn nhân lực (ví dụ như người quản lý dự án, nhân viên tài chính, nhân
viên nghiên cứu).
(2) Quyết định về đơn vị tính được áp dụng cho từng dòng ngân sách. Các đơn vị phổ biến nhất bao
gồm:
Tiền lương / tháng – để tính chi phí nhân sự (có thể bao gồm không chỉ tiền lương mà tất cả các chi
phí nhân sự khác như thuế và các khoản khấu trừ cho người sử dụng lao động, bảo hiểm …)
Chiếc – dùng cho trang thiết bị, vật liệu
Số tiền trọn gói – tổng số tiền chi cho một công việc được khoán cho nhà thầu phụ (ví dụ thiết kế đồ
họa, thiết kế xây dựng)
(3) Ước tính số lượng yêu cầu cho mỗi hạng mục. Liệt kê tất cả các hoạt động và các đầu vào cụ thể
của chúng để xác định về số lượng
(4) Tìm ra các chi phí đơn vị cho mỗi dòng ngân sách.
(5) Chỉ định nguồn quỹ tài trợ. Nếu dự án cần phải tìm kiếm nguồn tài trợ bên ngoài, cần tìm dòng
ngân sách nào sẽ cần phải được chi trả từ các nguồn bên ngoài và những dòng ngân sách nào thì có
thể được chi trả trong ngân sách hàng năm của dự án.

Bước 8: Xác định cách đo lường kết quả dự án


Bước đo lường kết quả gắn chặt với việc thiết lập kết quả cho dự án tại bước 1. Các tiêu chí được sử
dụng để đo lường và đánh giá kết quả dự án bao gồm:
● Đo lường về chất lượng công việc: Chỉ số này yêu cầu cả về khối lượng và kỹ thuật. Đối với
từng dự án các công cụ đo lường là khác nhau. Ví dụ với các dự án truyền thông, thì số liệu
cần đo sẽ là lượt xem, lượt like, lượng share…
● Đo lường về thời gian hoàn thành: dự án có hoàn thành công việc đúng dự kiến đề ra không
● Đo lường về ngân sách: dự án có sử dụng đúng số ngân sách dự kiến lúc ban đầu không.

1.4 Cơ sở lý luận về tình trạng trễ tiến độ và tăng chi phí


1.4.1 Trễ tiến độ
1.4.1.1 Khái niệm
Chậm tiến độ được định nghĩa là khoảng thời gian giữa ngày hoàn thành được thỏa thuận trong hợp
đồng và ngày thực tế hoàn thành (Elinwa và Joshua, 2001; dẫn theo Usman, Gambo và Ibrahim,
2014).Theo Assaf và Hejji (2007), chậm tiến độ chính là sự chậm trễ ảnh hưởng đến ngày dự án hoàn
thành được quy định trong hợp đồng. Theo Menesi (2007), nếu xét theo tiêu chí trách nhiệm, chậm
tiến độ được phân thành hai loại: có thể tha thứ và không thể tha thứ.
Sự chậm trễ của dự án thường là một vấn đề có thể khiến các công ty vượt ngân sách, khiến họ bỏ lỡ
thời hạn và đôi khi khiến dự án bị trật bánh. Trễ tiến độ được hiểu là thời gian thực hiện dự án vượt
qua thời gian thỏa thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu quy định trong hợp đồng ban đầu.
Trễ tiến độ thực hiện dự án là khi dự án bắt đầu hoạt động sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp đến khi hoàn thành tất cả thì thời gian hoàn thành vượt qua với sự tính toán theo
kế hoạch ban đầu kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới công tác thực hiện dự án.

1.4.1.2 Nguyên nhân


Tiến độ thi công công trình bị chậm trễ do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân khách quan
như: ảnh hưởng điều kiện thời tiết, vướng mặt bằng và đền bù giải tỏa, xử lý kỹ thuật, phát sinh bổ
sung các biện pháp thi công, điều chỉnh thiết kế, điều chỉnh quy hoạch, nguồn vốn cho công trình bị
cắt giảm so với kế hoạch đã bố trí, nghỉ lễ tết theo quy định, v.v. Bên cạnh đó, có nguyên nhân chủ
quan từ phía nhà thầu như: không đáp ứng năng lực nên không tập trung đầy đủ vật tư, nhân lực,
máy móc thiết bị để thi công; có trường hợp cố tình kéo dài thời gian thi công để được tính bổ sung
chênh lệch chi phí, v.v và cũng có trường hợp do năng lực quản lý điều hành của chủ đầu tư, đơn vị
điều hành dự án còn hạn chế. Nhưng theo nghiên cứu, một số yếu tố rất đơn giản dường như lại là
nguyên nhân chính của sự chậm trễ đó là giai đoạn đấu thầu. Do quản lý kém, việc định giá dự án
được tiến hành trong một khoảng thời gian rất ngắn dẫn đến nhiều sai lầm về giá.
Việc chậm trễ tiến độ thi công công trình gây chậm trễ đưa công trình vào khai thác sử dụng dẫn đến
giảm hiệu quả đầu tư, bên cạnh đó còn làm tăng chi phí đầu tư do phải bổ sung chi phí phát sinh do
kéo dài thời gian thi công và phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư, ảnh hưởng đến tiến độ quyết
toán dự án hoàn thành.
- Thiếu vốn: việc một nhà thầu làm nhiều công trình một lúc, không thu hồi tiền được các dự
án trước thì việc thiếu vốn là việc hoàn toàn dễ hiểu. Vấn đề này thường có nhiều nhà thầu
mắc phải khiến việc nhập vật tư hay chi trả các chi phí trong quá trình thi công gặp trục trặc
dẫn đến việc bị chậm tiến độ. Những sai lầm này không chỉ gây ra vấn đề về dòng tiền, khiến
nhà thầu không thể hoàn thành mục tiêu kế hoạch mà còn gây ra sự chậm trễ lớn khi kết
thúc dự án. Một kế hoạch quản lý dự án xây dựng bao gồm nhiều giai đoạn định giá, sự sai
lầm có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình này dẫn đến chậm tiến độ.
- Không điều động được nhân công: con người chính là nhân tố chính trong việc xây dựng
một công trình dù lớn hay nhỏ, với nhiều nhà thầu xây dựng việc quản lý nhân công không
tốt dẫn đến việc không kiểm soát được số lượng nhân công ổn định trong quá trình thi công.
Đó là nguyên nhân dẫn đến việc bị chậm tiến độ trong quá trình thi công.
- Chểnh mảng các khâu trong quá trình làm việc: để một dự án hoàn thành cần rất nhiều
khâu phải phối hợp nhịp nhàng cùng nhau. Việc chểnh mảng trong 1 khâu khiến bị chậm tiến
độ trong khâu đó làm cho việc cả quá trình bị chậm và chạy theo. Vì thế, để tránh được việc
chậm tiến độ thì việc tập trung cao độ trong tất cả các khâu là vô cùng cần thiết. Thực hiện
một dự án đòi hỏi nắm rõ các phương pháp cần thực hiện cho từng hạng mục xây dựng. Các
phương pháp này cần được tuyên bố rõ ràng trước khi bắt đầu dự án để đảm bảo các kỹ sư
thực hiện công trình đúng cách nhằm đáp ứng chất lượng và thông số kỹ thuật cần thiết.
- Thiết bị hư hỏng: năng lực thiết bị của một công ty thường được đánh giá gần ngang hàng
với năng lực nhân sự của công ty đó. Việc thiết bị hỗ trợ con người trong quá trình là điều
không thể nào bàn cãi, yếu tố công nghệ càng được ứng dụng nhiều thì tiến độ ngày càng
nhanh và ngược lại. Việc thiết bị máy móc hỏng trong quá trình thi công thì việc chậm tiến độ
là điều dễ dàng có thể xảy ra.
- Thời tiết xấu: Trong các công trình thi công xây dựng có đến 99% là các công trình được xây
tại không gian tự nhiên. Nơi ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố thời tiết. Việc thời tiết không
ủng hộ hoặc nhiều khi trở nên khắc nghiệt như mấy ngày đông này thì việc ảnh hưởng tiến
độ là điều không thể tránh khỏi. Một dự án xây dựng kéo dài hơn một năm chắc chắn sẽ phải
trải qua các hình thái thời tiết khác nhau do sự thay đổi của các mùa trong suốt cả năm. Tuy
nhiên, nếu linh hoạt trong khâu quản lý thì vẫn có thể khắc phục được vấn đề này khi thay
đổi kế hoạch sao cho các yếu tố đều là tốt nhất. Ví dụ, vào hè có nhiều ngày mưa lớn khiến
công nhân hoàn toàn không thể thực hiện các hoạt động xây dựng đặc biệt là đổ bê tông.
Ngoài ra, những thiên tai có thể xảy ra như bão, lũ, động đất hay tình trạng nhiệt độ khắc
nghiệt cũng khiến cho tiến độ xây dựng bị đình trệ.
- Khan hiếm nguồn nguyên vật liệu: trong năm, có một số thời điểm nguồn vật liệu trở lên
khan hiếm vì nhu cầu của người sử dụng tăng cao đặc biệt là những tháng cuối năm. Vì thế,
những dự án bắt đầu vào cuối năm thường hay có xu hướng bị chậm tiến độ do việc không
điều động được đủ nguồn nguyên vật liệu trong quá trình thi công. Bên cạnh đó, việc đặt
nguyên vật liệu quá gấp không đủ thời gian để nhà cung cấp sản xuất cùng là nguyên nhân
dẫn đến việc chậm tiến độ công trình
- Nhận bàn giao mặt bằng chậm: Trên thực tế, có rất nhiều công trình mà nhà thầu thi công
nhận được bàn giao muộn dẫn đến tình trạng bị chồng chéo tiến độ. Nhiều nhà đầu tư vì
những lý do nào đó không thể bàn giao mặt bằng thi công cho nhà thầu tuy nhiên vẫn muốn
nhà thầu hoàn thành dự án theo chính tiến độ mà 2 bên đã ký kết. Tuy nhiên, việc bàn giao
chậm chính là lý do khiến cho tiến độ thực hiện dự án bị chậm. Để tránh trường hợp bị chậm
tiến độ thì các nhà đầu tư cũng nên lưu ý những vấn đề này.
- Yếu tố thiết kế: là một nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian thực hiện dự án. Các
vấn đề xảy ra trong quá trình thiết kế rất đa dạng và số lượng quá lớn đến nỗi có thể gây trì
hoãn dự án trong nhiều tháng.
- Tăng quy mô dự án: Các chủ đầu tư thường bắt đầu các dự án mà không biết đầy đủ và chi
tiết những gì họ muốn đạt được trong tương lai. Trong quá trình thi công họ có thể muốn gia
tăng phạm vi xây dựng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian dự án.
- Điều kiện kinh tế thay đổi: có thể nói xây dựng là một ngành công nghiệp bị ảnh hưởng bởi
các điều kiện kinh tế của quốc gia nói chung và các đơn vị có liên quan đến dự án nói riêng.
Nếu giá trị tiền tệ của quốc gia thay đổi hay chủ đầu tư gặp vấn đề trong việc cung cấp tài
chính cho dự án thì cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ của công trình.

1.4.2 Khái niệm và nguyên nhân tăng chi phí


Vượt dự toán là việc chi phí thực hiện dự án tăng hơn so với chi phí ước tính ban đầu khi lập dự án,
hoặc tăng hơn chi phí tối đa quy định trong hợp đồng (Avots, 1983). Một số tác giả khác như
Mansfield và cộng sự (1994) lại cho rằng “sự thay đổi chi phí”cũng được sử dụng thay thế cho vượt
dự toán. Trong một cách tiếp cận so sánh, Flyvbjerg và cộng sự (2003) cho rằng “chi phí tăng thêm”
là sự khác biệt giữa chi phí thực tế và ngân sách dự kiến ban đầu.
Tình trạng chi phí vượt mức trong các dự án xây dựng đã trở thành một thực trạng chung của toàn
ngành. Vượt chi phí (tăng chi phí) có thể là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc cải tạo,
sửa chữa, mở rộng công trình xây dựng bị vượt mức so với dự toán ban đầu. Tăng chi phí được hiểu
chính là sự gia tăng chi phí thực tế tại thời điểm hoàn thành so với chi phí dự toán ban đầu trên hợp
đồng thỏa thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu lúc ban đầu. Tăng chi phí trong việc thực hiện dự án là
việc số tiền dự toán ngân sách dự án theo kế hoạch ban đầu bị vượt qua tính toán do nhiều nguyên
nhân dẫn tới tình trạng tăng chi phí. Một trong những lý do kiến chi phí tăng so với dự toán ban đầu
chính là trễ tiến độ làm kéo theo nhiều yếu tố khác làm cho tình trạng tăng chi phí khi thực hiện dự
án xuất hiện.
Không những thế tiến độ chậm chủ yếu là do chủ quan, nhà thầu không huy động đủ máy móc, thiết
bị, nhân lực, nguồn lực tài chính để thi công ngay từ đầu, ban quản lý dự án cũng không chỉ đạo, đốc
thúc, báo cáo sớm ảnh hưởng đến dự án làm kéo theo việc tăng chi phí dự toán. Việc quản lý chi tiêu
trong một dự án quyết định đến mức độ thành công của dự án đó. Ngoài yếu tố trễ tiến độ ảnh
hưởng đến tăng chi phí thực hiện còn rất nhiều yếu tố khác.
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí dự án là mặt bằng thi công có đủ điều kiện thuận lợi
cho việc thi công, bố trí nguyên vật liệu, vận tải, lực lượng thi công. Bên cạnh đó còn có những yếu tố
ảnh hưởng gián tiếp đến khu vực thi công như tiếng ồn, sạt lở đất, sụt lún hạ tầng, giao thông, sinh
hoạt người dân, v.v sẽ gây nên những chi phí phát sinh. Trình độ nhân sự trong sự phát triển của dự
án: nhân sự là yếu tố có tính quyết định quan trọng đến sự thành công của các dự án doanh nghiệp,
tuy không trực tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ nhưng có vai trò lớn trong việc nâng cao năng suất lao
động và chất lượng sản phẩm. Công tác quản lý, sắp xếp nguồn nhân lực rất quan trọng trong việc
đẩy nhanh tiến độ dự án và chi phí dự án trong phạm vi đã duyệt đối với ngành xây dựng. Để quản lý
nhân sự tốt, đầu tiên phải xác định đúng trình độ, bố trí công việc phù hợp nhằm khai thác tiềm năng
tối đa, sử dụng tiềm năng đó hiệu quả để tiết kiệm chi phí.
Ngoài ra, tình trạng trễ tiến độ kéo theo vượt dự toán so với thực tế đã đề ra trong kế hoạch ban
đầu, đặc biệt đa số các dự án thuộc Cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017 - 2020 đều vướng phải tình
trạng trì trệ do tình hình dịch COVID bùng phát khiến cho mọi thứ chậm lại, Ban Quản lý dự án và các
nhà thầu đã nỗ lực khắc phục, đảm bảo công tác phòng chống dịch để duy trì công trường, không để
gián đoạn thi công, tạo cơ sở để cơ bản đảm bảo tiến độ theo mục tiêu.

CHƯƠNG 2: giới thiệu tổng quan về dự án sân bay Long Thành (hiếu lên
barem rồi Hiếu, Giang, Tuấn Anh làm phần này nhé)
(lên cho t 1 cái barem của việc lập kế hoạch dự án theo slide nha Hiếu - này t không có slide nên hơi
ngộp)
1. https://www.facebook.com/HoiNgo15/posts/1039257149454661/
2. https://storage-vnportal.vnpt.vn/lci-ubnd-responsive/2346/ANHT9/KH%20gi%E1%BA%A3i
%20ch%E1%BA%A1y%20marathon%202022.pdf
(chọn 1 dự án ở Việt Nam hoặc nước ngoài, case study nghiên cứu về 1 dự án cụ thể, lưu ý phải từ
học thuật được công nhận bởi các cá nhân tổ chức uy tín, ưu tiên lấy tư liệu từ giáo trình, kết hợp và
liên quan với lý thuyết trình bày ở chương 2)
Nội dung:

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt

GTVT Giao Thông Vận Tải

TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

ICAO International Civil Aviation Tổ chức Hàng không Dân dụng


Organization Quốc tế

ODA Official Development Hỗ trợ Phát triển Chính thức


Assistance

PPP Public - Private Partnership Hình thức đối tác công - tư

SBQT Sân bay Quốc tế


ACV Airports Corporation of Tổng công ty Cảng hàng không
Vietnam - JSC Việt Nam

UBND Ủy ban Nhân dân

VATM Tổng công ty Quản lý bay Việt


Nam

CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ
LONG THÀNH

2.1 LÝ DO LỰA CHỌN DỰ ÁN

Dựa vào số liệu thống kê trong khoảng 10 năm trở lại đây, thị trường vận tải
hàng không Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, với tốc độ tăng trưởng
liên tục đạt mức hai con số, trung bình đạt 15,8% mỗi năm. Theo báo cáo của Hiệp hội
vận tải hàng không quốc tế (IATA), Việt Nam được ghi nhận là một trong những thị
trường hàng không có tốc độ tăng trưởng hàng năm nhanh nhất thế giới, cao hơn tốc
độ trung bình của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tại khu vực phía Nam nói
riêng, hiện tại chỉ có ba sân bay Quốc tế là Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc.
Trong đó SBQT Cần Thơ có chức năng phục vụ cho khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long, SBQT Phú Quốc phục vụ riêng cho khách du lịch đến đảo Phú Quốc. Trong khi
đó, SBQT Tân Sơn Nhất phải phục vụ cho cả khu vực Đông Nam Bộ và một số tỉnh
lân cận, với quy mô dân số chiếm hơn 20% và tổng GDP hàng năm trên 50% của cả
nước.

Thứ nhất, Bộ GTVT cho rằng vùng kinh tế trọng điểm TP.HCM và các tỉnh
Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu hiện là thị trường vận tải hàng không lớn
nhất cả nước, nằm trên trục giao thông hàng không đông đúc của khu vực Đông Nam
Á. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu phát triển của khu vực kinh tế đầu tàu cả nước và tạo cơ
hội thu hút các hãng hàng không quốc tế, đòi hỏi phải có một cảng hàng không trung
chuyển quốc tế lớn. Để xây dựng cảng hàng không trung chuyển quốc tế lớn thì Long
Thành có lợi thế hơn các cảng hàng không khác trong khu vực.

Thứ hai, Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất hiện là sân bay quốc tế duy nhất phục
vụ vùng đô thị Thành phốHồ Chí Minh theo quy hoạch, là vùng kinh tế năng động
nhất cả nước. Sân bay Tân Sơn Nhất vốn được xây dựng trong chiến tranh Việt Nam
nhằm mục đích phục vụ cho các hoạt động dân sự và quân sự. Vị trí sân bay Tân Sơn
Nhất nằm trong khu vực nội đô vốn đông đúc và chật chội, do đó khả năng mở rộng và
đảm bảo an toàn bay là rất hạn chế và khó khăn, chưa kể tiếng ồn của các chuyến bay
nơi đây sẽ khiến cuộc sống của người dân quanh đó bị ảnh hưởng. Trong khi nhu cầu
hàng không tại Tân Sơn Nhất ngày càng tăng thì quỹ đất mở rộng sân bay lại rất hạn
hẹp, do khu vực xung quanh sân bay có mật độ dân cư rất cao, chi phí và thời gian cho
việc đền bù giải tỏa là rất lớn. Bên cạnh đó là năng lực hạ tầng kết nối đến Tân Sơn
Nhất cũng có hạn, các trục đường chính dẫn đến Tân Sơn Nhất như Trường Sơn, Cộng
Hòa, Quang Trung,… thường xuyên trong tình trạng quá tải, nhất là các dịp cao điểm.
Điều này trong thời gian dài sẽ gây ra những hệ quả xấu đến kinh tế và xã hội. Chính
vì vậy, sau nhiều năm nghiên cứu, lấy ý kiến và thảo luận giữa các cấp Nhà Nước và
người dân, việc lên kế hoạch cho một sân bay Quốc tế mới để giảm tải và dần thay thế
cho sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất đã được thống nhất và lựa chọn.

Thứ ba, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam lại tăng nhanh qua từng năm,
mức tăng trưởng lượng khách vào khoảng 15% - 20% trung bình mỗi năm và thị
trường hàng không quốc nội đầy tiềm năng.Ngoài ra, chính phủ Việt Nam nhận thấy
rằng, cần phải có một sân bay với quy mô lớn nhằm cạnh tranh kinh tế với các cảng
hàng không trung chuyển lớn khác trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu Á
nói chung. Công suất tối đa của sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 25 triệu lượt khách mỗi
năm. nhưng kể từ năm 2016, Tân Sơn Nhất luôn phải hoạt động vượt công suất của
mình. Tính đến 2019, trước thời điểm dịch COVID - 19 xảy ra gây ảnh hưởng ngành
hàng không toàn cầu, thì Tân Sơn Nhất đã phục vụ hơn 40 triệu hành khách mỗi năm,
trung bình 700 chuyến bay đến và đi tại Tân Sơn Nhất mỗi ngày, dịp cao điểm lên đến
900 chuyến mỗi ngày. Tốc độ tăng trưởng lượng khách trên 18% - 20% mỗi năm. Vì
thế, ý tưởng về một sân bay mới được ra đời nhằm thúc đẩy kinh tế vùng Nam Bộ và
cả nước - Sân bay Quốc tế Long Thành.

2.2 MÔ TẢ DỰ ÁN

Theo kế hoạch, quá trình xây dựng sân bay Long Thành sẽ được chia làm ba
giai đoạn:

- Giai đoạn 1 (2021 - 2025).

- Giai đoạn 2 (2025 - 2035).

- Giai đoạn 3 (2035 - 2050).


Tổng mức đầu tư khái toán cho toàn bộ dự án là 336.630 tỷ đồng, tương
đương 16,03 tỷ USD. Dự án được sử dụng một phần vốn ngân sách Nhà nước, vốn cổ
phần hóa doanh nghiệp Nhà nước của ngành hàng không, vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA), vốn doanh nghiệp, vốn đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) và
các loại vốn khác theo quy định của pháp luật.

Ngày 11/11/2020, Chính phủ đã ký quyết định số 1777/QĐ–TTG phê duyệt


Dự án đầu tư xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1 với tổng vốn đầu tư 109112 tỷ
đồng (4,67 tỷ USD). Dự án sẽ bao gồm 4 dự án thành phần:

(1) Các công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước (hải quan, công an cửa
khẩu, kiểm dịch y tế,…).

(2) Các công trình phục vụ quản lý bay (đài kiểm soát không lưu, giám sát và
khí tượng,…).

(3) Các công trình thiết yếu (nhà ga hành khách, đường cất hạ cánh, hệ thống
cấp nước, xử lý nước thải, hệ thống giao thông kết nối,…).

(4) Các công trình khác (ga hàng hóa chuyển phát nhanh, vệ sinh tàu bay, bảo
trì các phương tiện phục vụ mặt đất,…).

(Nguồn: QUYẾT ĐỊNH SỐ 1777/QĐ-TTG)

Sân bay quốc tế Long Thành đi qua 6 xã của huyện Long Thành của tỉnh
Đồng Nai, đó là: Long An, Bình Sơn, Cẩm Đường, Suối Trầu, Bàu Cạn, Long Phước.

Dự án nằm gần Quốc lộ 51 và một số tuyến cao tốc quan trọng của khu vực
Nam Bộ như:

• Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.

• Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.

• Cao tốc Bến Lức – Long Thành.

• Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết.


Sân bay quốc tế Long Thành khi đi vào hoạt động là sân bay có diện tích lớn
nhất Việt Nam với diện tích là 5.000 héc-ta, trong đó, diện tích xây dựng kết cấu hạ
tầng sân bay là 2.750ha; diện tích đất cho quốc phòng là 1.050 héc-ta; diện tích đất
dành cho hạng mục phụ trợ và công nghiệp hàng không, các công trình thương mại
khác là 1.200héc-ta. Chiều dài đường cất cánh lên tới 1800 mét. Dự kiến công suất
hoạt động của sân bay Long Thành là đón được 100 triệu lượt khách và 5 triệu hàng
hóa mỗi năm.

Với mục tiêu trở thành sân bay trung chuyển hàng không quốc tế, cảng hàng
không Long Thành được xây dựng thành siêu sân bay cấp 4F. Trong phân cấp của Tổ
chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), 4F là cấp cao nhất. Những sân bay cấp
này có thể phục vụ các loại máy bay hai tầng như Airbus A380, Boeing 747-8.

(Nguồn: Báo Điện tử Chính phủ)

Sân bay quốc tế Long Thành được thiết kế theo hình bông hoa sen cách điệu.
Phần sảnh chính với phần mái xếp chồng lên nhau như một bông đang nở với các cánh
tỏa ra. Hình ảnh của hoa sen còn xuất hiện trong phần nội thất ở sảnh làm thủ tục, ở
mặt chính của nhà ga.

2.3 MỤC TIÊU DỰ ÁN


Giai đoạn 1 (2021 - 2025): Sân bay Long thành sẽ xây dựng xong một nhà ga
hành khách có một đường băng và một nhà ga hàng hóa. Giai đoạn này sẽ phục vụ
được tối đa 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

Giai đoạn 2 (2025 - 2035): Tiếp tục xây dựng thêm đường cất hạ cánh và nhà
ga. Giai đoạn này cảng hàng không sẽ được nâng cấp lên để đáp ứng được nhu cầu đi
lại của 50 triệu hành khách và 1,5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

Giai đoạn 3 (Từ sau năm 2035): Hoàn thành tất cả các đường cất hạ cánh và
nhà ga. Giai đoạn hoàn thiện cảng hàng không Long Thành sẽ có công suất phục vụ
100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

2.4 TẦM QUAN TRỌNG CỦA DỰ ÁN

Ngày 05/01/2021, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức
phát lệnh khởi công xây dựng giai đoạn 1 của sân bay Quốc tế Long Thành, sau một
khoảng thời gian dài dự án này được lên kế hoạch và chuẩn bị. Thủ tướng nhấn mạnh:
“Đây là dự án quan trọng đặc biệt cấp quốc gia, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước. Đây cũng là dự án hạ tầng có tổng
vốn đầu tư lớn nhất từ trước đến nay. Mục tiêu xây dựng sân bay Long Thành theo
chuẩn hàng không dân dụng Quốc tế, hướng đến trở thành trung tâm trung chuyển
hàng không của quốc tế và khu vực.”

Về vị trí địa lý, sân bay Quốc tế Long Thành tọa lạc tại vị trí trung tâm của
Đông Nam Bộ, trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Về đường bộ, nó cách trung tâm
TP Hồ Chí Minh 35km, cách TP Biên Hòa 30km, cách Bà Rịa – Vũng Tàu 60km. Về
đường bay, chỉ trong vòng 2 giờ đến 2,5 giờ bay có thể tiếp cận hầu hết các đô thị lớn
trong khu vực Đông Nam Á và nằm trên tuyến hàng không sôi động nhất thế giới kết
nối châu Á Thái Bình Dương với các châu lục khác. Có thể nói đây là vị trí chiến lược
trên bản đồ hàng không quốc tế.

Về quy mô dự án, với quy mô lên đến 5.000ha, tổng số vốn đầu tư hơn 16 tỷ
USD, chia làm 4 giai đoạn phát triển từ nay đến năm 2050 với tổng công suất hành
khách dự kiến 100 triệu người/ năm và hàng hóa 5 triệu tấn/năm. Đây là một dự án với
tầm nhìn chiến lược dài hạn và bài bản của Chính phủ Việt Nam. Dự kiến khi đi vào
hoạt động, sân bay Quốc tế Long Thành sẽ đóng góp từ 3 – 5% tổng GDP cả nước mỗi
năm (GDP tăng 8 – 12 tỷ USD từ những tác động mang lại cho kinh tế), giúp tạo việc
làm cho hàng chục nghìn lao động nhiều ngành nghề ở khu vực xung quanh sân bay.

Về cơ sở hạ tầng, sân bay Quốc tế Long Thành cũng đóng góp vào phát triển
hạ tầng khu vực nói chung, trong đó phải kể đến các tuyến giao thông lớn giúp kết nối
đến sân bay như cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây mở rộng, cao tốc Biên
Hòa – Vũng Tàu, cao tốc Bến Lức – Long Thành, các tuyến đường sắt và đường Vành
đai,… Những hạ tầng này sẽ gián tiếp thúc đẩy lưu thông hàng hóa, sản xuất, thương
mại, thúc đẩy nền kinh tế liên vùng, trong đó bất động sản cũng là một ngành được
hưởng lợi.

Đặc biệt, sân bay Quốc tế Long Thành nằm trong chiến lược phát triển mạng
lưới Logistic phía Nam, trong đó sân bay Quốc tế Long Thành và cảng Cái Mép – Thị
Vải (cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam và lọt top 15 cảng có công suất lớn nhất thế
giới) sẽ đóng vai trò là hai cửa ngõ trung chuyển của khu vực. Từ đây hàng hóa sẽ đến
và đi theo đường biển và đường hàng không, sau đó lan tỏa ra theo mạng lưới đường
bộ. Đây là một bức tranh lớn tiềm năng cho ngành Logistics khu vực phía Nam. Đặc
biệt hơn, trong mạng lưới này vai trò của các khu công nghiệp và công nghệ cao đã
hiện hữu ở TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ càng được thể
hiện rõ hơn. Với xu hướng dịch chuyển nền công nghiệp công nghệ cao từ Trung
Quốc sang các nước lân cận trong những năm gần đây, có thể nói khu vực Đông Nam
Bộ sẽ là lựa chọn ưu tiên khi đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về Logistics và hạ tầng cơ
sở. Đây được xem như là “hổ mọc thêm cánh”.

Tóm lại, tầm quan trọng của dự án sân bay Quốc tế Long Thành là vô cùng
quan trọng. Sân bay Quốc tế Long Thành sẽ là một dự án đầu tư không chỉ giúp giải
quyết vấn đề hàng không mà còn là bài toán đầu tư kinh tế dài hạn mang tầm khu vực.
Từ Long Thành, không chỉ các chuyến bay cất cánh mà nền kinh tế cũng sẽ “cất cánh”
để đạt đến những mốc son mới, khẳng định vị thế của Việt Nam trên thương trường
Quốc tế.

CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG CHẬM TIẾN ĐỘ CỦA DỰ ÁN CẢNG HÀNG
KHÔNG QUỐC TẾ LONG THÀNH GIAI ĐOẠN 1 (2021 - 2025)

3.1 THỰC TRẠNG TIẾN ĐỘ CỦA DỰ ÁN GIAI ĐOẠN 1

Về mặt bằng, tới nay địa phương đã bàn giao toàn bộ mặt bằng để phục vụ thi
công dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1. Tuy nhiên, mặt bằng phục vụ xây dựng
hai tuyến giao thông kết nối sân bay vẫn chậm.

Về thi công, tới nay Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã
hoàn thành xây dựng tường rào, hoàn thành toàn bộ móng cọc nhà ga hành khách, san
nền đạt gần 87% khối lượng đủ cho thi công các công trình.

Về chi phí, Giai đoạn 1 của dự án Sân bay Long Thành có tổng vốn đầu tư là
109.112 tỷ đồng (tương đương 4,67 tỷ USD).

3.1.1 Thực trạng tiến độ của dự án thành phần 1

Các công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước, Bộ GTVT đánh giá, tới nay
chậm, do công tác bố trí vốn của các bộ và UBND tỉnh Đồng Nai chậm. Dù vậy, đây
là các công trình dân dụng thông thường, không phức tạp, thời gian chuẩn bị dự án từ
6-12 tháng, thời gian thi công từ 12-18 tháng, nên chậm nhưng vẫn đủ thời gian để
hoàn thành vào cuối năm 2025, đảm bảo đồng bộ với các công trình khác.

Trụ sở Cảng vụ hàng không dự kiến vốn khoảng 27 tỷ đồng, Cục Hàng không
đang lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Trụ sở Hải quan - Bộ Tài chính, tổng mức vốn
khoảng hơn 400 tỷ đồng, đã có thông báo vốn, nhưng chưa được giao vốn.

Trụ sở Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an, tổng vốn khoảng 70 tỷ
đồng, dự kiến cuối năm nay khởi công. Trụ sở Công an địa phương (UBND tỉnh Đồng
Nai), tổng vốn gần 45 tỷ đồng, đã được phê duyệt chủ trương đầu tư.

Trụ sở các cơ quan kiểm dịch động/thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã chỉ đạo Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật hoàn thiện hồ sơ đề xuất chủ
trương đầu tư.

3.1.2 Thực trạng tiến độ của dự án thành phần 2


Các công trình quản lý bay có tổng vốn khoảng 3.435 tỷ đồng, do Tổng Công
ty Quản lý bay (VATM) làm chủ đầu tư. Tới nay, đã khởi công xây dựng công trình
chính là đài kiểm soát không lưu, tiến độ cơ bản đạt mục tiêu, đảm bảo hoàn thành
cuối năm 2025.

3.1.3 Thực trạng tiến độ của dự án thành phần 3

Trong 4 dự án thành phần, dự án thành phần 3 với các công trình thiết yếu cho
sân bay có vị trí quan trọng nhất, vốn đầu tư lớn nhất, hoàn thành các công trình này
sẽ quyết định việc đưa sân bay vào khai thác. Dự án thành phần này có tổng vốn
khoảng hơn 99.000 tỷ đồng, do Tổng Công ty Cảng hàng không (ACV) làm chủ đầu
tư.

Cuối tháng 7 và tháng 8 vừa qua, ACV đã khởi công xây dựng các công trình
chính của sân bay, gồm đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ, nhà ga hành khách, hai
tuyến giao thông kết nối.

Riêng gói thầu thi công nhà ga hành khách, theo hợp đồng, thời gian thi công
kéo dài 39 tháng (từ ngày ký hợp đồng). Nếu theo thời gian hợp đồng, gói thầu này sẽ
không đạt mục tiêu hoàn thành vào cuối năm 2025.

Một số gói thầu đáng chú ý, đã được triển khai tại dự án thành phần 3 Sân
bay Long Thành giai đoạn 1

3.1.4 Thực trạng tiến độ của dự án thành phần 4

Với các công trình khác của sân bay, Bộ GTVT ưu tiên mời gọi đầu tư khu
bảo trì máy bay, khu suất ăn, khu bảo trì phương tiện mặt đất và trung tâm điều hành
của các hãng hàng không. Hiện Cục Hàng không đang hoàn thiện hồ sơ mời gọi đầu
tư, đánh giá hồ sơ quan tâm của 8/11 công trình. Riêng trung tâm điều hành của các
hãng hàng không không có nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, do khó khăn trong việc
xác định giá trị tiền sử dụng đất nộp ngân sách nhà nước nên tiến độ các công trình
đều chậm.
3.2 PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG CHẬM TIẾN ĐỘ CỦA DỰ ÁN GIAI ĐOẠN 1

3.2.1 Thực trạng chậm tiến độ của dự án

Tiến độ Dự án sân bay Long Thành "rất chậm" - Đây là đánh giá trong báo
cáo về tình hình triển khai Dự án sân bay Long Thành của Ủy ban Kinh tế gửi đại biểu
Quốc hội trước Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV.

“Theo nghị quyết 53 của Quốc hội về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thu
hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành thì việc
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được triển khai một lần và hoàn thành trước
năm 2021. Tuy nhiên đến nay, Chính phủ đề nghị kéo dài thời gian triển khai đến năm
2024, tức là chậm ba năm so với tiến độ đề ra” - Trích lời Đại biểu Tạ Thị Yên (Phó
Trưởng Ban Công tác Đại biểu). So với nghị quyết của Quốc hội, đến nay dự án thu
hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành đã chậm tiến độ. Điều này
có thể dẫn tới chậm tiến độ chung của dự án.

“Gói thầu thi công nhà ga hành khách thuộc dự án thành phần 3 là phần quan
trọng nhất quyết định đến tiến độ của dự án, theo hợp đồng, thời gian thi công kéo dài
39 tháng (từ ngày ký hợp đồng). Nếu theo thời gian hợp đồng, gói thầu này sẽ không
đạt mục tiêu hoàn thành vào cuối năm 2025. Dự án sẽ hoàn thành vào khoảng tháng
10-11/2026. Nếu theo tiến độ này chậm hơn 1 năm so với yêu cầu của Quốc hội” - Bộ
trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng phát biểu trước Quốc hội.

3.2.2 Nguyên nhân chậm tiến độ của dự án

3.2.2.1 Nguyên nhân chủ quan

Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng nêu rõ: “Sự thay đổi nhân
sự chủ chốt của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai trong thời gian thực hiện dự án là
nguyên nhân chủ quan khiến dự án sân bay Long Thành chậm trễ”.

3.2.2.1 Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, sân bay Long Thành có thể là dự án quy mô lớn nhất nên việc giải
phóng mặt bằng, bồi thường, tái định cư cũng cần thời gian dài hơn.
Thứ hai là ảnh hưởng do dịch COVID-19, đặc biệt là thời gian giãn cách xã
hội, lực lượng lao động khan hiếm.

Thứ ba, dự án quy hoạch hơn 20 năm nên trong thời gian chưa triển khai,
người dân có nhu cầu vẫn sang nhượng, mua bán qua nhiều người dẫn đến công tác đo
đạc, kiểm đếm gặp khó khăn mà nếu không làm cẩn thận lại dẫn đến khiếu nại.

Thứ tư là đầu năm 2022, đứt gãy nguồn cung ảnh hưởng đến các dự án có cấu
phần xây dựng tái định cư. Có nhà thầu dù đã bỏ tiền xây dựng 30 - 40% công trình
vẫn bỏ không làm tiếp. Muốn đấu thầu lại phải tiến hành bóc tách khối lượng, lên hồ
sơ, chưa kể xin điều chỉnh giá nhân công, vật liệu...

Dự án thành phần 1 chậm do công tác bố trí vốn của các bộ và UBND tỉnh
Đồng Nai chậm.

Dự án thành phần 4 chậm do khó văn trong việc xác định giá trị nộp tiền ngân
sách nên tiến độ công trình chậm.

Bộ GTVT và các đơn vị xác định đài kiểm soát không lưu và nhà ga hành
khách là hai đường găng của dự án.

CHƯƠNG 4: Đánh giá thực trạng và ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP của dự án
(Tuấn Anh)
4.1 Các mặt đạt được của dự án
Về Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế
Long Thành là dự án thành phần của Dự án tổng thể Cảng hàng không quốc tế Long
Thành, với mục tiêu thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để có mặt bằng “sạch”
giao chủ đầu tư Dự án đầu tư xây dựng Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành đúng
tiến độ. Liên quan đến công tác GPMB, UBND tỉnh Đồng Nai đã bàn giao toàn bộ mặt
bằng giai đoạn 1 với tổng diện tích là 2.532 héc-ta (đạt tỉ lệ 100%) cho Cảng vụ hàng
không Miền Nam và ACV để triển khai thi công. Địa phương này đã thu hồi hơn
4.882,6 héc-ta (đạt 98,7%). Phần diện tích còn lại 63,83 héc-ta (trong đó có 53,45 héc-
ta đất giao thông, sông, suối và 10,38 héc-ta đất của hộ gia đình) dự kiến hoàn thành
thu hồi trong tháng 9/2023.
Với DATP 1, mới có 2 trụ sở đại diện Cảng vụ hàng không Miền Nam và Cục
Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) đã được bố trí vốn, phê duyệt chủ trương đầu tư
để triển khai theo đúng kế hoạch. Đối với các trụ sở khác thì công tác bố trí vốn của
các Bộ và UBND tỉnh Đồng Nai còn chậm. Do đây là các công trình dân dụng thông
thường, không phức tạp, thời gian chuẩn bị dự án mất khoảng 6 - 12 tháng, thời gian
thi công khoảng 12 - 18 tháng, nên theo Chính phủ, các chủ đầu tư dự kiến vẫn bảo
đảm hoàn thành vào cuối năm 2025 để khai thác đồng bộ toàn bộ công trình.
Ở DATP 2, hạng mục chính là công trình Đài kiểm soát không lưu đã được thi
công, hoàn thành phần móng, cọc. Phần thân đài này và các hạng mục còn lại đã khởi
công. Riêng phần thiết bị chuyên ngành quản lý bay, cơ quan chức năng đang thẩm
định thiết kế kỹ thuật để triển khai theo tiến độ chung của toàn dự án. Tương tự,
DATP 3 với các công trình thiết yếu trong cảng hàng không, đến nay đã hoàn thành
100% tường rào trong phạm vi 1.810 héc-ta của dự án. Công tác san nền đạt hơn 101
triệu m3 trong hơn 115,5 triệu m3 (tương ứng với hơn 87,4%), bảo đảm mặt bằng thi
công cho tất cả các DATP theo kế hoạch. Dự án cũng đã hoàn thành toàn bộ móng cọc
Nhà ga hành khách.
Về công tác lựa chọn nhà thầu thi công, đã khởi công các gói thầu chính của
DATP 3 theo kế hoạch, như các hạng mục: đường cất - hạ cánh, đường lăn và một số
công trình của khu bay; 2 tuyến giao thông kết nối; Nhà ga hành khách... Các gói thầu
còn lại (công trình dân dụng, các công trình phụ trợ, công trình hạ tầng kỹ thuật...),
chủ đầu tư Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (viết tắt là ACV) đang
nỗ lực triển khai để bảo đảm theo tiến độ chung của dự án.

Ở DATP 4, Chính phủ cho biết UBND tỉnh Đồng Nai đã hoàn thành công tác
giải phóng mặt bằng (GPMB) để giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
Cảng vụ hàng không Miền Nam. Tuy nhiên, do khó khăn trong việc xác định giá trị
M3 (giá trị nộp ngân sách nhà nước khi sử dụng đất) nên tiến độ đang bị chậm. Bộ
GTVT đã chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam khẩn trương triển khai thủ tục lựa chọn
nhà đầu tư để khởi công công trình theo tiến độ đã được thống nhất.

4.2 Các mặt còn tồn tại của dự án


Nguyên nhân chủ quan là do nhân sự chủ chốt của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng
Nai trong thời gian thực hiện dự án có nhiều thay đổi, thủ tục lập quy hoạch tái định
cư, thiết kế đấu thầu kéo dài và lực lượng lao động khan hiếm sau giãn cách của đại
dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công các gói thầu xây dựng…

Trong 2 năm 2020-2021, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khu vực
huyện Long Thành nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung nhiều giai đoạn thực hiện
giãn cách xã hội nên việc phối hợp với người dân trong công tác đo đạc, kiểm đếm,
lên phương án thu hồi đất gặp rất nhiều khó khăn, bị kéo dài.
Trong khi đó, dự án có quy mô, khối lượng công việc thực hiện rất lớn, có tính
phức tạp cao do liên quan đến người dân, chế độ, chính sách xã hội… đòi hỏi phải cẩn
trọng, tỷ mỷ và có thời gian; cần có sự phối hợp của nhiều ngành để xử lý.

Ngoài triển khai dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, Ủy ban nhân dân
tỉnh Đồng Nai còn phải tập trung nhân lực để triển khai hàng loạt các dự án trọng điểm
Quốc gia trên địa bàn tỉnh nên lực lượng thực hiện bị thiếu hụt

Dự án có khối lượng công việc thu hồi đất trên địa bàn rất rộng, liên quan đến
việc điều chỉnh địa giới hành chính 5 xã và giải thể 1 xã nhưng chỉ tập trung trên địa
bàn của 1 huyện, trong khi bộ máy hành chính cấp huyện có số lượng cán bộ hạn chế.
Nguồn gốc đất đai có nhiều phức tạp, nhiều hộ dân bị vướng mắc về giấy tờ đất cần
phải kéo dài thời gian xác minh, như chuyển nhượng viết tay, vô chủ, cha mẹ chia cho
con nhưng chưa làm thủ tục. Khối lượng công việc lớn, nhưng bộ máy hành chính còn
nhiều hạn chế về số lượng.

Đối với các dự án có cấu phần xây dựng, ngoài các nguyên nhân nêu trên còn do
giá vật tư, vật liệu tăng cao, nguồn cung ứng sản xuất vật tư, vật liệu bị đứt gãy.

4.3 Đề xuất giải pháp khắc phục CHẬM TIẾN ĐỘ CỦA DỰ ÁN CẢNG HÀNG
KHÔNG QUỐC TẾ LONG THÀNH

Để triển khai, xử lý dứt điểm các nội dung còn tồn tại sau khi được Quốc hội cho phép
kéo dài thời gian thực hiện, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai sẽ tiếp tục phối hợp với
Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để khẩn trương có các
giải pháp xử lý dứt điểm. Và đã được bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng phê duyệt. Để
giải quyết về vấn đề thiếu hụt lực lượng lao động và hỗ trợ công tác đo đạc, thu hồi
đất, giải quyết thủ tục pháp lý cho người dân một cách nhanh chóng.

Yêu cầu các chủ đầu tư lập tiến độ thi công tổng thể, chi tiết, theo dõi, đôn đốc kịp
thời, và có các biện pháp tăng cường. Nếu bị chậm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
sẽ theo dõi sát sao, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo theo các nội dung Nghị quyết của Quốc
hội để tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, góp phần để dự án triển khai đúng
tiến độ. Cần tăng cường năng lực quản lý dự án của chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án và
thuê tư vấn nước ngoài hỗ trợ quản lý dự án; chủ động xây dựng các cơ chế đặc thù
nếu thấy cần thiết.

Để tránh tạo áp lực, giảm thủ tục thời gian trong việc bố trí nguồn đầu tư trung hạn
trong khi nguồn kết dư vẫn đang nằm trong ngân sách tỉnh Đồng Nai, Chính phủ đề
nghị kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn khoảng 2.510 tỉ trong khoảng 6.157
tỉ đồng vốn chưa giải ngân sang năm 2024 để hoàn thành dự án.
Bốn nội dung đề xuất điều chỉnh:

Thứ nhất, giảm tổng mức đầu tư dự án từ 22.938 tỷ đồng xuống 19.207,504 tỷ đồng
(giảm 3.730,496 tỷ đồng).

Thứ hai, điều chỉnh diện tích đất thu hồi là 5.317,35ha (giảm 82ha). Trong đó, diện
tích đất của dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành là 5.000ha, diện tích đất khu
tái định cư Lộc An-Bình Sơn là 284,7ha (tăng 2,35ha).

Tăng diện tích đất tái lập hạ tầng ngoài ranh giới Cảng hàng không quốc tế Long
Thành 32,65ha; giảm không thực hiện đầu tư đối với diện tích đất phân khu III - khu
dân cư, tái định cư Bình Sơn 97ha và giảm diện tích đất khu nghĩa trang 20ha.

Thứ ba, gia hạn thời gian thực hiện dự án đến hết năm 2024.

Thứ tư, bổ sung nội dung bố trí tái định cư các hộ dân thuộc hai tuyến giao thông kết
nối T1, T2 vào khu dân cư, tái định cư Lộc An-Bình Sơn.

Phần KẾT LUẬN: Tuấn Anh

Dự án Cảng HKQT Long Thành được đầu tư xây dựng các hạng mục để đạt
công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm, theo nghị quyết của
Quốc hội ban hành năm 2015. Tổng mức đầu tư toàn bộ dự án được khái toán khoảng
336.630 tỷ đồng (tương đương khoảng 16,06 tỷ USD, áp dụng tỉ giá năm 2014); trong
đó, giai đoạn 1 là 114.450 tỷ đồng (tương đương 5,45 tỷ USD). Giai đoạn này, dự án
đầu tư xây dựng một đường cất - hạ cánh và một nhà ga hành khách, cùng các hạng
mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, nhà ga hàng hóa 1,2 triệu
tấn hàng hóa/năm.
Sân bay Quốc tế Long Thành nằm trong chiến lược phát triển mạng lưới Logistic
phía Nam, trong đó sân bay Quốc tế Long Thành và cảng Cái Mép – Thị Vải (cảng
nước sâu lớn nhất Việt Nam và lọt top 15 cảng có công suất lớn nhất thế giới) sẽ đóng
vai trò là hai cửa ngõ trung chuyển của khu vực. Tầm quan trọng của dự án sân bay
Quốc tế Long Thành là vô cùng quan trọng. Sân bay Quốc tế Long Thành sẽ là một dự
án đầu tư không chỉ giúp giải quyết vấn đề hàng không mà còn là bài toán đầu tư kinh
tế dài hạn mang tầm khu vực. Từ Long Thành, không chỉ các chuyến bay cất cánh mà
nền kinh tế cũng sẽ “cất cánh” để đạt đến những mốc son mới, khẳng định vị thế của
Việt Nam trên thương trường Quốc tế.

Hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do tiến độ xây dựng các khu tái
định cư, công trình hạ tầng khu tái định cư chưa đáp ứng tiến độ, dẫn tới các hộ dân
(hộ phụ phát sinh) chưa có chỗ để di chuyển. Một số hộ dân còn vướng mắc về giấy tờ
đất (chuyển nhượng viết tay, vô chủ...), dẫn tới khó khăn trong công tác đền bù.
Để có cơ sở triển khai thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định
cư cho Dự án, Chính phủ kiến nghị Quốc hội xem xét, thông qua việc kéo dài thời
gian thực hiện Dự án đến hết năm 2024. Đồng thời, kéo dài thời gian giải ngân đối với
966,749 tỷ đồng thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và
1.543,623 tỷ đồng thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đến hết
ngày 31/12/2024 để tiếp tục bố trí vốn thực hiện, hoàn thành Dự án
Kiểm toán nhà nước cũng nhận thấy, công tác xác định tổng mức đầu tư của các
dự án thành phần và tiến độ thực hiện các dự án thành phần của Dự án thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng HKQT Long Thành hiện không còn phù hợp với thực
tế quy định trong Nghị quyết số 53/2017/QH14. UBND tỉnh Đồng Nai cũng có nhiều
kiến nghị điều chỉnh, bổ sung Dự án về quy mô, như giảm 2 dự án thành phần, diện
tích sử dụng đất, thay đổi tổng mức đầu tư, thay đổi thời gian thực hiện từ 2017-2021
thành 2017-2024.
Toàn bộ dự án sân bay Long Thành đang bị chậm tiến độ. Trong các nguyên
nhân thì sự chủ quan là chính do thiếu kinh nghiệm dẫn đến phải đấu thầu nhiều lần,
đây là trách nhiệm của các đơn vị liên quan, cần làm rõ để có biện pháp khắc phục.
ACV, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp báo cáo
toàn diện thực hiện đầu tư xây dựng dự án sân bay Long Thành đến thời điểm này.
Đối với đề xuất gia hạn thời gian thực hiện gói thầu 5.10, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu,
ACV phối hợp Bộ Giao thông vận tải hoàn chỉnh hồ sơ; trong đó, phải có đầy đủ các
cơ sở chứng minh vì sao phải kéo dài thực hiện gói thầu lên 39 tháng. Các cơ sở này
phải được các đơn vị tư vấn kỹ thuật đóng góp ý kiến, sau khi hoàn thiện hồ sơ trình
Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tham mưu cho Chính phủ. "Xây dựng sân bay Long Thành
là công trình thế kỷ nên phải làm để đời. Việc chọn các nhà thầu cho dự án đặc biệt
quan trọng này của đất nước phải là nhà thầu đã từng làm những công trình lớn, tương
xứng trên thế giới".

You might also like