You are on page 1of 5

BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ I

PGS. TS. PHAN VĂN HOÀ

CHƯƠNG 5.
Bài 5.1. Một nền kinh tế có các số liệu sau: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 15%, tỷ lệ dự trữ thừa
là 5%, tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng là 20%, người dân đang giữ 50 tỷ tiền mặt. Xác định:
a/ Cung tiền của nền kinh tế
b/ Nếu Ngân hàng trung ương mua 5 tỷ đồng trái phiếu và dân chúng giữ đến 60% tiền mặt
so với tiền gửi, cung tiền mới là bao nhiêu?
c/ Theo kết quả ở câu b, nếu NHTM trả 10 tỷ cho NHTƯ và tỷ lệ dự trữ thực tế của
NHTM tăng thêm 10%, cung tiền mới là bao nhiêu?

Bài 5.2. Một nền kinh tế có các thông số sau (Đơn vị tính: lãi suất: %, các đơn vị khác: tỷ
đồng) C=300+0,9Yd I=155-5r MD=480-20r T=50+0,2Y
G=405 X=90 M=60+0,12Y
Biết: tỷ lệ dự trữ thừa của ngân hàng thương mại là 5%, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 15%; tỷ lệ
tiền mặt so với tiền gửi là 20% và lượng tiền mạnh (cơ số tiền) là 140 tỷ. Xác định:
a/ Mức cung tiền của nền kinh tế
b/ Sản lượng cân bằng? Biểu diễn trên đồ thị?
c/ Nếu chính phủ tăng chi tiêu thêm 45 tỷ và tỷ lệ dự trữ bắt buộc chỉ còn 13,181818%, xác
định sản lượng cân bằng mới?

Bài 5.3. Trong một nền kinh tế, các NHTM giữ 5% tổng số tiền gửi dưới dạng dự trữ tiền
mặt. Công chúng giữ tiền giấy để giao dịch với 1 khối lượng tiền mặt bằng 1⁄4 lượng tiền
gửi vào các NHTM (không kì hạn). Lượng tiền mạnh trong nền kinh tế là 1000 tỷ đồng.
Xác định:
a/ Số nhân tiền tệ m
m
b/ Khối lượng tiền giao dịch trong nền kinh tế?
c/ Nếu dự trữ tiền mặt của các ngân hàng thương mại giảm xuống còn 4%, cung tiền mới là
bao nhiêu?

Bài 5.4. Một nền kinh tế có các thông số sau (Đơn vị tính: lãi suất: %, các đơn vị khác: tỷ
đồng) MD=720 -100.r MS = 370 C=50+0,8Yd I = 680 -80r
G=450 T = 0,2Y X=100 M = 100 +0,04Y U =4%
n
Y = 2400
P
a/ Tính sản lượng cân bằng của nền kinh tế? Biểu diễn tổng cầu và sản lượng cân bằng trên
đồ thị?
b/ Nếu NHTW áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng để tăng cung tiền thêm 50 tỷ, sản lượng
cân bằng mới là bao nhiêu?
c/ Từ kết quả ở câu b, tính tỷ lệ thất nghiệp thực tế? Kết luận gì về trạng thái cân bằng của
nền kinh tế?
d/ Muốn đưa nền kinh tế trở về trạng thái cân bằng tối ưu (với U =U ) thì ngân hàng trung
a n
ương có thể sử dụng các công cụ nào? Lượng cung tiền cần thay đổi như thế nào?

Bài 5.5. Giả sử có 1 nhóm tội phạm phát minh ra 1 chiếc máy dễ dàng in tiền giả (rất khó
để phân biệt tiền giả này và tiền thật). Hãy phân tích xem sự kiện này tác động như thế nào
đến hệ thống tiền tệ của quốc gia?

1
CÂU HỎI LỰA CHỌN
Bài 5.6. Ngân hàng trung ương có thể điều tiết:
a/ Cung tiền (MS) b/ Cơ sở tiền/Lượng tiền mạnh (H)
c/ Số nhân tiền tệ (m ) d/ Tỷ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (r )
m a
e/ Tất cả các đáp án trên đều đúng f/ Tất cả các đáp án trên đều sai

Bài 5.7. Lãi suất cân bằng giảm khi


a/ Cầu tiền tăng b/ Cung tiền tăng
c/ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng (rb tăng, ra tăng, mm giảm, MS giảm)
d/ NHTƯ bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối (H giảm, MS giảm)

Bài 5.8. Lãi suất trên thị trường tiền tệ tăng khi
a/ Thu nhập tăng b/ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm
c/ Cầu tiền giảm d/ NHTƯ mua trái phiếu Chính phủ

Bài 5.9. Lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ giảm khi
a/ Thu nhập giảm b/ Tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng giảm
c/ Cầu tiền giảm d/ NHTM bán tín phiếu Chính phủ cho NHTƯ
e/ Tất cả các đáp án trên đều đúng

Bài 5.10. Hệ thống ngân hàng với dự trữ thực tế là 100% tổng lượng tiền gửi, số nhân tiền
tệ là:
a/ 0 b/ 1 c/ 10 d 100

Bài 5.11. Nếu lượng tiền mạnh là 150 tỷ đồng và số nhân tiền tệ là 3 thì cung tiền là:
a/ 150 tỷ đồng b/ 50 tỷ đồng c/ 450 tỷ đồng d/ 153 tỷ đồng

Bài 5.12. Nếu dân chúng giữ 100 tỷ đồng tiền mặt, ngân hàng thương mại dự trữ 10 tỷ tiền
mặt thì lượng tiền mạnh là:
a/ 100 tỷ b/ 10 tỷ c/ 110 tỷ d/ 200 tỷ

Bài 5.13. Nếu lượng tiền mạnh tăng lên gấp đôi trong khi cả tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng
và tỷ lệ dự trữ thực tế không đổi thì:
a/ Số nhân tiền tệ không đổi b/ Cung tiền không đổi
c/ Lãi suất cân bằng không đổi d/ Cầu tiền không đổi

Bài 5.14. Nếu lượng tiền mạnh tăng lên gấp đôi trong khi cả tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng
và tỷ lệ dự trữ thực tế không đổi thì cung tiền tệ:
a/ Không đổi b/ Giảm 1 nửa
c/ Tăng gấp đôi (MS2 =2H.mm=2MS1) d/ Tất cả đều sai

Bài 5.15. Việc gia tăng tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi sẽ làm:
a/ Tăng cung tiền tệ b/ Giảm cung tiền tệ
c/ Tăng số nhân tiền tệ d/ Tăng tỷ lệ dự trữ thực tế

Bài 5.16. Nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện khi:
a/ NHTƯ mua trái phiếu chính phủ từ các NHTM (H thay đổi)
b/ Các NHTM mua bán trái phiếu CP với nhau
2
c/ Người dân mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
d/ Các công ty cổ phần bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán

Bài 5.17. Việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ không ảnh hưởng đến cung tiền tệ nếu:
a/ Tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng không đổi
b/ Dự trữ thừa của các ngân hàng thương mại không đổi
c/ Các ngân hàng không thay đổi tỷ lệ dự trữ thực tế (r giảm, r tăng, r không đổi,
b t a
m không đổi, MS không đổi)
m
d/ Cơ sở tiền tệ không thay đổi (H không đổi)

Bài 5.18. Lãi suất chiết khấu là:


a/ Lãi suất cho vay tốt nhất mà ngân hàng thương mại đưa ra.
b/ Lãi suất mà các ngân hàng phải trả NHNN Việt Nam khi vay để bổ sung dự trữ
từ NHNN Việt Nam.
c/ Sự chênh lệch giữa lãi suất của trái phiếu kho bạc và lãi suất cơ bản.
d/ Sự chênh lệch giữ lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi của NHTM.

Bài 5.19. Muốn tăng cung ứng tiền tệ, NHNN Việt Nam có thể:
a/Thực hiện nghiệp vụ mua trái phiếu trên thị trường mở (H tăng, MS tăng)
b/ Giảm lãi suất chiết khấu (rt giảm, H tăng, mm tăng, MS tăng)
c/ Giảm dự trữ bắt buộc (rb giảm, ra giảm, mm tăng, MS tăng)
d/ Tất cả các câu trên đều đúng.

Bài 5.20. Cơ sở tiền/lượng tiền mạnh tăng khi NHTW
a/ Bán trái phiếu trên thị trường mở (H giảm)
b/ Giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc
c/ Bán ngoại tệ (H giảm)
d/ Cho các NHTM vay tiền

Bài 5.21. Khi can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách mua ngoại tệ, NHTW thường
bán trái phiếu trên thị trường mở. Tại sao?
a/ Nếu không bán trái phiếu trên thị trường mở, ảnh hưởng của việc mua ngoại tệ sẽ làm
giảm cung tiền trong nước và do vậy có thể gây ra suy thoái.
b/ Muốn nền kinh tế trong nước không bị ảnh hưởng bởi cạnh tranh từ nước ngoài.
c/ Để trung hoà ảnh hưởng của việc mua ngoại tệ đến cung tiền trong nước.
d/ Tất cả các câu trên.

Bài 5.22. Giá trị của số nhân tiền tăng khi:
a/ Lãi suất chiết khấu giảm (r giảm, r giảm)
t a
b/ Tỉ lệ dự trữ bắt buộc giảm (r giảm, r giảm)
b a
c/ Tỉ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng giảm
d/ Tất cả các câu trên.

Bài 5.23. Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt là làm giảm sản lượng bằng cách:
a/ Làm giảm lãi suất và giảm đầu tư. b/ Làm giảm lãi suất và tăng đầu tư.
c/ Làm tăng lãi suất và giảm đầu tư. d/ Làm tăng lãi suất và tăng đầu tư.

3
Bài 5.24. Chính sách tiền tệ mở rộng ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa
a/ Tăng lạm phát và tăng tỷ lệ thất nghiệp
b/ Giảm lạm phát và giảm tỷ lệ thất nghiệp
c/ Tăng trưởng kinh tế và giảm tỷ lệ thất nghiệp
d/ Tăng trưởng kinh tế và tăng tỷ lệ thất nghiệp

Bài 5.25. Kết quả cuối cùng của sự thay đổi chính sách của chính phủ là lãi suất tăng, lạm
phát giảm. Đó là do kết quả của việc áp dụng:
a/ Chính sách tiền tệ mở rộng. b/ Chính sách tiền tệ thắt chặt.
c/ Chính sách tài khoá thắt chặt. d/ Chính sách tài khoá mở rộng.

Bài 5.26. Giả sử NHTW giảm cung tiền. Muốn đưa tổng cầu trở về mức ban đầu, chính
phủ cần:
a/ Giảm chi tiêu chính phủ. b/ Giảm thuế.
c/ Yêu cầu NHTW bán trái phiếu trên thị trường mở.
d/ Giảm cả thuế và chi tiêu CP một lượng bằng nhau.

Bài 5.27. Giả sử NHTW tăng cung tiền. Muốn đưa tổng cầu trở về mức ban đầu, chính phủ
cần:
a/ Tăng chi tiêu chính phủ. b/ Giảm thuế.
c/ Yêu cầu NHTW mua trái phiếu trên thị trường mở.
d/ Giảm cả thuế và chi tiêu CP một lượng bằng nhau

Bài 5.28. Giả sử ban đầu nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng.
Sau đó, làn sóng bi quan của các nhà đầu tư và người tiêu dùng làm giảm chi tiêu. Muốn
đưa nền kinh tế trở về trạng thái cân bằng tối ưu, NHTW sẽ:
a/ Tăng chi tiêu chính phủ và giảm thuế.
b/ Giảm chi tiêu chính phủ và tăng thuế.
c/ Tăng cung tiền và giảm lãi suất.
d/ Giảm cung tiền và tăng lãi suất.

Bài 5.29. Tác động của sự gia tăng cung tiền đến tổng cầu?
a/ Đường cung tiền dịch chuyển sang phải, lãi suất tăng, đầu tư giảm, đường tổng cầu dịch
chuyển sang trái.
b/ Đường cung tiền dịch chuyển sang phải, lãi suất giảm, đầu tư tăng, đường tổng cầu dịch
chuyển sang phải.
c/ Đường cung tiền dịch chuyển sang phải, giá tăng, chi tiêu giảm, đường tổng cầu dịch
chuyển sang trái.
d/ Đường cung tiền dịch chuyển sang phải, giá sụt giảm, chi tiêu tăng, đường tổng cầu dịch
chuyển sang phải.

Bài 5.30. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến vị trí của đường cung tiền:
a/ Chính sách cho vay của NHTM b/ Hành vi giữ tiền của người dân
c/ Công cụ điều tiết của NHTW d/ Lãi suất

Bài 5.31. Nếu lãi suất tăng lên:


a/ Đường cầu đầu tư sẽ dịch sang trái. b/ Đầu tư sẽ giảm.
c/ Đường cầu tiền sẽ dịch sang phải. d/ Đường cầu tiền sẽ dịch sang trái.

4
Bài 5.32. Với hàm đầu tư phụ thuộc vào lãi suất, lãi suất trên thị trường tiền tệ thay đổi gây
ra sự thay đổi của tổng cầu thông qua một trong các quá trình sau đây:
a/ Cả đường cầu tiền và đường đầu tư cùng dịch chuyển.
b/ Cả đường đầu tư và đường tổng cầu cùng dịch chuyển .
c/ Có sự di chuyển dọc cả đường đầu tư và đường tổng cầu.
d/ Có sự di chuyển dọc đường cầu đầu tư, còn đường tổng cầu dịch chuyển.

Bài 5.33. Cung tiền giảm có thể làm:


a/ Cả lãi suất, đầu tư và tổng cầu cùng tăng.
b/ Lãi suất tăng, đầu tư giảm, tổng cầu giảm.
c/ Lãi suất giảm, đầu tư tăng, tổng cầu tăng.
d Cả lãi suất, đầu tư và tổng cầu đều giảm.

Bài 5.34. Số nhân tiền tăng lên nếu tỉ lệ tiền mặt mà hộ gia đình và các hãng kinh doanh
muốn giữ:
a/ Tăng lên hoặc tỉ lệ dự trữ thực tế tăng lên.
b/ Giảm xuống hoặc tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM giảm xuống.
c/ Giảm xuống hoặc tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM tăng lên.
d/ Tăng lên hoặc tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM giảm xuống.

Bài 5.35. Giả sử tỉ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng là 35%, tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM
là 5%, và cung tiền là 810 tỉ đồng. Cơ sở tiền tệ là:
a/ 120 tỉ. b/ 240 tỉ c/ 308,5 tỉ d/ 810 tỉ.
---

You might also like