You are on page 1of 5

Phương án thiết kế trục cam nạp và cam thải.

- Cam của động cơ Cummin isf 2.8 được ta chọn là loại cam thiết kế trên cơ sở định sẵn
dạng cam. Với phương pháp này, mặt cam là tập hợp của những cung tròn, cung parabol
hoặc đường thẳng.v.v. để dễ gia công. Sau đó căn cứ vào quy luật nâng đã định, đạo hàm
hai lần với góc quay của trục cam để tìm quy luật gia tốc rồi kiểm tra xem có phù hợp với
yêu cầu về gia tốc của cơ cấu phân phối khí hay không.

- Theo phương pháp này có ưu điểm là đảm bảo tính công nghệ gia công trục cam
được đơn giản. Ngoài ra khi thiết kế theo phương pháp này sẽ phù hợp cho động cơ
có tốc độ thấp và trung bình.

- Loại cam lồi cung tròn có trị số thời gian – tiết diện lớn nhất. Tuy vậy loại cam
lồi này có gia tốc dương lớn nhất do đó cơ cấu phối khí khi làm việc va đập rất
mạnh. Trong giai đoạn đóng mở xupáp, lực quán tính tác dụng lên mặt cam có trị số
rất lớn. Vì vậy trị số cho phép của gia tốc dương phụ thuộc vào độ cứng của bề mặt
tiếp xúc của cam với con đội và độ cứng vững của trục cam cũng như khả năng chịu
tải của ổ trục cam. Trị số cho phép của gia tốc âm, phụ thuộc vào khả năng làm việc
của lò xo. Để giảm kích thước của lò xo và giảm phụ tải tác dụng lên lò xo, thường
phải khống chế trị số tuyệt đối của gia tốc âm ở phạm vi nhỏ nhất.

- Từ quan điểm trên ta thấy dạng cam lồi có trị số tuyệt đối của gia tốc âm nhỏ
nhất nên kích thước của lò xo xupáp nhỏ nhất. Để khắc phục nhược điểm gia tốc
dương quá lớn của dạng cam lồi có thể dùng các biện pháp công nghệ và thiết kế để
tăng độ cứng bề mặt và độ cứng vững của trục cam.

a. Dựng hình cam lồi:


0
180 +φ1 +φ 2
- Cam nạp: Góc công tác của cam nạp φ n=
2

+ Trong đó :

φ 1 = 40 0 góc mở sớm xupap nạp.


φ 2 = 200 góc đóng muộn của xupap nạp.

0 0
180 +40+20
→ φ n= = 1200
2

- Đường kính trục cam : Chọn dc = 24 mm

- Độ nâng lớn nhất của con đội : Chọn h=5,7 mm

- Bán kính cơ sở của trục cam: R = 13 mm ( áp dụng công thức 5- 12a ) (1)

- Bán kính của cung đỉnh cam: r = 7 mm ( áp dụng công thức 5-12b ) (1)

Cách dựng hình: Đối với cam nạp φ n= 1200

+ Vẽ vòng tròn tâm O bán kính R1 = 13 (mm), xác định góc AOA’ = φ n

+ Trên đường phân giác của góc AOA’ ta lấy EC = h (E thuộc vòng tròn bán kính
R1).

+ Vẽ vòng tròn đỉnh cam có tâm O1 bán kính r = 7 (mm) nằm trên đường phân giác
đó. Vòng tròn này đi qua điểm C.

+ Vẽ cung tròn có bán kính r tiếp tuyến với hai vòng tròn trên có tâm O2 nằm trên
đường kéo dài của OA.

+ Sau khi đã xác định được R1, hmax, φ n , và r1 bán kính cung tiếp tuyến ngoài r có
thể xác định từ quan hệ tam giác vuông O1MO2 như sau:
Hình 23: Dựng hình cam lồi.

- Kẻ O1M vuông góc với OA. Xét tam giác vuông O1MO2 có:
2 2 2
(O1 O 2) = (O1 M ) +(O2 M ) .

- Đặt D = R1 + h – r = 13 + 5,7 – 7 = 11,7 (mm)

- Mặt khác ta có :

ρ
- Từ đó ta xác định :

2 2 2 120
11,7 −7 +13 −2.13 .11, 7 . cos
2
ρ= = 349,3
120
2.(13−7−11, 7 . cos )
2

0
180 +φ3 + φ4
- Cam thải: Góc công tác của cam thải φ n=
2

+ Trong đó :

φ 3= 43 0 góc mở sớm xupap thải.

φ 4 = 170 góc đóng muộn của xupap thải.

0 0
180 +43+17
→ φ n= = 120
2

- Đường kính trục cam : Chọn dc = 24 mm

- Độ nâng lớn nhất của con đội : Chọn h= 5,7 mm

- Bán kính cơ sở của trục cam: R = 13 mm ( áp dụng công thức 5- 12a ) (1)

- Bán kính của cung đỉnh cam: r = 7 mm ( áp dụng công thức 5-12b ) (1)
Cách dựng hình: Đối với cam nạp φ n= 120

+ Vẽ vòng tròn tâm O bán kính R2 = 13.5 (mm), xác định góc AOA’ = φ n

+ Trên đường phân giác của góc AOA’ ta lấy EC = h (E thuộc vòng tròn bán kính
R1).

+ Vẽ vòng tròn đỉnh cam có tâm O1 bán kính r = 5.3 (mm) nằm trên đường phân giác
đó. Vòng tròn này đi qua điểm C.

+ Vẽ cung tròn có bán kính r tiếp tuyến với hai vòng tròn trên có tâm O2 nằm trên
đường kéo dài của OA.

+ Sau khi đã xác định được R2, hmax, φ n , và r1 bán kính cung tiếp tuyến ngoài r có
thể xác định từ quan hệ tam giác vuông O1MO2 như sau:

Hình24 : Dựng hình cam lồi.

- Kẻ O1M vuông góc với OA. Xét tam giác vuông O1MO2 có:
2 2 2
(O1 O 2) = (O1 M ) +(O2 M ) .

- Đặt D = R2 + h – r = 13 + 13 – 7 = 19 (mm)

- Mặt khác ta có :
- Từ đó ta xác định ρ :

2 2 2 120
11,7 −7 +13 −2.13.11 ,7. cos
2
 ρ= = 349,3
120
2.(13−7−11, 7. cos )
2

You might also like