You are on page 1of 2

Ngày soạn: 12/11/2023 Ngày dạy: 16/11/2023

CHỦ ĐỀ 3: RÈN LUYỆN BẢN THÂN


Tiết 12. Quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực
– HS chia sẻ được quản lý cảm xúc trong các tình huống giao tiếp khác nhau
- Thảo luận để xác định cách quản lý cảm xúc trong các tình huống giao tiếp khác nhau.
2. Về phẩm chất
– Trung thực, trách nhiệm trong tự đánh giá và đánh giá.
II. CHUẨN BỊ
1. Đối với GV
– Phương pháp, công cụ kiểm tra, đánh giá (…);
– Phần thưởng (nếu có)
2. Đối với HS
– Các kế hoạch, nội dung đã thực hiện trong phần giáo dục theo chủ đề.
– Bảng công cụ kiểm tra, đánh giá (…) do GV yêu cầu thực hiện trước đó (nếu có).
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động 1 (15 phút)
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi, hào hứng trước khi vào nội dung bài học
b) Sản phẩm: Học sinh có tâm thế hứng khởi khi trước khi bước vào các hoạt động tiếp
theo.
c) Nội dung, tổ chức thực hiện
- Lớp phó văn thể cho HS hát tập thể một số bài hát ca ngợi các ngành , nghề.
2. Hoạt động 2 (30 phút). Sinh hoạt theo chủ đề
a. Nội dung – Tổ chức thực hiện
Nội dung 1: HS chia sẻ được quản lý cảm xúc trong các tình huống giao tiếp khác nhau
- Những tình huống mà em có cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực.
- Cách ứng xử những tình huống đó
Nội dung 2: - Thảo luận để xác định cách quản lý cảm xúc trong các tình huống giao tiếp
khác nhau.
- Cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân.VD hít thở, thả lỏng bản thân..
- Thể hiện cảm xúc và cách ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp .
b. Tổ chức thực hiện
B1. Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chia lớp thành các nhóm, phân công mỗi nhóm nội dung 1,2 thảo luận
- HS chia sẻ trong nhóm về kết quả GV yêu cầu HS chia sẻ:
Nội dung 1: HS chia sẻ được quản lý cảm xúc trong các tình huống giao tiếp khác nhau
- Những tình huống mà em có cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực.
- Cách ứng xử những tình huống đó
Nội dung 2: - Thảo luận để xác định cách quản lý cảm xúc trong các tình huống giao tiếp
khác nhau.
- Cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân.VD hít thở, thả lỏng bản thân..
- Thể hiện cảm xúc và cách ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp .
- GV yêu cầu cả lớp lắng nghe tích cực , chỉ bổ sung những điều khác với các bạn đã chia
sẻ trước đó.
B2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS làm việc nhóm, thảo luận
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
B3. Báo cáo thảo luận
- Thảo luận, chia sẻ chung cả lớp: Mỗi nhóm cử 1 bạn chia sẻ trước lớp
- Cả lớp thảo luận về những biện pháp quản lý cảm xúc trong các tình huống giao tiếp
- Kết thúc GV nhận xét chung và nhắc HS tiếp tục quản lý cảm xúc trong các tình huống
giao tiếp
B4. Đánh giá kết quả thực hiện:
- Giáo viện nhận xét chung: Khen ngợi những học sinh đã có kết quả rèn luyện tốt và
nhắc cả lớp tiếp tục quản lý cảm xúc trong các tình huống giao tiếp
…………………………………….

You might also like