You are on page 1of 9

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI


-----o0o-----

BÀI TẬP LỚN


HỌC PHẦN: GIAO TIẾP VÀ TÂM LÝ HỌC QUẢN TRỊ

TÊN CHỦ ĐỀ: TÂM LÝ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ


NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ
TẠI DOANH NGHIỆP

HỌ TÊN SINH VIÊN: ĐÀO THỊ THANH THÚY

Hà Nội, tháng 12 năm 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
-----o0o-----

TÊN CHỦ ĐỀ: TÂM LÝ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ


NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ
TẠI DOANH NGHIỆP

Họ tên sinh viên: Đào Thị Thanh Thúy


- Số báo danh: 71
- Lớp: 2324.1.GTKD&TLH.2_LT
- Mã sinh viên: 2050040093
- Ngày sinh: 13/5/2002

Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Thị Kim Tuyết

Hà Nội, tháng 12 năm 2023


I. TÂM LÝ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TẠI
DOANH NGHIỆP MAY
Con người sống trên trái đất có nghĩa vụ và quyền lợi tham gia lao động mà
thực chất là đem sức lực tinh thần và vật chất của mình tác động vào tự nhiên
nhằm tăng cường và chế biến của cải trên trái đất. Trong quá trình lao động đó,
những người lao động lại có quan hệ qua lại với nhau nhằm thúc đẩy quan hệ
ngày càng thu được hiệu quả cao hơn. Rõ ràng, yếu tố tâm lý con người có liên
quan mật thiết với lao động. Vậy tâm lý người lao động là gì?
Tâm lý người lao động đề cập đến tình trạng tâm sinh lý, tinh thần và cảm
xúc của người lao động trong môi trường làm việc. Nó liên quan đến cách người
lao động nắm bắt và đối mặt với áp lực công việc, mối quan hệ với đồng nghiệp
và sự hài lòng với công việc của mình. Người lao động được chia thành 2 loại:
Người lao động chân tay và người lao động trí óc.
1. Người lao động chân tay

a. Khái niệm:
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, lao động chân tay là loại lao động được
thực hiện chủ yếu bằng sức lực và tay chân. Họ thường làm việc trong những
ngành công nghiệp như xây dựng, các ngành nông nghiệp, công việc lao động
chất lượng thấp và thường không yêu cầu kỹ năng đặc biệt.

1
b. Đặc điểm:
Tâm lý: Họ phải sử dụng sức lực của cơ thể tác động trực tiếp vào công việc
khiến con người hao tổn nhiều sức. Vì vậy, họ có tâm lý bộc trực; thẳng thắn; suy
nghĩ và mơ ước đơn giản; không phức tạp, cuộc sống no đủ họ sẽ hạnh phúc và
hài lòng. Phải làm việc dưới sự quản lý của người khác, có sức chịu đựng bền bỉ
trước sức ép lớn từ công việc.
Khuynh hướng: Lao động chân tay thường làm việc trong môi trường làm
việc khó khăn, chịu áp lực và yêu cầu thích nghi nhanh với các công việc mới.
Tính cách: Những người lao động trong lĩnh vực công nghiệp, phải làm việc
theo dây chuyền với qui mô lớn và hiện đại như ngành may mặc nên tính tổ chức,
tính tập thể của họ khá cao; tính tương thân tương ái của họ rất lớn mà các giai
tầng khác khó có được.
2. Người lao động trí óc

a. Khái niệm:
Người lao động trí óc là một tầng lớp dân cư quan trọng của mỗi xã hội; họ
gắn bó với cuộc sống của dân tộc và họ chịu tác động to lớn của sự hưng thịnh
chung của xã hội, của các đặc điểm truyền thống của dân tộc mà các nhà quản lí

2
kinh tế phải coi trọng và tận dụng. Trong doanh nghiệp may họ thường đóng vai
trò, chức vụ quan trọng như cấp quản lý.
b. Đặc điểm:
Tâm lý: Họ thường tự đánh giá cao bản thân và kết quả làm việc. Không dễ
dàng chấp nhận những ý kiến, kết quả của người khác. Tuy nhiên, họ nhanh
chóng bị thuyết phục trước những kết luận có cơ sở khoa họ và dễ bị chi phối bởi
người có trí tuệ cao hơn họ.
Khuynh hướng: Người lao động trí óc thường có niềm đam mê với việc học
hỏi và luôn tìm kiếm cơ hội để tự phát triển và nâng cao kiến thức của mình.
Tính cách: Họ không hay cực đoan về tư tưởng, dễ chấp nhận các suy nghĩ
mới. Người lao động trí óc thường có khả năng tư duy logic và phân tích sự vấn
đề một cách có hệ thống. Không dồi dào về số lượng nhưng họ là nhân tố định
hướng cho sự chuyển biến xã hội.
3. Những giáp pháp chung giành cho nhà quản lý cần lưu ý khi quản lý 2
nhóm người lao động chân tay và người lao động trí óc:
Đào tạo và phát triển: Cung cấp đào tạo chuyên sâu và hỗ trợ năng lực cho cả
nhóm người lao động chân tay và người lao động trí óc.
Môi trường làm việc đa dạng: Xây dựng môi trường làm việc chấp nhận sự
đa dạng, khuyến khích sự tích cực từ cả hai nhóm.
Cơ hội nghề nghiệp công bằng: Đảm bảo cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến là
công bằng cho cả hai nhóm lao động.
Giao tiếp hiệu quả: Phát triển kỹ năng giao tiếp để tương tác tích cực với cả
hai nhóm.
Tiếp cận thông tin hiệu quả: Sử dụng công nghệ để cải thiện tiếp cận và tiếp
nhận thông tin.
Cơ hội cho sự phản hồi: Khuyến khích phản hồi đều đặn và xây dựng một môi
trường chia sẻ ý kiến.
Tôn trọng quyền tự chủ: Tôn trọng quyền tự chủ và độc lập của mọi người,
không phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe hay khả năng cơ bản.
4. Kết luận

3
Tâm lý người lao động đóng vai trò quan trọng trong quản trị doanh nghiệp
may. Môi trường làm việc tích cực, đào tạo kỹ năng, sử dụng công nghệ hỗ trợ,
chính sách phúc lợi và động lực, giao tiếp hiệu quả, và quan tâm đến sức khỏe
tâm thần là những yếu tố quan trọng để duy trì và nâng cao tâm lý của nhân viên.
Quản lý tâm lý người lao động giúp tăng cường hiệu suất và ổn định trong doanh
nghiệp may.
II. Tâm lý người lãnh đạo trong hoạt động quản trị tại doanh nghiệp
1. Khái niệm
Người lãnh đạo là người có vị trí cao nhất trong tổ chức/doanh nghiệp và có
vai trò hết sức quan trọng. Họ làm một trong những nhân tố cơ bản quyết định
sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Bằng quyền lực, khả năng hay uy
tín, người lãnh đạo là trung tâm gắn kết mọi người trong doanh nghiệp.
2. Phong cách lãnh đạo
Có ba phong cách lãnh đạo cơ bản là: phong cách lãnh đạo độc đoán, phong
cách lãnh đạo dân chủ và phong cách lãnh đạo tự do.
a. Phong cách lãnh đạo độc đoán:
Khái niệm:
Là phong cách mà các nhà lãnh đạo đưa ra quyết định một cách độc lập mà
không cần lắng nghe ý kiến, đóng góp từ người khác.
Ưu điểm:
Quyết định nhanh chóng, dứt khoát
Linh hoạt trong tình huống khủng hoảng và quyết định có tính áp lực cao.
Bù đắp sự thiếu kinh nghiệm hoặc lỗ hổng kỹ năng của các thành viên trong
doanh nghiệp
Nhược điểm:
Dễ gây bất đồng quan điểm và mất đoàn kết giữa các thành viên trong nhóm.
Ý tưởng của các thành viên bị giới hạn
Trường hợp áp dụng:
Phong cách này thường được áp dụng khi mà nhà quản lý cần nắm bắt toàn bộ
quá trình và kết luận của dự án.

4
Bên cạnh đó, trong trường hợp đội ngũ nhân sự của bạn chưa nắm bắt được toàn
bộ quá trình và không chắc chắn về nghiệp vụ chuyên môn thì đây là một gợi ý
phù hợp trong quá trình lãnh đạo đội nhóm.
b. Phong cách lãnh đạo dân chủ:
Khái niệm:
Các nhà lãnh đạo dân chủ rất minh bạch, họ cung cấp mọi thông tin cần thiết
cho các thành viên để đưa ra quyết định. Phong cách này khuyến khích tất cả mọi
người nêu lên quan điểm, ý tưởng của mình, cùng nhau tìm ra giải pháp.
Ưu điểm:
Nhân viên gắn bó và nhiệt huyết hơn với công việc, tăng cường sự gắn kết trong
đội nhóm, làm cho mọi người thấy thoải mái, tự tin trong khi hoàn thành nhiệm
vụ.
Nhược điểm:
Người lãnh đạo dễ bị rơi vào tình trạng ba phải, làm mất đi tính quyết đoán của
người lãnh đạo, dẫn tới tình trạng quá phụ thuộc vào ý kiến tập thể. Ra quyết
định chậm hơn vì phải cân nhắc nhiều ý kiến.
Trường hợp áp dụng:
Phong cách lãnh đạo dân chủ hoạt động tốt nhất khi các thành viên trong nhóm
đều có kỹ năng để đóng góp những ý kiến chất lượng, đồng thời có đủ thời gian
để tuân thủ theo quy trình dân chủ.

c. Phong cách lãnh đạo tự do:


Khái niệm:
Là một phương pháp quản lý nhân sự trong đó người lãnh đạo tạo điều kiện để
các nhân viên tự quản lý công việc và đưa ra quyết định hành động một cách độc
lập.
Ưu điểm:
Khuyến khích sáng tạo, tăng cường trách nhiệm cá nhân, động viên và thúc đẩy
hiệu suất làm việc tốt hơn, giúp nhân viên phát triển năng lực lãnh đạo quản lý.

5
Nhược điểm:
Người lãnh đạo và nhân viên dễ buông thả, không nề nếp, kỷ luật nên kết quả
công việc không ổn định, khi cao khi thấp, có thể dẫn để xung đột trong tập thể.
Trường hợp áp dụng:
Các nhà lãnh đạo tự do thường rất giỏi trong việc cung cấp thông tin cơ bản
khi bắt đầu dự án. Điều này đặc biệt hữu ích cho các nhóm tự quản lý. Bằng cách
cung cấp cho các thành viên trong nhóm tất cả những thứ cần thiết ngay từ đầu,
sau đó với kiến thức có sẵn, họ có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.
3. Tâm lý trong quá trình ra quyết định và thực hiện quyết định quản trị
Quyết định quản trị là quá trình lựa chọn giữa các tùy chọn để đạt được mục
tiêu của tổ chức, dựa trên thông tin và đánh giá các yếu tố quan trọng.
a. Tâm lý trong quá trình ra quyết định
Tâm lý của người lãnh đạo trong quá trình ra quyết định đòi hỏi sự tự tin, sự
kiểm soát cảm xúc, sự sáng tạo, và khả năng tập trung.
Người lãnh đạo cần có lòng tin vào khả năng của mình, kiểm soát cảm xúc để
đưa ra quyết định một cách khách quan, sáng tạo để tìm kiếm giải pháp mới, và
khả năng tập trung để tổ chức thông tin và đặt mục tiêu.
Đồng thời, khả năng đối nhất và lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp cũng là
yếu tố quan trọng, giúp tạo ra quyết định có sự hỗ trợ và đồng thuận từ nhóm làm
việc.
Chịu trách nhiệm với quyết định và khả năng dự đoán tác động của quyết
định là những khía cạnh quan trọng khác của tâm lý người lãnh đạo trong quá
trình ra quyết định.
b. Tâm lý trong quá trình thực hiện quyết định quản trị
Tâm lý trong quá trình thực hiện quyết định quản trị đóng vai trò quan trọng
trong nhiều khía cạnh:
Động lực và sự cam kết: Tâm lý tích cực tăng cường động lực và cam kết của
người lãnh đạo và nhóm làm việc trong quá trình thực hiện quyết định.

6
Tự tin và sự linh hoạt: Tâm lý tích cực giúp người lãnh đạo tự tin hơn và linh
hoạt trong việc đối mặt với thách thức và không chắc chắn trong quá trình thực
hiện quyết định.
Tác động đến nhóm: Tâm lý lãnh đạo tác động đến tinh thần của đội nhóm,
ảnh hưởng đến sự hợp tác và hiệu suất làm việc.
Khả năng lắng nghe: Sự tích cực trong tâm lý thường đi kèm với khả năng
đối nhất và lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, tạo điều kiện cho quá trình thực
hiện quyết định có sự hỗ trợ và tham gia từ mọi người.
Tóm lại, tâm lý tích cực không chỉ ảnh hưởng đến người lãnh đạo mà còn tác
động tích cực đến môi trường làm việc và hiệu suất của tổ chức trong quá trình
thực hiện quyết định quản trị.
4. Kết luận
Tâm lý của nhà lãnh đạo đóng vai trò quyết định trong sự thành công của tổ
chức. Tâm lý tích cực với sự tự tin, sự sáng tạo, và tinh thần đồng đội thúc đẩy
hiệu suất và môi trường làm việc tích cực. Điều này tạo đà cho quá trình ra quyết
định linh hoạt, khả năng đối nhất với thách thức, và khả năng chịu trách nhiệm.
Ngoài ra, khả năng quản lý stress và áp lực cũng là yếu tố quan trọng, giúp nhà
lãnh đạo duy trì sự ổn định trong môi trường kinh doanh đầy biến động. Sự tập
trung vào mục tiêu và khả năng lắng nghe ý kiến của đồng đội cũng là chìa khóa
cho một lãnh đạo hiệu quả. Tóm lại, để trở thành một nhà lãnh đạo tài giỏi thì
nhà quản lý cần phải biết điều khiển được tâm lý của bản thân từ đó biết cách sử
dụng linh hoạt các phong cách lãnh đạo cho từng hoản cảnh khác nhau.

You might also like