You are on page 1of 5

Câu 5: Những điểm lợi và bất lợi của việc phát hành trái phiếu chuyển đổi.

Cách tính giá chuyển đổi và giá trị chuyển đổi.


1. Trái phiếu chuyển đổi:
Trái phiếu doanh nghiệp là chứng chỉ vay vốn do doanh nghiệp phát hành,
thể hiện nghĩa vụ và sự cam kết của doanh nghiệp trong việc thanh toán số
lợi tức và tiền vay vào những thời hạn xác định cho người nắm giữ trái
phiếu. Người mua trái phiếu là người cho vay hay còn gọi là trái chủ.
Các loại hình doanh nghiệp được quyền phát hành trái phiếu: Công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
 Trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu có thể được chuyển đổi thành
cổ phiếu thường theo một tỷ lệ nhất định, tùy theo sự thỏa thuận của
công ty phát hành.
*Đặc điểm:
- Là chứng khoán nợ.
- Là công cụ mà doanh nghiệp có thể sử dụng để huy động vốn vay trung
hạn và dài hạn qua thị trường.
- Kỳ hạn thanh toán luôn được xác định trước.
- Khi công ty gặp khó khăn, trái chủ có thể chuyển đổi thành cổ phiếu để
bảo vệ giá trị.
- Trái chủ không có quyền tham gia vào việc quản lý công ty, không phải
chịu rủi ro của công ty.
*Những điểm lợi khi phát hành trái phiếu chuyển đổi đối với doanh
nghiệp:
- So với chi phí và lãi suất khi phát hành trái phiếu thông thường và lãi suất
ngân hàng thì chi phí phát hành trái phiêu chuyển đổi thấp hơn. Điều này
giúp giảm rủi ro đối với tổ chức phát hành trái phiếu chuyển đổi.
- Phát hành trái phiếu chuyển đổi giúp hạn chế rủi ro cho cổ đông và tăng
vốn vốn cổ phần, đồng thời góp phần tăng giá trị doanh nghiệp.
- Giá cổ phiếu thường không bị sụt giảm do tránh được tình trạng tăng số
lượng cổ phiếu một cách nhanh chóng trên thị trường.
- Trước khi trái phiếu được chuyển đổi sẽ không làm giảm thu nhập của
các cổ đông hiện hữu so với phát hành cổ phiếu.
- Thực hiện trái phiếu chuyển đổi làm tạo thêm khả năng huy động vốn dễ
dàng hơn khi mà phát hành cổ phiếu và trái phiếu thông thường đều
không thuận lợi.
*Những điểm bất lợi khi phát hành trái phiếu chuyển đổi đối với doanh
nghiệp:
- Do cổ đông thường tham gia vào việc quản lý công ty nên khi chuyển đổi
có thể gây ra một sự thay đổi trong việc kiểm soát công ty.
- Khi trái phiếu được chuyển đổi, vốn chủ sở hữu bị “pha loãng” do tăng số
cổ phiếu lưu hành nên mỗi cổ phần khi đó đại diện cho một tỷ lệ thấp hơn
của quyền sở hữu trong công ty.
- Do lợi tức trái phiếu được tính vào chi phí nên được tính trừ vào thu nhập
chịu thuế của công ty, còn lợi tức cổ phần là lấy từ lợi nhuận sau thuế của
công ty. Kết quả chuyển đổi sẽ làm giảm chi phí trả lãi, tức là làm tăng
thu nhập chịu thuế của công ty. Do đó, công ty phải trả thuế nhiều hơn
khi chuyển đổi.

2. Cách tính Giá chuyển đổi và Giá trị chuyển đổi


*Giá chuyển đổi (conversion price) là phần giá trị theo giá của trái phiếu mà
mỗi cổ phiếu nhận được khi chuyển đổi khi trái chủ giao lại trái phiếu cho công
ty phát hành trái phiếu.
Giá chuyển đổi có thể được xác định theo công thức sau:

Mệnh giá của trái phiếu chuyển đổi


Giá chuyển đổi = Tỷ lệ chuyển đổi

* Định giá trái phiếu chuyển đổi:


Để định giá trái phiếu chuyển đổi, phải xác định giá trị tối thiểu của trái
phiếu chuyển đổi mà người đầu tư có 1 thể nhận được (giá trị sàn - Floor
Value).Phân biệt giữa giá trị đầu tư (IV - investment value) hay giá trị của
trái phiếu liên tục (straight bond value) và giá trị chuyển đổi (CV -
conversion value) của trái phiếu,
Giá trị đầu tư của một trái phiếu chuyển đổi là giá trị mà trái phiếu ở
trong tình trạng không nhận được quyền chuyển đổi thành cổ phiếu thường
Giá trị đầu tư được xác định bằng tổng giá trị hiện tại của dòng tiền mà nhà
đầu tư nhận được trong tương lai từ trái phiếu chuyển đổi.
Nếu gọi:
IV: Là giá trị đầu tư của trái phiếu chuyển đổi
MV: Là mệnh giá của trái phiếu
I: Là tiền lãi cố định
n: Là số năm trái phiếu còn lưu hành cho đến khi đáo hạn
rd: Là tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư đối với trái phiếu
Xác định giá trị đầu tư của trái phiếu bằng tổng giá trị hiện tại của dòng tiền
trong tương lai mà nhà đầu tư nhận được từ trái phiếu, xác định như sau:

I I I MV
IV = + +……+ +
1 2 n
(1+rd) (1+rd) (1+rd) (1+rd)n

VD, giả sử tỷ suất sinh lời đòi hỏi đối với trái phiếu là 10%/năm, giá trị
đầu tư của trái phiếu chuyển đổi sẽ là:
80.000 80.000 80000 1.080.000
IV = + +……+ +
(1+10%) (1+10%) (1+10%) (1+10%)
= 902.440 (đồng)
So với trái phiếu liên tục, trái phiếu chuyển đổi còn mang lại cho trái
chủ thêm quyền được chuyển đổi thành cổ phiếu thường, do đó, thị giá của trái
phiếu chuyển đổi thường lớn hơn giá trị đầu tư của nó.

* Giá trị chuyển đổi (CV) của trái phiếu là tổng giá trị thị trường của số
cổ phiếu mà trái phiếu được chuyển đổi thành.
Nếu tỷ lệ chuyển đổi là 10 và giá bán một cổ phiếu thường là 90.000
đồng thì giá trị chuyển đổi của trái phiếu là:
10 x 90.000 = 900.000 đồng
Đây chính là tổng thị giá của 10 cổ phiếu mà trái chủ đã nhận được do chuyển
đổi từ một trái phiếu. Nếu thị giá một cổ phiếu là 120.000 đồng thì giá trị
chuyển đổi của trái phiếu sẽ là 1.200.000 đồng
Do giá trị đầu tư của trái phiếu ở thời điểm chuyển đổi vẫn không thay
đổi và không chịu ảnh hưởng của thị giá cổ phiếu thường, còn giá trị chuyển đổi
là một hàm tuyến tính với biến số là giá bán một cổ phiếu thường và có thể
được xác định theo công thức sau:

CV = Giá bán một cổ phiếu x Tỷ lệ chuyển đổi

Có thể thấy rõ mối quan hệ giữa giá trị đầu tư và giá trị chuyển đổi của
trái phiếu qua sơ đồ sau:

Giá trị cổ phiếu


CV

IV

902.44

902,44 Trị giá CPT


mà TPCD thành

TP không chuyển đổi TP có thể chuyển đổi

Qua sơ đồ trên giá trị đầu tư của trái phiếu là một đường thẳng nằm ngang vì giá
trị của nó không thay đổi. Giá trị chuyển đổi của trái phiếu là một hàm tuyến
tính, tăng hay giảm tùy theo thị giá cổ phiếu thường mà trái phiếu chuyển đổi
thành. Do đó giá trị chuyển đổi có thể cao hơn hay thấp hơn giá trị đầu tư tùy
theo giá cổ phiếu trên thị trường.

Suy ra, giá trị nội tại của trái phiếu chuyển đổi luôn bằng với giá trị đầu tư khi
không thực hiện chuyển đổi do giá thị trường của cổ phiếu giảm xuống quá
thấp, hoặc bằng với giá trị chuyển đổi khi giá trị thi trường của cổ phiếu tăng
quá cao khiến cho giá trị chuyển đổi cao hơn giá trị đầu tư.

*Giá trị của quyền chuyển đổi (Conversion Premium -PM):

Giá trị tối thiểu (Floor Value) của Trái phiếu chuyển đổi là Giá trị đầu tư ( hoặc
giá trị chuyển đổi) đây được coi là giá trị nội tại của Trái phiếu.

Trong trường hợp giá thị trường của cổ phiếu thường xuống quá thấp,
giá trị chuyển đổi xuống thấp hơn giá trị đầu tư của trái phiếu thì nhà đầu tư sẽ
không thực hiện quyền chuyển đổi để bảo vệ lợi ích không bị sụt giảm.
Ngược lại, khi giá thị trường của cổ phiếu thường ở mức cao thì giá trị
chuyển đổi sẽ cao hơn giá trị đầu tư thì nhà đầu tư sẽ thực hiện quyền chuyển
đổi để gia tăng lợi ích.
Phần chênh lệch giữa giá trị thị trường của trái phiếu chuyển đổi với giá
trị đầu tư (hay giá trị chuyển đổi) lờ giá trị của quyền chuyển đổi (PM).

Công thức xác định giá trị của trái phiếu chuyển đổi:
Tổng giá trị của trái phiếu chuyển đổi = IV
(hay CV) + PM

Giá trị của TPCD

CV

PM

IV

Trị giá CPT

Sơ đồ Mối quan hệ giữa giá trị của trái phiếu chuyển đổi và thị giá cổ phiếu
thường

You might also like