You are on page 1of 12

1.

Tổng quan về hợp đồng hoán đổi


1.1 Khái niệm
- Hợp đồng hoán đổi là một dạng cam kết hợp đồng mua bán có kỳ hạn:
+ Mang tính chất cá nhân.
+ Ký kết hiện tại và thanh toán ở tương lai.
+ Có thể thanh toán nhiều lần.
- Về bản chất, hợp đồng hoán đổi là một chuỗi các hợp đồng có kỳ hạn: hai bên tham
gia đều thanh toán.
- Hợp đồng hoán đổi là cam kết hợp đồng giữa hai bên trao đổi một chuỗi các dòng
tiền trong tương lai. Thông thường một dòng tiền trao đổi được xác định trước trong
khi dòng tiền kia phụ thuộc vào sự biến động của gốc phái sinh trong tương lai (ví dụ
hợp đồng hoán đổi lãi suất cố định với lãi suất thả nổi). Cũng có trường hợp cả hai
dòng tiền đều phụ thuộc vào kết quả của các gốc phái sinh khác nhau trong tương
lai (ví dụ hợp đồng hoán đổi cổ phiếu phụ thuộc vào hai gốc phái sinh là lãi suất và
giá cổ phiếu).

Ví dụ 1: A có một khoản tiền gửi $100,000 với lãi suất cố định 5%/ năm. B cũng có một
khoản đầu tư $100,000 với lãi suất biến động, bình quân cũng là 5%/năm. A và B kí một
hợp đồng SWAP theo đó, B sẽ trả cho A số lợi tức từ khoản đầu tư của B, còn A trả cho B
lợi tức 5,000 usd/ năm. Bằng cách này, B vẫn giữ được khoản đầu tư của mình, trong khi có
thu nhập ổn định, còn A lại có cơ hội hưởng lợi tức từ khoản đầu tư kia cho dù không thực
sự sở hữu nó.

Ví dụ 2: Ngày 1/5, công ty Petrolimex dự kiến mua 1.500 tấn xăng trong khoảng từ tháng 7
đến tháng 10 với mức giá 840 USD/tấn.
Để giữ mức giá cố định, Petrolimex tham gia vào hợp đồng hoán đổi kỳ hạn 6 tháng với
công ty Petronas để chốt giá mua và loại bỏ sự đe doạ của sự leo thang giá dầu.
Do đó, để được trả giá xăng cố định 840 USD/tấn thì Petrolimex phải nhận tỷ giá thả nổi,
ngược lại, Petronas nhận mức giá xăng cố định và trả tỷ giá thả nổi. Trong suốt khoảng thời
gian của hợp đồng, hai luồng tiền dựa trên mức giá cố định và mức giá thả nổi phải được
tính toán và bù trừ định kỳ.

Các yếu tố cấu thành hợp đồng hoán đổi bao gồm:
• Các bên tham gia ký kết hợp đồng
• Giá trị hợp đồng (giá trị danh nghĩa)
• Gốc phái sinh mua bán
• Cách tính dòng tiền tương lai của bên mua bà bên bán
• Ngày giao dịch
• Tần suất thanh thoán
• Phương thức và địa điểm thanh toán

Các gốc phái sinh thông dụng với sản phẩm hoán đổi bao gồm lãi suất, tiền tệ, rủi ro tín
dụng, cổ phiếu, hàng hóa cơ bản và bất động sản. Các gốc phái sinh cổ phiếu, hàng hóa cơ
bản và bất động sản đều sử dụng hình thức hợp đồng hoán đổi toàn bộ lợi ích ( Total
Return Swaps).
Dựa vào gốc phái sinh ta có 4 loại hoán đổi cơ bản:
- Hoán đổi tiền tệ
- Hoán đổi lãi suất
- Hoán đổi chứng khoán
- Hoán đổi hàng hóa

1.2 Lịch sử hợp đồng hoán đổi


Hợp đồng hoán đổi được áp dụng từ những năm 1960 ở dạng hợp đồng hoán đổi tiền tệ, và
sự ra đời của dạng công cụ này, cũng như nhiều công cụ mới khác được hình thành trong
giai đoạn này để tránh khỏi nhưng ràng buộc pháp lý.
Với dạng công cụ mới này, một công ty đa quốc gia trụ sở ở Vương Quốc Anh có thể có dư
thừa vốn ở Anh và muốn sử dụng để đầu tư vào một chi nhánh ở Mỹ nhưng bị hạn chế bởi
luật về chuyển đổi tiền tệ ở Anh. Cũng không quá khó tìm một công ty ở Mỹ gặp vấn đề
tương tự, thừa vốn ở Mỹ và muốn đầu tư mở chi nhánh ở Anh.
2. Hợp đồng hoán đổi tiền tệ
2.1. Khái niệm
- Hợp đồng hoán đổi tiền tệ là hợp đồng diễn ra đồng thời việc mua và bán ra một loại
tiền tệ nhất định đối với mỗi bên, trong đó ngày giá trị mua vào và ngày giá trị bán ra là khác
nhau.
- Hợp đồng hoán đổi tiền tệ là loại hợp đồng hoán đổi ngoại hối có thời gian dài
( thường từ vài năm trở lên) và lãi phát sinh được thanh toán định kỳ trong thời gian hiệu lực
của hợp đồng, khoản gốc chỉ được hoán đổi khi hợp đồng đáo hạn.
- Hoán đổi tiền tệ là trao đổi một khoản nợ bằng một đồng tiền này cho một khoản nợ
bằng một đồng tiền khác. Bằng cách hoán đổi này các bên tham gia có thể thay thế dòng
tiền tệ phải trả từ một đồng tiền này sang một đồng tiền khác.
VD: một công ty ở Mỹ có một khoản nợ bằng JPY với lãi suất cố định, thông qua hoán đổi
tiền tệ công ty có thể chuyển số nợ này sang nợ bằng USD, và nhờ thế mà tránh được rủi
ro biến động tỷ giá giữa USD và JPY.
- Trong hợp đồng hoán đổi tiền tệ, lãi được thanh toán định kỳ trong khi gốc được thanh
toán một lần tại thời điểm đến hạn.
- Hợp đồng hoán đổi ngoại hối được giao dịch trên FOREX, còn hợp đồng hoán đổi tiền
tệ được giao dịch trên thị trường hoán đổi.
- Ở Việt Nam giao dịch hoán đổi chính thức ra đời từ khi ngân hàng nhà nước ban hành
Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày
10/01/1998.
- Theo quyết định này, giao dịch hoán đổi là giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời cả hai
giao dịch: giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với đồng tiền
khác, trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch
được xác định tại thời điểm ký hợp đồng.
2.2. Đặc điểm hợp đồng hoán đổi tiền tệ
- Là hợp đồng mua vào và bán ra một tiền tệ nhất định được ký kết đồng thời tại ngày
hôm nay.
- Số lượng tiền tệ yết giá mua vào và bán ra là bằng nhau cho mỗi bên.
- Ngày giá trị của giao dịch mua vào và ngày giá trị của giao dịch bán ra là hoàn toàn
khác nhau.
- Giao dịch hoán đổi tiền tệ có thể là:
+ một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn;
+ Hoặc cả hai giao dịch đều là kỳ hạn được ký kết đồng thời tại ngày hôm nay, nhưng có giá
trị khác nhau.
2.3. Hợp đồng hoán đổi đồng nhất và hợp đồng hoán đổi ghép
- Hoán đổi đồng nhất là giao dịch trong đó vế giao ngay và vế kỳ hạn thuộc một hợp
đồng hoán đổi.
- Hoán đổi ghép là giao dịch trong đó vế giao ngay và vế kỳ hạn thuộc hai hợp đồng
hoán đổi độc lập.

2.4.Tỷ giá hoán đổi


Ø Chúng ta hãy xem xét các luồng tiền xảy ra đối với hợp đồng hoán đổi giữa VND và USD
bao gồm: (i) mua VND và bán USD giao ngay; (ii) bán VND và mua USD kỳ hạn 3 tháng,
như sau:

Ø Chúng ta thấy rằng, các luồng tiền xảy ra đối với hợp đồng hoán đổi tiền tệ là tương tự
như các luồng tiền xảy ra khi đi vay VND kỳ hạn 3 tháng và cho vay USD cũng kỳ hạn 3
tháng. Do đó, tỷ giá hoán đổi phải phản ánh các mức lãi suất kỳ hạn 3 tháng của VND và
USD trên thị trường tiền tệ. Các luồng tiền xảy ra đối với HĐKH có hướng ngược chiều với
giao dich giao ngay; do đó, giống như các giao dịch trên thị trường tiền tệ, giao dịch hoán
đổi tiền tệ chỉ tạo ra độ lệch thời gian của các luồng tiền, chứ không tạo ra trạng thái ngoại
hối ròng.
Ø Tỷ giá hoán đổi phản ánh điểm kỳ hạn hay điểm hoán đổi, tại đó ngân hàng yết giá sẵn
sàng hoán đổi hai đồng tiền nhất định thông qua giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn.
Như vậy, xét về bản chất thì tỷ giá hoán đổi chính là điểm kỳ hạn
Ø Tỷ giá hoán đổi = Tỷ giá kỳ hạn – Tỷ giá giao ngay
Ø Rõ ràng là, nếu xét về bản chất thì “tỷ giá hoán đổi” không phải là tỷ giá đích thực, mà chỉ
đơn thuần là chênh lệch các tỷ giá. Tuy nhiên, thuật ngữ “tỷ giá hoán đổi” được dùng phổ
biến trong thực tế, vì vậy chúng ta cũng sử dụng thuật ngữ “tỷ giá hoán đổi” để phản ánh
chênh lệch tỷ giá. Ta có ví dụ:

Ø Cần chú ý, do không phải tỷ giá thực, nên tỷ giá hoán đổi không có tỷ giá hoán đổi nghịch
đảo.
Ø Tỷ giá hoán đổi mua vào là chênh lệch, mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua kỳ
hạn đồng tiền yết giá trong giao dịch hoán đổi. Trong ví dụ này, tỷ giá hoán đổi mua vào là –
0,0119 nói lên rằng tỷ giá mua AUD kỳ hạn 3 tháng có điểm khấu trừ là 119 điểm. Ngân
hàng yết tỷ giá hoán đổi là – 0,0119 có nghĩa nó sẵn sàng bán giao ngay AUD và mua kỳ
hạn 3 tháng AUD với chênh lệch tỷ giá là 119 điểm.
Ø Tỷ giá hoán đổi bán ra là chênh lệch, mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán kỳ hạn
đồng tiền yết giá trong giao dịch hoán đổi. Trong ví dụ này, tỷ giá hoán đổi bán ra là –
0,0106 - nói lên rằng tỷ giá bán AUD kỳ hạn 3 tháng có điểm khấu trừ là 106 điểm. Ngân
hàng yết tỷ giá hoán đổi là – 0,0106 có nghĩa nó sẵn sàng mua giao ngay AUD và bán kỳ
hạn 3 tháng AUD với chênh lệch tỷ giá là 106 điểm.
Ø Trong hợp đồng hoán đổi đồng nhất, tỷ giá giao ngay áp dụng cho vế giao ngay và vế kỳ
hạn là như nhau, có thể là tỷ giá giao ngay mua vào, hoặc tỷ giá giao ngay bán ra, thường là
tỷ giá giao ngay trung bình. Hợp đồng hoán đổi ghép bao gồm hai giao dịch độc lập, nên tỷ
giá giao ngay cho hai hợp đồng là khác nhau. Nếu ngân hàng mua giao ngay và bán kỳ hạn
thì áp dụng tỷ giá mua giao ngay.
Ø Các nhà kinh doanh luôn luôn yết tỷ giá sao cho tỷ giá mua vào thấp hơn tỷ giá bán ra để
đảm bảo việc giao dịch chênh lệch tỷ giá có lãi. Do đó, nếu tỷ giá hoán đổi mua vào lớn hơn
tỷ giá hoán đổi bán ra, thì đồng tiền yết giá sẽ có điểm kỳ hạn khấu trừ. Còn nếu tỷ giá hoán
đổi mua vào nhỏ hơn tỷ giá hoán đổi bán ra, thì đồng tiền yết giá sẽ có điểm kỳ hạn gia
tăng.
v Yết giá kiểu Outright và kiểu Swap
Ø Trong thực tế, tỷ giá kỳ hạn trong các giao dịch hoán đổi được yết theo kiểu Swap, còn
trong các giao dịch kỳ hạn một chiều được yết theo kiều Outright.
Ø Tỷ giá theo kiểu Outright đơn giản là giá cả của một đồng tiền này tình bằng một đồng
tiền kia. Nó là một con số tuyệt đối, do đó ta không cần tính toán gì thêm.
Ø Tỷ giá theo kiểu Swap chỉ yết phần chênh lệch theo số điểm căn bản giữa tỷ giá có kỳ
hạn và tỷ giá giao ngay tương ứng. Yết giá theo kiều Swap thường được sử dụng trên thị
trường liên ngân hàng, tức là trong giao dịch giữa một ngân hàng này với một ngân hàng
khác.
Ø Để thấy được sự khác nhau giữa yết tỷ giá kỳ hạn kiều Swap và kiểu Outright ta khảo sát
bảng yết tỷ giá sau:
Bảng 7-2. Niêm yết tỷ giá kỳ hạn kiểu Outright và kiều Swap

3. Hoán đổi lãi suất


3.1. Các khái niệm liên quan đến hoán đổi lãi suất
- Giao dịch hoán đổi lãi suất: là việc các bên giao kết hợp đồng với nhau, theo đó
mỗi bên cam kết thanh toán cho bên kia khoản tiễn lãi tính theo lãi suất thả nổi hay
lãi suất cố định trên cùng một khoản nợ gốc trong cùng một khoảng thời gian.
- Nợ gốc của một giao dịch hoán đổi lãi suất: là số tiền mà các bên thực hiện giao
dịch hoán đổi lãi suất thỏa thuận làm cơ sở để tính số lãi thả nổi, số lãi cố định và số
lãi ròng hoán đổi lãi suất.
- Lãi suất thả nổi: là mức lãi suất thay đổi trong thời hạn hợp đồng hoán đổi lãi suất
trên cơ sở lãi suất thị trường và do các bên thỏa thuận.
Lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở + Biên độ
Ví dụ: LIBOR + 2%.
Lãi suất cơ sở: LIBOR: lãi suất liên ngân hàng London.
Ngoài ra, lãi suất cơ sở còn có thể là SIBOR - lãi suất liên ngân hàng Singapore hay
EURIBOR - lãi suất liên ngân hàng Châu Âu.
2% - Biên độ lãi suất.
Giả sử, LIBOR = 2% thì lãi suất thả nổi được áp dụng là 4%.
- Lãi suất cố định: là mức lãi suất do các bên thỏa thuận không thay đổi trong thời
hạn hợp đồng hoán đổi lãi suất.
- Số lãi thả nổi: là số tiền lãi tính theo nợ gốc và lãi suất thả nổi mà một bên tham gia
hợp đồng cam kết thanh toán cho bên kia.
- Số lãi cố định: là số tiền lãi tính theo nợ gốc và lãi suất cố định mà một bên tham
gia hợp đồng cam kết thanh toán cho bên kia.
- Số lãi ròng từng kỳ của một hợp đồng hoán đổi lãi suất: là chênh lệch giữa số lãi
được nhận và số lãi phải trả của từng kỳ thanh toán của hợp đồng đó.
- Kỳ hạn thanh toán số lãi ròng: là khoảng thời gian trong thời hạn hợp đồng hoán
đổi lãi suất có hiệu lực đã được thỏa thuận giữa các bên, mà tại cuối mỗi khoảng
thời gian đó, các bên thực hiện việc thanh toán cho nhau số lãi ròng.
Ví dụ: Hai bên A và B đồng ý tham gia một hợp đồng hoán đối, trong đó, tài sản cơ
sở của hai bên đều làm $100.000, kỳ hạn 3 năm. Vào cuối mỗi năm, bên A thanh
toán cho bên B lãi suất cố định 5%, còn bên B thanh toán cho bên A lãi suất thả nổi
LIBOR 3 tháng + 2%.
- Đây là giao dịch hoán đổi lãi suất vì có sự giao kết hợp đồng giữa bên A và
bên B và mỗi bên cam kết thanh toán toán cho bên kia số tiền lãi vào cuối
mỗi năm.
- Nợ gốc: $100.000.
- Lãi suất thả nổi: LIBOR 3 tháng + 2%.
- Lãi suất cố định: 5%.
- Số lãi thả nổi: $100.000 x LIBOR 3 tháng + 2%.
- Số lãi cố định: $100.000 x 5%.
- Số lãi ròng từng kỳ: $100.000 x LIBOR 3 tháng + 2% - $100.000 x 5%.
- Kỳ hạn thanh toán: cuối mỗi năm.
3.2. Điều kiện thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất
Theo Điều 5 Quyết định 62/2006/ QĐ-NHNN:
● Đối với ngân hàng phải có đủ điều kiện:
- Có vốn tự có từ 1000 tỷ đồng hoặc giá trị tương đương trở lên.
- Đảm bảo các tỷ lệ an toán vốn trong hoạt động kinh doanh theo quy định
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Đã có quy trình thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất, trong đó gồm cả biện
pháp phòng ngừa rủi ro.
- Có tổng lãi ròng các giao dịch hoán đổi lãi suất là số dương; trường hợp tổng
lãi ròng này là số âm thì tối đa bằng 5% vốn tự có của ngân hàng đó.
- Đối với trường hợp thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất ngoại tệ, thì phải
được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép hoạt động ngoại hối.
- Đối với trường hợp thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền,
phải thực hiện quy định về quản lý ngoại hối liên quan đến việc trao đổi vốn
gốc.
● Đối với doanh nghiệp phải có đủ các điều kiện:
- Có giao dịch gốc được thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật Việt
Nam. Giao dịch gốc đó là một trong các giao dịch tiền gửi, phát hành hoặc
đầu tư giấy tờ có giá, vay vốn, cho thuê tài chính, mua hàng hóa trả chậm.
- Có khả năng tài chính hoặc thực hiện các biện pháp bảo đảm do hai bên thỏa
thuận để thực hiện nghĩa vụ thanh toán số lãi ròng phải trả cho ngân hàng.

3.3 hoán đổi lãi suất

Hoán đổi lãi suất là một chuỗi các thanh toán tiền lãi giữa 2 phía. Mỗi tập hợp
thanh toán được dựa trên lãi suất cố định hoặc thả nổi.

Hoán đổi vanilla thuần nhất là một hoán đổi lãi suất mà một bên thực hiện thanh
toán theo lãi suất cố định còn bên còn lại thực hiện thanh toán theo lãi suất thả
nổi.

Sử dụng hoán đổi lãi suất vanilla thuần nhất để chuyển khoản vay lãi suất thả
nổi sang khoản vay lãi suất cố định.

Rủi ro lãi suất của ngân hàng xảy ra khi:

Lãi suất cho vay cố định trong khi ls huy động thả nổi

Ls cho vay thả nổi trong khi ls huy động cố định

=> Thực hiện hoán đổi lãi suất

Ví dụ:

Ngân hàng A đem 100tr usd đi đầu tư trong thời hạn 5 năm với tỷ suất sinh lời
kì vọng là 13,25%.

Để đầu tư vào dự án này Ngân hàng A phải huy động 100tr USD của ngân hàng
B (tổ chức cho vay với lãi suất thả nổi) trong thời hạn 5 năm với lãi suất thả nổi
bằng lãi suất LIBOR+0,5%.

Để có đủ vốn cho công ty A vay, ngân hàng B huy động vốn bằng một khoản
vay NHTW với lãi suất chiết khấu 11%.
Vậy ngân hàng A và ngân hàng B gặp rủi ro lãi suất, phải tìm cách cắt giảm rủi
ro lãi suất như thế nào?

a. Đối với NHA:

Ls thu được từ dự án: 13,25%

Ls chi cho đầu tư dự án: LIBOR+0,5%

Lợi nhuận: 13,25%-( LIBOR+0,5%)

Lỗ nếu 13,25%-( LIBOR+0,5%)<0 HOẶC LIBOR>12,75%

Ngân hàng A lo sợ LIBOR tăng

Mục tiêu của A là tìm đối tác chịu trả theo LIBOR cho A.

Ngân hàng A có dòng thu cố định định kì tính trên ls cố định

Ta thấy định kì ngân hàng A có dòng chi tính trên LIBOR +0,5%.

Nhìn vào dòng lợi nhuận ta thấy nếu như LIBOR tăng thì lợi nhuận của NHA sẽ
giảm, nếu LIBOR giảm thì lợi nhuận của NHA tăng hay nói cách khác ngân
hàng A lo sợ LIBOR tăng. Đây là điều NHA không muốn, họ đang đối mặt với
dòng chi bấp bênh, A tìm đến ngân hàng C để chuyển giao rủi ro.

Ngân hàng C là ngân hàng được thực hiện nghiệp vụ hoán đổi ls. A sẽ thực hiện
hoán đổi vanilla với NHC: Vay 100tr USD với lãi suất trả cho NHC là X%,
ngược lại NHC đồng ý vay và trả cho NHA với lãi suất LIBOR 6 tháng trong
vòng 5 năm và ngày thanh toán trùng với ngày có ls tín dụng thả nổi đến hạn.

Dòng tiền của ngân hàng A sau khi thực hiện hoán đổi lãi suất:

Ls thu được từ dự án: 13,25%

Ls chi cho đầu tư dự án: LIBOR+0,5%

Ls trả cho ngân hàng C: X%

Ls thu từ NHC:LIBOR

Khóa chặt lãi suất thu: 13,25%+LIBOR-(LIBOR+0,5%+X%)=12,75%-X%


Lợi nhuận của A phụ thuộc X, X càng cao lợi nhuận càng giảm và X càng thấp
thì lợ nhuận càng tăng. Tóm lại khi hoán đổi ls với ngân hàng C thì A đã cố
định được lợi nhuận cả mình, họ đã triệt tiêu được dòng chi bấp bênh.

b. Đối với ngân hàng B:

Ls thu được từ dự án: LIBOR+0,5%

Ls chi cho đầu tư dự án: 11%

Lợi nhuận: LiBOR+0,5%-11%

Lỗ nếu LiBOR+0,5%-11%<0 hay LIBOR<10,5%

Ngân hàng B lo sợ LIBOR giảm

Mục tiêu của B là tìm đối tác chịu nhận theo LIBOR từ B

Nhìn vào dòng lợi nhuận ta thấy nếu như LIBOR tăng thì lợi nhuận của NHB sẽ
tăng, nếu LIBOR giảm thì lợi nhuận của NHB giảm hay nói cách khác ngân
hàng B lo sợ LIBOR giảm. Đây là điều NHB không muốn, họ đang đối mặt với
dòng thu bấp bênh, B tìm đến ngân hàng C để chuyển giao rủi ro.

B sẽ thực hiện hoán đổi vanilla với NHC: Vay 100tr USD với lãi suất trả cho
NHC là lãi suất LIBOR 6 tháng trong vòng 5 năm, ngược lại NHC vay 100tr
usd và trả cho ngân hàng với lãi suất cố định Y% và ngày thanh toán trùng với
ngày có ls tín dụng thả nổi đến hạn.

Dòng tiền của ngân hàng B sau khi thực hiện hoán đổi lãi suất:

Ls thu được từ dự án: LIBOR+0,5%

Ls chi cho đầu tư dự án: 11%

Ls trả cho ngân hàng C: LIBOR

Ls thu từ NHC: Y%

Khóa chặt lãi suất thu: LiBOR+0,5% +Y%-11%-LIBOR=Y%-10,5%

Ta thấy Y càng lớn ln B càng nhỏ, Y càng nhỏ ln B càng lớn. Tóm lại khi hoán
đổi ls với ngân hàng C thì B đã cố định được lợi nhuận cả mình, họ đã triệt tiêu
được dòng thu bấp bênh.

c. Đối với ngân hàng C:


C nhận dòng tiền không muốn của A và B thì C có thua thiệt không? =>
không. Định kì C sẽ nhận cái LIBOR mà B không muốn, nhưng cái LIBOR
mà B không muốn là cái LIBOR mà A muốn, ở đây C chỉ là trung gian nhận
LIBOR từ B và chuyển LiBOR đó cho A. Chệnh lệch từ X và Y càng lớn thì
lợi nhuận của C càng cao.

Ls thu được từ A: X%

Ls chi cho A: LIBOR

Ls chi cho B: Y%

Ls thu được từ B: LIBOR

Khóa chặt ls sinh lời thu được: X%-Y%

4. HỢP ĐỒNG HOÁN ĐỔI CHỨNG KHOÁN


Khái niệm:

* Hợp đồng hoán đổi cổ phiếu (Equity swap): là hợp đồng hoán đổi mà tổ hợp
các dòng tiền được thỏa thuận trao đổi giữa hai bên vào một ngày xác định
ngắn hạn và trong tương lai.
* Hai dòng tiền thường được đề cập như là những vế của hợp đồng Swap:
- Một trong hai vế thường gắn với một lãi suất thả nổi như LIBOR. Vế
này được xem như là vế nổi.
- Vế còn lại dựa trên kết quả của một cổ phiếu hoặc một chỉ số thị
trường. Về này được xem như là về cổ phiếu.
* Hầu hết những hợp đồng loại này gồm một về lãi suất thả nổi đối với vế cổ
phiếu, mặc dù một số loại hợp đồng tồn tại với hai về cổ phiếu.
Hiểu đơn giản: Một công ty có thể mua hợp đồng hoán đổi chứng khoán với
một ngân hàng. Công ty sẽ trả cho ngân hàng một dòng tiền dựa trên lãi suất
Libor, trong khi ngân hàng sẽ trả cho công ty một dòng tiền dựa trên giá trị
của chỉ số chứng khoán VN30.

Các bên tham gia hợp đồng hoán đổi chứng khoán có thể bao gồm:

● Các công ty
● Các ngân hàng
● Các quỹ đầu tư
● Các nhà quản lý tài sản
Các bên tham gia hợp đồng hoán đổi chứng khoán có thể sử dụng hợp đồng này
để:

● Phòng ngừa rủi ro: Hợp đồng hoán đổi chứng khoán có thể được sử dụng để
phòng ngừa rủi ro biến động của giá chứng khoán. Ví dụ, một công ty có thể
mua hợp đồng hoán đổi chứng khoán với một ngân hàng để bảo vệ giá trị
của cổ phần của mình nếu giá cổ phiếu giảm.
● Tạo ra lợi nhuận: Hợp đồng hoán đổi chứng khoán cũng có thể được sử
dụng để tạo ra lợi nhuận. Ví dụ, một nhà đầu tư có thể mua hợp đồng hoán
đổi chứng khoán với kỳ vọng rằng giá của một cổ phiếu sẽ tăng.

Ví dụ 1:
* Hợp đồng Swap về chỉ số: Bên A hoán đổi 5.000.000 bảng với lãi suất
LIBOR + 3 điểm cơ bản.
* B lấy 5.000.000 bảng (dựa vào chỉ số FTSE đối với giá trị danh nghĩa
5.000.000).
* Trong trường hợp này bên A sẽ trả cho bên B mức lãi suất thả nổi LIBOR +
3 điểm cơ bản trên số tiền danh nghĩa là 5.000.000 và sẽ nhận lại từ bên B
bất kỳ sự gia tăng theo tỉ lệ phần trăm của chỉ số cổ phiếu FTSE cho giá trị
danh nghĩa là 5.000.000 bảng.
Ví dụ 2:

Một công ty có vốn hóa thị trường là 100 tỷ đồng và đang sở hữu 10 triệu cổ phiếu
của công ty đó. Giá cổ phiếu hiện tại là 100.000 đồng/cổ phiếu. Công ty lo ngại rằng
giá cổ phiếu có thể giảm trong tương lai, điều này sẽ làm giảm giá trị tài sản của
công ty.

Để phòng ngừa rủi ro này, công ty có thể mua hợp đồng hoán đổi chứng khoán với
một ngân hàng. Trong hợp đồng này, công ty sẽ trả cho ngân hàng một dòng tiền
dựa trên lãi suất Libor, trong khi ngân hàng sẽ trả cho công ty một dòng tiền dựa
trên giá trị của 10 triệu cổ phiếu của công ty.

Nếu giá cổ phiếu giảm, công ty sẽ nhận được nhiều dòng tiền từ ngân hàng hơn so
với số tiền mà công ty phải trả cho ngân hàng. Điều này sẽ giúp công ty bù đắp cho
khoản lỗ từ việc giảm giá trị cổ phiếu.

5. HOÁN ĐỔI HÀNG HÓA

Là một dạng hợp đồng hoán đổi trong đó một bên thanh toán cho bên kia giá cố
định của hàng hóa và nhận lại giá biến đổi của hàng hóa tại thời điểm kết thúc
hợp đồng.

Hợp đồng hoán đổi hàng hóa thường có kỳ hạn dưới 2 năm và được giao dịch
trên thị trường phi tập trung.
Mục đích của hợp đồng này là để phòng ngừa rủi ro về biến động giá hoặc để
kiếm lời dựa vào phần chênh lệch giá

Đặc điểm của HĐHĐ hàng hóa:

Không có sự tham gia giao dịch thức tế của sản phẩm hàng hóa

Vì hợp đồng này được giao dịch trên thị trường phi tập trung nên nó có tính linh
hoạt cao

Bên thanh toán tiền theo giá cố định của hàng hóa gọi là bên mua hợp đồng
hàng hóa.

Bên thanh toán dòng tiền dựa theo giá tham chiếu hàng hóa tại thời điểm kết
thúc hợp đồng gọi là bên bán hợp đồng hàng hóa.

Hợp đồng hoán đổi hàng hóa được thanh toán theo phương thức tiền mặt, theo
đó chỉ một bên thanh toán cho bên kia phần chênh lệch giữa 2 dòng tièn trao đổi
(dòng tiền dựa trên cố định và dòng tiền dựa trên giá tham chiếu).

Ví dụ minh họa:

Đầu năm 2009 một khách hàng dự kiến sản xuất 1000 tấn bột mỳ vào cuối năm
2009. Khách hàng muốn bán số bột mỳ này sau khi thu hoạch với giá không
thấp hơn 195 USD/tấn.

Để giảm thiểu rủi ro giá bột mỳ có thể giảm thấp sau khi thu hoạch, khách hàng
bán hợp đồng hoán đổi bột mỳ cho ngân hàng với giá cố định 200 USD/tấn cho
lô hàng 500 tấn bột mỳ. Giá tham chiếu của bột mỳ là giá tại sở giao dịch hợp
đồng tương lai Chicago. Vì khách hàng đóng vai ở vị thế bán nên tới thời điểm
đáo hạn, khách hàng sẽ được ngân hàng thanh toán theo giá tham chiếu khi kết
thúc hợp đồng.

Đến ngày đáo hạn hợp đồng:

Nếu giá tham chiếu là 190 USD/tấn, ngân hàng sẽ phải thanh toán cho khách
hàng một khoản chênh lệch = (200 - 190) x 500 tấn= 5000 USD

Nếu giá tham chiếu là 205 USD/tấn, khách hàng sẽ phải thanh toán cho ngân
hàng một khoản chênh lệch = (205 - 200) x 500 tấn = 2500 USD.

You might also like