You are on page 1of 56

CHƯƠNG 7

KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ CHỨNG


KHOÁN PHA LOÃNG VÀ THU NHẬP
TRÊN MỘT CỔ PHẦN

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1


7.1. Kế toán phát hành, chuyển đổi và đáo hạn chứng khoán pha loãng

7.2. Kế toán bảo lãnh cổ phiếu

7.3. Kế toán quyền chọn cổ phiếu

7.4. Thu nhập trên một cổ phần cơ bản (Basic EPS)

7.5. Thu nhập trên một cổ phần pha loãng (Diluted EPS)

7.6. Đặc điểm kế toán các nghiệp vụ chứng khoán pha loãng và thu
nhập trên một cổ phần theo hệ thống kế toán Việt Nam
7.1. Kế toán phát hành, chuyển đổi và đáo hạn
chứng khoán pha loãng

Những vấn đề cơ bản về chứng khoán pha loãng


Chứng khoán pha loãng là những công cụ tài chính
có khả năng chuyển đổi thành cổ phần phổ thông và
khiến cho tỉ lệ sở hữu công ty của các cổ đông hiện
tại giảm xuống, làm giảm lợi nhuận trên một cổ
phần do sự gia tăng số lượng cổ phần phổ thông sau
chuyển đổi
Trái phiếu chuyển đổi; Cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi
Bảo lãnh cổ phiếu; Quyền chọn cổ phiếu
7.1.1. Kế toán trái phiếu chuyển đổi

Trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu có


thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông
của cùng một tổ chức phát hành theo các
điều kiện đã được xác định trong phương
án phát hành
7.1.1. Kế toán trái phiếu chuyển đổi

Trái phiếu chuyển đổi là một công cụ tài chính


phức hợp: nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu được xác định là phần còn lại
của giá trị hợp lý trái phiếu chuyển đổi sau khi
trừ giá trị hợp lý cấu phần nợ phải trả.
Kế toán trái phiếu chuyển đổi
Giá trị cấu phần Nợ (PV)
PV = ∑ MG/(1 + i)n + ∑ Lãi /(1 + i)n
Trong đó:
MG: là mệnh giá của trái phiếu
i là lãi suất trên 1 kỳ hạn thanh toán
n: là số kỳ hạn
Lãi: là lãi trái phiếu trong một kỳ (chỉ sử dụng trong trường hợp lãi
trái phiếu chuyển đổi trả cuối kỳ)
Kế toán trái phiếu chuyển đổi
 Giá trị cấu phần vốn chủ sở hữu:
Giá trị cấu phần vốn chủ sở hữu = Giá trị trái phiếu chuyển đổi
– Giá trị cấu phần Nợ
Kế toán trái phiếu chuyển đổi
 Nguyên tắc kế toán
Thời điểm phát hành trái phiếu chuyển đổi: xác định
cấu phần nợ phải trả ghi nhận vào mục trái phiếu
chuyển đổi. Giá trị cấu phần vốn chủ sở hữu phản
ánh vào mục quyền chọn trái phiếu chuyển đổi
Đáo hạn trái phiếu chuyển đổi, nếu hoàn lại tiền cho
chủ sở hữu trái phiếu, ghi giảm tiền, giảm mệnh
giá trái phiếu, giảm phần vốn chủ sở hữu của trái
phiếu ghi nhận trên mục quyền chọn trái phiếu
chuyển đổi
Kế toán trái phiếu chuyển đổi
 Nguyên tắc kế toán
Nếu chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu: giảm
mệnh giá trái phiếu, giảm phần vốn chủ sở hữu của
trái phiếu trên mục quyền chọn trái phiếu chuyển
đổi chuyển sang mục thặng dư vốn cổ phần
Kế toán trái phiếu chuyển đổi
Ngày 21/11/N công ty H&M phát hành 4.000 trái
phiếu chuyển đổi mệnh giá 1.000, kỳ hạn 5 năm, lãi
suất 8% năm. Thời điểm chuyển đổi là thời điểm đáo
hạn trái phiếu. Mỗi Trái phiếu chuyển đổi (gốc và lãi)
có thể chuyển thành 50 cổ phiếu thường (Mệnh giá
10.000/CP). Khi trái phiếu được phát hành, tỷ lệ lãi
suất phổ biến đang thịnh hành trên thị trường của một
công cụ nợ tương tự nhưng không có quyền chọn
chuyển đổi là 10% năm.
1. Xác định cấu phần nợ phải trả, cấu phần vốn chủ
sở hữu của trái phiếu chuyển đổi
2. Ghi bút toán vào các thời điểm phát hành trái
phiếu chuyển đổi
Kế toán trái phiếu chuyển đổi
 Tính giá trị cấu phần nợ phải trả và cấu phần
vốn chủ sở hữu của trái phiếu chuyển đổi
Mệnh giá trái phiếu chuyển đổi 4,000,000
Giá trị hiện tại của phần nợ gốc 4,000,000phải trả vào cuối 2,483,685
năm thứ 5 = 4,000,000/ (1+10%)5
Giá trị hiện tại của phần lãi 4,000,000*8% = 320,000 là: 1,213,056
320,000/ (1+10%)1 + 320,000/ (1+10%)2+ 320,000/
(1+10%)3+ 320,000/ (1+10%)4 + 320,000/ (1+10%)5
Tổng giá trị hợp lý của cấu phần nợ = 3,696,741
2,483,685+ 1,213,056
Giá trị cấu phần vốn chủ sở hữu= Tổng giá trị trái phiếu 303,259
chuyển đổi- Giá trị cấu phần nợ của trái phiếu=
4,000,000 – 3,696,741
Kế toán trái phiếu chuyển đổi
Bút toán vào thời điểm phát hành trái phiếu chuyển
đổi

Nợ TK Tiền gửi NH 4,000,000


Có TK Trái phiếu chuyển đổi 3,696,741
Có TK Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu 303,259
Kế toán trái phiếu chuyển đổi
Kế toán chuyển đổi trái phiếu
Tại ngày 20/11/N+5, toàn bộ số tiền gốc và tiền lãi
trái phiếu được chuyển đổi sang thành cổ phiếu phổ
thông.
Kế toán trái phiếu chuyển đổi
 Bút toán xác định lãi trái phiếu vào cuối năm
Bút toán ghi sổ ngày 31/12/20N:
Nợ TK Chi phí lãi vay: 4,000,000,000*8%/12 26,666,667
Có TK Chi phí phải trả: 26,666,667
4,000,000,000*8%/12
Bút toán ghi sổ ngày 31/12/20N+1; (20N+2);
(20N+3); (20N+4)
Nợ TK Chi phí lãi vay: 4,000,000,000*8% 320,000,00
0
Có TK Chi phí phải trả: 4,000,000,000*8% 320,000,000
Bút toán ghi sổ ngày 20/11/20N+5
Nợ TK Chi phí lãi vay: 4,000,000,000*8%*11/12 293,333,33
3
Có TK Chi phí phải trả: 293,333,333
4,000,000,000*8%*11/12
Kế toán trái phiếu chuyển đổi
Chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu ngày
21/11/N+5

Nợ TK Trái phiếu chuyển đổi 3,696,741,000

Nợ TK Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu 303,259,000

Nợ TK Chi phí phải trả 1,600,000,000

Có TK Mệnh giá cổ phiếu phổ thông 2,000,000,000

Có TK Thặng dư Cổ phiếu phổ thông 3,600,000,000


Kế toán trái phiếu chuyển đổi
Tại ngày 20/11/N+5, toàn bộ số tiền gốc và tiền lãi
trái phiếu chuyển đổi được thanh toán bằng tiền gửi
ngân hàng
Kế toán đáo hạn trái phiếu chuyển đổi

Nợ TK Trái phiếu chuyển đổi 4,000,000,000

Nợ TK Chi phí phải trả 1,600,000,000

Có TK Tiền gửi ngân hàng 5,600,000,000


7.1.2. Kế toán cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi

Cổ phiếu ưu đãi cho phép cổ đông nắm giữ nó được


hưởng ưu đãi hơn cổ phiếu phổ thông
Cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi là loại cổ phiếu có lãi
suất cố định trong đó nhà đầu tư có thể lựa chọn
chuyển đổi chúng thành một lượng cổ phiếu phổ
thông của công ty phát hành sau một khoảng thời
gian nhất định đã được thoả thuận trước từ khi mua,
hoặc là vào một ngày nào đó trong tương lai
7.1.2. Kế toán cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi

Ngày 2/1/20N, Công ty Cổ phần Coca-Cola phát


hành 1 triệu cổ phần ưu đãi chuyển đổi sau 1 năm.
Giá phát hành bằng mệnh giá CU10/Cổ phần.
Bút toán nhật ký cho việc phát hành này như sau:
Nợ TK Tiền (1,000,000*10) 10,000,000

Có TK Cổ phần ưu đãi chuyển đổi 10,000,000


7.1.2. Kế toán cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi

Ngày 2/1/20N+1, Cổ đông tiến hành chuyển đổi


toàn bộ số cổ phần ưu đãi chuyển đổi sang cổ phần
phổ thông.
Việc ghi sổ như sau
Nợ TK Cổ phần ưu đãi chuyển đổi 10,000,000

Có TK Mệnh giá cổ phần phổ thông 10,000,000


7.2. Kế toán bảo lãnh cổ phiếu
Bảo lãnh cổ phiếu (Warrants) là một loại chứng
khoán cho phép người nắm giữ có thể mua được cổ
phiếu của công ty phát hành ra nó với giá xác định
trong một khoảng thời gian nhất định
7.2. Kế toán bảo lãnh cổ phiếu
Công ty SamSung phát hành trái phiếu đính kèm
bảo lãnh cổ phiếu thời hạn 5 năm. Bảo lãnh cho
phép mua cổ phiếu phổ thông với giá CU25, mệnh
giá CU5. Vào thời điểm đó, giá cổ phiếu phổ thông
của SamSung được bán với giá CU30. Nhờ bảo lãnh
cổ phiếu, SamSung chào bán trái phiếu có mệnh giá
CU10,000,000, lãi suất 8% (thấp hơn so với lãi suất
phổ biến tại thời điểm này) với giá đã bao gồm bảo
lãnh cổ phiếu là CU10 200,000
(thiếu lãi suất ck)
7.2. Kế toán bảo lãnh cổ phiếu
Xác định giá trị hợp lý cấu phần nợ, cấu phần vốn
trong tổng giá trị trái phiếu

1 Giá trị hợp lý của trái phiếu có bảo lãnh cổ phiếu 10 200,000

2 Giá trị hợp lý cấu phần nợ tại ngày phát hành 9 707 852

3 Giá trị cấu phần vốn tại ngày phát hành (3)= (1)-(2) 492 148
Kế toán bảo lãnh cổ phiếu
Phản ánh việc bán trái phiếu có chiết khấu như sau:

Nợ TK Tiền 9 707 852

Có TK Trái phiếu phát hành 9 707 852

Phản ánh việc bán bảo lãnh cổ phiếu đính kèm trái phiếu:

Nợ TK Tiền 492 148

Có TK Bảo lãnh cổ phiếu 492 148


Kế toán bảo lãnh cổ phiếu
Khi nhà đầu tư chuyển đổi toàn bộ 10,000 bảo lãnh
cổ phiếu với tỷ lệ 1 bảo lãnh cổ phiếu đổi 1 cổ phiếu
phổ thông

Nợ TK Tiền: 10,000*25 250,000

Nợ TK Bảo lãnh cổ phiếu 492 148

Có TK Mệnh giá cổ phiếu phổ thông: 50,000


10,000*5
Có TK Thặng dư vốn cổ phiếu phổ thông 692 148
7.3. Kế toán quyền chọn cổ phiếu
Quyền chọn cổ phiếu là công cụ tài chính mà nó cho
phép người sở hữu nó có quyền mua cổ phiếu phổ
thông theo một giá nhất định và trong một khoảng
thời gian xác định trước.
Quyền chọn mua cổ phiếu của cổ đông (Share
Right)
Quyền chọn mua cổ phiếu của người lao động
Quyền mua cổ phiếu cũng có thể được dành cho
các đối tác ngoài doanh nghiệp như nhà cung cấp,
nhà tư vấn, các luật sư…
7.3. Kế toán quyền chọn cổ phiếu
Việc kế toán quyền mua cổ phiếu, cần tập trung vào
các thời điểm như sau
7.5. Thu nhập trên một cổ phần pha loãng

EPS (earning per share) Basic EPS

Diluted EPS

EPS pha loãng là một số liệu được sử dụng trong phân tích cơ bản để
đánh giá chất lượng thu nhập trên mỗi cổ phiếu của một công ty, nếu các
chứng khoán có thể chuyển đổi được chuyển đổi thành cổ phiếu phổ
thông.
trái phiếu cổ phiếu ưu đãi quyền chọn cổ phiếu,
chuyển đổi chuyển đổi được chứng quyền đang lưu hành

Việc chuyển đổi này làm tăng số lượng cổ phiếu đang lưu hành, làm
giảm thu nhập trên mỗi cổ phiếu  cổ phiếu giảm hấp dẫn với nhà
đầu tư  cổ phiếu có thể bị giảm giá.

Cổ phiếu bị áp lực loãng thể hiện qua EPS pha loãng


7.5. Thu nhập trên một cổ phần pha loãng

EPS Lợi nhuận - Cổ tức của


pha sau thuế TNDN cổ phiếu ưu đãi
loãng = Số bình quân cổ phần + Số cổ phần phổ thông được
phổ thông lưu hành chuyển đổi từ chứng khoán khác
EPS cơ bản được tính dựa vào lượng cổ phiếu đang lưu hành theo BCTC.
EPS pha loãng thì tính cổ phiếu lưu hành dựa vào lượng cổ phiếu đang lưu hành
theo BCTC + lượng cổ phiếu sắp được chuyển đổi
EPS pha loãng luôn < EPS cơ bản.
EPS pha loãng = EPS cơ bản nếu không có cổ phiếu chuyển đổi
Ví dụ: Giả sử Công ty X năm 20N, thu nhập ròng 50 tỷ, không trả cổ tức, có 10
triệu cổ phiếu phổ thông đang lưu hành.  EPS = (50 tỷ – 0)/ 15tr = 5.000
Giả sử Công ty phát hành thêm 1 triệu cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi
thành cổ phiếu phổ thông,  EPS pha loãng = (50 tỷ – 0)/ 16tr = 3.125
EPS pha loãng cho nhà đầu tư biết lợi nhuận của họ sẽ bị giảm thế nào nếu công ty
tăng trưởng lợi nhuận không tương xứng với số lượng cổ phiếu tăng thêm.
Ví dụ 7.12
Công ty Simco Sông Đà có lợi nhuận trước thuế TNDN 20% là
CU45,000,000, có 30,000,000 cổ phần phổ thông đang lưu hành, không có
cổ phiếu ưu đãi. Công ty có 131 500 trái phiếu chuyển đổi mệnh giá
CU1,000, lãi suất 8% năm, sẽ chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông trong
vòng 2 năm tới theo tỷ lệ 1 trái phiếu chuyển đổi thành 76 cổ phần phổ
thông.
Yêu cầu:
1. Tính thu nhập trên mỗi cổ phần cơ bản
2. Tính thu nhập trên mỗi cổ phần pha loãng
Link bài tập sapp.edu.vn
https://knowledge.sapp.edu.vn/knowledge/t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p-v%C3%A0-h%C6%B0%E1%BB%9Bng-d%E1%BA
%ABn-gi%E1%BA%A3i-c%C3%A1c-d%E1%BA%A1ng-b%C3%A0i-t%E1%BA%ADp-%C4%91i%E1%BB%83n-h%C3%ACnh-
reading-21

Thu nhập ròng của Công ty Y là $ 13,820,000 với 2,600,000 cổ phiếu đang
lưu hành. Giá cổ phiếu trung bình trong năm là 58,00 đô la, Y có 10.000
quyền chọn mua 10 cổ phiếu mỗi cổ phiếu với giá 40 đô la cho mỗi cổ
phiếu lưu hành trong cả năm. Tính EPS của công ty Y?

EPS cơ bản = $13,820,000 / 2,600,000=$5.32


Nếu thực hiện quyền chọn, dòng tiền tăng thêm sẽ là: 10,000 x 10 x $40
= $4,000,000. Số cổ phiếu Y có thể mua được với dòng tiền tăng thêm là
là: $4,000,000 / $58 = 68,966
•Số cổ phiếu lẽ ra tăng thêm là: 100,000 - 68,966 = 31,034.
EPS pha loãng = $13,820,000 / (2,600,000 + 31,034)=$5.25
Link bài tập sapp.edu.vn
https://knowledge.sapp.edu.vn/knowledge/t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p-v%C3%A0-h%C6%B0%E1%BB%9Bng-d%E1%BA
%ABn-gi%E1%BA%A3i-c%C3%A1c-d%E1%BA%A1ng-b%C3%A0i-t%E1%BA%ADp-%C4%91i%E1%BB%83n-h%C3%ACnh-
reading-21

Thu nhập ròng của Công ty X cho năm 2019 là 7.600.000 đô la với
2.000.000 cổ phiếu đang lưu hành. Giá cổ phiếu trung bình năm 2019 là $
55. X đã có 10.000 cổ phiếu ưu đãi, tỷ lệ cổ tức 8% mệnh giá 1.000 USD, cổ
phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi được lưu hành từ năm 2018. Mỗi cổ phiếu ưu
đãi có thể chuyển đổi thành 20 cổ phiếu phổ thông. Tính EPS pha loãng của
Công ty X cho năm 2019 ?

EPS cơ bản = [$7,600,000 - (10,000 x $1,000 x 0.08)] / 2,000,000=$3.4


EPS pha loãng = $7,600,000 / (2,000,000+200,000)=$3.45
7.6. Đặc điểm kế toán các nghiệp vụ chứng khoán pha loãng
và thu nhập trên một cổ phần theo hệ thống kế toán Việt Nam

7.6.1.1. Kế toán trái phiếu chuyển đổi

7.6.1.2. Kế toán cổ phiếu ưu đãi


7.6.1.1. Kế toán trái phiếu chuyển đổi
Thông tư 200/2014/TT-BTC, trái phiếu chuyển đổi có thể chuyển đổi
thành một số lượng cổ phiếu phổ thông xác định được quy định trong
phương án phát hành là phải xác định và ghi nhận riêng biệt
- giá trị cấu phần nợ (nợ phải trả) của trái phiếu chuyển đổi
- cấu phần vốn (vốn chủ sở hữu) của trái phiếu chuyển đổi

a. Nguyên tắc kế toán trái phiếu chuyển đổi

b. Nội dung, kết cấu tài khoản Trái phiếu chuyển đổi

c. Phương pháp kế toán trái phiếu chuyển đổi


7.6.1.1. Kế toán trái phiếu chuyển đổi
a. Nguyên tắc kế toán trái phiếu chuyển đổi
 Doanh nghiệp (bên phát hành trái phiếu chuyển đổi) phải mở sổ kế toán chi tiết để
theo dõi từng loại trái phiếu chuyển đổi theo từng loại kỳ hạn, lãi suất và mệnh giá.
 Trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành một số lượng cổ
phiếu xác định được quy định sẵn trong phương án phát hành. Loại trái phiếu có
thể chuyển đổi thành một lượng cổ phiếu không xác định tại ngày đáo hạn (do phụ
thuộc vào giá trị trường của cổ phiếu tại ngày đáo hạn) được kế toán như trái phiếu
thường
 Chi phí phát hành trái phiếu chuyển đổi được phân bổ dần vào chi phí tài chính
hoặc vốn hóa, phù hợp với kỳ hạn trái phiếu theo phương pháp đường thẳng hoặc
phương pháp lãi suất thực tế. Tại thời điểm ban đầu, chi phí phát hành trái phiếu
chuyển đổi được ghi giảm phần nợ gốc của trái phiếu. Định kỳ, kế toán phân bổ
chi phí phát hành trái phiếu chuyển đổi bằng cách ghi tăng giá trị nợ gốc và ghi
nhận vào chi phí tài chính hoặc vốn hóa phù hợp với việc ghi nhận lãi vay phải trả
của trái phiếu chuyển đổi.
 Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, khi phát hành trái phiếu chuyển đổi, doanh nghiệp
phải tính toán và xác định riêng biệt giá trị cấu phần nợ (nợ gốc) và cấu phần vốn
của trái phiếu chuyển đổi. Phần nợ gốc của trái phiếu chuyển đổi được ghi nhận là
nợ phải trả, cấu phần vốn (quyền chọn cổ phiếu) của trái phiếu chuyển đổi được
ghi nhận là vốn chủ sở hữu
7.6.1.1. Kế toán trái phiếu chuyển đổi
a. Nguyên tắc kế toán trái phiếu chuyển đổi
 Xác định giá trị các cấu phần của trái phiếu chuyển đổi (TPCĐ):
- Xác định giá trị phần nợ gốc của TPCĐ tại thời điểm phát hành, được xác định bằng cách chiết khấu giá trị doanh nghĩa khoản thanh toán trong tương
lai (gồm nợ gốc&lãi trái phiếu) về giá trị hiện tại theo lãi suất của trái phiếu tương tự trên thị trường nhưng không có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu và
trừ đi chi phí phát hành TPCĐ. Trường hợp không xác định được lãi suất của trái phiếu tương tự, DN sử dụng lãi suất đi vay phổ biến trên thị trường tại
thời điểm phát hành trái phiếu để xác định giá trị hiện tại của khoản thanh toán trong tương lai
- Xác định giá trị cấu phần vốn của trái phiếu chuyển đổi (quyền chọn chuyển đổi trái phiếu), được xác định là phần chênh lệch giữa tổng số tiền thu về từ
việc phát hành trái phiếu chuyển đổi và giá trị cấu phần nợ của TPCĐ tại thời điểm phát hành.
Sau ghi nhận ban đầu, kế toán phải điều chỉnh giá trị phần nợ gốc của TPCĐ như sau: Ghi tăng giá trị phần nợ gốc trái phiếu đối với CP phát hành trái
phiếu được phân bổ định kỳ. Ghi tăng giá trị cấu phần nợ gốc trái phiếu đối với phần chênh lệch giữa số lãi trái phiếu phải trả tính theo lãi suất của trái
phiếu tương tự không có quyền chuyển đổi hoặc lãi suất thực tế cao hơn số lãi trái phiếu phải trả tính theo lãi suất danh nghĩa.
7.6.1.1. Kế toán trái phiếu chuyển đổi
a. Nguyên tắc kế toán trái phiếu chuyển đổi

 Khi đáo hạn trái phiếu chuyển đổi, kế toán ghi nhận:
- Giá trị quyền chọn cổ phiếu của trái phiếu chuyển đổi đang phản ánh trong phần vốn chủ sở hữu được chuyển sang ghi nhận là thặng dư vốn
cổ phần mà không phụ thuộc vào việc người nắm giữ trái phiếu có thực hiện quyền chọn chuyển đổi thành cổ phiếu hay không
- Trường hợp người nắm giữ trái phiếu không thực hiện quyền chọn chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, doanh nghiệp ghi giảm phần nợ gốc
của trái phiếu chuyển đổi tương ứng với số tiền hoàn trả gốc trái phiếu.
- Trường hợp người nắm giữ trái phiếu thực hiện quyền chọn chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, kế toán ghi giảm phần nợ gốc của trái phiếu
chuyển đổi và ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu tương ứng với mệnh giá số cổ phiếu phát hành thêm. Phần chênh lệch giữa giá trị phần nợ
gốc của trái phiếu chuyển đổi lớn hơn giá trị cổ phiếu phát hành them tính theo mệnh giá được ghi nhận là khoản thặng dư vốn cổ phần.
7.6.1.1. Kế toán trái phiếu chuyển đổi
b. Nội dung, kết cấu tài khoản Trái phiếu chuyển đổi

Tài khoản 3432: Trái phiếu chuyển đổi


Bên Nợ:
- Thanh toán nợ gốc trái phiếu khi đáo hạn nếu người nắm giữ trái phiếu
không thực hiện quyền chọn chuyển đổi thành cổ phiếu
- Kết chuyển nợ gốc trái phiếu để ghi tăng vốn chủ sở hữu nếu người nắm
giữ trái phiếu thực hiện quyền chọn chuyển đổi thành cổ phiếu
Bên Có:
- Trị giá cấu phần nợ gốc trái phiếu ghi nhận tại thời điểm phát hành
- Giá trị được điều chỉnh tăng phần nợ gốc trái phiếu trong kỳ
Số dư bên Có: Giá trị phần nợ gốc trái phiếu tại thời điểm báo cáo
7.6.1.1. Kế toán trái phiếu chuyển đổi
c. Phương pháp kế toán trái phiếu chuyển đổi

NV1: Tại thời điểm phát hành, kế toán xác định giá trị phần nợ gốc và quyền
chọn cổ phiếu của trái phiếu chuyển đổi bằng cách chiết khấu giá trị doanh
nghĩa của khoản thanh toán trong tương lai về giá trị hiện tại, ghi
Nợ TK Tiền: Tổng số thu từ phát hành trái phiếu chuyển đổi
Có TK Trái phiếu chuyển đổi: Phần nợ gốc trái phiếu chuyển đổi
Có TK Quyền chọn trái phiếu chuyển đổi: Quyền chọn chuyển đổi trái
phiếu (chênh lệch giữa số tiền thu được và nợ gốc trái
phiếu chuyển đổi)
NV2: Phát sinh chi phí phát hành trái phiếu chuyển đổi, kế toán ghi
Nợ TK Trái phiếu chuyển đổi
Có TK Tiền, Phải trả
NV3: Định kỳ phân bổ chi phí phát hành trái phiếu chuyển đổi vào chi phí tài
chính, kế toán ghi:
Nợ TK Chi phí sản xuất kinh doanh
Có TK Trái phiếu chuyển đổi
7.6.1.1. Kế toán trái phiếu chuyển đổi
c. Phương pháp kế toán trái phiếu chuyển đổi

NV4: Định kỳ, kế toán ghi nhận chi phí tài chính hoặc vốn hóa đối với số lãi
trái phiếu phải trả của trái phiếu chuyển đổi ghi:
Nợ TK Chi phí sản xuất kinh doanh
Có TK Lãi trái phiếu chuyển đổi phải trả

NV5: Khi đáo hạn trái phiếu, trường hợp người nắm giữ trái phiếu không thực
hiện quyền chọn chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, doanh nghiệp hoàn trả
gốc trái phiếu, kế toán ghi:
Nợ TK Trái phiếu chuyển đổi
Có TK Tiền
Đồng thời kết chuyển giá trị quyền chọn chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu
sang mục thặng dư vốn cổ phần
Nợ TK Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu
Có TK Thặng dư vốn cổ phần
7.6.1.1. Kế toán trái phiếu chuyển đổi
c. Phương pháp kế toán trái phiếu chuyển đổi

NV6: Khi đáo hạn trái phiếu trường hợp người nắm giữ trái phiếu thực hiện quyền chọn chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, kế toán ghi giảm
phần nợ gốc trái phiếu chuyển đổi và ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu như sau:
Nợ TK Trái phiếu chuyển đổi
Có TK Mệnh giá cổ phần phổ thông: theo mệnh giá cổ phần
Có TK Thặng dư vốn cổ phần: phần chênh lệch giữa giá trị cổ phiếu phát hành thêm tính theo mệnh giá và giá trị
phần nợ gốc trái phiếu chuyển đổi
Đồng thời kết chuyển giá trị quyền chọn chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu sang mục thặng dư vốn cổ phần
Nợ TK Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu
Có TK Thặng dư vốn cổ phần
7.6.1.2. Kế toán cổ phiếu ưu đãi

Vốn góp của chủ sở hữu được phản ánh theo mệnh giá của cổ phiếu.
Bao gồm cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết và cổ phiếu ưu đãi.

a. Nguyên tắc kế toán cổ phiếu ưu đãi

b. Nội dung, kết cấu tài khoản cổ phiếu ưu đãi

c. Phương pháp kế toán cổ phiếu ưu đãi


7.6.1.2. Kế toán cổ phiếu ưu đãi
a. Nguyên tắc kế toán cổ phiếu ưu đãi

Doanh nghiệp phải kế toán chi tiết riêng 2 loại cổ phiếu ưu đãi:
- Cổ phiếu ưu đãi được phân loại là vốn chủ sở hữu nếu người phát hành không
có nghĩa vụ phải mua lại cổ phiếu ưu đãi đó.
- Cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả nếu bắt buộc người phát hành
phải mua lại cổ phiếu ưu đãi đó tại một thời điểm đã được xác định trong tương
lai và nghĩa vụ cổ phiếu được ghi rõ ngày trong hồ sơ phát hành tại thời điểm
phát hành cổ phiếu
7.6.1.2. Kế toán cổ phiếu ưu đãi
b. Nội dung, kết cấu tài khoản cổ phiếu ưu đãi

Tài khoản Cổ phiếu ưu đãi:


Phản ánh tổng mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi.
Doanh nghiệp phải chi tiết cổ phiếu ưu đãi thành 2 nhóm chính:
-Nhóm được phân loại và trình bày là vốn chủ sở hữu (tại chỉ tiêu 411a của Bảng cân đối
kế toán) ;
-Nhóm được phân loại và trình bày là nợ phải trả (tại chỉ tiêu 342 của Bảng cân đối kế
toán).
7.6.1.2. Kế toán cổ phiếu ưu đãi
c. Phương pháp kế toán cổ phiếu ưu đãi

NV1: Công ty cổ phần phát hành cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi huy động vốn
từ các cổ đông, khi nhận được tiền mua cổ phiếu theo giá phát hành bằng
mệnh giá, kế toán ghi:
Nợ TK Tiền
Có TK Mệnh giá cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi

NV2: Công ty cổ phần phát hành cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi huy động vốn
từ các cổ đông, khi nhận được tiền mua cổ phiếu theo giá phát hành lớn hơn
mệnh giá, kế toán ghi:
Nợ TK Tiền: theo giá phát hành
Có TK Mệnh giá cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi
Có TK Thặng dư vốn cổ phần
7.6.1.2. Kế toán cổ phiếu ưu đãi
c. Phương pháp kế toán cổ phiếu ưu đãi

NV3: Công ty cổ phần phát hành cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi huy động vốn
từ các cổ đông, khi nhận được tiền mua cổ phiếu theo giá phát hành nhỏ hơn
mệnh giá, kế toán ghi:
Nợ TK Tiền
Nợ TK Thâm hụt vốn cổ phần
Có TK Mệnh giá cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi

NV4: Chi phí trực tiếp liên quan đến phát hành cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi,
kế toán ghi:
Nợ TK Cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi
Có TK Tiền
 Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 30, lãi cơ bản trên cổ phiếu được xác định như sau:
 Doanh nghiệp phải tính lãi cơ bản trên cổ phiếu theo các khoản lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty mẹ.
 Lãi cơ bản trên cổ phiếu được tính bằng cách chia lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty mẹ (tử số) cho số
lượng bình quân gia quyền của số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ (mẫu số).
 Lãi cơ bản trên cổ phiếu cung cấp số liệu đánh giá lợi ích từ kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà mỗi cổ phiếu phổ thông của
công ty mẹ mang lại
 Cũng tại đoạn 28-30 của chuẩn mực này, quy định về Lãi suy giảm trên cổ phiếu
 Doanh nghiệp tính giá trị lãi suy giảm trên cổ phiếu dựa trên số lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty mẹ.
 Doanh nghiệp phải điều chỉnh lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty mẹ và số bình quân gia quyền
cổ phiếu phổ thông đang lưu hành do ảnh hưởng của các cổ phiếu phổ thông tiềm năng có tác động suy giảm để tính lãi suy giảm trên cổ
phiếu.
 Việc tính lãi suy giảm trên cổ phiếu là nhằm đảm bảo tính nhất quán với lãi cơ bản trên cổ phiếu, cung cấp thước đo lợi ích của mỗi cổ phiếu
phổ thông trong kết quả hoạt động của doanh nghiệp khi tính tới tác động của các cổ phiếu phổ thông tiềm năng có tác động suy giảm đang
lưu hành trong kỳ. Việc làm này dẫn đến:
 Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty mẹ tăng bằng khoản cổ tức và lãi ghi nhận trong kỳ dành cho
cổ phiếu phổ thông tiềm năng có tác động suy giảm và được điều chỉnh các thay đổi về thu nhập hoặc chi phí do chuyển đổi cổ phiếu phổ
thông tiềm năng có tác động suy giảm;
 Số bình quân gia quyền cổ phiếu phổ thông đang lưu hành tăng bằng số bình quân gia quyền các cổ phiếu bổ sung sẽ được lưu hành nếu như
tất cả các cổ phiếu phổ thông tiềm năng có tác động suy giảm đều được chuyển đổi.
Trong Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 30, đoạn 64-70 quy định về trình bày báo cáo tài chính chỉ tiêu lãi cơ bản trên cổ phiếu:
Doanh nghiệp trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lãi cơ bản trên cổ phiếu và lãi suy giảm trên cổ phiếu từ lợi nhuận hoặc
lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty mẹ trong kỳ đối với mỗi loại cổ phiếu phổ thông có quyền nhận lợi nhuận
khác nhau cho kỳ báo cáo. Doanh nghiệp phải trình bày lãi cơ bản trên cổ phiếu và lãi suy giảm trên cổ phiếu cho tất cả các kỳ báo cáo.
Lãi trên cổ phiếu được trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh cho tất cả các kỳ báo cáo. Nếu lãi suy giảm trên cổ phiếu được trình bày
cho ít nhất 1 kỳ báo cáo, thì số liệu này cũng phải được báo cáo cho các kỳ khác nêu trong báo cáo, kể cả khi lãi suy giảm trên cổ phiếu
bằng với lãi cơ bản trên cổ phiếu. Doanh nghiệp có thể trình bày chung một số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nếu lãi cơ
bản trên cổ phiếu và lãi suy giảm trên cổ phiếu bằng nhau.
Doanh nghiệp trình bày lãi cơ bản trên cổ phiếu và lãi suy giảm trên cổ phiếu kể cả trong trường hợp giá trị này là một số âm (Lỗ trên cổ
phiếu).
 Đồng thời doanh nghiệp phải bổ sông thông tin về lãi cơ bản trên cổ phiếu trình bày trong Bản thuyết minh BCTC. Các thông tin phải
trình bày gồm:
Lợi nhuận hoặc lỗ để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu (CP)và lãi suy giảm trên CP, bản đối chiếu lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho công ty mẹ
trong kỳ. Bản đối chiếu gồm các ảnh hưởng của từng loại công cụ có tác động tới lãi trên CP
Số bình quân gia quyền CP phổ thông sử dụng để tính lãi cơ bản trên CP và lãi suy giảm trên CP, bản đối chiếu giữa các số bình quân gia
quyền. Bản đối chiếu sẽ bao gồm ảnh hưởng của từng loại công cụ có tác động tới lãi trên CP.
Các công cụ (bao gồm cả CP phát hành có điều kiện) có thể có tác động suy giảm lãi trên CP trong tương lai nhưng không được đưa vào
tính lãi suy giảm trên CP vì chúng có tác dụng suy giảm ngược cho kỳ hiện tại hoặc các kỳ được trình bày.
Trình bày các giao dịch CP phổ thông hoặc giao dịch CP phổ thông tiềm năng, không phải là loại giao dịch được hạch toán tuân theo đoạn
62, xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Nếu những giao dịch đó xảy ra trước ngày kết thúc kỳ kế toán năm thì sẽ có tác động đáng kể
tới số lượng CP phổ thông hoặc CP phổ thông tiềm năng lưu hành tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo
Theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành vào ngày 22/12/2014 quy
định về chỉ tiêu mã số 70 trên Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu số B02-DN):
- Chỉ tiêu này phản ánh lãi cơ bản trên cổ phiếu, chưa tính đến các công cụ
được phát hành trong tương lai có khả năng pha loãng giá trị cổ phiếu. Chỉ tiêu
này được trình bày trên Báo cáo tài chính của công ty cổ phần là doanh nghiệp
độc lập. Đối với công ty mẹ là công ty cổ phần, chỉ tiêu này chỉ được trình bày
trên Báo cáo tài chính hợp nhất, không trình bày trên Báo cáo tài chính riêng
của công ty mẹ.
Trường hợp Quỹ khen thưởng, phúc lợi được trích từ lợi nhuận sau thuế, lãi
cơ bản trên cổ phiếu được xác định theo công thức sau:

 Việc xác định lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ
thông và số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành
trong kỳ được thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư số 21/2006/TT-BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
 Chỉ tiêu Lãi suy giảm trên cổ phiếu (Mã số 71), trên Báo cáo kết quả kinh doanh (Biểu mẫu B02-DN), được quy định như sau: Chỉ tiêu này phản
ánh lãi suy giảm trên cổ phiếu, có tính đến sự tác động của các công cụ trong tương lai có thể được chuyển đổi thành cổ phiếu và pha loãng giá trị
cổ phiếu.
Lãi suy giảm trên cổ phiếu được xác định như sau:
 Xác định lợi nhuận (hoặc lỗ) phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông để tính lãi suy giảm trên cổ phiếu
 Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông = Lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế TNDN - Các khoản điều chỉnh giảm + Các khoản điều chỉnh tăng
 Trường hợp công ty trình bày lãi cơ bản trên cổ phiếu trên Báo cáo tài chính hợp nhất thì lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ là lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp được tính trên cơ sở thông tin hợp nhất.
 Trường hợp công ty trình bày trên Báo cáo tài chính riêng thì lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ là lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế của riêng công ty.
 Các khoản điều chỉnh giảm lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp để tính lợi nhuận hoặc lỗ
 Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi: Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi bao gồm: Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi không lũy kế được thông báo trong kỳ báo cáo và cổ tức của cổ phiếu ưu đãi luỹ kế phát sinh trong kỳ báo cáo. Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được tính như sau:
 Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi = Tỷ lệ cổ tức của cổ phiếu ưu đãi x Mệnh giá cổ phiếu ưu đãi
- Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị hợp lý của khoản thanh toán cho người sở hữu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu ưu đãi khi công ty cổ phần mua lại cổ phiếu ưu đãi của người sở hữu.
- Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị hợp lý của cổ phiếu phổ thông hoặc các khoản thanh toán khác thực hiện theo điều kiện chuyển đổi có lợi tại thời điểm thanh toán với giá trị hợp lý của cổ phiếu phổ thông được phát hành theo điều kiện chuyển đổi gốc.
- Các khoản cổ tức hoặc các khoản khác liên quan tới cổ phiếu phổ thông tiềm năng có tác động suy giảm;
- Các khoản lãi được ghi nhận trong kỳ liên quan tới cổ phiếu phổ thông tiềm năng có tác động suy giảm;
- Các yếu tố khác làm giảm lợi nhuận sau thuế nếu chuyển đổi cổ phiếu phổ thông tiềm năng có tác động suy giảm thành cổ phiếu phổ thông.Ví dụ, khoản chi phí để chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông làm giảm lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ.
Xác định các khoản điều chỉnh tăng lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp được tiến hành như sau:
- Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị hợp lý của khoản thanh toán cho người sở hữu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu ưu đãi khi công ty cổ phần mua lại cổ phiếu ưu đãi của người sở hữu.
- Các yếu tố làm tăng lợi nhuận sau thuế nếu chuyển đổi cổ phiếu phổ thông tiềm năng có tác động suy giảm thành cổ phiếu phổ thông.Ví dụ, khi chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông thì doanh nghiệp sẽ được giảm chi phí lãi vay liên quan tới trái phiếu chuyển đổi và
việc làm tăng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ.
 Phương pháp xác định Số lượng cổ phiếu để tính lãi suy giảm trên cổ phiếu
 Số lượng cổ phiếu để tính lãi suy giảm trên cổ phiếu được xác định là số bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông lưu hành trong kỳ cộng (+) với số bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông sẽ
được phát hành thêm trong trường hợp tất cả các cổ phiếu phổ thông tiềm năng có tác động suy giảm đều được chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông.
 Việc xác định số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ được thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư số 21/2006/TT-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính và các
văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
 Xác định số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông sẽ được phát hành thêm trong kỳ Cổ phiếu phổ thông sẽ được phát hành thêm trong kỳ được coi là cổ phiếu phổ thông tiềm năng có tác động làm suy giảm lãi trên cổ phiếu; gồm:
- Quyền chọn mua chứng quyền và các công cụ tương đương;
- Công cụ tài chính có thể chuyển đổi;
- Cổ phiếu phổ thông phát hành có điều kiện;
- Hợp đồng được thanh toán bằng cổ phiếu phổ thông hoặc tiền;
- Các quyền chọn đã được mua;
- Quyền chọn bán đã phát hành.
 Việc xác định số lượng cổ phiếu phổ thông sẽ được phát hành thêm trong kỳ được thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 30 “Lãi trên cổ phiếu”.

You might also like