You are on page 1of 7

BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP 2 MÔN QUẢN TRỊ HỌC

I. Bạn hãy khoanh tròn đáp án đúng (Đ) hoặc sai (S) cho các
câu hỏi sau (3 điểm):

1. Một tổ chức phi lợi nhuận không thể được xem là một tổ chức Đ S
2. Quản lý là công việc điều khiển quá trình xã hội mà đặc
trưng cơ bản nhất của nó là có sự tham gia của con người với
Đ S
tư cách là chủ thể quản lý và đối tượng quản lý nhằm thực
hiện mục tiêu mà một tổ chức đề ra
3. Bốn chức năng của quản lý bao gồm lập kế hoạch, tổ chức,
Đ S
lãnh đạo và điều phối
4. Khi người quản lý đạt được mục tiêu của tổ chức, công việc
Đ S
của họ được xem là có kết quả và hiệu quả
5. Các vai trò đại diện, lãnh đạo và liên kết đều thuộc nhóm
Đ S
các vai trò quan hệ
6. Cả giám sát viên và đốc công đều là chức danh của những
Đ S
người quản lý cấp cơ sở
7. Một nhược điểm của cách tiếp cận quản lý theo kinh nghiệm là
khi quy mô của tổ chức tăng lên thì người quản lý không đủ
Đ S
khả năng để giải quyết các mối quan hệ với các cá nhân trong
tổ chức
8. Lập kế hoạch giúp cho một tổ chức xác định được những việc
phải làm gì? Khi nào làm? Làm như thế nào? Ai làm? Với các Đ S
nguồn lực là bao nhiêu?
9. Kế hoạch tác nghiệp sẽ đưa ra định hướng phát triển cho toàn
Đ S
bộ một tổ chức trong thời gian dài
10. Dự báo là một công việc quan trọng đối với công tác lập kế
Đ S
hoạch
11. Lập kế hoạch chứng minh được những điều bất hợp lý, chính
Đ S
là sự lãng phí thời gian của người quản lý.
12. Sẽ là sai lầm khi cho rằng lập kế hoạch làm giảm sự linh
Đ S
hoạt trong các hoạt động của một tổ chức.
13. Các kế hoạch chiến thuật thường do những người quản lý cấp
Đ S
trung gian thực hiện.
14. Lập kế hoạch giúp kết hợp những nỗ lực của mọi thành viên,
Đ S
nhóm trong tổ chức
15. Chuyên môn hóa đề cập đến mức độ các nhiệm vụ trong một
Đ S
doanh nghiệp được chia nhỏ thành những phần việc riêng lẻ.
16. Chuyên môn hoá giúp cho tổ chức giảm được năng suất lao
Đ S
động

Đề số CQ-02 thời gian làm bài 75phút 1/7


17. Theo kinh nghiệm phát triển thị trường của các nước thì
cần đưa ra một hệ thống kế hoạch nhằm định hướng cho toàn bộ
nền kinh tế và các tổ chức/doanh nghiệp dựa vào sự phát Đ S
triển của thị trường, năng lực sản xuất kinh doanh của mỗi
tổ chức/doanh nghiệp, mỗi ngành.
18. Chính sách có phạm vi co giãn nào đó, nếu chính sách quá
Đ S
cứng nhắc sẽ trở thành các quy tắc
19. Quan niệm truyền thống về sự thống nhất mệnh lệnh khuyên
Đ S
rằng nhân viên chỉ nên có một người thượng cấp để báo cáo.
20. Điểm mạnh của cấu trúc chức năng là đạt được sự thống nhất
Đ S
trong mệnh lệnh
21. Người quản lý và người lãnh đạo luôn luôn là một. Đ S
22. Không phải mọi người lãnh đạo đều có khả năng và kỹ năng
Đ S
cần thiết để đảm nhiệm các vị trí quản lý.
23. Người lãnh đạo dựa vào quyền hạn có được từ một vị trí nào
Đ S
đó trong tô chức.
24. Chiến lược là tổ hợp các chính sách, thủ tục, quy tắc, các Đ S
công việc phải thực hiện, và trình tự các bước phải thực
hiện các công việc đó
25. Kỹ năng nhận thức là khả năng tạo dựng hay thiết kế công
Đ S
việc theo chiều hướng có lợi nhất
26. Tháp nhu cầu của Maslow chia nhu cầu thành 3 mức độ: nhu
Đ S
cầu bậc thấp, nhu cầu bậc trung gian và nhu cầu bậc cao
27. Người quản lý vẫn nên thực hiện chức năng kiểm tra cho dù
Đ S
mọi việc đều được thực hiện đúng như hoạch định
28. Kiểm tra hành chính chú trọng vào các quy định của nhà
Đ S
nước.
29. Điểm mạnh trong khi xem xét kiểm tra như một chu trình
Đ S
liên hệ ngược đó là yếu tố trễ trong thông tin
30. Kết quả mà hoạt động kiểm tra mang lại cần phải đạt được
Đ S
tính chính xác, tính linh hoạt và tính khách quan

II. Bạn hãy khoanh tròn phương án đúng nhất để điền vào chỗ
trống hoặc trả lời cho các câu hỏi sau (3 điểm)

31. _____________ là các thành viên của tổ chức, kết hợp và điều
phối công việc của những người khác
A. Người quản lý
B. Trưởng nhóm
C. Người thuộc cấp
D. Công nhân

32. Nhìn chung trong các tổ chức, _____________ là người chịu


trách nhiệm quản lý các bộ phận của tổ chức, chỉ đạo các quá trình

Đề số CQ-02 thời gian làm bài 75phút 2/7


triển khai các chiến lược và chính sách của tổ chức, thiết lập môi
trường làm việc.
A. Người quản lý cấp trung gian
B. Người quản lý cấp cơ sở
C. Người quản lý cấp cao
D. Nhân viên thuộc cấp

33. Một hãng sản xuất xe đạp tăng số lượng xe sản xuất với cùng
mức chi phí, nhưng có nhiều sản phẩm hỏng, cần
phải_____________.
A. quan tâm tới hiệu năng và hiệu quả
B. quan tâm tới việc tăng kết quả
C. quan tâm tới việc tăng hiệu quả
D. quan tâm đến các yếu tố đầu vào

34. _______giúp cho tổ chức và các thành viên thấy rõ mục đích và
hướng đi của mình?

A. Quản lý
B. Lập kế hoạch
C. Tổ chức
D. Kiểm tra

35. ________tạo điều kiện cho việc kiểm soát các hoạt động của tổ
chức, bộ phận và cá nhân từ đó đưa ra được các biện pháp điều
chỉnh kịp thời:
A. Kiểm tra
B. Lãnh đạo
C. Tổ chức
D. lập kế hoạch

36. Một mục đích của việc lập kế hoạch là làm giảm thiểu
_________
A. chi phí và thời gian
B. thời gian và nhu cầu nhân sự
C. lãng phí và sự trùng lặp
D. thời gian và lãng phí

37. Nhận xét nào sau đây đưa ra sự so sánh từ thực tế về các tổ
chức có lập kế hoạch và những tổ chức không lập kế hoạch?
A. Tổ chức có lập kế hoạch luôn luôn đạt được kết quả tốt
hơn các tổ chức không lập kế hoạch
B. Tổ chức không lập kế hoạch luôn luôn đạt được kết quả
tốt hơn các tổ chức có lập kế hoạch
C. Tổ chức lập kế hoạch,nói chung, sẽ đạt được kết quả tốt
hơn các tổ chức không lập kế hoạch
D. Tổ chức không lập kế hoạch, nói chung, sẽ đạt được kết
quả tốt hơn tổ chức có lập kế hoạch

38. Theo những gì các bạn được học, _____________ là kết quả mong
đợi của các cá nhân, nhóm, hoặc toàn bộ tổ chức.
A. Các chiến lược
Đề số CQ-02 thời gian làm bài 75phút 3/7
B. Các mục tiêu
C. Các kế hoạch
D. Các chính sách

39. Tất cả các mệnh đề sau đây đều là những đặc tính của các mục
tiêu được xây dựng tốt, ngoại trừ:
A. đo lường được và định lượng được
B. khung thời gian rõ ràng
C. được viết ra dưới dạng các hành động, chứ không phải kết
quả
D. được truyền đạt đến mọi thành viên

40. ______________ là việc lựa chọn một phương án hoạt động trong
tương lai mà người ta hy vọng nó sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.
A. Lập kế hoạch
B. Kiểm tra và điều chỉnh
C. Ra quyết định
D. Quản lý

41. ______________ là bộ khung chính tắc theo đó các phần việc


được phân chia, tập hợp, và điều phối.
A.Sứ mệnh
B. Rà soát môi trường
C. Phân tích nguồn lực nội tại
D. Cơ cấu tổ chức

42. Khái niệm ______________ được dùng để mô tả mức độ các nhiệm


vụ trong một tổ chức được chia thành những phần việc riêng biệt.
A. Đạo đức công việc
B. Trách nhiệm xã hội
C. Chuyên môn hóa công việc
D. Hình thành bộ phận

43. Một tổ chức sản xuất có các nhóm nhân viên chịu trách nhiệm
về các công việc như bán hàng, marketing, kết toán, nhân sự v.v.
Đây là những ví dụ minh họa cho khái niệm nào?
A. Quyền hạn
B. Chuỗi mệnh lệnh
C. Hình thành bộ phận
D. Ủy quyền

44. Nhóm bộ phận chế tạo máy tập thể thao vào một khu vực, may
quần áo nam giới vào một bộ phận, và sản xuất mỹ phẩm vào một bộ
phận khác – là ví dụ minh họa cho hình thức hình thành bộ phận
nào?
A. Theo khách hàng
B. Theo sản phẩm
C. Theo địa lý
D. Theo quá trình

45. Trong cùng một điều kiện, tầm hạn quản lý càng rộng, mô hình
tổ chức càng ______________
A. quan liêu
Đề số CQ-02 thời gian làm bài 75phút 4/7
B. dân chủ
C. hiệu quả
D. có kết quả

46. Theo tầm và mức quản lý thì người ta có thể thiết kế cơ cấu
tổ chức theo kiểu______________
A. Trực tuyến
B. Chức năng
C. Dự án
D. Hình tháp

47. Nhận xét nào sau đây không đúng khi phân biệt giữa người quản
lý và người lãnh đạo?
A. Người quản lý được bổ nhiệm
B. Người quản lý gây ảnh hưởng thông qua các hình thức
không chính thức
C. Người lãnh đạo có thể được bổ nhiệm
D. Người lãnh đạo có thể gây ảnh hưởng nằm ngoài các quyền
hạn chính thức

48. Phong cách lãnh đạo _______________ mô tả một nhà lãnh đạo có
xu hướng lôi kéo các nhân viên tham gia quá trình ra quyết định,
ủy quyền, khuyến khích tham gia việc quyết định phương pháp làm
việc và mục tiêu, và sử dụng thông tin phản hồi như một cơ hội
để huấn luyện nhân viên.

A. Phong cách văn hóa


B. Phong cách độc đoán
C. Phong cách dân chủ
D. Phong cách tự do

49. Yếu tố nào dưới đây KHÔNG thuộc nhóm yếu tố động lực theo
nghiên cứu của Heizberg?
A. Sự giám sát và điều kiện làm việc
B. Thành tích và trách nhiệm
C. Khả năng phát triển nghề nghiệp
D. Sự thừa nhận của người khác

50. Lý thuyết nào dưới đây gắn liền với tên tuổi của nhà nghiên
cứu khoa học Abraham Maslow?
A. Thuyết hai yếu tố
B. Thuyết X-thuyết Y
C. Mô hình động cơ động lực thúc đẩy
D. Tháp nhu cầu

51. Bước nào dưới đây KHÔNG nằm trong quá trình làm việc của
người nhân viên theo nghiên cứu của Porter và Lawler?

A. Sự nỗ lực
B. Đánh giá
C. Phần thưởng
Đề số CQ-02 thời gian làm bài 75phút 5/7
D. Sự thoả mãn

52. Kiểm tra đưa ra những thông tin giúp liên hệ trở lại với chức
năng nào của quá trình quản lý?
A. Lựa chọn nhân viên
B. Lập kế hoạch
C. Văn hoá tổ chức
D. Điều khiển

53. Trong quá trình kiểm tra, bước nào sẽ được thực hiện tiếp
theo bước “đo lường kết quả thực tế”?
A. Thiết lập các tiêu chuẩn
B. Kiểm tra độ tin cậy của các thước đo kết quả
C. So sánh kết quả thực tế với tiêu chuẩn
D. Phân tích các nguyên nhân gây sai lệch

54. Bước cuối cùng trong quá trình kiểm tra là gì?
A. Điều chỉnh các tiêu chuẩn
B. Khen thưởng/Xử phạt nhân viên
C. Đối chuẩn với kết quả của đối thủ cạnh tranh
D. Thực thi hành động quản lý

55. Trong quá trình kiểm tra, nếu nhân viên tiếp thị liên tục
không đạt được chỉ tiêu bán hàng, hành động khắc phục nào có thể
được thực hiện?

A. Sa thải nhân viên


B. Đào tạo nhân viên, nhưng không bao giờ hạ thấp tiêu
chuẩn
C. Hạ thấp tiêu chuẩn
D. Chuyển công việc khác

56. Trong quá trình lập kế hoạch cho tổ chức, nguyên tắc nào dưới
đây cần phải lưu ý?

A. Khuyến khích sự tham gia của các cấp quản lý


B. Tạo điều kiện thuận lợi cho người quản lý cấp dưới suy nghĩ
và hành động theo ý kiến riêng của họ
C. Trách nhiệm về công việc phải xác định tương xứng với quyền
hạn được giao phó
D. Quyền được giao cho từng nhà quản lý phải tương xứng để
hoàn thành các kết quả mong muốn và đạt được mục tiêu
quản lý đã đề ra

57. _________ là xu hướng nhận thành tích về mình và quy sai lầm
cho người khác.
A. Sự nhận thức có chọn lọc
B. Sự nhận thức bị rơi vào sự quy kết
C. Sự nhận thức bị ám ảnh bởi các ấn tượng ban đầu
D. Sự nhận thức bị rơi vào sự định kiến

Đề số CQ-02 thời gian làm bài 75phút 6/7


58. Trong các yếu tố sau đây yếu tố nào không ảnh hưởng đến kết
quả của hoạt động kiểm tra mang lại?

A. Các tiêu chuẩn kiểm tra


B. Các phương pháp kiểm tra
C. Các điều kiện thiết kế sản phẩm
D. Các công cụ kiểm tra

59. __________ là công việc đo lường quá trình thực hiện các kế
hoạch trên thực tế qua đó phát hiện các sai lệch nhằm đưa ra
biện pháp điều chỉnh kịp thời để đảm bảo rằng tổ chức sẽ thực
hiện được các mục tiêu kế hoạch đã đề ra?

A.Lãnh đạo
B.Kiểm tra
C.Đánh giá
D.Điều khiển

60. __________ cho rằng quản lý tổ chức thực chất là việc sử dụng
kinh nghiệm của mình để ứng xử với những tình huống theo cách mà
họ đã ứng xử thành công với những tình huống đó ở trong quá khứ

A.Cách tiếp cận quản lý theo kinh nghiệm


B. Cách tiếp cận quản lý theo hành vi quan hệ cá nhân
C.Cách tiếp cận quản lý theo vai trò của nhà quản lý
D.Cách tiếp cận quản lý theo lý thuyết ra quyết định

III. Hãy vẽ mô hình cơ cấu tổ chức của trường ĐH Thủy lợi


theo sự hiểu biết của em? Hãy chỉ ra mô hình tổ chức này là
mô hình kiểu gì? Chỉ ra mối liên hệ giữa các đơn vị của mô
hình? (4 điểm)
(Có thể viết cả sang trang sau)

Đề số CQ-02 thời gian làm bài 75phút 7/7

You might also like