You are on page 1of 3

Phân bố dân số

Định nghĩa sự sắp xếp dân số tự phát hoặc tự giác trên phạm vi lãng thổ để phù hợp với điều kiện sống
và yêu cầu xã hội
Đặc điểm
phân bố dân cư theo không gian: sự phân bố dân cư không đồng đều trên phạm vi lãnh thổ
Đức hình thành từ sự xáp nhập của nhiều quốc gia (mỗi quốc gia đều có thị trấn và thành phố), quá trình
tập trung hóa diễn ra muộn hơncacs quốc gia cùng khu vực nên dân số của Đức phân tán rộng rãi. Tuy
nhiên, có thể phân biệt hai trục dân số chính. Trục chính chạy từ vùng Rhine-Ruhr về phía nam. Trục thứ
hai chạy từ vùng Rhine-Ruhr về phía đông phía bắc của Vùng cao miền Trung nước Đức. Một số thành
phố lớn đứng tách biệt bên ngoài hai trục.
phân bố dân cư theo thời gian: sự phân bố dân cư thay đổi qua các thời kì.
Với sự thống nhất đất nước ngày 3 tháng 10 năm 1990, đã giúp bình thường hóa tình trạng bất thường,
đặc biệt liên quan đến việc đi lại, giao thông và các vấn đề chính trị giữa nội bộ Đức. Sự giải thể của khối
cộng sản vào cuối những năm 1980 đã mở đường cho sự thống nhất nước Đức.
Đánh giá bằng mật độ dân số (người/Km2)
Mật độ dân số cao so với hầu hết các nước trong khu vực.

Năm Mật độ dân số Tỉ lệ dân Tỉ lệ dân vùng


(Người/Km2) thành thị (%) khác (%)
2020 240 76.3 23.7
2019 240 76.4 23.6
2018 238 76.5 23.5
2017 237 76.8 23.2
2016 236 77.0 23.0
2015 235 77.1 22.9
Quá trình hình thành sự phân bố dân cư
Do sự hình thành đô thị hóa: các trung tâm đô thị khắp miền Tây nước Đức, nơi tập trung các khu bán lẻ,
ngân hàng và bảo hiểm. Quá trình chuyển đổi ở miền Đông nước Đức theo hướng này đang ngày được
xem trọng hơn. Việc tập trung các dịch vụ xã hội đã tác động đến sự phân bố dân cư, vì các dịch vụ này là
nhu cầu thiếu yếu của con người nên họ có xu hướng tập trung tại đây. Và các dịch vụ xã hội cũng nhắm
vào các khu vực tập trung dân cư và có mức sống ổn định (Tây Đức) đã tạo thành một vòng lặp khó giải
quyết triệt để.
Phát triển công nghiệp: Ngành công nghiệp Tây Đức được hưởng lợi từ sự sẵn lòng của các ngân hàng
trong việc có tầm nhìn dài hạn về đầu tư và của chính phủ liên. Ngược lại, sự thống nhất cho thấy hầu hết
ngành công nghiệp miền đông nước Đức không có khả năng cạnh tranh trong thị trường tự do. Dẫn đến
sự phân bố không đều của các khu công nghiệp ở Đức, chủ yếu là ở Tây Đức làm cho phần lớn dân số tập
trung ở đây và kéo theo là sự di chuyển nhân công tập trung tại đây để tìm kiếm việc làm.
Phần lớn diện tích đức dùng cho nông nghiệp nhưng chỉ 2-3% dân số làm nông?-nguyên nhân từ đâu?
Hiện đại hóa nông nghiệp đã ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm: Các trang trại lớn chiếm khoảng một nửa
tổng diện tích nông nghiệp ở miền Tây nước Đức và khoảng 2/3 ở miền Đông nước Đức. Sự thay đổi ở
miền Tây nước Đức là do sự hợp lý hóa nông nghiệp còn Ở Đông Đức. Dẫn đế số người làm việc trong
lĩnh vực nông nghiệp cũng giảm đáng kể, từ khoảng 1/5 tổng lực lượng lao động năm 1950 xuống còn
dưới 3% vào cuối thế kỷ 20. Những người làm công ăn lương hầu như biến mất ở tất cả trừ những trang
trại lớn nhất và những trang trại nhỏ hơn được canh tác bán thời gian. Mặc dù số lao động nông nghiệp
giảm đáng kể, nhưng máy móc hiện đại và đổi mới công nghệ đã dẫn đến tăng sản lượng.
Phân bố diện tích tác động đến sự phân bố dân số:
Phần lớn diện tích của Đức là dùng cho nông nghiệp “tập trung”.
Khoảng ba phần mười tổng diện tích đất nước Đức được bao phủ bởi rừng
Phần lớn diện tích của Đức là dùng cho trồng trọt, người dân không sinh sống tại những vùng vày nên dẫn
đến việc phân bố dân cư không đồng đều trên toàn lãng thổ.
Các khu công nghiệp phân bố không đều trên lãnh thổ chủ yếu tập trung theo sông hoặc các nhánh sông
vì đây chính là nơi diễn ra quá trình lọc dầu sau khi khai thác; nhận dầu, nguồn nhiên liệu từ các đường
ống xuyên quốc gia đưa đến. có các cảng thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, có nguồn nước để cung cấp cho
công nghiệp.
Chính sách của chính quyền tác động đến sự phân bố dân cư ở Đức: Quyền sở hữu đất đai là rào cản lớn ở
Đông Đức, vấn đề sở hữu nhà ở, Chính sách khác nhau của từng Bang (các Bang nghèo hơn ở Dông Đức
được nhận trợ cấp từ Tây Đức),… Đã phần nào chi phối sự thu hút dân cư, dự án đầu tư từ các công ty tư
nhân,…
Dân số phía đông với khả năng thu nhập thấp hơn nhiều đột nhiên phải trả giá thực phẩm và các hàng hóa
khác theo giá phương Tây.
Các tiềm năng tự nhiên: như khí hậu, đất đai, khoáng sản,…cũng tác động đến sự phân hóa dân cư trên
toàn lãnh thổ, người dân thường tập trung ở những nơi giàu tiềm năng nhằm tạo điều kiện khai thác tốt
các nguồn tài nguyên, điều kiện sống thuận lợi,…
Nguồn tham khảo:
Số liệu (https://danso.org/duc/#:~:text=M%E1%BA%ADt%20%C4%91%E1%BB%99%20d%C3%A2n
%20s%E1%BB%91%20%C4%90%E1%BB%A9c,t%C3%ADch%20%C4%91%E1%BA%A5t%20c
%E1%BB%A7a%20%C4%91%E1%BA%A5t%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc.)
Ảnh (https://www.reddit.com/r/MapPorn/comments/d3mnk0/population_density_in_germany_oc/?
rdt=52591)
Thông tin (https://www.britannica.com/place/Germany/Economic-unification-and-beyond)
Những vấn đề cần học hỏi từ Đức
1. Nhà nước cần có chính sách, đường lỗi rõ ràng và công bằng trên toàn lãnh thổ.
2. Cần có định hướng trong việc quy hoạch và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, và môi
trường.
3. Chuyển đổi canh tác nông nghiệp theo hướng tập trung, chuyên môn hóa, tự động hóa.
4. Trong quá trình chuyển đổi cần thực hiện từng bước, tránh chuyển đổi ồ ạt.
5. Quan tâm phát triển giá trị của khu vực, các sản phẩm phù hợp với tài nguyên có sẵn.
6. Ngoài phát triển các trung tâm trọng điểm cần đầu tư về cơ sở hạ tầng cho các vùng lân cận về
vấn đề dịch vụ xã hội.
7. Nhìn nhận hợp lí, tổ chức chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp để khai
thác nguồn hợp lí nguồn nhân công lao động.

You might also like