You are on page 1of 59

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP
Cuộc thi “AGRIUP - Tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo
trong kinh doanh nông nghiệp 2023”
TÊN NHÓM (NẾU CÓ): BTVD
TÊN Ý TƯỞNG (DỰ ÁN): Phát triển các sản phẩm giàu dinh dưỡng từ chè
Nhóm sinh viên thực hiện

Tên thành viên Nguyễn Trung Kiên MSV:11218589


Nguyễn Quang Anh MSV:11210594
Trần Việt Đức MSV:11211428
Nguyễn Anh Đức MSV:11211384
Trần Duy Tài MSV:11215195
B. MÔ TẢ CHI TIẾT VỀ DỰ ÁN

Mục lục
I. Giới thiệu chung dự án............................................................................................. 3
1. Mục tiêu tổng quát.................................................................................................. 3
2. Sản phẩm dự kiến....................................................................................................5
3. Tính cấp thiết, tình hình sản phẩm trên thị trường..................................................6
4. Tính sáng tạo và đổi mới của sản phẩm.................................................................. 8
II. Mô tả chi tiết dự án................................................................................................10
1. Quy trình sản xuất.............................................................................................. 10
2. Mô hình kinh doanh thực hiện.............................................................................. 13
A. 4 trụ cột của mô hình kinh doanh......................................................................13
B. 9 nhân tố............................................................................................................ 23
3. Kế hoạch marketing, xây dựng thương hiệu......................................................... 30
a. Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của nhóm............................................................ 30
b. Phân tích SWOT về dự án của nhóm................................................................. 31
c. Phân tích PESTEL..............................................................................................32
d. Khảo sát thị trường............................................................................................. 33
e. Nghiên cứu về độ tuổi của khách hàng tiềm năng/ Nhận biết nhóm khách hàng
mục tiêu cho sản phẩm..............................................................................................37
f. Chiến lược quà tặng, khuyến mãi và xây dựng trung tâm chăm sóc khách hàng..
38
g. Chi phí Marketing ( dự tính )............................................................................. 39
h. Đánh giá về chiến lược Marketing..................................................................... 41
4. Kế hoạch tài chính.................................................................................................42
1. Phác thảo kế hoạch tài chính.............................................................................. 42
2. Phân tích một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh doanh (dự kiến).................... 46
5. Định hướng phát triển........................................................................................... 47
6. Khó khăn dự kiến………………………………………………………………52
7. Nghiên cứu thị trường........................................................................................... 55
8. Thử nghiệm sản phẩm mới....................................................................................57
9. Phòng ngừa rủi ro............................................................................................... 58

I. Giới thiệu chung dự án

1. Mục tiêu tổng quát


Việt Nam là nước có lợi thế sản xuất chè. Đây cũng là một trong những mặt
hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 5 trên thế
giới về xuất khẩu chè và đứng thứ 7 về sản xuất chè toàn cầu. Tuy nhiên, theo đánh
giá, khoảng 90% sản lượng chè của nước ta xuất khẩu ở dạng thô, giá trị thành phẩm
chè của Việt Nam vẫn thấp, chỉ bằng 70-75% so với sản phẩm cùng loại trên thị
trường thế giới, cùng với việc sản xuất chỉ sử dụng đọt chè tươi thuộc phần non của
cây chè nên phần lá già của cây bị bỏ đi và gây ra lãng phí. Vậy nên nhóm đã phát
triển ra 2 sản phẩm để tận dụng tối đa lợi ích của cây chè. Phần đọt chè tươi chúng em
sẽ phát triển tạo ra sản phẩm chè lên men giàu aminobutyric axit (GABA) là một loại
axit đặc biệt có vai trò quan trọng với hệ thần kinh hiện đang được sản xuất tại Đài
Loan và Nhật Bản,… mang lại giá trị cao cho cây chè. Còn phần lá già ở thân bên em
sẽ phát triển ra sản phẩm bột trà xanh hòa tan giàu polyphenol, caffeine, EGCG là các
chất có lợi cho sức khỏe.

Đặt vấn đề

Nhận thấy sản xuất chè tại Việt Nam cây chè đã trở thành cây công nghiệp phát
triển khá ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho nhiều lao
động.Tuy nhiên, việc sản xuất Chè của Việt Nam vẫn đang xuất khẩu dạng thô, chưa
phát triển mạnh mẽ và các sản phẩm chưa được đa dạng và không đem lại giá trị kinh
tế cho người dân vì vậy chúng em đã phát triển ra các sản phẩm từ Chè. Bên cạnh đó,
việc sản xuất chè đa số chế biến từ nguyên liệu là đọt trà tươi thuộc phần non của cây
chè nên lá già ở thân cây bị tồn dư một số lượng lớn mà không được tận dụng gây
lãng phí. Nên chúng em đã tận dụng và phát triển ra các sản phẩm từ phần lá già
không được dùng đến làm sản phẩm bột trà xanh hoà tan giàu polyphenol, EGCG từ lá
chè già không dùng tới, còn phần đọt trà tươi là phần non của cây chè chúng em sẽ
phát triển ra sản phẩm chè lên men để tạo ra loại chè giàu Gamma-aminobutyric axit
(GABA) tốt đối với tim mạch, hệ thần kinh của con người.

Bột chè giàu polyphenol, caffeine và EGCG


Tổng sản lượng chè khô được sản xuất hằng năm từ 140 -150 ngàn tấn. Lượng
trà này được sản xuất từ nguyên liệu là đọt chè tươi thuộc phần non của cây chè. Vì
vậy, một lượng lớn lá già ở thân cây trở thành phụ phẩm. Tuy nhiên, lá chè phụ phẩm
vẫn giàu các hoạt chất như polyphenol, chất chống oxy hóa, Epigallocatechin gallate
(EGCG), chlorophyll, caffeine,…. Trong đó các chất polyphenol có tác dụng khử các
gốc tự do (được sinh ra và tích luỹ trong cơ thể, là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật và
làm tăng tốc độ quá trình lão hoá cơ thể con người). Caffeine là một chất kích thích tự
nhiên giúp cơ thể tăng cường sự tỉnh táo, chống lại sự mệt mỏi, cải thiện chức năng
não. EGCG có đặc tính sinh học quan trọng như chống viêm, chống ung thư, kháng
khuẩn, bảo vệ gan, chống lại bệnh Alzheimer và ức chế sự gia tăng glucose và
triglycerid trong huyết tương,…

Nhóm đã tìm được cách thiết lập được quy trình công nghệ sản xuất bột chè
xanh hoà tan cơ học với chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu sản
xuất bột chè xanh hoà tan quy mô công nghiệp ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực chế
biến thực phẩm. Sử dụng các thiết bị thông thường như thiết bị rửa, tủ lạnh đông, thiết
bị rã đông (chần), máy nghiền ướt, thiết bị lọc khung bản, thiết bị phối trộn, thiết bị
sấy phun. Nhằm tận dụng những lá chè già bỏ đi, từ đó đa dạng hoá sản phẩm từ chè
có giá trị kinh tế phục vụ cộng đồng và thị trường xuất khẩu, góp phần nâng cao giá trị
của lá chè.

Chè lên men giàu GABA từ đọt chè

Chè GABA được phát hiện ban đầu tại Đài Loan vào những năm 1980. Đây là
một phát hiện ngẫu nhiên trong quá trình nghiên cứu về cách xử lý lá chè. Từ đó, chè
GABA đã trở thành một loại chè đặc biệt và được trồng và sản xuất ở nhiều quốc gia
châu Á như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. GABA là một axit amin tự
nhiên có tác dụng làm dịu và giảm căng thẳng trong hệ thần kinh. Chè GABA có thể
cung cấp lợi ích sức khỏe như giảm căng thẳng, hỗ trợ giấc ngủ, cải thiện tâm trạng và
tăng cường sự thư giãn. Những lợi ích này đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ những
người đang tìm kiếm các sản phẩm tự nhiên và phương pháp chăm sóc sức khỏe tự
nhiên.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, có một xu hướng tăng cường quan tâm
đến sức khỏe và phong cách sống lành mạnh. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm
đến việc chọn lựa thực phẩm và đồ uống có lợi cho sức khỏe. Chè GABA, với lợi ích
sức khỏe đặc biệt của nó, đã trở thành một lựa chọn phổ biến trong cộng đồng người
tiêu dùng chú trọng đến chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh.

Hiện nay, các nhà sản xuất chè có thể tận dụng xu hướng tiêu dùng và tiếp tục
nghiên cứu và phát triển các sản phẩm chè GABA đa dạng và chất lượng cao hơn.
Đây có thể bao gồm việc tạo ra các loại chè GABA từ các loại chè khác nhau, kết hợp
với các thành phần tự nhiên khác để tăng cường lợi ích sức khỏe và cung cấp trải
nghiệm hương vị đa dạng.

Ngoài ra, việc nghiên cứu tiềm năng của GABA đối với sức khỏe con người
còn rất nhiều điều để khám phá. Các nghiên cứu đang tìm hiểu về tác động của GABA
đối với giấc ngủ, căng thẳng, lo âu, và các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh. Tổng kết
lại, chè GABA có bối cảnh phát triển trong ngữ cảnh của sự quan tâm ngày càng tăng
về sức khỏe và xu hướng tiêu dùng các sản phẩm tự nhiên. Tiềm năng phát triển của
chè GABA nằm ở khả năng cung cấp lợi ích sức khỏe và tạo ra sự đa dạng trong sản
phẩm thông qua nghiên cứu và phát triển. Ngoài ra, việc tiếp tục khám phá tác động
của GABA cũng mở ra cơ hội mới cho chè GABA trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
và trị liệu.

2. Sản phẩm dự kiến


Bột chè giàu polyphenol, caffeine và EGCG
Bột chè giàu polyphenol, caffeine và EGCG (Epigallocatechin Gallate) đang nhận
được sự quan tâm lớn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và thực phẩm chức năng.

Chè là một nguồn giàu polyphenol, một loại chất chống oxy hóa tự nhiên.
Polyphenol có khả năng ngăn chặn sự tổn hại của các gốc tự do trong cơ thể, giúp bảo
vệ tế bào và mô khỏi các tác động gây hại. Ngoài ra, polyphenol có thể có tác dụng
chống vi khuẩn, chống viêm, và có khả năng bảo vệ tim mạch.

Bên cạnh đó, Caffeine là một chất kích thích tự nhiên có trong chè. Nó có khả
năng tăng cường sự tỉnh táo, tăng cường năng lượng và tập trung. Caffeine cũng có
thể giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và giảm mệt mỏi. Điều này đã tạo nên sự
quan tâm đối với người tiêu dùng đang tìm kiếm một nguồn năng lượng tự nhiên và
lành mạnh hơn. Hơn thế, EGCG (Epigallocatechin Gallate): EGCG là một dạng
catechin trong chè và được xem là một trong những chất chống oxy hóa mạnh nhất có
trong tự nhiên. Nó có khả năng bảo vệ tế bào khỏi sự tổn hại gây ra bởi gốc tự do, có
tác dụng chống vi khuẩn và kháng vi-rút. EGCG cũng đã được liên kết với nhiều lợi
ích sức khỏe như giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, hỗ trợ quá trình giảm cân và bảo
vệ da khỏi tác động của tia tử ngoại.
Bột chè giàu polyphenol, caffeine và EGCG có tiềm năng lớn trong lĩnh vực
thực phẩm chức năng. Các sản phẩm chứa bột chè này có thể được tiếp thị như các
thực phẩm bổ sung chất chống oxy hóa, hỗ trợ năng lượng và tăng cường sức khỏe. Sự
kết hợp của polyphenol, caffeine và EGCG tạo nên một công thức tự nhiên và mạnh
mẽ, hấp dẫn người tiêu dùng quan tâm đến việc cải thiện sức khỏe và tăng cường năng
lượng.

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp thức uống và thực phẩm về bột chè giàu
polyphenol, caffeine và EGCG cũng có tiềm năng phát triển trong ngành công nghiệp
thức uống và thực phẩm. Chúng có thể được sử dụng để sản xuất các loại đồ uống chè
tự nhiên, nước ép, trà hòa tan và thực phẩm chế biến khác như kem, bánh ngọt và
socola. Sự kết hợp của các chất này không chỉ mang lại hương vị đặc biệt mà còn
cung cấp các lợi ích sức khỏe cho người tiêu dùng.

Vậy nên bột chè giàu polyphenol, caffeine và EGCG có tiềm năng phát triển
nằm ở khả năng tạo ra các sản phẩm thực phẩm chức năng và đồ uống tự nhiên, cung
cấp các lợi ích sức khỏe và năng lượng. Nghiên cứu và phát triển cũng sẽ đóng vai trò
quan trọng trong việc mở rộng ứng dụng và hiểu rõ hơn về các chất có trong chè và
tác động của chúng đối với sức khỏe

Chè lên men giàu GABA từ đọt chè


Chè lên men (còn gọi là chè sau lên men hay chè đậm) là loại chè đã trải qua
quá trình lên men vi sinh, từ vài tháng đến nhiều năm. Sự tiếp xúc của lá chè với độ
ẩm và ô xy trong quá trình này cũng gây ra sự ô xy hóa nội sinh (bắt nguồn từ chính
các enzym của lá chè) và ô xy hóa ngoại sinh (được xúc tác bởi vi sinh vật). Lá chè và
rượu làm từ chúng trở nên sẫm màu hơn do quá trình ô xy hóa. Vì vậy, các loại chè lên
men khác nhau được sản xuất trên khắp Trung Quốc cũng được gọi là chè đậm, không
nên nhầm lẫn với chè đen. Loại chè lên men nổi tiếng nhất là Phổ Nhĩ (Pu-erh) được
sản xuất ở tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.

Quá trình lên men của lá chè làm thay đổi thành phần hóa học của chúng, ảnh
hưởng đến chất lượng cảm quan của chè. Quá trình lên men ảnh hưởng đến mùi của
chè và thường làm giảm hương vị của chè, làm giảm độ chát và đắng đồng thời cải
thiện cảm giác miệng và dư vị. Các vi sinh vật cũng có thể tạo ra các chất chuyển hóa
có lợi cho sức khoẻ. Ngoài ra, các chất như ethyl carbamate (urethane) có thể được tạo
thành.

3. Tính cấp thiết, tình hình sản phẩm trên thị trường

Bột chè làm từ lá giá của cây chè giàu giàu polyphenol, caffeine, EGCG

Hiện nay các sản phẩm bột chè xanh ở trên thị trường rất đa dạng bao gồm bột chè
xanh, bột chè đen, bột chè oolong và bột chè trà đặc biệt như bột chè sencha, bột chè
Lá Cẩm, bột chè Shan Tuyết, và bột chè Mộc Châu. Sự đa dạng này tạo ra sự lựa chọn
phong phú cho người tiêu dùng và đáp ứng nhu cầu khác nhau của thị trường. Chất
lượng sản phẩm bột chè tại Việt Nam có sự khác biệt đáng kể. Có các sản phẩm bột
chè cao cấp, được sản xuất từ chè được thu hoạch và chế biến cẩn thận, đảm bảo giữ
nguyên hương vị và chất lượng của chè.
Tuy nhiên, cũng có các sản phẩm bột chè thấp cấp hoặc kém chất lượng, có thể bị ô
nhiễm, không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm là
một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự tin cậy và sự hài lòng của người tiêu dùng. Nhận
thấy cơ hội trong việc phát triển bột chè, nhóm đã tìm và nghiên cứu được sản phẩm
bột chè giàu polyphenol, caffeine, EGCG làm từ là chè già ( lá chè người dân thường
bỏ đi và gây lãng phí ). Sản phẩm thật sự cần thiết bởi sản phẩm mang lại nhiều công
dụng trong việc sản xuất thực phẩm cũng như mang lại lợi ích sức khỏe cho người sử
dụng bởi polyphenol có tác dụng khử các gốc tự do (được sinh ra và tích luỹ trong cơ
thể, là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật và làm tăng tốc độ quá trình lão hoá cơ thể con
người). Caffeine là một chất kích thích tự nhiên giúp cơ thể tăng cường sự tỉnh táo,
chống lại sự mệt mỏi, cải thiện chức năng não. EGCG có đặc tính sinh học quan trọng
như chống viêm, chống ung thư, kháng khuẩn, bảo vệ gan, chống lại bệnh Alzheimer
và ức chế sự gia tăng glucose và triglycerid trong huyết tương,…..

Bên cạnh đó, việc sản xuất sản phẩm từ lá chè già bỏ đi mang lại nhiều lợi ích kinh tế
cho người dân cũng như bảo vệ môi trường, các lá chè già bỏ đi chứa trong môi
trường ẩm ướt và ấm, các quá trình phân hủy sinh học xảy ra.

Trong quá trình này, các vi sinh vật bắt đầu phân hủy lá chè và tạo ra các chất hữu cơ
như chất hữu cơ tan trong nước (TOC) và chất béo. Khi các chất này tiếp xúc với
nước, chúng có thể gây ra sự suy thoái chất lượng nước và gây mùi hôi. Khi lá chè
thấm nước, chúng có thể gây tắc nghẽn và làm giảm khả năng thoát nước tự nhiên của
hệ thống thoát nước, gây ra ngập úng và ô nhiễm môi trường. Vì vậy xử lý lá chè già
không gây ô nhiễm mà còn tăng thêm thu nhập cho người dân.

Thị trường tiêu thụ bột chè tại Việt Nam đang có xu hướng phát triển. Sự tăng trưởng
của nhóm người tiêu dùng quan tâm đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe đã tạo ra
nhu cầu tăng về các sản phẩm chè giàu polyphenol, caffeine, EGCG và hương vị đặc
biệt. Ngoài thị trường nội địa, Việt Nam cũng xuất khẩu bột chè sang nhiều quốc gia
trên thế giới, như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và các nước châu Âu. Sự phát triển của
thị trường xuất khẩu tạo cơ hội cho các doanh nghiệp chè Việt Nam mở rộng quy mô
sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Thị trường bột chè tại Việt Nam đang gặp phải sự cạnh tranh từ các đối thủ trong khu
vực và trên toàn cầu. Các nước như Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan cũng nổi
tiếng với sản phẩm chè chất lượng cao và có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc
tế. Đối với các doanh nghiệp chè tại Việt Nam, nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư
vào nghiên cứu và phát triển, và xây dựng thương hiệu sẽ là những yếu tố quan trọng
để cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Tóm lại, việc sản xuất sản phẩm bột chè làm từ lá chè già là vô cùng cấp thiết và vô
cùng quan trọng, giúp tạo thêm thu nhập và công việc cho người dân, tạo ra các sản
phẩm chất lượng để đáp ứng nhu cầu về sức khỏe cho người tiêu dùng cũng như giảm
thiểu tác động của lá chè giá đối với môi trường.
Chè lên men giàu GABA từ đọt chè non

Tình hình chè lên men giàu GABA trên thị trường đã có sự phát triển đáng kể trong
những năm gần đây. Sản xuất chè GABA đã được mở rộng và phát triển ở nhiều nước,
bao gồm Đài Loan, Nhật Bản, Việt Nam và Trung Quốc. Các nhà sản xuất đã đầu tư
vào công nghệ chế biến và quy trình lên men để tạo ra chất lượng cao và nồng độ
GABA tối ưu. GABA (Gamma-Aminobutyric Acid) là một axit amin tự nhiên có tác
dụng làm giảm căng thẳng và tạo cảm giác thư giãn cho cơ thể. Chè lên men giàu
GABA được sản xuất bằng cách chế biến lá chè thông qua quá trình lên men đặc biệt
để tạo ra nồng độ GABA cao hơn.

Cây chè được trồng nhiều ở Châu Á bao gồm cả Việt Nam, sản phẩm chè chế biến rất
phổ biến và được ưa chuộng khắp thế giới từ lâu đời. Chè có thành phần hóa học đa
dạng, chứa nhiều hoạt chất sinh học có lợi cho sức khỏe, trong đó có
gamma-aminobutyric axit (GABA). Việt Nam có tiềm năng trồng, chế biến và xuất
khẩu nhiều sản phẩm chè. Hiện nay chế biến chủ yếu là chè xanh và chè đen, trong đó
chè xanh chủ yếu tiêu dùng trong nước, còn chè đen cho xuất khẩu. Tại Việt Nam đã
có những quan tâm đáng kể về sản xuất thực phẩm giàu GABA bằng phương pháp
nảy mầm hạt, chẳng hạn gạo lứt nảy mầm (bản chất là ngâm yếm khí hạt trong nước),
hay bằng phương pháp lên men vi sinh vật. Các nghiên cứu sản xuất chè lên men có
rất ít, nghiên cứu sản xuất chè giàu GABA gần như không có.
Hợp chất gamma-aminobutyric axit (GABA) là một chất có giá trị tốt nhiều mặt đến
sức khỏe con người. GABA có thể được tổng hợp hóa học nhưng vì nhiều hạn chế, kể
cả tính an toàn, do đó việc sản xuất chủ yếu dựa vào một số quá trình sinh tổng hợp ở
vi sinh vật và thực vật. Sản xuất GABA thương mại quy mô công nghiệp dựa vào lên
men vi sinh vật. Vi khuẩn lactic là vi sinh vật được ứng dụng rộng rãi nhất trong định
hướng tạo GABA cho các sản phẩm thực phẩm.

Sự tồn tại của các sản phẩm chè lên men giàu GABA trên thị trường phản ánh nhu cầu
ngày càng tăng của xã hội đối với các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và thể chất.
GABA được coi là một chất tự nhiên có tác dụng làm giảm căng thẳng và cải thiện
giấc ngủ. Do đó, sản phẩm chè giàu GABA đã thu hút sự quan tâm của người tiêu
dùng quan tâm đến việc giảm căng thẳng và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Có một số phương pháp để thu nhận chè giàu GABA nhưng phổ biến, hiệu quả, an
toàn, kinh tế nhất là phương pháp lên men nhờ vi sinh vật và lên men yếm khí.
Phương pháp thứ nhất phổ biến ở Trung quốc vì là nơi gần như duy nhất có lịch sử lâu
đời về lên men chè. Phương pháp thứ hai là lên men yếm khí bắt đầu từ Nhật Bản với
sản phẩm chè Gabaron nổi tiếng.

Chè GABA gần đây đã trở thành một thức uống phổ biến cho những người quan tâm
đến sức khỏe ở các nước châu Á. Các bước sản xuất chè GABA tương tự như chè
xanh, chỉ khác là ủ yếm khí. Quá trình yếm khí này dẫn đến hàm lượng GABA và
alanin cao nhưng hàm lượng axit glutamic và aspartic thấp trong GABA. Chè GABA,
giống như các loại chè khác, có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, chẳng hạn như
chống apoptosis, chống ô xy hóa, chống tăng huyết áp và các hoạt động hạ đường
huyết. Chè GABA có đặc tính chống bệnh tiểu đường. GABA là một chất dẫn truyền
thần kinh ức chế nhập khẩu trong hệ thần kinh trung ương của động vật có vú và được
biết là có tác dụng chống tăng huyết áp. Các loại chè giàu GABA có thể làm giảm
huyết áp ở chuột . Chè GABA cũng đã được chứng minh là giúp ngủ ngon.

GABA có thể hoạt động như một chất thư giãn tự nhiên, giảm lo âu và tăng cường
miễn dịch trong điều kiện stres căng thẳng. Ngoài ra, GABA còn có vai trò sinh lý
trong nhiều hệ thống bên ngoài hệ thống trung ương, chẳng hạn như điều hòa các chức
năng tim mạch, ức chế sự di căn của tế bào ung thư, điều hòa chức năng thận. Sự khác
biệt đáng kể giữa chè GABA và chè xanh là GABA, axit glutamic, alanin, axit
aspartic, tổng catechin, EGCG và epicatechin, đặc biệt là GABA và axit glutamic.

4. Tính sáng tạo và đổi mới của sản phẩm

Bột chè làm từ lá giá của cây chè giàu giàu polyphenol, caffeine, EGCG

Bột chè giàu polyphenol, caffeine và EGCG là một sản phẩm độc đáo được tạo ra
thông qua quá trình đổi mới và sáng tạo. Tính sáng tạo của bột chè này nằm trong
cách sản xuất và ứng dụng sản phẩm/dịch vụ vào thị trường trong nước và quốc tế.

Cách đổi mới trong quá trình sản xuất bột chè giàu polyphenol, caffeine và EGCG. Để
sản xuất bột chè giàu polyphenol, caffeine và EGCG chất lượng cao, nguồn nguyên
liệu chè cần được chọn lựa kỹ càng. Các loại chè có chất lượng tốt và chứa nhiều
polyphenol, caffeine và EGCG được ưu tiên. Quá trình chế biến chè được thực hiện
một cách đặc biệt để tối đa hóa hàm lượng polyphenol, caffeine và EGCG. Phương
pháp như lên men, xử lý nhiệt, và quá trình tách chiết được tối ưu hóa để đảm bảo
hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhất có thể trong bột chè.
Bột chè giàu polyphenol, caffeine và EGCG có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh
vực khác nhau như thực phẩm, đồ uống, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, mỹ phẩm, và
các sản phẩm tiêu dùng khác. Việc đa dạng hóa sản phẩm giúp mở rộng thị trường
tiềm năng và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Để ứng dụng bột chè giàu polyphenol, caffeine và EGCG vào thị trường trong nước và
quốc tế, việc nắm bắt và tiếp cận thị trường là rất quan trọng. Nghiên cứu thị trường,
tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và tạo ra chiến lược tiếp thị phù hợp là những yếu tố
quan trọng để tiếp cận thành công các thị trường mới. Để tạo sự nhận biết và thu hút
khách hàng, quảng bá và marketing đóng vai trò quan trọng. Việc tạo ra hình ảnh
thương hiệu, đặc trưng riêng và tuyên truyền giá trị của bột chè giàu polyphenol,
caffeine và EGCG giúp thu hút khách hàng và tăng cường sự nhận diện thương hiệu
trên thị trường. Hợp tác với các đối tác chiến lược và lập kênh phân phối đúng cũng là
một yếu tố sáng tạo quan trọng. Xây dựng mạng lưới đối tác và kênh phân phối rộng
khắp giúp sản phẩm bột chè giàu polyphenol, caffeine và EGCG tiếp cận được nhiều
khách hàng và tiềm năng tiếp thị trên toàn cầu. Sự cam kết với nghiên cứu và phát
triển liên tục cũng là một yếu tố quan trọng trong tính sáng tạo của bột chè giàu
polyphenol, caffeine và EGCG. Việc tiếp tục nghiên cứu và phát triển công nghệ sản
xuất, cải tiến quy trình chế biến và tìm hiểu thêm về công dụng và ứng dụng của sản
phẩm giúp tạo ra những sản phẩm chất lượng cao hơn và phù hợp với nhu cầu của thị
trường..

Chè lên men giàu GABA từ đọt chè non

Chè lên men giàu GABA là một dạng đặc biệt của trà được sản xuất thông qua quá
trình lên men GABA (Gamma-Aminobutyric Acid). Tính sáng tạo của chè lên men
giàu GABA nằm ở cách đổi mới trong quá trình sản xuất và sáng tạo để ứng dụng sản
phẩm/dịch vụ vào thị trường trong nước và quốc tế.

Cách đổi mới trong quá trình sản xuất chè lên men giàu GABA bằng cách lựa chọn
nguồn nguyên liệu: Để sản xuất chè lên men giàu GABA, nguồn nguyên liệu chất
lượng cao là điều cần thiết. Các loại chè được chọn là những cây chè có chất lượng tốt
và giàu dưỡng chất, đặc biệt là acid glutamic. Quá trình lên men GABA được tiến
hành trong một môi trường không oxi hóa hoặc có độ oxi hóa rất thấp. Quá trình này
khác biệt so với quá trình sản xuất trà thông thường. Điều này đảm bảo rằng axit
glutamic trong lá chè sẽ được chuyển hóa thành GABA, tạo ra sản phẩm giàu GABA.
Để đảm bảo quá trình lên men diễn ra hiệu quả, nhiệt độ, độ ẩm và thời gian lên men
được điều chỉnh một cách chính xác. Các yếu tố này ảnh hưởng đến sự hình thành và
tích lũy của GABA trong lá chè.

Sáng tạo để ứng dụng sản phẩm/dịch vụ chè lên men giàu GABA vào thị trường trong
nước và quốc tế thì chè lên men giàu GABA được coi là có nhiều lợi ích cho sức
khỏe, như giảm căng thẳng, cải thiện tinh thần và hỗ trợ giấc ngủ. Sản phẩm có thể
được tiếp thị như một loại thức uống chăm sóc sức khỏe và thư giãn. Chè lên men
giàu GABA có thể được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau như trà xanh, trà đen, trà
oolong hoặc trà túi lọc. Điều này mang lại sự linh hoạt và đa dạng cho thị trường, đáp
ứng nhu cầu và sở thích của đa dạng khách hàng. Để tạo ra chè lên men giàu GABA
chất lượng cao, các kỹ thuật chế biến tiên tiến và đổi mới có thể được áp dụng. Các
phương pháp xử lý lá chè, giai đoạn lên men và quản lý chất lượng sản phẩm có thể
được cải tiến để đảm bảo sản phẩm cuối cùng có chất lượng và hương vị tốt nhất.

Để ứng dụng chè lên men giàu GABA vào thị trường trong nước và quốc tế, việc tiếp
thị và quảng bá sản phẩm là rất quan trọng. Cần xây dựng hình ảnh thương hiệu độc
đáo và tạo niềm tin cho khách hàng thông qua các chiến lược tiếp thị phù hợp. Ngoài
ra, việc khai thác các kênh xuất khẩu để đưa sản phẩm chè lên men giàu GABA ra thị
trường quốc tế cũng là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển và mở rộng doanh
nghiệp.

Vậy nên duy trì tính sáng tạo và cạnh tranh, việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển
là rất quan trọng. Các công ty sản xuất chè lên men giàu GABA có thể tiến hành
nghiên cứu về các biến thể genetichè, quá trình lên men tiên tiến hơn và cải tiến quy
trình sản xuất để tạo ra sản phẩm chất lượng cao và độc đáo hơn. Để đạt được thành
công trên thị trường trong nước và quốc tế, sự cam kết với chất lượng là rất quan
trọng. Việc duy trì tiêu chuẩn chất lượng cao và tuân thủ các quy định an toàn thực
phẩm sẽ tạo lòng tin và đánh giá cao từ phía khách hàng.

II. Mô tả chi tiết dự án

1. Quy trình sản xuất

Bột chè làm từ lá chè già ở thân

Quy trình công nghệ sản xuất bột trà xanh hòa tan cơ học không phức tạp, sử dụng các
thiết bị thông thường như thiết bị rửa, tủ lạnh đông, thiết bị rã đông (chần), máy
nghiền ướt, thiết bị lọc khung bản, thiết bị phối trộn, thiết bị sấy phun. Vì thế, tuy chi
phí đầu tư ở mức thấp nhưng hiệu suất cao, đáp ứng yêu cầu sản xuất bột trà xanh hòa
tan quy mô công nghiệp.

1. Chọn nguyên liệu: Là chè giá phụ liệu bỏ đi ở thân


2. Chế biến lá chè:
● Tiền xử lý: Lá chè được phơi khô hoặc xử lý nhiệt để ngừng quá trình
oxy hóa và duy trì hàm lượng polyphenol.
● Xử lý nhiệt: Lá chè được cho vào máy sấy hoặc lò nung để tiến hành xử
lý nhiệt và loại bỏ độ ẩm. Quá trình này giúp bảo quản chất dinh dưỡng
và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc.
3. Xay nghiền:

- Lá chè đã qua xử lý được xay nhuyễn thành bột chè. Quá trình xay nghiền giúp
tăng diện tích bề mặt của lá chè, giúp tối ưu hóa quá trình chiết xuất các chất dinh
dưỡng sau này.

4. Chiết xuất:

- Bột chè được chiết xuất để tách riêng polyphenol, caffeine và EGCG từ mẫu chè.

- Có nhiều phương pháp chiết xuất có thể được sử dụng, bao gồm sử dụng dung môi
như nước, ethanol hoặc các chất hóa học khác để tách các chất dinh dưỡng khỏi bột
chè. Công nghệ chiết xuất có thể được tối ưu hóa để đảm bảo hàm lượng polyphenol,
caffeine và EGCG cao nhất có thể trong sản phẩm cuối cùng.

5. Tinh chế và tách lọc:

- Sau quá trình chiết xuất, dung dịch chứa các chất dinh dưỡng được tinh chế và tách
lọc để loại bỏ tạp chất và chất còn lại.

- Quá trình tinh chế và tách lọc có thể bao gồm sử dụng các công nghệ như trung
hòa, lọc, sục khí, hoặc sử dụng màng lọc để tách các chất dinh dưỡng khỏi dung dịch.

6. Sấy khô:
- Dung dịch sau khi tách lọc được sấy khô để loại bỏ nước và chuyển đổi thành dạng
bột chè giàu polyphenol, caffeine và EGCG.

- Quá trình sấy khô có thể sử dụng các phương pháp như sấy khô bằng hơi nước, sấy
khô bằng hạt hoặc sấy đông lạnh để bảo quản chất lượng của sản phẩm cuối cùng.

7. Đóng gói và lưu trữ:

- Bột chè giàu polyphenol, caffeine và EGCG được đóng gói trong các bao bì chất
lượng cao để bảo vệ khỏi ánh sáng, độ ẩm và oxi hóa.

- Sản phẩm được lưu trữ ở điều kiện khô ráo, mát mẻ và không tiếp xúc trực tiếp với
ánh sáng mặt trời để duy trì chất lượng và độ tươi mới của bột chè.

Chè lên men giàu GABA từ đọt chè

1. Chọn nguyên liệu:

- Lựa chọn đọt chè tươi và chất lượng cao, như đọt chè xanh của cây chè (Camellia
sinensis). Các loại chè có hàm lượng axit glutamic (Glu) cao sẽ làm tăng khả năng sản
xuất GABA trong quá trình lên men.

2. Tiền xử lý:

- Đọt chè được thu hái và nhanh chóng chuyển đến quá trình tiền xử lý để ngăn chặn
quá trình oxy hóa và duy trì hàm lượng axit glutamic.

- Tiền xử lý có thể bao gồm việc phơi nắng nhanh hoặc xử lý nhiệt ngắn để ngừng
quá trình enzymatic và giữ lại axit glutamic.

3. Lên men:

- Đọt chè tiền xử lý được đặt trong một môi trường có điều kiện không có oxi, chẳng
hạn như trong hệ thống lên men hơi nước.

- Quá trình lên men xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định (thường từ 2 đến 24
giờ) với nhiệt độ và độ ẩm kiểm soát.

- Trong quá trình lên men, các vi khuẩn lên men sẽ chuyển đổi axit glutamic thành
axit gamma-aminobutyric (GABA) thông qua quá trình enzymatic.

4. Ngừng quá trình lên men:

- Sau khi quá trình lên men hoàn tất, đọt chè được nhanh chóng ngừng quá trình lên
men để ngăn chặn sự tiếp tục hình thành GABA.

- Điều này thường được thực hiện bằng cách sử dụng nhiệt độ cao hoặc xử lý nhiệt
ngắn.

5. Chế biến và sấy khô:


- Đọt chè đã lên men GABA được chế biến và sấy khô để loại bỏ độ ẩm và ngăn
chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc.

- Quá trình chế biến có thể bao gồm xay nghiền để tạo thành dạng bột hoặc xử lý
khác tùy thuộc vào yêu cầu của sản phẩm cuối cùng.

6. Đóng gói và lưu trữ:

- Chè lên men GABA được đóng gói trong bao bì chất lượng cao để bảo vệ khỏi ánh
sáng, độ ẩm và oxi hóa.

- Sản phẩm được lưu trữ ở điều kiện khô ráo, mát mẻ và không tiếp xúc trực tiếp với
ánh sáng mặt trời để duy trì chất lượng và độ tươi mới của chè.

2. Mô hình kinh doanh thực hiện


Doanh nghiệp chúng em xác định xây dựng và phát triển tập trung vào 2 ngành
nghề chính là sản xuất chế biến sản phẩm nông sản và phân phối đến các đại lý cũng
như người tiêu dùng trực tiếp. Hiện nay mô hình kinh doanh tập chung phát triển chất
lượng của 2 sản phẩm chè là bột chè và chè giàu gaba thông qua quy trình sản xuất và
chế biến công nghệ mới cũng như tập trung phân phối 2 mặt hàng này đến tay người
tiêu dùng.

Mô hình kinh doanh là một yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của
các công ty start – up bởi nó mở ra cho doanh nghiệp những giá trị dài hạn bền vững.
Song, việc phát triển mô hình kinh doanh không đơn giản chỉ để phục vụ cho vấn đề
lợi nhuận, tiết giảm chi phí mà còn là cho sự phát triển toàn diện của doanh nghiệp.
Dự án được trình bày theo yêu cầu phân tích theo 4 trụ cột và 9 nhân tố, sau đây là
cách triển khai mô hình kinh doanh.

A. 4 trụ cột của mô hình kinh doanh


Mô hình kinh doanh của dự án bao gồm 4 lĩnh vực chính đó là:
● Khu vực cơ sở hạ tầng
● Khu vực giá trị sản phẩm
● Khu vực khách hàng
● Khu vực tài chính

2.1 Khu vực cơ sở hạ tầng

Nguồn lực chính

a. Nguồn lực về tài chính


Doanh nghiệp xác định vốn điều lệ ban đầu là 1 tỷ đồng chia làm 5 cổ phần bằng
nhau do 5 cổ đông đóng góp bằng tiền mặt. Và có dự định rõ ràng về mở rộng quy mô
doanh nghiệp cũng như vốn điều lệ bằng nhiều hình thức như: huy động vốn phát
hành cổ phiếu, trái phiếu, vay tín dụng,...

b. Nguồn lực về nhân sự


● Ngoài sự tham gia của những thành viên trong nhóm, chúng em đã liên lạc và
làm việc cùng với nhóm nghiên cứu của trường Đại học Bách Khoa Hồ Chí
Minh để nghiên cứu và thử nghiệm tác dụng của sản phẩm trong giai đoạn thử
nghiệm.
● Ngoài ra nhóm chúng e có sự trợ giúp của bác Phạm Minh Đức là phó tổng
giám đốc công ty cổ phần chè Thái Bình Lạng Sơn
● Và chủ trang trại sản xuất chè tươi rộng hơn 600ha trên Hà Tĩnh những người
đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này

● Các thành viên tham gia vào dự án đóng vai trò là cổ đông và 5 nguồn lực cốt
cán của công ty đồng thời đặt nền móng cho dự án.

● Công ty thuê số lương nhân viên gồm 10 người với mức lương 7 triệu 1 tháng.

c. Nguồn lực về thông tin


● Chè là loại cây trồng gắn bó lâu đời với người dân miền núi và cũng là loại cây
xóa đói giảm nghèo cho người dân nông thôn miền núi. Hiện tại diện tích trồng
chè của Việt Nam dao động trong khoảng 125-133 ngàn ha; năng suất chè búp
bình quân khoảng 90 tạ/ha và sản lượng chè hàng năm vào khoảng trên dưới 1
triệu tấn búp. Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới về sản lượng chè và thứ 7 thế
giới về diện tích trồng chè.

● Các tỉnh có diện tích chè lớn là Lâm Đồng (19,0% diện tích chè cả nước); Thái
Nguyên (14,3%) và Hà Giang (12,7%). Hiện có đến 173 loại giống chè cho
chất lượng và năng suất cao với các hương vị đặc biệt được thế giới ưa chuộng
như shan, PH1, LDP1, LDP2, PT 14… và các giống chè nhập nội như PT 95,
Kim Tuyên, Bát Tiên, Tứ Quý Xuân...
● Nắm bắt được cơ hội này nhóm sẽ thực hiện đi thực tế, thu thập thông tin và
thực hiện thu mua 2 loại thành phẩm chính cho quá trình làm dự án: Đọt chè
non và lá chè già ở thân.

● Chè lên men giàu GABA là một sản phẩm mới và chưa có nhiều thử nghiệm
hay dự án về loại chè này tuy nhiên vẫn có một số sản phẩm buôn bán trên thị
trường tuy hơi khác nhưng có cùng chung ý tưởng, ví dụ như: trường Cao đẳng
Công nghiệp Thực phẩm với ứng dụng công nghệ “Nghiên cứu công nghệ sản
xuất chè giàu Gamma Aminobutyric Axit (GABA) bằng công nghệ lên men từ
một số giống chè tại Việt Nam”. Dự án của trường cũng đã được triển khai và
được tài trợ bởi đơn vị công ty CP Chè Sông Lô. Ông Ngô Đức Tú - Tổng
Giám đốc Công ty CP Chè Sông Lô – Đơn vị ứng dụng công nghệ cho biết,
nhờ chất lượng chè được nâng cao rõ rệt, Công ty CP Chè Sông Lô đã nhận
được nhiều đơn hàng mới, tỷ trọng sản xuất chè đen của công ty tăng từ 40%
lên 80% và sản lượng xuất khẩu năm 2019 đã tăng lên tới 300% so với năm
trước.

● Mặc dù chưa có nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực chè lên men giàu
GABA, nhưng không thể phủ nhận đây là một ý tưởng tiềm năng và có khả
năng gia tăng lợi nhuận lớn.

● Về lượng khách hàng tiêu dùng nhắm đến sản phẩm chúng tôi đánh giá sản
phẩm có tính chất tương tự và nhận thấy phần lớn lượng sản phẩm được tiêu
thụ qua các đơn đặt hàng nước ngoài với hơn 1000 tấn.

● Đối với bột chè làm từ lá chè già không có công ty chế biến lại lá chè già đa số
chọn cách loại bỏ để tiết kiệm chi phí xử lý.
d. Nguồn lực về cơ sở vật chất
● Mặt bằng sản xuất: công ty chọn Thanh Chương tỉnh Nghệ An làm địa điểm
thuê mặt bằng tổ chức nhà máy chế biến sản phẩm. Chúng tôi chọn Thanh
Chương vì đây là địa điểm gần với đảo chè Thanh Chương màu mỡ thuận lợi
cho việc thu gom nguyên vật liệu và quan sát quản lý quá trình trồng trọt để
đảm bảo lá chè già và đọt chè theo đúng tiêu chuẩn. Chi phí cho nhà máy dự
định rơi vào khoảng 50tr/ tháng với quy mô trên dưới 1 bao gồm các hoạt động
xử lý lá chè già và đọt chè cùng với công đoạn đóng gói. Một lý do nữa để
chọn Thanh Chương đó là tại Thanh Chương chúng tôi có thể sử dụng mối
quan hệ thân thiết với một nông hộ và được phép sử dụng hệ thống xe tải để
lưu thông trên tuyến đường Nghệ An - Hà Nội.
● Trụ sở văn phòng bao gồm xử lý thông tin khách hàng và chăm sóc khách
hàng. Đồng thời là kho lưu hàng trước khi vận chuyển cho khách hàng trong
khu vực Hà Nội. Địa điểm: Housinco Premium - 288 Nguyễn Xiển.
Về cơ sở vật chất:

1. Thiết bị rửa: Một thiết bị rửa nhỏ có thể có kích thước khoảng 50cm x 50cm x
50cm và công suất khoảng 20-30 kg/giờ.
2. Tủ lạnh đông: Một tủ lạnh đông nhỏ có thể có dung tích khoảng 100-200 lít và có
thể chứa từ vài chục đến hàng trăm kg chè.
3. Thiết bị rã đông (chần): Một thiết bị rã đông nhỏ có thể có kích thước khoảng 50cm
x 50cm x 50cm và công suất khoảng 20-30 kg/giờ.
4. Máy nghiền ướt: Một máy nghiền ướt nhỏ có thể có công suất từ vài chục đến hàng
trăm kg/giờ.
5. Thiết bị lọc khung bản: Một thiết bị lọc khung bản nhỏ có thể có dung tích từ vài
chục lít đến 500,600 lít.
6. Thiết bị phối trộn: Một thiết bị phối trộn nhỏ có thể có dung tích từ vài lít đến 50,60
lít.
7. Thiết bị sấy phun: Một thiết bị sấy phun nhỏ có thể có công suất từ vài chục đến
500kg/giờ.
8. Thiết bị lên men Nguyên giá: 60 triệu
9. Bể lên men điều khiển Nguyên giá: 100 triệu

2.2 Mạng lưới đối tác


Đối tác chiến lược
● Nhà cung cấp nguyên liệu: Đối với một dự án có sản phẩm chủ đạo là các chế
phẩm từ chè, việc có các nhà cung cấp chất liệu chè chất lượng là rất quan
trọng. Điều này bao gồm việc hợp tác với người trồng chè, đặc biệt là nếu
muốn sử dụng chè hữu cơ hoặc chè đặc biệt từ một khu vực cụ thể. Tạo mối
quan hệ tốt đẹp với các HTX trồng chè và các hộ dân sẽ giúp dự án phát triển
một cách thuận lợi. Đồng thời cũng sẽ giải quyết được vấn đề xử lý chất lượng
bã chè để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

● Nhà phân phối và đại lý: Đối tác phân phối và đại lý là điều kiện tiên quyết để
đưa sản phẩm đến các điểm bán lẻ hoặc trực tiếp đến khách hàng. Chè có thể
được phân phối trực tiếp thông qua một số kênh khác nhau, tùy thuộc vào mục
đích và quy mô kinh doanh. Hiện tại dự án chưa xác định được nhà phân phối
và đại lý nhưng sẽ phân tích cụ hơn về hướng đi trong phần sau.
● Cơ quan chính phủ và các tổ chức liên quan đến ngành chè: Hợp tác với
các cơ quan chính phủ và tổ chức liên quan có thể giúp doanh nghiệp chè với
các vấn đề liên quan đến quy định, chất lượng, và bảo vệ môi trường. Đây là
điều cần thiết để khẳng định giá trị của sản phẩm đồng thời cũng nhận được sự
bảo trợ của Nhà nước thuận lợi trong việc phát triển sản phẩm. ( đảm bảo chất
lượng sản phẩm - chính sách hỗ trợ

● Các nhà tổ chức và hội đoàn ngành chè: Tham gia vào các nhóm ngành chè
và tổ chức thương mại có thể giúp doanh nghiệp chè thúc đẩy các lợi ích chung
của ngành và tạo ra cơ hội hợp tác. Ngoài ra tham gia vào những tổ chức này sẽ
giúp dự án mở rộng khả năng phủ sóng của sản phẩm đến với nhiều khách hàng
hơn, tạo cơ hội tăng thêm kênh bán hàng thông qua hội nhóm.( quảng bá và
đưa sản phẩm ra thị trường mới - trong nước/ quốc tế)

● Sàn thương mại điện tử: là tảng trực tuyến cho phép doanh nghiệp và cá nhân
mua bán sản phẩm và dịch vụ qua internet. Sàn TMĐT cho phép người mua
tìm kiếm, so sánh và mua hàng trực tuyến, trong khi người bán có thể đăng tải
thông tin về sản phẩm, quản lý kho hàng, và thực hiện các giao dịch thương
mại qua mạng. Hiện nay có rất nhiều kênh thương mại điện tử như shopee,
lazada, tiktok,... bằng cách trả phí mở gian hàng trên các nền tảng ta có thể tối
ưu hoá chi phí thay việc phải thuê mặt bằng và tốn chi phí để tồn kho,...
b. Đối tác tiềm năng


● Khách hàng sỉ và lẻ: Đối tượng tiêu dùng cuối cùng của sản phẩm chè bao
gồm cả khách hàng sỉ và lẻ. Việc chăm sóc và tiếp cận với khách hàng cũng là
cách để mở rộng kênh bán hàng và phổ cập sản phẩm đến nhiều người hơn.

● Nhà xuất khẩu và thương nhân quốc tế: Nếu doanh nghiệp chè muốn mở
rộng thị trường xuất khẩu, họ có thể cần hợp tác với các nhà xuất khẩu và
thương nhân quốc tế để tiếp cận thị trường toàn cầu. Mặc dù là sản phẩm nhỏ
và chưa được triển khai nhưng với nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hữu cơ trên thị
trường quốc tế, đây vẫn được dự đoán là mảnh đất màu mỡ để tiêu thụ sản
phẩm nhất là khi người tiêu dùng đang ngày càng có xu hướng tiêu thụ những
sản phẩm sạch có lợi cho sức khỏe.

2.3. Các hoạt động chính

Quá trình sản xuất


● Sau khi thu hoạch lá chè và đọt chè từ các nông hộ và HTX thuộc đảo chè
Thanh Chương Nghệ An toàn bộ sẽ được vận chuyển đến nhà máy để bắt đầu
xử lý, toàn bộ công đoạn quá trình hoàn thành sản phẩm sẽ mất từ 15 - 20 ngày.
● Quá trình sản xuất bao gồm 2 quy trình của 2 sản phẩm:
● Bột chè làm từ lá chè già ở thân
Quy trình công nghệ sản xuất bột trà xanh hòa tan cơ học không phức tạp, sử dụng
các thiết bị thông thường như thiết bị rửa, tủ lạnh đông, thiết bị rã đông (chần), máy
nghiền ướt, thiết bị lọc khung bản, thiết bị phối trộn, thiết bị sấy phun. Vì thế, tuy chi
phí đầu tư ở mức thấp nhưng hiệu suất cao, đáp ứng yêu cầu sản xuất bột trà xanh hòa
tan quy mô công nghiệp

1. Chọn nguyên liệu: Là chè giá phụ liệu bỏ đi ở thân


2. Chế biến lá chè
3. Tiền xử lý
4. Xử lý nhiệt
5. Xay nghiền
6. Chiết xuất
7. Tinh chế và tách lọc
8. Sấy khô
9. Đóng gói và lưu trữ
10. Chè lên men giàu GABA từ đọt chè
1. Chọn nguyên liệu
2. Tiền xử lý
3. Lên men
4. Ngừng quá trình lên men
5. Chế biến và sấy khô
6. Đóng gói và lưu trữ

b. Quá trình phân phối


● Sau quá trình sản xuất toàn bộ sản phẩm sẽ được vận chuyển về trụ sở tại Hà
Nội để đưa đến tay khách hàng, các đơn hàng nhỏ lẻ đặt qua sàn thương mại
điện tử sẽ được giao hàng bởi shipper. Các đơn hàng đặt trực tiếp qua SĐT
hoặc số lượng lớn sẽ được chúng tôi trực tiếp vận chuyển.
● Các đối tác phân phối phải yêu cầu đặt hàng trước cho số lượng lớn do phạm vi
kho hiện tại có hạn. Đơn hàng sẽ được vận chuyển trực tiếp từ nhà máy đến nhà
kho tại Hà Nội quá trình sẽ mất từ 7- 9 tiếng tuỳ thuộc vào tình hình giao thông
trong nội thành thành phố.
2. Khu vực sản phẩm dịch vụ

a. Dịch vụ chính
● Công ty tập trung vào 2 dịch vụ chính là là sản xuất và phân phối, ngoài ra tại
trụ sở cần có nhân viên trực đơn và chăm sóc khách hàng để giải quyết những
vấn đề phát sinh trong ngày, tư vấn giải đáp thắc mắc của khách hàng nhằm
đem lại ấn tượng tốt đẹp nhất và đem lại trải nghiệm tốt cho khách hàng.
● Sản xuất:
Đối với bột chè làm từ lá già quy trình công nghệ sản xuất bột trà xanh hòa tan cơ học
không phức tạp, sử dụng các thiết bị thông thường như thiết bị rửa, tủ lạnh đông, thiết
bị rã đông (chần), máy nghiền ướt, thiết bị lọc khung bản, thiết bị phối trộn, thiết bị
sấy phun. Vì thế, tuy chi phí đầu tư ở mức thấp nhưng hiệu suất cao, đáp ứng yêu cầu
sản xuất bột trà xanh hòa tan quy mô công nghiệp.

Đối với chè lên men giàu GABA Lựa chọn đọt chè tươi và chất lượng cao, như đọt
chè xanh của cây chè (Camellia sinensis). Các loại chè có hàm lượng axit glutamic
(Glu) cao sẽ làm tăng khả năng sản xuất GABA trong quá trình lên men. Quá trình
làm chè lên men giàu GABA cũng tốn nhiều công sức, chi phí và thời gian hơn.
● Phân phối vận chuyển:
Đơn vị vận chuyển của công ty sẽ làm hợp đồng lao động với người người quen tại
Thanh Chương Nghệ An với 3 xe tải 750kg chạy trên tuyến đường Nghệ An Hà Nội.
Số lượng hàng và số chuyến tuỳ thuộc vào mức độ đón nhận sản phẩm của khách
hàng, nếu sản phẩm thu nhận được tín hiệu tốt và số lượng hàng vượt quá trọng lượng
và số chuyến của 3 xe thì có thể cân đối bảng kế toán để thêm chi phí vào mục vận
chuyển.

b. Sản phẩm chính


● Bột chè làm từ lá chè già ở thân
Hiện nay các sản phẩm bột chè xanh ở trên thị trường rất đa dạng bao gồm bột chè
xanh, bột chè đen, bột chè oolong và bột chè trà đặc biệt như bột chè sencha, bột chè
Lá Cẩm, bột chè Shan Tuyết, và bột chè Mộc Châu. Sự đa dạng này tạo ra sự lựa chọn
phong phú cho người tiêu dùng và đáp ứng nhu cầu khác nhau của thị trường. Chất
lượng sản phẩm bột chè tại Việt Nam có sự khác biệt đáng kể. Có các sản phẩm bột
chè cao cấp, được sản xuất từ chè được thu hoạch và chế biến cẩn thận, đảm bảo giữ
nguyên hương vị và chất lượng của chè.
Tuy nhiên, cũng có các sản phẩm bột chè thấp cấp hoặc kém chất lượng, có thể bị ô
nhiễm, không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm là
một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự tin cậy và sự hài lòng của người tiêu dùng. Nhận
thấy cơ hội trong việc phát triển bột chè, nhóm đã tìm và nghiên cứu được sản phẩm
bột chè giàu polyphenol, caffeine, EGCG làm từ là chè già ( lá chè người dân thường
bỏ đi và gây lãng phí ). Sản phẩm thật sự cần thiết bởi sản phẩm mang lại nhiều công
dụng trong việc sản xuất thực phẩm cũng như mang lại lợi ích sức khỏe cho người sử
dụng bởi polyphenol có tác dụng khử các gốc tự do (được sinh ra và tích luỹ trong cơ
thể, là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật và làm tăng tốc độ quá trình lão hoá cơ thể con
người). Caffeine là một chất kích thích tự nhiên giúp cơ thể tăng cường sự tỉnh táo,
chống lại sự mệt mỏi, cải thiện chức năng não. EGCG có đặc tính sinh học quan trọng
như chống viêm, chống ung thư, kháng khuẩn, bảo vệ gan, chống lại bệnh Alzheimer
và ức chế sự gia tăng glucose và triglycerid trong huyết tương,…..

● Chè lên men giàu GABA từ đọt chè


Tình hình chè lên men giàu GABA trên thị trường đã có sự phát triển đáng kể trong
những năm gần đây. Sản xuất chè GABA đã được mở rộng và phát triển ở nhiều nước,
bao gồm Đài Loan, Nhật Bản, Việt Nam và Trung Quốc. Các nhà sản xuất đã đầu tư
vào công nghệ chế biến và quy trình lên men để tạo ra chất lượng cao và nồng độ
GABA tối ưu. GABA (Gamma-Aminobutyric Acid) là một axit amin tự nhiên có tác
dụng làm giảm căng thẳng và tạo cảm giác thư giãn cho cơ thể. Chè lên men giàu
GABA được sản xuất bằng cách chế biến lá chè thông qua quá trình lên men đặc biệt
để tạo ra nồng độ GABA cao hơn.
Cây chè được trồng nhiều ở Châu Á bao gồm cả Việt Nam, sản phẩm chè chế biến rất
phổ biến và được ưa chuộng khắp thế giới từ lâu đời. Chè có thành phần hóa học đa
dạng, chứa nhiều hoạt chất sinh học có lợi cho sức khỏe, trong đó có
gamma-aminobutyric axit (GABA). Việt Nam có tiềm năng trồng, chế biến và xuất
khẩu nhiều sản phẩm chè. Hiện nay chế biến chủ yếu là chè xanh và chè đen, trong đó
chè xanh chủ yếu tiêu dùng trong nước, còn chè đen cho xuất khẩu. Tại Việt Nam đã
có những quan tâm đáng kể về sản xuất thực phẩm giàu GABA bằng phương pháp
nảy mầm hạt, chẳng hạn gạo lứt nảy mầm (bản chất là ngâm yếm khí hạt trong nước),
hay bằng phương pháp lên men vi sinh vật. Các nghiên cứu sản xuất chè lên men có
rất ít, nghiên cứu sản xuất chè giàu GABA gần như không có.

c. Giá trị đề nghị


● Những lợi ích (gain) mà khách hàng mong đợi
Phần lớn phân khúc khách hàng tiêu thụ loại sản phẩm này đều ở độ tuổi từ trung
niên cho đến cao tuổi, mong muốn của họ là hương vị, dinh dưỡng và hỗ trợ sức khỏe
đặc biệt là tác dụng của sản phẩm phải vượt trội hơn các sản phẩm hiện hành trên thị
trường.
● Những “nỗi đau” (pain) của khách hàng
Sau khi nghiên cứu và tham khảo các tài liệu, vấn đề của một số doanh nghiệp chè
đó là dịch vụ chăm sóc khách hàng hậu mãi
● Xác định giá trị của sản phẩm/dịch vụ
Giá trị của sản phẩm đến từ công dụng và tính thực tiễn của sản phẩm nó đem lại
những lợi ích to lớn về mặt sức khoẻ như chứa chất chống oxy hóa chè, đặc biệt là
chè xanh, chứa các hợp chất chống oxy hóa như catechins, được cho là có khả năng
bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do các gốc tự do và có thể giúp ngăn ngừa nhiều bệnh
lý, bao gồm cả bệnh tim mạch và ung thư. Hỗ trợ trong việc giảm cân Catechins
trong chè xanh có khả năng tăng cường quá trình trao đổi chất và đốt cháy mỡ, giúp
người dùng duy trì hoặc giảm cân. Tăng cường sức kháng của hệ thống miễn dịch
Các chất chống oxy hóa trong chè cung cấp lợi ích cho sức kháng của cơ thể, giúp
ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng và tăng cường hệ thống miễn dịch. Hỗ trợ sức khỏe
tim mạch: Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu thụ chè có thể giúp giảm nguy
cơ bệnh tim mạch bằng cách giảm cholesterol và huyết áp. Giảm nguy cơ đái tháo
đường: Chè có thể hỗ trợ việc kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh đái
tháo đường loại 2. Cải thiện tâm trạng và tăng cường tập trung: Chè chứa caffeine
ở mức độ thấp, giúp làm tỉnh táo và tăng cường sự tập trung. Ngoài ra, l-theanine, một
hợp chất tự nhiên trong chè, có khả năng giúp làm dịu tâm trạng và giảm căng thẳng.
Hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa: Chè có thể giúp cải thiện quá trình tiêu hóa, giảm triệu
chứng khó tiêu và tăng cường sức kháng của dạ dày. Hỗ trợ sức khỏe não bộ:
Caffeine trong chè có thể cải thiện tư duy, tập trung và trạng thái tỉnh táo tạm thời.

● Điểm khác biệt của sản phẩm, dịch vụ (products & services
Cách đổi mới trong quá trình sản xuất chè lên men giàu GABA bằng cách lựa chọn
nguồn nguyên liệu: Để sản xuất chè lên men giàu GABA, nguồn nguyên liệu chất
lượng cao là điều cần thiết. Các loại chè được chọn là những cây chè có chất lượng tốt
và giàu dưỡng chất, đặc biệt là acid glutamic. Quá trình lên men GABA được tiến
hành trong một môi trường không oxi hóa hoặc có độ oxi hóa rất thấp. Quá trình này
khác biệt so với quá trình sản xuất trà thông thường. Điều này đảm bảo rằng axit
glutamic trong lá chè sẽ được chuyển hóa thành GABA, tạo ra sản phẩm giàu GABA.
Để đảm bảo quá trình lên men diễn ra hiệu quả, nhiệt độ, độ ẩm và thời gian lên men
được điều chỉnh một cách chính xác. Các yếu tố này ảnh hưởng đến sự hình thành và
tích lũy của GABA trong lá chè.

● Khẳng định sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh


Hàm lượng GABA cao hơn đáng kể so với chè thường. GABA là một chất thụ động
thần kinh, và nhiều người tin rằng việc tiêu thụ GABA có thể có lợi cho sức khỏe tinh
thần và giúp giảm căng thẳng. Chè lên men GABA thường có màu lá chè đậm hơn và
một hương vị đặc biệt. Thường, nó có mùi hương tự nhiên, hậu vị mềm mịn, và ít
đắng hơn so với chè thường. Chè GABA có tác động thư giãn và làm dịu tâm trạng
hơn so với chè thường. Do đó, nó thường được tìm kiếm để giảm căng thẳng và cải
thiện giấc ngủ. Chè lên men GABA thường có giá trị thị trường cao hơn so với chè
thường, do quá trình sản xuất đặc biệt và giá trị sức khỏe mà nó mang lại. Ngoài ra
chè lên men GABA cũng thể hiện rõ chức năng của nó thông qua các nghiên cứu:
GABA là một axit amin thụ động thần kinh, được biết đến vì khả năng làm giảm căng
thẳng và lo âu. Chè lên men GABA có thể giúp thư giãn tâm trạng và cải thiện sự
thoải mái. Việc tiêu thụ chè GABA trước khi đi ngủ có thể giúp cải thiện chất lượng
giấc ngủ và giảm các triệu chứng mất ngủ. GABA có khả năng làm dịu tâm trạng và
thúc đẩy giấc ngủ tự nhiên. GABA có thể có lợi cho sự tập trung và tư duy. Một số
người cho rằng việc tiêu thụ chè lên men GABA có thể giúp tăng cường khả năng tập
trung và sự sáng tạo. Chè GABA có khả năng làm giãn các cơ bắp và giúp giảm căng
cơ. Điều này có thể hữu ích cho người tập thể dục sau khi tập luyện hoặc cho những
người có triệu chứng căng cơ. GABA cũng có khả năng làm giảm tác động của gốc tự
do trong cơ thể, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do oxi hóa.

3. Khu vực khách hàng

a. Khách hàng mục tiêu


● Người tiêu dùng truyền thống: Những người thích trà xanh truyền thống
và thường uống trà tại nhà, thích thưởng thức hương vị truyền thống của
chè xanh.
● Các cửa hàng đặc sản và quà biếu: Cửa hàng đặc sản truyền thống, cửa
hàng quà biếu thường tìm kiếm các sản phẩm chè xanh để bán cho
người mua quà.
● Các nhà hàng và khách sạn cao cấp: Những nơi này thường sử dụng chè
xanh để tạo ra các thực đơn trà thượng hạng hoặc để phục vụ khách
hàng sau bữa ăn.
● Người quan tâm đến lợi ích sức khỏe: Các khách hàng quan tâm đến lợi
ích sức khỏe của chè xanh như chất chống oxy hóa hoặc khả năng hỗ trợ
quá trình giảm cân
● Người yêu thích hương vị độc đáo: Một số người tiêu dùng có thể tìm
kiếm chè xanh có hương vị hoặc nguồn gốc độc đáo.
b. Kênh phân phối
● Sàn thương mại bán lẻ: đăng ký buôn bán sản phẩm trên các nền tảng thương
mại điện tử khách hàng quan tâm và muốn mua sản phẩm có thể nhắn tin trực
tiếp được tư vấn và giới thiệu sản phẩm.
● Công ty chè sẽ cung cấp sản phẩm chè cho các cửa hàng và cửa hàng đã đăng
ký làm đối tác để bán lại. Điều này mở rộng mạng lưới phân phối của chúng tôi
và giúp tiếp cận nhiều khách hàng hơn.
● Có thể trực tiếp bán hàng tại nhà máy hoặc tại các quầy hàng nhỏ gần khu đảo
chè Thanh Chương Nghệ An vì đảo chè cũng là một địa điểm du lịch nổi tiếng.
● Tham gia các hội chợ nông sản hoặc các triển lãm để giới thiệu sản phẩm nhằm
tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Đồng thời làm quen với các thương lái khác
xây dựng mối quan hệ để đưa sản phẩm đi xa hơn.
c. Quan hệ khách hàng
● Để tạo dựng một mối quan hệ khách hàng mạnh mẽ, công ty luôn cố gắng đảm
bảo chất lượng sản phẩm chè và dịch vụ luôn cố gắng đáp ứng hoặc vượt quá
kỳ vọng của khách hàng. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ đóng vai trò quan
trọng trong việc giữ chân và thu hút khách hàng mới.
● Chính sách của công ty là duy trì một cách tương tác tích cực với khách hàng.
Điều này có thể thông qua các kênh như điện thoại, email, mạng xã hội, hoặc
gặp trực tiếp. Trả lời các câu hỏi, phản hồi phản ánh, và xử lý phàn nàn một
cách nhanh chóng và hiệu quả là quan trọng.
● Lắng nghe phản hồi của khách hàng là một phần quan trọng trong việc cải thiện
sản phẩm và dịch vụ. Nên sau khi khách hàng mua hàng nên thu thập thông tin
từ khách hàng về những gì họ thích và không thích để có cơ hội cải thiện.
● Quan hệ khách hàng không kết thúc sau khi giao dịch hoàn thành. Chúng tôi
vẫn luôn cố gắng duy trì một mối liên hệ với khách hàng sau mua hàng bằng
cách cung cấp hỗ trợ, gửi thông tin khuyến mãi, và thông báo về các sản phẩm
và sự kiện mới.
● Mục tiêu của một mối quan hệ khách hàng là xây dựng mối quan hệ lâu dài.
Điều này có thể bao gồm việc phát triển danh sách khách hàng trung thành và
tạo ra sự liên kết mạnh mẽ với họ qua thời gian.

4. Khu vực tài chính

a. Cấu trúc chi phí


Chi phí cố định Tổng: 339 triệu
● Tài sản cố định hữu hình
● Máy móc chế biến:
Thiết bị rửa Nguyên giá: 15 triệu
Tủ lạnh đông Nguyên giá: 30 triệu
Thiết bị rã đông (chần) Nguyên giá: 20 triệu
Máy nghiền ướt Nguyên giá: 30 triệu
Thiết bị lọc khung bản Nguyên giá: 10 triệu
Thiết bị phối trộn Nguyên giá: 6 triệu
Thiết bị sấy phun Nguyên giá: 30 triệu
Máy đóng gói hút chân không Nguyên giá: 30 triệu
● Thiết bị văn phòng
Bàn ghế: Nguyên giá: 5 triệu
Máy in Nguyên giá: 3 triệu
● Chi phí xây dựng nhà xưởng Tổng: 100 triệu

Chi phí biến đổi


Nguyên vật liệu đầu vào 5.000đ/kg
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: Tổng: 10 triệu
● Phải trả thuê 10 nhân công 3 tháng Tổng: 210 triệu
● Chi phí thuê nhà xưởng 3 tháng đầu Tổng: 60 triệu
● Chi phí bao bì Tổng: 45 triệu
● Chi phí vận hành máy móc Tổng: 5 triệu
● Chi phí vận chuyển Tổng: 30 triệu
● Chi phí marketing Tổng: 50 triệu
b. Mô hình doanh thu

Doanh thu chính đến từ việc phân phối và bán lẻ 2 sản phẩm chính với giá niêm yết là
o Bột chè: 100.000đ/kg
o Chè giàu Gaba 250.000đ/kg

B. 9 nhân tố
1. Phân khúc khách hàng
● Chè của Việt Nam được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường trong nước và xuất khẩu.
Với thị trường trong nước thì nhu cầu tiêu thụ chè của người dân Việt luôn cao,
đặc biệt vào các dịp lễ Tết hay các sự kiện quan trọng. Đặc biệt, chè không đơn
thuần chỉ dùng uống hằng ngày, mà còn được dùng làm quà biếu người thân
thay lời chúc mừng, lời chào đón…Chính vì thế, tình hình tiêu thụ chè trong
nước luôn ở mức ổn định. Thị trường tiêu thụ trong nước phần lớn là chè xanh
ngược lại với thị trường xuất khẩu chủ yếu là chè đen (chiếm tỷ trọng đến
51%). Trong những năm gần đây, ngoài người trung niên và lớn tuổi, sản lượng
tiêu thụ chè của giới trẻ cũng đang có xu hướng tăng. Cùng với đó, họ có sự đòi
hỏi cao hơn về tính tiện lợi, nhanh chóng và đẹp mắt. Những thị hiếu này đã tạo
nên chỗ đứng cho loại chè hòa tan, chè túi nhúng…Từ đó, doanh nghiệp lựa
chọn phân khúc khách hàng ở thị trường đại chúng vì với phân khúc này doanh
nghiệp có một lượng khách hàng tiềm năng lớn vì họ cảm thấy sản phẩm có thể
giải quyết nhu cầu chung của dân số.
● Sau đây là 1 số phân khúc chính mà doanh nghiệp muốn hướng đến:
● Khách hàng trẻ tuổi và thanh thiếu niên: Đây là những người trẻ tuổi,
thường dưới 30 tuổi, quan tâm đến thương hiệu, thời trang và trải
nghiệm mới lạ. Họ thường tìm kiếm các cửa hàng chè sáng tạo, thực đơn
đa dạng và không ngần ngại thử các loại chè mới.
● Khách hàng gia đình: Gia đình là một phân khúc quan trọng, thường tìm
kiếm chỗ nghỉ cho gia đình, nơi có món chè ngon và không gian thoải
mái. Đối với họ, chè có thể là một phần của cuộc họp gia đình vào cuối
tuần hoặc dịp lễ.
● Khách hàng thanh niên và người làm việc: Đây là những người trưởng
thành, thường có thu nhập ổn định. Họ có thể tìm kiếm các quán chè để
gặp gỡ bạn bè, họp mặt và thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng.
● Khách hàng yêu thích chè truyền thống: Một phân khúc khách hàng vẫn
yêu thích các loại chè truyền thống Việt Nam, như chè thập cẩm, chè
đậu xanh, chè bưởi, và chè trôi nước. Họ thường tìm kiếm những quán
chè có chất lượng và hương vị truyền thống.
● Khách hàng quốc tế: Đối với du khách nước ngoài hoặc người nước
ngoài đang sống tại Việt Nam, chè có thể là một phần của việc khám phá
văn hóa địa phương. Họ thường tìm kiếm trải nghiệm địa phương và thử
các loại chè đặc biệt của Việt Nam.
● Khách hàng sức khỏe: Một số người quan tâm đến chế độ ăn uống lành
mạnh và chè có thể phù hợp với nhu cầu của họ. Chè có thể được làm từ
các nguyên liệu tự nhiên và có giá trị dinh dưỡng.

0. Vấn đề muốn giải quyết


● Giải pháp giá trị mà doanh nghiệp đưa ra là giải pháp giá trị định tính vì doanh
nghiệp muốn nhấn mạnh trải nghiệm khách hàng, kết quả và công dụng của sản
phẩm.
● Sau đây là một số lợi ích của sản phẩm để doanh nghiệp đề ra giải pháp giá trị
định tính:
1. Chè lên men giàu GABA từ đọt chè non
● GABA là một chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng ức chế hoạt động
thần kinh, giúp làm dịu cảm xúc và giảm căng thẳng, lo âu.
● Các tác nhân ức chế thần kinh trong chè GABA có thể giúp cải thiện
chất lượng giấc ngủ và giảm thiểu tình trạng mất ngủ.
● Chè GABA có thể giúp giảm các triệu chứng mệt mỏi, giúp bạn cảm
thấy sảng khoái hơn và năng động hơn trong cuộc sống hàng ngày.
● GABA có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hoạt động não bộ.
Việc tiêu thụ chè GABA có thể giúp cải thiện tình trạng tập trung, trí
nhớ và khả năng suy nghĩ sáng tạo.
● Chè GABA chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn chặn tác động
của các gốc tự do gây hại và có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa.
● Một số nghiên cứu cho thấy GABA có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa bằng cách
giảm triệu chứng dạ dày và ruột kích thích.
● GABA có khả năng làm giảm huyết áp và tăng khả năng tuần hoàn máu,
có thể hỗ trợ người có vấn đề về tình trạng huyết áp cao.
● Chè GABA chứa các chất chống vi khuẩn và chất chống viêm, có thể hỗ
trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể
2. Bột chè làm từ lá chè già giàu EGCG, Polyphenol, Caffeine
● Chống oxy hóa và bảo vệ tế bào: EGCG và các polyphenol trong chè có
khả năng làm giảm tác động của gốc tự do trong cơ thể, giúp bảo vệ tế
bào khỏi sự tổn thương và ngăn chặn quá trình lão hóa tế bào.
● Hỗ trợ tim mạch: Các polyphenol trong chè có thể giúp cải thiện sức
khỏe tim mạch bằng cách giảm mức cholesterol xấu (LDL), tăng mức
cholesterol tốt (HDL) và hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu.
● Hỗ trợ tiêu hóa: Các polyphenol trong chè có thể giúp cải thiện hệ tiêu
hóa bằng cách thúc đẩy quá trình tiêu hóa và giúp giảm triệu chứng khó
tiêu, buồn bực dạ dày.
● Chống viêm nhiễm: Các polyphenol trong chè có khả năng kháng vi
khuẩn và chống viêm, giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và ngăn chặn sự
phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
● Hỗ trợ tiểu đường: Một số nghiên cứu cho thấy EGCG và polyphenol
trong chè có thể giúp cải thiện quản lý đường huyết và tăng cường sự
nhạy cảm của cơ thể đối với insulin.
● Hỗ trợ giảm cân: Caffeine trong chè có khả năng tăng cường quá trình
trao đổi chất và đốt cháy năng lượng, giúp giảm cân và duy trì cân nặng
cơ thể.
● Tăng cường năng lượng và tập trung: Caffeine là một chất kích thích
thần kinh có thể giúp tăng cường tập trung, tăng sự tỉnh táo và cải thiện
tình trạng tỉnh thức.
● Hỗ trợ sức khỏe não: EGCG và caffeine có thể tác động tích cực đến
chức năng não bộ, giúp tăng cường trí nhớ, khả năng tập trung và làm
tăng sự sáng tạo.
● Hỗ trợ sức khỏe gan: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hợp chất trong
chè có thể giúp cải thiện chức năng gan và giảm nguy cơ bệnh gan mỡ.
● Giá trị vượt trội so với đối thủ cạnh tranh
● Chè lên men giàu GABA từ đọt chè non
● Chè GABA là một loại trà độc đáo được sản xuất môi trường giàu khí
GABA (Gamma-Aminobutyric Acid), một chất có tác dụng ức chế thần
kinh trong cơ thể con người. Quá trình ủ này tạo ra các hợp chất GABA
và các chất chống oxy hóa khác, giúp làm tăng giá trị dinh dưỡng và lợi
ích sức khỏe nhiều hơn so với các loại chè thông thường khác.
● Bột chè xanh làm bằng lá già giàu EGCG, Polyphenol
● Theo nhóm nghiên cứu Trường Đại học Bách Khoa HCM, bánh bông
lan được bổ sung 1% bột trà xanh, thay cho hàm lượng chất bảo quản
sorbat K 0,1%, thì để được 14 ngày ở mức nhiệt độ bình thường, đảm
bảo tính ổn định của bánh và không có sự xuất hiện của vi sinh vật. Đối
với xúc xích tươi, dùng khoảng 0,25% bột trà xanh thay cho nitrit K
0,016% hoặc sorbat K 0,1%, thì xúc xích để được 20 ngày (dùng bao bì
hút chân không) hoặc 11 ngày (dùng bao bì không hút chân không) ở
0-4oC. Hàm lượng bổ sung 0,25% không ảnh hưởng đến mùi vị đặc
trưng của xúc xích
0. Kênh kịnh doanh.
● Doanh nghiệp GABA lựa chọn cả 2 kênh phân phối là kênh thuộc sở hữu của
công ty và các kênh đối tác.
● Đối với các kênh phân phối thuộc sở hữu của công ty:
● Cửa hàng cố định: Đây là cách phân phối truyền thống thông qua cửa
hàng hoặc cửa hàng chuyên về chè. Khách hàng có thể đến cửa hàng để
mua chè trực tiếp từ người bán.
● Gian hàng tại chợ hoặc sự kiện: Doanh nghiệp thuê một gian hàng tại
các chợ, hội chợ, triển lãm hoặc sự kiện khác để trưng bày và bán chè
trực tiếp cho khách hàng.
● Bán hàng qua điện thoại: Doanh nghiệp tiếp cận khách hàng qua điện
thoại, chấp nhận đơn đặt hàng và giao chè tận nơi cho khách hàng.
● Dịch vụ giao hàng: GABA cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi cho
khách hàng đã đặt hàng trước. Điều này thuận tiện cho những người
không thể đến mua trực tiếp.
● Kênh trực tuyến: GABA bán chè trực tiếp thông qua các trang web
thương mại điện tử hoặc nền tảng bán hàng trực tuyến. Điều này cho
phép doanh nghiệp tiếp cận một lượng lớn khách hàng trên khắp địa
bàn.
● Dịch vụ giao hàng qua ứng dụng di động: Sử dụng ứng dụng di động để
cho phép khách hàng đặt hàng và giao hàng trực tiếp đến địa chỉ mong
muốn.
● Dịch vụ đặt hàng qua mạng xã hội: Sử dụng mạng xã hội, quảng cáo sản
phẩm và cho phép khách hàng đặt hàng thông qua tin nhắn riêng.
● Kênh thương mại điện tử riêng: GABA xây dựng một trang web hoặc
cửa hàng trực tuyến riêng để bán chè và quản lý đơn đặt hàng.
● Dịch vụ đặt hàng qua ứng dụng nhắn tin: Sử dụng ứng dụng nhắn tin để
tiếp cận và chăm sóc khách hàng, đồng thời cho phép họ đặt hàng qua
tin nhắn.
● Đối với các kênh phân phối đối tác:
● Nhà phân phối hoặc nhà cung ứng: Đây là các tổ chức hoặc cá nhân
chuyên về việc mua sắm và phân phối sản phẩm từ nguồn cung cấp đến
các cửa hàng bán lẻ. Nhà phân phối có thể mua chè từ GABA và sau đó
cung cấp cho các cửa hàng chuyên bán chè.
● Nhà bán lẻ: Các cửa hàng bán lẻ không sản xuất sản phẩm mà mua từ
doanh nghiệp, sau đó bán chè trực tiếp cho người tiêu dùng. Điều này có
thể là cửa hàng thực phẩm, cửa hàng thảo dược, siêu thị, hoặc cửa hàng
thực phẩm sạch.
● Distributors (Đại lý phân phối): Đây là các đại lý hoạt động trung gian
giữa nhà sản xuất và cửa hàng bán lẻ. GABA sẽ hợp tác với các đại lý
phân phối để đưa sản phẩm của họ vào các cửa hàng bán lẻ.
● Nhà hàng và quán café: GABA tiếp cận đến những địa điểm này để đưa
sản phẩm được đến gần với khác hàng hơn.
● Khách sạn và khu nghỉ dưỡng: Đây cũng là nơi mà đưa giá trị của sản
phẩm của GABA lên cao và giúp khách hàng của họ trong các dịp như
bữa sáng hoặc buổi chiều.
● Trung tâm phân phối thực phẩm: Đây là các cơ sở lớn chuyên phân phối
nhiều loại thực phẩm khác nhau đến các cửa hàng bán lẻ, nhà hàng và
quán café.
● Các kênh thương mại điện tử thứ ba: Các trang web thương mại điện tử
như Amazon, eBay, hoặc các trang web thương mại điện tử khác có thể
là một nền tảng để người bán chè tiếp cận khách hàng gián tiếp.
● Dịch vụ giao hàng và ứng dụng đặt hàng: Các ứng dụng giao hàng như
GrabFood, GoFood hoặc các dịch vụ đặt hàng như Foodpanda cũng có
thể là một kênh gián tiếp để cung cấp chè đến người tiêu dùng.
● Đại lý du lịch: Các đại lý du lịch có thể cung cấp chè làm quà lưu niệm
hoặc quà tặng trong các gói du lịch.
● Dịch vụ đặt hàng qua điện thoại: Khách hàng có thể đặt hàng chè thông
qua cuộc gọi điện thoại đến các đại lý hoặc nhà cung ứng.

0. Mối quan hệ với khách hàng


● Quan hệ với khách hàng trong mô hình kinh doanh cực kỳ quan trọng, vì nó
giúp tạo ra sự trung thành, tăng doanh số bán hàng và xây dựng thương hiệu
mạnh mẽ. Dưới đây là một số cách xây dựng và duy trì một quan hệ tốt với
khách hàng trong mô hình kinh doanh của GABA:
● Chất lượng sản phẩm ổn định: Đảm bảo chất lượng và hương vị của trà
xanh luôn đạt chuẩn cao. Khách hàng cần tin tưởng vào chất lượng sản
phẩm của bạn.
● Khả năng tư vấn: Luôn cung cấp thông tin chi tiết về các loại trà xanh,
cách pha trà đúng cách và lợi ích sức khỏe của chúng. Sẵn sàng tư vấn
cho khách hàng về lựa chọn trà phù hợp với họ.
● Chăm sóc khách hàng xuất sắc: Đáp ứng nhanh chóng các câu hỏi và
yêu cầu từ khách hàng. Hãy luôn lắng nghe phản hồi của họ và cố gắng
giải quyết mọi vấn đề một cách tốt nhất.
● Tạo trải nghiệm độc đáo: Tạo ra không gian thoải mái và ấm cúng cho
khách hàng thưởng thức trà tại quán.GABA cố gắng cung cấp trải
nghiệm mua sắm trực tuyến dễ dàng và thoải mái.
● Tích hợp giá trị xã hội và bền vững: Khi có đủ khả năng,GABA sẽ thúc
đẩy việc sử dụng trà xanh bền vững và hỗ trợ các dự án xã hội. Vì khách
hàng thường có xu hướng ủng hộ các thương hiệu có tầm nhìn xã hội và
môi trường.
● Phát triển chương trình khách hàng thân thiết: Tạo ra chương trình
khách hàng thân thiết để thưởng cho khách hàng trung thành. Các ưu
đãi, giảm giá và quà tặng có thể là một phần của chương trình này.
● Sử dụng truyền thông hiệu quả: Sử dụng mạng xã hội, email marketing,
và các kênh truyền thông khác để giữ liên lạc với khách hàng, thông báo
về các sản phẩm mới và chương trình khuyến mãi.
● Hợp tác với cộng đồng: Tham gia vào các hoạt động cộng đồng và sự
kiện địa phương để xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy với cộng đồng.
● Liên tục cải tiến: Luôn nỗ lực cải tiến sản phẩm và dịch vụ của bạn dựa
trên phản hồi của khách hàng để đảm bảo sự hài lòng và sự trung thành.
0. Dòng doanh thu
● Doanh thu của doanh chủ yếu đến từ chè lên men và bột chè xanh vì đây là 2
sản phẩm chính mà GABA đang phát triển.
● Đối với chè lên men vì cách chế biến đòi hỏi đạt chất lượng tốt và hàm lượng
dinh dưỡng phù hợp nên sản phẩm được ấn định với giá thành cao. Đối tượng
chủ yếu của phân khúc hàng này:
● Người tiêu dùng truyền thống: Những người thích trà xanh truyền thống
và thường uống trà tại nhà, thích thưởng thức hương vị truyền thống của
chè xanh.
● Các nhà hàng và khách sạn cao cấp: Những nơi này thường sử dụng chè
xanh để tạo ra các thực đơn trà thượng hạng hoặc để phục vụ khách
hàng sau bữa ăn.
● Người quan tâm đến lợi ích sức khỏe: Các khách hàng quan tâm đến lợi
ích sức khỏe của chè xanh như chất chống oxy hóa hoặc khả năng hỗ trợ
quá trình giảm cân
● Người yêu thích hương vị độc đáo: Một số người tiêu dùng có thể tìm
kiếm chè xanh có hương vị hoặc nguồn gốc độc đáo.
● Ngoài ra , doanh thu còn đến từ các cửa hàng nhượng quyền cũng như đến từ
các đối tác làm ăn cùng GABA
● Về chính sách giá của doanh nghiệp, vì đang là doanh nghiệp mới nên doanh
nghiệp lựa chọn giảm giá và khuyến mãi. Sử dụng chiến lược giảm giá và
khuyến mãi trong các chương trình quảng cáo hoặc vào những thời điểm cụ thể
như dịp lễ hội để thu hút khách hàng vì điều GABA cần đang là nhiều người
biết đến sản phẩm cũng như là lợi ích mà sản phẩm mang lại cho khách hàng.

0. Nguồn lực chính


Như đã nói ở phần 4 trụ cột thì nguồn lực chính và chủ yếu đến từ con người và
đi đôi với nó là nguồn lực về tài chính cũng như các mỗi quan hệ

0. Hoạt động chính


● Thị trường sản xuất chè ở Việt Nam đang có chất lượng chè thấp so với mặt
bằng chất lượng thế giới như lượng hoà tan không cao, vị nhạt, lẫn tạp
chất,…đặc biệt là tồn dư thuốc bảo vệ thực vật cao vì vậy việc sản xuất chè cần
một quy trình để đảm bảo tạo ra chất lượng tốt nhất để có thể cạnh tranh trong
việc xuất khẩu chè trên thị trường thế giới.
● Tạo ra một thương hiệu chè Việt trên thị trường thế giới vì nguyên nhân là hầu
hết các sản phẩm chè xuất khẩu chỉ mới dạng thô, chưa có tên tuổi, kiến chè
Việt chưa nhận diện ở các quốc gia và đang mang tên nhãn hàng của các quốc
gia khác.
● Nhận thấy các mặt hàng sản xuất về chè giá trị cao ở Việt Nam còn hạn chế
cùng với việc chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ trong ngành Chè đang ở
mức độ thấp, áp dụng rất rời rạc ở nhiều khâu và chưa có nguồn nhân lực ở
mảng này.Vì vậy nên ứng dụng các công nghệ mới vào ngành Chè để phát huy
hết giá trị của sản phẩm.
● Với lượng chè già bỏ đi mà không được sử dụng dồi dào việc tạo ra các sản
phẩm về lá chè già là vô cùng cấp thiết bởi nó giúp tránh lãng phí, bảo về môi
trường, tạo thêm thu nhập cho người nông dân,… Là chè già bỏ đi chứa rất
nhiều chất có lợi cho sức khoẻ như chất chống oxy hoá và khoáng,…
● Việc tận dụng tối đa các sản phẩm từ cây chè tạo ra một nền kinh tế nông
nghiệp tuần hoàn thúc đẩy cho tăng trưởng của nền kinh tế Việt thông qua xuất
khẩu chè và thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
● Khởi nghiệp chè đồng nghĩa với việc duy trì và bảo vệ các vùng trồng chè, góp
phần vào việc bảo vệ môi trường và duy trì cảnh quan thiên nhiên. Quản lý bền
vững trong sản xuất chè có thể giúp giảm tác động tiêu cực lên môi trường.
● Ngành chè tại Việt Nam có lịch sử lâu dời và gắn liền với văn hoá truyền thống
của người dân.Vì vậy tạo các sản phẩm mới và có giá trị giúp duy trì và phát
huy các giá trị văn hoá truyền thống, đồng thời tạo ra các sản phẩm độc đáo
mang đậm dấu ấn văn hoá địa phương.
● Khởi nghiệp chè có ý nghĩa quan trọng từ nhiều khía cạnh. Nó giúp thúc đẩy
phát triển kinh tế địa phương, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của loại cây
trồng này, cung cấp việc làm cho cộng đồng nông dân và thúc đẩy phát triển
bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp. Đồng thời, việc khởi nghiệp chè cũng
đóng góp vào việc cung cấp các sản phẩm chè chất lượng cao cho thị trường và
tạo cơ hội xuất khẩu, góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế. Sản xuất chè
không chỉ mang lại nguồn thu nhập cho nhiều hộ gia đình nông dân, mà còn
giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa ẩm thực của Việt Nam. Sản phẩm
chè cũng có thể là cầu nối giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và các quốc gia
khác, góp phần thúc đẩy du lịch.
0. Đối tác chính
● Một trong những đối tác chính của GABA là Vingroup cụ thể là Vinmart, vì
đây là nơi mà những tầng lớp cao trong xã hội đã có phần tin tưởng vào các sản
phẩm chất lượng. Đây cũng là một cơ hội tốt để GABA có được sự ảnh hưởng
nhất định của mình đối với thị trường vì đưa được sản phẩm của mình vào
vinmart là điều không hề dễ dàng.
● Một đối tác nữa không kém phần quan trọng của GABA là Siêu thị thiên nhiên
bởi vì là nhãn hiệu chuyên sản xuất và phân phối sỉ, lẻ các mặt hàng làm đẹp
cho chị em phụ nữ có nguồn gốc từ thiên nhiên như tinh bột, tinh dầu, các loại
trà hoa, trà thảo dược….Cam kết 100% nguyên liệu tự nhiên, không chất bảo
quản, hương liệu và chất tạo màu. Với 05 năm thành lập, Siêu Thị Thiên Nhiên
phục vụ hàng trăm nghìn khách hàng trong và ngoài nước. Chúng tôi tự hào là
một trong những đơn vị dẫn đầu về sản phẩm làm đẹp tự nhiên với sản lượng
hàng trăm tấn mỗi năm phân phối sỉ và lẻ toàn quốc.Chính vì lẽ đó mà GABA
lựa chọn siêu thị thiên nhiên, siêu thị thiên nhiên sẽ giúp rất nhiều trong việc
phân phối sản phẩm cũng như để mọi người biết đến nhiều hơn về GABA.
0. Cơ cấu chi phí
● Về mặt chi phí cố định
● Máy móc chế biến:
Thiết bị rửa Nguyên giá: 15 triệu
Tủ lạnh đông Nguyên giá: 30 triệu
Thiết bị rã đông (chần) Nguyên giá: 20 triệu
Máy nghiền ướt Nguyên giá: 30 triệu
Thiết bị lọc khung bản Nguyên giá: 10 triệu
Thiết bị phối trộn Nguyên giá: 6 triệu
Thiết bị sấy phun Nguyên giá: 30 triệu
Máy đóng gói hút chân không Nguyên giá: 30 triệu
● Thiết bị văn phòng
Bàn ghế: Nguyên giá: 5 triệu
Máy in Nguyên giá: 3 triệu
● Chi phí xây dựng nhà xưởng Tổng: 100 triệu

● Chi phí biến đổi :


● Nguyên vật liệu đầu vào 5.000đ/kg
● Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: Tổng: 10 triệu
● Phải trả thuê 10 nhân công 3 tháng Tổng: 210 triệu
● Chi phí thuê nhà xưởng 3 tháng đầu Tổng: 60 triệu
● Chi phí bao bì Tổng: 45 triệu
● Chi phí vận hành máy móc Tổng: 5 triệu
● Chi phí vận chuyển Tổng: 30 triệu
● Chi phí marketing Tổng: 50 triệu
-Đối với GABA- công ty mới thành lập thì chi phí marketing là quan trọng nhất vì
marketing tốt sẽ làm cho nhiều người biết đến hơn và còn có thể tăng doanh thu một
cách nhanh chóng.
- Chi phí trả lương cho nhân viên cao bởi vì chúng tôi đã phải đào tạo nhân viên cùng
với đó là số lượng nhân viên để có thể hoạt động tốt được quá trình sản xuất của sản
phẩm để cho ra được những thành phẩm tốt nhất đến tay người tiêu dùng.

3. Kế hoạch marketing, xây dựng thương hiệu


a. Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của nhóm

Tầm nhìn:

"Tầm nhìn của chúng tôi là trở thành một trong những thương hiệu chè hàng đầu và
được biết đến trên toàn cầu. Chúng tôi muốn cung cấp cho khách hàng những trải
nghiệm chè độc đáo và thú vị, thúc đẩy sự hiểu biết về vẻ đẹp và sự đa dạng của thế
giới chè."

Sứ mệnh:

"Sứ mệnh của chúng tôi là mang đến cho khách hàng những sản phẩm chè chất lượng
cao, được trồng và chế biến một cách bền vững và tôn trọng môi trường. Chúng tôi
cam kết hợp tác với các nông dân và cộng đồng sản xuất chè để cải thiện chất lượng
cuộc sống và bảo vệ nguồn tài nguyên."

Mục tiêu:

● Chất lượng sản phẩm: Đảm bảo rằng mọi sản phẩm chè của chúng tôi đều đạt
tiêu chuẩn cao về hương vị, màu sắc và mùi thơm. Chúng tôi sẽ không ngừng
nghiên cứu và phát triển để cung cấp những sản phẩm mới và độc đáo cho
khách hàng.
● Bền vững: Thực hiện quy trình sản xuất chè bền vững và thân thiện với môi
trường. Chúng tôi sẽ hỗ trợ nông dân trong việc áp dụng các phương pháp
trồng trọt và chế biến chè bền vững hơn.
● Mở rộng thị trường: Mục tiêu của chúng tôi là mở rộng thị trường tiêu thụ
chè của mình, không chỉ tại địa phương mà còn quốc tế. Chúng tôi muốn chia
sẻ đam mê và yêu thương chè với nhiều người hơn.
● Xây dựng cộng đồng: Xây dựng một cộng đồng yêu chè, chia sẻ kiến thức và
kinh nghiệm về chè, và thúc đẩy tinh thần đoàn kết trong ngành công nghiệp
chè.
2025 sẽ là cột mốc đầu tiên trong lịch sử doanh nghiệp khi đạt doanh thu 1 triệu đô đầu
tiên
2030 Nhóm khởi nghiệp tự tin khi có 200 chi nhánh cửa hàng trong nước và 50 chi
nhánh cửa hàng bán lẻ ở 15 quốc gia trong khu vực và trên thế giới
b. Phân tích SWOT về dự án của nhóm

Strengths (Điểm mạnh): Weaknesses (Yếu điểm):


● Sản phẩm độc đáo: Chè lên men ● Cạnh tranh: Ngành công nghiệp thực
và bột chè pha sẵn là sản phẩm phẩm có sự cạnh tranh mạnh mẽ.
độc đáo và có thị trường tiềm Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải
năng. Điều này có thể thu hút sự nỗ lực để tạo sự khác biệt.
quan tâm của khách hàng. ● Nguy cơ thay đổi khẩu vị của khách
● Sự chăm sóc sản phẩm: Doanh hàng: Khách hàng có thể thay đổi
nghiệp có khả năng chăm sóc sản khẩu vị và sở thích mua sắm. Sản
phẩm chất lượng cao, từ quá trình phẩm có thể trở nên lỗi thời nhanh
sản xuất đến quảng cáo và phân chóng.
phối.
● Phân phối đa dạng: Doanh nghiệp
có khả năng phân phối sản phẩm
thông qua nhiều kênh như cửa
hàng trực tiếp, trang web, và các
sự kiện thương mại.
● Khả năng tùy chỉnh sản phẩm:
Khách hàng có thể tùy chỉnh sản
phẩm chè lên men và bột chè pha
sẵn theo sở thích của họ.

Opportunities (Cơ hội): Threats (Rủi ro):


● Tăng cầu về sản phẩm tự nhiên và ● Cạnh tranh gay gắt: Rủi ro từ cạnh
lành mạnh: Xu hướng sức khỏe và tranh mạnh mẽ trong ngành thực
sản phẩm tự nhiên đang tạo cơ hội phẩm có thể làm giảm lợi nhuận của
cho sản phẩm như chè lên men và doanh nghiệp.
bột chè pha sẵn. ● Biến đổi khí hậu và tài nguyên: Rủi
● Mở rộng thị trường: Cơ hội mở ro từ biến đổi khí hậu và sự biến đổi
rộng thị trường thông qua xuất trong tài nguyên cung cấp, như
khẩu hoặc phát triển sản phẩm nguồn nước, có thể ảnh hưởng đến
mới. sản xuất chè.
● Kênh trực tuyến mạnh mẽ: Sử ● Yêu cầu về quy định và chất lượng:
dụng kênh trực tuyến để tiếp cận Sản phẩm thực phẩm phải tuân thủ
khách hàng mới và cung cấp thông nhiều quy định về an toàn thực phẩm
tin về sản phẩm. và chất lượng, điều này có thể đặt áp
lực lên doanh nghiệp.
c. Phân tích PESTEL

Political (Yếu tố Chính trị): Economic (Yếu tố Kinh tế):


● Quy định và quy phạm: Doanh nghiệp ● Tình hình kinh tế: Sức mua
cần tuân thủ các quy định về thực của người tiêu dùng và tình
phẩm, an toàn thực phẩm và chất hình kinh tế chung có thể ảnh
lượng thực phẩm. Sự tuân thủ quy hưởng đến cầu và cung cấp
phạm chính trị là quan trọng để đảm sản phẩm.
bảo sản phẩm an toàn và hợp pháp. ● Tỷ giá hối đoái: Nếu doanh
● Thuế và lệ phí: Chính trị thuế và lệ nghiệp nhập khẩu nguyên liệu
phí có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận hoặc xuất khẩu sản phẩm, tỷ
của doanh nghiệp. Cần xem xét các giá hối đoái có thể tác động
biện pháp thuế và lệ phí có thể áp đến giá cả và lợi nhuận
dụng đối với ngành công nghiệp thực
phẩm.

Social (Yếu tố Xã hội): Technological (Yếu tố Công nghệ):


● Thay đổi khẩu vị và xu hướng ẩm ● Phát triển công nghệ sản
thực: Sự thay đổi trong khẩu vị của xuất: Công nghệ sản xuất chè
khách hàng và xu hướng ẩm thực có lên men và bột chè pha sẵn có
thể ảnh hưởng đến sự cầu cạnh tranh thể cải thiện hiệu suất và chất
và yêu cầu về sản phẩm. lượng sản phẩm.
● Yêu cầu về sức khỏe và lành mạnh: ● Kênh trực tuyến: Công nghệ
Khách hàng ngày càng quan tâm đến thông tin và mạng internet
sức khỏe và sản phẩm lành mạnh. cung cấp cơ hội tiếp cận
Doanh nghiệp cần cân nhắc cung cấp khách hàng mới thông qua
các sản phẩm phù hợp với xu hướng kênh trực tuyến và quảng cáo
này. trực tuyến.

Environmental (Yếu tố Môi trường): Legal (Yếu tố Pháp lý):


● Bảo vệ môi trường: Công ty cần xem ● Quy định thực phẩm và an
xét cách sản xuất và đóng gói chè mà toàn thực phẩm: Cần tuân thủ
có thể ảnh hưởng đến môi trường. Các các quy định về sản phẩm
biện pháp bảo vệ môi trường, như tái thực phẩm và an toàn thực
sử dụng và tái chế, có thể được áp phẩm, đặc biệt là đối với sản
dụng để giảm tiêu thụ tài nguyên và phẩm chè.
giảm ô nhiễm. ● Sở hữu trí tuệ: Bảo vệ quyền
● Thay đổi khí hậu: Thay đổi khí hậu có sở hữu trí tuệ, như thương
thể ảnh hưởng đến sản xuất chè, bao hiệu và mẫu thiết kế sản
gồm mùa vụ và tài nguyên nước. phẩm, để đảm bảo không có
● Xin phép và quy định về môi trường: vi phạm bản quyền hoặc vi
Các quy định môi trường có thể tác phạm quyền sở hữu trí tuệ.
động đến hoạt động sản xuất và kinh ● Hợp đồng và giao dịch: Cần
doanh của doanh nghiệp. Cần tuân thủ xem xét các hợp đồng cung
các quy định và xin phép liên quan ứng, hợp đồng lao động và
đến môi trường. giao dịch khác liên quan đến
hoạt động kinh doanh của bạn
để đảm bảo tuân thủ pháp
luật.
● Thuế và tài chính: Cần xem
xét các quy định thuế và tài
chính liên quan đến hoạt
động kinh doanh của bạn để
đảm bảo tuân thủ và tối ưu
hóa tài chính.

d. Khảo sát thị trường

Khảo sát Thị trường:

● Nghiên cứu thị trường:


Kích thước thị trường:
● Thị trường chè lên men và bột chè pha sẵn tại Việt Nam có kích thước lớn và
đa dạng về sản phẩm và thương hiệu.
● Chè là một trong những đồ uống truyền thống phổ biến tại Việt Nam và có sự
yêu thích từ người tiêu dùng ở cả trong nước và nước ngoài.
Tốc độ tăng trưởng:
● Thị trường chè lên men và bột chè pha sẵn tại Việt Nam đã chứng kiến tốc độ
tăng trưởng ổn định trong những năm gần đây.
● Sự thay đổi trong khẩu vị của người tiêu dùng và tăng cường nhận thức về lợi
ích sức khỏe của chè đã thúc đẩy tăng trưởng trong ngành này.
Xu hướng tiêu dùng:
● Sức khỏe và thực phẩm tự nhiên: Xu hướng tiêu dùng lành mạnh và thực phẩm
tự nhiên đã tạo cơ hội cho các sản phẩm chè lên men và bột chè pha sẵn. Khách
hàng ngày càng quan tâm đến chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm chè.
● Sản phẩm tiện lợi: Bột chè pha sẵn có sự tiện lợi và phù hợp cho người tiêu
dùng hiện đại. Người tiêu dùng có thể dễ dàng tận hưởng hương vị chè mà
không cần nấu nước chè từ đầu.
● Các loại chè đặc biệt: Các loại chè đặc biệt như chè lên men và chè trà xanh
đang trở thành xu hướng yêu thích. Điều này tạo cơ hội cho các sản phẩm độc
đáo và cao cấp.
Sự cạnh tranh và đối thủ:
● Thị trường chè tại Việt Nam rất cạnh tranh với nhiều đối thủ đa dạng, từ các
thương hiệu lớn đến các nhà sản xuất nhỏ hơn.
● Các đối thủ chính có thể bao gồm các doanh nghiệp chè truyền thống, các nhà
sản xuất chè đóng hộp, và các công ty chuyên sản xuất bột chè pha sẵn.
● Các thương hiệu và doanh nghiệp phải cạnh tranh không chỉ về chất lượng sản
phẩm mà còn về thương hiệu, giá cả, và kênh phân phối để thu hút và duy trì
khách hàng.

Khảo sát khách hàng:

Dưới đây là một số câu hỏi liên quan khi đưa ra khảo sát đối với khách hàng sử dụng
sản phẩm chè lên men và bột chè pha sẵn
Câu hỏi về sự quen thuộc với sản phẩm:
● Bạn đã từng sử dụng hoặc thử chè lên men hoặc bột chè pha sẵn trước đây
chưa?
● Bạn biết đến sản phẩm chè lên men và bột chè pha sẵn qua các kênh nào
(quảng cáo, bạn bè, gia đình, v.v.)?
Câu hỏi về lý do sử dụng sản phẩm:
● Tại sao bạn thường sử dụng chè lên men hoặc bột chè pha sẵn?
● Bạn mong đợi điều gì khi sử dụng sản phẩm này? (Ví dụ: hương vị tốt, tiện lợi,
lành mạnh)
Câu hỏi về sở thích và mong muốn cá nhân:
● Bạn thích loại chè nào nhất (ví dụ: chè lên men trà xanh, chè đào, bột chè
matcha)?
● Bạn có mong muốn hoặc yêu cầu cụ thể nào đối với sản phẩm chè lên men
hoặc bột chè pha sẵn mà bạn đang sử dụng không?
Câu hỏi về thói quen tiêu dùng:
● Bạn thường sử dụng sản phẩm này vào thời điểm nào trong ngày (sáng, trưa,
tối)?
● Bạn thường uống sản phẩm này độc lập hay kết hợp với bữa ăn hoặc điểm tâm?
Câu hỏi về cải thiện sản phẩm:
● Bạn có ý kiến hoặc đề xuất nào để cải thiện sản phẩm chè lên men hoặc bột chè
pha sẵn mà bạn sử dụng không?

Nghiên cứu về sản phẩm:

1. Chè Lên Men (Fermented Tea):


● Mô tả sản phẩm: Chè lên men, còn được gọi là chè lên men trà xanh hoặc
kombucha, là một loại đồ uống được sản xuất thông qua quá trình lên men các
nguyên liệu chủ yếu bao gồm trà và đường. Quá trình lên men này tạo ra chất
chua và có gas tự nhiên, cùng với các dưỡng chất và vi khuẩn có lợi.
● Tính năng và ưu điểm: Chè lên men được cho là có nhiều lợi ích cho sức khỏe,
bao gồm hỗ trợ tiêu hóa, tạo cảm giác sảng khoái, và chứa chất chống oxy hóa.
Nó cũng được coi là một thức uống thay thế cho nước ngọt có gas và có sự phổ
biến đang gia tăng.
● Thị trường và xu hướng: Thị trường chè lên men đang phát triển mạnh mẽ trên
toàn cầu, đặc biệt ở các thị trường phát triển. Khách hàng đang chú ý đến thức
uống có lợi cho sức khỏe và tự nhiên hơn. Xu hướng sử dụng trà xanh và thực
phẩm lên men đang tăng cùng với sự phát triển của thị trường ẩm thực lành
mạnh.
2. Bột Chè Pha Sẵn (Instant Tea Powder):
● Mô tả sản phẩm: Bột chè pha sẵn là sản phẩm tiện lợi, được làm từ chè đã được
chế biến và sấy khô. Người tiêu dùng có thể dễ dàng pha chế sản phẩm này
bằng cách hòa vào nước nóng hoặc lạnh.
● Tính năng và ưu điểm: Bột chè pha sẵn tiện lợi và nhanh chóng. Nó có thể cung
cấp hương vị của chè trà tự nhiên và có thể được sử dụng trong nhiều loại đồ
uống và công thức nấu ăn khác nhau.
● Thị trường và xu hướng: Sản phẩm bột chè pha sẵn hấp dẫn đối với những
người có cuộc sống bận rộn và không có nhiều thời gian để chế biến chè từ trà
lá thường. Thị trường này đặc biệt phát triển ở các khu vực đô thị và trong lĩnh
vực công nghệ thực phẩm.
Tóm lại: Cả chè lên men và bột chè pha sẵn đều có tiềm năng phát triển trong thị
trường thực phẩm và đồ uống. Điều quan trọng là hiểu rõ sâu hơn về nhu cầu của
khách hàng, cạnh tranh trong ngành, và xu hướng tiêu dùng để phát triển và tiếp thị
sản phẩm của bạn một cách hiệu quả. Ngoài ra, nghiên cứu và phát triển sản phẩm có
thể giúp bạn tạo ra các biến thể mới và tạo ra điểm mạnh riêng biệt để cạnh tranh
trong thị trường ngày càng cạnh tranh.

Kênh trực tuyến:

1. Website:
● Tạo một trang web chính thức cho sản phẩm. Trang web này cung cấp thông tin
chi tiết về sản phẩm, hình ảnh, hướng dẫn sử dụng, và cách mua hàng. Đảm
bảo trang web của bạn có giao diện thân thiện và dễ tiếp cận trải nghiệm mua
sắm trực tuyến.
2. Mạng xã hội:
● Sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter và
Pinterest để tạo và quản lý trang chính thức cho sản phẩm. Sử dụng hình ảnh và
video hấp dẫn để thúc đẩy sự tương tác và tạo cơ hội chia sẻ từ khách hàng.
3. Quảng cáo trực tuyến:
● Chạy chiến dịch quảng cáo trực tuyến trên các nền tảng quảng cáo như Google
Ads và Facebook Ads để tiếp cận một lượng lớn người tiêu dùng tiềm năng.
Tùy chỉnh quảng cáo dựa trên đối tượng và địa điểm để tối ưu hóa hiệu suất.
4. Email Marketing:
● Sử dụng email marketing để gửi thông tin sản phẩm, khuyến mãi, và tin tức
liên quan đến sản phẩm đến danh sách khách hàng hiện có và người đăng ký.
Tạo nội dung hấp dẫn và thúc đẩy khách hàng đăng ký để nhận thông tin mới
nhất.
5. Trang web và blog về chế độ ăn uống và lành mạnh:
● Tạo nội dung liên quan đến sản phẩm trên các trang web và blog chuyên về chế
độ ăn uống lành mạnh và sức khỏe. Điều này có thể giúp tạo sự nhận thức và
hấp dẫn đối tượng khách hàng có sở thích trong việc chăm sóc sức khỏe.
6. YouTube và Video Marketing:
● Tạo video quảng cáo, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, và nội dung liên quan đến
chè lên men và bột chè pha sẵn trên YouTube và các nền tảng video khác.
Video có thể giúp truyền đạt thông điệp của bạn một cách trực quan và thu hút
sự quan tâm của khách hàng.
7. Thương mại điện tử (e-commerce) và ứng dụng di động:
● Xây dựng ứng dụng di động hoặc cửa hàng trực tuyến để bán sản phẩm trực
tiếp cho khách hàng. Tích hợp các tùy chọn thanh toán và giao hàng để tạo trải
nghiệm mua sắm thuận tiện cho khách hàng.
8. Đánh giá và đánh giá trực tuyến:
● Khuyến khích khách hàng để lại đánh giá và đánh giá trực tuyến về sản phẩm
trên các trang web như Yelp, Google My Business và trang web của bạn. Đánh
giá tích cực có thể tạo lòng tin và thúc đẩy mua sắm.
9. Influencer Marketing:
● Hợp tác với các người nổi tiếng trên mạng xã hội hoặc các nhà ảnh hưởng có
uy tín trong lĩnh vực chế độ ăn uống và sức khỏe để họ chia sẻ về sản phẩm của
bạn.
10. Quản lý dữ liệu và phân tích:
● Sử dụng công cụ quản lý dữ liệu và phân tích để theo dõi hiệu suất tiếp thị trực
tuyến và hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng. Điều này giúp điều chỉnh
chiến lược tiếp thị theo thời gian.

Điểm Mạnh:

● Sản phẩm độc đáo: Nếu sản phẩm chè lên men và bột chè pha sẵn của chúng
tôi có những đặc điểm độc đáo hoặc hương vị đặc trưng, điều này có thể là một
điểm mạnh để thu hút khách hàng.
● Chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm chè của chúng tôi tốt từ mọi khâu
trong chuỗi cung ứng của sản phẩm, điều này có thể tạo lòng tin và trung thành
từ phía khách hàng.
● Sự sáng tạo: Sáng tạo trong việc phát triển các loại chè mới và cách phục vụ sẽ
khiến khách hàng luôn cảm nhận được vị ngon của chè cũng như được thay đổi
khẩu vị.

Điểm Yếu:

● Cạnh tranh mạnh mẽ: Ngành công nghiệp thực phẩm có sự cạnh tranh mạnh
mẽ. Điều này đòi hỏi bạn phải tìm cách tạo sự khác biệt.
● Thay đổi khẩu vị: Khách hàng có thể thay đổi khẩu vị nhanh chóng, điều này
đòi hỏi bạn phải linh hoạt trong việc điều chỉnh sản phẩm và thực đơn.
Cơ Hội để Cải Tiến:

● Mở rộng danh mục sản phẩm: Nghiên cứu và phát triển thêm các sản phẩm mới
hoặc biến thể để tạo ra sự đa dạng và thu hút nhiều đối tượng khách hàng hơn.
● Ví dụ như những sản phẩm bột chè mang nhiều hương vị từ thiên nhiên,...
● Tận dụng xu hướng lành mạnh: Cân nhắc cung cấp các sản phẩm có giá trị dinh
dưỡng cao hoặc sản phẩm phù hợp với các xu hướng lành mạnh và ẩm thực tự
nhiên.
● Mở rộng kênh phân phối: Xem xét mở rộng cơ hội kinh doanh bằng cách cung
cấp sản phẩm thông qua các kênh phân phối mới hoặc hợp tác với nhà hàng và
cửa hàng thực phẩm.
● Tiếp tục cải tiến chất lượng: Đảm bảo duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm
chè để duy trì lòng trung thành từ phía khách hàng.

e. Nghiên cứu về độ tuổi của khách hàng tiềm năng/ Nhận biết nhóm khách hàng
mục tiêu cho sản phẩm

1. Người trẻ tuổi (18-24 tuổi):

● Nhóm này có thể quan tâm đến các sản phẩm mới lạ và thường tìm kiếm các
thức uống thú vị và thời trang. Bột chè pha sẵn có thể hấp dẫn họ do tính tiện
lợi và sự đa dạng trong việc pha chế.

2. Người trung niên (25-45 tuổi):

● Nhóm này có thể quan tâm đến sức khỏe và thức uống tự nhiên hơn. Chè lên
men có thể hấp dẫn hơn do lợi ích về sức khỏe và sự tự nhiên của sản phẩm.

3. Người trung niên trở lên (trên 45 tuổi):

● Nhóm này có thể tìm kiếm các sản phẩm lành mạnh và thường có lối sống sức
khỏe. Chè lên men có thể thu hút họ do lợi ích cho sức khỏe.

4. Người cao tuổi (trên 60 tuổi):

● Nhóm này có thể ưa chuộng các sản phẩm truyền thống và chăm sóc sức khỏe.
Sản phẩm chè lên men có thể hấp dẫn họ với lợi ích cho sức khỏe và thể chất.
f. Chiến lược quà tặng, khuyến mãi và xây dựng trung tâm chăm sóc khách hàng

Chiến lược Khuyến mãi và Tặng Quà cho Khách Hàng:

● Chương trình Khách Hàng Thân Thiết:


● Tạo chương trình khách hàng thân thiết để thưởng cho những người mua
hàng thường xuyên hoặc mua số lượng lớn. Ví dụ, sau mỗi lần mua
hàng, họ có thể tích luỹ điểm hoặc nhận giảm giá cho đơn hàng tiếp
theo.
● Gói Quà Tặng Kèm (Bundle):
● Tạo các gói sản phẩm kèm theo với ưu đãi hấp dẫn. Ví dụ, mua một lọ
chè lên men và nhận bột chè pha sẵn với giá giảm hoặc miễn phí.
● Khuyến Mãi Mùa Lễ và Sự Kiện Đặc Biệt:
● Tận dụng các dịp lễ và sự kiện đặc biệt để tổ chức các chương trình
khuyến mãi và tặng quà. Ví dụ, trong dịp Tết, tặng quà kèm cho mỗi
đơn hàng hoặc tổ chức các sự kiện trực tuyến để khách hàng tham gia và
nhận quà.

Chiến lược Xây dựng Trung Tâm Chăm Sóc Khách Hàng:

● Tạo Trang Web Trung Tâm Chăm Sóc Khách Hàng:


● Xây dựng một trang web trung tâm chăm sóc khách hàng trực tuyến.
Trang web này cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm, hướng dẫn sử
dụng, câu hỏi thường gặp và một cửa hàng trực tuyến để dễ dàng mua
sắm.
● Dịch Vụ Hỗ Trợ Trực Tuyến:
● Cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tuyến thông qua chat trực tiếp hoặc email.
Khách hàng có thể đặt câu hỏi, yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật và nhận sự giúp
đỡ nhanh chóng.
● Chương Trình Hướng Dẫn và Sự Kiện Trực Tuyến:
● Tổ chức các chương trình hướng dẫn trực tuyến và sự kiện qua video để
giúp khách hàng hiểu rõ cách sử dụng sản phẩm và tận hưởng trải
nghiệm tốt nhất từ chè lên men và bột chè pha sẵn.
● Cơ Hội Gửi Phản Hồi và Đánh Giá:
● Cho phép khách hàng gửi phản hồi và đánh giá sản phẩm trên trang web.
Điều này giúp xây dựng lòng tin và cải thiện sản phẩm dựa trên ý kiến
của khách hàng.
● Chương Trình Thưởng Khách Hàng:
● Tạo chương trình thưởng khách hàng để động viên khách hàng tham gia
và tạo sự kết nối với cộng đồng yêu thích sản phẩm.
● Chăm Sóc Khách Hàng Trên Mạng Xã Hội:
● Theo dõi và tương tác với khách hàng trên các nền tảng mạng xã hội để
giải quyết các câu hỏi và yêu cầu hỗ trợ của họ.
● Email Marketing Tùy Chỉnh:
● Sử dụng email marketing để gửi thông tin, bài viết và chương trình
khuyến mãi đặc biệt đến danh sách khách hàng. Tạo nội dung tùy chỉnh
dựa trên sở thích và hành vi mua sắm của từng khách hàng.

g. Chi phí Marketing ( dự tính )

Khoản chi phí Giá thành sử dụng dịch Khả thi/ không khả Đánh
vụ trên thị trường(ước thi với dự án giá
lượng) mức
độ khả
thi

Quảng cáo trực tiếp: Bao 10.000.000 VND - Khả thi 9/10
gồm các chi phí liên quan 25.000.000 VND
đến quảng cáo trực tiếp
sản phẩm hoặc dịch vụ,
chẳng hạn như chi phí
quảng cáo trên truyền
hình, radio, truyền hình
cáp, báo, tạp chí, và các
nền tảng trực tuyến như
Google Ads, Facebook
Ads, Twitter Ads, và
LinkedIn Ads.

Xây dựng trang web hoặc Từ 5.000.000 VND khả thi 9/10
trang landing page: Trang cho đến 15.000.000
web riêng của nhóm nhằm VND
quảng bá, bán trực tiếp (từ based web cơ bản
những sản phẩm chè lên cho đến web có nhiều
nền tảng này tính năng hơn)

Tiếp thị truyền hình và Từ 150.000.000 VND không khả thi 3/10
radio: Quảng cáo trên các cho đến 300.000.000 ( chi phí lớn đối với
kênh truyền hình hoặc VND một doanh nghiệp/
radio, bạn cần tính chi phí ( từ những khung giờ nhóm mới khởi
cho việc sản xuất và phát trong ngày cho đến nghiệp trong lĩnh
sóng quảng cáo. những khung giờ cao vực nông sản)
điểm nhiều người theo
dõi)

Chi phí nội dung: Tạo nội Từ 200.000 VND cho khả thi 7,5/10
dung hấp dẫn có thể bao đến 1.500.000 VND/ 1 ( đây là một cách rất
gồm việc thuê người viết bài viết nhiều các công ty
bài, sản xuất video, hoặc ( có thể thuê freelance lớn nhỏ hiện nay
tạo hình ảnh thú vị liên content hoặc tiết kiệm đang sử dụng khi
quan đến sản phẩm. chi phí bằng cách tự các freelancer viết
viết content) bài chuyên dụng
đang có số lượng rất
lớn và có tiềm năng
phát triển tốt)

Chi phí sự kiện và triển Từ 10.000.000 VND khả thi 7/10


lãm: Tham gia các sự kiện cho đến 30.000.000 (khi hiện nay nhà
thực tế hoặc triển lãm VND/1 sự kiện nước có nhiều chính
thương mại ( các hội chợ (chi phí này đã bao sách để giúp những
OCOP trong nước, các gồm đầy đủ cho việc dự án nông nghiệp.
triển lãm về sản phẩm tham gia triển lãm: rạp, Nhiều triển lãm, hội
nông nghiệp trong nước) bản quyền, chi phí chợ được tổ chức
khấu hao…) nhằm đưa hàng hóa
nông sản được giới
thiệu rộng rãi hơn)

Chi phí nghiên cứu thị Từ 5.000.000 VND Khả thi 6/10
trường: Để hiểu rõ hơn về cho đến (khảo sát và nghiên
thị trường của dự án và 20.000.000VND cứu về thị trường
mục tiêu tiếp thị, dự án có (phụ thuộc vào độ cũng đem lại những
thể phải tiêu thụ một số phức tạp cũng như ý kiến nhằm giúp
tiền cho nghiên cứu thị phạm vi của nghiên cho dự án có thể
trường. cứu: nhỏ lẻ tại từng địa nâng cấp cũng như
phương hay khảo sát cải tiến sản phẩm,
toàn thể người dân…) nâng cao chất lượng
tốt hơn đến người
tiêu dùng)

Quản lý chi phí: Dự án Trả lương cho nhân Bắt buộc 9,5/10
cũng cần xem xét chi phí viên giám sát, quản lý (theo dõi tiến độ và
quản lý chung của chiến sẽ phụ thuộc vào khía sát sao trong từng
dịch tiếp thị, bao gồm việc cạnh khác của nhân sự. khâu quản lý
quản lý, giám sát, và phân Ước tính: marketing sẽ một
tích dữ liệu. 50.000.000VND phần cố định được
những mốc chi phí
dự án phải chi ra cho
việc tiếp thị,...)

Tổng chi phí: Khoảng 150.000.000 Phụ thuộc vào việc


VND đến 500.000.000 khả thi của từng mục
VND marketing
h. Đánh giá về chiến lược Marketing

Ưu điểm:

● Đa Dạng Trong Chiến Thuật Tiếp Thị: Chiến lược đã đề xuất một loạt chiến
thuật tiếp thị, bao gồm tiếp cận qua mạng xã hội, hợp tác với influencers, tạo
nội dung giáo dục, và chương trình khách hàng thân thiết. Điều này cho phép
sản phẩm tiếp cận một loạt khách hàng có sở thích và thói quen mua sắm khác
nhau.
● Tạo Giá Trị Cho Khách Hàng: Chiến lược này tập trung vào việc cung cấp giá
trị cho khách hàng thông qua các gói sản phẩm độc đáo, chương trình khuyến
mãi, và nội dung giáo dục. Điều này có thể tạo sự kết nối mạnh mẽ hơn với
khách hàng và thúc đẩy mua sắm lặp lại.
● Hợp Tác Với Influencers: Hợp tác với influencers có uy tín có thể giúp sản
phẩm tiếp cận một lượng lớn người tiêu dùng một cách nhanh chóng và đáng
tin cậy.
● Xây Dựng Trung Tâm Chăm Sóc Khách Hàng: Tạo trung tâm chăm sóc khách
hàng trực tuyến giúp cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm, hỗ trợ khách hàng
một cách hiệu quả và tạo cơ hội gửi phản hồi từ khách hàng.

Nhược Điểm:

● Tái Tạo Liên Tục: Việc thực hiện và duy trì nhiều chiến thuật khác nhau đòi
hỏi sự đầu tư liên tục vào tài nguyên và nguồn lực. Điều này có thể đòi hỏi một
kế hoạch quản lý chi tiêu và tài chính cẩn thận.
● Cạnh Tranh Cao: Thị trường thức uống và thực phẩm đã rất cạnh tranh, đặc biệt
là trong lĩnh vực chè và sản phẩm làm từ chè. Điều này đòi hỏi phải có sự đặc
biệt và sáng tạo để tạo ra lợi thế cạnh tranh.
● Quản Lý Chi Tiêu Quảng Cáo: Hợp tác với influencers và sử dụng quảng cáo
trực tuyến có thể tốn kém. Việc quản lý chi tiêu quảng cáo và đảm bảo rằng nó
đạt được mục tiêu kinh doanh là một thách thức quan trọng.

Tổng Quan:

Chiến lược marketing cho sản phẩm chè lên men và bột chè pha sẵn đã tạo ra một kết
hợp đa dạng và sáng tạo của các chiến thuật tiếp thị để tiếp cận và thúc đẩy khách
hàng mua sắm. Tuy nhiên, để thành công, cần phải duy trì sự đầu tư và quản lý cẩn
thận trong việc thực hiện chiến lược này và cạnh tranh hiệu quả trên thị trường ngành
thức uống và thực phẩm.
4. Kế hoạch tài chính

1. Phác thảo kế hoạch tài chính


1.1 Chỉ tiêu tài chính
● Giá vốn hàng bán

Vì có thể tận dụng tối đa đọt chè tươi và là chè giá nên nhóm e có thể tối thiểu hóa chi
phí đầu vào nhưng với công nghệ mới thì chất lượng sản phẩm cũng được đảm bảo
được ở mức tối đa. Với tỷ lệ 10kg lá chè tươi cao cấp được chọn lọc thì chỉ thu được
2kg chè giàu Gaba và 0,8 kg bột chè. Khi ở ngoài thị trường thì tỷ lệ này có thể nhiều
hơn nhưng chúng e luôn chọn lọc những lá chè tốt nhất để ra được chất lượng sản
phẩm ở mức tốt nhất.
o Giá vốn 1kg bột chè tươi (lá chè già, bao bì): 45.000đ/kg
o Giá vốn 1kg chè giàu gaba (đọt chè, bao bì): 72.000đ/kg

● Định giá sản phẩm


Để định giá sản phẩm của nhóm chúng em thì bọn em sử dụng phương pháp tạo sự
khác biệt chủ động định giá và xác định biên lợi nhuận.
o Bột chè: 100.000đ/kg
o Chè giàu Gaba 250.000đ/kg
● Tỷ suất lợi nhuận gộp
o Bột trà xanh: 55.000đ/100.000đ x 100 = 55%
o Chè giàu Gaba 178.000đ/250.000đ x 100 = 71%

● Điểm hòa vốn


o Sản lượng hòa vốn bột chè = 439.000.000/(100.000 - 45.000) = 7.980 kg
o Sản lượng hòa vốn chè Gaba = 439.000.000/(250.000 -
72.000)=2.470kg
Tuy nhiên vì 2 sản phẩm này đều đang dùng chung máy móc thiết bị nên sản lượng
hòa vốn thực tế khi có doanh thu từ cả 2 sản phẩm 1 lúc giảm đi đáng kể ước tính
khoảng 4300 kg là sản lượng hòa vốn.

● Tồn kho theo phương pháp FIFO


Quản lý tồn kho theo phương pháp FIFO (First-In, First-Out) là một trong những
phương pháp phổ biến để kiểm soát và quản lý tồn kho trong kinh doanh, bao gồm cả
tồn kho sản phẩm chè. Phương pháp này giúp đảm bảo rằng các sản phẩm được bán ra
đầu tiên cũng là các sản phẩm đã nhập vào trước tiên. Để quản lý tốt hàng tồn kho
chúng e có kế hoạch quản lý rõ ràng như sau:
o Xác định các đơn vị tồn kho: Trước hết, chúng e cần xác định các đơn vị
tồn kho cho sản phẩm chè của mình, ví dụ như hộp, gói, túi, hoặc theo
khối lượng (gram, kg).
o Ghi nhận thông tin nhập kho: Khi bạn nhập thêm hàng hóa chè vào kho,
hãy ghi lại thông tin về số lượng, ngày tháng nhập, và giá trị của hàng
hóa này.
o Sắp xếp tồn kho theo nguyên tắc FIFO: Đảm bảo rằng hàng hóa mới
nhất sẽ được đặt lên trên cùng của tồn kho và hàng hóa cũ hơn nằm ở
dưới. Điều này có nghĩa là khi bạn sử dụng sản phẩm chè để bán hoặc sử
dụng cho mục đích nội bộ, bạn sẽ sử dụng sản phẩm chè có ngày nhập
kho gần nhất trước.
o Ghi nhận thông tin xuất kho: Mỗi khi bạn xuất kho sản phẩm chè, hãy
ghi lại thông tin về số lượng, ngày tháng xuất kho, và đối tượng mà sản
phẩm chè được cung cấp (nếu áp dụng).
o Tính toán tồn kho: Để tính toán số lượng sản phẩm chè còn lại trong
kho, hãy sử dụng phương pháp FIFO bằng cách lấy sản phẩm từ ngăn
trên cùng của tồn kho.
o Đối chiếu và kiểm tra tồn kho định kỳ: Định kỳ, thường là hàng tháng
hoặc hàng quý, bạn nên tiến hành kiểm tra tồn kho để đảm bảo rằng dữ
liệu thực tế phù hợp với dữ liệu ghi nhận trong hệ thống quản lý tồn kho.
o Áp dụng hệ thống quản lý tồn kho: Để thực hiện phương pháp FIFO
hiệu quả, hãy sử dụng hệ thống quản lý tồn kho hoặc phần mềm quản lý
tồn kho để theo dõi thông tin cụ thể và tự động tính toán tồn kho.

● Chu kỳ sản phẩm

Thời gian nhập nguyên liệu về từ các xưởng của nông dân ở nghệ an đến xưởng chế
biến k mất quá lâu và thời gian chế biến chỉ tóm gọn trong vòng 15-20 ngày với công
suất có lên đến

1.2 Dự tính cân đối kế toán trong quý 1/2024

A. Tài sản Tổng: 1.000 triệu


a. Tài sản ngắn hạn Tổng: 661 triệu
● Tiền:
● Tiền gửi ngân hàng không có kỳ hạn: Tổng: 611 triệu
● Hàng tồn kho:
● Nguyên vật liệu:
10 tấn chè tươi thu mua từ
xưởng của người dân Nghệ An Tổng: 50 triệu
● Hàng hóa:
b. Tài sản dài hạn: Tổng: 339 triệu
● Tài sản cố định hữu hình
● Máy móc chế biến:
Thiết bị rửa Nguyên giá: 15 triệu
Tủ lạnh đông Nguyên giá: 30 triệu
Thiết bị rã đông (chần) Nguyên giá: 20 triệu
Máy nghiền ướt Nguyên giá: 30 triệu
Thiết bị lọc khung bản Nguyên giá: 10 triệu
Thiết bị phối trộn Nguyên giá: 6 triệu
Thiết bị sấy phun Nguyên giá: 30 triệu
Máy đóng gói hút chân không Nguyên giá: 30 triệu
● Thiết bị văn phòng
Bàn ghế: Nguyên giá: 5 triệu
Máy in Nguyên giá: 3 triệu
Laptop cá nhân (có sẵn)

B. Nợ phải trả Tổng: 510 triệu

● Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: Tổng: 10 triệu


● Phải trả thuê 10 nhân công 3 tháng Tổng: 210 triệu
● Chi phí xây dựng nhà xưởng Tổng: 100 triệu
● Chi phí thuê nhà xưởng 3 tháng đầu Tổng: 60 triệu
● Chi phí bao bì Tổng: 45 triệu
● Chi phí vận hành máy móc Tổng: 5 triệu
● Chi phí vận chuyển Tổng: 30 triệu
● Chi phí marketing Tổng: 50 triệu

C. Vốn chủ sở hữu: Tổng: 490 triệu


● Vốn điều lệ: 1.000 triệu

1.3 Dự tính hoạt động kinh doanh chi tiết quý 1/2024

● Sản lượng Tổng: 2.800kg


+ Bột trà xanh 800kg
+ Chè xanh giàu Gaba 2000 kg
● Doanh thu Tổng: 580 triệu
+ Tiền thu từ bán bột trà xanh 80 triệu
+ Tiền thu từ bán chè xanh giàu Gaba 500 triệu
● Giá vốn hàng bán: Tổng: 95 triệu
+ Giá vốn vật tư đầu vào: 10 tấn chè tươi x 5.000đ/kg = 50 triệu
+ Chi phí bao bì: 1500 bao bì các loại x 30.000đ/túi = 45 triệu
● Lợi nhuận gộp về bán hàng Tổng: 485 triệu
+ Bột trà xanh 55.000đ/kg x 800kg 44 triệu
+ Chè xanh giàu Gaba 128.000đ/kg x 1500kg 192 triệu
● Chi phí cố định Tổng: 439 triệu
+ Chi phí xây dựng nhà xưởng 100 triệu
+ Chi phí máy móc thiết bị 339 triệu
● Chi phí quản lý doanh nghiệp: Tổng: 365 triệu
+ Phải trả nhân công sản xuất (7 người) Tổng: 210 triệu
+ Chi phí mặt bằng 3 tháng Tổng: 60 triệu
+ Vận hành máy móc Tổng: 5 triệu
+ Chi phí vận chuyển Tổng: 30 triệu
+ Chi phí marketing Tổng: 50 triệu
+Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: Tổng: 10 triệu
● Lợi nhuận ròng: Tổng: - 319 triệu

1.4 Dự tính hoạt động kinh doanh chi tiết các quý tiếp theo

● Sản lượng Tổng: 2.300kg


+ Bột trà xanh 800kg
+ Chè xanh giàu Gaba 2000 kg
● Doanh thu Tổng: 580 triệu
+ Tiền thu từ bán bột trà xanh 80 triệu
+ Tiền thu từ bán chè xanh giàu Gaba 500 triệu
● Giá vốn hàng bán: Tổng: 95 triệu
+ Giá vốn vật tư đầu vào: 10 tấn chè tươi x 5.000đ/kg = 50 triệu
+ Chi phí bao bì: 1500 bao bì các loại x 30.000đ/túi = 45 triệu
● Lợi nhuận gộp về bán hàng Tổng: 485 triệu
+ Bột trà xanh 55.000đ/kg x 800kg 44 triệu
+ Chè xanh giàu Gaba 128.000đ/kg x 1500kg 192 triệu
● Chi phí khấu hao tài sản Tổng: 10 triệu
+ Chi phí khấu hao nhà xưởng 2 triệu
+ Chi phí khấu hao máy móc thiết bị 8 triệu
● Chi phí quản lý doanh nghiệp: Tổng: 365 triệu
+ Phải trả nhân công sản xuất (7 người) Tổng: 210 triệu
+ Chi phí mặt bằng 3 tháng Tổng: 60 triệu
+ Vận hành máy móc Tổng: 5 triệu
+ Chi phí vận chuyển Tổng: 30 triệu
+ Chi phí marketing Tổng: 50 triệu
+Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: Tổng: 10 triệu
● Lợi nhuận ròng: Tổng: 110 triệu

1.5 Kế hoạch tài chính cả năm 2024

2. Phân tích một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh doanh (dự kiến)

2.1 Tăng trưởng doanh thu hàng năm


Công ty nên đạt mức tăng trưởng doanh thu hàng năm ít nhất 20% và doanh thu đến từ
hoạt động kinh doanh cốt lõi là bán 2 mặt hàng chè để đảm bảo doanh số không ngừng
tăng cũng như cho thấy đây là 1 doanh nghiệp trong đà phát triển

2.2 Tăng trưởng lợi nhuận ròng hàng năm

Trong khi tăng trưởng doanh thu hàng năm bao hàm tiềm năng ngắn hạn và mở rộng
tệp khách hàng, thì tăng trưởng thu nhập hàng năm cung cấp cái nhìn sâu sắc về tiềm
năng dài hạn cũng như ổn định tốt doanh nghiệp có lợi nhuận đều để tiếp tục mở rộng
quy mô sản xuất và kinh doanh

2.3 Sản phẩm mới

Doanh nghiệp luôn cần đổi mới để vượt trội hơn so với thị trường. Một sản phẩm,
dịch vụ hoặc cách quản lý mới có thể là những thông tin tích cực.
2.4 Hệ thống quản lý mới hiệu quả hơn
Bên cạnh đó, sự thay đổi ban quản lý hay hội đồng quản trị cũng là một chỉ báo tích
cực. Việc thực hiện thay máu cơ cấu ban lãnh đạo của một doanh nghiệp cũng là
phương thức giúp thúc đẩy cho sự tăng trưởng.

2.5 Có các cổ đông lớn và đối tác chiến lược


Việc có thêm nhiều cổ đông lớn đặc biệt là các tổ chức tài chính lớn sẽ là 1 tín hiệu
tích cực cho thấy doanh nghiệp đã lên 1 vị thể khác. Cũng như các cổ đông thì việc ký
hợp đồng với các đối tác quan trọng cũng là 1 tiêu chí để đánh dấu cột mốc phát triển
và tăng trưởng của doanh nghiệp

5. Định hướng phát triển

1. Ngắn hạn
● Ổn định bộ máy quản lý và tối ưu hóa quy trình sản xuất và phân phối
● Kiểm tra và cải thiện quy trình sản xuất để tăng hiệu suất và giảm lãng
phí.
● Đảm bảo rằng bạn có đủ sự linh hoạt để thích nghi với nhu cầu thay đổi
của thị trường và khách hàng.
● Nâng cấp Trang thiết bị: Kiểm tra và cập nhật trang thiết bị sản xuất nếu
cần thiết để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
● Tối ưu hóa Quy trình: Đảm bảo rằng quy trình sản xuất được tối ưu hóa
để giảm thiểu thời gian và lãng phí.
● Lưu trữ Chè Đúng cách: Đảm bảo rằng chè được lưu trữ ở nhiệt độ và
độ ẩm phù hợp để bảo quản chất lượng sản phẩm.

● Nâng cao chất lượng sản phẩm


● Đảm bảo rằng sản phẩm chè của bạn đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng
cao nhất.
● Theo dõi chất lượng sản phẩm và thực hiện kiểm tra chất lượng định kỳ.
● Tạo ra các phiên bản sản phẩm chè mới có hương vị hoặc thành phần
độc đáo để thu hút sự chú ý của khách hàng.
● Cân nhắc việc tạo ra các sản phẩm kết hợp hoặc bộ sưu tập chè độc đáo.
● Tiếp tục nghiên cứu và phát triển để cải thiện sản phẩm chè và tạo ra
những sản phẩm mới phù hợp với xu hướng thị trường và yêu cầu của
khách hàng.
● Mở rộng kênh phân phối
● Hợp tác với Đối Tác Địa Phương: Xem xét việc hợp tác với cửa hàng
thực phẩm, quán cafe, và nhà hàng địa phương để mở rộng kênh phân
phối.
● Phát triển Mạng Lưới: Xây dựng mạng lưới phân phối rộng rãi bằng
cách tìm kiếm các đối tác phân phối trên toàn quốc hoặc quốc tế.
● Phân Phối Trực Tuyến: Nếu có khả năng, mở cửa hàng trực tuyến để
khách hàng có thể đặt hàng và nhận sản phẩm một cách thuận tiện.

● Tiếp cận được tệp khách hàng trong khu vực


● Tổ chức các chiến dịch tiếp thị để tạo sự nhận biết về sản phẩm chè của
bạn.
● Sử dụng truyền thông kỹ thuật số và mạng xã hội để tiếp cận đối tượng
mục tiêu của bạn.
● Tổ chức sự kiện quảng cáo hoặc tham gia vào các sự kiện chè và thực
phẩm để quảng bá sản phẩm của bạn.
● Hợp tác với các đối tác để tổ chức các buổi trình diễn thử nghiệm sản
phẩm.
● Tiếp Thị Trực Tuyến: Tạo nội dung tiếp thị trực tuyến, bao gồm mạng
xã hội, quảng cáo trả tiền, và email marketing để tiếp cận khách hàng
tiềm năng.
● Tham Gia Sự Kiện: Tham gia vào các sự kiện thực phẩm, triển lãm,
hoặc chương trình trưng bày để giới thiệu sản phẩm chè của bạn cho
đông đảo khách hàng.
● Lập Kế Hoạch Khuyến Mãi: Tạo các chương trình khuyến mãi và giảm
giá đặc biệt để tạo sự kích thích mua sắm trong ngắn hạn.

● Tối ưu hóa Lưu Trữ và Giao Hàng:


● Cải thiện quy trình lưu trữ sản phẩm để đảm bảo rằng chè luôn tươi
ngon và đạt chất lượng tốt.
● Đảm bảo quy trình giao hàng hiệu quả và thời gian giao hàng ngắn hạn.
● Xây dựng thương hiệu
● Bao Bì và Nhãn Mác Độc Đáo: Thiết kế bao bì và nhãn mác sản phẩm
độc đáo để tạo sự nhận biết và ấn tượng cho khách hàng.
● Xây dựng Thương Hiệu: Tạo một thương hiệu mạnh mẽ và liên tục xây
dựng uy tín của doanh nghiệp trong lĩnh vực chè.
● Tổ chức các sự kiện để khách hàng trải nghiệm sản phẩm cũng như tăng
độ nhận biết thương hiệu. Đồng thời thử nghiệm sản phẩm với thị
trường.

● Đạt doanh thu dự kiến và có lợi nhuận ròng


0. Trung hạn

● Mở Rộng Sản Phẩm và Dòng Sản Phẩm:


o Phát triển thêm các dòng sản phẩm chè mới hoặc mở rộng sản phẩm chè
hiện có bằng cách thêm các biến thể và hương vị mới.
o Tạo ra các sản phẩm chè độc đáo và chất lượng cao để thu hút sự quan
tâm của khách hàng.
o Nghiên Cứu và Phát Triển: Tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát
triển để tạo ra các sản phẩm chè mới độc đáo và thu hút khách hàng.
o Phân Tích Thị Trường: Sử dụng dữ liệu thị trường để xác định các
hướng phát triển sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
o Kiểm tra thử nghiệm: Trước khi tung sản phẩm mới ra thị trường, thực
hiện các bài kiểm tra thử nghiệm để đảm bảo chất lượng và hương vị
đáp ứng mong đợi của khách hàng.
● Nâng Cấp Quy Trình Sản Xuất và Chất Lượng:
o Đầu tư vào cải tiến quy trình sản xuất để tăng năng suất và giảm chi phí
sản xuất.
o Duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm để đảm bảo sự tin tưởng từ
phía khách hàng.
o Tối ưu hóa Quy Trình Sản Xuất: Xem xét quy trình sản xuất hiện tại và
tìm cách cải thiện hiệu suất và giảm chi phí.
o Đào Tạo Nhân Sự: Đào tạo nhân viên sản xuất về các kỹ thuật mới và
quy trình sản xuất tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm.
o Chứng Nhận Chất Lượng: Xem xét việc đạt các chứng nhận chất lượng
để tạo sự tin tưởng từ phía khách hàng và tăng giá trị thương hiệu.

● Mở Rộng Thị Trường:


o Xem xét việc mở rộng vào các thị trường mới, cả trong và ngoài nước,
để tăng doanh số bán hàng và doanh thu.
o Tìm hiểu về các quy định và yêu cầu thị trường mới để đảm bảo tuân thủ
pháp luật và quy định.
o Xác Định Thị Trường Tiềm Năng: Dựa trên nghiên cứu thị trường, xác
định các thị trường tiềm năng cho sản phẩm chè của bạn, bao gồm thị
trường xuất khẩu nếu có.
o Phát Triển Chiến Lược Thị Trường: Xây dựng chiến lược cụ thể cho mỗi
thị trường mục tiêu, bao gồm cách tiếp cận, giá cả, và tiếp thị.
o Hợp Tác Quốc Tế: Nếu bạn đang xem xét thị trường quốc tế, tìm cách
hợp tác với đối tác hoặc phân phối địa phương để tận dụng kết nối và
hiểu biết về thị trường đó.

● Tăng Cường Chiến Lược Tiếp Thị:


o Đầu tư vào tiếp thị và quảng cáo để tạo sự nhận biết thương hiệu và sản
phẩm.
o Sử dụng các kênh truyền thông trực tuyến và ngoại trời để tiếp cận
khách hàng tiềm năng.
o Content Marketing: Xây dựng nội dung tiếp thị sâu rộng trên các nền
tảng trực tuyến để tạo sự nhận biết về thương hiệu và chè của bạn.
o Quảng Cáo Trả Tiền: Sử dụng quảng cáo trả tiền trực tuyến, bao gồm
Google Ads và quảng cáo trên mạng xã hội, để tiếp cận đối tượng mục
tiêu.
o Chiến Dịch Khuyến Mãi: Tạo các chiến dịch khuyến mãi đặc biệt và ưu
đãi để kích thích mua sắm và tạo động lực cho khách hàng.

● Tạo Mạng Lưới Đối Tác:


o Hợp tác với các đối tác liên quan như trang trại chè, nhà cung cấp
nguyên liệu, và các doanh nghiệp liên quan để tối ưu hóa nguồn cung
cấp và giảm chi phí.
o Xây dựng mạng lưới đối tác với các đối tác phân phối để tăng khả năng
tiếp cận thị trường.
o Đối Tác Cung Cấp: Tìm cách cải thiện quy trình cung ứng bằng cách
hợp tác chặt chẽ với các đối tác cung cấp chè và nguyên liệu.
o Đối Tác Phân Phối: Hợp tác với các đối tác phân phối địa phương và
quốc tế để mở rộng mạng lưới phân phối của bạn và tiếp cận thị trường
mới.

● Tập Trung vào Bền Vững và Xã Hội:


o Xem xét cách tích hợp thực tiễn bền vững vào quy trình sản xuất và
cung ứng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng về sản phẩm bền vững.
o Thực hiện các hoạt động xã hội và cộng đồng để xây dựng hình ảnh tích
cực cho doanh nghiệp của bạn.
o Bền Vững: Đầu tư vào các thực tiễn bền vững trong quy trình sản xuất
và đảm bảo sản phẩm của bạn tuân thủ các tiêu chuẩn bền vững.
o Xã Hội: Tham gia vào các hoạt động xã hội và cộng đồng để tạo mối
quan hệ tích cực và tạo ấn tượng tốt cho thương hiệu của bạn.

● Đầu Tư vào Nghiên Cứu và Phát Triển:


o Dành nguồn lực cho nghiên cứu và phát triển liên tục để duy trì sự độc
đáo và cạnh tranh của sản phẩm.
o Theo dõi các xu hướng thị trường mới và thúc đẩy sự sáng tạo trong sản
phẩm chè.
o Phòng Nghiên Cứu và Phát Triển: Tạo phòng nghiên cứu và phát triển
chuyên nghiệp để theo dõi xu hướng thị trường và phát triển sản phẩm
mới.
o Hợp Tác Nghiên Cứu: Hợp tác với trường đại học và tổ chức nghiên cứu
để tận dụng kiến thức và tài nguyên nghiên cứu bên ngoài.

● Quản Lý Tài Chính:


o Theo dõi tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách cẩn thận và lập
kế hoạch tài chính để đảm bảo bền vững tài chính trong trung hạn.
o Đầu tư vào cơ sở hạ tầng và năng lực sản xuất khi cần thiết.
o Kế Hoạch Tài Chính Chi Tiết: Xây dựng kế hoạch tài chính chi tiết cho
giai đoạn trung hạn để đảm bảo sự ổn định tài chính.
o Đầu Tư Lợi Nhuận: Sử dụng lợi nhuận để đầu tư vào cơ sở hạ tầng,
quảng cáo, và nghiên cứu để thúc đẩy sự phát triển.

● Đào Tạo Nhân Sự:


o Đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân sự để cải thiện năng lực và hiệu
suất của đội ngũ làm việc.
o Xây dựng một đội ngũ có kiến thức và kỹ năng cần thiết để phát triển
doanh nghiệp.
● Đánh giá và Điều Chỉnh Chiến Lược:
o Liên tục đánh giá kế hoạch phát triển và điều chỉnh nó dựa trên kết quả,
phản hồi từ thị trường, và sự thay đổi trong môi trường kinh doanh.
● Giữ vững tăng trưởng doanh số và doanh thu ổn định
0. Dài hạn
● Nghiên cứu thị trường nước ngoài cụ thể:
o Tìm hiểu về thị trường chè nước ngoài tiềm năng tăng trưởng trong
tương lai. Điều này bao gồm việc xác định đối thủ, khách hàng tiềm
năng và xu hướng tiêu dùng.
o Xác định mục tiêu cụ thể của mình, chẳng hạn như chè truyền thống,
chè thảo mộc, chè xanh, hoặc sản phẩm chè độc đáo khác.
o Điều tra kỹ về khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh. Điều này
bao gồm việc tìm hiểu về sở thích, nhu cầu và hành vi của họ.

● Phát triển sản phẩm và dịch vụ:


o Đầu tiên, đảm bảo rằng sản phẩm chè của bạn đáp ứng được sở thích và
nhu cầu của khách hàng. Hãy nghĩ về việc mở rộng danh mục sản phẩm,
bao gồm các loại chè truyền thống và sáng tạo mới.
o Xem xét cách cung cấp dịch vụ độc đáo hoặc trải nghiệm thú vị cho
khách hàng, chẳng hạn như tổ chức sự kiện trà thảo dược, lớp học trà,
hoặc quầy bar trà.
o Nghiên cứu và phân tích xu hướng thị trường để tạo ra các sản phẩm
mới và độc đáo. Cân nhắc việc cung cấp cả sản phẩm hữu cơ và chè
không có caffeine nếu thị trường yêu cầu.
o Đảm bảo chất lượng sản phẩm bằng cách chọn nguồn cung ứng chè
đáng tin cậy và quản lý quy trình sản xuất một cách nghiêm ngặt.

● Xây dựng thương hiệu mạnh mẽ


o Đầu tư vào việc xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ với thông điệp
riêng biệt và giá trị cốt lõi.
o Sử dụng mạng xã hội và tiếp thị trực tuyến để tạo dựng mối quan hệ với
khách hàng và tạo niềm tin.
o Tạo một biểu tượng thương hiệu và logo ấn tượng, cùng với thông điệp
thương hiệu phản ánh giá trị cốt lõi của bạn.
o Sử dụng các kênh truyền thông và tiếp thị trực tuyến để tạo dựng và duy
trì nhận thức về thương hiệu của bạn.

● Mở rộng kênh phân phối và tiếp thị quốc tế


o Xem xét cách mở rộng kênh phân phối, chẳng hạn như mở cửa hàng
trực tiếp, bán hàng trực tuyến, hoặc hợp tác với các cửa hàng địa
phương cũng như các nước lân cận
o Nếu có khả năng, xem xét việc xuất khẩu sản phẩm chè sang thị trường
quốc tế.
o Xác định cách tiếp cận khách hàng của bạn thông qua các kênh phân
phối khác nhau, chẳng hạn như cửa hàng trực tiếp, trực tuyến, hoặc qua
các đối tác kinh doanh.
o Sử dụng kỹ thuật tiếp thị trực tuyến như tiếp thị truyền thông xã hội,
quảng cáo trả tiền, và tạo nội dung chất lượng để tương tác với khách
hàng và tạo dựng cộng đồng trung thành.

● Quản lý tài chính hiệu quả:


o Xác định nguồn tài trợ để hỗ trợ phát triển và mở rộng doanh nghiệp.
o Đảm bảo quản lý tài chính hiệu quả để duy trì sự ổn định và bền vững
trong dài hạn.
o Xây dựng kế hoạch ngân sách chi tiêu và theo dõi sát sao tình hình tài
chính.
o Xem xét các nguồn tài trợ và cơ hội huy động vốn để hỗ trợ sự phát triển
dài hạn của bạn.

● Nâng cao chất lượng và bảo vệ môi trường và xã hội


o Đảm bảo chất lượng sản phẩm chè luôn cao cấp và đáp ứng các tiêu
chuẩn về an toàn thực phẩm.
o Xem xét các biện pháp để giảm thiểu tác động của sản xuất chè lên môi
trường, ví dụ như sử dụng phương pháp trồng cây bền vững.
o Chọn các nguồn cung ứng chè có thực hành bền vững và đảm bảo sản
xuất chè không gây hại cho môi trường.
o Tham gia vào các hoạt động xã hội và từ thiện để tạo mối quan hệ tích
cực với cộng đồng địa phương và xây dựng hình ảnh tích cực cho doanh
nghiệp của bạn.

● Tích hợp công nghệ và dữ liệu


o Sử dụng công nghệ để cải thiện quy trình sản xuất và quản lý doanh
nghiệp.
o Cân nhắc sử dụng nền tảng trực tuyến để tối ưu hóa quá trình bán hàng
và tiếp thị.
o Sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp để theo dõi kho hàng, quản lý
lịch sản xuất và quản lý quan hệ khách hàng.
o Sử dụng dữ liệu khách hàng để hiểu rõ hơn về hành vi của họ và điều
chỉnh chiến lược tiếp thị.

● Tạo mối quan hệ với cộng đồng:


o Tham gia vào các hoạt động xã hội và cộng đồng để xây dựng mối quan
hệ tốt với cộng đồng địa phương.
● Đánh giá và điều chỉnh chiến lược:
o Thường xuyên đánh giá hiệu suất kinh doanh và điều chỉnh chiến lược
nếu cần thiết để thích nghi với biến đổi thị trường và yêu cầu của khách
hàng.
o Thiết lập các chỉ số hiệu suất quan trọng và thường xuyên đánh giá sự
thành công của chiến lược của bạn.
o Sẵn sàng điều chỉnh chiến lược nếu cần thiết để phản ánh biến đổi thị
trường và phản hồi của khách hàng.
● Tăng vốn chủ sở hữu
● Tối thiểu hóa chi phí đầu vào
● Tối đa hóa tăng trưởng doanh số và doanh thu

6. Khó khăn dự kiến

1. Bản quyền và sở hữu trí tuệ


Bảo vệ bản quyền và sở hữu trí tuệ cho công nghệ và sản phẩm của bạn là một vấn đề
quan trọng. Không chỉ cần đảm bảo rằng bạn có đủ bản quyền, mà còn phải đối mặt
với việc ngăn chặn việc sao chép hoặc vi phạm bản quyền của bạn.
2. Chi phí sản xuất
Sản phẩm công nghệ mới thường đòi hỏi các quy trình sản xuất mới đặc biệt và công
nghệ cao hơn. Điều này có thể dẫn đến chi phí sản xuất cao hơn so với sản phẩm chè
truyền thống.

3. Thị trường và tiếp thị


Xác định và tiếp cận thị trường phù hợp cho sản phẩm chè công nghệ mới có thể là
một thách thức. Bạn cần phải tạo ra chiến lược tiếp thị hiệu quả để tạo sự nhận diện và
tiếp cận khách hàng tiềm năng.

4. Quản lý chuỗi cung ứng


Đảm bảo rằng bạn có đủ nguồn cung cấp cho nguyên liệu và thiết bị sản xuất có thể là
một thách thức. Cần thiết phải duy trì một chuỗi cung ứng ổn định để đảm bảo sản
xuất liên tục.

5. Cạnh tranh
Thị trường chè đã có nhiều người cung cấp sản phẩm truyền thống, vì vậy bạn phải
đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt. Để thu hút khách hàng, bạn cần phải cung cấp sản
phẩm có giá trị gia tăng và khác biệt.

6. Luật và quy định


Công nghệ và sản phẩm mới có thể phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn mới từ cơ
quan quản lý và an toàn thực phẩm.

7. Phản hồi của khách hàng


Khách hàng có thể không chấp nhận ngay lập tức sản phẩm mới, và bạn có thể cần
phải điều chỉnh sản phẩm dựa trên phản hồi của họ.
8 Tài chính
Việc cung cấp sản phẩm mới có thể đòi hỏi đầu tư tài chính lớn và có thể không có lợi
nhuận ngay từ đầu. Mà cần khoảng thời gian nhất định đủ dài để thị trường tiếp nhận
sản phẩm và thay đổi dần dần thói quen tiêu dùng cũng như để thị trường kiểm chứng
rõ ràng chất lượng sản phẩm vượt trội hơn so với sản phẩm chè truyền thống.
9. Sự thay đổi về thị trường
Thị trường và xu hướng tiêu dùng có thể thay đổi nhanh chóng, và bạn cần phải thích
nghi với những thay đổi này để duy trì sự cạnh tranh. Đưa sản phẩm mới vào tay
khách hàng là một thách thức. Bạn cần phải tìm cách tiếp cận và thu hút sự quan tâm
của đối tượng mục tiêu của mình thông qua chiến lược tiếp thị hiệu quả.

10.Thời gian và kiên nhẫn


Thành công trong việc ra mắt sản phẩm mới thường đòi hỏi kiên nhẫn và sự cam
kết dài hạn. Bạn có thể không thấy kết quả tích cực ngay từ đầu, và việc xây dựng
thương hiệu và khách hàng trung thành có thể mất thời gian.
11. Nhận diện thương hiệu
Xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và nhận diện của sản phẩm chè mới có thể đòi
hỏi thời gian và nguồn lực đáng kể.

12. Quản lý sản lượng


Đảm bảo rằng bạn có khả năng sản xuất đủ lượng để đáp ứng nhu cầu của thị trường
mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm là một thách thức quản lý quan
trọng.

13. Kiểm soát chi phí


Sản phẩm mới thường đòi hỏi đầu tư tài chính lớn vào nghiên cứu và phát triển, sản
xuất, và tiếp thị. Kiểm soát chi phí và quản lý nguồn lực tài chính là một yếu tố quan
trọng để đảm bảo lợi nhuận.

14. Tuân thủ quy định và an toàn thực phẩm


Đảm bảo rằng sản phẩm của bạn tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và các
quy định pháp luật liên quan là một trách nhiệm quan trọng.

15. Thời gian và kế hoạch


Xác định thời gian ra mắt sản phẩm và tuân thủ kế hoạch là quan trọng để không bị
thất bại trong việc cạnh tranh với thị trường và đối thủ khác.

16. Phát triển khách hàng trung thành


Xây dựng một cơ sở khách hàng trung thành có thể mất thời gian, nhưng nó có thể
giúp duy trì doanh số bán hàng ổn định sau khi sản phẩm đã ra mắt.

17. Đánh giá và điều chỉnh liên tục


Theo dõi hiệu suất của sản phẩm trên thị trường và sẵn sàng điều chỉnh chiến lược nếu
cần thiết là quan trọng để đảm bảo sự thành công dài hạn.

7. Nghiên cứu thị trường


Để đánh giá thị trường chè tại Việt Nam khi đưa ra sản phẩm mới, bạn cần xem xét
một loạt các yếu tố và thực hiện nghiên cứu thị trường. Dưới đây là một số yếu tố
quan trọng bạn nên xem xét:
1. Kích thước thị trường: Xác định kích thước thị trường chè tại Việt Nam. Điều
này bao gồm số lượng người tiêu dùng, giá trị thị trường, và các phân đoạn thị
trường cụ thể như chè xanh, chè đen, chè trái cây, và chè thảo mộc.
2. Trend tiêu dùng: Đánh giá các xu hướng tiêu dùng hiện tại và dự kiến trong thị
trường chè tại Việt Nam. Ví dụ, liệu có sự tăng trưởng trong việc tiêu thụ chè
sức khỏe hay chè có hương vị độc đáo?
3. Cạnh tranh: Xem xét các thương hiệu và sản phẩm chè hiện có trên thị trường.
Ai là đối thủ cạnh tranh chính và họ đang có những lợi thế gì? Lựa chọn đội
ngũ cạnh tranh có thể ảnh hưởng đến việc ra mắt sản phẩm mới của bạn.
4. Khách hàng mục tiêu: Xác định đối tượng mục tiêu của bạn. Điều này bao gồm
độ tuổi, giới tính, thu nhập, sở thích và thói quen tiêu dùng của họ. Hãy hiểu rõ
khách hàng mục tiêu để có thể tạo sản phẩm phù hợp.
5. Giá trị gia tăng: Xác định những giá trị gia tăng mà sản phẩm chè mới của bạn
mang lại so với các sản phẩm chè khác. Điều này có thể bao gồm chất lượng
sản phẩm, phong cách đóng gói, hoặc nguồn gốc bền vững của nguyên liệu.
6. Kênh phân phối: Hiểu về cách các sản phẩm chè hiện có được phân phối tại
Việt Nam. Điều này giúp bạn xác định cách tiếp cận khách hàng mục tiêu một
cách hiệu quả.
7. Phân đoạn thị trường: Đánh giá các phân đoạn thị trường khác nhau và xem xét
xem sản phẩm chè mới của bạn phù hợp với phân đoạn nào. Ví dụ, liệu nó phù
hợp với thị trường chè cao cấp, thị trường chè giá rẻ, hay thị trường chè hữu
cơ?
8. Luật và quy định: Nắm vững các quy định về an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn
liên quan đến sản phẩm chè tại Việt Nam để đảm bảo tuân thủ.
9. Phản hồi của khách hàng: Nghiên cứu phản hồi từ các khách hàng tiềm năng và
tiêu thụ thử nghiệm sản phẩm chè mới của bạn để hiểu xem họ thấy sản phẩm
như thế nào và có góp ý gì.
10. Chiến lược tiếp thị: Xác định chiến lược tiếp thị thích hợp để đưa sản phẩm chè
mới của bạn vào thị trường và thu hút sự chú ý của khách hàng.
11. Thu thập dữ liệu thị trường:
a. Tìm hiểu về sản phẩm chè hiện có trên thị trường Việt Nam, bao gồm các
thương hiệu phổ biến và loại chè (chè xanh, chè đen, chè trái cây, chè thảo mộc, vv.).
a. Xem xét giá cả, bao bì, và cách tiếp cận của các sản phẩm chè hiện tại.
2. Khảo sát và phỏng vấn khách hàng tiềm năng:
a. Tiến hành cuộc khảo sát hoặc phỏng vấn để hiểu về sở thích và thói quen tiêu
dùng của người Việt trong việc chọn và tiêu thụ sản phẩm chè.
a. Hỏi về những yếu tố quan trọng như hương vị, chất lượng, giá trị dinh dưỡng,
và sự thú vị của sản phẩm chè.
2. Đánh giá xu hướng thị trường:
a. Theo dõi các xu hướng thị trường chè tại Việt Nam, bao gồm sự phát triển của
chè sức khỏe, chè hữu cơ, chè xanh, và các hương vị độc đáo.
a. Điều này giúp bạn xác định xem có cơ hội cho sản phẩm chè mới của bạn trong
bất kỳ xu hướng nào.
2. Xem xét các thị trường phụ cận:
a. Xem xét sự phát triển của thị trường chè tại các quốc gia láng giềng và khu vực
để hiểu các yếu tố cạnh tranh và tiềm năng thị trường.
2. Phân tích cơ cấu cung ứng:
a. Tìm hiểu về cơ cấu cung ứng trong ngành chè tại Việt Nam. Điều này bao gồm
nguồn gốc của chè, quy trình sản xuất, và các nguồn cung cấp chè.
2. Đánh giá mức độ cạnh tranh:
a. Xác định những thương hiệu chè cạnh tranh và các sản phẩm chè tương tự trên
thị trường.
a. Điều này giúp bạn xác định những lợi thế cạnh tranh và điểm mạnh của sản
phẩm chè mới của bạn.
2. Xác định điểm mạnh và độc đáo:
a. Tìm hiểu về các điểm mạnh và độc đáo của sản phẩm chè mới của bạn. Điều
này có thể bao gồm nguồn gốc địa phương, phương pháp chế biến độc đáo, hoặc chất
lượng sản phẩm.
2. Phân tích pháp luật và quy định:
a. Đảm bảo rằng bạn hiểu về các quy định liên quan đến sản phẩm chè tại Việt
Nam, bao gồm an toàn thực phẩm, nhãn mác, và sở hữu trí tuệ.
2. Xác định chiến lược tiếp thị và phân phối:
a. Dựa trên thông tin thu thập, xác định chiến lược tiếp thị thích hợp để đưa sản
phẩm chè mới vào thị trường Việt Nam.
a. Xem xét các kênh phân phối phù hợp như cửa hàng truyền thống, trực tuyến,
hoặc qua các đối tác địa phương.

8. Thử nghiệm sản phẩm mới

Thử nghiệm sản phẩm chè mới tại thị trường Việt Nam là một bước quan trọng để
đảm bảo rằng sản phẩm của bạn đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách
hàng. Dưới đây là một số bước để thực hiện quá trình thử nghiệm sản phẩm chè tại thị
trường Việt Nam:
1. Chọn đối tượng mục tiêu: Xác định những nhóm khách hàng tiềm năng mà bạn
muốn tiếp cận với sản phẩm chè mới của bạn. Điều này có thể bao gồm những
người yêu thích chè, những người quan tâm đến chất lượng và nguồn gốc của
sản phẩm, hoặc những người muốn thử một loại chè mới lạ.
2. Lập kế hoạch thử nghiệm: Xác định cách bạn sẽ tiến hành thử nghiệm sản
phẩm, bao gồm thời gian, địa điểm, và phương thức giao hàng. Bạn có thể tổ
chức buổi thử nghiệm mẫu tại các cửa hàng thực phẩm, sự kiện chè, hoặc thậm
chí qua mạng.
3. Chế biến sản phẩm mẫu: Chuẩn bị sản phẩm chè mẫu dựa trên sản phẩm chè
mới của bạn. Đảm bảo rằng sản phẩm mẫu này đại diện cho sản phẩm chè mà
bạn muốn ra mắt.
4. Thực hiện thử nghiệm: Tổ chức buổi thử nghiệm với đối tượng mục tiêu của
bạn. Yêu cầu họ thử sản phẩm và cung cấp phản hồi chi tiết về hương vị, chất
lượng, đóng gói, và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm.
5. Thu thập phản hồi: Ghi lại tất cả phản hồi từ khách hàng. Điều này có thể bao
gồm viết bản ghi chép, cuộc trò chuyện trực tiếp, hoặc khảo sát.
6. Phân tích kết quả: Đánh giá phản hồi từ khách hàng và phân tích kết quả thử
nghiệm. Xem xét những điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm của bạn và xác
định cách để cải thiện nó dựa trên phản hồi của khách hàng.
7. Điều chỉnh sản phẩm và chiến lược tiếp thị: Dựa trên phản hồi từ thử nghiệm
sản phẩm, điều chỉnh sản phẩm chè và chiến lược tiếp thị của bạn nếu cần.
Điều này có thể bao gồm việc điều chỉnh hương vị, đóng gói, giá cả, hoặc cách
bạn tiếp cận thị trường.
8. Tái thử nghiệm: Sau khi bạn đã điều chỉnh sản phẩm và chiến lược, bạn có thể
tiến hành thử nghiệm lại với đối tượng mục tiêu hoặc nhóm khách hàng khác
để đảm bảo rằng bạn đã cải thiện sản phẩm một cách hiệu quả.
9. Xây dựng chiến lược tiếp thị và phân phối: Dựa trên kết quả thử nghiệm sản
phẩm, xây dựng một chiến lược tiếp thị và phân phối tốt để ra mắt sản phẩm
chè mới của bạn tại thị trường Việt Nam.

9. Phòng ngừa rủi ro


Trong trường hợp xấu nhất khi doanh thu k đạt kế hoạch đề ra vì nhiều lí do
khác nhau thì nhóm chúng em đã chuẩn bị kế hoạch cụ thể cho việc này. Đó là kí hợp
đồng hợp tác với công ty cổ phần chè Thái Bình Lạng Sơn để sản xuất và bán lại sản
phẩm theo công thức của công ty này nhằm thu hồi vốn, tránh lãng phí cơ sở vật chất
cũng như đợi thời điểm thích hợp để tiếp tục tự sản xuất và phân phối sản phẩm của
chính mình. Ngoài ra tài sản còn lại chúng e sẽ quy đổi ra tiền mặt nếu có thể để tham
gia đầu tư nhằm duy trì hệ thống công ty.

You might also like