You are on page 1of 22

I.

GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI


1. Tên đề tài: “Những tác động của mạng xã hội đến nhu cầu lựa chọn điểm đến du
lịch của sinh viên trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG.HCM.”
- Biến phụ thuộc: nhu cầu lựa chọn điểm đến du lịch của sinh viên trường ĐH
KHXH&NV, ĐHQG.HCM.
- Biến độc lập: Những tác động của mạng xã hội đến nhu cầu lựa chọn điểm đến
du lịch của sinh viên trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG.HCM.
2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những tác động của mạng xã hội đến nhu cầu lựa chọn
điểm đến du lịch của sinh viên trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG.HCM.
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG.HCM.
3. Phạm vi nội dung nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi tập trung nghiên cứu về những tác động
của mạng xã hội đến nhu cầu lựa chọn điểm đến của sinh viên tại trường ĐH
KHXH&NV, ĐHQG.HCM để từ đó có thể nhận diện được tiềm năng phát triển du lịch từ
công cụ hiệu quả này.
- Không gian nghiên cứu: Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG.HCM.
- Thời gian nghiên cứu: bắt đầu thực hiện đề tài từ ngày 9 tháng 11 năm 2023 đến
ngày 28 tháng 12 năm 2023.

II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc dân số thế giới đạt 7,8 tỉ người vào tháng
7/2021, con số này đang tăng với tốc độ 1% mỗi năm. Một báo từ Hootsuite cho thấy,
tính đến thời điểm tháng 1/2021, số lượng người sử dụng smartphone toàn cầu là 5,22 tỉ
người tương đương 66,6% tổng dân số thế giới. Số người sử dụng internet là 4,66 tỉ
người chiếm tỉ lệ 59,5%, và số người sử dụng mạng xã hội là 4,2 tỉ người chiếm hơn 53%
tổng dân số toàn cầu. Các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Facebook, Youtube, Google,
… là những nền tảng truyền thông tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của con người.
Theo thống kê của Tổng cục thống kê Dân số trung bình của Việt Nam vào năm
2021 ước tính khoảng 98,51 triệu người. Trong đó, số người sử dụng internet được We
Are Social và Hootsuite thống kê vào tháng 1/2021 là 68,72 triệu người, số người sử
dụng mạng xã hội là 72 triệu người. Qua đó, ta thấy được tỉ lệ sử dụng mạng xã hội ở
Việt Nam là rất cao, là một trong những nước sử dụng mạng xã hội nhiều nhất trên thế
giới. Mạng xã hội đã phần nào ảnh hưởng đến cuộc sống, văn hóa, giao tiếp, đạo đức, …
của người sử dụng. Ở một khía cạnh nào đó, mạng xã hội ảnh hưởng mạnh đến quyết
định lựa chọn du lịch của du khách, bởi vì du lịch là hoạt động sử dụng nhiều thông tin,
phụ thuộc mạnh mẽ vào internet để phân phối sản phẩm của mình đến du khách (Munar
và Jacobsen, 2014). Ngày nay, du khách có xu hướng dựa vào mạng xã hội để đưa ra các
đánh giá, khảo sát về điểm du lịch, họ tin tưởng vào mạng xã hội hơn các phương tiện
truyền thống, họ thường thu thập và xem xét nhiều thông tin liên quan đến chuyến du lịch
trước khi đưa ra quyết định của mình.

Trong một báo cáo của Ninan và cs. (2020) đã cho thấy quảng bá hoạt động du
lịch trên các nền tảng mạng xã hội hiệu quả hơn nhiều so với các phương pháp truyền
thống đặc biệt là thế hệ Z. Bởi vì thế hệ Z là những người sinh ra vào thời đại công nghệ
số phát triển, họ có thể dành thời gian lên đến 10 giờ mỗi ngày cho mạng xã hội
(Livingstone, 2018). Tập đoàn Expedia đã phân tích các giải pháp truyền thông ảnh
hưởng đến hoạt động du lịch của thế Z, kết quả khảo sát cho thấy có đến hơn 84% thế hệ
Z tin rằng mạng xã hội đóng vai trò vô cùng quan trọng cho hoạt động du lịch của họ.
Bên cạnh đó số người sử dụng các nền tảng như Facebook, Youtube, Twitter, Snapchat
và Instagram để lập kế hoạch, tìm hiểu cho chuyến đi chiếm hơn 50% (Expedia Group
Media Solutions, 2018).
Nhận thấy tầm quan trọng và sự phổ biến của mạng xã hội trong cuộc sống hiện
nay nên chúng em lựa chọn nghiên cứu “Những tác động của mạng xã hội đến nhu cầu
lựa chọn điểm đến du lịch của sinh viên trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG.HCM ” là
chủ đề cho phần nghiên cứu lần này với mong muốn hiểu kĩ hơn về nhu cầu, tâm lý của
nhóm du khách này với các vùng, khu, điểm du lịch thông qua các nền tảng mạng xã hội.
Kết quả của đề tài nghiên cứu sẽ là những thông tin hữu ích trước hết là cho bản thân
chúng em, những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch sau này, tiếp đó là nhà kinh
doanh du lịch và các cơ quan quản lí Nhà nước liên ngành có cơ sở đề ra hướng giải
quyết nhằm sử dụng tối đa sự các hữu ích của mạng xã hội nhằm quảng bá hoạt động du
lịch, thu hút du khách trong thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển.

III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU, CÁC NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU


1. Mục đích nghiên cứu
1.1. Mục tiêu tổng quát
Từ sau đại dịch Covid 19, dưới sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội thì nhu
cầu du lịch của hầu hết mọi người đều tăng cao. Không thể phủ nhận sức lan truyền, sức
phổ biến của mạng xã hội là vô cùng lớn đã tác động không nhỏ đến nhu cầu lựa chọn
điểm đến du lịch của nhiều du khách. Đặc biệt là đối tượng chính của các trang
Facebook, Tiktok, Instagram,… hầu hết là giới trẻ với nhu cầu khám phá, trải nghiệm. Vì
vậy, mục tiêu mà nhóm nghiên cứu hướng đến chính là nghiên cứu các yếu tố chủ quan,
khách quan của mạng xã hội và tác động của chúng đến nhu cầu lựa chọn điểm đến du
lịch của các đối tượng sinh viên ra sao, tích cực hay tiêu cực như thế nào bằng cách khảo
sát các sinh viên tại trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM. Từ đó, có cái nhìn đa nhiều
hơn để đưa ra các giải pháp khuyên nghị cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề tiêu cực còn
tồn đọng và phát huy các tích cực một cách tốt nhất.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Giúp sinh viên đánh giá, nhìn nhận được sự phát triển của mạng xã hội để tự rút
ra cho mình những kinh nghiệm, bài học để sử dụng mạng xã hội khi lựa chọn điểm đến
du lịch một cách có hiệu quả.
- Giúp sinh viên trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM có cái nhìn rõ nét hơn về
cả những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đến nhu cầu lựa chọn điểm đến
du lịch.
- Giúp sinh viên bổ sung những kiến thức mới, đa chiều hơn về các tác động phổ
biến của lĩnh vực truyền thông với đầy đủ số liệu thực tế, nhất là truyền thông trong du
lịch đến nhu cầu lựa chọn điểm đến trong bối cảnh xã hội hiện nay.
- Xác định được những tiềm năng của mạng xã hội và những cơ hội cũng như
thách thức của nó đến việc lựa chọn điểm đến du lịch.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cách sinh viên sử dụng mạng xã hội phục vụ cho nhu cầu lựa chọn
điểm đến du lịch.
- Nghiên cứu những tác động chủ quan và khách quan tác động đến nhu cầu lựa
chọn điểm đến du lịch của sinh viên.
- Khảo sát, phân tích, đưa ra nhận định và đánh giá về mức độ nhận thức của các
sinh viên trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG.HCM đối với đề tài nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực của mạng xã
hội đối với sự phát triển của ngành du lịch.
- Mô tả và xây dựng cơ sở lý luận về thực trạng các yếu tố tác động của mạng xã
hội đến nhu cầu lựa chọn điểm đến ở sinh viên trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG.HCM
nói riêng và giới trẻ nói chung.
- Đánh giá, xác định tiềm năng phát triển của lĩnh vực truyền thông du lịch trên
các trang mạng xã hội hiện nay.

IV. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN


1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu về những tác động của mạng xã hội để biết được nhu cầu và lựa chọn
những điểm đến du lịch của sinh viên hiện nay. Các nghiên cứu được vận dụng các lý
thuyết thực tiễn sinh viên để nhằm biết được các nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh
viên khi lựa chọn điểm đến du lịch. Sử dụng các trang mạng xã hội như: Facebook, web,
các trang mạng đại chúng,... Và từ các kết quả nghiên cứu, khảo sát có thể biết được và
hiểu rõ nhu cầu của lựa chọn điểm đến du lịch của sinh viên, và một phần quan trọng biết
được những trang mạng xã hội được ưa chuộng nhất khi tìm kiếm địa điểm du lịch. Đồng
thời hiểu rõ các trang mạng hỗ trợ truyền tải thông tin và quảng bá du lịch Việt Nam đến
với thế giới.
2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua đề tài “ Nghiên cứu những tác động của mạng xã hội đến nhu cầu lựa chọn
điểm đến du lịch của sinh viên Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc Gia
Thành Phố Hồ Chí Minh” Nghiên cứu được áp dụng trên các các khảo sát online thu
nhập dữ liệu, khảo sát trực tiếp đối với các sinh viên đại học quốc gia nói chung và
trường Đại học khoa học xã hội & nhân vân nói riêng . Làm rõ được các ảnh hưởng đến
nhu cầu lựa chọn địa điểm du lịch qua trang mạng xã hội và đánh giá chung mọi mặt của
đề tài. Từ đó, định hướng được các giải pháp cũng như cách khắc phục khi lựa chọn các
địa điểm đến du lịch của sinh viên.

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


1. Phương pháp thu thập dữ liệu: Trong bài nghiên cứu, nhóm sử dụng cả hai loại biến
số là định tính và định lượng. Bằng việc kết hợp giữa cả nguồn dữ liệu thứ cấp đến từ
những bài báo khoa học, những nghiên cứu đi trước và nguồn dữ liệu sơ cấp thu thập
được trong quá trình khảo sát qua Google Forms và phỏng vấn chuyên sâu, chúng tôi sẽ
tạo ra một hệ thống nền tảng dữ liệu vững chắc để phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Nhóm
tiến hành thu thập nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp phục vụ nghiên cứu, theo đó:
- Nguồn dữ liệu sơ cấp: Thực hiện khảo sát sinh viên đang theo học tại trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn bằng bảng hỏi, thông qua hai hình thức là trực tiếp
(offline) và trực tuyến ( Online - Sử dụng Google Forms) để thu thập thông tin sơ cấp. Cụ
thể bảng hỏi sẽ được gửi trực tuyến đến đối tượng tham gia khảo sát qua link Google
Forms và phỏng vấn trực tiếp thông qua quá trình phỏng vấn sâu. Kết quả điều tra thông
qua quá trình sàng lọc, phân tích sẽ thu về thông tin dưới dạng bảng Excel.
- Nguồn dữ liệu thứ cấp: Sử dụng các nguồn dữ liệu từ các bài báo khoa học, sách
tham khảo sau khi đã kiểm tra xác thực thông tin chính thống và tạo dữ liệu phục vụ cho
công tác thống kê.
* Phương pháp phân tích tư liệu
Chúng tôi thu thập dữ liệu từ các bài nghiên cứu khoa học, các bài báo, các trang
thông tin uy tín, tất cả các thông tin được sử dụng là các thông tin chính thống, đã được
kiểm định để phục vụ cho bài nghiên cứu. Nguồn thông tin này đáp ứng được tính nhanh
và tính chính xác, hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu được tiến hành nhanh chóng và hiệu
quả hơn, đồng thời giúp làm phong phú hơn nội dung nghiên cứu.
* Phương pháp điều tra bảng hỏi

Bảng khảo sát bằng công cụ Google Form được gửi đến đối tượng để thực hiện
khảo sát ngẫu nhiên với sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân văn - Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn dữ liệu sẽ được xử lý để phục vụ cho các
bước phân tích tiếp theo. Đây sẽ là nguồn dữ liệu quan trọng nhất của bài nghiên cứu vì
đây là phương pháp thu thập dữ liệu đáp ứng được các yêu cầu về thời gian, chi phí và
tiếp cận được số lượng lớn và đa dạng đối tượng khảo sát.
* Phương pháp phỏng vấn sâu: Sau khi thực hiện điều tra bằng bảng hỏi, chúng
tôi tiến hành lựa chọn các mẫu thuận tiện để phỏng vấn chuyên sâu nhằm tìm hiểu sâu
hơn về chủ đề “Những tác động của mạng xã hội đến nhu cầu lựa chọn điểm đến du lịch
của sinh viên trường ĐH HXH&NV, ĐHQG.HCM. Nội dung phỏng vấn sẽ cụ thể hơn
nhằm khai thác thông tin mang tính cá nhân của đối tượng hơn, từ đó đưa ra góc nhìn sâu
sắc hơn mà việc điều tra bằng bảng hỏi chưa khai thác được. Tuy nhiên với hạn chế về
thời gian, số lượng khảo sát này sẽ hạn chế hơn so với phương pháp điều tra bằng bảng
hỏi, đây sẽ là nguồn dữ liệu đối chiếu và đánh giá tính khách quan của bài nghiên cứu.
Quá trình thực hiện phỏng vấn đảm bảo các yêu cầu sau:
- Mục đích và kế hoạch phỏng vấn được xác lập rõ ràng: Nhóm nghiên cứu tiến
hành lựa chọn đối tượng tiềm năng để thực hiện việc phỏng vấn sâu là các sinh viên đang
học tại trường ĐH KHXH&NV( bao gồm nhiều đối tượng tiềm năng, trải dài đến các đối
tượng sinh viên ở các năm khác nhau). Từ đó nhóm sẽ thu nhận được nhiều quan điểm,
suy nghĩ từ nhiều các đối tượng sinh viên khác nhau và dựa trên những quan điểm đó,
nhóm nghiên cứu sẽ góp phần mang lại nhiều thông tin hữu ích hơn và đa chiều hơn về
việc sử dụng mạng xã hội khi lựa chọn điểm đến để từ đó việc sử dụng mạng xã hội của
sinh viên tại viên trường ĐH HXH&NV, ĐHQG.HCM trở nên hiệu quả và an toàn hơn
trong quá trình lựa chọn điểm đến du lịch . Ưu tiên lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu
thuận tiện, sau đó xác lập kế hoạch phỏng vấn rõ ràng về thời gian, địa điểm đồng thời
giải thích cụ thể về chủ đề nghiên cứu trước khi bắt đầu phỏng vấn đối tượng.
- Câu hỏi phải ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp đối tượng: Câu hỏi không lan man,
dài dòng, tuy ngắn gọn nhưng vẫn đáp ứng đủ các yếu tố về từng khía cạnh như: thực
trạng ảnh hưởng, diễn biến, giải pháp,... để có thể truyền tải cũng như đánh vào nội dung
trọng tâm nhóm đang nghiên cứu. Tập trung hướng đến nhóm đối tượng đang nghiên cứu
là các sinh viên trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG.HCM.
- Không khí phỏng vấn thân thiện, tin cậy: Lựa chọn không gian thoải mái, tự
nhiên nhất ( phòng học, sân vườn, quán cafe, nhà của đối tượng được phỏng vấn...). Nơi
có thể hạn chế tương đối tiếng ồn, tạp âm ảnh hưởng đến quá trình cũng như chất lượng
của buổi phỏng vấn, chú ý đặc biệt lựa chọn môi trường có kết nối Internet và sóng ổn
định. Ngoài những câu hỏi chuyên sâu của đề tài thì nhóm có thể kết hợp các câu hỏi liên
quan đến sở thích của đối tượng để tạo ra không khí phỏng vấn vui vẻ, vừa tự nhiên lại
mang đến hiệu quả. Song vẫn có thể chắt lọc và thu thập được lượng thông tin chính, cần
thiết cho đề tài nghiên cứu của nhóm.
- Sử dụng các phương tiện hỗ trợ nhằm ghi nhận thông tin cuộc phỏng vấn:
Nhóm cần chuẩn bị chu đáo các thiết bị hỗ trợ cần thiết và quan trọng cho buổi phỏng
vấn diễn ra tốt nhất như: Điện thoại hỗ trợ ghi âm, tai nghe, micro, điện thoại ghi âm dự
phòng, sạc dự phòng... Nên kiểm tra mức pin và dung lượng của thiết bị trước khi phỏng
vấn để tránh rủi ro, gián đoạn khi quá trình phỏng vấn đang diễn ra. Chú ý đến chất lượng
âm thanh, kiểm tra âm thanh đầu ra và đầu vào một cách kỹ lưỡng để thu nhận thông tin,
giọng nói của đối tượng một cách rõ ràng phục vụ tốt nhất cho việc chắt lọc thông tin sau
phỏng vấn.

2. Phương pháp xử lý số liệu


* Phương pháp thống kê mô tả và thống kê suy diễn.
- Thống kê mô tả: dựa vào các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để tính toán các thông số
đã thu thập được sau quá trình khảo sát, thu thập thông tin.
- Thống kê suy diễn: Từ các kết quả được thu thập và tính toán rút ra mối tương
quan giữa các biến, hình thành các đặc trưng, tính chất chung của tổng thể, xu hướng để
đưa ra các quyết định, lựa chọn phù hợp với sinh viên.
Sau khi tổng hợp và làm sạch dữ liệu ( loại bỏ các yếu tố bất thường, lỗi đánh
máy) dữ liệu sẽ được mã hóa và sử dụng phần mềm thống kê dữ liệu cho khoa học xã hội
SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) để phân tích chủ yếu dưới dạng thống
kê mô tả và phân tích hồi quy.

VI. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN


Bước 1: Tiến hành tìm kiếm, lựa chọn ra các biến phụ thuộc.
Bước 2: Triển khai tìm kiếm các số liệu của các biến phụ thuộc và cho ra bảng
số liệu.
Bước 3: Triển khai tìm kiếm các tài liệu liên quan bổ trợ cho việc phân tích
bảng số liệu thống kê các biến phụ thuộc.
Bước 4: Phân tích số liệu thu thập được bằng các phương pháp thống kê. Dựa
trên các bảng số liệu và các tài liệu về những khía cạnh thực tế thu thập được, nhóm
tiến hành phân tích và nêu ra mối quan hệ giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc,
từ đó tìm ra các tác động của mạng xã hội đến nhu cầu lựa chọn điểm đến du lịch của
sinh viên trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG.HCM.

VII. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
1.1. Đề tài “Xu hướng ứng dụng công nghệ trong hành vi du lịch của du
khách” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Vân Hạnh, Nguyễn Hữu Bình đăng trong tạp
chí Khoa học và Công nghệ - Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Nhận thấy vai trò của công nghệ đang phát triển hiện nay, đặc biệt là trong ngành
du lịch là rất to lớn. Công nghệ giúp việc di chuyển, lựa chọn điểm đến trở nên dễ dàng,
thuận tiện. Mạng Internet, mạng xã hội và các thiết bị di động đã làm thay đổi cách con
người thay đổi cách thức lên kế hoạch cũng như trải nghiệm về các chuyến đi của họ. Đề
tài nghiên cứu chỉ ra sự tác động của công nghệ tới các giai đoạn của hành vi khách
hàng. Thông qua khảo sát với 500 cá thể đang sinh sống trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh. Kết quả cho thấy phần lớn người trả lời đều ít nhất 1 lần sử dụng mạng xã hội ở
mức độ khác nhau để phục vụ cho nhu cầu du lịch của họ. Dựa trên phương pháp thu
thập thông tin là phỏng vấn trực tiếp các nhóm khách thể là những người sinh sống, học
tập và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh, có du lịch ít nhất 1 lần 6 tháng tính đến
ngày trả lời khảo sát.
Tuy nhiên, do hạn chế về dung lượng và thời gian, bài nghiên cứu chỉ tiến hành
đánh giá hành vi du lịch ở những hành động cụ thể (tìm kiếm thông tin, đặt tour, trải
nghiệm dịch vụ) mà không bao bao gồm nhu cầu và động cơ. Sự tác động của công nghệ
với hành vi khách hàng qua 5 khía cạnh, gồm: động cơ du lịch, nhu cầu du lịch, tìm
kiếm thông tin, đặt tour, trải nghiệm dịch vụ.

1.2. Đề tài “Ảnh hưởng của truyền thông mạng xã hội đến ý định du lịch của
du khách thế hệ Z ở Việt Nam” do nhóm tác giả Trương Trí Thông, Hồ Tiểu Bảo, Lê
Thuỳ Dương đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp.

Truyền thông mạng xã hội là một trong những kênh truyền thông hiệu quả và phổ
biến nhất hiện nay, đặc biệt đối với du khách thế hệ Z. Thế hệ Z là những người sinh từ
năm 1995 đến năm 2010, có sự quan tâm cao đến du lịch và sử dụng MXH như một công
cụ để tìm kiếm, chia sẻ và đánh giá thông tin du lịch. Do đó, việc nghiên cứu ảnh hưởng
của các yếu tố truyền thông MXH đến ý định du lịch của du khách thế hệ Z ở Việt Nam là
rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. Tuy nhiên, các nghiên cứu về vấn đề này tại Việt
Nam còn khá hạn chế và chưa có nhiều kết quả đáng tin cậy.

Bài nghiên cứu được thực hiện này nhằm mục đích xác định và đánh giá mức độ
ảnh hưởng của bốn yếu tố truyền thông MXH là truyền miệng trên MXH, quảng cáo
trên MXH, chất lượng thông tin và sự hữu ích của thông tin đến ý định du lịch của du
khách thế hệ Z ở Việt Nam. Bằng phương pháp khảo sát trực tuyến, bài nghiên cứu đã
thu thập được 400 bản câu trả lời hợp lệ từ các du khách thế hệ Z đã từng đi du lịch
trong vòng một năm qua. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy các yếu tố truyền thông
MXH đều có ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê đến ý định du lịch của du khách
thế hệ Z ở Việt Nam. Trong đó, yếu tố chất lượng thông tin có vai trò quan trọng nhất,
tiếp theo là quảng cáo trên MXH, truyền miệng trên MXH và sự hữu ích của thông tin.

Bên cạnh đó, bài nghiên cứu này không chỉ bổ sung kiến thức cho lý luận về hành
vi du lịch của du khách thế hệ Z mà còn gợi ý những giải pháp và chiến lược cho các
bên liên quan trong ngành du lịch để khai thác hiệu quả kênh truyền thông MXH trong
bối cảnh kích cầu du lịch hiện nay.

1.3. Đề tài “Đánh giá vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn
điểm đến của khách du lịch nội địa (Nghiên cứu trường hợp Thành phố Hồ Chí
Minh)” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Minh Nguyệt đăng trên Tạp
chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên.

Bài nghiên cứu này nhằm mục đích xây dựng và kiểm tra một mô hình lý thuyết
về các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn Thành phố Hồ Chí Minh làm điểm đến du
lịch của du khách nội địa, dựa trên các nghiên cứu trước đó và thực tế khảo sát. Bài
nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát bằng câu hỏi và phân tích dữ liệu bằng các kỹ
thuật thống kê như phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy. Kết quả
nghiên cứu cho thấy mô hình lý thuyết được điều chỉnh cho phù hợp với trường hợp cụ
thể của Thành phố Hồ Chí Minh, với 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng mạnh là cơ sở hạ tầng
và khả năng tiếp cận điểm đến; tài nguyên du lịch và dịch vụ thư giãn giải trí; và yếu tố
xã hội và văn hoá. Bài nghiên cứu cũng đề xuất các giải pháp để nâng cao sức hút của
Thành phố Hồ Chí Minh đối với du khách nội địa, dựa trên kết quả phân tích. Bài nghiên
cứu góp phần bổ sung kiến thức cho lĩnh vực du lịch, đặc biệt là trong bối cảnh du lịch
nội địa ngày càng quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam.
Tuy nhiên, bài nghiên cứu cũng gặp phải một số hạn chế như thời gian khảo sát
ngắn, số lượng mẫu nhỏ và phương pháp chọn mẫu chưa tối ưu. Do đó, nghiên cứu đề
nghị những nghiên cứu tiếp theo cần khắc phục những hạn chế này để nâng cao mức độ
giải thích của mô hình lý thuyết và đóng góp thêm vào lĩnh vực nghiên cứu về du lịch.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
2.1. Đề tài “Social media influence on tourists’ destination choice: importance
of context” của nhóm tác giả Aaron Tham, Judith Mair & Glen Croy.

Đề tài nghiên cứu cho thấy phương tiện truyền thông xã hội đã được cho là đã
làm thay đổi cảnh quan du lịch. Tuy nghiên cứu nhận thấy việc phương tiện truyền thông
xã hội không tác động phổ biến đến quyết định điểm đến của khách du lịch và chỉ có thể
có ảnh hưởng đáng kể khi điểm đến là mới lạ đối với khách du lịch trong hoàn cảnh phải
đưa ra những quyết định phức tạp hay việc du khách có sự ngờ vực chung về các điểm
đến quảng bá bản thân. Nhưng chung quy lại, nghiê cứu chỉ ra một cách rõ ràng là đa số
những người hành nghề và khách du lịch đều sử dụng phương tiện truyền thông xã hội
bao gồm việc lựa chọn điểm đến. Phát hiện quan trọng là các điều kiện bối cảnh cụ thể đã
được chứng minh trong đó phương tiện truyền thông xã hội có nhiều khả năng xảy ra
nhất, nó ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm đến của khách du lịch. Một bối cảnh được đặc
trưng bởi chuyến đi phức tạp cùng tồn tại đến một điểm đến mới, và khách du lịch có
nhiều kinh nghiệm với phương tiện truyền thông xã hội, sẽ cho phép truyền thông xã hội
ở cấp độ cao ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến. Tuy nhiên, khi một bối cảnh được
đặc trưng bởi một chuyến đi ngắn, không tốn kém, hoặc một đến một điểm đến đã quen
thuộc, điều này sẽ hạn chế ảnh hưởng truyền thông xã hội tiềm năng. Hơn nữa, có một số
trường hợp (ví dụ, khi khách du lịch đơn giản là không sử dụng internet) nơi truyền thông
xã hội hoàn toàn không thể tạo ra được bất kỳ ảnh hưởng nào. Nhìn chung, ở hầu hết
trường hợp phương tiện truyền thông xã hội đều đã và đang ảnh hưởng đến việc lựa chọn
điểm đến của khách du lịch, sự lựa chọn sẽ chỉ ở mức vừa phải và cao ảnh hưởng sẽ chỉ
tồn tại trong những bối cảnh cụ thể đặc biệt.
Tuy nhiên, bài viết còn tồn tại những hạn chế, bằng việc nghiên cứu thăm dò,
mẫu cho nghiên cứu này được đưa ra từ một khu vực cụ thể của Úc và do đó, trong tương
lai nghiên cứu nên cố gắng nhân rộng nghiên cứu trong các khu vực địa lý khác để có thể
nhìn nhận trên nhiều đối tượng khác nhau hơn, bên cạnh đó đề tài nghiên cứu chưa thực
sự đi sâu vào từng đối tượng, từng lứa tuổi cụ thể, khảo sát đang mang tính ngẫu nhiên.
Ngoài ra, các cuộc điều tra, khảo sát tiếp tiếp theo nên có sự đánh giá các đặc điểm bối
cảnh bổ sung mà có thể có liên quan đến nhu cầu lựa chọn điểm đến, chẳng hạn như các
chuyến đi nhiều điểm đến, và các chuyến đi có thị trường thích hợp, chẳng hạn như sau
thảm họa du lịch. Hơn thế nữa, nghiên cứu nên có sự điều tra theo chiều dọ về ảnh hưởng
của truyền thông xã hội, đó cũng sẽ là một góc nhìn thú vị cho việc điều tra trong tương
lai. Theo chiều dọc các nghiên cứu có thể được thực hiện để điều tra hành vi của khách
du lịch tại các cuộc gặp gỡ trước, trong và sau điểm đến và cung cấp thông tin chi tiết
theo thời gian thực về cách sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và sự tham gia ảnh
hưởng đến sở thích điểm đến về trải nghiệm du lịch).

2.2. Đề tài “The role of social media sites in trip planning and destination
decision-making processes” của nhóm tác giả Xuerui Liu, Fuad Mehraliyev, Chun
Liu & Schuckert.

Qua đề tài nghiên cứu, có thể thấy rằng các trang truyền thông xã hội thực sự có xu
hướng đóng vai trò rất quan trọng trong du lịch. Từ tìm kiếm thông tin đến lập kế hoạch
chuyến đi và quyết định điểm đến làm phương tiện bằng các kênh truyền thông xã hội,
mạng xã hội đã và đang tiếp tục đóng một vai trò ngày càng quan trọng và không thể
thiếu. Năm 2011, Sood, Kattiyapornpong và Miller đã kiểm tra việc sử dụng mạng xã hội
của khách du lịch để Australia và nghiên cứu của họ tiết lộ rằng gần một nửa số du khách
tham khảo mạng xã hội khi lập kế hoạch cho các chuyến đi và trang web được sử dụng
chủ yếu là Facebook. Điều này cũng nhất quán với Mantika's (2012), phát hiện cũng cho
thấy gần một nửa số người được hỏi được điều tra trong nghiên cứu của họ tập trung vào
tác động của phương tiện truyền thông xã hội đối với việc sử dụng của người tiêu dùng
Facebook để lập kế hoạch chuyến đi. Việc xem xét tài liệu cho thấy rằng giai đoạn tìm
kiếm thông tin (giai đoạn trước chuyến đi) và giai đoạn chia sẻ kinh nghiệm (giai đoạn
sau chuyến đi) là giai đoạn chiếm ưu thế nhất trong đó khách du lịch sử dụng các trang
truyền thông xã hội. Các trang web như Facebook, YouTube, Instagram và TripAdvisor là
những trang web được khách du lịch sử dụng nhiều nhất trong thời gian khách du lịch lập
kế hoạch cho chuyến đi và Instagram cũng đang nổi lên như một trang truyền thông xã
hội phổ biến được sử dụng cho chuyến đi lập kế hoạch và lựa chọn điểm đến. Các nhà
tiếp thị du lịch nên hiểu rõ hành vi của khách du lịch trên các môi trường trực tuyến này
để họ có thể thực hiện một số quyết định chiến lược khi xây dựng chiến lược tiếp thị
truyền thông xã hội.

Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ đang tập trung vào xem xét các tài liệu trước đây, các tài
liệu đó đang dần bị lỗi thời theo thời gian bởi vì nhu cầu tìm kiếm và đi du lịch là không
giới hạn và thay đổi liên tục, chúng ta cần có các nghiên cứu mới hơn và các khảo sát
mang tính thực tiễn hơn để bắt kịp nhu cầu thời đại của khách du lịch, các nghiên cứu
trong tương lai nên có thể tập trung vào việc sử dụng dữ liệu từ phía cung cấp và phải
được cập nhật liên tục, nên khai thác sâu trên nhiều khía cạnh hơn về việc mạng xã hội
ảnh hưởng và tác động như thế nào đến từng đối tượng khách nhất định, có thể liên quan
đến độ tuổi, nhu cầu, sở thích... của khách du lịch và có thể xác định liệu khách du lịch có
thực sự sử dụng các trang truyền thông xã hội để tìm kiếm các điểm đến du lịch hay
không cũng như các hoạt động du lịch liên quan.

2.3. Đề tài “How social media influences travel aspirations of UK millennials”


của tác giả Christine Bishop, Đại học Bournemouth, khoa Báo chí, Tiếng anh và
Truyền thông.

Mạng xã hội đang là một công cụ gần như là toàn năng và lý tưởng trong việc tìm
kiếm thông tin, nó đã và đang thay đổi cách du khách lựa chọn kỳ nghỉ của mình, từ cách
họ truy cập thông tin, cách họ lên kế hoạch và đặt kỳ nghỉ cũng như cách họ chia sẻ kinh
nghiệm du lịch của mình. Luận án này điều tra mức độ ảnh hưởng của phương tiện truyền
thông xã hội đến nguyện vọng du lịch của thế hệ trẻ. Nghiên cứu ban đầu đã chỉ ra cách
thức và lý do nhóm nhân khẩu học này đang sử dụng các kênh trực tuyến thay vì ngoại
tuyến và trong quá trình này đang trở thành thế hệ khách du lịch trong tương lai. Nghiên
cứu này sử dụng các phương pháp kết hợp để thu thập cả dữ liệu định lượng và định tính,
trong đó khảo sát trực tuyến và phỏng vấn bán cấu trúc là phù hợp nhất cho nghiên cứu.
100 cá nhân trong độ tuổi 22 - 39 đã tham gia cuộc khảo sát, với 6 cá nhân trong số này
tham gia vào các cuộc phỏng vấn tiếp theo. Nghiên cứu này đã chỉ ra ba động lực chính
về việc thế hệ trẻ bị ảnh hưởng trực tuyến như thế nào đối với việc đi lại; hình ảnh trực
tuyến và sự đánh giá của du khách đã từng trải nghiệm. Xu hướng du lịch hiện tại của thế
hệ này cũng đã được khám phá, với việc thế hệ trẻ ngày càng đi du lịch nước ngoài để có
những trải nghiệm xa xỉ “chỉ có một lần trong đời”, cũng như đến các thành phố châu Âu
ít nhất hai lần một năm. Ở đây có thể kết luận rằng họ đang xây dựng lại toàn bộ ngành
du lịch khi họ đang trực tiếp trải nghiệm du lịch thông qua mạng xã hội, cùng với sự phát
triển của các hãng hàng không. Người ta cũng nhận thấy rằng phương tiện truyền thông
xã hội có ảnh hưởng tích cực đến nhu cầu du lịch của thế hệ trẻ, Instagram được xác định
là mạng truyền thông xã hội nổi bật nhất, với nội dung trực quan hấp dẫn nhất đối với thế
hệ trẻ và có nhiều khả năng ảnh hưởng tích cực đến quyết định mua hàng khi đi du lịch.

Tuy nhiên bài nghiên cứu vẫn còn hạn chế, chưa thực sự mở rộng trên nhiều đối
tượng khác nhau mà đang dừng lại ở việc khảo sát ở nhóm tuổi khá cao so với giới trẻ
hiện tại. Độ tuổi từ 30 trở lên theo khảo sát họ không thường xuyên sử dụng mạng xã hội,
thời lượng họ tiếp xúc và truy cập mang xã hội còn hạn chế vì vậy các kế hoạch truyền
thông quảng bá ở trên mạng xã hội hầu như ít tác động đến hành vi du lịch của họ. Công
nghệ không là một phần quan trọng trong cuộc sống của họ ngay từ đầu, không giống
như thế hệ trẻ lớn lên trong thời kỳ Internet rất phát triển. Sau khi phản ánh, nghiên cứu
chỉ nhằm hướng đến một nhóm nhân khẩu học cụ thể, tuy nhiên, những phát hiện này
nhấn mạnh sự cần thiết phải xem xét việc phân loại ở nhiều độ tuổi khác nhau để có thể
xây dựng sự so sánh hợp lý giữa các thế hệ. Nghiên cứu chỉ thu được những câu trả lời
tiêu biểu nhất, không phản ánh hết những cá nhân ở độ tuổi này.

2.4. Đề tài “The Role of Social Media in Generation Y Travel Decision-Making


Process (Case study in Poaland)” của nhóm tác giả Agnieszka Werenowska và
Maciej Rzepka, Viện Quản lý, Đại học Khoa học Đời sống Warsaw (WULS),
Nowoursynowska 166 St.,02-787 Warsaw, Ba Lan.
Bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự phát triển công nghệ vào đầu thế kỷ XX và XXI
đã mở ra những cơ hội mới cho sự giao tiếp. Người ta nhanh chóng phát hiện ra rằng phát
minh lớn nhất “Internet” cung cấp cơ hội xã hội hóa vô cùng đặc biệt, dẫn đến sự phát
triển nhanh chóng của phương tiện truyền thông xã hội, tập hợp người dùng từ khắp nơi
trên thế giới,. Internet đã biến thành một lĩnh vực mới của cuộc sống. Mạng xã hội ngày
càng hiện diện nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Theo Toàn Cầu Web
Index, người tiêu dùng kỹ thuật số dành trung bình 2 giờ mỗi ngày trên mạng xã hội.
Phương tiện truyền thông xã hội ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống con
người, bao gồm cả giải trí và du lịch. Năm 2019, Facebook đã có hơn 18 triệu người dùng
ở Ba Lan và hơn 2,5 tỷ trên toàn thế giới, điều này chứng tỏ quy mô ảnh hưởng của
Internet là vô cùng lớn, nó tác động đến các vấn đề liên quan đến du lịch và giải trí. Kết
luận rút ra là thế hệ gen Y xem những quảng bá, quảng cáo về nhà cung cấp dịch vụ và
trải nghiệm kỳ nghỉ, blog chia sẻ trên mạng xã hội. Do đó, có thể kỳ vọng rằng vai trò
của nền tảng mạng xã hội có thể còn mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Thế hệ trẻ chủ
yếu tin tưởng vào tài liệu được chia sẻ trên mạng xã hội nhưng nhận thức được thực tế
trong một số trường hợp. Phổ biến nhất phương tiện truyền thông xã hội được sử dụng để
lấy thông tin về các điểm đến du lịch cho thế hệ trẻ là Facebook, YouTube, và Instagram.
Họ cho biết YouTube và Instagram là nền tảng có quyền truy cập nhanh chóng và dễ
dàng về nội dung và thú vị đối với họ. Thông tin thu được từ phương tiện truyền thông xã
hội là một trong những yếu tố trong việc lựa chọn điểm đến du lịch.
Tuy nhiên, bài báo cáo nghiên cứu vẫn tồn tại một số hạn chế. Bài nghiên cứu chỉ
đang tập trung quá sâu vào 1 số phương tiện truyền thông phổ biến nhất chứ chưa thực sự
khai thác sâu ở nhiều phương tiện khác nhau, các yếu tố tác động chủ quan và khách quan
đến nhu cầu du lịch qua các kênh truyền thông cũng chưa được làm rõ. Ngoài ra, nghiên
cứu chỉ mang tính thăm dò và phỏng vấn chứ chưa thực sự khai thác và đào sâu vào vấn
đề. Nghiên cứu cần được mở rộng, khai thác đa dạng hơn trên nhiều phương diện. Cuộc
khảo sát cũng cần được đào sâu hơn nữa với các vấn đề liên quan đến các yếu tố quyết
định của truyền thông xã hội lựa chọn trong tìm kiếm điểm đến.
CHƯƠNG MỤC DỰ KIẾN
Tên đề tài: “Những tác động của mạng xã hội đến nhu cầu lựa chọn điểm đến du
lịch của sinh viên trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG.HCM.”

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu về đề tài
2. Lý do chọn đề tài
3. Mục đích nghiên cứu, các nhiệm vụ nghiên cứu
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Phương pháp thực hiện
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu
7.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
7.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

PHẦN NỘI DUNG


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Khái niệm ( Nhu cầu là gì? truyền thông là gì? Mạng xã hội là gì? Du lịch là gì?...)
II. Cơ sở lý thuyết (Thuyết nhu cầu Maslow, thuyết so sánh,...)
III. Lịch sử đề tài

CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


I. Thực trạng
II. Nguyên nhân
III. Tác động
1. Tích cực
2. Tiêu cực
IV. Giải pháp
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận
II. Khuyến nghị

PHẦN KẾT LUẬN


VIII. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[] Anh. T. N. V. (2012). Ứng dụng mạng xã hội ảo trong quảng bá du lịch. Trường Đại học Văn

Hóa Hà Nội.

http://dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2203/1/Tr%E1%BA%A7n

%20Nguy%E1%BB%85n%20Vi%E1%BB%87t%20Anh%20t%C3%B3m

%20t%E1%BA%AFt.pdf

[] Bishop. C. (2019). How social media influences travel aspirations of UK millennials.

Đại học Bournemouth, khoa Báo chí, Tiếng anh và Truyền thông.

[] Liu, X., Mehraliyev, F., Liu, C., & Schuckert, M. (2020). The roles of social media in tourists’

choices of travel components. Tourist studies, 20(1), 27-48.

[] Livingstone, S. (2017). iGen: why today’s super-connected kids are growing up less

rebellious, more tolerant, less happy – and completely unprepared for adulthood. Journal

of Children and Media, 12(1), 118–123. https://doi.org/10.1080/17482798.2017.1417091

[] Mai. L. T. T. (2020). Mối quan hệ giữa mạng xã hội, nhận thức phát triển bền vững và lựa

chọn điểm đến của du khách: Nghiên cứu tại khu vực Tây Nguyên. Trường Đại học Lạc

Hồng.

https://saudaihoc.lhu.edu.vn/Data/News/783/files/

1_LATS_Luu_Thi_Thanh_Mai.pdf

[] Munar, A. M., & Jacobsen, J. K. S. (2014). Motivations for sharing tourism experiences

through social media. Tourism Management, 43, 46–54.

https://doi.org/10.1016/j.tourman.2014.01.012
[] Ninan, N., Roy, J. C. and Cheriyan, N. K. (2020). Influence of social media marketing on

the purchase intention of Gen Z.

[] Tham, A., Mair, J., & Croy, G. (2020). Social media influence on tourists’ destination choice:

Importance of context. Tourism Recreation Research, 45(2), 161-175.

[] Travel Advertising & Marketing Services | Expedia Group. (2023, October 19). Expedia

Group Media Solutions. https://info.advertising.expedia.com/travel-and-tourism-trends-

researchfor-marketers?utm_source=skift&utm_medium=cpc&utm_content=2019-12-

traveland-tourism-trends-research-for-marketers&utm_campaign=2019-skift

[] Trương, T. T., Hồ, T. N. N., & Lê, T. N. (2023). Ảnh hưởng của truyền thông mạng xã hội đến

ý định du lịch của du khách thế hệ Z ở Việt Nam. Tạp Chí Khoa Học Đại Học Đồng

Tháp, 12(4), 82–92. https://doi.org/10.52714/dthu.12.4.2023.1061

[] Vov B. Đ. T. (2021, January 28). Lượng người dùng internet trên toàn thế giới đạt 4,66 tỉ.

VOV.VN. https://vov.vn/cong-nghe/tin-moi/luong-nguoi-dung-internet-tren-toan-the-gioi-

dat-466-ti-833775.vov

[] Werenowska, A., & Rzepka, M. (2020). The role of social media in generation Y travel

decision-making process (case study in Poland). Information, 11(8), 396.

You might also like