You are on page 1of 21

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. VẬN HÀNH KINH TẾ NGUỒN ĐIỆN......................................3


1.1 Đặc điểm của các loại nhà máy điện: nhiệt điện, thuỷ điện và tuabin khí?
Ảnh hưởng của chúng đến vận hành hệ thống điện?..............................................3
1.2 Nêu đặc tính chi phí sản xuất của nhiệt điện và đặc tính tiêu hao nước của
thủy điện? Nêu phương pháp xây dựng các đặc tính này.......................................4
1.3 Phát biểu bài toán phân bố tối ưu công suất trong hệ thống điện: hàm mục
tiêu, các ràng buộc?................................................................................................4
1.4 So sánh các phương pháp giải bài toán phân bố tối ưu công suất trong hệ
thống điện?.............................................................................................................5
1.5 Mục đích phân bố tối ưu công suất trong hệ thống điện?...........................5
1.6 Nêu định nghĩa và phương pháp xác định suất tăng chi phí của hệ thống?5
1.7 Nêu và chứng minh điều kiện phân bố tối ưu công suất trong hệ thống chỉ
có nhiệt điện (không xét và có xét tổn thất)?..........................................................5
1.8 Nêu và chứng minh điều kiện phân bố tối ưu công suất trong hệ thống
hỗn hợp thủy nhiệt điện (không xét và có xét tổn thất)?........................................5
1.9 Nêu hàm mục tiêu và các ràng buộc của bài toán phân bố tối ưu công suất
trong hệ thống chỉ có nhà máy nhiệt điện và có xét tổn thất?................................6
1.10 Nêu các bước tính toán của bài toán phân bố tối ưu công suất trong hệ
thống hỗn hợp thủy nhiệt điện................................................................................6
1.11 Bài toán phân bố tối ưu công suất nguồn trong hệ thống chỉ có NM nhiệt
điện khác gì trong hệ thống hỗn hợp thủy nhiệt điện.............................................7
CHƯƠNG 2. ĐIỀU CHỈNH TẤN SỐ TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN...............8
2.1 Trình bày các vấn đề về điều chỉnh chất lượng điện năng trong chế độ xác
lập? 8
2.2 Vì sao tần số của hệ thống luôn biến đổi? Vì sao phải điều chỉnh tần số?
Vì sao để điều chỉnh tần số, ta chỉ cần điều chỉnh ở một hoặc một vài nhà máy
điện? 9
2.3 Tại sao phải giữ tần số nằm trong giới hạn cho phép? Tại sao để điều
chỉnh tần số, ta phải điều chỉnh sự cân bằng công suất tác dụng?..........................9
2.4 Nêu điều kiện cần và đủ để điều chỉnh tần số trong HTĐ?......................10
2.5 Tại sao phải phân cấp điều chỉnh tần số trong HTĐ?...............................10
2.6 Nêu nguyên lý hoạt động của bộ điều tốc?...............................................10
2.7 Giải thích diễn biến quá trình điều chỉnh tần số cấp 1 dựa trên đồ thị:....11
2.8 Các nguyên tắc và phương pháp điều chỉnh tần số? Hiệu quả của quá
trình điều chỉnh tần số phụ thuộc vào các yếu tố nào?.........................................12
2.9 Tại sao cần phải có điều chỉnh tần số cấp 2 và cấp 3?.............................12
2.10 Giải thích quá trình điều chỉnh tần số của hai hình vẽ dưới đây:.............12
CHƯƠNG 3. ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN............14
3.1 Nêu mục đích và phương thức điều chỉnh điện áp trong HTĐ? Điều kiện
cần và đủ để có thể điều chỉnh được điện áp?......................................................14
3.2 Nêu các biện pháp điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện?....................14
3.3 Nêu và so sánh các phương tiện điều chỉnh điện áp?...............................14
3.4 Nêu các phương thức bù CSPK trong LPP...............................................16
3.5 Nêu các phương pháp để điều chỉnh điện áp trong lưới phân phối? So
sánh sự lựa chọn nấc phân áp ở máy biến áp phân phối và máy biến áp trung gian
địa phương?..........................................................................................................16
3.6 So sánh máy biến áp có điều áp dưới tải và máy biến áp không có điều áp
dưới tải?................................................................................................................16
3.7 So sánh sự phân cấp điều chỉnh điện áp và điều chỉnh tần số?................17
CHƯƠNG 4.........................................................................................................18
4.1 Nêu các nguyên nhân gây ra tổn thất điện năng trên lưới phân phối? Nêu
các biện pháp để giảm tổn thất điện năng.............................................................18
4.2 Nêu phương pháp tính toán tổn thất điện năng trong lưới phân phối.......18
4.3 So sánh bù kỹ thuật và bù kinh tế? Nêu và giải thích vị trí đặt của tụ bù
ngang trong lưới phân phối?.................................................................................18
4.4 Nêu ảnh hưởng của tụ bù đến tổn thất công suất và tổn thất điện năng lưới
phân phối?.............................................................................................................19
4.5 Thế nào là bù tập trung và bù phân tán trong LPP, nêu ưu nhược điểm? 19
4.6 Trình bày nguyên tắc xác định vị trí và dung lượng tụ bù tối ưu trong lưới
phân phối?.............................................................................................................20
CHƯƠNG 1. VẬN HÀNH KINH TẾ NGUỒN ĐIỆN

1.1 Đặc điểm của các loại nhà máy điện: nhiệt điện, thuỷ điện và tuabin
khí? Ảnh hưởng của chúng đến vận hành hệ thống điện?
1.1.1 Đặc điểm của các nhà máy điện
Độ linh hoạt của nguồn điện (Flexibility): đặc trưng cho độ lệch giữa CS phát tối
thiểu (PFmin) – CS khả phát (PFmax) và tốc độ thay đổi công suất của nguồn điện đó.
1.1.1.1. Nhiệt điện
+ Ảnh hưởng đến môi trường vì phát sinh khí thải (SOx, NOx, CO2,…)
+ Chủ động về nhiên liệu sơ cấp (than)
+ Giá thành SX điện năng cao
+ CS phát min thường khoảng 30% CS định mức
+ Độ linh hoạt thấp
+ Hiệu suất thấp
→ Có xu hướng giảm
1.1.1.2. Thủy điện
+ Không ảnh hưởng đến môi trường
+ Nhiên liệu sơ cấp (lưu lượng nước) phụ thuộc thời tiết
+ Giá thành SX điện năng thấp
+ CS phát min có thể bằng 0
+ CS khả phát >= CS định mức
+ Độ linh hoạt cao
→ Đã khai thác gần như hết mức có thể
1.1.1.3. Tuabin khí
+ Tác động ít đến môi trường
+ Chủ động về nhiên liệu sơ cấp (khí thiên nhiên,…)
+ Giá thành SX điện năng cao
+ Độ linh hoạt cao
+ Hiệu suất tương đối cao
→ Có xu hướng tăng
1.1.2 Ảnh hưởng đến vận hành hệ thống điện
Nếu hệ thống điện chỉ có nhà máy nhiệt điện và tuabin khí thì vấn đề đảm bảo
năng lượng không khó khăn vì chúng có thể chủ động về nhiên liệu sơ cấp. Tuy
nhiên sẽ đem lại giá thành SX điện năng lớn. Nếu có thêm thủy điện, giá thành
SX điện năng sẽ giảm. Nhưng thủy điện lại gặp khó khăn trong vấn đề đảm bảo
năng lượng vì lưu lượng nước của chúng lại phụ thuộc vào thời tiết. Để đảm bảo
độ tin cậy nhất định, công suất dự trữ của các nhà máy nhiệt điện và tuabin khí
phải tăng, làm cho giá thành hệ thống điện cao lên. Do đó cần có tỉ lệ hợp lí giữa
các loại nhà máy điện trên trong hệ thống điện
1.2 Nêu đặc tính chi phí sản xuất của nhiệt điện và đặc tính tiêu hao nước
của thủy điện? Nêu phương pháp xây dựng các đặc tính này.
1.2.1 Đặc tính chi phí sản xuất của nhiệt điện
+ Đặc tính chí phí sản xuất của nhiệt điện là một hàm phi tuyến phụ thuộc
vào công suất phát của nhiệt điện đó. Đầu vào là chi phí nhiên liệu chuẩn
lấy đơn vị BTU/h hoặc chi phí sản xuất $/h. Đầu ra là công suất lấy đơn vị
MW
+ Đặc tính được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là hàm bậc 2 theo công suất
với các hệ số dương có dạng:
2
C ( PG )=α + β . PG + γ . PG

1.2.2 Đặc tính tiêu hao nước của thủy điện


+ Đặc tính tiêu hao nước của nhiệt điện là một hàm phi tuyến phụ thuộc vào
công suất phát của thủy điện đó. Đầu vào là lưu lượng nước tiêu thụ lấy
đơn vị m3/h hoặc m3/s. Đầu ra là công suất lấy đơn vị MW
+ Đặc tính được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là hàm bậc 2 theo công suất
với các hệ số dương có dạng:
2
Q ( PG ) =a+b . PG + c . PG
+ Đặc tính tiêu hao nước của thủy điện phụ thuộc vào độ cao cột nước, với
cùng một công suất phát, cột nước càng nhỏ thì lưu lượng nước tiêu thụ
càng lớn.
1.2.3 PP xây dựng các đặc tính
+ Đặc tính chi phí/tiêu hao (chính là đặc tính vào ra) của tổ máy phát được
biểu diễn dưới dạng: bậc 2, tuyến tính hoặc tuyến tính từng đoạn.
+ Các hệ số được xác định dựa trên các thí nghiệm về hiệu suất, hồ sơ vận
hành, dữ liệu thiết kế của máy phát đó.
+ Đặc tính chi phí/tiêu hao của nhà máy điện được thể hiện theo hàm suất
tăng chi phí nhà máy phụ thuộc theo công suất phát nhà máy. Đặc tính này
xây dừng bằng cách cho công suất yêu cầu từ nhà máy từ min đến max,
giải lần lượt phân bố tối ưu để tìm ra 1 bộ suất tăng chi phí của nhà máy.
1.3 Phát biểu bài toán phân bố tối ưu công suất trong hệ thống điện: hàm
mục tiêu, các ràng buộc?
1.3.1 Hàm mục tiêu
Xác định công suất phát tại các tổ máy sao cho tổng chi phí SX toàn hệ
thống điện là nhỏ nhất.
1.3.2 Các ràng buộc
+ Cân bằng công suất (CSTD và CSPK)
+ Biên độ điện áp nút nằm trong giới hạn cho phép
+ Giới hạn truyền tải công suất
+ Giới hạn công suất phát
+ Giới hạn ổn định (góc công suất)
1.4 So sánh các phương pháp giải bài toán phân bố tối ưu công suất trong
hệ thống điện?

1.5 Mục đích phân bố tối ưu công suất trong hệ thống điện?
Mục đích phân bố tối ưu công suất trong hệ thống điện để giảm đến nhỏ
nhất chi phí sản xuất điện năng, bao gồm:
+ Giảm chi phí nhiên liệu sơ cấp
+ Giảm tổn thất điện năng
1.6 Nêu định nghĩa và phương pháp xác định suất tăng chi phí của hệ
thống?
1.6.1 Định nghĩa
+ Khi công suất phát tăng, chi phí sản xuất cũng tăng lên. Tốc độ tăng chi
phí chính là suất tăng chí phí của hệ thống
+ Được xác định bởi đạo hàm của hàm chi phí sản xuất theo công suất phát.
+ Là chi phí sản xuất tăng thêm của hệ thống trong 1h khi phụ tải tăng thêm
1MW
1.6.2 PP xác định
Suất tăng chi phí của hệ thống chính là nhân tử Lagrange ứng với ràng buộc
cân bằng công suất toàn hệ thống.
1.7 Nêu và chứng minh điều kiện phân bố tối ưu công suất trong hệ thống
chỉ có nhiệt điện (không xét và có xét tổn thất)?
1.7.1 Không xét tổn thất
+ Điều kiện: Cân bằng suất tăng chi phí tại tất cả các tổ máy không làm việc
tại tới hạn
+ Chứng minh (nguyên lí cân bằng suất tăng chi phí sản xuất - IC): Xét 2 tổ
máy 1 và 2 làm việc song song với IC1 < IC2. Nếu ta tăng công suất tổ
máy 1 lên 1 đơn vị, đồng nghĩa với việc phải giảm công suất tổ máy 2
xuống 1 đơn vị. Chi phí sản xuất của tổ máy 1 sẽ tăng IC1 đơn vị và tổ
máy 2 giảm IC2 đơn vị. Vì IC1 < IC2 nên chi phí sản xuất giảm. Khi tăng
giảm công suất tổ máy, chúng lại có các giá trị IC mới. Quá trình tiếp tục
cho tới khi suất tăng chi phí của 2 tổ máy bằng nhau.
1.7.2 Có xét tổn thất
+ Điều kiện: Cân bằng tích giữa suất tăng chi phí và hệ số phạt tại tất cả các
tổ máy không làm việc tại tới hạn
+ Chứng minh: tương tự như nguyên lí cân bằng suất tăng chi phí sản xuất,
việc nhân thêm hệ số phạt là để quy đổi suất tăng chi phí của các nhà máy
về nhà máy cân bằng.
1.8 Nêu và chứng minh điều kiện phân bố tối ưu công suất trong hệ thống
hỗn hợp thủy nhiệt điện (không xét và có xét tổn thất)?
1.8.1 Không xét tổn thất
+ Điều kiện: Cân bằng suất tăng chi phí tại tất cả các tổ máy nhiệt điện
không làm việc tại tới hạn và cân bằng với tích số giữa hệ số chuyển đổi
nước và suất tăng tiêu hao nước ở tất cả tổ máy thủy điện không làm việc
tại tới hạn
+ Chứng minh: Lập hàm Lagrange với các ràng buộc về cân bằng công suất
toàn hệ thống và cân bằng nước tại từng thủy điện. Công suất phân bố tối
ưu khi đạo hàm riêng của hàm Lagrange ứng với từng công suất tổ máy
bằng nhau và bằng 0. Đối với đạo hàm với công suất tổ máy nhiệt điện ta
thu được cân bằng suất tăng chi phí tại tất cả các tổ máy nhiệt điện. Đối
với đạo hàm với công suất tổ máy thủy điện ta thu được cân bằng tích
giữa suất tiêu hao nước và hệ số chuyển đổi nước, tức là cân bằng suất
tăng chí phí quy đổi tại các nhà máy thủy điện.
1.8.2 Có xét tổn thất
+ Điều kiện: Tương tự như trường hợp không xét tổn thất, các suất tăng chi
phí và suất tăng chi phí đẳng trị phải nhân thêm hệ số phạt để quy đổi về
nhà máy cân bằng, rồi mới cân bằng các suất tăng quy đổi này.
+ Chứng minh: Hàm Lagrange có thêm tổn thất công suất ở trong ràng buộc
cân bằng công suất, do đó khi đạo hàm riêng hàm Lagrange theo công suất
từng tổ máy và cho bằng 0, kết quả giải ra có thêm hệ số phạt nhân vào
với suất tăng chi phí từng tổ máy.
1.9 Nêu hàm mục tiêu và các ràng buộc của bài toán phân bố tối ưu công
suất trong hệ thống chỉ có nhà máy nhiệt điện và có xét tổn thất?
1.9.1 Hàm mục tiêu
Xác định công suất phát tại các tổ máy nhiệt điện sao cho tổng chi phí SX
toàn hệ thống điện là nhỏ nhất.
1.9.2 Các ràng buộc
+ Cân bằng công suất: tổng công suất tác dụng của tất cả các tổ máy nhiệt
điện phải bằng công suất tác dụng phụ tải cộng với tổn thất công suất tác
dụng trong hệ thống.
+ Giới hạn công suất phát
1.10 Nêu các bước tính toán của bài toán phân bố tối ưu công suất trong hệ
thống hỗn hợp thủy nhiệt điện.
1.10.1 Bài toán
+ Hàm mục tiêu: Xác định công suất phát tại các tổ máy sao cho tổng chi
phí SX toàn hệ thống điện là nhỏ nhất. Tổng chi phí sản xuất ở đây chỉ xét
đối với nhà máy nhiệt điện, vì chi phí nhiên liệu (nước) ở nhà máy thủy
điện coi như bằng 0.
+ Ràng buộc:
 Cân bằng công suất toàn hệ thống
 Giới hạn công suất phát
 Cân bằng nước ở các nhà máy thủy điện
1.10.2 Các bước tính toán
Sử dụng phương pháp lặp Lamda - gamma
+ B1: Chọn xấp xỉ giá trị đầu γ (0 )
+ B2: Tìm công suất tại từng tổ máy, sử dụng pp lặp Lamda
+ B3: Kiểm tra cân bằng nước của thủy điện, thuật toán dừng khi cân bằng
nước thỏa mãn với sai số đủ bé. Nếu không thỏa mãn, chuyển qua B4.
+ B4: Nếu cân bằng nước giải được nhỏ hơn bài toán thì giảm gamma và
ngược lại, nếu cân bằng nước giải được lớn hơn bài toán thì tăng gamma.
Quay lại B2.
1.11 Bài toán phân bố tối ưu công suất nguồn trong hệ thống chỉ có NM
nhiệt điện khác gì trong hệ thống hỗn hợp thủy nhiệt điện.
Thủy điện có đặc điểm là hạn chế về năng lượng sơ cấp, do đó bài toán hỗn
hợp thủy điện có thêm ràng buộc cân bằng nước so với bài toán chỉ có nhiệt điện.
Và hiển nhiên, cân bằng nước này ở trong 1 chu kì thời gian T, do đó bài toán
hỗn hợp thủy điện phải giải cho chu kì thời gian T (24h/1 tuần/…) chứ không
giải theo từng giờ như bài toán hệ thống chỉ toàn nhiệt điện.
CHƯƠNG 2. ĐIỀU CHỈNH TẤN SỐ TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN

2.1 Trình bày các vấn đề về điều chỉnh chất lượng điện năng trong chế độ
xác lập?
Chất lượng điện năng bao gồm chất lượng tần số và chất lượng điện áp
2.1.1 Chất lượng tần số
2.1.1.1. Độ lệch tần số
Độ lệch tần số so với định mức
f −f đm
∆f= .100(% )
f đm
Độ lệch tần số phải nằm trong phạm vi cho phép
2.1.1.2. Độ dao động tần số
Độ dao động tần số đặc trưng bởi độ lệch giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất
của tần số khi tần số biến thiên nhanh. Độ lệch tần số không lớn hơn giá trị cho
phép.
2.1.2 Chất lượng điện áp
2.1.2.1. Độ lệch điện áp
Độ lệch điện áp so với định mức
U −U đm
δU = .100(%)
U đm
Ở điều kiện thường, điện áp được dao động trong khoảng ±5% và từ -10%
đến 5% trong trường hợp lưới điện chưa ổn định.
Nếu điện áp quá thấp sẽ giảm hiệu quả làm việc của phụ tải, phát nhiệt quá
mức trên đường dây, tăng tổn thất công suất và điện năng trên các lưới truyền tải,
mất ổn định góc,…
Nếu điện áp tăng cao gây già hóa cách điện, an toàn thiết bị và con người,
quá tải máy phát đối với trường hợp đường dây dài vận hành không tải,…
Do đó đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất.
2.1.2.2. Độ dao động điện áp
Độ dao động điện áp gây ra dao động ánh sáng, làm hại mắt, gây nhiễu, …
2.1.2.3. Độ không đối xứng
Đặc trưng bởi điện áp thứ tự nghịch. Điện áp không đối xứng làm tăng tổn
thất và giảm khả năng tải của lưới điện, gây phát nóng động cơ,…
2.1.2.4. Độ không sin
Sinh ra từ các thiết bị như các bộ biến đổi điện tử công suất, máy biến áp
không tải… làm biến dạng đồ thị điện áp, từ đó xuất hiện các sóng hài gây tăng
tổn thất truyền tải, giảm chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật của hệ thống cung cấp điện,…
2.2 Vì sao tần số của hệ thống luôn biến đổi? Vì sao phải điều chỉnh tần số?
Vì sao để điều chỉnh tần số, ta chỉ cần điều chỉnh ở một hoặc một vài
nhà máy điện?
2.2.1 Nguyên nhân sự thay đổi tần số
+ Sự cố tổ máy phát, sự cố đường dây liên kết, sự cố đường dây truyền tải
+ Sự thay đổi công suất tiêu thụ của phụ tải
2.2.2 Vì sao phải điều chỉnh tần số?
+ Đảm bảo hiệu quả của các thiết bị dùng điện, khi f tăng khiến P tăng
+ Đảm bảo tính kinh tế của HTĐ. Các nhà máy điện sẽ thay đổi 15-50%
công suất phát với sự thay đổi 1% tần số, ảnh hưởng lớn tới chỉ tiêu kinh
tế của HTĐ.
2.2.3 Vì sao để điều chỉnh tần số, ta chỉ cần điều chỉnh ở một hoặc
một vài nhà máy điện?
Nếu quá nhiều nhà máy tham gia điều tần, quá trình điều khiển sẽ khó khăn
và có thể mất ổn định. Hơn nữa các nhà máy điều tần đều phải thỏa mãn công
suất bản thân nhà máy lớn và tốc độ thay đổi công suất lớn, điều này chỉ thỏa
mãn với 1 số nhà máy thủy điện hoặc tuabin khí. Từ đó ta chỉ có thể điều tần ở 1
số nhà máy thỏa mãn.
2.3 Tại sao phải giữ tần số nằm trong giới hạn cho phép? Tại sao để điều
chỉnh tần số, ta phải điều chỉnh sự cân bằng công suất tác dụng?
2.3.1 Tại sao phải giữ tần số nằm trong giới hạn cho phép?
2.3.1.1. Đối với hộ tiêu thụ
+ Các thiết bị được thiết kế và tối ưu ở tần số định mức. Biến đổi tần số dẫn
đến giảm năng suất làm việc của các thiết bị.
+ Làm giảm hiệu suất của thiết bị ví dụ như động cơ, thiết bị truyền động.
+ Ảnh hưởng đến chất lượng của quá trình sản xuất
2.3.1.2. Đối với hệ thống điện
+ Biến đổi tần số ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị tự dùng trong
các nhà máy điện, có nghĩa là ảnh hưởng đến chính độ tin cậy cung cấp
điện. Tần số suy giảm có thể dẫn đến ngừng một số bơm tuần hoàn trong
nhà máy điện, tần số giảm nhiều có thể dẫn đến ngừng tổ máy.
+ Thiết bị được tối ưu hóa ở tần số 50 Hz, đặc biệt là các thiết bị có cuộn
dây từ hóa như máy biến áp
+ Làm thay đổi trào lưu công suất trong hệ thống. Tần số giảm thường dẫn
đến tăng tiêu thụ công suất phản kháng, đồng nghĩa với thay đổi trào lưu
công suất tác dụng và tăng tổn thất trên các đường dây truyền tải.
+ Tính ổn định của khối tuabin máy phát.
2.3.2 Tại sao để điều chỉnh tần số, ta phải điều chỉnh sự cân bằng
công suất tác dụng?
+ Dựa vào phương trình chuyển động quay của rotor
2
H d δ
. =Pm−Pe
π f 0 d t2
dδ ω−ω0
=∆ ω= ;
dt ω0
dω 1
→ = .( Pm−Pe )
dt 2 H
+ Để ω=ω 0 hay f =f đm thì Pm=P e. Tức là để điều chỉnh tần số ta phải
+ điều chỉnh cân bằng cơ điện trên trục tua bin – điều chỉnh cân bằng CSTD
2.4 Nêu điều kiện cần và đủ để điều chỉnh tần số trong HTĐ?
+ Điều kiện cần: phải có dự trữ CSTD
+ Điều kiện đủ: Phải có thiết bị điều chỉnh nguồn CSTD dự trữ (bộ điều tốc,
điều tần)
2.5 Tại sao phải phân cấp điều chỉnh tần số trong HTĐ?
+ Tất cả các máy phát đều không giống nhau, chỉ các tổ máy có công suất
lớn hơn 100MW mới phải bắt buộc trang bị bộ điều tốc, và chỉ 1 số nhà
máy được trang bị bộ điều tần
+ Tần số thay đổi với 2 quá trình xếp chồng lên nhau: dao động nhanh trong
vài giây và dao động chậm trong 1 số phút. Các thiết bị điều chỉnh tần số
không kịp phản ứng với các dao động nhanh mà chỉ tác động với các dao
động chậm. Vì thế các biến đổi tần số ban đầu sẽ do các bộ điều tốc phụ
trách để tần số nằm trong phạm vi cho phép, gọi là điều tần sơ cấp. Sau
đấy các bộ điều tần mới tác động ở thời điểm khoảng 30-40s, nhằm mục
đích đưa tần số về định mức và đảm bảo sự ổn định của sự điều chỉnh, gọi
là điều tần thứ cấp. Trong hệ thống điện lớn, công suất tổ máy chỉ bằng
vài % công suất phụ tải. Việc ôm hết công suất biến đổi cho 1 số nhà máy
điều tần như vậy là không hợp lí về kinh tế, hơn nữa với 1 số tổ máy công
suất không lớn lắm như vậy không thể đảm bảo chất lượng điều chỉnh. Do
đó người ta thực hiện tiếp phân bố tối ưu công suất phát cho tất cả các tổ
máy, gọi quá điều tần cấp 3. Quá trình này thực hiện sau 15 – 20p.
2.6 Nêu nguyên lý hoạt động của bộ điều tốc?
+ Tại tần số định mức, xác định nên các vị trí: A0, B0, C0, D0, E0
+ Giả sử có sự cố giảm tần do tăng tải hoặc sự cố máy phát. Tốc độ tuabin
giảm dẫn đến cánh tay đòn của con quay li tâm cụp lại, thu được A0 →
A’.
+ Vì vị trí B0 chỉ dịch chuyển theo cổng hơi nên ban đầu nó cố định, dẫn tới
C0 → C’.
+ Điểm G cũng là điểm cố định vì đây là điểm điều chỉnh thứ cấp. Từ đó D0
→ D’ và E0 → E’.
+ Pittong của van 2 đi xuống, mở đường cho dầu áp lực đi vào phía dưới
pittong của servomotor 3, làm pittong này di chuyển lên trên làm nâng cao
điểm B, cửa hơi được mở rộng.
+ Công suất phát tăng làm tần số tăng, con quay li tâm quay mạnh hơn, nâng
cao điểm A, C, D, E (điểm B nâng cao ở pittong 3)
+ Quá trình tiếp diễn cho đến khi điểm C, D, E về vị trí ban đầu, van dầu
đóng lại và kết thúc điều tần sơ cấp
+ Điểm A ∞ thấp hơn điểm A0 chứng tỏ điều tần sơ cấp không đưa tân số về
định mức mà chỉ hạn chế 1 phần nào đó sự giảm tần số. Muốn đưa tần số
về định mức, ta nâng điểm G lên, làm hạ điểm E và lại tiếp tục mở đường
dầu áp lực nâng pittong lên trên, công suất phát tiếp tục tăng và điểm A
được nâng lên. Quá trình này được thực hiện bằng tay hoặc tự động.
+ Với sự cố tăng tần, nguyên lí hoạt động tương tự.
2.7 Giải thích diễn biến quá trình điều chỉnh tần số cấp 1 dựa trên đồ thị:
+ Giao điểm 0 giữa 2 đường đặc tính phụ tải Ppt và đường đặc tính máy phát
PF, chính là điểm cân bằng công suất tại chế độ xác lập ở tần số định mức.
+ Xét sự kiện tăng tải, với mức tăng ∆ P. Đường Ppt I dịch song song thành
đường II.
+ Phụ tải tăng làm tần số giảm, và bộ điều tốc của máy phát bắt đầu tăng
công suất phát lên theo đặc tính điều chỉnh. Tại giao điểm 1 chính là kết
quả sự tác động của bộ điều tốc khi có sự kiện tăng tải.
+ Tần số thu được f1 < fđm. Sở dĩ như vậy vì công suất máy phát chỉ phản
ứng 1 lượng ∆ PF < ∆ P
+ Để tần số về được định mức, hoặc là dịch đường đặc tính máy phát thành
đường nét đứt, hoặc giảm lượng công suất phụ tải đi ∆ Ppt
+ Nếu không có bộ điều tốc, tần số giảm xuống f2 ứng với giao điểm 3 trên
hình
2.8 Các nguyên tắc và phương pháp điều chỉnh tần số? Hiệu quả của quá
trình điều chỉnh tần số phụ thuộc vào các yếu tố nào?
2.8.1 Các nguyên tắc điều chỉnh tần số
+ Điều chỉnh tần số tương đương với điều chỉnh cân bằng CSTD
+ Khi tần số biến đổi, công suất tuabin sẽ biến đổi theo hướng phục hồi
tần số ban đầu.
+ Để quá trình điều tần ổn định, chỉ 1 số nhà máy tham gia điều tần
+ Điều tần thực hiện khi tần số lệch ra khỏi vùng chết của đặc tính điều
tần
2.8.2 Phương pháp điều chỉnh tần số
4 phương pháp:
1. Điều chỉnh P của các nhà máy điện theo thứ tự:
- Các tổ máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ điều khiển tần số thứ cấp
- Các tổ máy phát căn cứ trên thứ tự huy động theo bản chào giá
- Các tổ máy cung cấp dịch vụ dự phòng khởi động nhanh.
2. Ngừng dự phòng nguồn điện: Khi tần số lớn hơn 50.5Hz mà không có
biện pháp điều chỉnh giảm xuống, cấp điều độ có quyền điều khiển có
quyền ra lệnh ngừng dự phòng một số tổ máy, dấm lò sau khi xét đến an
toàn của HTĐ, tính kinh tế, kỹ thuật và khả năng huy động lại.
3. Sa thải phụ tải: Sau khi đã hết nguồn dự phòng mà tần số vẫn giảm xuống
dưới 49.5Hz, cấp điều độ có quyền điều khiển phải thực hiện sa thải phụ
tải để đảm bảo vận hành ổn định HTĐ và đưa tần số HTĐ lên trên 49.5Hz.
4. Điều chỉnh điện áp: Cấp điều độ có quyền điều khiển được phép điều
chỉnh điện áp trong phạm vi ±5% điên áp danh định để điều chỉnh tần số.
2.8.3 Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình điều chỉnh tần số
+ Độ dốc đặc tính điều chỉnh tốc độ
+ Đặc tính tĩnh phụ tải
+ Vùng chết của đặc tính điều chỉnh
+ Độ dự trữ công suất của hệ thống
+ Đối với hệ thống liên kết: sai số điều khiển khu vực (ACE)
2.9 Tại sao cần phải có điều chỉnh tần số cấp 2 và cấp 3?
Vì kết thúc quá trình điều tần cấp 1, tần số vẫn chưa về giá trị định mức nên
cần có quá trình điều tần cấp 2 để đưa tần số về định mức, và đưa dòng công
suất trên các lưới liên kết các khu vực về giá trị ban đầu. Sau khi tần số về
định mức, để vận hành tối ưu hệ thống cần phân bố công suất tối ưu cho các tổ
máy để chi phí sản xuất điện năng của toàn hệ thống là nhỏ nhất.
2.10 Giải thích quá trình điều chỉnh tần số của hai hình vẽ dưới đây:

+ Giao điểm 0 giữa 2 đường đặc tính phụ tải Ppt và đường đặc tính máy phát
PF, chính là điểm cân bằng công suất tại chế độ xác lập ở tần số định mức.
+ Xét sự kiện tăng công suất tổ máy phát (hình 1). Đường PF I dịch song
song thành đường II. Công suất phát tăng làm tần số tăng. Tại giao điểm 1
chính là kết quả sự kiện tăng công suất phát. Đường dịch song song cho ta
thấy việc tăng công suất đang xét cho hệ thống 1 máy phát hoặc các máy
phát có độ dốc đặc tính điều chỉnh giống nhau.
+ Xét sự kiện sự cố tổ máy phát (hình 2). Đường PF I dịch thành đường II.
Công suất giảm làm tần số giảm. Tại giao điểm 1 chính là kết quả sự kiện
tăng công suất phát. 2 đường trên không dịch song song với nhau cho ta
thấy đây là hệ thống nhiều máy phát với các độ dốc đường đặc tính điều
chỉnh khác nhau.
CHƯƠNG 3. ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN

3.1 Nêu mục đích và phương thức điều chỉnh điện áp trong HTĐ? Điều
kiện cần và đủ để có thể điều chỉnh được điện áp?
3.1.1 Mục đích
+ Đảm bảo chất lượng điện năng cho các thiết bị dùng điện
+ Đảm bảo hoạt động của hệ thống trong chế độ bình thường hoặc sự cố
+ Đạt hiệu quả kinh tế, giảm tổn thất công suất và tổn thất điện năng
3.1.2 Phương thức điều chỉnh điện áp
+ Điều chỉnh điện áp cả ở cấp hệ thống và ở cấp địa phương: điều chỉnh ở
cấp hệ thống để xác định điện áp trung bình của hệ thống, điều chỉnh ở
cấp địa phương nhằm đạt được yêu cầu điện áp cụ thể ở từng địa phương
+ Điều chỉnh U bao gồm nhiều cấp:
 Cấp 1 (vài chục/trăm giây): đáp ứng nhanh và tức thời các biến đổi
điện áp nhanh bằng tác động của bộ kích từ máy phát, máy bù đồng
bộ, hoặc các máy bù tĩnh. Mục đích giữ điện áp ở mức an toàn.
 Cấp 2 (vài phút): đáp ứng lại các biến đổi điện áp chậm. Hiệu chỉnh
lại các giá trị điện áp chỉnh định của các thiết bị điều chỉnh sơ cấp
trong miền nó phụ trách, bao gồm: tụ điện, kháng điện, nấp phân áp
của điều áp dưới tải
 Cấp 3: điều hòa mức điện áp giữa các miền điện áp cấp 2, tối ưu
hóa mức điện áp của hệ thống theo tiêu chuẩn kinh tế và an toàn.
3.1.3 Điều kiện cần và đủ
+ Điều kiện cần: có đủ CSPK để cấp cho yêu cầu phụ tải và có khả năng tiêu
thụ CSPK thừa ở bất kì điểm nào trên hệ thống
+ Điều kiện đủ: các nguồn CSPK và thiết bị phân bố lại CSPK có thể điều
chỉnh được.
3.2 Nêu các biện pháp điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện?
Điều chỉnh điện áp hay cân bằng CSPK được thực hiện theo 2 cách:
+ Điều chỉnh CSPK của các nguồn CSPK: điều chỉnh dòng kích từ đối mới
các máy điện đồng bộ, máy bù đồng bộ, thay đổi giá trị điện kháng của
kháng điện có điều khiển và giá trị điện dung của tụ điện có điều khiển
+ Phân bố lại dòng CSPK: điều chỉnh đầu phân áp ở các MBA, giá trị của
các thiết bị bù dọc,…
3.3 Nêu và so sánh các phương tiện điều chỉnh điện áp?
Cách điều chỉnh
Tên Ưu điểm Nhược điểm
điện áp
Tụ bù  Nguồn CSPK  Giá thành thấp  Không thể điều
ngang  Tăng điện áp  Linh hoạt trong chỉnh trơn
tại điểm đấu lắp đặt và vận  Q tỉ lệ với U^2
nối hành
 Phân bố lại
 Cần có các thiết bị
dòng CSPK  Tăng ổn định góc
Tụ bù bảo vệ khi có NM
 Thay đổi phân  Giảm tổn thất
dọc  Có thể gây cộng
bố điện áp trên truyền tải
hưởng
đường dây
 Chống quá áp ở
 Nguồn CSPK đường dây dài vận
 Có thể gây sụt áp
Kháng bù  Giảm điện áp hành ko tải
trong chế độ tải
ngang tại điểm đấu  Linh hoạt trong
nặng
nối lắp đặt và vận
hành
 Phân bố lại  Hạn chế dòng
dòng CSPK ngắn mạch
Kháng bù  Tăng tổn thất trên
 Thay đổi phân  Giảm dao động
dọc đường dây
bố điện áp trên công suất giữa các
đường dây máy phát
 Điều chỉnh điện
áp kể cả khi có tải
MBA  Sử dụng trong
điều áp  Phân bố lại nhiều chế độ vận
dưới tải hành  Giá thành cao
dòng CSPK
 Có nhiều nấc phân
(ULTC)
áp giúp điều chỉnh
chất lượng điện áp
tốt
 Điều chỉnh điện áp
MBA
điều áp khi ngắt khỏi lưới
 Phân bố lại  Giá thành rẻ (so
ngoài tải  Nấc phân áp điều
dòng CSPK với MBA ULTC)
chỉnh theo mùa
(OLTC)
 Có ít nấc phân áp
 Điều chỉnh điện
áp trơn  Chỉ sử dụng cho
MFĐ  Nguồn CSPK  Đáp ứng lại các điều chỉnh U cấp
biến đổi điện áp hệ thống
nhanh
 Giá thành đắt
 Điều chỉnh điện
 Góp thêm thành
áp trơn
Máy bù phần dòng ngắn
 Nguồn CSPK  Đáp ứng lại các
đồng bộ mạch
biến đổi điện áp
 Vấn đề về mất
nhanh
đồng bộ
Thiết bị  Nguồn CSPK  Điều chỉnh điện  Đóng góp nhiều
bù tĩnh áp được theo chế sóng hài vào lưới
độ vận hành
 Đáp ứng nhanh
 Chi phí rẻ

3.4 Nêu các phương thức bù CSPK trong LPP.


+ Bù kỹ thuật: bù lượng CSPK nhất định để đảm bảo cân bằng CSPK. Loại
bù này được thực hiện bắt buộc (gọi là bù cưỡng bức) từ lưới cao áp trở
lên. Còn đối với lưới phân phối thì không nhất thiết phải thực hiện vì còn
có các cách cân bằng CSPK như điều áp dưới tải, thay đổi tiết diện dây.
Trong lưới xí nghiệp phải bù cưỡng bức để đảm bảo cos phi và giảm tối
đa tổn thất điện năng.
+ Bù kinh tế: giảm tổn thất công suất và tổn thất điện năng
+ Có 2 cách đặt bù: bù tập trung tại 1 số điểm trên trục chính trung áp và bù
phân tán ở các trạm phân phối hạ áp
3.5 Nêu các phương pháp để điều chỉnh điện áp trong lưới phân phối? So
sánh sự lựa chọn nấc phân áp ở máy biến áp phân phối và máy biến áp
trung gian địa phương?
3.5.1 Các phương pháp điều chỉnh điện áp trong lưới phân phối
+ Điều chỉnh điện áp đầu nguồn bằng cách điều chỉnh nấc phân áp của điều
áp dưới tải ở MBA trung gian
+ Điều chỉnh đầu phân áp cố định của MBA phân phối
+ Lựa chọn đúng dây dẫn để điểu chỉnh tổn thất điện áp trên lưới trung và hạ
áp
Trên là 3 biện pháp chính để điều chỉnh điện áp trong LPP, nếu chúng ko hiệu
quả thì có thể dùng thêm:
+ Bù CSPK ở phụ tải
+ Bù dọc trên đường dây trung áp
+ Dùng các MBA bổ trợ chuyên dùng cho điều chỉnh điện áp
3.5.2 So sánh sự lựa chọn nấc phân áp
+ Giống nhau: nấc phân áp phải được chọn sao cho điện áp nằm trong giới
hạn cho phép
+ Khác nhau: MBAPP là MBA điều áp ngoài tải, do đó nấc điện áp là cố
định trong mọi chế độ vận hành. Chính vì thế nấc phân áp phải chọn sao
cho thỏa mãn điện áp ở cả 2 chế độ max và min. Trong khi MBATG là
MBA điều áp dưới tải, mỗi chế độ có thể chọn 1 nấc phân áp khác nhau để
đảm bảo yêu cầu về điện áp.
3.6 So sánh máy biến áp có điều áp dưới tải và máy biến áp không có điều
áp dưới tải?
MBA điều áp dưới tải MBA điều áp ngoài tải
Nấc phân áp thay đổi ngay cả khi Nấc phân áp chỉ thay đổi khi MBA cắt
MBA đang vận hành ra khỏi lưới
Mỗi chế độ sử dụng 1 nấc phân áp Tất cả chế độ sử dụng chung 1 nấc pa
Nấc phân áp có thể thay đổi thường
Nấc phân áp sử dụng theo mùa, tháng
xuyên
Thay đổi nấc phân áp có thể tự động
Thay đổi nấc phân áp bằng tay
hoặc bằng tay
Có nhiều nấc phân áp: 17 nấc đối với
MBA cấp 220kV, 500kV và 19 nấc Thường có 3-5 nấc phân áp
đối với MBA ở cấp 110kV
Có thể là MBA 2, 3 dây quấn hoặc
MBA 2 dây quấn cấp trung áp
MBA tự ngẫu và ở cấp cao áp
Giá thành đắt Giá thành rẻ hơn
3.7 So sánh sự phân cấp điều chỉnh điện áp và điều chỉnh tần số?
+ Giống nhau: đều có 3 cấp, với cấp 1 đáp ứng lại biến đổi nhanh của điện
áp/tần số, giữ các đại lượng này ở giá trị chấp nhận được, cấp 2 đáp ứng
lại biến đổi chậm và đưa các đại lượng về định mức hoặc dải cho phép,
cấp 3 đều là giải tối ưu phân bố các đại lượng theo tiêu chuẩn kinh tế.
+ Khác nhau:
Cấp Điện áp Tần số
1 Đáp ứng tức thời bởi bộ kích từ Đáp ứng tức thời bởi bộ điều tốc
của máy điện và máy bù đồng bộ trong nhà máy
2 Phân ra điều chỉnh điện áp ở cácChỉ các nhà máy điều tần tiếp tục
miền địa phương tham gia điều chỉnh, các nhà máy
còn lại được trả lại công suất ban
đầu
3 Điều hòa mức điện áp giữa các Phân bố tối ưu công suất toàn hệ
miền điện áp cấp 2, tối ưu hóa thống
mức điện áp của hệ thống
CHƯƠNG 4. VẬN HÀNH KINH TẾ LƯỚI PHÂN PHỐI

4.1 Nêu các nguyên nhân gây ra tổn thất điện năng trên lưới phân phối?
Nêu các biện pháp để giảm tổn thất điện năng.
4.1.1 Nguyên nhân
4.1.1.1. Tổn thất kĩ thuật
Sinh ra do tính chất vật lí của quá trình truyền tải điện, tổn thất này phụ
thuộc vào tính chất của dây dẫn và vật liệu cách điện, điều kiện môi trường, dòng
điện và điện áp. Tổn thất này chia làm 2 loại:
+ Tổn thất phụ thuộc dòng điện: phát nóng trên điện trở dây dẫn và
MBA
+ Tổn thất phụ thuộc điện áp: Tổn thất do rò điện, tổn thất vầng quang,

4.1.1.2. Tổn thất thương mại
Là tổn thất trong khâu kinh doanh điện, phụ thuộc vào quy chế và quy trình
quản lí.
4.1.2 Các biện pháp giảm TTĐN
4.1.2.1. Các biện pháp đòi hỏi vốn đầu tư
+ Nâng tiết diện dây dẫn
+ Nâng cấp điện áp
+ Thêm trạm, thêm đường dây
+ Lắp đặt thiết bị bù
4.1.2.2. Các biện pháp không đòi hỏi vốn đầu tư
+ Phân bố tối ưu dòng CSPK (hay lựa chọn điện áp vận hành thích hợp)
+ Vận hành kinh tế trạm BA
+ Giảm độ không đối xứng trong lưới hạ áp
+ Lựa chọn điểm mở tối ưu
4.2 Nêu phương pháp tính toán tổn thất điện năng trong lưới phân phối.
4.2.1.1. Trong quy hoạch
+ Sử dụng đồ thị phụ tải đặc trưng
+ Thời gian tổn thất công suất lớn nhất
Các giá trị này đều là thống kê, về mặt quy hoạch là chấp nhận được vì sự
so sánh mang tính tương đối
4.2.1.2. Trong vận hành
+ Đo đạc chính xác một số trục lộ điển hình rồi nhân rộng cho toàn lưới
+ Thành lập các công thức kinh nghiệm để tính tổn thất dựa trên cơ sở đo
lường và tính các tổn thất không phụ thuộc tải
4.3 So sánh bù kỹ thuật và bù kinh tế? Nêu và giải thích vị trí đặt của tụ bù
ngang trong lưới phân phối?
4.3.1 So sánh

+ Bù kỹ thuật: bù lượng CSPK nhất định để đảm bảo cân bằng CSPK. Loại
bù này được thực hiện bắt buộc thì sẽ gọi là bù cưỡng bức, thường ở lưới
cao áp trở lên
+ Bù kinh tế: sau khi bù kĩ thuật, một lượng lớn CSPK vẫn phải lưu thông
qua lưới phân phối và gây ra tổn thất lớn, để giảm tổn thất công suất và
tổn thất điện năng ta thực hiện bù kinh tế.
+ Bù kinh tế không thể tách rời hoàn toàn bù kĩ thuật, vì bù kinh tế làm giảm
nhẹ bù kĩ thuật, 2 loại bù này phối hợp với nhau tạo thành 1 thể thống nhất
làm lợi cho toàn HTĐ
4.3.2 Nêu và giải thích đặt của tụ bù ngang trong LPP?
+ 1 số điểm trên trục chính trung áp: Trên trục chính chỉ cần đặt vài trạm bù,
công suất bù lớn, dễ điều khiển. Giá thành đơn vị bù rẻ vì dùng tụ trung áp
với công suất lớn. Việc quản lí và vận hành dễ dàng
+ Tại thanh cái hạ áp MBAPP: Giảm được TTCS và TTĐN nhiều hơn vì bù
sâu hơn.
4.4 Nêu ảnh hưởng của tụ bù đến tổn thất công suất và tổn thất điện năng
lưới phân phối?
Để phân tích ảnh hưởng của tụ bù, ta sẽ so sánh dung lượng bù Qb với các
đặc tính Q của phụ tải:
+ Qb = Qmax: cho độ giảm tổn thất CSTD và độ giảm yêu cầu CSPK ở chế
độ max lớn nhất. Nhưng ở chế độ min thì lại là bù “lố”, thậm chí có thể
làm tăng tổn thất công suất so với khi chưa bù và gây quá điện áp.
+ Qb = Qtb: Cho độ giảm TTĐN là lớn nhất.
+ Qb = Qmin: cho độ giảm tổn thất CSTD và độ giảm yêu cầu CSPK ở chế
độ min lớn nhất. Ở chế độ max chỉ giảm được 1 lượng nhỏ tổn thất.
4.5 Thế nào là bù tập trung và bù phân tán trong LPP, nêu ưu nhược
điểm?
Bù tập trung Bù phân tán
Định + Là đặt bù tại 1 số điểm trên trục + Đặt bù tại các trạm phân
nghĩa chính của xuất tuyến trung áp phối hạ áp
+ Giảm được TTCS và
+ Trên trục chính chỉ cần đặt vài
TTĐN nhiều hơn vì bù
trạm bù, công suất bù lớn, dễ
sâu hơn
Ưu điều khiển.
+ Giảm tiền phạt do vấn đề
điểm + Giá thành đơn vị bù rẻ vì dùng tụ
tiêu thụ CSPK
trung áp với công suất lớn.
+ Giảm CSPK yêu cầu từ
+ Việc quản lí và vận hành dễ dàng
các động cơ
Nhược + Dòng CSPK tiếp tục đi vào tất cả + Vận hành khó khăn
điểm các lộ của lưới hạ thế + Do bù gần tải nên có
+ Kích cỡ của dây dẫn, tổn thất nguy cơ gây cộng hưởng
công suất của lưới sau vị trí đặt và tự kích thích.
bù không được cải thiện + Giá thành cao hơn
4.6 Trình bày nguyên tắc xác định vị trí và dung lượng tụ bù tối ưu trong
lưới phân phối?
+ Trong bài toán này, tụ bù ở đây là tụ bù ngang và bù cố định
+ Hàm mục tiêu: Xác định số lượng tụ bù, dung lượng mỗi tụ và vị trí đặt tụ
sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
+ Để giải bài toán này cần biết rõ cấu trúc lưới pp, đồ thị phụ tải của các
trạm phân phối hoặc ít nhất cũng phải biết hệ số sử dụng công suất phản
kháng của chúng. Phải biết giá cả và các hệ số kinh tế khác. Nếu bù theo
độ tăng trưởng phụ tải thì phải biết hệ số tăng trưởng phụ tải năm
+ Bài toán rất phức tạp, để giải được cần chia thành các bài nhỏ hơn với các
giả thiết giản ước khác nhau như cho trước số lượng tụ bù, cho trước vị trí
đặt bù, …
+ Cho đến nay, các đề xuất phương pháp giải có thể chia thành ba nhóm:
nhóm các phương pháp phân tích (Analytical), nhóm các phương pháp
quy hoạch tối ưu (programming) và nhóm các phương pháp tự tìm kiếm
thông minh (heuristics).
+ Nhóm các phương pháp phân tích thường đưa ra các giả thiết làm kém
tính thực tế như giả thiết phụ tải phân bố đều, đường dây cùng thiết diện,
dung lượng tụ bù có giá trị liên tục để đơn giản hóa cách tính mà điển hình
nhất là quy tắc 2/3, trong đó tụ điện có dung lượng bằng 2/3 công suất
phản kháng cực đại của mạch điện sẽ được đặt tại vị trí 2/3 chiều dài
đường dây sẽ cho phép giảm tối đa tổn thất công suất.
+ Nhóm các phương pháp quy hoạch tối ưu sử dụng kỹ thuật lặp để cực đại
hoặc cực tiểu hóa hàm mục tiêu của các biến quyết định. Nhiều phương
pháp quy hoạch tối ưu cũng đã được đề xuất tùy theo việc giả thiết các
biến quyết định là nguyên hay thực, hay phối hợp dùng tụ bù với thiết bị
điều chỉnh điện áp, các giả thiết về cấu trúc lưới điện... như quy hoạch
nguyên hỗn hợp (mixed integer programming), quy hoạch toàn phương
(quadratic programming), quy hoạch phi tuyến. Tuy vậy các phương pháp
này có nhược điểm lớn là khó hội tụ, đặc biệt khi kích thước bài toán lớn
như nhiều biến, áp dụng cho lưới điện lớn.
+ Gần đây, việc phát triển các lớp phương pháp tự tìm kiếm thông minh
(heuristics) được áp dụng ngày càng rộng rãi trong các bài toàn kỹ thuật.
Các kỹ thuật này hỗ trợ giải các bài toán tối ưu mà các phương pháp phân
tích và quy hoạch tối ưu không hoặc khó giải bằng cách giảm không gian
tìm kiếm trong khi vẫn giữ cho kết quả cuối cùng của hàm mục tiêu gần
với giá trị tối ưu tổng thể. Nhìn chung các phương pháp tìm kiếm thông
minh chưa thể khẳng định tính tối ưu của kết quả, nhưng cho phép tìm
kiếm nhanh đến kết quả và thực tiễn cho thấy hiệu quả

You might also like