You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

BÁO CÁO

BÁO CÁO MÔN ĐIỀU TRỊ

Bộ môn Điều trị học

Lớp Dược học

Khóa QH.2020.Y

Thực hiện Nhóm 4 - Lớp TH2 (Chiều thứ 6)

Hà Nội – 2023
THÀNH VIÊN NHÓM

STT Họ và tên MSSV Lớp Nội dung

1 Trần Minh Quân 20100195 QH.2020.DA Phân tích các vấn đề

2 Bùi Duy Nhật Anh 20100120 QH.2020.DA Phân tích các vấn đề

3 Nguyễn Ngọc Nhật Anh 20100126 QH.2020.DA Phân tích các vấn đề

4 Nguyễn Hữu Tuấn Anh 20100 QH.2020.DA Phân tích sử dụng thuốc

5 Phạm Thị Trang 20100 QH.2020.DB Phân tích sử dụng thuốc

6 Nguyễn Hoàng Nam 20100 QH.2020.DA Phân tích sử dụng thuốc


MỤC LỤC

A. TÓM TẮT CA LÂM SÀNG....................................................................................4


B. PHÂN TÍCH CASE LÂM SÀNG........................................................................... 7
1. Đánh giá vấn đề.....................................................................................................7
1.1. Lâm sàng:......................................................................................................7
1.2. Cận lâm sàng:............................................................................................... 7
2. Các vấn đề............................................................................................................. 8
2.1. Gout.............................................................................................................. 8
2.2. Đái tháo đường............................................................................................. 9
2.3. Suy thượng thận..........................................................................................10
2.4. Tăng huyết áp vô căn..................................................................................10
2.5. Một số vấn đề khác..................................................................................... 11
C. MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ.......................................................................................... 11
D. PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC........................................................................ 12
1. Thuốc tiền sử:................................................................................................ 12
2. Thuốc đang được sử dụng:............................................................................ 12
3. Tương tác thuốc:............................................................................................ 13
4. Bàn Luận........................................................................................................14
A. TÓM TẮT CA LÂM SÀNG

Ca lâm sàng bệnh Gout

STT Nội dung Thông tin

1 Thông tin - Tên: P.T.Hải


chung về bệnh - Giới tính: Nam
nhân - Tuổi: 53 tuổi
- Cân nặng: 57kg
- Huyết áp: 130/80 mmHg
- Mạch: 80 nhịp/min
- Nhiệt độ: 37 độ C
- Nhịp thở: 18 nhịp/min

2 Lý do vào viện Đau cột sống cổ, khớp cổ tay, háng trái, gối 2 bên

3 Diễn biến bệnh - Nhập viện ngày 24/12: BN sưng đau nhiều khớp gối 2
(HPI - History bên và khớp háng trái, cách đây 2 tuần có điều trị thuốc
of Present ngoại trú không đỡ nên vào viện. Nhập viện với lý do đau
Illness) cột sống cổ, khớp cổ tay, háng trái, gối 2 bên.
- Ngày 29/12: BN dị ứng thuốc, viêm da dị ứng chi
- Ngày 30/12: Bớt sần ngứa. Thêm rupafin & bilaxten
- Ngày 6/1: Ra viện

4 Bệnh sử (PMH Gout 10 năm; ĐTĐ 6 năm; THA 6 năm có điều trị thường
- Past Medical xuyên
History)

5 Tiền sử gia Không có thông tin


đình (FH -
Family
History)

6 Lối sống (SH - Không có thông tin


Social History)

7 Tiền sử dùng ĐTĐ, THA; colchicine 1 mg x 1 v /ngày


thuốc (MEDS -
Medications)

8 Tiền sử dị ứng Không có thông tin


(ALL -
Allergic)
9 Khám bệnh - Toàn thân: tỉnh, tiếp xúc tốt
(PE - Physical - Da niêm mạc hồng
Examination) - Hạch ngoại vi không to; Đi lại tập tễnh
- Khám cơ xương khớp: Đau, viêm, có dịch, biến
dạng, không dính khớp, không u cục, có teo cơ.
- Bộ phận khác: Tim nhịp đều, T1 T2 rõ. Phổi không
rale, RRPN rõ. Bụng mềm không chướng, gan lách
không to, chạm thận (-), bập bềnh thận (-). Chưa
phát hiện dấu hiệu bệnh lý ở các bộ phận khác.

10 Cận lâm sàng Ngày 24/12: BN được chỉ định làm các xét nghiệm
(LABS) - Về sinh hóa niệu: Ket, SG, pH, PRO, NIT, ERY,
LEU - Bình thường
- Về hồng cầu:
+ Tổng số hồng cầu: 4,32T/L
+ Huyết sắc tố: 128g/L
+ Hematocrit: 0,386L/L
+ RDW-CV: 14,2
- Về bạch cầu:
+ Tổng số bạch cầu: 12,7g/L
+ %NEUT: 64,1%
+ %LYMPH: 14,7%
+ %MONO: 10,7%
+ %EOS: 10%
+ %BASO: 0,5%
- Về tiểu cầu: Tổng số: 505g/L
- Về CRP: 71,2mg/L
- Về máu lăng:
+ 1h: >140
+ 2h: >140
- Về sinh hóa máu:
+ Glucose: 16,5 mmol/L
+ Creatinin: 67,1 mmol/L
+ Albumin: 34,8g/L
+ Acid uric: 404,5 mmol/L
+ AST: 147 U/L
+ ALT; 116,3 U/L
+ Na+: 133 mmol/L
+ Cl-: 94 mmol/L
Ngày 25/12: BN được chỉ định làm các xét nghiệm
- Về Cortison: 36,33
- Về Glucose: 250mg/dL - ÂM TÍNH
- Về BIL: SMALL - ÂM TÍNH
- Về Urobilinogen: 0,2 E.U./dL
Ngày 31/12: BN được chỉ định làm xét nghiệm CRP: 3,0
mg/L

11 Chẩn đoán ghi - Chẩn đoán huyết áp:


trong bệnh án + Xray tim phổi thẳng: Không bất thường
+ Xray cột sống cổ thẳng, nghiêng: Bình thường
+ Siêu âm ổ bụng bình thường
- Chẩn đoán: Đợt cấp Gout mạn kèm theo: suy thượng
thận, ĐTĐ, THA vô căn

12 Thuốc sử dụng - Ngày 24/12:


trên bệnh nhân + Paracetamol Kabi 1g/100mL x 1g/ngày tiêm tĩnh
(theo ngày) mạch IV đến ngày 25/12
+ Mobic 15g/1,5mL x 1 ống/ ngày tiêm bắp IM
+ Pepsane 0,004 + 3g x 1 gói/ngày đến ngày 6/1
+ Erolin 5mg x 1 viên/ngày đến ngày 4/1
+ Seduxen 5mg x 1 viên/ngày đến ngày 6/1
+ Colchicine 1 mg x 1 viên/ngày đến ngày 6/1
- Ngày 25/12:
+ Medrol 4 mg x 4 viên/ngày đến ngày 28/12
+ Hepa Merz x 1 ống/ngày đến ngày 4/1
+ Voltaren Emulgel x Bôi vị trí đau 3 lần/ngày đến
ngày 6/1
+ Natri Bicarbonat 1,4% 250mL x 1 chai truyền dịch
đến ngày 6/1
+ Carsil 90mg x 2 viên/ngày đến ngày 6/1
+ Insunova 30/70 100 UI/mL x sáng 6h30: 18 IU và
chiều 17h: 12 IU đến ngày 6/1
- Ngày 29/12:
+ Medrol 4mg x 3 viên/ngày đến ngày 4/1
- Ngày 30/12:
+ Rupafin 10 mg x 1 viên/ngày
+ Bilaxten 20 mg x 1 viên/ngày
- Ngày 5/1:
+ Medrol 4mg x 1 viên/ngày đến ngày 6/1

B. PHÂN TÍCH CASE LÂM SÀNG

1. Đánh giá vấn đề


1.1. Lâm sàng:
- Sưng đau nhiều khớp gối 2 bên và khớp háng trái
- Khám chụp xương khớp: Đau, viêm; có dịch, biến dạng, không dính khớp,
không u cục, có teo cơ.
- Tiền sử bệnh: Gout 10 năm; ĐTĐ 6 năm; THA 6 năm có điều trị thường xuyên
1.2. Cận lâm sàng:

STT Nhóm chỉ số Chỉ số Ngày Kết quả Khoảng Tăng/giả


bình thường m/bt
1 Hồng cầu Tổng số 24/12 4.32 4.5 – 5.9 Giảm
T/L
HS tố 24/12 128 135-175 Giảm
g/L
Hematocrit 24/12 0.386 0.41-0.53 Giảm
L/L
RDW-CV 24/12 14.2 11.8-13.4 Tăng

2 Bạch cầu Tổng số 24/12 12.7 4.0 – 10.0 Tăng

NEUT 24/12 8.1 1.8 – 8.0 Tăng


nhẹ
MONO 24/12 1.4 0 – 1.0 Tăng

BASO 24/12 0.24 0.0 – 0.2 Tăng

%NEUT 24/12 64.1 40 – 74% Bình


thường
%LYMPH 24/12 14.7 19-48 Giảm

%MONO 24/12 10.7 4-10 Tăng

%EOS 24/12 10.0 0-7 Tăng

%BASO 24/12 0.5 0-1 Bình


thường
3 Tiểu cầu Tổng số 24/12 505 150 – 400 Tăng

CRP CRP 24/12 71.2 < 5 mg/L Tăng

31/12 3.0 < 5 mg/L Bình


thường
Máu lắng 1h 24/12 >140 <15 Tăng

2h 24/12 >140 <20 Tăng

Cortison 25/12 36.33 Sáng: Giảm


133-537
Tối:
68.2-327
4 Sinh hóa Glucose 24/12 16.5 4.1 – 4.9 Tăng
máu mmol/L
Creatinine 24/12 67.1 59 – 104 Bình
mcmol/L thường
Albumin 24/12 34.8 35 – 52 g/L Giảm
nhẹ
Axit uric 24/12 404.5 208.3 – Bình
428.4 thường
mcmol/L
AST 24/12 147.0 < 50 U/L Tăng

ALT 24/12 116.3 < 50 U/L Tăng

Na 24/12 133 136-146 Giảm


mmol/L nhẹ
Cl- 24/12 94 101 – 109 Giảm
mmol/L nhẹ
5 Sinh hóa Ket, SG, pH, Bình
niệu PRO, NIT, thường
ERY, LEU
Glucose 25/12 250 ÂM TÍNH
mg/dL
BIL 25/12 NHỎ ÂM TÍNH

Urobilinogen 25/12 0.2 0.2 E.U./dL Bình


(UBG) thường

2. Các vấn đề
2.1. Gout
- Tiền sử: Gout 10 năm
- Triệu chứng lâm sàng:
+ Đau cột sống cổ, khớp cổ tay.
+ Sưng đau nhiều khớp gối 2 bên và khớp háng trái
+ Khám CXK: Đau, viêm; có dịch, biến dạng, không dính khớp, không u
cục, có teo cơ.
- Triệu chứng cận lâm sàng:

Chỉ số Kết quả Giá trị bình thường Nhận xét


1h >140 <15 Tăng
Máu lắng
2h >140 <20 Tăng

Tiểu cầu 505 150 – 400 Tăng

CRP 71.2 < 5 mg/L Tăng


208.3 – 428.4
Axit uric 404.5 Bình thường
mmol/L
Bạch cầu 12.7 4.0 – 10.0 Tăng

-
- Nhận xét: Lượng máu lắng, tiểu cầu và CRP tăng đều cho thấy dấu hiệu của
viêm và ảnh hưởng từ khớp, tuy nhiên bệnh nhân có tiền sử bị gout từ lâu
nhưng lượng acid uric trong máu lại không quá cao, có thể do có quá trình điều
trị lâu dài hiệu quả, nhưng bệnh gout hiện tại chưa có cách điều trị triệt để nên
có thể tái phát, cần theo dõi thêm
- Viêm do gout là viêm sinh học không do nhiễm trùng, nên thường CRP tăng
không quá cao
- Nếu AU máu bình thường, cần thực hiện lại xét nghiệm thêm nhiều ngày liên
tiếp và không nên dùng thuốc hạ AU.
- Cần thăm dò lipid máu, đường máu vì các rối loạn chuyển hoá này hay kết hợp
với nhau, chụp x-quang khớp.
- Chẩn đoán: Đợt cấp gout mạn

2.2. Đái tháo đường


- Tiền sử: Đái tháo đường 6 năm
- Triệu chứng cận lâm sàng:

Chỉ số Kết quả Giá trị bình thường Nhận xét

Glucose trong máu 16,5 4.1 – 4.9 mmol/L Tăng

Có glucose trong
Glucose niệu 250 mg/dL ÂM TÍNH
nước tiểu

- Nhận xét: Bệnh nhân đã có tiền sử bị đái tháo đường nên lượng glucose trong
máu tăng và có nồng độ glucose trong nước tiểu, tuy nhiên không có triệu
chứng lâm sàng rõ ràng.
- Chẩn đoán: Đái tháo đường type 2
2.3. Suy thượng thận

Chỉ số Kết quả Giá trị bình thường Nhận xét

Na 133 136-146 mmol/L Giảm nhẹ

Cl- 94 101 – 109 mmol/L Giảm nhẹ

Cortison 36.33 Sáng: 133-537 Giảm


Tối: 68.2-327

%EOS 10.0 0-7 Tăng

Hồng cầu 4.32 4.5 – 5.9 T/L Giảm


Nhận xét:
- Na+ và Cl- máu giảm, cortisol giảm, bạch cầu ái toan giảm và thiếu máu =>
suy thượng thận
- Nên sử dụng thêm 1 số test như: định lượng hormon, Synacthene Immediate,
Synacthene retard,...
=> Chẩn đoán suy thượng thận

2.4. Tăng huyết áp vô căn


- Tiền sử: Tăng huyết áp 6 năm
- Nếu có đái tháo đường và suy thận mạn thì huyết áp phải dưới 130/80 mmHg
=> Chẩn đoán tăng huyết áp vô căn
- Qua bảng trên ta thấy bệnh nhân tăng huyết áp ở nhóm nguy cơ cao - nguy cơ
rất cao => cần chú ý theo dõi thêm

2.5. Một số vấn đề khác

AST 147.0 < 50 U/L Tăng

ALT 116.3 < 50 U/L Tăng

- Chỉ số AST và ALT tăng cao => có thể bệnh lý về gan hoặc tổn thương gan.
Cần sử dụng thêm 1 vài xét nghiệm để đánh giá chức năng gan chính xác hơn.

C. MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ


1. Điều trị viêm khớp trong cơn gút cấp.
2. Dự phòng tái phát cơn gút, dự phòng lắng đọng urat trong các tổ chức và dự
phòng biến chứng thông qua điều trị hội chứng tăng acid uric máu.
3. Duy trì lượng glucose trong máu ở mức ổn định.
4. Điều trị các triệu chứng của suy thượng thận.
5. Chú ý theo dõi BN vì có nguy cơ xảy ra biến cố tim mạch rất cao

D. PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC.


1. Thuốc tiền sử:
STT Thuốc Nhận xét

1 Colchicine 1 mg x Thuốc có tác dụng giảm sưng đau khớp trong cơn gút
1 v /ngày cấp (đợt cấp của viêm khớp do gút). Colchicin nên
được bắt đầu sử dụng ngay khi có những dấu hiệu đầu
tiên của cơn gút cấp. Colchicin cũng có tác dụng dự
phòng tái phát cơn gút cấp. Thuốc có tác dụng chống
viêm yếu, không có tác dụng giảm đau.Thuốc ức chế
quá trình hoạt hỏa, thoát hạt và di chuyển của bạch cầu
trung tính, một yếu tố trung gian có vai trò quan trọng
trong bệnh gút.

2. Thuốc đang được sử dụng:

Tên Hoạt chất Hàm Liều dùng Ngày Công dụng


thuốc lượng dùng
Paracetam Paracetamol 1 g/100 1 g/ngày IV 24-25/12 Giảm đau cho bệnh
ol Kabi mL nhân

Mobic Meloxicam 15g/1,5 1 ống/ngày 24/12 Giảm đau và điều


mL IM trị đợt gout cấp
(NSAIDs)

Medrol Methylpred 4 mg 4 v/ngày 25-28/12 Điều trị gout và


nisolone suy thận
3 v/ngày 29/12-4/1 Điều trị gout, suy
thận
1 v/ngày 5-6/1 Điều trị gout, suy
thận

Pepsan 0,004 + 01 gói/ngày 24/12-6/1 Bảo vệ dạ dày khỏi


3g tác dụng phụ của
các thuốc kích
thích gây viêm loét
dạ dày (Mobic
nhóm NSAIDS)

Erolin 5 mg 1 v/ngày 24/12-4/1 Làm giảm dị ứng


khi sử dụng những
thuốc trong điều
trị có tác dụng phụ
dị ứng .
Seduxen Diazepam 5 mg 1 v/ngày 24-28/12 Giúp bệnh nhân dễ
chịu hơn và dễ đi
vào giấc ngủ. Sau
đó dừng vì gây dị
ứng thuốc.

Colchicin Colchicin 1 mg 1 v/ngày 24/12-6/1 Cắt cơn đau gout


cấp
Hepa 1 ống/ngày 25/12-4/1 Điều trị triệu
Merz chứng/hỗ trợ cho
bệnh nhân đang bị
viêm gan.

Voltaren Diclofenac Bôi vị trí đau 25/12-6/1 Giảm đau, chống


Emulgel 3 lần/ngày viêm, sưng và điều
trị triệu chứng
viêm xương khớp

Natri NaHCO3 1,4% 1 chai IV XL 25/12-6/1 Kiềm hóa, tránh


bicarbona g/p nhiễm toan trong
t 1,4% đái tháo đường.
250 mL

Carsil Silymarin 90 mg 2v/ngày 25/12-6/1 Điều trị viêm gan


cấp tính.
Insunova Insulin 100 UI/ml 6h30: 18 25/12-6/1 Điều trị đái tháo
30/70 17h: 12 đường.
Rupafin Rupatadine 10 mg 1 v/ngày 30/12 Giảm dị ứng.
Bilaxten Bilastine 20 mg 1 v/ngày 30/12 Giảm dị ứng.

3. Tương tác thuốc:

Thuốc A Thuốc B Tương tác

Seduxen Natri Một số nghiên cứu đã báo cáo rằng thuốc kháng axit có
bicarbonate thể làm chậm quá trình hấp thu qua đường tiêu hóa và
làm giảm nồng độ đỉnh trong huyết tương (Cmax) của
một số thuốc benzodiazepin, bao gồm clorazepate,
chlordiazepoxide và diazepam, mặc dù mức độ hấp thu
tổng thể không bị ảnh hưởng. Cơ chế tương tác chính
xác vẫn chưa được biết nhưng có thể liên quan đến việc
làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày hoặc liên kết cation
của benzodiazepine. Kết quả là, thời điểm khởi phát tác
dụng của benzodiazepine có thể bị trì hoãn và tác dụng
lâm sàng giảm đi.

Medrol Voltaren Việc sử dụng kết hợp corticosteroid và thuốc chống viêm
Emulgel không steroid (NSAID) có thể làm tăng khả năng gây
độc tính nghiêm trọng trên đường tiêu hóa, bao gồm
viêm, chảy máu, loét và thủng.

Medrol Seduxen Một số corticosteroid có thể làm giảm nồng độ trong


huyết tương của một số thuốc benzodiazepin. Dữ liệu
hạn chế về midazolam và triazolam. Cơ chế này liên
quan đến việc tạo ra enzyme cytochrome P450 ở gan
chịu trách nhiệm chuyển hóa benzodiazepin.
Insunova Medrol Tương tác giữa insulin và thuốc thuộc loại corticosteroid
30/70 có thể làm tăng mức đường huyết và làm giảm hiệu quả
100 UI/ml của insulin. Corticosteroid có tác động lên quá trình
chuyển hóa đường trong cơ thể, làm tăng sự cân bằng
glucose và gây kháng insulin, có thể dẫn đến tăng đáng
kể nồng độ đường trong máu và khiến việc điều chỉnh
đường huyết trở nên khó khăn hơn cho người sử dụng
insulin. Cần theo dõi mức đường trong máu thường
xuyên để điều chỉnh liều lượng insulin và sử dụng các
biện pháp kiểm soát đường huyết khác khi cần thiết.

4. Bàn luận
- Theo “Phác đồ chẩn đoán và điều trị bệnh gút” của BV chấn thương chỉnh
hình Hồ Chí Minh:

Theo phác đồ => sử dụng colchicine, NSAIDs và glucocorticoid là hợp lý.


- Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa bệnh viện Bạch Mai:
Liều dùng colchicine phù hợp với phác đồ.

Liều dùng Mobic 15mg/1,5 mL trong 1 ngày: phù hợp với bệnh nhân nếu
không đau nhiều.
Thuốc giảm đau: paracetamol 1g/ngày trong 2 ngày

Liều dùng insulin: phác đồ 2 mũi sáng tối trước ăn

Liều glucocorticoid:
- Theo hướng dẫn ACR 2020:
+ Tăng AU máu không triệu chứng: không điều trị
+ Cơn cấp: NSAID, colchicine, corticoid đơn thuần hoặc phối hợp
+ Có thể xúc tiến thuốc hạ AU ngay trong cơn cấp, bắt đầu liều thấp, tăng
dần, hướng theo mục tiêu
+ Liệu pháp kháng viêm dự phòng >3-6 tháng
=> Cách tốt nhất tránh bùng phát gút cấp là hướng dẫn bệnh nhân biết dùng
thuốc kịp thời (đúng và phù hợp), duy trì hạ acid uric máu đạt mục tiêu lâu dài.
Cần phải sàng lọc bệnh đi kèm để chọn lựa thuốc điều trị thích hợp.
- Đối với bệnh đái tháo đường, cần chú ý theo dõi đường huyết của bệnh nhân,
đặc biệt là giữa 2 thuốc Insunova 30/70 100 UI/ml và Medrol có gây tương tác
thuốc
- Đối với bệnh tăng huyết áp, cần chú ý theo dõi các chỉ số huyết áp của bệnh
nhân để kịp thời sử dụng thuốc điều trị.
- Bệnh nhân suy thượng thận, thuốc medrol có thể làm ảnh hưởng đến đường
huyết trên bệnh nhân, làm tăng nguy cơ trầm trọng đến đái tháo đường.
- Khi bệnh nhân điều trị gout bằng thuốc Mobic, phải điều chỉnh liều phù hợp
vì Mobic có thể gây tác động tiêu cực đến gan, bao gồm viêm gan, tổn thương
gan, tăng men gan và suy gan. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến
gan, như đau hoặc không thích ứng cơ thể, tiểu đen, mệt mỏi không giải thích
được hoặc nôn mửa; hoặc liên quan đến thận, như đau thắt lưng, lưu lượng
nước tiểu giảm, sưng hoặc mệt mỏi không giải thích được thì nên ngưng sử
dụng thuốc ngay lập tức và báo lại cho bác sĩ.
- Việc sử dụng thuốc Medrol cần điều chỉnh liều phù hợp. Medrol thuộc nhóm
thuốc Corticosteroid, có thể có tác động tiêu cực lên cả gan và thận. Bất kỳ
triệu chứng nào liên quan đến thận, như đau thắt lưng, sưng, tiểu đen hoặc mệt
mỏi không giải thích được; hoặc liên quan đến gan như đau vùng bụng, sưng
hoặc mệt mỏi không giải thích được, tiểu đen, vàng da hoặc mắt phải ngưng sử
dụng thuốc và báo lại ngay cho bác sĩ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phác đồ điều trị Gout - Bộ Y tế.
2. Dược thư quốc gia 2018.
3. PGS.TS.Lê Thị Luyến(2023). Giáo trình bệnh học, NXB Y học.
4. Interactions checker, Drugs.com
5. Phác đồ chẩn đoán và điều trị Gout - Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình HCM
6. 2020 American College of Rheumatology Guideline for the Management of
Gout - American College of Rheumatology.
7. Bệnh học nội khoa.
8. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa bệnh viện Bạch Mai.

You might also like