You are on page 1of 15

NHÓM 2: LUẬT LAO ĐỘNG

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT LAO ĐỘNG

I. Việc làm và tiền lương.......................................................................................2


1. Việc làm...........................................................................................................2
2. Tiền lương........................................................................................................2
3. Tiền lương tối thiểu..........................................................................................2
4. Tiền lương giờ làm thêm..................................................................................3
II. Hợp đồng lao động.........................................................................................4
1. Khái niệm hợp đồng lao động..........................................................................4
2. Chủ thể của hợp đồng lao động........................................................................4
3. Nội dung và hình thức của hợp đồng lao động................................................5
4. Chấm dứt hợp đồng lao động...........................................................................6
III. Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi......................................................10
1. Thời giờ làm việc...........................................................................................10
2. Thời giờ nghỉ ngơi.........................................................................................12

I. Việc làm và tiền lương


1. Việc làm
- Khái niệm: Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật
không cấm.
VD : Ở Việt Nam khi công dân từ đủ 15 tuổi trở lên có khả
năng tham gia lao động và tạo ra thu nhập thì được coi là có
việc làm .
- Việc làm có hai đặc tính cơ bản là:
+ Là hoạt động của con người tạo ra thu nhập (xét dưới góc độ kinh
tế).

1
VD : Trên thực tế có nhiều hoạt động không bị pháp luật ngăn
cấm nhưng lại không tạo ra thu nhập thì không được thừa nhận
là việc làm , ví dụ như những hoạt động lao động công ích xã
hội , các hoạt động từ thiện v.v..
+ Những hoạt động tạo ra thu nhập đó không bị pháp luật cấm (xét
dưới góc độ pháp lý ).
VD : trên thực tế , có những hoạt động tạo ra thu nhập nhưng
lại bị pháp luật ngăn cấm thì cũng không được công nhận là
việc làm, ví dụ như buôn gỗ lậu, buôn bán chất cấm , hàng giả
hàng nhái v.v...
2. Tiền lương
- Khái niệm: là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao
động để thực hiện công việc theo thỏa thuận, bao gồm mức lương theo
công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác,
mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức
lương thỏa thuận tối thiểu.
3. Tiền lương tối thiểu
- Khái niệm: là mức lương thấp nhất mà người thuê lao động phải trả cho
người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động
bình thường và phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động
và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế và xã hội.
- Mức lương tối thiểu chung được điều chỉnh tùy thuộc vào mức tăng
trưởng kinh tế, chỉ số giá sinh hoạt, cung cầu lao động theo từng thời kỳ.
Mức lương tối thiểu được xác định theo từng tháng, ngày, giờ và được
xác lập theo vùng, ngành. Căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người
lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế-xã hội và mức tiền lương trên

2
thị trường lao động, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng trên co
sở khuyến nghị của hội đồng tiền lương quốc gia
VD : Mức lương tối thiểu của các quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc
tỉnh Thanh Hóa là:
o Vùng III (mức lương tối thiểu 3.640.000 vnd):
+ Thành phố Thanh Hóa, Sầm Sơn
+ Thị xã Bỉm Sơn
+ Các huyện Đông Sơn, Quảng Xương.
o Vùng IV (3.250.000vnd): Các huyện Bá Thước, Cẩm Thủy, Hà
Trung, Hậu Lộc, Mường Lát, Nga Sơn.
4. Tiền lương giờ làm thêm
- Khái niệm : Người lao động làm thêm giờ được trả lương theo đơn giá
tiền lương hoặc tiền lương thực trả của công việc đang làm vào ngày
thường, ít nhất bằng 150% ; vào ngày nghỉ hàng tuần quy định, ít nhất
bằng 200%; vào ngày lễ , ngày nghỉ có hưởng lương thì ít nhất bằng
300%
VD : Khi bạn đi làm với mức lương 8.000.000vnd thì trung bình mỗi
ngày bạn sẽ có thu nhập khoảng 364.000nvd/ngày và khoảng
45.000nvd/giờ ( với giả thiết là bạn đi làm theo giờ hành chính
8h/ngày/tháng và được nghỉ thứ 7 chủ nhật ) . Vào dịp nghỉ lễ 30/4-
1/5 năm 2023 Nhà nước thông báo công dân sẽ được nghỉ lễ 5 ngày ,
nếu như công ty nơi bạn làm việc yêu cầu bạn làm thêm giờ thì theo
quy định của Nhà nước, mỗi giờ bạn làm thêm bạn sẽ nhận được mức
lương là khoảng gần 135.000vnd/giờ.
Bảng tính tiền lương tham khảo
STT Nội dung Lương Lương thêm Tổng

cơ bản giờ số tiền

3
1 Làm việc theo thời gian quy định trong hợp đồng lao động 100% 0 100%

2 Làm việc thêm 100% 50% 150%

3 Làm việc ban đêm 100% 50% 150%

4 Làm thêm giờ + làm đêm 100% 50% +50% 200%

5 Làm việc vào ngày nghỉ (ngày nghỉ có lương) 100% 50% 150%

6 Làm việc vào ngày nghỉ (ngày nghỉ không lương) 100% 0 100%

7 Làm thêm giờ + làm đêm + ngày nghỉ lễ không lương 100% 50%+50% 200%

8 Làm thêm giờ + làm đêm + ngày nghỉ lễ có lương 100% 50%+50%+50% 250%

II. Hợp đồng lao động


1. Khái niệm hợp đồng lao động
- Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa hai bên, một bên là người lao
động đi tìm việc làm, còn bên kia là người sử dụng lao động cần thuê
mướn người làm công. Trong đó người sử dụng lao động không phân biệt
giới tính và quốc tịch, cam kết làm một công việc cho người sử dụng lao
động bằng cách tự nguyện đặt hoạt động lao động của mình dưới quyền
quản lý của người đó để đổi lấy một số tiền lao động gọi là tiền lương.
Trước khi nhận người lao động vào tìm việc làm thì người sử dụng lao
động vào tìm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao
động với người lao động.
- 3 yếu tố cấu thành hợp đồng lao động: sự cung ứng 1 công việc, sự trả
công lao động dưới dạng tiền lương, sự phụ thuộc về mặt pháp lý của
người lao động trước người sử dụng lao động.
2. Chủ thể của hợp đồng lao động

Chủ thể của hợp đồng lao động là các bên trong quan hệ hợp đồng lao động,
trong đó:

4
- Người lao động: Là cá nhân với điều kiện:
 Dưới 13 tuổi: giao kết hợp đồng lao động có sự đồng ý của bố mẹ
hoặc người giám hộ hợp pháp và cơ quan chuyên môn về lao động
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; chỉ được làm những việc nghệ
thuật, thể dục, thể thao mà không làm tổn hại đến sự phát triển thể
lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi; và thời gian làm
việc hạn chế.
 Từ 13 đến 15 tuổi: giao kết hợp đồng có sự đồng ý của bố mẹ hoặc
người giám hộ hợp pháp; chỉ được làm việc nhẹ theo danh mục do
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; và thời
gian làm việc hạn chế.
 Từ 15 đến dưới 18 tuổi: tự mình giao kết hợp đồng lao động; chỉ
được làm những việc không cấm sử dụng lao động chưa thành
niên; và giờ lao động bị hạn chế.
 Trên 18 tuổi: tự mình giao kết hợp đồng lao động với tất cả mọi
việc làm.
- Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
3. Nội dung và hình thức của hợp đồng lao động
- Nội dung hợp đồng lao động cần có những nội dung quan trọng: thông tin
nhân thân người sử dụng lao động, người lao động và người giao kết hợp
đồng lao động bên phía người sử dụng lao động và bên phía người lao
động; công việc và địa điểm làm việc; thời gian của hợp đồng lao động;
mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn
trả lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác; chế độ nâng bậc, nâng
lương; thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi; trang bị bảo hộ lao động

5
cho người lao động; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất
nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
- Hình thức: có 2 loại hình thức hợp đồng lao động là hợp đồng bằng
miệng và hợp đồng bằng văn bản.
 Hợp đồng bằng miệng( bằng lời nói) chỉ áp dụng với công việc có thời
hạn dưới 1 tháng, trừ trường hợp (1) nhóm người lao động từ đủ 18
tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời
hạn dưới 12 tháng; (2) người lao động chưa đủ 15 tuổi; và (3) lao
động là người giúp việc gia đình.
 Hợp đồng lao động bằng văn bản là bắt buộc trong trường hợp giao
kết hợp đồng lao động, trừ các trường hợp cho phép giao kết hợp đồng
bằng lời nói nêu trên. Hợp đồng lao động được giao kết bằng văn bản
và được làm thành 2 bản, người lao động giữ một bản, người sử dụng
lao động giữ 1 bản. Hợp đồng lao động được giao kết thông qua
phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định
của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động
bằng văn bản.
- Loại hợp đồng lao động: có 2 loại hợp đồng lao động
 Hợp đồng lao động không xác định thời gian là hợp đồng mà trong đó
hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp
đồng.
 Hợp đồng lao động xác định thời hạn lao động là hợp đồng mà trong
đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp
đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực
của hợp đồng.
4. Chấm dứt hợp đồng lao động

6
- Khái niệm: Chấm dứt hợp đồng là kết thúc việc thực hiện các thoả thuận
mà các bên đã đạt được khi tham gia vào quan hệ hợp đồng, làm cho việc
thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng ngừng hẳn
lại, bên có nghĩa vụ không có trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ và
bên có quyền không thể buộc bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ
được nữa.

 Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
o Trong mọi trường hợp, với mọi loại hợp đồng (có xác định thời
hạn hay không xác định thời hạn), bất kể có hay không có lý do và
lý do là gì, người lao động nếu muốn đều có thể tự mình đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải tiến hành
một thủ tục đặc biệt có ý nghĩa kiểm soát quyền từ một chủ thể
khác.
o Cơ hội duy nhất cho người sử dụng lao động trong việc phản đối
quyết định của người lao động bằng cách bắt người này phải gánh
chịu những hậu quả nhất định khi chứng minh thành công trước
Toà án rằng, người lao động đã đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động một cách trái pháp luật.
 Điều kiện để thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động của người lao động:
o Không được bố trí đúng vị trí công việc, địa điểm làm việc hoặc
không được đảm bảo điều kiện làm việc theo thỏa thuận.
o Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn.

7
o Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói,
hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.
o Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
o Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc.
o Đủ tuổi nghỉ hưu.
o Người sử dụng lao động cung cấp thông tin làm ảnh hưởng đến
việc thực hiện hợp đồng lao động.
 Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
o Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác
định thời hạn;
o Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời
hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
o Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác
định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
o Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo
trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ”.

VD: A là sinh viên đi làm thêm, chủ cửa hàng có đưa A ký văn bản Thỏa thuận
công việc, trong đó ghi thông tin bên giao việc là chủ cửa hàng, bên nhận việc là A,
các công việc A phải làm, thời gian làm hàng ngày, mức tiền công được nhận tính
theo tuần, các trường hợp bị trừ tiền, thưởng tiền... A làm ở đó được 3 tháng, vì A
bị ốm nên xin nghỉ 03 ngày. Khi đến làm lại thì chủ cửa hàng nói đã thuê người
khác. A đề nghị thanh toán nốt tiền công tuần cuối cùng cho A nhưng chủ cửa hàng
nói A xin nghỉ đột xuất, cửa hàng mất tiền môi giới tìm người thay nên tiền đó bị
trừ vào khoản tiền công của A do gây thiệt hại cho cửa hàng. Còn dọa A là bản

8
Thỏa thuận công việc đó không phải hợp đồng lao động nên A không có căn cứ để
kiện được. Chủ cửa hàng nói như vậy có đúng không?

Trả lời:

- Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng
lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và
nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa
thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công,
tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là
hợp đồng lao động.
- Như vậy A và chủ cửa hàng ký bản Thỏa thuận công việc, chứ không phải
hợp đồng lao động, nhưng trong bản Thỏa thuận công việc có nội dung về
việc làm có trả công, tiền lương, thời gian làm thì phải coi đó là Hợp đồng
lao động. Và A có thể căn cứ văn bản thỏa thuận này để làm căn cứ khởi
kiện chủ cửa hàng đã không làm đúng thỏa thuận trả tiền công ban đầu đã ký
kết, bảo đảm quyền

VD: Chị S xin đi làm công nhân, nhưng công ty may F chỉ tuyển lao động có bằng
cấp ba, mà chị S mới học hết lớp 9. Chị S đã mượn bằng cấp ba của chị họ để xin
đi làm công nhân ở công ty may F và được nhận vào. Một thời gian sau chị bị phát
hiện là khai bằng cấp không đúng, vậy chị S đã vi phạm quy định nào của pháp
luật về lao động?

Trả lời:

Trường hợp của chị S đã vi phạm quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao
kết hợp đồng lao động:

 Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người
lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ
9
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương,
hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công
nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao
động mà người lao động yêu cầu.
 Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng
lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ
học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn
đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà
người sử dụng lao động yêu cầu.
III. Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi
1. Thời giờ làm việc
- Khái niệm:
 Thời giờ làm việc là độ dài thời gian mà người lao động phải tiến
hành lao động theo quy định của pháp luật, theo thỏa ước lao động tập
thể hoặc theo hợp đồng lao động.
 Theo bộ luật lao động năm 2019, điều 105. Thời giờ làm việc bình
thường quy định:
o Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và
không quá 48 giờ trong 01 tuần.
o Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo
ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết;
trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá
10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
o Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần
làm việc 40 giờ đối với người lao động.

10
o Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian
làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
o Thời giờ làm việc ban đêm là từ 22h ngày hôm trước đến 6h sáng
ngày hôm sau.
- Thời giờ làm thêm:
 Người lao động làm việc ngoài những thời gian được xác định là thời
giờ làm việc bình thường theo quy định pháp luật, thỏa ước lao động
tập thể hoặc theo nội quy lao động được tính là làm thêm giờ.
 Việc người sử dụng lao động sử dụng người lao động làm thêm giờ
phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 107 BLLĐ:
o Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ
làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao
động tập thể hoặc nội quy lao động.
o Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm
giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số
giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy
định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm
việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01
ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200
giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này

11
o Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm
không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công
việc hoặc trường hợp sau đây:
a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày,
điện, điện tử, chế biến nông, lâm, ngư nghiệp, thủy sản;
b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ
chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng
đầy đủ, kịp thời;
d) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì
hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm
hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không
dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa,
thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản
xuất;
e) Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
o Khi tổ chức làm thêm giờ theo quy định tại khoản 3 Điều này,
người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan
chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Thời giờ nghỉ ngơi
- Khái niệm:
 Thời giờ nghỉ ngơi là độ dài thời gian mà người lao động được tự do
sử dụng ngoài nghĩ vụ lao động thực hiện trong thời giờ làm việc.
 Trong đó có hai loại thời giờ nghỉ ngơi: thời giờ nghỉ ngơi được
hưởng lương và thời giờ nghỉ ngơi không được hưởng lương.

12
- Thời gian nghỉ giữa ca (nghỉ giải lao) (điều 109 bộ luật lao động năm
2019):
 Người lao động làm việc từ 6h trở lên trong một ngày thì được nghỉ
giữa giờ ít nhất 30' liên tục.
 Người lao động làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45'
liên tục.
- Thời giờ nghỉ tuần. ( điều 111 BLLD năm 2019)
 Mỗi tuần lễ, người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên
tục), thường là vào ngày chủ nhật. Tuy nhiên, đối với những cơ quan,
xí nghiệp do yêu cầu của sản xuất, công tác hoặc phục vụ nhân dân
đòi hỏi phải làm việc liên tục cả tuần, kể cả chủ nhật thì người sử
dụng lao động có thể sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào một ngày khác
trong tuần cho từng nhóm người lao động khác nhau.
 Trường hợp do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần, thì người
sử dụng lao động phải đảm bảo cho người lao động chế độ nghỉ bù
thỏa đáng. Tính bình quân mỗi tháng, người lao động được nghỉ ít
nhất 4 ngày.
- Thời gian nghỉ năm. ( điều 113 BLLĐ năm 2019 )
 Người lao động được nghỉ hàng năm khi họ làm việc được ít nhất 12
tháng liên tục tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao
động.
 Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật lao động nước ta thì thời gian nghỉ
hàng năm được chia ra làm 3 mức là : 12, 14 và 16 ngày, cụ thể như
sau:
o 12 ngày làm việc, đối với người làm công việc trong điều kiện bình
thường.

13
o 14 ngày làm việc, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc
nghiệt và đối với người dưới 18 tuổi;
o 16 ngày làm việc, đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm; người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt.
 Thời gian đi đường không tính vào ngày nghỉ hàng năm. Số ngày nghỉ
hàng năm của người lao động còn được tăng theo thâm niên làm việc
tại một doanh nghiệp, hoặc với một người sử dụng lao động, cứ 5 năm
được nghỉ thêm 1 ngày. Trong thời gian nghỉ hàng năm, người lao
động được hưởng nguyên lương cộng phụ cấp lương. Ngoài ra, người
lao động còn được thanh toán tiền tàu xe đi và về (nếu có).
- Thời giờ nghỉ lễ, nghỉ tết. ( điều 112 theo BLLĐ năm 2019 )
 Trong 1 năm, người lao động được nghỉ lễ tết tất cả 10 ngày : 1 ngày
tết dương lịch, 5 ngày tết âm lịch, 1 ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, 1 ngày
chiến thắng, 1 ngày quốc tế lao động, 2 ngày quốc khánh.
 Nếu những ngày đó trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động
được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.
 Ngoài ra, nếu người lao động là người nước ngoài thì họ được nghỉ
thêm 1 ngày quốc khánh và 1 ngày tết cổ truyền dân tộc họ nếu có.
- Thời giờ nghỉ việc riêng. ( điều 115 BLLĐ năm 2019 )
 Nghỉ việc riêng là người lao động được nghỉ để giải quyết tình cảm cá
nhân và gia đình họ. Thời gian nghỉ về việc riêng không quá 3 ngày
lao động.
 Người lao động được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương
trong các trường hợp sau đây:

14
o Kết hôn, nghỉ 3 ngày;
o Con kết hôn, nghỉ 1 ngày;
o Bố mẹ ruột (cả bố mẹ bên chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc chồng
chết, con chết, nghỉ 3 ngày.

15

You might also like