You are on page 1of 5

1

Câu 1: Trình bày đối tượng nghiên cứu của Lý luận nhà nước và pháp luật, cho 1 VD
- Đối tượng nghiên cứu của LLNNPL là lý luận về NN và lý luận về PL được thể hiện ở 5 nội dung cụ thể sau:
* Từ chìa khoá: quy luật, những vấn đề cơ bản, mối quan hệ, trường phái, khái niệm
- Các quy luật cơ bản, đặc thù về sự hình thành, tồn tại, pháp triển của nhà nước và pháp luật
- Những vấn đề cơ bản, bao quát nhất của đời sống nhà nước và pháp luật
- Mối quan hệ của nhà nước và pháp luật với các hiện tượng xã hội khác
- Các trường phái nhà nước, pháp luật
- Hệ thống các khái niệm cơ bản về nhà nước và pháp luật làm cơ sở cho các ngành khoa học pháp lý
Câu 2: Trình bày phương pháp nghiên cứu của Lý luận nhà nước và pháp luật, cho 1 VD.
- Phương pháp luận:
+ Triết học Mác Lênin: chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
+ Các quan điểm tiến bộ, nhân văn khác của nhân loại
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể (7): trìu tượng, phân tích-tổng hợp, so sánh, hệ thống, thống kê, xã hội
học, nêu vấn đề
- Có thể lấy vd cho phương pháp xhh về vấn đề VN có nên bỏ án tử hình không và phương pháp nêu vấn đề
‘nếu VN bỏ án tử hình thì vấn đề gì sẽ xảy ra, tích cực – tiêu cực’
Câu 3: Trình bày các quan điểm khác nhau về sự hình thành nhà nước, các phương thức hình thành nhà
nước trong lịch sử, cho VD về sự ra đời của nhà nước Văn lang Âu lạc.
- Các quan điểm khác nhau về sự hình thành nhà nước (8): thuyết thần quyền (phái Quân chủ, phái Giáo quyền,
phái Dân quyền), thuyết gia trưởng, thuyết khế ước xã hội, thuyết bạo lực, thuyết tâm lý, quan niệm nhà nước
siêu trái đất, thuyết thủy lợi, thuyết Mác Lê
- Các phương thức hình thành nhà nước trong lịch sử theo học thuyết Mác Lê
+ phương tây: nhà nước Aten, nhà nước Giecmanh, nhà nước Roma
+ phương đông: trị thủy - thủy lợi và chống ngoại xâm
Câu 4: Trình bày các đặc trưng cơ bản của nhà nước, cho VD, nêu định nghĩa nhà nước và phân tích.
- Các đặc trưng:
+ NN là tổ chức có quyền lực chính trị công cộng đặc biệt
+ NN có lãnh thổ và dân cư
+ NN có chủ quyền quốc gia
+ NN là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và đảm bảo sự thực hiện pháp luật (từ khoá: PL)
+NN là tổ chức duy nhất có quyền định ra và thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc (từ khoá: thuế)
- Định nghĩa: nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị, quyền lực công của xã hội, của nhân dân, có chủ quyền,
thực hiện việc quản lý các công việc chung của toàn xã hội trên cơ sở pháp luật và lợi ích chung với bộ máy
nhà nước chuyên trách, nhà nước có trách nhiệm bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự do của con người, vì sự phát
triển bền vững của XH
- Ý chính của định nghĩa cần nhớ: nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt thực hiện việc
quản lý xã hội trên cơ sở pháp luật và lợi ích chung.
- Ý cần phân tích:
+ quyền lực chính trị khác gì quyền lực công của nhà nước và cho ví dụ (theo Mác, quyền lực chính trị là
quyền lực của giai cấp thống trị trong các NN bóc lột, còn quyền lực công là quyền lực của cộng đồng trao cho
NN để thực hiện các công việc công cộng, VD trong nhà nước chiếm hữu nô lệ, chủ nô sử dụng quyền lực
chính trị để bảo vệ quyền sở hữu nô lệ nhưng cũng phải chăm lo cho cộng đồng bằng quyền lực công)
+ tại sao NN quản lý XH không chỉ bằng PL mà còn bằng cả lợi ích chung: thiếu luật, luật không phù hợp với
lợi ích chung
Câu 5: Trình bày hình thức chính thể, cho VD
- Khái niệm: hình thức chính thể là cách thức tổ chức, trình tự thành lập các cơ quan cao nhất của quyền lực
nhà nước, mối quan hệ giữa các cơ quan này với nhau và với nhân dân
- Phân loại:
+ Chính thể quân chủ: là hình thức chính thể trong đó quyền lực tối cao tập trung toàn bộ hay một phần vào
tay một người đứng đầu nhà nước được chuyển giao theo nguyên tắc thừa kế ‘cha truyền con nối’ là vua
+ Chính thể quân chủ tuyệt đối: là hình thức chính thể trong đó người đứng đầu nhà nước (vua) nắm
trọn quyền lực nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp): Brunei, Qatar
2
+ Câu hỏi gv có thể hỏi: nếu Brunei hết dầu mỏ thì vấn đề gì sẽ xảy ra, liệu chính thể có bị
thay đổi không
+ Trả lời:
+ Nếu Quốc vương Brunei không tìm được nguồn tài chính nào thay thế dầu
mỏ thì có thể Brunei sẽ thay đổi chính thể, có thể là chính thể Quân chủ lập hiến (đại nghị) vì đa phần người
dân Brunei theo đạo Hồi với niềm tin vào thánh Allah và Quốc vương hiện tại của Brunei đang được đa phần
người dân kính trọng
+ Nếu Quốc vương Brunei tìm được nguồn tài chính khác thay thế dầu mỏ thì
có thể Brunei sẽ không thay đổi chính thể
+ Chính thể quân chủ hạn chế (quân chủ lập hiến): là hình thức chính thể trong đó quyền lực của
nguyên thủ quốc gia bị hạn chế bởi các thiết chế nhà nước khác như Nghị viện, chính phủ
+ Chính thể quân chủ nhị nguyên: là hình thức chính thể trong đó quyền lực nhà nước chia đều
cho vua, nghị viện. VD Nhật bản, Thái lan.. trước đây
+ Chính thể quân chủ đại nghị: là hình thức chính thể trong đó quyền lực nhà nước không còn
thuộc về vua, vua không có thực quyền, chỉ ‘trị vì nhưng không cai trị’. VD: Vương quốc Anh, Cămpuchia..
+ Chính thể cộng hoà: là hình thức chính thể trong đó quyền lực tối cao nhà nước thuộc về một cơ quan được
bầu ra trong một thời hạn – nhiệm kỳ nhất định
+ Cộng hoà quý tộc: là quyền bầu cử và ứng cử các cơ quan quyền lực cao nhất chỉ thuộc về tầng lớp
quý tộc. VD: nhà nước Spac Hy lạp, La Mã..
+ Cộng hoà dân chủ: là quyền bầu cử và ứng cử các cơ quan quyền lực cao nhất chỉ thuộc về nhân dân
+ Cộng hoà dân chủ theo chế độ XHCN: VN, TQ..
+ Cộng hoà dân chủ theo chế độ TBCN:
+ Cộng hoà tổng thống: là hình thức chính thể mà trong đó tổng thống vừa là nguyên
thủ quốc gia, vừa đứng đầu chính phủ, có quyền lực to lớn, do nhân dân bầu ra. VD: Mĩ, Indonesia..
+ Cộng hoà đại nghị: là hình thức chính thể mà ở đó nguyên thủ quốc gia do nghị viện
bầu ra, không do nhân dân trực tiếp bầu, chính phủ do thủ tướng đứng đầu không chịu trách nhiệm trước
nguyên thủ quốc gia mà chịu trách nhiệm trước nghị viện. VD: Đức, Ý..
+ Cộng hoà lưỡng tính: là hình thức chính thể có sự kết hợp những đặc trưng cơ bản
của cộng hoà tổng thống và cộng hoà đại nghị và cả những đặc điểm mới không có ở cả hai hình thức cộng hoà
đó: Nga, Singapore..
Câu 6: Trình bày hình thức cấu trúc và cho VD
- Khái niệm: hình thức cấu trúc là sự tổ chức quyền lực nhà nước về mặt lãnh thổ và tính chất của mối quan
hệ giữa các bộ phận cấu thành của nhà nước, mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước trung ương với địa
phương
- Ý chính: hình thức cấu trúc là sự tổ chức quyền lực nhà nước về mặt lãnh thổ
- Phân loại: phân biệt sự khác nhau giữa 2 nhà nước đơn nhất và liên bang

Tiêu chí so sánh Đơn nhất Liên bang


Nguồn gốc ra đời Hình thành từ 1 lãnh thổ duy nhất Từ 2 hay nhiều nhà nước thành viên
Chủ quyền quốc gia Chung thống nhất Mỗi nhà nước thành viên có chủ quyền riêng
Hệ thống các cơ quan NN Có 1 hệ thống Có 2 hệ thống
Hệ thống pháp luật 1 2
Quốc tịch của công dân 1 2
VD VN, TQ.. Mĩ, Nga..
+ Nhà nước liên minh: là sự liên kết tạm thời của các nhà nước với nhau để thực hiện những mục đích nhất
định. Sau khi đã đạt được các mục đích đó, nhà nước liên minh tự giải tán hoặc có thể chuyển thành nhà nước
liên bang.
VD: Mỹ từng là sự liên kết của 13 bang để chống thực dân Anh, sau khi giành độc lập đã phát triển thành nhà
nước liên bang
Câu 7: Trình bày bản chất, đặc điểm, hình thức của NNVN
- Bản chất NN VN theo học thuyết Mác
+ Tính giai cấp: NN CHXHCN VN là NN của giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và đội ngũ
trí thức (khoản 2 điều 2 HP2013)
3
+ Tính xã hội: giai cấp công nhân xuất thân từ tầng lớp bị trị nên khi giành được quyền lực sẽ vì tất cả nhân
dân lao động, bảo vệ lợi ích của các giai tầng trong xã hội (Điều 2 HP)
- Đặc điểm (6):
+ là NN của dân
+ do ĐCSVN lãnh đạo
+ là NN pháp quyền XHCN
+ là NN dân chủ
+ là NN thống nhất các dân tộc
+ là NN hoà bình
- Hình thức:
+ Chính thể: cộng hoà dân chủ theo bản chất NN XHCN
+ Cấu trúc: đơn nhất
+ Chế độ chính trị: dân chủ
Câu 8: Chức năng nhà nước: khái niệm, phân loại, các yếu tố tác động đến việc xác định và thực hiện
chức năng nhà nước, nêu ví dụ.
- KN: chức năng nhà nước là những phương diện (mặt) hoạt động chủ yếu của nhà nước, thể hiện bản chất, vai
trò xã hội, mục tiêu và các nhiệm vụ của nhà nước, được thực hiện bằng những hình thức và phương pháp nhất
định
- Ý chính: chức năng nhà nước là những hoạt động chủ yếu của nhà nước
- Phân loại:
+ căn cứ vào phạm vi hoạt động: đối nội và đối ngoại
+ căn cứ vào tổ chức quyền lực nhà nước: chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp
+ căn cứ vào các lĩnh vực hoạt động xã hội: chức năng kinh tế, xã hội, văn hoá...
- Các yếu tố tác động:
+ địa chính trị
+ truyền thống văn hoá
+ tương quan lực lượng
+ xu thế thời đại
- Sv tự nêu vd
Câu 9: Hình thức và phương pháp thực hiện chức năng nhà nước, liên hệ vào các chức năng của nhà
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam
- Các hình thức pháp lý thực hiện CNNN:
+ xây dựng chính sách, pháp luật
+ tổ chức thực hiện PL
+ bảo vệ PL
- Các phương pháp pháp lý thực hiện CNNN:
+ giáo dục, thuyết phục
+ cưỡng chế
+ các phương pháp khác: kinh tế, hành chính, hướng dẫn, khen thưởng..
Câu hỏi gv có thể hỏi: theo em, 2 phương pháp chính là giáo dục thuyết phục và cưỡng chế, phương pháp nào
có hiệu quả hơn
+ Gợi ý trả lời: Giáo dục thuyết phục có hiệu quả hơn vì ít chi phí và mang lại tâm lý tích cực
Câu 10: Chức năng kinh tế của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam. Cho VD?
Gợi ý dàn bài:
- Nêu khái niệm: chức năng kinh tế là những hoạt động chủ yếu của nhà nước về kinh tế
- Vị trí vai trò của CNKT: có vị trí vai trò quan trọng, là điều kiện để thực hiện các chức năng xã hội khác
- Nội dung của chức năng kinh tế
+ xây dựng chính sách pháp luật nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
+ tổ chức thực hiện
+ đối mới chính sách pháp luật và tổ chức thực hiện chức năng KT
+ thanh kiểm tra và xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật
+ Chính phủ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện chức năng kinh tế
VD: đại án tham nhũng kinh tế Đinh La Thăng
Câu 11: Chức năng xã hội của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam. Cho VD?
4
Gợi ý dàn bài:
- Nêu khái niệm: chức năng xã hội là những hoạt động chủ yếu của nhà nước về XH bao gồm các hoạt động về
văn hoá, giáo dục, y tế..
- Vị trí vai trò của CNXH: có vị trí vai trò quan trọng, thúc đẩy xã hội phát triển bền vững
- Nội dung của chức năng XH
+ xây dựng chính sách pháp luật trong các lĩnh vực XH: văn hoá, giáo dục, y tế..
+ tổ chức thực hiện
+ thanh kiểm tra và xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật
VD: vụ ô nhiễm môi trường của công ty Fomusa
Câu 12: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam: khái niệm, phân loại các cơ quan trong
bộ máy nhà nước, các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt nam. Cho vd
- Khái niệm: bộ máy nhà nước CHXHCN VN là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương
được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung nhất định nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ và các
chức năng của nhà nước
- Ý chính: bộ máy nhà nước CHXHCN VN là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương
- Phân loại: căn cứ vào vị trí, chức năng, thẩm quyền của các cơ quan NN, bộ máy NN ta được cấu thành từ 4 hệ
thống các cơ quan nhà nước và 1 chức danh nguyên thủ quốc gia là chủ tịch nước:
+ Hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc Hội và HĐND các cấp
+ Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ và UBND các cấp
+ Hệ thống các cơ quan xét xử: Toà án nhân dân tối cao và các toà án khác do luật định
+ Hệ thống các cơ quan công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp: Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các viện
kiểm sát khác do luật định
+ Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia
- Các nguyên tắc:
+ quyền lực nhà nước là thống nhất
+ tất cả quyền lực thuộc về nhân dân
+ bảo đảm quyền con người, quyền công dân
+ tuân thủ Hiến pháp và pháp luật
+ Đảng CSVN lãnh đạo
+ tập trung dân chủ
Vd: sinh viên tự tìm
Câu 13: Khái niệm, các đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền. Liên hệ Hiến pháp sửa đổi năm
2013 về sự thể hiện các đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền.
- Khái niệm: trang 205 giáo trình
- Ý rút gọn: NN pháp quyền là NN đảm bảo quyền con người bằng kiểm soát quyền lực NN
- Các đặc trưng của NNPQ
* nhóm các đặc trưng về NN:
+ đảm bảo quyền con người (đặc trưng thứ 2 trong giáo trình)
+ kiểm soát quyền lực NN (t4)
+ giới hạn quyền lực (t3)
+ mối quan hệ bình đẳng giữa NN và cá nhân (t5)
+ là NN dân chủ - phát triển xã hội dân sự lành mạnh (t7)
* nhóm các đặc trưng về PL:
+ thượng tôn hiến pháp, pháp luật (t1)
+ tính tối cao của Hiến pháp, luật (t6)
+ tương thích PL quốc gia – quốc tế (t9)
+ yêu cầu về PL: công bằng, nhân đạo.. (t8)
- Liên hệ: xem và phân tích điều 2, 14
Câu 14: Hệ thống chính trị Việt nam: khái niệm, các bộ phận cấu thành, vị trí, vai trò của nhà nước
trong hệ thống chính trị Việt nam. Cho vd
- Khái niệm: trang 245 giáo trình
- Ý chính: Hệ thống ctri VN là các thiết chế chính trị tham gia thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân dưới
sự lãnh đạo của ĐCSVN
5
- Các bộ phận cấu thành:
+ Đảng CSVN
+ NN
+ Mặt trận và các thành viên:
+ Đoàn thanh niên
+ Công đoàn
+ Hội phụ nữ
+ Hội nông dân
+ Hội cựu chiến binh
- Vị trí vai trò của NN trong HTCTVN
+ NN tạo cơ sở pháp lý, điều kiện vật chất cho các thiết chế chính trị trong HTCTVN
+ NN thực hiện đường lối, chính sách của ĐCSVN
VD: Luật thanh niên 2020

You might also like