You are on page 1of 3

NHÓM 3

NGHIÊN CỨU VỀ SÁNG TẠO NỘI DUNG CHO TRẺ EM TRÊN YOUTUBE TẠI VIỆT NAM
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong thời đại công nghệ số phát triển hiện mạnh mẽ hiện nay, YouTube là một trong những nền tảng giải trí trực tuyến phổ biến nhất
dành cho trẻ em. Theo thống kê của YouTube, hiện nay trên thế giới có tới 90% là trẻ em dưới 12 tuổi đang sử dụng YouTube. Tại Việt Nam,
quốc gia có lượng người dùng YouTube là trẻ em cao thứ 4 trên thế giới .Tính đến tháng 7/2023, Việt Nam có hơn 12 triệu người dùng
YouTube dưới 12 tuổi, chiếm khoảng 20% tổng số người dùng YouTube tại Việt Nam.
Với sự phát triển của YouTube đã tạo ra một thị trường nội dung giải trí, giáo dục đa dạng cho trẻ em vô cùng tiềm năng. Hiện nay có
hàng triệu video với nhiều chủ đề và thể loại khác nhau trên YouTube dành cho trẻ em, điều này cho thấy nhu cầu của trẻ em đối với nội dung
trên nền tảng này là rất lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những nội dung chất lượng, vẫn còn tồn tại nhiều nội dung chất lượng thấp, thiếu an toàn,
ngôn ngữ không phù hợp với lứa tuổi của trẻ, hoặc có thể dẫn đến các ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ.
Vì vậy, việc nghiên cứu sáng tạo nội dung cho trẻ em trên YouTube là cần thiết để đảm bảo nội dung phù hợp với lứa tuổi, mang tính giáo
dục và giải trí lành mạnh. Việc nghiên cứu về vấn đề này là cần thiết để: “ Đánh giá thực trạng sáng tạo nội dung cho trẻ em trên YouTube tại
Việt Nam, từ đó tìm ra những ưu điểm và hạn chế cần khắc phục”.
Với những lý do trên, việc nghiên cứu về sáng tạo nội dung cho trẻ em trên YouTube tại Việt Nam là một đề tài nghiên cứu có tính ứng
dụng cao, nhằm đề xuất các giải pháp và một số tiêu chí chính nhằm nâng cao chất lượng sáng tạo nội dung, giúp hỗ trợ các nhà sáng tạo nội
dung cho trẻ em có thể phát triển các nội dung phù hợp với trẻ em hơn.
2. Mục tiêu và những nhiệm vụ cần làm
Đề tài nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng của việc sáng tạo nội dung cho trẻ em trên YouTube tại Việt Nam, từ đó tìm ra những
ưu điểm và hạn chế cần khắc phục. Đề xuất một số tiêu chí chính để đánh giá chất lượng sáng tạo nội dung, nhằm hỗ trợ các nhà sáng tạo nội
dung cho trẻ em có thể phát triển các nội dung phù hợp với lứa tuổi, mang tính giáo dục và giải trí lành mạnh với trẻ em hơn. Đồng thời nghiên
cứu cũng cung cấp thêm thông tin cho các nhà quản lý nội dung để quản trị trên các nền tảng trực tuyến.
Để đạt được mục tiêu trên, chúng tôi sẽ tiến hành thu thập dữ liệu nội dung của các video sáng tạo cho trẻ em trên YouTube tại Việt Nam,
phân tích, so sánh và đánh giá các nội dung sáng tạo đó, để hướng tới mục tiêu như trên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng mà nghiên cứu nhắm đến là các nội dung được sáng tạo trên YouTube tại Việt Nam dành cho trẻ em dưới 12 tuổi, vì tính đến
tháng 7/2023, Việt Nam có hơn 12 triệu người dùng YouTube dưới 12 tuổi, chiếm khoảng 20% tổng số người dùng YouTube tại Việt Nam.
Trong phạm vi của nghiên cứu, để có thể đảm bảo tính khả thi, nghiên cứu chỉ tập trung vào 2 kênh YouTube sáng tạo nội dung dành cho
trẻ em tại Việt Nam được nhiều người biết đến là “Thơ Nguyễn – 10.200.000 subscribe” trong thời gian “01/09/2023 – 01/10/2023” và “Min
Min TV Minh Khoa – 3.070.000 subscribe” trong thời gian từ “01/09/2023 – 01/10/2023”.
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
Để phục vụ cho nghiên cứu, chúng tôi đã đưa ra một số câu hỏi chính, nhằm bám sát nội dung của nghiên cứu:
- Các nội dung trên Youtube hiện nay được trẻ em quan tâm là gì?
Các nội dung mang tính sáng tạo (vẽ, thủ công,…), có tính giải trí (thử thách, phiêu lưu, hành động,…)
- Tác động của những nội dung đó đối với trẻ em là gì?
Tác động tích cực: Giúp trẻ học hỏi, phát triển và thư giãn.
Tác động tiêu cực: Ảnh hưởng xấu đến hành vi, cử chỉ và lời nói của trẻ.
- Các tiêu chí chính để sáng tạo nội dung cho trẻ em trên YouTube tại Việt Nam là gì?
Phù hợp với lứa tuổi (Nội dung cần phù hợp với lứa tuổi của trẻ, không chứa hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ gây hại hoặc không phù hợp).
Giáo dục và giải trí (Nội dung cần vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính giải trí, giúp trẻ em học hỏi và phát triển). Hấp dẫn và thu hút
(Nội dung trò chơi cần hấp dẫn và thu hút sự chú ý của trẻ em, giúp trẻ em tiếp thu thông tin một cách hiệu quả).
5. Khung lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
Khung lí thuyết : Lý thuyết lựa chọn hợp lý (Rational choice theory):
• Lý thuyết lựa chọn hợp lý tuyên bố rằng các cá nhân sử dụng các tính toán hợp lý để đưa ra các lựa chọn hợp lý và đạt được kết
quả phù hợp với mục tiêu cá nhân của họ. Những kết quả này cũng liên quan đến việc tối đa hóa lợi ích cá nhân.
• Lý thuyết chọn lựa hợp lý có nguồn gốc từ một số triết thuyết, lý thuyết kinh tế học và nhân học và một số lý thuyết khác trong các
khoa học xã hội.
• Lý thuyết lựa chọn hợp lý được tiên phong bởi nhà xã hội học George Homans, người vào năm 1961 đã đặt ra khuôn khổ cơ bản
cho lý thuyết trao đổi, mà ông dựa trên các giả thuyết rút ra từ tâm lý học hành vi. Trong những năm 1960 và 1970, các nhà lý
thuyết khác (Blau, Coleman và Cook) đã mở rộng và mở rộng khuôn khổ của ông và giúp phát triển một mô hình chính thức hơn
về sự lựa chọn hợp lý.
• Lý thuyết này được áp dụng để giải thích vì sao các nhà sáng tạo nội dung lại lựa chọn các trò chơi liên quan đến trẻ em để làm
content cho video: Hiện nay, người xem video phần lớn là trẻ em, các video về trò chơi có thể thu hút được sự chú ý của khán giả
trẻ tuổi và giúp tăng lượng người xem. Các nội dung trò chơi phổ biến hiện nay mà trẻ em hay theo dõi thường là về các thể loại
video game như Minecraft, Roblox, … Các nội dung đó thường đơn giản và dễ làm nhưng vẫn đảm bảo được tính sáng tạo nên
ai cũng có thể thực hiện được.
• Lý thuyết giải thích vì sao trẻ em lại chọn các video có nội dung về trò chơi để xem: Các video về trò chơi giúp trẻ em thỏa mãn
nhu cầu về việc giải trí, bên cạnh đó, thông qua video về trò chơi, trẻ có thể học cách giải quyết vấn đề, tăng cường khả năng tập
trung và phát triển kỹ năng xã hội. Hơn nữa, trẻ em thích khám phá và luôn tò mò về những cái mới, các video về trò chơi cũng
có thể giúp trẻ em tìm hiểu về các sản phẩm mới nhất và cập nhật nhất trong ngành công nghiệp game. Trẻ em có thể học được
cách sử dụng các sản phẩm này và tìm hiểu về các tính năng mới của chúng.

Phương pháp nghiên cứu


Nghiên cứu phân tích nội dung: Đây là phương pháp phân tích và đánh giá nội dung những video đã được tạo ra trên Youtube.
a) Tiêu đề và mô tả
b) Thể loại và chủ đề
c) Thời lượng và tần suất công chiếu
d) Từ ngữ và ngôn ngữ sử dụng
Sau khi thu thập và phân tích dữ liệu, đánh giá và đưa ra kết luận về các đặc điểm và xu hướng của nội dung trò chơi cho trẻ em trên
Youtube.
6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lịch sử nghiên cứu vấn đề về lĩnh vực giáo dục
- YouTube videos for young children: an exploratory study (Video Youtube cho trẻ: một nghiên cứu khám phá) by Mari-
Carmen Caldeiro-Pedreira - Paula Renés-Arellano - Bárbara Castillo-Abdul - Ignacio Aguaded trên Digital Education Review –
Number 41, June 2022: Kết quả nghiên cứu cho phép họ khám phá các đặc điểm của nội dung có ảnh hưởng đến việc học không
chính thức, ủng hộ sự sáng tạo của trẻ và phát triển khả năng và năng lực của trẻ. Các kết luận nhấn mạnh sự tồn tại của một số
rủi ro nhất định liên quan đến việc sử dụng YouTube không đầy đủ, mời gọi phản ánh về sự cần thiết phải mở rộng các nghiên
cứu về chủ đề này. Nhấn mạnh vào việc thực hiện kiến thức truyền thông thực sự trong trường học trong thời thơ ấu để phát triển
khả năng của trẻ em.
- The effect of YouTube on traditional game culture of children (Tác động của Youtube đối với văn hóa trò chơi truyền
thống của trẻ em) by Nihan Celik & Adem Yilmaz trên First Monday Volume 27, Number 9 – 5th September 2022: Mục đích
chính của nghiên cứu này là tiết lộ tác động của video trò chơi trên YouTube đối với văn hóa trò chơi truyền thống của trẻ em,
quan sát những thay đổi trong hành vi chơi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, người ta đã xác định rằng các video trò chơi trên
YouTube có ảnh hưởng đến văn hóa trò chơi truyền thống. YouTube phát triển thói quen chơi mới khiến trẻ em bắt chước mọi
người và sự kiện trong video YouTube, làm giảm khả năng sáng tạo của chúng ở một mức độ nào đó.
- The relationship between youtube game content and politeness in children's language (Mối quan hệ giữa nội dung trò chơi
Youtube và sự lịch sự trong ngôn ngữ của trẻ em) by Dewi Asitta Suroyya, Sri Widayati, Kartika Rinakit Adhe, Wulan Patria
Saroinsong, Tuti Puspitasari trên tạp chí Al-Athfaal: Jurnal Ilmiah Pendidikan Anak Usia Dini của Đại học Raden Intan
Lampung, Indonesia xuất bản 2022: Nghiên cứu này đã được thực hiện với 52 trẻ em từ 5 đến 6 tuổi tại Indonesia. Kết quả nghiên
cứu cho thấy trẻ em xem nhiều nội dung trò chơi trên YouTube có xu hướng sử dụng ngôn ngữ lịch sự hơn trẻ em xem ít nội dung
trò chơi trên YouTube.
- YOUTUBE KIDS AS A MEDIUM FOR CHILDREN’S COGNITIVE DEVELOPMENT (Youtube Kids như là một
phương tiện phát triển nhận thức cho trẻ em) by Wanda Halim Mawaddah, Mohammad Halili trên tạp chí Paradigm: Journal
of Language and Literary Studies của Đại học Islam Malang, Indonesia năm 2023: Mục tiêu của nghiên cứu là trẻ em và tác động
tích cực của video trên YouTube Kids đến sự phát triển của trẻ với ba vấn đề chính: “mức độ tập trung, trí thông minh và ngôn
ngữ của trẻ em”. Nghiên cứu này sử dụng một phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: hai đứa trẻ đã tham gia vào các hoạt động
nhất định nhưng được điều trị đặc biệt. Với một phương pháp điều trị, có xu hướng tập trung cao, 1 đứa bé đã đáp ứng với các câu
hỏi đã cho và có nhiều từ vựng khác nhau. Ngược lại, đứa bé còn lại lại đi theo một hướng khác. Điều này chỉ ra rằng YouTube
Kids tạo điều kiện cho trẻ em phát triển nhận thức.
- Effect of YouTube Kids' App Content on Children's Behavior (Tác động của nội dung trên ứng dụng YouTube Kids đến
hành vi của trẻ em) là một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Global Digital & Print Media Review vào tháng 9 năm 2023,
trong số thứ 6, tập 1 của tạp chí, của tác giả Muhammad Asif Sarwar, Dawood Ahmad, Sana Tabassum từ Trường Đại học Quaid-
i-Azam, Pakistan: Nghiên cứu này khảo sát ảnh hưởng của nội dung trên ứng dụng YouTube Kids đến hành vi của trẻ em từ 3
đến 10 tuổi. Nghiên cứu tìm thấy rằng nội dung trên ứng dụng ảnh hưởng đến phát triển nhận thức, cảm xúc, xã hội và thể chất
của trẻ em theo cả chiều tích cực và tiêu cực. Nghiên cứu phân loại nội dung trên ứng dụng thành bốn loại: giáo dục, giải trí,
thương mại và có hại. Mỗi loại có những tác động khác nhau đến hành vi của trẻ em. Nghiên cứu đề xuất rằng phụ huynh nên
giám sát, hướng dẫn và giới hạn thời gian tiếp xúc của con em với ứng dụng và lựa chọn nội dung phù hợp với độ tuổi và sở thích
của con em. Nghiên cứu cũng khuyến nghị rằng YouTube nên cải thiện tính năng lọc nội dung và kiểm soát cha mẹ để đảm bảo an
toàn và chất lượng của ứng dụng cho trẻ em.
Hiện tại ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào liên quan về vấn đề này
7. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
Thứ nhất về mặt khoa học, nghiên cứu góp phần hệ thống hóa và bổ sung những lí luận cơ bản về sáng tạo nội dung cho trẻ em trên
Youtube. Đánh giá thực trạng sáng tạo nội dung cho trẻ em trên YouTube tại Việt Nam, từ đó đưa ra các ưu điểm, hạn chế cần khắc phục và đề
xuất các tiêu chí, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nội dung trên YouTube tại Việt Nam.
Thứ hai về ý nghĩa thực tiễn, nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà sáng tạo nội dung, phụ huynh, các nhà quản lý nội dung.
Đề xuất một số tiêu chí chính để đánh giá chất lượng sáng tạo nội dung, nhằm hỗ trợ các nhà sáng tạo nội dung cho trẻ em có thể phát triển các
nội dung phù hợp với lứa tuổi, mang tính giáo dục và giải trí lành mạnh với trẻ em hơn. Đồng thời nghiên cứu cũng cung cấp thêm thông tin
cho các nhà quản lý nội dung để quản trị trên các nền tảng trực tuyến
8. Kết cấu của nghiên cứu khoa học

Chương 1: Tổng quan về sáng tạo nội dung cho trẻ em trên - Thu thập thông tin, khảo sát, phân tích nội dung
YouTube trong phạm vi đề ra
1. Khái niệm sáng tạo nội dung cho trẻ em trên YouTube - So sánh, đánh giá các nội dung trong danh mục khảo
2. Lịch sử phát triển sáng tạo nội dung cho trẻ em trên sát
YouTube 3. Kết luận Chương 2
- Trên thế giới Chương 3: Tổng kết, đánh giá và đề xuất giải pháp sáng tạo
- Tại Việt Nam nội dung cho trẻ em trên YouTube tại Việt Nam
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sáng tạo nội dung cho trẻ em trên Kết Luận:
YouTube - Tóm tắt toàn bộ nội dung và quá trình nghiên cứu
4. Kết luận Chương 1 - Kết luận lại câu trả lời cho giả thuyết nghiên cứu ban
Chương 2: Thực trạng sáng tạo nội dung cho trẻ em trên dầu
YouTube Tài liệu tham khảo
1. Tình hình phát triển sáng tạo nội dung cho trẻ em trên Phụ lục: Bảng tổng hợp phân tích, đánh giá trong quá tình thu thập
YouTube thông tin trong phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Trên thế giới
- Tại Việt Nam
2. Phân tích thực trạng sáng tạo nội dung cho trẻ em trên
YouTube tại Việt Nam

You might also like