You are on page 1of 3

Mai Trần Diễm Phúc MSSV: 2156020107

Tìm các giải pháp âm vị học cụ thể về âm đầu, âm chính, âm cuối và


thanh điệu trong tiếng Việt
Giải pháp âm vị học về âm đầu:

Hệ thống âm đầu tiếng Việt có 21 phụ âm, bao gồm: /b, m, f, v, t, t’, d, n, z, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ,
l, k, χ, ŋ, ɣ, h/

Giải pháp 21 phụ âm đầu: không thừa nhận âm vị tắc thanh hầu /ʔ/ trong các âm tiết như:
a, oa, an, oan.

Giải pháp 22 phụ âm đầu: thừa nhận âm tắc thanh hầu /ʔ/ đứng đầu trong các âm tiết
như: a, oa, an, oan.

Giải pháp 23 hoặc 24 phụ âm đầu: ngoài việc thừa nhận âm tắc thanh hầu /ʔ/ đứng đầu
trong các âm tiết (a, oa, an, oan), còn đưa ra giải pháp âm vị là chấp nhận phụ âm /q/ (thể
hiện qua chữ viết “qu-“; hoặc chấp nhận phụ âm /p/ đứng đầu âm tiết như; pingpông, đèn
pin, vải pôpơlin, các tên riêng Pa Cô, Sa Pa, Pắc Bó

Nguyễn Lân đề nghị năm 1956 đã đề nghị hệ thống âm đầu bổ sung thêm các phụ âm đầu
quặt lưỡi (tr/s/r) theo phương ngữ Trung và phân biệt hai phụ âm đầu d và gi.

Giải pháp âm vị học về âm chính:

Theo giải pháp 16 âm vị âm chính , ta có 4 cặp nguyên âm đối lập theo tiêu chí ngắn -
dài: / ε - εˇ, ɔ - ɔˇ, a- ă, ɤ - ɤˇ /. Các nguyên âm đôi không có đối lặp ngắn dài.

Theo giải pháp 14 âm vị âm chính , ta có hai cặp đối lập ngắn dài: /a- ă, ɤ -ɤˇ/ (bớt/bất,
tơi/tây, lớn/lấn, lang/lăng, tai/tay, bác/bắc). Theo quan niệm này không thừa nhận 2 cặp
đối lập: / ε - εˇ, ɔ - ɔˇ/ (keng/canh, boong/bong) vì họ cho rằng đó là những từ tượng thanh
hay từ phiên âm ngoại lai; cho nên đó là những cứ liệu không thỏa đáng.

Giải pháp âm vị học về âm cuối:

- Giải pháp 8 âm vị cuối:


Âm cuối trong âm tiết tiếng Việt có thể là phụ âm tính, có thể là nguyên âm tính
(bán âm). Âm cuối có chức năng đóng âm tiết lại. Ngoài âm cuối /zero/, tiếng Việt
còn có 8 âm cuối có nội dung tích cực, trong đó có 6 phụ âm /m, n, ŋ, p, t, k/ và 2
bán nguyên âm /-w, -j/
- Giải pháp 10 âm vị âm cuối:
Ngoài 8 âm cuối nói trên còn chấp nhận thêm hai âm cuối / c / và / ɲ / là giải pháp
âm vị học - chính tả thuần túy. Dù trên chữ viết hay trong phát âm, tiếng Việt có
hai cặp phụ âm cuối / ŋ – k / và / c - ɲ / (ng - c và nh - ch), nhưng về mặt âm vị
học, chỉ có một cặp âm cuối / ŋ - k /, còn cặp âm cuối / c - ɲ / chỉ là biến thể của / ŋ
– k / mà thôi: inh ich, ênh êch, anh ach.

Giải pháp thanh điệu:

Đối với giải pháp 6 thanh điệu:

- Theo thống nhất hiện nay, giải pháp thanh điệu được áp dụng là Tiếng Việt có 6 thanh.
Có thể xét theo tiêu chí trong - đục vào phụ âm cuối, thừa nhận 3 tiêu chí khu biệt của
thanh điệu là cao - thấp, đi lên - đi xuống và gãy không gãy.

Đối với giải pháp 2 thanh điệu:

- tiêu chí căng – chùng

- tiêu chí có hoặc không có âm tắc thanh điệu

- tiêu chí trong – đục

Đối với giải pháp 4 thanh điệu:

Giải pháp này gắn với hệ thống âm cuối gồm 7 âm vị phụ âm (p, t, k, c, q, m, n, ng, h) và
2 âm vị bán nguyên âm. Làm thành phần âm cuối có thể là 1 âm vị hay một tổ hợp âm vị.

Đối với giải pháp 8 thanh điệu:

Có thêm hai thanh 7 (gọi là thanh sắc nhập, gần với thanh sắc, thanh 5) và thanh 8 (gọi là
thanh nặng nhập, gần với thanh nặng, thanh 6), được đối lập bởi tiêu chí trong/đục. Về âm
cuối: bớt được 3 phụ âm cuối tắc, vô thanh, chỉ còn (m, n, ng)

You might also like