You are on page 1of 27

BÀI TIỂU LUẬN/BÀI TẬP LỚN

HỌC PHẦN: TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG SƯ PHẠM

Tên chủ đề: Vai trò của màu sắc và âm thanh trong quá trình lao động
Giảng viên:
Nhóm sinh viên:

MỤC LỤC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ:...................................................................................................................1
2. THÂN BÀI:........................................................................................................................2
2.1. Khái niệm:................................................................................................................2
2.1.1. Khái niệm về màu sắc....................................................................................2
2.1.2. Khái niệm về âm thanh ..................................................................................3
2.2. Vai trò.......................................................................................................................3
2.2.1. Sự xuất hiện của màu sắc và âm thanh trong quá trình lao động. ................3
2.2.1.2. Sự xuất hiện của màu sắc.....................................................................5
2.2.2 Tác động của màu sắc và âm thanh trong quá trình lao động.........................6
2.2.2.1. Tác động của màu sắc trong quá trình lao động...................................6
2.2.2.2. Tác động của âm thanh trong quá trình lao động...............................10
2.3. Bàn luận..................................................................................................................12
2.3.1. Một số vấn đề phát sinh trong quá trình lao động........................................12
2.3.1.2. Một số vấn đề phát sinh về âm thanh.................................................14
2.3.2. Giải pháp......................................................................................................17
2.3.2.1. Giải pháp về màu sắc..........................................................................17
2.3.2.1.1. Giải pháp cho người sử dụng lao động.....................................17
2.3.2.1.2. Đối với người người lao động..................................................20
2.3.2.2. Giải pháp về âm thanh........................................................................20
2.3.2.2.1. Đối với người người sử dụng lao động....................................20
2.3.2.2.2. Đối với người người lao động.................................................23
3. KẾT LUẬN......................................................................................................................24
1
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................25

2
1. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Trong điều kiện của xã hội hiện đại ngày nay, lao động là một phần không thể thiếu
của mỗi người trong cuộc sống hàng ngày. Việc cải thiện điều kiện sống và làm
việc thường xuyên và có kế hoạch được Nhà nước quan tâm thực hiện thông qua
các chính sách kinh tế, xã hội quốc gia, góp phần quan trọng nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của người lao động. Điều kiện tiên quyết để cải thiện toàn diện
điều kiện sống và làm việc của người lao động là phát triển kinh tế, tăng năng suất
lao động, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học công nghệ... Hiệu quả của công việc
được chú trọng hơn bao giờ hết.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi con người bắt đầu quan tâm đến vai trò của các
yếu tố trong không gian làm việc tác động như thế nào đến quá trình lao động.
Trong số các yếu tố này, có thể nói, âm thanh và màu sắc là hai yếu tố có sự ảnh
hưởng đáng kể đến quá trình lao động. Mặc dù thường bị bỏ qua nhưng những yếu
tố này đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra một không gian làm việc hấp
dẫn, có khả năng tác động sâu vào các khía cạnh về sức khỏe, tập trung, sáng tạo và
hiệu suất công việc. Để làm việc tốt hơn người ta thường cố gắng cải thiện điều kiện
nơi làm việc hoặc không gian làm việc của họ. Có thể ví dụ như nhiều người thường
thích bật nhạc để làm việc tốt hơn hay đặt cây trên bàn tạo sự tươi mát thư giãn cho
mắt sau những giờ làm việc căng thẳng. Hoặc khi làm việc, họ còn có thể ngắm
nhìn khung cảnh qua khung cửa sổ hay ngắm nhìn những sắc màu, đường nét trong
căn phòng, để cải thiện tâm trạng.

Bằng cách hiểu được tác động của âm thanh và màu sắc đến quá trình làm việc,
cũng như hiệu quả của sự kết hợp hai yếu tố này, người lao động và sử dụng lao
động có thể tối ưu hóa môi trường làm việc để tạo ra bầu không khí hài hòa và năng
suất hơn. Bài luận này sẽ nghiên cứu về những vai trò của màu sắc và âm thanh
trong quá trình lao động, cũng như đề xuất một số biện pháp để sử dụng âm thanh
và màu sắc một cách hiệu quả để cải thiện chất lượng lao động và cuộc sống.

3
2. THÂN BÀI:

2.1. Khái niệm:

2.1.1. Khái niệm về màu sắc.

Màu sắc là thứ đặc trưng trong nhận thức thị giác được mô tả thông qua các loại
màu, với các tên như đỏ, cam vàng, xanh dương, xanh lá cây hoặc tím. Khi ánh sáng
chiếu vào một vật thể, một phần quang phổ bị hấp thụ và một phần bị phản xạ. Mắt
của chúng ta cảm nhận màu sắc theo bước sóng của ánh sáng phản xạ. Màu sắc
cũng là một yếu tố quan trọng trong nhận thức. Nó có thể tác động đến tình cảm,
thay đổi suy nghĩ, hành động và cảm xúc của con người.
2.1.2. Khái niệm về âm thanh

Âm thanh là các dao động cơ học (biến đổi vị trí qua lại) của các phân tử, nguyên
tử hay các hạt làm nên vật chất và lan truyền trong vật chất như các sóng. Âm
thanh, giống như nhiều sóng, được đặc trưng bởi tần số, bước sóng, chu kỳ, biên độ
và vận tốc lan truyền (tốc độ âm thanh). Theo nghĩa rộng , âm thanh là sóng cơ học
và theo lưỡng tính sóng hạt của vật chất, sóng cũng có thể coi là dòng lan truyền
của các hạt phonon, các hạt lượng tử của âm thanh. Cả tiếng ồn và âm nhạc đều là
các âm thanh. Trong việc truyền tín hiệu bằng âm thanh, tiếng ồn là các dao động
ngẫu nhiên không mang tín hiệu. Tiếng ồn là những âm thanh không mong muốn.
Gây khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng tới quá trình làm việc và nghỉ ngơi. Hay
nói cách khác tiếng ồn chính là những âm thanh không có giá trị hoặc âm thanh phát
ra không đúng thời điểm, không phù hợp với mong muốn hay nhu cầu của người
nghe. Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật sử dụng âm thanh để diễn đạt cảm xúc
của người hát hay người nghe. Là nghệ thuật đến từ âm thanh, âm thanh trong cuộc
sống đã được con người diễn đạt, biến đổi thành âm nhạc.

2.2. Vai trò

2.2.1. Sự xuất hiện của màu sắc và âm thanh trong quá trình lao động.
2.2.1.2. Sự xuất hiện của màu sắc.

Màu sắc là một trong những phương tiện gây tác động xúc cảm đến con người mạnh
nhất. Từ lâu con người đã yêu thích màu sắc của thiên nhiên và sử dụng chúng

4
nhiều hơn trong đời sống hằng ngày và dần dà là đời sống lao động. Màu sắc được
đưa vào đời sống lao động một cách có chủ đích khi chúng tác động mạnh mẽ cả về
sinh lí và tâm lý con người. Nghiên cứu cho thấy màu sắc ảnh hưởng mạnh mẽ đến
nhận thức của chúng ta về môi trường xung quanh, độ mạnh của màu sắc tác động
đến cách chúng ta phản ứng với chúng. Các nhà khoa học đã khám phá ra những
thay đổi tâm lý khi con người được quan sát liên tục một màu sắc nhất định. Khi
mỗi màu sắc lại mang đến một tác động khác nhau, các nhà khoa học phân chia các
tính ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực cụ thể của màu sắc để áp dụng vào thực tế
quá trình lao động. Ví dụ: Trong khi màu xanh dương tạo cảm giác bình tĩnh, tăng
cảm giác tin tưởng, giao tiếp và hiệu suất, giúp giảm nhịp tim, huyết áp và hô hấp
nên thương tốt cho thiết các không gian làm việc chi tiết, brainstorming; màu vàng
tăng cảm giác tích cực, kích thích sáng tạo và tăng ý chí, quá nhiều màu vàng có thể
tăng cảm giác lo âu và nhiệt độ cơ thể nên chỉ sử dụng nhấn nhá các màu sắc khác,
tốt cho các không gian yêu cầu làm việc sáng tạo, giàu năng lượng; trong khi màu
xanh lá tăng tư duy sáng tạo, thúc đẩy sự đổi mới, tăng sự đồng điệu và cân bằng,
tăng thể hiện sáng tạo, giảm bớt sự lo âu và sự căng thẳng thị lực nên được sử dụng
ở các không gian đổi mới, sử dụng nhiều máy tính hay brainstorming;…

Màu sắc dần dà được đưa vào không gian lao động vì nó tạo hiệu quả năng suất lao
động nhờ sự hỗ trợ hay tác động tích cực nhất định đến người lao động. Vì vậy màu
sắc không chỉ xuất hiện ở các không gian làm việc, phòng ốc, mà còn được các chủ
doanh nghiệp/người sử dụng lao động áp dụng ở các bộ đồng phục, các công cụ, các
bảng hiệu,… Dễ thấy nhất, trong và sau quá trình thực hiện phẫu thuật của các bác
sĩ lâm sàng, áo bảo hộ vô trùng mà các bác sĩ, y tá mặc được sử dụng bằng màu
xanh dương/xanh lá cây nhằm tạo cảm giác thư giãn lập cho đôi mắt bác sĩ sau quá
trình thực hiện ca phẫu thuật căng thẳng.

Không chỉ đơn thuần được thể hiện qua các gam màu trong không gian làm việc,
trang phục công cụ lao động, mà màu sắc còn phụ thuộc và ảnh hưởng rất nhiều bởi
các nguồn ánh sáng xuất hiện trong quá trình lao động. Ánh sáng là yếu tố ảnh
hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể con người. Vì vậy, không gian làm việc với
ánh sáng tốt, vừa phải, dù trong bất kỳ điều kiện hoàn cảnh thời tiết, cũng giúp duy
trì một “tâm trạng” làm việc cho người lao động.
5
Như vậy, màu sắc rất tự nhiên nhưng rất cần thiết, được con người đưa vào áp dụng
nhằm tăng hiệu quả trong quá trình lao động, dường như xuất hiện ở mọi ngóc
ngách trong không gian lao động. Nếu giờ đây khi ngắm nhìn nơi làm việc của
mình, người lao động cảm thấy không thể “nâng tâm trạng” thì có lẽ màu sắc nơi đó
chưa được xuất hiện hay chú trọng cần thiết.

2.2.1.2. Sự xuất hiện của màu sắc.

Âm thanh (cụ thể là âm nhạc) đã xuất hiện trong quá trình lao động từ rất sớm và
một trong những thể loại âm nhạc đó là “Hò” (tiếng anh gọi là Chanty) - một trong
những hình thức sinh hoạt, giao lưu văn nghệ đầu tiên của người Việt Nam trong
mọi môi trường lao động. Theo GS.TS Trần Văn Khê (Du ngoạn trong âm nhạc
truyền thống Việt nam, Tp HCM, NXB Trẻ, 2004. tr 81) đã cho biết “hò là một thể
loại diễn xướng trong đời sống người Việt Nam từ thời xa xưa, khởi nguồn từ tập
quán sinh hoạt vùng chiêm trũng, diễn tả tâm trạng của người lao động. Hò và lý
tuy có phần giống nhau nhưng hò thường gắn liền với một động tác khi làm việc
còn lý thì không”. Hò không chỉ để mua vui, giải trí mà còn là một yếu tố thúc đẩy
tăng năng suất lao động. Lịch sử cho thấy, con người trong xã hội công xã nguyên
thủy không có phương tiện nào khác ngoài sức người, do đó muốn di chuyển một
vật nặng, con người đã biết kết hợp với nhau để tạo nên sức mạnh. Để có sức mạnh
tổng hợp ấy, con người sử dụng hò làm hiệu lệnh. Như vậy, dễ thấy âm thanh xuất
hiện trong lao động qua con người.

Ngoài việc tạo ra âm thanh trong quá trình lao động bằng cách hò, con người có thể
tạo ra bằng cách đơn giản hơn chính là nói chuyện qua lại để khiến cho môi trường
lao động đỡ nhàm chán.

Trong đời sống hiện đại, cách thức xuất hiện của âm thanh trong lao động lại càng
dễ dàng hơn và nguồn âm thanh không nhất thiết phải đến từ con người. Ở một số
các công ty hoặc xưởng may hiện tại đều rất chú trọng về tác dụng của âm thanh đối
với năng suất lao động của công nhân. Nhờ đó mà các âm thanh có thể đến với môi
trường làm việc bằng cách thông qua các thiết bị điện tử, công nghệ (loa đài, máy vi
tính hoặc đến từ điện thoại thông minh)

6
2.2.2 Tác động của màu sắc và âm thanh trong quá trình lao động

2.2.2.1. Tác động của màu sắc trong quá trình lao động

Màu sắc có ảnh hưởng tới các chức năng sinh lý và tâm lý của con người. Các công
trình nghiên cứu sinh lý học và tâm lý học hiện đại cho rằng cơ quan thị giác là cơ
quan thu nhận khoảng 90% lượng thông tin từ bên ngoài vào não. Vì vậy việc thẩm
mỹ hoá môi trường xung quanh con người phải được thực hiện để có thể tác động
được nhiều qua tri giác nhìn. Màu sắc là một trong những phương tiện gây tác động
xúc cảm đến con người mạnh nhất, gây ảnh hưởng đến cảm giác của con người, đến
sinh lý của con người, đến sức làm của con người, đến trạng thái tâm lý, đến tâm
trạng con người, đến kết quả lao động của con người cả về mặt số lượng lẫn chất
lượng. Môi trường màu lục làm tăng độ chính xác của việc thực hiện công việc.

Đối với tâm lý người màu sắc có ảnh hưởng tới sự tri giác, độ nóng và lạnh. Bằng
những màu tương ứng, có thể thay đổi nhiệt độ phòng một phần nào, hơn nữa
những thay đổi đó có thể là khá cơ bản đối với người lao động. Các tác động tâm lý
của màu sắc được giải thích bằng đặc trưng của sự tác động đến con người của các
sự vật, hiện tượng quen thuộc của hiện thực khách quan cùng với những màu sắc
được đặc trưng cho chúng.

- Màu vàng là màu của sự tươi vui, sảng khoái. Màu này có độ sáng cao nhất trong
quang phổ, gây kích thích đối với thị giác. Những sắc điệu khác nhau của màu vàng
có khả năng làm dịu bớt trạng thái thần kinh quá căng thẳng, màu vàng còn được sử
dụng để chữa bệnh thần kinh. Trong công việc màu vàng báo hiệu nguy hiểm cơ
học, sơn những vật sắc nhọn, động cơ máy, sớm điểm nguy hiểm, thông báo chú ý.

- Màu lục là màu dịu dàng nhất của tự nhiên. Đó là một màu tươi mát, màu lục làm
cho trí óc được thư giãn. Màu được sử dụng để chữa các bệnh tinh thần
như :hysteria, bệnh thần kinh suy nhược, màu lục giúp con người thêm kiên nhẫn.
Trong công việc màu lục có ý nghĩa báo hiệu thông báo an toàn.

- Màu lam là một màu trong sáng, tươi mát, màu có tác dụng làm giảm sức căng của
cơ bắp, hạ huyết áp, hạ nhịp tim và nhịp thở. Màu lam còn có tác dụng kích thích sự
suy nghĩ. Trong công việc màu lam báo hiệu tạm thời không nguy hiểm, thông báo
cho phép cầm nhưng cần chú ý.

7
Màu sắc là một yếu tố mạnh mẽ và không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của
chúng ta, bao gồm cả môi trường làm việc. Chúng ta thường không chú ý đến tác
động của màu sắc lên tâm trạng và hiệu suất làm việc, nhưng thực tế là màu sắc có
thể có ảnh hưởng đáng kể đến cả hai. “Màu sắc là một trong những phương tiện gây
tác động xúc cảm đến con người mạnh nhất.” (Đào Thị Oanh, 2008). Trong lao
động, màu sắc có ý nghĩa rất quan trọng vì nó thực hiện nhiều chức năng khác nhau.
Đó là:

- Màu sắc không chỉ là một phần của thị giác của chúng ta mà còn có khả năng tạo
điều kiện tối ưu cho tầm nhìn của chúng ta. Khi sử dụng màu sắc một cách sáng tạo
và hợp lý, chúng ta có thể cải thiện khả năng nhận thức và tạo ra môi trường làm
việc hoặc sống ấn tượng hơn. Sử dụng màu sắc để tạo sự tương phản giữa các yếu
tố khác nhau trong môi trường làm việc hoặc không gian sống. Sự tương phản giữa
màu sắc giúp các chi tiết nổi bật hơn và dễ dàng nhận biết. Sử dụng màu sắc để tạo
điểm tập trung hoặc nhấn mạnh vào một khu vực cụ thể. Điều này giúp tạo sự tập
trung vào chi tiết quan trọng hoặc điểm mà bạn muốn nhấn mạnh.

- Màu sắc giúp làm sạch sẽ, thoáng đãng phòng làm việc. Màu sắc nhạt và mở rộng
như màu xanh dương hoặc màu xanh lá cây có thể tạo ra sự cảm giác về không gian
rộng rãi. Chúng làm cho phòng chật hẹp trở nên thoáng đãng hơn và tạo cảm giác
thư giãn.

8
- Để nhằm làm tăng trí nhớ và sự chú ý để ngăn ngừa các tai nạn lao động. Đối với
các ống dẫn, người ta sử dụng một mã màu sắc: ống dẫn nước có màu ghi hoặc màu
đen, ống dẫn ga và dẫn các dung dịch có độc hại hóa chất sơn màu vàng, ống dẫn ga
và chất nổ sơn màu đỏ, ống dẫn nhiên liệu lỏng sơn màu lam. Việc áp dụng một

cách đúng đắn các màu chức năng tại nơi làm việc tùy thuộc vào đặc điểm riêng của
xí nghiệp, sẽ tạo ra một trạng thái thuận tiện về mặt tri giác và tâm lí. Điều đó sẽ
góp phần làm giảm hiện tượng mệt mỏi sớm và tăng năng suất lao động. Ngoài ra,
các loại biển báo nguy hiểm cũng được sơn màu đỏ, vàng để tăng sự chú ý, cẩn
trọng:

- Sự tăng cường năng lượng: Màu sắc tươi sáng như màu vàng và màu cam có thể
tạo ra cảm giác năng lượng và phấn khích. Chúng có thể giúp tạo động lực và sự
tỉnh táo trong công việc.

- Giúp thư giãn và tĩnh lặng: Màu sắc nhẹ nhàng như màu xanh lam và màu xanh lá
cây thường liên quan đến sự thư giãn và bình yên. Chúng có khả năng giảm căng
thẳng và tạo sự thư giãn trong môi trường làm việc.

- Tăng cường sự tập trung: Màu sắc có thể tạo điểm tập trung. Màu đỏ thường được
liên kết với sự năng động và quyết tâm, có thể tạo sự tập trung và nâng cao hiệu
suất.

- Kích thích sự sáng tạo: Màu tím và màu hồng có thể kích thích tư duy sáng tạo và
tạo cảm hứng cho công việc nghệ thuật và thiết kế.
9
- Sự tạo động lực: Màu sắc có thể tạo động lực. Việc sử dụng màu sắc khác nhau để
tạo ra môi trường làm việc hấp dẫn và sôi động có thể giúp thúc đẩy tinh thần làm
việc.

- Tạo sự quyết tâm: Màu đỏ thường được liên kết với sự quyết tâm và sự tự tin. Sử
dụng màu sắc này có thể giúp tăng cường quyết tâm và tinh thần của nhân viên.
Trong trường hợp này, chúng ta có thể lấy một dẫn chứng rất cụ thể và điển hình là
sự thay đổi bộ nhận diện thương hiệu của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân
đội (Viettel) vừa mới đây:

Nếu như logo ở logo cũ của Viettel sử dụng màu chủ đạo là xanh (tượng trưng cho
trời) và vàng (tượng trưng cho đất), mang đến cảm giác yên bình, hài hòa, thân
thiện. Thì logo mới của Viettel với màu sắc chủ đạo là đỏ với ý nghĩa của sự trẻ
trung, khát khao, đam mê và năng động. Nó thể hiện sự quyết tâm mạnh mẽ với sứ
mệnh mới của Viettel là “Tiên phong kiến tạo xã hội số”. Với tầm nhìn, sứ mệnh
mới này, việc thay đổi bộ nhận diện thương hiệu (mà ở đây chúng ta bàn về màu
sắc) là hoàn toàn hợp lý và cần thiết. Sau khi thay đổi, toàn bộ cửa hàng dịch vụ,
đồng phục, phần mềm ứng dụng của Viettel đều chuyển sang màu đỏ, trắng. Dưới
góc độ người lao động, làm việc trong môi trường mang màu sắc mới này sẽ thay
đổi phong thái, tác phong, tinh thần làm việc của họ, đúng với giá trị mà thương
hiệu đang hướng tới. Từ đó, hiệu quả lao động được tăng lên đồng bộ.

Màu sắc không chỉ ảnh hưởng đến người lao động mà còn có tác động trực tiếp vào
tâm lý người tiêu dùng sản phẩm. Nếu tạo được tâm lý tích cực, khách hàng sẽ sử
10
dụng sản phẩm nhiều hơn, doanh nghiệp thu về lợi nhuận lớn hơn, người lao động
chắc chắn sẽ nhận về cho mình tiền lương cao hơn, và từ đó tinh thần làm việc được
nâng cao. Đó là hiệu ứng dây chuyền mà người được lợi cũng chính là người lao
động.

Chúng ta thường không nhận ra tác động của màu sắc đối với tâm trạng và hiệu suất
của mình cho đến khi thấy nó. Việc lựa chọn màu sắc phù hợp cho không gian làm
việc có thể giúp cải thiện tinh thần làm việc và tạo môi trường thuận lợi cho công
việc. Màu sắc là một cách mạnh mẽ để tạo ra không gian làm việc tích cực và đóng
góp vào sự thành công của bạn.

2.2.2.2. Tác động của âm thanh trong quá trình lao động

Trong không gian làm việc, âm thanh không chỉ đơn giản là sự tồn tại của những
tiếng động. Nó còn là một yếu tố quan trọng đánh thức cảm xúc và tạo ra môi
trường làm việc ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu suất và tâm trạng của chúng ta. Sự
tương tác giữa âm thanh và lao động không thể xem nhẹ. Nó có thể thúc đẩy tinh
thần sáng tạo, tạo động lực và tăng hiệu suất làm việc. Với âm thanh thích hợp,
công việc trở nên thú vị hơn và sự tập trung được cải thiện. Âm thanh có thể đóng
vai trò quan trọng trong việc xây dựng không gian làm việc tích cực, nơi mà tâm
hồn được nâng cao và công việc được hoàn thành với sự đam mê:

- Tăng hiệu suất làm việc: Một môi trường âm thanh phù hợp có thể giúp tạo điều
kiện làm việc tốt hơn. Âm thanh nhẹ nhàng, âm nhạc nền nhẹ hoặc tiếng nước chảy
có thể giúp tạo ra môi trường thư giãn và tạo động lực cho nhân viên, làm tăng hiệu
suất làm việc.

- Tạo tinh thần làm việc tích cực: Âm thanh tích cực, như tiếng cười, tiếng cười,
hoặc tiếng nói động viên, có thể tạo ra tinh thần làm việc tích cực trong tổ chức. Nó
giúp tạo một môi trường làm việc vui vẻ và thân thiện.

- Tạo sự thư giãn và giảm căng thẳng: Âm thanh nhẹ nhàng, như tiếng sóng biển
hoặc tiếng chim hót, có thể giúp giảm căng thẳng và tạo ra sự thư giãn. Điều này có
thể cải thiện tâm trạng và tạo điều kiện cho sự tập trung và sáng tạo.

11
- Tăng sự sáng tạo: Âm nhạc và âm thanh có thể kích thích trí tưởng tượng và tạo
điều kiện cho sự sáng tạo. Nhiều người thậm chí tìm kiếm âm nhạc hoặc âm thanh
cụ thể để giúp họ tập trung và làm việc hiệu quả hơn.

- Tạo sự đồng thuận và gắn kết: Nhạc và âm thanh có thể tạo sự đồng thuận trong
nhóm làm việc. Khi mọi người chia sẻ cùng một âm nhạc hoặc có thể cười với nhau
về một trò đùa âm thanh, điều này có thể tạo sự gắn kết và tạo nên một môi trường
làm việc đoàn kết.

- Giúp cải thiện tư duy và tập trung: Một số người thấy việc nghe nhạc hoặc âm
thanh nhẹ khi làm việc giúp họ tập trung hơn. Âm thanh có thể tạo điểm tâm cho tư
duy và giúp người làm việc tránh sự xao lãng.

- Tạo sự thoải mái: Âm thanh cũng có thể tạo sự thoải mái trong môi trường làm
việc. Chẳng hạn, một bản nhạc yêu thích hoặc âm thanh mô phỏng môi trường tự
nhiên có thể giúp người làm việc cảm thấy thoải mái hơn trong không gian làm việc
của họ.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tính chất của âm thanh mà ở đây cụ thể là âm nhạc trong
quá trình lao động. Lợi ích của âm nhạc đối với trạng thái của con người và hoạt
động lao động của họ đã được nhận thấy từ rất lâu, âm nhạc có tác động đến con
người ở hai mặt: tạo ra mặt tâm trạng tốt (những cảm xúc tích cực) và tạo ra một
nhịp độ lao động cao, ổn định, do đó sẽ hạ thấp sự mệt mỏi trong lao động. m nhạc
đã được đưa vào sản xuất công nghiệp từ khá lâu và nó được sử dụng đặc biệt rộng
rãi trong các phân xưởng lắp ráp, trong các dây chuyền sản xuất, tức là ở những nơi
sản xuất mà ở đó công nhân thực hiện các công việc đơn điệu, quen thuộc, ít phải
bận tâm chú ý. Trong các hoạt động đơn điệu và lặp lại hay trong các ca làm việc
ban đêm, nên đưa một số chương trình âm nhạc trong thời gian làm việc để tạo cảm
giác thoải mái, thư giãn. Trong các giờ giải lao, nên dùng loại nhạc sinh động, vui
tươi trong đó có cả nhạc và lời. Đối với những giờ giải lao của ca chiều và ca đêm
thì lại đặc biệt cần loại nhạc sảng khoái, tỉnh táo. Các kết quả nghiên cứu và thực
tiễn sử dụng nhạc sản xuất đã cho thấy âm nhạc có tác dụng tốt đối với trạng thái
tâm lý của người công nhân, dẫn đến chỗ hạ thấp sức mệt mỏi và nâng cao sức làm
việc của họ. m nhạc còn làm tăng năng suất lao động trong khoảng từ 10 đến 30%,
âm nhạc còn có tác dụng nâng cao chất lượng sản phẩm. Các thí nghiệm cho thấy
12
các phế phẩm giảm từ 9-13% trong một tháng. Còn khi ngừng nhạc trong một tuần
lễ thì phế phẩm tăng từ 6-13%. Như vậy âm nhạc trong các phân xưởng của các xí
nghiệp công nghiệp có thể có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu suất của các hoạt động
lao động nếu nó được sử dụng một cách hợp lý, khoa học.

2.3. Bàn luận

2.3.1. Một số vấn đề phát sinh trong quá trình lao động.

2.3.1.1. Một số vấn đề phát sinh về màu sắc

Màu sắc là yếu tố xuất hiện rất nhiều xung quanh môi trường làm việc, đồng phục,
sản phẩm,.... của người lao động vậy nên nó tạo ra những tác động nhất định tới sức
khỏe tâm sinh lý của họ. Môi trường màu sắc có thể là một yếu tố thuận lợi cho quá
trình sản xuất nhưng đồng thời cũng có thể là một yếu tố cản trở, bất lợi cho lao
động, làm giảm năng suất, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ của người lao động.

Màu sắc có thể chia thành ánh sáng và màu sắc xung quanh môi trường làm việc.
Đầu tiên là về ánh sáng có màu, ánh sáng này tạo ra ảnh hưởng đối với tốc độ của
các phản ứng cảm giác vận động ở con người (màu đỏ làm tăng các phản ứng đơn
giản lên 1.4% và các phản ứng phức tạp lên 5-6%, nhưng màu xanh lá cây lại làm
giảm nhẹ, còn màu tím làm giảm rõ rệt tốc độ của các phản ứng). Ngoài ra còn
nhiều công trình chỉ ra rằng độ lớn, thể tích và trọng lượng của đồ vật được xác định
dưới ánh sáng màu đỏ sẽ kém chính xác hơn dưới ánh sáng màu lục lam. Bên cạnh
việc ảnh hưởng tiêu cực tới năng suất lao động, ánh sáng màu nếu không được sử
dụng đúng cách và phù hợp còn có thể làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con
người. Ví dụ như người làm việc trong môi trường công sở khi phải tiếp xúc với các
thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại quá lâu có thể bị ánh sáng xanh làm ảnh
hưởng tới mắt, khiến mắt bị mờ và gây ra tình trạng khô mắt, khó chịu, nghiêm
trọng còn có thể làm hỏng các tế bào cảm quang dẫn đến thoái hóa điểm vàng, mù
lòa. Hay trong công nghiệp luyện kim, người lao động thường xuyên phải tiếp xúc
với ánh sáng mạnh từ các lò nhiệt, ánh sáng này có thể gây chói mắt và gây bỏng
nếu không đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc,...

Việc trang trí, sơn sửa màu sắc nơi làm việc một cách không phù hợp cũng có thể
trở thành một nguyên nhân tiêu cực gây ảnh hưởng tới sức khỏe, năng suất làm việc
13
người lao động. Ví dụ như môi trường màu lục làm tăng độ chính xác của việc thực
hiện công việc thì màu đỏ lại làm tăng sự căng thẳng bắp thịt, khiến người lao động
cảm thấy căng thẳng mệt mỏi. Hay là khi làm việc trong các văn phòng có bầu
không khí màu trung tính, như màu xám, thì sẽ làm tăng nguy cơ kiệt sức lên 15%
và giảm năng suất 12%. Môi trường làm việc thiếu màu sắc, u ám có thể gây kiệt
sức thì một số môi trường làm việc trong căn phòng màu đỏ hoặc đầy màu sắc cũng
có thể gây ra sự nhức mỏi cho mắt, tăng nhanh của nhịp tim dẫn tới quá tải.

Tiếp đến là những ảnh hưởng tiêu cực mà màu sắc có thể gây ra cho tâm lý của con
người. Màu sắc có thể tác động tới cả tri giác, cảm xúc, lẫn trạng thái tâm lý, tâm
trạng của người lao động. Ta có thể chia màu sắc ra thành nhóm màu "nặng" và
màu "nhẹ": những màu tối, màu sẫm thường tạo cảm giác "nặng nề" điều này có thể
là ảnh hưởng tới tâm trạng và năng xuất của con người. Màu sắc còn có thể ảnh
hưởng đến sự tri giác, độ nóng và lạnh. Người ta phân biệt các màu "nóng" (đỏ, da
cam, vàng v.v...) gây nên ấn tượng về sự nóng, và các màu lạnh (lam, chàm v.v...)
gây ấn tượng lạnh. Bằng những màu tương ứng, có thể làm thay đổi nhiệt độ trong
phòng một phần nào đó, nên môi trường làm việc ở nơi nóng như luyện kim, hàn,
không nên sử dụng những tông màu nóng để tránh là tăng cảm giác về nhiệt độ
khiến người lao động cẩ thấy khó chịu, nóng bức dẫn tới ảnh hưởng tâm trạng và
năng suất.

Bên cạnh đó, màu sắc cũng có thể tác động tới hoạt động của con người. Một số
màu thì kích thích, nâng cao hoạt tính của con người (đỏ, vàng, da cam). Nhưng
một số màu khác, ngược lại, làm cho con người trở nên trầm tĩnh, dẫn đến chỗ thụ
động (tím, lam), điều này ở trong lao động có thể gây tới sự trì trệ, giảm năng suất,
mệt mỏi ở công nhân. Ngoài ra làm việc trong môi trường sắc trung tính (xám), đơn
điệu một màu (trắng hoặc đen) còn có thể gây ảnh hưởng tới khả năng sáng tạo, cải
tiến đổi mới của người lao động.

Cuối cùng, đặc điểm tâm lý chủ yếu nhất của màu sắc là sự ảnh hưởng của nó tới
trạng thái tâm lý, đến tâm trạng của con người. Có thể nói đến các màu "vui", màu
"buồn", màu "hoan hỉ" và "rầu rĩ" ngay khi hình dung đến những hiện tượng, sự
kiện tương tương ứng. Cho nên nếu sử dụng màu sắc không đúng cách có thể ảnh
hưởng tới tâm trạng làm việc của người lao động. Ví dụ màu xanh đậm có thể gây

14
ra cảm giác buồn bã, lạnh lẽo; màu đen thì tạo cảm giác âm u, nặng nề; màu nâu
đem lại cảm giác hoài cổ, thiếu sức sống, ảm đạm và lụi tàn;...

Yếu tố màu sắc không chỉ đơn thuần tác động mà còn có thể gây ra những vấn đề
sức khỏe tinh thần cho người lao động. Một nghiên cứu của Đại học Texas cho thấy
các văn phòng màu xám, be và trắng nhạt nhẽo gây ra cảm giác buồn bã và trầm
cảm, đặc biệt là ở phụ nữ. Mặt khác, đàn ông trải qua cảm giác ảm đạm tương tự
trong không gian làm việc màu tím và cam. Hay là làm việc quá lâu trong môi
trường nhiều màu trắng có thể khiến người lao động cảm giác cô độc, mắc chứng
trầm cảm; môi trường tràn ngập màu xanh lá cây, chúng ta rất dễ cảm thấy ăn không
ngon, ảnh hưởng đến việc tiết dịch vị của dạ dày;...

Vậy nên có thể thấy rằng là màu sắc không chỉ ảnh hưởng tới những thành tích lao
động cả về mặt số lượng lẫn mặt chất lượng mà còn ảnh hưởng đến tình trạng sức
khoẻ và sự cân bằng tâm sinh lí của con người nếu không được sử dụng đúng cách
và phù hợp trong môi trường lao động.

2.3.1.2. Một số vấn đề phát sinh về âm thanh.

Nhắc tới âm thanh, ta sẽ dễ dàng hình dung đến hai thứ: Tiếng ồn và âm nhạc.
Tiếng ồn là những âm thanh không mong muốn, gây khó chịu cho người nghe, ảnh
hưởng tới quá trình làm việc và nghỉ ngơi. Hiện nay, tiếng ồn được cho là nguyên
nhân thứ hai dẫn đến bệnh nghề nghiệp. Trong lao động, tiếng ồn có thể đến từ các
máy móc nặng trong các công xưởng đang làm việc, tiếng nói quá to, động cơ xe cộ
đang chạy...

Cơ quan thính giác của con người có khả năng thích nghi, tự bảo vệ với tác động
của tiếng ồn; khi có tiếng ồn mạnh độ nhạy của thính giác giảm xuống và sau khi
tiếng ồn ngừng được 2 -3 phút thì thính lực sẽ hồi phục trở lại. Nhưng khả năng
thích nghi của con người cũng chỉ có giới hạn, chỉ sau 1 phút tác dụng của tiếng ồn
ở vùng tần số từ 1.800-2.000 Hz với mức âm 85-90dB có thể giảm thính lực từ 10-
11 dB. Nếu thời gian tác động của tiếng ồn mạnh hơn và kéo dài thì có hiện tượng
mệt mỏi thính lực dẫn đến khả năng phục hồi kém dần, cuối cùng là không thể phục
hồi. Ngoài ra sự thích nghi còn phụ thuộc vào tính mẫn cảm của từng cơ thể, giới
tính, sức khỏe, tuổi tác,…

15
Tiếng ồn có ảnh hưởng về cả mặt sinh lý lẫn tâm lý con người. Trước tiên, tiếp xúc
với mức độ tiếng ồn cao có thể gây mất thính lực vĩnh viễn. Cả phẫu thuật và máy
trợ thính đều không thể giúp khắc phục loại mất thính lực này. Việc tiếp xúc với
tiếng ồn lớn trong thời gian ngắn cũng có thể gây ra sự thay đổi tạm thời về thính
giác (gây tắc hoặc ù tai). Những vấn đề ngắn hạn này có thể biến mất trong vòng vài
phút hoặc vài giờ sau khi để lại tiếng ồn. Tuy nhiên, việc tiếp xúc nhiều lần với
tiếng ồn lớn có thể dẫn đến ù tai vĩnh viễn và/hoặc mất thính lực. Về lâu dài, tiếng
ồn làm giảm khả năng phối hợp và sự tập trung của người lao động, góp phần gây ra
các tai nạn. Tiếng ồn làm tăng căng thẳng góp phần gây ra các vấn đề sức khỏe về
tim, dạ dày (loét) và hệ thần kinh trung ương. Công nhân tiếp xúc với tiếng ồn cao
đôi khi bị mất ngủ (khó ngủ khi về nhà) và thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Mức
độ tiếng ồn cao cũng có thể làm giảm hiệu quả công việc và góp phần làm tăng tình
trạng vắng mặt. Người lao động bị mất thính lực do tiếng ồn có thể biểu hiện các
vấn đề xã hội vì tình trạng “điếc” của họ có thể khiến họ không thể trò chuyện hoặc
khiến họ phải tăng âm lượng radio hoặc TV lên quá cao.

Về mặt tâm lý, ô nhiễm tiếng ồn và thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn được
cho là có tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của người lao động vì nó có thể
gây căng thẳng hoặc lo lắng. Bộ não liên tục theo dõi âm thanh để tìm dấu hiệu
nguy hiểm. Tiếng ồn là dấu hiệu nguy hiểm có thể nghe được, do đó làm tăng độ
nhạy cảm của con người và có thể tạo ra căng thẳng. Điếc do tiếng ồn có thể dẫn
đến rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như khó ngủ hoặc thức dậy vào ban đêm. Rối loạn
hoặc gián đoạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung của người lao
động, từ đó ảnh hưởng đến hiệu suất và chất lượng công việc. Sự thất vọng phát
sinh từ việc “nghe không rõ” và ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc có thể dẫn đến
các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe tâm thần và trầm cảm. Tác động của việc mất
thính giác đối với sự tương tác xã hội và các mối quan hệ cá nhân cũng có thể
nghiêm trọng.

Âm nhạc là một mẫu âm thanh được tạo ra bởi các nhạc cụ, giọng nói hoặc máy tính
hoặc sự kết hợp của những thứ này, nhằm mục đích mang lại niềm vui cho người

16
nghe (theo từ điển Cambridge). Vừa làm việc vừa nghe nhạc là sự lựa chọn của rất
nhiều người. Tuy nhiên, thực sự điều này có tốt hay không?

Vừa làm việc vừa nghe nhạc có thể tạo ra một không gian âm thanh dễ chịu, nhiều
người cảm thấy dễ dàng tập trung vào công việc khi có nhạc chơi ngầm, giúp họ
giảm bớt sự xao lãng và phân tâm. Âm nhạc cũng có khả năng kích thích sự sáng
tạo và giảm căng thẳng, lo âu. Tuy nhiên, đối với cách nhiệm vụ phức tạp, âm nhạc
cũng có thể cản trở năng suất làm việc. Ví dụ: nếu công việc yêu cầu bạn phải đọc
hoặc viết nhiều, hay yêu cầu độ tỉ mỉ và chính xác cao, thì âm nhạc có lời bài hát có
thể làm gián đoạn quá trình xử lý thông tin trong não. Việc xử lý và lưu giữ thông
tin bổ sung có thể khó khăn hơn nhiều khi chúng ta cũng đang cố gắng nghe lời bài
hát cùng một lúc. Nghe những bài hát, thể loại nhạc mới ta chưa từng nghe trước
đây cũng có thể có tác dụng này. Bởi vì đây là điều mới mẻ nên não của ta có thể
chú ý quá nhiều đến nó và khiến ta khó tập trung hơn.

Bên cạnh đó, nghe nhạc trong thời gian dài có thể gây mệt mỏi cho não bộ. Dù âm
nhạc có thể tạo ra môi trường thư giãn, nhưng nó cũng đồng thời đòi hỏi não bộ xử
lý thêm thông tin âm thanh, điều này có thể khiến ta cảm thấy mệt mỏi sau một thời
gian làm việc. Khi vừa nghe nhạc vừa làm việc, những tương tác xã hội cũng có thể
bị gián đoạn. Ta có thể bỏ lỡ một cuộc điện thoại, không nghe thấy tiếng đồng
nghiệp gọi, nguy hiểm hơn là không nghe thấy những báo động nguy nguy hiểm,
cảnh báo sơ tán hay tìm nơi an toàn… Những điều này còn dễ xảy ra hơn khi ta sử
dụng tai nghe chống ồn. Hơn nữa, nếu một người quyết định sử dụng âm nhạc để
tăng năng suất làm việc, cần lưu ý một điều quan trọng rằng nghe nhạc lớn trong
thời gian dài có thể gây tổn hại thính giác. Đặc biệt, các báo cáo cho thấy những
người nghe nhạc trên 70 decibel trong hơn 7 giờ mỗi ngày có nguy cơ bị tổn thương
thính giác. Tuy nhiên, âm thanh tạo cảm giác dễ chịu được sử dụng liên tục trong
thời gian dài hoặc lặp đi lặp lại theo chu kì không thay đổi sẽ gây phản tác dụng,
không còn tác động tích cực tới người lao động nữa. Theo quy luật thích ứng của
cảm giác, cảm giác sẽ mất dần khi kích thích kéo dài. Kích thích ở đây chính là âm
thanh. Ví dụ, một bản nhạc A (vui tươi, sôi động) được sử dụng để tăng năng lượng
làm việc (với nhịp độ cao) của nhân viên X. Tuy nhiên, bản nhạc này được mở liên
tục lặp đi lặp lại suốt ca làm việc (hoặc ngày nào cũng mở bản nhạc này ). Thì nhân
viên X sẽ dần mất cảm giác hứng thú, tươi vui khi nghe nhạc, mà thay vào đó là
17
cảm giác nhàm chán, buồn ngủ, thậm chí là khó chịu khi phải nghe và làm việc. Đó
là điều nhà quản lý hoặc chính người lao động cần phải quan tâm đến, tránh gây
hiệu ứng tiêu cực trong lao động.

2.3.2. Giải pháp

2.3.2.1. Giải pháp về màu sắc.

2.3.2.1.1. Giải pháp cho người sử dụng lao động.

Màu sắc và âm thanh có vai trò vô cùng to lớn trong quá trình lao động nhưng bên
cạnh đó vẫn còn tồn tại những những vấn đề phát sinh gây ảnh hưởng trực tiếp đến
quá trình lao động và cả người lao động. Trước hết đối với những vấn đề liên quan
đến màu sắc, nhà quản lý - người sử dụng lao động cần có sự thay đổi, lựa chọn một
cách hợp lý, việc có chủ ý về màu sắc trong mỗi không gian lao động có thể khuyến
khích kết nối xã hội, hợp tác, chất lượng làm việc,.. Cần có sự hợp tác với các bên
thiết kế (nhà xưởng, văn phòng,...) để chọn lựa những màu sắc phù hợp. Nó không
chỉ đơn giản như sử dụng các màu cơ bản (đỏ, xanh lam, vàng) cho “không gian
làm việc tập trung” như phòng tập trung hoặc khu vực làm việc riêng lẻ; màu thứ
cấp (xanh lá cây, cam, tím) cho không gian cộng tác nhỏ hơn như khu vực làm việc
nhóm; và các màu cấp ba (đỏ cam, vàng cam, vàng lục, xanh lam, xanh tím và đỏ
tím) cho các không gian cộng tác lớn hơn như phòng hội nghị hoặc phòng chờ nhân
viên… mà ở đây hai bên cần có sự trao đổi dựa trên các hoạt động và các lĩnh vực
lao động. Đề cao sự chuyên nghiệp chứ không chỉ là do cảm tính của người sử dụng
lao động. Theo Nhà tâm lý học màu sắc Angela Wright, có bốn màu tâm lý cơ bản
là đỏ, xanh dương, vàng và xanh lục. Mỗi loại đều có tác động lên tâm trí, cơ thể,
tâm hồn và sự cân bằng tương ứng giữa cả ba. Mọi màu khác và hiệu ứng liên quan
của nó chỉ là sự kết hợp của hai hoặc nhiều màu cơ bản này.

Trong quá trình lao động, đặc thù đòi hỏi thể chất như thợ buôn, huấn luyện viên cá
nhân và bác sĩ phẫu thuật cây, có thể phản ứng tốt với màu đỏ. Bởi màu đỏ là màu
kích thích khiến tim bạn đập mạnh và tăng nhịp tim. Đó là một màu sắc mạnh mẽ có
thể gợi lên phản ứng vật lý mạnh mẽ, thậm chí kích hoạt bản năng “chiến đấu hoặc

18
bỏ chạy”. Điều này thật tuyệt nếu bạn không dễ dàng rơi vào tình huống căng thẳng
cao độ. Nếu không, màu đỏ có thể lấn át và thực sự cản trở nỗ lực làm việc của bạn.

Màu xanh là màu nhẹ nhàng, giúp tĩnh tâm và hỗ trợ tập trung. Không có gì ngạc
nhiên khi màu xanh là màu phổ biến được sử dụng trong không gian văn phòng. Nó
tăng cường sự tỉnh táo và hỗ trợ giao tiếp rõ ràng. Màu xanh là một lựa chọn tuyệt
vời nếu bạn muốn đi thẳng vào vấn đề. Phù hợp cho người lao động đòi hỏi sự tỉ mỉ,
tập chung tối đa. Có thể thêm một chút màu cam nếu cần thêm cảm hứng. Với
những lao động cần cần sự sáng tạo, người sử dụng lao động nên tìm đến màu vàng,
đem đến năng lượng và tỏa ra sự tích cực. Nó tác động đến cảm xúc của chúng ta và
nâng cao mức độ tự tin nên rất tuyệt vời để giúp bạn có tâm trạng thích hợp để tạo
ra những tác phẩm tuyệt vời. Là màu tâm lý mạnh mẽ nhất, bạn có thể muốn chọn
tông màu vàng để kích thích khả năng sáng tạo của mình.

Quá trình lao động đặc thù gắn với môi trường yên tĩnh thì màu xanh lá cây sẽ giúp
cho người lao động đạt được trạng thái tốt nhất. Màu xanh lá cây hài hòa và không
giống như màu đỏ, không làm mỏi mắt. Nó tạo ra sự cân bằng tốt đẹp giữa các màu
cơ bản khác và tạo cảm giác bình tĩnh và yên tâm. Điều này đặc biệt hữu ích nếu
bạn cảm thấy choáng ngợp trước tất cả các nhiệm vụ cần hoàn thành.

Trong một cuộc phỏng vấn với chuyên gia về năng suất Angela Wright đã nói rằng
khả năng kích thích hoặc làm dịu của màu sắc phụ thuộc vào cường độ hoặc độ bão
hòa của nó. Vậy nên cần phải xác định một màu sẽ ảnh hưởng đến cơ thể, tâm trí
hoặc cảm xúc của người lao động. Tiếp theo là tìm độ sáng chính xác sẽ giúp cải
thiện mức năng suất cá nhân. Có thể thấy cách tăng năng suất bằng cách sử dụng
màu sắc. Nhưng phải chọn màu phù hợp dựa trên loại công việc bạn làm, xem xét
độ sáng của màu sắc. Không có gì quá táo bạo hoặc quá buồn tẻ. Tất cả những gì
còn lại phải làm bây giờ là lấy một loạt biểu đồ màu sắc và vui vẻ chọn ra những
màu sắc có thể khiến người lao động bùng cháy.

Không chỉ thế cần có sự khảo sát nhu cầu cũng như mức độ hài lòng của người lao
động về những màu sắc xung quanh môi trường, tác động trực tiếp đến quá trình lao
động. Cân nhắc để làm việc với bên thiết kế nhằm tạo ra một bảng màu thể hiện
những gì người lao động của bạn muốn.
19
Việc thiết kế những bố cục kết hợp, ví dụ: Chậu cây - ánh sáng - bầu trời,..cần xem
xét hoạt động, nhu cầu diễn ra quá trình lao động trong quá trình lao động cùng với
không gian để có những chọn lựa tối ưu nhất.

Những vấn đề liên quan đến ánh sáng trong lao động cần được khắc phục kịp thời
tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Đối với những quá trình lao
động đặc thù, tiếp xúc với ánh sáng xanh, vàng,... cần có chế độ giải lao hợp lý cho
cơ thể được nghỉ ngơi. Cùng với độ có chế độ phúc lợi xã hội tốt, đảm bảo được
chăm sóc sức khỏe thể chất tốt nhất. Thêm vào đó đồ bảo hộ lao động là cực kì cần
thiết, ví dụ: những lao động cơ khí việc trang bị kính bảo hộ là điều không thể thiếu
để người lao động hạn chế tiếp xúc với ánh sáng hàn.

2.3.2.1.2. Đối với người người lao động.

Cần chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân, nhận thấy những bất thường
về sức khỏe trong quá trình làm việc cần đề xuất lại cho người sử dụng lao động để
có những sự sắp xếp hợp lý. Đối với những lao động làm việc nhiều với ánh sáng
xanh nên trang bị cho bản thân kính chống ánh sáng xanh. Cùng với đó là là sự góp
ý, đề xuất ý kiến về màu sắc nơi làm việc sao cho bản thân cảm thấy dễ chịu và phù
hợp với số đông nhất. Nếu bản thân vẫn chưa hài lòng thì nên xem cách kết hợp
màu sắc với sự vật xung quanh sao cho hài hòa nhất có thể.

2.3.2.2. Giải pháp về âm thanh.

Ở nơi làm việc ồn ào là điều tồi tệ nhất. Nhiều nghiên cứu cho thấy quá nhiều tiếng
ồn có thể làm giảm đáng kể năng suất và tinh thần làm việc. Một nghiên cứu của
Đại học Cornell tuyên bố “tiếng ồn là lời phàn nàn thường xuyên nhất của nhân
viên văn phòng” và tác dụng phụ của việc làm việc với quá nhiều tiếng ồn trong văn
phòng là giảm năng suất, tăng bệnh tật, căng thẳng, mệt mỏi và giảm mức độ hài
lòng trong công việc. Tóm lại, quá nhiều tiếng ồn có thể khiến người lao động nản
lòng và ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần của họ. Dù bạn đang làm ở ngành nghề
nào từ lao động chân tay đến lao động trí óc cũng cần được bảo vệ bởi tiếng ồn.

20
2.3.2.2.1. Đối với người người sử dụng lao động.

Đối với phương diện một người sử dụng lao động bằng cách thực hiện một số thay
đổi và bổ sung đơn giản cho không gian và môi trường lao động, bạn có thể giảm
lượng tiếng ồn tạo ra trong quá trình lao động. Có nhiều cách để giảm tiếng ồn và
tiếp xúc với tiếng ồn - thường thì sự kết hợp nhiều phương pháp sẽ mang lại hiệu
quả tốt nhất. Đầu tiên hãy nghĩ đến cách loại bỏ hoàn toàn tiếng ồn lớn. Nếu không
thể, hãy làm tất cả những gì có thể để kiểm soát tiếng ồn tại nơi diễn ra quá trình lao
động, cân nhắc việc thiết kế lại nơi làm việc và tổ chức lại mô hình làm việc. Một
số biện pháp như: sử dụng các quy trình làm việc yên tĩnh hơn hoặc các thiết bị yên
tĩnh hơn trong quá trình lao động. Ví dụ: Thực hiện công việc theo cách khác yên
tĩnh hơn; Thay thế thứ gây ra tiếng ồn bằng thứ ít ồn hơn. Hay đưa ra chính sách
mua máy móc, thiết bị ít gây tiếng ồn. Đầu tư vào trang thiết bị hiện đại, vừa tăng
năng suất lao động, vừa hạn chế được những tiếng ồn. Cùng với đó là kết kết hợp
các biện pháp kiểm soát kỹ thuật: tránh các tác động kim loại lên kim loại, ví dụ
như máng trượt bằng cao su chống mài mòn và giảm độ cao rơi hay thêm vật liệu
để giảm độ rung ('giảm xóc') của máy rung. Việc cách ly máy móc hoặc bộ phận
rung với môi trường xung quanh cũng hạn chế được phần nào ảnh hưởng từ tiếng
ồn, ví dụ như bằng giá đỡ chống rung hoặc khớp nối linh hoạt. Thêm vào đó, sửa
đổi đường truyền tiếng ồn trong không khí đến những người tiếp xúc, ví dụ: lắp
dựng vỏ bọc xung quanh máy móc để giảm lượng tiếng ồn phát ra nơi làm việc hoặc
môi trường; sử dụng các rào chắn và màn chắn để chặn đường truyền trực tiếp của
âm thanh hoặc đặt các nguồn tiếng ồn cách xa người lao động. Không chỉ vậy việc
thiết kế và bố trí nơi làm việc để phát ra tiếng ồn thấp cần được chú trọng. Sử dụng
vật liệu hấp thụ trong tòa nhà để giảm âm thanh phản xạ, ví dụ như bọt xốp hoặc
bông khoáng. Để máy móc và quy trình ồn ào cách xa khu vực yên tĩnh hơn. Thiết
kế quy trình làm việc để loại bỏ tiếng ồn của máy móc khỏi khu vực mà mọi người
dành phần lớn thời gian. Đặc biệt cần hạn chế thời gian để người lao động ở những
khu vực ồn ào - cứ giảm một nửa thời gian ở khu vực ồn ào sẽ giảm mức tiếp xúc
với tiếng ồn xuống 3 dB. Một trong những cách tốt nhất để giảm tiếng ồn tại nơi
làm việc là xác định các nguồn âm thanh gây rối chính. Có cá nhân nào gây ồn ào
không? Máy móc có ồn ào không? Không gian bên cạnh có tạo ra quá nhiều âm
thanh không? Sau khi xác định được vấn đề về tiếng ồn, bạn có thể sắp xếp lại
21
không gian làm việc của mình để để người lao động không bị phân tâm bởi tiếng
ồn. Ví dụ: nếu văn phòng bên cạnh rất ồn ào, bạn có thể di chuyển bàn làm việc của
mình sang phía bên kia của văn phòng, sử dụng các tấm cách âm trên tường cạnh
văn phòng kia và di chuyển tủ và đồ đạc lưu trữ dựa vào đó để tăng thêm khả năng
cách nhiệt. âm thanh.

Thật không dễ dàng để loại bỏ hết tiếng ồn ra khỏi trong trong quá trình lao động,
nhưng nếu là một người người sử dụng lao động linh hoạt bạn hoàn toàn có thể
khắc phục được nó. Hãy lắng nghe ý kiến của người lao động, cung cấp cho những
người lao động với quá trình lao động đặc thù những không gian yên tĩnh. Sự kết
hợp thực vật vào trong môi trường lao động cũng giúp giảm thiểu tiếng ồn, vừa tạo
nên thẩm mỹ,.. Trong chính cuộc sống bạn có thể nhận thấy những hàng cây bên
đường được trồng như những hàng rào, chúng có mục đích nhằm giảm tiếng ồn giao
thông khi di chuyển. Vậy nên việc đưa cây xanh vào không gian lao động nào cũng
rất phù hợp. Bạn nghĩ sao khi sử dụng tiếng ồn xung quanh để che đi những tiếng
ồn gây rối, phải cẩn thận với điều này. Việc bật radio (âm nhạc) để che giấu tiếng
ồn có thể tạo nên sự mới mẻ. Nhạc nền có thể là một bản cover hiệu quả; bạn chỉ
cần tìm âm lượng phù hợp để có lợi cho vấn đề tiếng ồn của bạn nhưng không gây
khó chịu cho mọi người. Các biện pháp giảm tiếng ồn giúp khắc phục từ môi
trường, sự vật,.. trong quá trình lao động sự xuất hiện của người lao động là vô cùng
quan trọng. Vậy nên việc người người sử dụng lao động đưa ra những nội quy
chung như: giữ gìn trật tự trong khi làm việc để hạn chế tiếng ồn từ việc nói chuyện
riêng hay tắt các thiết bị gây nhiễu khi không sử dụng,... Ở những ngành nghề đặc
thù việc trang bị đồ bảo hộ lao động (bảo vệ tai khỏi tiếng ồn) cần được chú trọng;
cân nhắc những trường hợp có tâm - sinh lý khác (nhạy cảm với tiếng ồn, lãng
tai,...) để có những sắp xếp phù hợp.

Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực trong âm thanh thì âm nhạc cũng được đề cập
đến, nó có một tính năng mạnh mẽ giúp tăng năng suất để làm việc chính xác hơn
hoặc trong các buổi học tập trung. Mặt khác, những lựa chọn không phù hợp hoặc
âm thanh quá lớn có thể gây xao lãng. Vậy nên dưới góc độ của một người sử dụng
lao động chúng ta có thể cân nhắc một số biện pháp sau đây. Những chiến lược này
giúp tạo ra một môi trường làm việc hài hòa và tối đa hóa thời gian cũng như năng
lượng của người lao động.
22
Thứ nhất, chính là việc chọn đúng thể loại, nó có thể là nhạc không lời, nhạc cổ
điển hoặc nhạc không khí xung quanh vì chúng có xu hướng ít gây mất tập trung và
giúp người lao động tập trung hơn. Tránh những bài hát có lời bài hát có thể làm
bạn mất tập trung.

Thứ hai, đó là việc kiểm soát âm lượng, giữ âm lượng ở mức vừa phải. Nó phải tạo
ra một phông nền dễ chịu mà không quá ồn ào và gây mất tập trung.

Thứ ba, tạo danh sách phát hoặc vòng lặp có âm nhạc phù hợp với thời lượng phiên
làm việc của người lao động. Nó ngăn chặn sự gián đoạn từ việc thay đổi bài hát.
Đặc biệt việc lựa chọn âm nhạc bổ sung cho tính chất công việc, những giai điệu
tràn đầy năng lượng có thể thúc đẩy động lực cho các công việc lặp đi lặp lại, trong
khi những giai điệu nhẹ nhàng có thể nâng cao khả năng sáng tạo hoặc công việc.

Thứ tư, kết hợp thời gian nghỉ ngắn với những giai điệu yêu thích có thể giúp tinh
thần sảng khoái, nhưng sau đó hãy nhớ giãn cơ và tập trung lại.

Thứ năm, một cách rất thú vị nếu bạn kết hợp được chúng sẽ tạo ra những lợi ích
hai trong một, đó là khi sử dụng tiếng ồn làm nền cho âm nhạc. Nếu việc phát nhạc
khiến người lao động mất tập trung, hãy cân nhắc sử dụng các ứng dụng hoặc trang
web có tiếng ồn nhạc nền xung quanh mô phỏng các âm thanh như tiếng mưa, sóng
biển hoặc tiếng ồn trắng; hay kết hợp với âm thanh từ máy móc,.... Nên tránh những
loại nhạc ồn ào như nhạc sôi động, nhạc dance trong văn phòng. Bằng cách làm
theo những lời khuyên này, bạn có thể khai thác những tác động tích cực của việc
nghe nhạc để tăng năng suất trong khi làm việc, phù hợp với sở thích và nhiệm vụ
cá nhân của bạn.

Thứ sáu, đây là một trong những thứ quan trọng nhất để khắc phục hạn chế từ âm
nhạc, chính là việc lắng nghe ý kiến, sở thích, thái độ của người lao động để có
những chiến lược phù hợp.

2.3.2.2.2. Đối với người người lao động

Ở phương diện người lao động, hãy tôn trọng những đồng nghiệp khác nếu bạn chia
sẻ không gian lao động cho người khác. Hãy sử dụng tai nghe hoặc để âm lượng ở
mức thấp để không ảnh hưởng đến người xung quanh. Cùng với đó nếu ở môi
trường tập thể, hãy đề bạt những ý kiến cho người sử dụng lao động thay đổi có thể
23
về sự bố trí không gian làm việc, không gian nghỉ ngơi, độ rung - ồn của máy
móc,.. để người sử dụng lao động có những biện pháp can thiệp kịp thời. Cùng với
đó bạn có thể sử dụng tai nghe khử tiếng ồn. Nó có tác dụng tuyệt vời trong việc át
đi âm thanh. Hành khách thường sử dụng chúng trên máy bay để chặn tiếng ồn máy
bay và chúng cũng đang trở nên phổ biến ở các văn phòng mở. Người lao động có
thể đeo tai nghe và bật cài đặt tiếng ồn trắng để át và giảm âm thanh, rất lý tưởng
cho những người ngồi cạnh những người thường xuyên sử dụng điện thoại hoặc
tiếng ồn giao thông bên ngoài. Bản thân người lao động có thể hạn chế được những
tiếng ồn trong quá trình làm việc Ý thức giữ trật tự của người lao động cũng góp 1
phần đáng kể trong việc bảo vệ không gian chung khỏi tiếng ồn.

Ở những môi trường có kết hợp âm nhạc trong quá trình lao động, các nhóm/ tổ cần
có sự thảo luận để tìm sợ sự tương đồng trong việc thưởng thức âm nhạc rồi đề xuất
lại với người sử dụng lao động. Ở một số trường hợp như giai điệu lặp đi lặp lại quá
nhiều gây nhàm chán cần thông báo lại ngay cho người sử dụng lao động, để có sự
thay đổi kịp thời.

3. KẾT LUẬN

Như vậy, màu sắc và âm thanh không chỉ là hai yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ trong
đời sống sinh hoạt con người, mà chúng còn có vai trò vô cùng to lớn trong quá
trình con người lao động sản xuất. Vì vậy, trong lao động, sử dụng âm thanh và màu
sắc có chủ định có những tác dụng tốt trong việc kích thích cảm xúc, sự sáng tạo,
điều hoà thái độ làm việc, tạo động lực… để tăng năng suất lao động. Chính vì
những tác động đó, việc áp dụng màu sắc và âm thanh phù hợp trong môi trường lao
động vừa có thể mang lại lợi ích cho cá nhân, vừa có khả năng giúp nâng cao hiệu
quả công việc của toàn bộ tập thể.

24
Đồng thời, chúng ta cũng cần có những giải pháp nhằm tránh phát sinh những vấn
đề hoặc rủi ro gây ảnh hưởng đến quá trình lao động. Bằng cách hiểu các màu sắc
và âm thanh khác nhau ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi như thế nào, chúng ta có
thể lựa chọn những màu sắc và âm thanh phù hợp, có sự kiểm soát phù hợp về sắc
độ và mức độ của các yếu tố này. Chúng ta cũng cần chú ý tránh những âm thanh
hoặc màu sắc gây khó chịu sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình lao động, có những biện
pháp bảo vệ bản thân và những người khác khỏi những tiếng ồn trong quá trình làm
việc để tránh khỏi bị ảnh hưởng tới chất lượng công việc.

Cùng với đó là việc kết hợp một cách khéo léo màu sắc với âm thanh trong môi
trường làm việc, ví dụ như đưa cây xanh vào những không gian làm việc căng thẳng
nhiều âm thanh để tạo sự thư giãn. Hay có thể là sử dụng tiếng ồn làm nền cho âm
nhạc như kết hợp tiếng mưa với tiếng đàn piano giúp tâm hồn thoải mái và thư thái
hơn. Qua đó, các cá nhân và tập thể lao động có thể tạo ra bầu không khí thuận lợi
giúp nâng cao năng suất, tính sáng tạo và sự hài lòng chung trong công việc.

4. TÀI LIỆU THAM KHẢO

● https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/noise

● Occupational Safety and Health Administration, “Occupational Noise Exposure”.

https://www.osha.gov/noise/health-effects#:~:text=However%2C%20repeated
%20exposures%20to%20loud,difficult%20to%20hear%20warning%20signals.

● International Labour Organization, “Noise in the WorkPlace”.

https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---americas/---ro-lima/---sro-
port_of_spain/documents/presentation/wcms_250139.pdf

● Bernd Jahnke, Jack Crawford, Dr. Michael Tkaczuk (05/2022), “Noise At Work and
Its Negative Health Impacts on Your Body”.

25
● https://hseaustralia.com.au/noise-at-work-and-its-negative-health-impacts/
#:~:text=Noise%20pollution%20and%20frequent%20exposure,sounds%20for
%20signs%20of%20danger.

● https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/music

● Hồng Nguyễn (29/08/2023), “Vừa làm việc vừa nghe nhạc có tốt không?

https://jobsgo.vn/blog/vua-lam-viec-vua-nghe-nhac-co-tot-khong/
#11_Loi_ich_khi_vua_lam_viec_vua_nghe_nhac

● Kimberly Drake (24/04/2023), “How Listening to Music at Work Impacts


Productivity”.

https://healthnews.com/news/how-listening-to-music-at-work-impacts-productivity/

● Nattha Savavibool, Birgitta Gatersleben, Chumporn Moorapun (2018), “The Effects


of Colour in Work Environment: A systematic review”.

https://pdfs.semanticscholar.org/ecb8/1a440a581b3049ab8e9fd346e56aecafcbff.pdf

● Vietnam+ (20/07/2011), “Màu sắc ảnh hưởng đến tâm lý người như thế nào?”

https://hanoimoi.vn/mau-sac-anh-huong-den-tam-ly-nguoi-nhu-the-nao-
280028.html

● Kim Lachance Shandrow (09/03/2015), “How the Color of Your Office Impacts
Productivity”.

https://www.entrepreneur.com/living/how-the-color-of-your-office-impacts-
productivity/243749#:~:text=A%20recent%20University%20of%20Texas%20study
%20found%20that,similarly%20gloomy%20feelings%20in%20purple%20and
%20orange%20workspaces.

● Ergonomics (06/01/2020), “The Importance of Color in the Workplace”.

https://www.ehs.com/2020/06/the-importance-of-color-in-the-workplace/
#:~:text=While%20the%20presence%20of%20color%20in%20your
%20environment,by%2015%25%20and%20decrease%20productivity%20by
%2012%25%206.

● Harriet Genever, “4 Colors That Give You an Unexpected Productivity Boost”.

26
https://redbooth.com/hub/colors-unexpected-productivity-boost/

● https://careerbuilder.vn/vi/talentcommunity/mau-sac-tac-dong-nhu-the-nao-den-
bieu-hien-lam-viec.35A51478.html

● Đào Thị Oanh (2008), Tâm lý học lao động, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

● Lyz Cooper (2022), What is sound healing? La Bội Ngọc dịch, Nxb Hồng Đức, Hà
Nội.

27

You might also like