You are on page 1of 12

NỘI DUNG

I. Tổng quan thị trường quý 3/2023: Tạo đỉnh ...................................................................................... 1


II. Triển vọng thị trường quý 4/2023 ....................................................................................................... 3
III. Chiến lược giao dịch & Khuyến nghị: Tích lũy chờ sóng mới ......................................................... 5
IV. Nhóm ngành triển vọng quý 4/2023 .................................................................................................... 6
BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG QUÝ 4/2023

I. Tổng quan thị trường quý 3/2023: Tạo đỉnh


Tâm lý ngắn hạn đảo chiều, VN-Index ngắt nhịp xu hướng

“Tạo đỉnh” là cụm từ thích hợp để miêu tả diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn quý 3/2023 sau
khi đã chứng kiến hai trạng thái tâm lý hoàn toàn trái ngược.

Chính sách tiền tệ nới lỏng cùng tâm lý hưng phấn của nhà đầu tư nội đã tiếp tục thúc đẩy cho đà tăng của thị trường
trong nửa đầu quý 3. Sang đến tháng 9, cùng với sự trở lại của áp lực tỷ giá và những thông tin xoay quanh câu
chuyện lãi suất của FED thì tâm lý bán đã xuất hiện trên diện rộng và đồng thời khiến VN-Index kích hoạt tín hiệu đảo
chiều xu hướng ngắn hạn.

Kết thúc quý 3, chỉ số VNINDEX tạm dừng ở 1154,15 điểm, tương ứng với mức tăng nhẹ 3,03% so với quý liền trước.
Mid Cap là nhóm có biến động tích cực nhất trong quý 3 với mức tăng 11,52% QoQ. Các chỉ số VN30 và VNSML
cũng lần lượt ghi nhận mức tăng nhẹ 3,84% và 2,98% QoQ. Tuy nhiên, khác với quý 2, dấu hiệu đồng loạt sụt giảm
của các nhóm vốn hóa trong tháng 9 đang cho thấy sức ép điều chỉnh đối với thị trường là rất lớn sau dấu hiệu của
vùng “đỉnh kép”.

Biểu đồ 1: Diễn biến VNIndex trong quý 3/2023 Biểu đồ 2: Diễn biến các nhóm vốn hóa trong quý 3
1300
15%
1250 10%
1200 1154.15 5%

1150 0%
-5%
1100
-10%
VNINDEX VN30 VNMID VNSML
Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Quý 3
VNINDEX Quý 2/23
Nguồn: FPTS
Sức mạnh giá suy yếu tại các nhóm ngành có tính dẫn dắt

Độ rộng thị trường theo nhóm ngành trong quý 3 vẫn ở trạng thái tích cực khi ghi nhận 9/11 nhóm ngành duy trì biến
động tăng so với thời điểm cuối tháng 6. Tuy nhiên, tín hiệu phân kỳ về xu hướng giữa các nhóm ngành cũng đã bắt
đầu xuất hiện theo biến động đảo chiều của thị trường.

Nhóm Công nghệ và Dịch vụ viễn thông được đánh giá tốt nhất khi ghi nhận dấu hiệu mở rộng mạnh mẽ về xung
lực tăng trong 02 quý liên tiếp. Tiếp theo đó là dấu hiệu cải thiện của các nhóm: Hàng tiêu dùng thiết yếu, năng
lượng. Các nhóm ngành còn lại đều đang ghi nhận tín hiệu suy yếu so với biến động của quý 2.

Đáng chú ý là diễn biến của nhóm Bất động sản, sau khi ghi nhận đà tăng ấn tượng trong tháng 7 & 8 thì nhóm này
đã đảo chiều giảm rất mạnh trong tháng 9, trong đó có tác động rất lớn đến từ nhóm cổ phiếu VINGROUP. Tính chung
cho quý 3, nhóm bất động sản sụt giảm tới 10,31 % và trở thành nhóm ngành có sức mạnh giá tiêu cực nhất từ đầu
năm đến nay.

Biểu đồ 3: Hiệu suất biến động của các ngành cấp 1 trong quý 3/2023
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
-10%
-20%
Bất động Công nghệ Công DV công DV viễn HTD không HTD thiết Năng Nguyên vật Tài chính Y tế
sản nghiệp cộng thông thiết yếu yếu lượng liệu
Quý 2/2023 Quý 3/2023 YTD
Nguồn: FPTS

https://ezadvisorselect.fpts.com.vn Quay lại Mục lục Bloomberg – FPTS <GO> | 1


BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG QUÝ 4/2023

Trong quý 3/2023, tỷ trọng dòng tiền giao dịch đối với nhóm Tài chính ít được cải thiện. Điều này lý giải cho việc động
lực dẫn dắt thị trường của nhóm này đang yếu đi và phần nào được phản ánh vào biến động của chỉ số VN-Index.

Dòng tiền cũng cho dấu hiệu suy yếu trên các nhóm ngành Nguyên vật liệu và Hàng tiêu dùng không thiết yếu,
vốn là các nhóm có mức tăng ấn tượng nhất thị trường trong nửa đầu năm. Dấu hiệu này phản ánh khẩu vị giao dịch
trên thị trường đã có sự thay đổi, các nhóm ngành có tính dẫn dắt đang trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu
tư trên thị trường sau mức tăng trưởng ấn tượng của quý 2 (Nguyên vật liệu +16,44%; HTD không thiết yếu +11,39%).

Ở chiều ngược lại, sự cải thiện về dòng tiền chỉ đến từ một vài nhóm ngành đơn lẻ như Công nghệ, Viễn thông,
hoặc số ít nhóm ngành cấp 3 như Phân bón, Hóa chất, Cảng biển,… cho thấy nhà đầu tư dành sự quan tâm nhiều
hơn tới những ngành đang có những câu chuyện hỗ trợ riêng.

Bảng 1:Thay đổi tỷ trọng của dòng tiền giao dịch trong thị trường tại các nhóm ngành cấp 1 theo tháng
Bất HTD HTD
Công DV công Công Năng Tài Nguyên Viễn
Tháng động không thiết Y tế
nghiệp cộng nghệ lượng chính vật liệu thông
sản thiết yêu yếu
1/2023 18,763% 12,033% 2,460% 2,813% 8,529% 0,356% 2,037% 34,190% 13,461% 0,013% 0,151%
2/2023 23,323% 11,402% 2,113% 2,795% 7,146% 0,337% 1,944% 29,853% 15,072% 0,003% 0,255%
3/2023 22,685% 9,889% 2,467% 2,711% 5,593% 0,265% 1,939% 35,749% 14,721% 0,004% 0,249%
4/2023 29,582% 9,790% 1,872% 3,460% 7,657% 0,280% 1,665% 32,815% 10,415% 0,006% 0,342%
5/2023 27,887% 12,172% 1,933% 3,800% 7,028% 0,474% 2,230% 30,451% 11,143% 0,009% 0,360%
6/2023 27,181% 11,937% 1,570% 3,813% 7,245% 0,349% 1,747% 30,638% 12,406% 0,009% 0,252%
7/2023 27,491% 10,859% 1,795% 3,633% 7,649% 0,408% 1,920% 30,921% 11,127% 0,015% 0,194%
8/2023 29,592% 10,600% 1,748% 3,268% 6,795% 0,433% 1,457% 30,125% 10,135% 0,012% 0,231%
9/2023 26,146% 11,961% 1,237% 3,102% 5,790% 0,438% 1,838% 32,130% 10,747% 0,009% 0,131%
Nguồn: FPTS
Áp lực bán từ khối ngoại nối dài do các ETF rút ròng

Chuỗi bán ròng của NĐT NN đã kéo dài sang tháng thứ 06 liên tiếp với tổng giá trị bán ròng đạt trên 13.100 tỷ đồng,
tương đương 37,14% giá trị mua ròng lũy kế của nhóm này trong giai đoạn thị trường tạo đáy vào quý 4/2022. Áp lực
bán ròng của khối ngoại tăng mạnh trong tháng 8 & 9 cũng góp phần tác động tiêu cực tới chỉ số VN-Index trong quý
3/2023.

Nguyên nhân của áp lực bán ròng này đến từ xu hướng dòng tiền bị rút ra khỏi các quỹ ETFs đầu tư vào cổ phiếu để
chuyển sang các quỹ trái phiếu khi lợi suất trái phiếu Mỹ liên tiếp chạm đỉnh. Tại Việt Nam, các quỹ ETFs cũng ghi
nhận giá trị rút vốn mạnh liên tiếp trong tháng 8 và tháng 9. Trong đó, áp lực rút vốn mạnh nhất đến từ quỹ Fubon
FTSE Vietnam ETF (-88,5 Tr.USD). Tiếp đó là các quỹ FUEVFVND (-75,8 Tr.USD) và E1VFVN30 (-43,7 Tr.USD).

Tính chung trong quý 3/2023, nhóm 07 quỹ ETF có quy mô tài sản trên 100 Triệu USD bị rút ròng tổng cộng 194,2
triệu USD, tác động đáng kể trong việc đưa giá trị dòng vốn ETF lũy kế trên thị trường từ đâu năm về trạng thái rút
ròng - 6,04 Tr.USD.

Biểu đồ 4: Giá trị và tỷ trọng GDNN theo tháng Biểu đồ 5: Biến động dòng vốn của các ETF lớn
5,000 14% 100
Tỷ đồng

4,000 12%
3,000 50
10%
2,000 -
1,000 8%
- 6% (50)
(1,000) (100)
4%
(2,000)
(3,000) 2% (150)
(4,000) 0%
(200)

GTGD ròng khối ngoại Tỷ trọng GDNN Fund Flow


Nguồn: FPTS, đvị:Tr.USD

https://ezadvisorselect.fpts.com.vn Quay lại Mục lục Bloomberg – FPTS <GO> | 2


BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG QUÝ 4/2023

II. Triển vọng thị trường quý 4/2023

Xu hướng VN-Index: Điều chỉnh & tích lũy


Chỉ số VN-Index đã khép lại diễn biến quý 3 với dấu hiệu tạo đỉnh, báo hiệu kết thúc chu kỳ tăng giá ngắn hạn. Mẫu
hình Double Top ghi nhận trên đồ thị chỉ số cho thấy rủi ro ngắn hạn đang tăng trở lại. Trong lịch sử, mỗi khi VN-Index
kích hoạt tín hiệu cho mẫu hình này thì thị trường nhiều khả năng sẽ mất nhiều thời gian hơn để tìm kiếm điểm cân
bằng cũng như cần thiết phải trải qua nhịp tái tích lũy để thu hút dòng tiền quay trở lại.
Về chỉ báo, các tín hiệu xu hướng và xung lực đều đang nhanh chóng nghiêng về chiều giá xuống. MACD theo tuần
lần đầu cắt xuống đường Signal kể từ tháng 12/2022 đến nay cho thấy xung lực chiều giảm đang rất mạnh mẽ và có
thể sẽ tiếp tục hướng về khu vực của Zero-Line. Điều này hàm ý về quá trình điều chỉnh và tích lũy có thể là diễn biến
chủ đạo của chỉ số trong nửa đầu quý 4/2023.
Điểm tích cực là diễn biến chỉ báo thị trường MASI vẫn đang duy trì đà phân kỳ dương với signal MA 52 tuần. Theo
tương quan biến động với chu kỳ của VN-Index, dấu hiệu phân kỳ này đóng vai trò báo hiệu nhịp Early Bull của chu
kỳ thứ 6 vẫn đang được duy trì và VN-Index vẫn đang vận động theo kịch bản của kênh giá tăng giá trung dài hạn.
Trong ngắn hạn, Khu vực 1.080 - 1.100 sẽ là trọng tâm quan sát nhưng với vai trò là vùng hỗ trợ quan trọng để đánh
giá khả năng bảo toàn kênh giá tăng trung dài hạn của chỉ số. Đây cũng chính là khu vực tồn tại vai trò hỗ trợ động
của MA200 - chỉ báo quan trọng trong việc đánh giá xu hướng trên chu kỳ dài hạn.
Ở chiều ngược lại, khu vực 1.180 -1.200 điểm sẽ đóng vai trò kháng cự mạnh bởi những dấu hiệu của áp lực phân
phối theo mẫu hình “Đỉnh kép” đã diễn ra trong tháng 8 & 9.
Đồ thị kỹ thuật tuần của VNIndex

Nguồn: FPTS

Định giá VN-Index đang trở nên hấp dẫn hơn

Sau 03 tuần giảm liên tiếp của tháng 9, chỉ số VN-Index đang giao dịch ở mức P/E 15,6x , tương ứng với chiết khấu
11,8% so với P/E trung bình 05 năm. So với P/E 17,1x của vùng đỉnh ngắn hạn, đà giảm ngắn hạn của thị trường đã
đưa VN-Index về nền giá hấp dẫn hơn. Trong ngắn hạn, số liệu kinh tế xã hội Q3/2023 đang phần nào chỉ ra dấu hiệu
cải thiện khi ước tính tăng trưởng GDP quý 3/2023 tăng 5,33% yoy và tín hiệu phục ở hồi lĩnh vực sản xuất công
nghiệp. Bức tranh kết quả kinh doanh quý 3/2023 được kỳ vọng có thể sẽ bao hàm những con số tích cực hơn và góp
phần hỗ trợ cho thị trường.

https://ezadvisorselect.fpts.com.vn Quay lại Mục lục Bloomberg – FPTS <GO> | 3


BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG QUÝ 4/2023

Sang quý 4, dư địa điều chỉnh của thị trường có thể sẽ tiếp tục đưa mức định giá P/E về tiệm cận với ngưỡng trung
bình 05 năm trừ 1 độ lệch chuẩn (-1 STD), tương ứng với với khoảng dao động quanh vùng 1070 - 1.080 điểm của
VN-Index. Môi trường lãi suất thấp cùng tỷ suất sinh lời hàm ý của thị trường tương ứng ở mức 6,8 - 7,3% có thể sẽ
tiếp tục là điểm nhấn thu hút dòng tiền giao dịch.

Biểu đồ 6: Định giá P/E của VN-Index trong 05 năm gần nhất
30

25

20

15

10
Jul-18

Jan-19

Jul-19

Jan-20

Jul-20

Jan-21

Jul-21

Jan-22

Jul-22

Jan-23

Jul-23
Mar-19

Mar-20

Mar-21

Mar-22

Mar-23
Nov-18

Nov-19

Nov-20

Nov-21

Nov-22
Sep-18

Sep-19

Sep-20

Sep-21

Sep-22

Sep-23
May-19

May-20

May-21

May-22

May-23
PE Average 5Y +2 STD +1 STD -1 STD -2 STD
Nguồn: Bloomberg, FPTS tổng hợp
Chính sách tiền tệ: kỳ vọng mặt bằng lãi suất thấp vẫn tiếp tục duy trì

Một trong những nguyên nhân chính tác động khiến tâm lý thị trường đột ngột chuyển biến tiêu cực trong quý 3 là việc
Ngân hàng nhà nước (NHNN) phát hành tín phiếu trên kênh thị trường mở (OMO) lần đầu tiên kể từ sau tháng 3/2023
đến nay. Chỉ trong thời gian ngắn từ 21 – 29/09, NHNN đã liên tục hút ròng gần 94.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu và
điều này khiến nhà đầu tư lo ngại về khả năng đảo ngược chính sách tiền tệ.

Về mặt dữ liệu, chưa có dấu hiệu nào cho thấy khả năng của sự thay đổi chính sách tiền tệ nhưng sẽ cần theo dõi
thận trọng hơn đối với các động thái điều tiết từ NHNN trong nghiệp vụ OMO và tỷ giá trong giai đoạn quý 4. Trong
bối cảnh hiện tại, hành động của NHNN vẫn mang tính chủ động trong hoạt động điều hành, nhằm hút bớt thanh
khoản thị trường để giảm áp lực đầu cơ tỷ giá trong ngắn hạn. Việc duy trì một mức lãi suất thấp quanh 5,7% như
hiện tại là một việc tương đối khó trong giai đoạn cuối năm 2023 tuy nhiên việc giữ ổn định lãi suất nhiều khả năng
vẫn sẽ là ưu tiên của NHNN khi nền kinh tế vẫn chưa hồi phục.

Biểu đồ 7: Giá trị bơm/hút ròng qua thị trường mở và Lãi suất liên ngân hàng
40,000 10%

20,000 5%

0 0%

-20,000 -5%

-40,000 -10%

-60,000 -15%

-80,000 -20%

Giá trị bơm/hút ròng qua thị trường mở (tỷ đồng) Lãi suất LNH qua đêm

Nguồn: SBV, FPTS tổng hợp

https://ezadvisorselect.fpts.com.vn Quay lại Mục lục Bloomberg – FPTS <GO> | 4


BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG QUÝ 4/2023

III. Chiến lược giao dịch & Khuyến nghị: Tích lũy chờ sóng mới
Với dấu hiệu hoàn thiện mẫu hình Double Top trong quý 3, chỉ số VN-Index đã cho tín hiệu kết thúc pha tăng ngắn
hạn nối dài từ quý 2 đến nay. Tâm lý thị trường cũng đang chuyển từ trạng thái "hưng phấn" sang chiều hướng thận
trọng hơn khi trọng tâm sự chú ý của nhà đầu tư đang chuyển dịch sang câu chuyện tỷ giá và các tín hiệu vĩ mô cho
giai đoạn cuối năm 2023.

Trong ngắn hạn, nhiều khả năng xu hướng giảm sẽ tiếp tục giữ vai trò chủ đạo chi phối các biến động thị
trường. Tuy nhiên, mức độ giảm giá kế tiếp có thể sẽ không quá lớn bởi chỉ số đã lùi về sát khu vực hỗ trợ mạnh
1.100 điểm và những dấu hiệu ủng hộ cho chu kỳ mới trên xu hướng dài hạn của thị trường vẫn đang được giữ vững.

"Điểm cân bằng mới" được kỳ vọng sẽ xác nhận quanh khu vực 1.080 - 1.100 điểm của VN-Index trong nửa
đầu quý 4 và giai đoạn tích lũy có thể sẽ là bước chuẩn bị tiếp theo cho kỳ vọng hình thành nhịp sóng mới trên chu kỳ
biến động dài hạn.

Theo đó, Nhà đầu tư nên giữ trạng thái giao dịch phòng thủ trong quá trình VN-Index vận động dò tìm đáy ngắn và
trung hạn tiếp theo. Việc giữ một tỷ trọng tiền mặt hợp lý và sẵn sàng trong danh mục sẽ tạo lợi thế chủ động sau khi
"Điểm cân bằng" của thị trường được xác nhận.

Chiến lược Swing trade thường mang lại hiệu quả tốt hơn cho các vị thế giao dịch ngắn hạn trong giai đoạn thị
trường tạo đáy và tích lũy nhưng chỉ nên thực hiện với điều kiện là VN-Index xác định được khung dao động tiềm
năng sau khi các ngưỡng tâm lý được khẳng định. Mục tiêu ưu tiên là các cổ phiếu thuộc nhóm ngành đang có sức
mạnh giá tốt, góp phần nâng đỡ thị trường trong những thời điểm rung lắc như: Công ty chứng khoán, Hóa chất, dầu
khí …

Đối với các vị thế trung hạn, đà giảm diễn ra trên diện rộng của tháng 9 đang tạo ra cơ hội tích lũy cổ phiếu với mức
giá hợp lý hơn cho kỳ vọng tiếp diễn pha tăng trên chu kỳ mới của VN-Index. Trong đó, chúng tôi ưu tiên việc tìm kiếm
cơ hội tại các cổ phiếu có yếu tố cơ bản hỗ trợ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, hàng hóa … trên cơ sở dự báo giá
cả hàng hóa & tỷ giá sẽ tiếp tục là trọng tâm cần quan sát trong giai đoạn thị trường cuối năm.

https://ezadvisorselect.fpts.com.vn Quay lại Mục lục Bloomberg – FPTS <GO> | 5


BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG QUÝ 4/2023

IV. Nhóm ngành triển vọng quý 4/2023

DẦU KHÍ

GIÁ DẦU GIỮ ĐÀ TĂNG MANG LẠI TRIỂN VỌNG KHẢ QUAN CHO CÁC DOANH NGHIỆP

 Trong Q3/2023, giá dầu thô hồi phục do triển vọng nguồn cung dầu thô thắt chặt. Giá dầu Brent đạt trung bình
85,4 USD/thùng trong Q3/2023, tăng 9,8% QoQ.

 Chúng tôi dự phóng giá dầu Brent sẽ tiếp nối đà tăng sang Q4/2023 và sẽ mang triển vọng KQKD tích
cực hơn nhờ nguồn cung dầu thô tiếp tục thắt chặt khi Ả Rập Xê Út và Nga gia hạn cắt giảm tổng tộng 1,3
triệu thùng dầu/ngày cho đến hết 2023. Chúng tôi dự phóng giá dầu thô trong Q4/2023 sẽ đạt 93,5 USD/thùng,
tăng 9,5% QoQ.

Biểu đồ 8: Diễn biến giá dầu thô 7/2022 - 9/2023

Nguồn: EIA, FPTS tổng hợp

CỔ PHIẾU QUAN TÂM


PVD: Mảng khoan khả quan nhờ giá cho thuê giàn tăng và hiệu suất cho thuê cao

 PVD là doanh nghiệp duy nhất tham gia vào dịch vụ cho thuê giàn khoan được niêm yết trên sàn
HOSE. PVD đang sở hửu 4 giàn khoan tự nâng và 1 giàn khoan TAD, cả 5 giàn khoan đều có công việc trong
năm 2023 – 2024.

 Giá cho thuê và hiệu suất thuê giàn trong khu vực Đông Nam Á duy trì mức cao. Giá thuê đạt trung bình
115,4 nghìn USD/ngày trong 8T/2023, tăng 38,3% yoy. Hiệu suất giàn khoan hoạt động trong khu vực Đông
Nam Á đạt 96% trong tháng 8 nhờ nhu cầu giàn khoan cao trong khi nguồn cung bị thắt chặt.

 Đơn giá thuê giàn khoan tăng nhờ tham gia vào các hợp đồng khoan mới: Các giàn Jackup của PVD I
và PVD VI sẽ tham gia các hoạt động khoan cho khách hàng PCSB tại Malaysia vào cuối Q4/2023 với đơn
giá cao hơn. Chúng tôi dự phóng Đơn giá thuê và hiệu suất cho thuê giàn Jack-up của PVD sẽ đạt lần lượt
88 nghìn USD/ngày và 98% trong Q4/2023.
 Thị trường thăm dò khai thác trong nước có những tín hiệu ấm dần khi các dự án như Tê Giác Trắng -
Cá Ngừ Vàng, Đại Hùng GĐ3, Lạc Đà Vàng,... đang mở thầu giàn khoan. Các chiến thăm dò - khai thác dự
kiến được triển khai vào T4 - T7/2024 từ đó mang lại triển vọng tích cực cho mảng dịch vụ liên quan đến
khoan.

https://ezadvisorselect.fpts.com.vn Quay lại Mục lục Bloomberg – FPTS <GO> | 6


BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG QUÝ 4/2023

Biểu đồ 9: Giá và hiệu suất cho thuê giàn Jack-up Biểu đồ 10: Giá và hiệu suất cho thuê giàn Jack-up của
361 - 400 IC tại Đông Nam Á PVD

150 100 98.0% 100.0% 98.0% 120%


100 97.0%
120 80 100%
80

Nghìn USD/ngày
Nghìn USD/ngày

80%
90 60 52.0%
60

%
60%
60 40 88.0
40 75.0 40%
57.0 57.0 65.8
30 20 20 20%
0 0 0 0%

Giá thuê giàn (Trái) Hiệu suất (Phải)


Giá cho thuê trung bình Hiệu suất
Nguồn: IHS Markit, FPTS tổng hợp Nguồn: PVD, FPTS dự phóng

PLX: Mảng bán lẻ xăng dầu khả quan nhờ sản lượng và giá bán tăng

 Sản lượng dự kiến tăng trưởng yoy nhờ không xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung như trong
Q4/2022. Trong 9T/2023, sản lượng tiêu thụ xăng dầu ước tính đạt 15,8 nghìn tấn, + 13,5% yoy. Chúng tôi
khì vọng sản lượng xăng dầu tiêu thụ sẽ tiếp tục tăng trong Q4 do khả năng thiếu hụt nguồn cung là thấp khi
(1) Nguồn cung xăng dầu trong nước ổn định và (2) Sản lượng nhập khẩu, xuất bán và lượng hàng tôn kho
được các doanh nghiệp chủ động cập nhật hàng tháng giúp Bộ Công Thương dễ dàng hơn trong việc quán
lý nguồn cung xăng dầu, tránh tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ như Q4/2022.

 Giá bán xăng dầu thành phẩm tăng theo giá dầu giúp biên lợi nhuận các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu
cải thiện nhờ tác động của hàng tồn kho.

 Chúng tôi chọn PLX là mã cổ phiếu theo dõi trong mảng bán lẻ xăng dầu khi: (1) PLX là doanh nghiệp
đứng đầu trong mảng phân phối xăng dầu với chiếm hơn 50% thị phần bán lẻ xăng dầu trong nước và (2) Kì
vọng KQKD phục hồi nhờ sự ổn định của thị trường xăng dầu trong nước.

Biểu đồ 11:Sản lượng tiêu thụ xăng dầu 2020 - Biểu đồ 12: Diễn biến giá xăng dầu trong nước và giá
2023 dầu thô
30 160
2020 2021

USD/Thùng
Nghìn VNĐ/lít

3000 25
2022 2023 120
20
Nghìn tấn

2000 15 80
10
1000 40
5
0 0
0
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10T11T12
Giá dầu Brent RON 95 E5/RON92
Dầu Diesel Dầu hỏa (Kerosene)

Nguồn: Bộ Công Thương, FPTS tổng hợp

ĐIỆN

TRIỂN VỌNG TÍCH CỰC CHO NHÓM NHIỆT ĐIỆN THAN

 Nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao trong Q3/2023 dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao trong Q4/2023. Nhu cầu tiêu
thụ tăng trưởng cao trong Q3/2023 nhờ vào 2 yếu tố chính: (1) thời tiết tiếp tục nắng nóng kéo dài do ảnh
hưởng của El Nino và (2) nhu cầu điện của nhiều ngành nghề sản xuất công nghiệp bắt đầu phục hồi.
 Sản lượng thủy điện dự kiến sụt giảm và giá CGM sẽ phục hồi sau khi hết mùa mưa. Sản lượng thủy
điện có thể sẽ giảm dần trong Q4/2023 khi mùa mưa kết thúc và El Nino đang được dự báo sẽ tiếp tục kéo
dài cho tới ít nhất là giữa năm 2024. Nhờ đó, triển vọng sản lượng của nhóm nhiệt điện trong Q4/2023 cũng
như trong năm 2024 vẫn sẽ tương đối tích cực. Ngoài ra, giá CGM cũng sẽ dần phục hồi khi sản lượng thủy
điện giúp các doanh nghiệp nhiệt điện có thể cải thiện được lợi nhuận.

https://ezadvisorselect.fpts.com.vn Quay lại Mục lục Bloomberg – FPTS <GO> | 7


BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG QUÝ 4/2023

 Giá than trộn điều chỉnh giảm và nguồn cung than vẫn đang tương đối ổn định. Giá than trộn vừa có
một đợt điều chỉnh giảm đáng kể (khoảng 10-15%) vào giữa Q3/2023. Với việc giá than thế giới đang tiếp tục
có xu hướng giảm, nhiều khả năng giá than trộn có thể tiếp tục điều chỉnh giảm trong Q4/2023. Giá than giảm
và nguồn cung than ổn định sẽ giúp các doanh nghiệp nhiệt điện than có thể cải thiện lợi nhuận trong giai
đoạn sắp tới.

 Triển vọng hồi phục sản lượng sau khi hoàn thành đại tu và sửa chữa sự cố. Sang Q4/2023, nhiều nhà
máy sẽ hoàn thành việc đại tu cũng như bắt đầu vận hành ổn định hơn sau thời gian sửa chữa sự cố. Do đó,
sản lượng điện và KQKD của các doanh nghiệp có thể sẽ cải thiện hơn so với giai đoạn khó khăn vừa qua.

Biểu đồ 13: Giá điện trên thị trường cạnh tranh (CGM) Biểu đồ 14: Diễn biến giá nhiên liệu
+22% +10% +37% 4.0

Triệu đồng / tấn


2,000 10

USD / MMBTU
+18% +9% 3.0
1,500 -32%
VND / kWh

-4% +71% 2.0


5
1,000
1.0
500 -48%
0 0.0
0

Giá khí (NT2 - cột phải) Giá than nội địa (5a1)
2020 2021 2022 2023 Giá than trộn (5a14)
Nguồn: Genco3 Nguồn: FPTS tổng hợp

CỔ PHIẾU QUAN TÂM

Vốn hóa tại ngày Doanh thu LNST


Mã Tăng trưởng Tỷ suất ROE 4 quý
06/10/2023 (tỷ 6M2023 (tỷ 6T2023(tỷ P/E
CK LNST LNST gần nhất
đồng) đồng) đồng)
6.975 6.703 392 -34% 5,8% 12,34
- Triển vọng tích cực sản lượng tích cực đối với nhóm nhiệt điện than.
QTP - Giá than trộn giảm giúp QTP cải thiện lợi nhuận và hạn chế ảnh hưởng của việc suất hao nhiệt
cao hơn PPA
- QTP vẫn là doanh nghiệp có nguồn than ổn định nhất trong nhóm nhiệt điện than.
4.440 2.707 201 +42% 7,4% 10,29
- Triển vọng tích cực sản lượng tích cực đối với nhóm nhiệt điện than.
PPC - Tổ máy S6 – Phả Lại 2 (28% công suất) vận hành trở lại sau hơn 2 năm sửa chữa.
- PPC sẽ đàm phán lại giá điện hợp đồng của nhà máy Phả Lại 1, nhiều khả năng sẽ đàm phán
được mức giá cố định và mức suất hao nhiệt tốt hơn so với hiện tại.

MÍA ĐƯỜNG

KỲ VỌNG GIÁ ĐƯỜNG THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TIẾP TỤC GIỮ MỨC CAO

 Giá đường thế giới dự kiến neo cao trước những lo ngại thời tiết bất lợi gây thâm hụt sản lượng toàn
cầu: Trong Q3/2023, giá đường đạt trung bình ~0,54 USD/kg, tương đương mức đỉnh 11 năm của Q2/2023.
Chúng tôi cho rằng giá đường sẽ tiếp tục giữ mức cao vì dự báo điều kiện thời tiết bất lợi sẽ khiến sản lượng
sản xuất đường toàn cầu thâm hụt so với nhu cầu tiêu thụ. Cụ thể, theo ước tính tháng 08/2023 của ISO, sản
lượng đường toàn cầu niên vụ 2023/24F có thể thâm hụt 2,1 triệu tấn. Điều này đến từ những lo ngại hiện
tượng El Nino (được dự báo kéo dài đến giữa năm 2024) có khả năng gây ra những hiện tượng thời tiết cực
đoan tại các quốc gia sản xuất mía đường trọng điểm như Brazil, Ấn Độ, Thái Lan,… gây mất mùa mía và
giảm sản lượng đường sản xuất tại các nước này.

https://ezadvisorselect.fpts.com.vn Quay lại Mục lục Bloomberg – FPTS <GO> | 8


BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG QUÝ 4/2023

Biểu đồ 15: Cân đối cung - cầu đường và giá đường thế giới
15 0.6
9.9 9.4
10 8.2 0.4
4.9 5.7 4.5
Triệu tấn 5 2.1 0.2

USD/tấn
0.2 0.5
0 0
-5 -0.1 -0.2
-3.1 -3.0 -2.1 -2.1
-10 -6.5 -0.4
-15 -10.5 -0.6

Cân đối cung - cầu đường thế giới (cột trái) Giá đường thô thế giới (cột phải)

Nguồn: ISO (T8/2023), IndexMundi


 Giá đường Việt Nam tiếp tục giữ mức cao khi nguồn cung đường sản xuất trong nước hạn hẹp và nhu
cầu đường tăng cao trong Q4. Giá đường trong nước thường đi theo xu hướng của giá đường thế giới do
nguồn cung trong nước chỉ đáp ứng ~40% nhu cầu tiêu thụ, còn lại phải phụ thuộc vào đường nhập khẩu.
Chúng tôi kỳ vọng giá đường trong nước tiếp tục neo ở mức cao 20.500 - 22.500 đồng/kg (±5% QoQ) trong
Q4/2023 vì: (1) Nguồn cung nội địa trong Q4 hạn hẹp khi tới tháng 12/2023 các doanh nghiệp mới bắt đầu ép
mía, luyện đường cho vụ 2023/24, cung đường chủ yếu sẽ đến từ nguồn nhập khẩu với giá đường thế giới
dự kiến tiếp tục neo cao. (2) Nhu cầu đường trong Q4 dự kiến sẽ tăng cao khi bước vào thời gian sản xuất
bánh mứt kẹo để phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán 2024.
Biểu đồ 16: Dự phóng giá đường nội địa Q4/2023
25,000 22,500

20,000
20,500
Đồng/kg

15,000

10,000

5,000

Nguồn: VSSA, FPTS tổng hợp và ước tính


CỔ PHIẾU QUAN TÂM
QNS - triển vọng khả quan ở mảng sản xuất – kinh doanh mía đường

 BLNG mảng đường của QNS sẽ tiếp tục cải thiện trong Q4/2023 khi QNS được hưởng lợi từ đà tăng của giá
bán đường nội địa trong Q4.
 Sản lượng tiêu thụ đường của QNS năm 2023F ước tính đạt ~220.000 tấn (+69% YoY) nhờ sản lượng sản
xuất đường cải thiện trong năm 2023.
Biểu đồ 17: Sản lượng sản xuất đường từ mía của QNS

250
Nghìn tấn

200

150

100

50

0
2018 2019 2020 2021 2022 2023E

Nguồn: QNS, FPTS tổng hợp

https://ezadvisorselect.fpts.com.vn Quay lại Mục lục Bloomberg – FPTS <GO> | 9


BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG QUÝ 4/2023

PHỤ LỤC: TÓM TẮT NHẬN ĐỊNH CỦA FPTS VỀ TRIỂN VỌNG NGÀNH CHO QUÝ 4/2023

* Thang điểm:
-2 -1 0 1 2

Nhận định Đánh giá Đánh giá Đánh giá Đánh giá
NGÀNH
năm 2023 Q1/2023 Q2/2023 Q3/2023 Q4/2023
Ngân hàng

Bất động sản


dân dụng
Bất động sản
N/A N/A N/A
công nghiệp

Xây dựng

Thép

Nhựa xây dựng

Xi măng

Dầu khí

Cao su

Săm lốp

Phân bón

Điện

Cảng biển

Dệt may

Chăn nuôi

Mía đường

Cá tra

Tôm N/A N/A N/A

https://ezadvisorselect.fpts.com.vn Quay lại Mục lục Bloomberg – FPTS <GO> | 10


BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG QUÝ 4/2023

THÔNG TIN LIÊN HỆ

NHÓM CHUYÊN VIÊN THỰC HIỆN


BÁO CÁO

Nguyễn Ngọc Tuấn Đậu Đức Nam Nguyễn Hữu Thiên Ân

Trưởng nhóm Phân tích kỹ thuật Chuyên viên, ngành Điện Chuyên viên, ngành Dầu khí

tuannn@fpts.com.vn namdd@fpts.com.vn annht2@fpts.com.vn

Trần Nguyễn Anh Tùng Phạm Hương Lê

Chuyên viên Phân tích kỹ thuật Chuyên viên, ngành Mía đường

tungtna@fpts.com.vn leph@fpts.com.vn

TUYÊN BỐ MIỄN TRÁCH NHIỆM


Các thông tin và nhận định trong báo cáo này được cung cấp bởi FPTS dựa vào các nguồn thông tin mà FPTS coi
là đáng tin cậy, có sẵn và mang tính hợp pháp. Tuy nhiên, chúng tôi không đảm bảo tính chính xác hay đầy đủ của
các thông tin này.
Nhà đầu tư sử dụng báo cáo này cần lưu ý rằng các nhận định trong báo cáo này mang tính chất chủ quan của
chuyên viên phân tích FPTS. Nhà đầu tư sử dụng báo cáo này tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
FPTS có thể dựa vào các thông tin trong báo cáo này và các thông tin khác để ra quyết định đầu tư của mình mà
không bị phụ thuộc vào bất kì ràng buộc nào về mặt pháp lý đối với các thông tin đưa ra.
Báo cáo này không được phép sao chép, phát hành và phân phối dưới bất kỳ hình thức nào nếu không được sự
chấp thuận của FPTS. Xin vui lòng ghi rõ nguồn trích dẫn nếu sử dụng các thông tin từ báo cáo này.

Các thông tin có liên quan đến chứng khoán khác hoặc các thông tin chi tiết liên quan đến cổ phiếu này có thể
được xem tại http://ezsearch.fpts.com.vn hoặc sẽ được cung cấp khi có yêu cầu chính thức.
Bản quyền © 2010 Công ty chứng khoán FPT

Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT
Trụ sở chính Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh Chi nhánh TP. Đà Nẵng

52 Lạc Long Quân, Phường Bưởi, Tầng 3, Tòa nhà 136-138 Lê Thị Hồng Số 100 Quang Trung, phường Thạch
Quận Tây Hồ, Hà Nội. Gấm, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Thang, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.

ĐT: 19006446 ĐT: 19006446 ĐT: 19006446


Fax: (84.24) 3773 9058 Fax: (84.28) 6291 0607 Fax: (84.236) 3553 888

https://ezadvisorselect.fpts.com.vn Quay lại Mục lục Bloomberg – FPTS <GO> | 11

You might also like