You are on page 1of 33

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN


KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH 1
Thiết kế chế tạo mạch đo và hiển thị nhiệt độ trên LCD

Giảng viên hướng dẫn : Vũ Trọng Trường


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Xuân Hội - 11220016
Lê Quang Huấn - 11220452
Lớp : : 112202.1

Hưng Yên , 2023


Nhận xét của giảng viên hướng dẫn
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
Hưng Yên, ngày ... tháng ... năm 2023
Giảng viên hướng dẫn

Vũ Trọng Trường

1
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam ta ngày một phát triển và giàu mạnh. Một trong những thay đổi đáng
kể là Việt Nam đã gia nhập WTO, một bước ngoặt quan trọng thay đổi đất nước, để
chúng ta có cơ hội nắm bắt nhiều thành tựu vĩ đại của thế giới, đặc biệt là về các lĩnh
vực khoa học kĩ thuật nói chung và ngành Điện Tử nói riêng. Thế hệ trẻ chúng ta
không tự mình phấn đấu học hỏi không ngừng thì chúng ta sẽ sớm lạc hậu và nhanh
chóng thụt lùi. Nhìn ra được điều đó Trường “Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng
Yên” đã sớm chủ trương hình thức đào tạo sâu rộng, từ thấp đến cao. Để tăng chất
lượng học tập của sinh viên nhà trường nói chung và khoa Điện - Điện Tử nói riêng
đã tổ chức cho sinh viên làm các Đồ Án Môn Học nhằm tạo nên tảng vững chắc cho
sinh viên khi ra trường, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng việc làm. Ngày nay lĩnh vực điều
khiển đã được ứng dụng rộng rãi trong các thiết bị, sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sinh
hoạt hằng ngày của con người như máy giặt, đồng hồ điện tử, ti vi... nhằm giúp cho
đời sống ngày càng hiện đại và tiện lợi hơn. Đề tài ứng dụng vi điều khiển trong đời
sống thực tế rất phong phú và đa dạng nhằm đáp ứng cho cuộc sống tiện nghi của con
người. Với mục đích tìm hiểu và đáp ứng những yêu cầu trên chúng em đã lựa chọn
một đề tài có tính ứng dụng trong thực tế, nhưng không quá xa lạ đối với mọi người,
đó là: “Thiết Kế Chế Tạo Mạch Đo Và Hiển Thị Nhiệt Độ Trên LCD”.

Nhóm sinh viên thực hiện


1. Nguyễn Xuân Hội - 11220016
2. Lê Quang Huấn - 11220452

2
Lời cảm ơn
Qua một thời gian thực hiện, đến nay đề tài: “Thiết kế chế tạo mạch đo và
hiển thị nhiệt độ trên LCD” đã được hoàn thành. Trong thời gian thực hiện, em đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu của các cá nhân, tập thể.

Em xin chân thành cảm ơn tới Thầy Vũ Trọng Trường đã hướng dẫn, giúp đỡ
em tận tình trong quá trình thực hiện đồ án. Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo, lãnh đạo
Khoa Điện – Điện tử, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, đã giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đồ án.
Cuối cùng em xin được bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, đã động viên và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành nội dung đồ án.

Hưng Yên, ngày ..... tháng ..... năm 2023

MỤC LỤC

3
Nhận xét của giảng viên hướng dẫn................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................2
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................3
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.....................................................................5
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................5
1.2. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................5
1.3. Mục đích nghiên cứu................................................................................................5
1.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................5
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu..................................................................................................5
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN LINH KIỆN...........................................7
2.1. Phân tích...................................................................................................................7
2.2. Lựa chọn linh kiện sử dụng trong mạch...................................................................7
2.2.1. Cảm biến nhiệt độ LM35......................................................................................7
2.2.2. Vi điều khiển PIC 16F877A..................................................................................8
2.2.3. LCD 1602A.........................................................................................................13
2.2.4. Nguồn Adapter....................................................................................................15
2.2.5. Relay....................................................................................................................16
2.2.6. Động cơ DC.........................................................................................................18
2.2.7.Diode....................................................................................................................20
2.2.8.Transistor..............................................................................................................21
CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ CHẾ TẠO MẠCH..............................................................24
3.1. Sơ đồ khối..............................................................................................................24
3.2. Sơ đồ nguyên lý......................................................................................................24
3.3. Sơ đồ mạch in.........................................................................................................25
3.4. Lưu đồ thuật toán...................................................................................................26
3.5. Chương trình..........................................................................................................26
3.6. Sản phẩm hoàn thiện..............................................................................................28
KẾT LUẬN
HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
TÀI LIỆU THAM KHẢO

CHƯƠNG 1

4
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1.Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ , các thiết bị điện tử đã , đang
và sẽ tiếp tục được ứng dụng ngày càng rộng rãi và mang lại hiệu quả trong hầu hết
các lĩnh vực khoa học kĩ thuật cũng như đời sống xã hội.
Việc gia công, xử lý các tín hiệu điện tử hiện đại đều dựa trên cơ sở nguyên lý
số. Vì các thiết bị làm việc trên cơ sở nguyên lý số có ưu điểm hơn hẳn so với các thiết
bị làm việc dựa trên cơ sở nguyên lý tương tự , đặc biệt là trong kĩ thuật tính toán.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ điện tử đã cho ra đời nhiều vi mạch số cỡ
lớn với giá thành rẻ và khả năng lập trình cao đã mang lại những thay đổi lớn trong
ngành điện tử. Mạch số ở những mức độ khác nhau đang thâm nhập trong các lĩnh vực
điện tử thông dụng và chuyên nghiệp một cách nhanh chóng. Các trường kĩ thuật là
nơi mạch số thâm nhập mạnh mẽ và được học sinh , sinh viên ưa chuộng do lợi ích và
tính khả thi của nó. Vì thế sự hiểu biết sâu sắc về kĩ thuật số là không thể thiếu với
sinh viên ngành điện tử hiện nay. Nhu cầu hiểu biết kĩ về kĩ thuật số không chỉ riêng
đối với những người theo chuyên ngành điện tử mà còn đối với những cán bộ kĩ thuật
khác có sử dụng thiết bị điện tử.
1.2.Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài này chúng em tập chung vào:
+ Tìm hiểu về vi điều khiển PIC16F877A.
+ Nghiên cứu và chế tạo thiết bị đo nhiệt độ phòng.
1.3.Mục đích nghiên cứu
Khi nghiên cứu đồ án này chúng em đã:
+ Hiểu được cách thức và chế độ hoạt động của VĐK PIC 16F877A.
+ Hiểu được cách thức hoạt động của cảm biến nhiệt độ LM35.
+ Thiết kế, chế tạo được mạch đo nhiệt độ phòng dùng PIC 16F877A.
1.4.Phương pháp nghiên cứu
Do đây là một sản phẩm, nên chúng em đã áp dụng phương pháp nghiên cứu lý
thuyết, nghiên cứu thực nghiệm trực tiếp trên sản phẩm thật, chạy thử nghiệm và hoàn
thiện chương trình.
1.5.Ý nghĩa nghiên cứu

5
Như đã nói ở trên thì nếu thực hiện thành công đề tài này sẽ mang lại ý nghĩa to
lớn cả về thực tiến và lý luận.
+ Ý nghĩa lý luận:
Toàn bộ chương trình và bản thiết minh của đề tài sẽ trở thành tài liệu nghiên cứu,
tham khảo nhanh, dễ hiểu, thiết thực cho các bạn sinh viên, những người thích tìm
hiểu về đề tài này của chúng em.
+ Ý nghĩa thực tiến:
Với sự thành công của đề tài sẽ góp phần giúp cho các bạn sinh viên mới nói
chung và các bạn sinh viên khoa Điện – Điện Tử nói riêng thấy rõ được ý nghĩa thực
tế và thêm yêu thích chuyên ngành mình đã chọn. Do kiến thức và trình độ năng lực
hạn hẹp nên việc thực hiện đề tài này không thể tránh được thiếu sót, kính mong nhận
được sự thông cảm và góp ý của thầy giáo, cô giáo và các bạn để đồ án này hoàn chỉnh
hơn.
*NHẬN XÉT CHƯƠNG 1:

Từ những phần trên, ta có thể rút ra những điểm mình làm được như sau:

 Hiểu được yêu cầu và mục đích của đề tài Thiết kế chế tạo mạch đo và hiển thị
nhiệt độ trên LCD.
 Biết được các phương pháp thực hiện đề tài và có thể lựa chọn phương pháp
phù hợp với tình huống cụ thể.
 Nhận thức được ý nghĩa của đề tài, đặc biệt là trong việc đảm bảo chất lượng
sản phẩm, tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất.
 Có cơ hội tiếp cận và áp dụng các kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực điện tử,
đặc biệt là vi điều khiển, điện tử số, cảm biến,...
 Nhận thấy được đề tài có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và có ý
nghĩa rất lớn trong cả lĩnh vực sản xuất lẫn lĩnh vực khác.
Từ những điểm trên, ta có thể áp dụng để thực hiện đề tài một cách hiệu quả và đạt
được kết quả tốt trong quá trình thực hiện.

6
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN LINH KIỆN
2.1. Phân tích
Ngày nay khoa học công nghệ hiện đại đã có những bước tiến nhanh và xa đi
theo nó là những thành tựu ứng dụng trong các lĩnh vực đời sống, công nghiệp. Kỹ
thuật điều khiển trong tiến trình hoàn thiện lý thuyết cũng đã tạo cho mình nhiều phát
triển có ý nghĩa. Bây giờ khi nhắc tới điều khiển con người dường như hình dung tới
độ chính xác, tốc độ xử lý và thuật toasnthoong minh đồng nghĩa là lượng chất xám
cao hơn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vi điều khiển như 8051,Motorola
68HC, AVR, ARM...Ngoài họ 8051 được hướng dẫn một cách căn bản ở môi trường
đại học , chúng em đã chọn VĐK PIC để mở rộng vốn kiến thức và phát triển các ứng
dung công cụ này vì các nguyên nhân sau:
- Có đầy đủ tính năng của một vi điều khiển hoạt động độc lập.
- Các tính năng đa dạng ở vi điều khiển PIC không ngừng phát triển
- Sự hỗ trợ của nhà sản xuất về trình biên dịch, các công cụ lập trình, nạp chương
trình từ đơn giản tới phức tạp.
- Rất phổ biến nhiều người sử dụng và rất dễ dàng tìm kiếm ở thị trường Việt
Nam.
2.2. Lựa chọn linh kiện sử dụng trong mạch
2.2.1. Cảm biến nhiệt độ LM35
LM35 là một cảm biến nhiệt độ dạng analog, thuộc họ IC cảm biến nhiệt độ sản
xuất theo công nghệ bán dẫn dựa trên các chất bán dẫn dễ bị tác động bởi sự thay đổi
của nhiệt độ, đầu của cảm biến là điện áp(V) tỉ lệ với nhiệt độ mà nó được đặt trong
môi trường cần đo.

Hình 2.1.Sơ đồ chân cảm biến nhiệt LM35

7
LM35 là cảm biến nhiệt độ analog, nhiệt độ được xác định bằng cách đo hiệu
điện thế ngõ ra của LM35
Đơn vị nhiệt độ : 0C
Có mức điện áp thay đổi trực tiếp theo 0C
(10mV/0C) Có hiệu năng cao, công suất tiêu thụ là
60𝜇A
Sản phẩm không cần phải căn chỉnh nhiệt đội khi sử dụng.
Độ chính xác thực tế : 1/4 0C ở nhiệt độ phòng và 3/4 0C ở ngoài khoảng -55 0C tới
150 0C
Chân + Vs (1) là chân cung cấp điện áp cho LM 35 DZ hoạt động từ 4 – 20 V
Chân Vout ( 2) là chân điện áp đầu ra LM35 được đưa vào chân Analog của các bộ
ADC
Chân GND là chân nối mass: Chân này này tránh hỏng cảm biến cũng như làm
giảm sai số quá trình đo.
Thông số kỹ thuật:
- Tiêu tán công suất thấp.
- Dòng làm việc từ 400 𝜇A đến 5 mA.
- Dòng ngược 15mA.
- Dòng thuận 10mA.
- Độ chính xác cao: khi làm việc ở nhiệt độ 25°C là 0,5°C.
Mã sản phẩm Dải nhiệt độ Độ chính xác Đầu ra
LM35A -55°C ~ 150°C 1.0°C 10mV/F
LM35 -55°C ~ 150°C 1.5°C 10mV/F
LM35CA -40°C ~ 110°C 1.0°C 10mV/F
LM35C -40°C ~ 110°C 1.5°C 10mV/F
LM35D 0°C ~ 100°C 2.0°C 10mV/F
- Trở kháng đầu ra thấp 0,1 cho 1mA tải.
Bảng 2.1 Thông số thật tính của cảm biến nhiệt độ LM35
2.2.2. Vi điều khiển PIC 16F877A

PIC16F877A là một Vi điều khiển PIC 40 chân và được sử dụng hầu hết trong
các dự án và ứng dụng nhúng. Nó có năm cổng bắt đầu từ cổng A đến cổng E. Nó có

8
ba bộ định thời trong đó có 2 bộ định thời 8 bit và 1 bộ định thời là 16 Bit. Nó hỗ trợ
nhiều giao thức giao tiếp như giao thức nối tiếp, giao thức song song, giao thức I2C.
PIC16F877A hỗ trợ cả ngắt chân phần cứng và ngắt bộ định thời.

Hình2.2 PIC16F877A

*Giao thức nối tiếp:

Giao thức nối tiếp (Serial Protocol) trên IC PIC16F877A là một giao thức truyền
thông bộ nhớ không đồng bộ (Asynchronous Memory Protocol), thường được sử dụng
để kết nối với các thiết bị ngoại vi khác như cảm biến, màn hình LCD, module
Bluetooth, module Wi-Fi, máy in, máy tính, v.v.
Giao thức nối tiếp trên PIC16F877A sử dụng hai chân truyền và nhận dữ liệu
(RX/TX) để truyền thông tin giữa PIC16F877A và các thiết bị khác. PIC16F877A hỗ
trợ nhiều tốc độ truyền thông khác nhau, từ 300 baud đến 115200 baud, tùy thuộc vào
tốc độ truyền thông mà các thiết bị khác đang sử dụng.
Để sử dụng giao thức nối tiếp trên PIC16F877A, người dùng cần phải cấu hình
các thanh ghi bên trong IC và viết mã phần mềm để đọc và ghi dữ liệu. Việc cấu hình
các thanh ghi và viết mã phần mềm được thực hiện thông qua việc sử dụng ngôn ngữ
lập trình như C hoặc Assembly.

*Giao thức song song

Giao thức song song (Parallel Protocol) là một giao thức truyền thông mà sử
dụng nhiều dây dữ liệu (data lines) cùng một lúc để truyền thông tin giữa các thiết bị.
So với giao thức nối tiếp, giao thức song song có thể truyền dữ liệu nhanh hơn và đồng
bộ hơn.
Tuy nhiên, giao thức song song có một số hạn chế như đòi hỏi nhiều chân dữ liệu
hơn, dễ bị nhiễu và khó xử lý khi truyền dữ liệu trên khoảng cách xa. Do đó, giao thức
song song thường được sử dụng cho các ứng dụng truyền thông ngắn và tốc độ cao
như trong các bộ vi xử lý, các mạch đọc/ghi bộ nhớ, các bộ điều khiển động cơ, v.v.

9
Một số giao thức song song phổ biến bao gồm giao thức ISA (Industry Standard
Architecture) cho các máy tính cũ, giao thức PCI (Peripheral Component Interconnect)
và PCIe (PCI Express) cho các thiết bị ngoại vi trên máy tính, v.v.

*Giao thức I2C

Giao thức I2C (Inter-Integrated Circuit) là một giao thức truyền thông nội bộ
(Internal Communication Protocol) giữa các vi mạch (ICs) trong các thiết bị điện tử.
Giao thức I2C được phát triển bởi Philips Semiconductor (nay là NXP
Semiconductors) và được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử như điện thoại di
động, máy tính, thiết bị điện gia dụng, các mạch điều khiển, v.v.
Giao thức I2C sử dụng hai dây truyền thông tin là SDA (Serial Data) và SCL
(Serial Clock) để truyền thông tin giữa các thiết bị. SDA là đường truyền dữ liệu và
SCL là đường truyền đồng bộ hóa. Giao thức I2C còn có khả năng địa chỉ đa thiết bị,
cho phép nhiều thiết bị được kết nối trên cùng một dây SDA và SCL.
Giao thức I2C hỗ trợ các tốc độ truyền thông khác nhau, từ 100 Kbps đến 3.4
Mbps. Giao thức này cũng hỗ trợ các tính năng bảo mật như mã hóa dữ liệu và xác
thực.
Để sử dụng giao thức I2C, các thiết bị cần phải được cấu hình bằng các địa chỉ
I2C riêng biệt. Việc truyền và nhận dữ liệu được thực hiện thông qua các lệnh I2C cụ
thể được gọi từ mã phần mềm của thiết bị.
*Cấu tạo chân

Hình 2.3 Cấu tạo chân PIC16F877A

● Chân 1: MCLR là chân clear của mạch này. Nó sẽ khởi động lại vi điều khiển
và được kích hoạt bởi mức logic thấp, có nghĩa là chân này phải được cấp liên tục một
điện áp 5V và nếu cấp điện áp 0V sẽ bị đặt lại.Một nút nhấn và một điện trở được kết
nối đến chân này. Chân MCLR này luôn được cấp điện áp 5V. Khi muốn khởi động lại

10
mạch. Bạn chỉ cần nhấn vào nút nhấn thì chân MCLR sẽ được đưa về 0 và mạch được
đặt lại.
● Chân 2 RA0/AN0: PORT A có 6 chân, từ chân số 2 đến chân số 7. Tất cả đều là
các chân xuất, nhập dữ liệu hai chiều. Chân số 2 là chân đầu tiên của PORT A. Chân
này có thể được sử dụng như một chân tương tự (analog) chân AN0. Nó được tích hợp
bộ chuyển đổi analog sang digital.

● Chân 3 RA1/AN1: Đầu vào tín hiệu analog 1


● Chân 4 RA2/AN2/Vref-: Có thể hoạt động như đầu vào analog thứ 2 hoặc chân
điện áp tham chiếu âm.
● Chân 5 RA3/AN3/Vref+: Có thể hoạt động như đầu vào analog thứ 3 hoặc chân
điện áp tham chiếu dương.
● Chân 6 RA0/T0CKI: Với timer 0, chân này hoạt động được như một đầu vào
xung clock và đầu ra open drain.
● Chân 7 RA5/SS/AN4: Có thể hoạt động như một đầu vào analog thứ 4. Có cổng
nối tiếp đồng bộ và là chân SS cho cổng này.
● Chân 8 RE0/RD/AN5: PORT E bắt đầu từ chân số 8 đến chân số 10 và là cổng
I/O hai chiều. Nó còn là cổng analog thứ 5 hoặc là chân RD (tích cực mức logic thấp)
cho cổng slave giao tiếp song song
● Chân 9 RE1/WR/AN6: Là đầu vào analog thứ 6 và là chân WR (tích cực mức
logic thấp) cho cổng slave giao tiếp song song.
● Chân 10 RE2/CS/A7: Là đầu vào analog 7 và là chân CS cho cổng slave song
song.
● Chân 11 và 32 VDD: Đây là hai chân cấp nguồn 5V.
● Chân 12 và 31 VSS: Các chân tham chiếu nối đất cho I/O và các chân
logic. Chúng nên được nối với 0V hoặc mắc GND.
● Chân 13 OSC1/CLKIN: Là đầu vào bộ dao động hoặc chân đầu vào xung nhịp
bên ngoài.
● Chân 14 OSC2/CLKOUT: Đây là chân đầu ra của bộ dao động. Một bộ dao
động thạch anh được nối vào giữa hai chân 13 và 14 để cấp xung nhịp bên ngoài cho
bộ vi điều khiển. ¼ tần số của OSC1 được OSC2 xuất ra trong chế độ RC. Điều này
xác định tốc độ chu kỳ xử lý lệnh.
● Chân 15 RC0/T1OCO/T1CKI: PORT C có 8 chân. Là cổng I/O hai chiều.
Trong số đó, chân 15 là chân đầu tiên. Nó có thể là đầu vào xung nhịp của bộ định thời
1 hoặc đầu ra bộ dao động của bộ định thời 2.
● Chân 16 RC11/T1OSI/CCP2: Là đầu vào dao động của bộ định thời 1 hoặc đầu
vào capture 2 / đầu ra so sánh 2 / đầu ra PWM 2.
● Chân 17 RC2/CCP1: Đầu vào capture 1/ đầu ra so sánh 1/ đầu ra PWM1
● Chân 18 RC3/SCK/SCL: Đầu ra của chế độ SPI hoặc I2C và có thể là I/O cho
bộ dao động nối tiếp đồng bộ.
● Chân 23 RC4/SDI/SDA: Chân dữ liệu trong chế độ SPI hoặc là chân xuất nhập
dữ liệu chế độ I2C.

11
● Chân 24 RC5/SDO: Là chân xuất dữ liệu chế độ SPI.
● Chân 25 RC6/TX/CK: Có thể là chân xung clock đồng bộ hoặc chân truyền
không đồng bộ UART.
● Chân 26 RC7/RX/DT: Là chân dữ liệu đồng bộ hoặc chân nhận tín hiệu UART.
● Các chân 19, 20, 21, 22, 27, 28, 29, 30: Tất cả các chân này đều thuộc PORT D,
đây là một cổng I/O hai chiều. Khi bus vi xử lý được kết nối, nó có thể hoạt động ncho
cổng slave giao tiếp dữ liệu song song.
● Chân 33-40 PORT B: Hai chân này đều thuộc PORTB. Trong đó RB0 có thể
được sử dụng làm chân ngắt ngoài và RB6 và RB7 có thể được sử dụng làm chân
debugger.

*Thông số của PIC16F877A

Thông số kỹ thuật Giá trị

Số lõi 1 lõi

Kiến trúc RISC

Tần số hoạt động tối đa 20 MHz

Bộ nhớ Flash 14 KB

Bộ nhớ SRAM 368 bytes

Bộ nhớ EEPROM 256 bytes

Số chân I/O 33 chân

Số kênh ADC 8 kênh

Số kênh PWM 2 kênh

Số bộ định thời 3 bộ

Giao tiếp USART, SPI, I2C

12
Nguồn hoạt động 2.0V - 5.5V

Điện áp hoạt động tối đa 5.5V

Kiểu chân DIP, QFP, SOIC

Bảng 2.2: Thông số kỹ thuật PIC16F877A


2.2.3 LCD 1602A
LCD (Liquid Crytal Direct) TC16C2 là màn hình hiển thị thể lỏng gồm có: LCD
và Bộ Driver ( Mạch điều khiển ). Màn hình LCD và bộ Driver đã được thiết kế tích
hợp sẵn với nhau bởi nhà sản xuất, khi sử dụng chỉ cần giao tiếp với bộ Driver qua các
chân LCD TC16C2. Là loại màn hình hiển thị được 16 kí tự x2 dòng, bao gồm tất cả
các kí tự chuẩn và một số kí tự đặc biệt nhưng không có kí tự có dấu tiếng Việt.

Hình 2.4 Sơ đồ chân LCD 1602A

* Chức năng và nhiệm vụ của các chân :


STT chân Kí hiệu Chức năng chân
1 Vss Chân nối đất cho LCD, khi thiết kế mạch ta nối chân này
với GND của mạch điều khiển
2 Vdd Chân cấp nguồn cho LCD, khi thiết kế mạch ta nối chân
này với VCC=5V của mạch điều khiển
3 Vee Lựa chọn độ tương phản của màn hình
4 RS Chân chọn thanh ghi (Register select). Nối chân RS với
logic “0” (GND) hoặc logic “1” (VCC) để chọn thanh

13
ghi.
+ Logic “0”: Bus DB0-DB7 sẽ nối với thanh ghi lệnh IR
của LCD (ở chế độ “ghi” - write) hoặc nối với bộ đếm
địa chỉ của LCD (ở chế độ “đọc” - read)
+ Logic “1”: Bus DB0-DB7 sẽ nối với thanh ghi dữ liệu
DR bên trong LCD.
5 R/w Chân chọn chế độ đọc/ghi (Read/Write). Nối chân
R/W với logic “0” để LCD hoạt động ở chế độ ghi,
hoặc nối
với logic “1” để LCD ở chế độ đọc.
6 E Chân cho phép (Enable). Sau khi các tín hiệu được đặt
lên bus DB0-DB7, các lệnh chỉ được chấp nhận khi có 1
xung cho phép của chân E.
+ Ở chế độ ghi: Dữ liệu ở bus sẽ được LCD chuyển
vào(chấp nhận) thanh ghi bên trong nó khi phát hiện
một xung (high-to-low transition) của tín hiệu chân E.
+ Ở chế độ đọc: Dữ liệu sẽ được LCD xuất ra DB0-
DB7 khi phát hiện cạnh lên (low-to-high transition) ở
chân E và được LCD giữ ở bus đến khi nào chân E
xuống mức
thấp.
7 D0
8 D1 Tám đường của bus dữ liệu dùng để trao đổi thông
9 D2 tin với MPU. Có 2 chế độ sử dụng 8 đường bus
10 D3 này

11 D4 + Chế độ 8 bit : Dữ liệu được truyền trên cả

12 D5 8 đường, với bit MSB là bit DB7.

13 D6 + Chế độ 4 bit : Dữ liệu được truyền trên 4 đường từ DB4


tới DB7, bit MSB là DB7
14 D7
15 Vdd Nguồn dương cho đèn nền
16 Vss GND cho đèn nền

14
Bảng 2.3. Chức năng và nhiệm vụ của các chân của LCD 1602A

2.2.4 Nguồn Adapter

Hình 2.5. Nguồn Adapter

Nguồn Adapter 5V-1A :


Là loại nguồn có mức giá rẻ Nguồn Adapter 5V-1A thích hợp sử dụng để cấp
nguồn, sạc các thiết bị như: đài, sạc pin lithium, máy bơm đầu jack có kích thước
5.5x2.1mm. phù hợp sử dụng an toàn với UL / TUV / GS / CE / FCC Điện áp đầu vào
rộng có thể sử dụng từ 100 - 240V. Có thêm chức năng bảo vệ ngắn mạch, bảo vệ quá
tải, chức năng bảo vệ quá dòng, sử dụng an toàn hơn .
Thông Số Kỹ Thuật :
- Đầu vào: 100-240V AC 50/60Hz
- Đầu ra: 5V ~ 1A
- Công suất: 45W
- Đầu kết nối: 2.1 * 5.5mm
- Phù hợp an toàn: UL / TUV / GS / CE / FCC
Các tính năng :
- Điện áp đầu vào rộng AC 100-240V

15
- Sử dụng an toàn hơn với chức năng bảo vể ngắn mạch, bảo vệ quá tải và bảo vệ
quádòng.
100% thử nghiệm đầy tải và hiệu suất ổn định.
- Vỏ cách điện và cách nhiệt tốt.
- Chống nhiễu tốt
- Chuyển đổi hiệu suất năng lượng dc Ripple nhỏ, hiệu quả cao, tiết kiệm năng
lượng.
- Các sản phẩm đã qua an toàn quốc tế và yêu cầu quy định.
- Cài đặt với EMI lọc, sóng tối thiểu
- Chịu được điện áp: AC 3.000 V (tối thiểu), 5mA (tối đa).
2.2.5 Relay

Relay là : một công tắc điện từ được vận hành bởi một dòng điện tương đối nhỏ
có thể bật hoặc tắt một dòng điện lớn hơn nhiều. Trái tim của relay là một nam châm
điện (một cuộn dây trở thành một nam châm tạm thời khi dòng điện chạy qua nó). Bạn
có thể nghĩ về relay như một loại đòn bẩy điện: Khi bật nó bằng một dòng điện nhỏ và
nó bật (“đòn bẩy”) một thiết bị khác sử dụng dòng điện lớn hơn nhiều.

Hình 2.6. Relay 5V

*Cấu tạo của Relay:


Về cấu trúc cơ bản của relay sẽ bao gồm một cuộn dây kim loại đồng hoặc nhôm
được quấn quanh một lõi sắt từ. Bộ phận này có phần tĩnh được gọi là ách từ (Yoke)
và phần động được gọi là phần cứng (Armature). Phần cứng sẽ được kết nối với một
tiếp điểm động, cuộn dây có tác dụng hút thanh tiếp điểm lại để tạo thành trạng thái

16
NO và NC. Mạch tiếp điểm (mạch lực) có nhiệm vụ đóng cắt các thiết bị tải với dòng
điện nhỏ và được cách ly bởi cuộn hút.

*Một số loại relay trên thị trường:

Hình 2.7. Một số loại relay trên thị trường

*Cách xác định trạng thái của 1 Relay:


Vấn đề được đặt ra ở đây là làm sao chúng ta có thể xác định được cái rờ – le
mà chúng ta đang cầm trên tay là dạng nào. Và để giải quyết vấn đề này mình sẽ đề
xuất cho các bạn một số cách thức khá thú vị nhưng hiệu quả như sau:
 Cách 1: hỏi người cung cấp relay (rơ – le), đây là cách phổ biến nhất và nhanh
nhất nếu chúng ta không có thời gian.
 Cách 2: kiểm tra bằng cách cấp nguồn vào các chân điều khiển của module
relay (cách này dùng như thế nào thì khi đến phần sử dụng sẽ rõ nhé)
 Cách 3: không biết thì tra google, nói có vẻ đùa nhưng thực chất thì đúng vậy
đấy các bạn. Có thể thử tìm kiếm trên google model relay của các bạn đang
dùng xem nó thuộc loại gì nhé. Nếu nó thuộc dạng NPN là module mức cao và
ngược lại PNP thì rơ – le đó thuộc mức thấp.
*Các thông số thường thấy của bộ module relay :
Các thông số của module rơ – le cũng chính là các thông số của hai bộ phận cấu
thành nên chúng là rơ – le và transistor. Cụ thể thì chúng sẽ có các thông số như sau:
*Hiệu điện thế kích tối ưu:

17
Thông số này khá quan trọng vì nó sẽ quyết định đến chuyện cái relay của các
bạn có sử dụng được hay không. Chẳng hạn như bạn cần một module relay sẽ làm
nhiệm vụ bật tắt một bóng đèn có điện áp 220V khi trời tối từ một cảm biến ánh sáng
hoạt động ở mức 5 -12V. Lúc này thì bạn bảo họ bán loại module relay 5V (5 volt)
hoặc module relay 12V (12 volt) kích ở mức cao.
*Hiệu điện thế và cường độ dòng điện tối đa:
Đây là các thông số thể hiện mức dòng điện cũng như hiệu điện thế tối đa của
các thiết bị mà các bạn muốn đóng/ngắt có thể đấu dây với rơ – le.
- 10A – 250VAC: cường độ dòng điện tối đa qua các tiếp điểm của rơ-le là 10A
với hiệu điện thế 250VAC
- 10A – 30VDC: cường độ dòng điện tối đa qua các tiếp điểm của rơ-le là 10A với
hiệu điện thế 30VDC
- 10A – 125VAC: cường độ dòng điện tối đa qua các tiếp điểm của rơ-le là 10A
với hiệu điện thế 125VAC
- 10A – 28VDC: cường độ dòng điện tối đa qua các tiếp điểm của rơ-le là 10A với
hiệu điện thế 28VDC
- SRD-05VDC-SL-C: Điện áp cấp cho cuộn dây relay 5V.
*Nguyên tắc hoạt động của relay
Khi dòng điện chạy qua mạch thứ nhất (1) thì nó sẽ kích hoạt nam châm điện
(màu nâu) và tạo ra từ trường để thu hút một tiếp điểm (màu đỏ) và kích hoạt mạch thứ
hai (2). Khi tắt nguồn, một lò xo được lắp trước vào tiếp điểm có nhiệm vụ kéo tiếp
điểm trở lại vị trí ban đầu, tắt mạch thứ hai một lần nữa.

Hình 2.8. Nguyên tắc hoạt động của relay

2.2.6. Động cơ DC
*Khái niệm

18
Động cơ DC (viết tắt của Direct Current Motors) là động cơ điện một chiều (dòng
điện có hướng xác định) chuyển đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ học. Động
cơ DC lấy điện năng từ dòng điện trực tiếp và chuyển đổi năng lượng này thành vòng
quay cơ học.

Động cơ DC được cấu tạo bởi 2 bộ phận chính là phần tĩnh (Stato) và phần động
(Rotor) với đặc điểm:

 Stator của động cơ điện một chiều thường là 1 hay nhiều cặp nam châm vĩnh
cửu hay nam châm điện với chức năng bảo vệ và hỗ trợ cho động cơ. Bộ
phận này có nhiệm vụ kích từ động cơ để sinh ra từ trường.
 Rotor: Gồm các cuộn dây được nối với nguồn điện 1 chiều. Bộ phận chỉnh
lưu của động cơ điện một chiều có nhiệm vụ đổi chiều dòng điện trong khi
các chuyển động quay của rotor là liên tục.

Hình 2.9. Động cơ DC 5V

* Thông số kỹ thuật:
- Điện áp làm việc: 5 VDC.
- Dòng điện tiêu thụ: 0.2A.
- Kích thước quạt: 4x4x1 cm.

Hình 2.10. Một số loại động cơ DC khác

19
* Tính năng động cơ

- Tốc độ quay lớn giúp khả năng làm mát đạt hiệu quả tốt
- Khung quạt được sản xuất bằng nhựa cứng chống ăn mòn bởi các tác động từ
môi trường
- Thiết kế nhỏ gọn dễ dàng di chuyển và lắp đặt
*Ứng dụng
- Được sử dụng làm mát tản nhiệt cho CPU máy tính
- Dùng kết hợp với các loại nhôm tản nhiệt cho IC, vi điều khiển, các linh kiên
điện tử sinh nhiệt trong quá trình hoạt động
- Dùng kết hợp với các module chuyển nhiệt chế làm bộ tản nhiệt cho điện thoại

*Nguyên lý hoạt động của động cơ


Khi một động cơ DC được cung cấp nguồn điện, từ trường tạo ra trong stato thu
hút và đẩy lùi nam châm trên rotor khiến rotor quay. Để duy trì được điều này, bộ
chuyển đổi được gắn vào dòng điện cung cấp nguồn điện cho cuộn dây động cơ. Điều
này giúp giảm điện năng sử dụng bởi một dòng điện trực tiếp thay vì dòng điện xoay
chiều. Nhờ đó, động cơ DC có khả năng kiểm soát chính xác tốc độ của rotor và stator,
ngay lập tức khởi động, dừng lại và đảo ngược. Đây là điều rất cần thiết cho các loại
máy móc công nghiệp.
2.2.7. Diode
*Khái niệm
Diode (phiên âm tiếng Việt là đi-ốt) hay còn được gọi là diode bán dẫn là một
loại linh kiện bán dẫn chỉ cho phép dòng điện đi qua nó theo một chiều mà không theo
chiều ngược lại.

Hình 2.11. Diode


*Cấu tạo
Điốt bán dẫn có cấu tạo gồm một khối bán dẫn loại P ghép với một khối bán dẫn
loại N và được nối với 2 chân ra là Anode và Cathode.
*Ký hiệu

20
Diode có 2 đầu và được phân cực, có nghĩa là 2 đầu này khác nhau rõ rệt. Điều
quan trọng là bạn không được nhầm lẫn 2 đầu của diode khi kết nối mạch. Đầu dương
của diode được gọi là cực Anode và đầu âm được gọi là cực Cathode. Dòng điện chảy
qua diode chỉ đi theo một chiều từ Anode sang Cathode.
*Ứng dụng
Do tính chất dẫn điện một chiều nên đi-ốt thường được sử dụng trong các mạch
chỉnh lưu nguồn xoay chiều thành một chiều, các mạch tách sóng, mạch ghim áp phân
cực cho transistor hoạt động.
*Một số loại diode thường dùng
- Diode tín hiệu
- Diode chỉnh lưu
- Diode Schottky
- Diode Zener
- Diode phát quang
2.2.8. Transistor
*Khái niệm
Transistor còn được gọi là tranzito, là một loại linh kiện bán dẫn chủ động.
Chúng thường được sử dụng như một phần khuếch đại hay khóa điện tử. Với khả năng
đáp ứng nhanh lẹ và chính xác, nên chức năng transistor được ứng dụng nhiều trong
ứng dụng số như: điều chỉnh điện áp, mạch khuếch đại, tạo dao động hay điều khiển
tín hiệu.

Hình 2.12. Transistor NPN và PNP

21
*Cấu tạo

Transistor được cấu tạo bởi ba lớp bán dẫn ghép lại với nhau, tạo thành hai mối
tiếp giáp P-N. Nếu ghép theo thứ tự PNP ta sẽ được transistor thuận. Ngược lại, nếu
ghép theo thứ tự NPN ta được transistor ngược.
Về phương diện cấu tạo, công dụng của transistor tương đương với hai Diode
được đấu ngược chiều với nhau. Cấu trúc này được gọi là Bipolar Junction Transistor
(BJT), vì dòng điện chạy trong cấu trúc này bao gồm cả hai loại điện tích âm và điện
tích dương (Bipolar có nghĩa là hai cực tính).

Hình 2.13. Cấu tạo của Transistor


Ba lớp bán dẫn được nối thành ba cực. Lớp giữa gọi là cực gốc, ký hiệu là “B”
(Base), lớp bán dẫn “B” rất mỏng và có nồng độ tạp chất thấp. Hai lớp bán dẫn bên
ngoài được nối ra thành cực phát, viết tắt là “E” (Emitter), và cực thu hay cực góp, viết
tắt là “C” (Collector). Vùng bán dẫn “E” và “C” có cùng loại bán dẫn (loại N hay P),
nhưng có kích thước và nồng độ tạp chất khác nhau nên không thể hoán vị cho nhau
được.
Transistor hoạt động được nhờ đặt một điện thế một chiều vào vùng biến
(junction). Điện thế này gọi là điện thế kích hoạt. Có hai cách thức hoạt động của NPN
và PNP là: phân cực thuận và phân cực nghịch.
*Nguyên lý hoạt động của
Transistor ngược hay thuận có hoạt động khác nhau:
- Ta cấp một nguồn một chiều UCE vào hai cực C và E. Trong đó (+) là nguồn vào
cực C, (-) là nguồn vào cực E.
- Cấp nguồn một chiều UBE đi qua công tắc và trở hạn dòng vào hai cực B và E,
trong đó cực (+) vào chân B và cực (-) vào chân E.

22
- Khi công tắc mở, ta thấy rằng mặc dù hai cực C và E đã được cấp điện nhưng vẫn
không có dòng điện chạy qua, lúc này dòng IC = 0.
- Khi công tắc đóng, mối P – N được phân cực thuận khi đó có dòng điện chạy từ
nguồn (+) UBE qua công tắc tới R hạn dòng và qua mối BE về cực (-) tạo thành dòng IB.

- Ngay khi dòng IB xuất hiện, lập tức dòng IC chạy qua mối CE làm bóng đèn phát
sáng, khi đó dòng IC mạnh gấp nhiều lần dòng IB.

- Như vậy rõ ràng dòng IC hoàn toàn phụ thuộc vào dòng IB, khi đó có công thức

IC = β.IB
Trong đó:

 IC là là dòng chạy qua mối CE


 IB là dòng chạy qua mối BE
 β Là hệ số khuếch đại của transistor

Khi có điện UCE nhưng các điện tử và lỗ trống không thể vượt qua mối tiếp giáp P-
N để tạo thành dòng điện, khi xuất hiện dòng IBE do lớp bán dẫn P tại cực rất mỏng và
nồng độ pha tạp thấp, vì vậy số điện tử tự do từ lớp bán dẫn nhỏ trong số các điện tử đó
thế vào lỗ trống tạo thành dòng IB. Còn lại phần lớn số điện tử bị hút về phía cực C dưới
tác dụng của điện áp UCE tạo thành dòng ICE chạy qua transistor.
Đối với hoạt động của PNP:
Transistor PNP có hoạt động tương tự transistor NPN nhưng cực tính của các nguồn
điện UCE và UBE ngược lại. Dòng IC từ E sang C còn dòng IB đi từ E sang B.

23
CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ CHẾ TẠO MẠCH
3.1 Sơ đồ khối

NÚT KHỐI GIAO


NHẤN TIẾP

CẢM BIẾN VI ĐIỀU HIỂN THỊ


ĐO NHIỆT KHIỂN NHIỆT ĐỘ
ĐỘ

NGUỒN

220V-AC

3.2 Sơ đồ nguyên lý

24
Hinh 3.1. Sơ đồ nguyên lý

*Nguyên lý hoạt động của mạch


- Khối nguồn có nhiệm vụ cấp nguồn 5VDC chung cho toàn bộ mạch hoạt động.
- Cảm biến đo nhiệt độ sử dụng LM35 với tín hiệu vào là nhiệt độ môi trường bên
ngoài còn tín hiệu ra là tín hiệu tương tự chuyển đổi do khối vi điều khiển đảm nhận.
- Khối vi điều khiển ở đây là PIC 16F877A có nhiệm vụ chuyển tín hiệu tương tự
nhận được sang tín hiệu số sẽ kết nối tới khối hiển thị ở đây là LCD kết quả sẽ được
hiển thị toàn bộ ra màn hình.
- Khối giao tiếp ở đây ta sử dụng là động cơ DC 5V , khi tín hiệu đầu ra đạt
ngưỡng quy định (>= 350C) tác động thông qua transister tới cuộn relay thì lúc này
relay đang ở trạng thái mở có dòng điện đi qua sẽ được đóng lại làm cho động cơ chạy.
Ngược lại khi tín ra quy định (<350C) thì lúc này cuộn dây ở relay đang ở trạng thái
đóng sẽ được mở ra quay lại trạng thái ban đầu và động cơ sẽ ngừng hoạt động.
- Nút nhấn Reset có tác dụng reset trạng thái nhiệt độ hiện tại.
3.3 Sơ đồ mạch in

25
Hình 3.2. Sơ đồ mạch in

3.4 Lưu đồ thuật toán

Begin

Khởi tạo LCD


và ra các Port

i = Cảm biến
nhiệt độ

Xử lý tín hiệu

s
i=0

26
Hiển thị ra LCD Động cơ chạy

Kết thúc

3.5 Chương trình

#include <DACN1.h>

#define LCD_ENABLE_PIN PIN_B4

#define LCD_RS_PIN PIN_B6

#define LCD_RW_PIN PIN_B5

#define LCD_DATA4 PIN_B3

#define LCD_DATA5 PIN_B2

#define LCD_DATA6 PIN_B1

#define LCD_DATA7 PIN_B0

#include <lcd.c>

#define rl pin_b7

void main()

int16 giatri;

lcd_init();

int16 nhietdo;

SETUP_ADC(ADC_CLOCK_INTERNAL); // cai dat toc do ADC

27
SETUP_ADC_PORTS(AN0_AN1_AN3 ); // chon port dau vao ADC

while(TRUE)

SET_ADC_CHANNEL(0); // cho phep kenh 0 chuyen doi

giatri = READ_ADC();

lcd_gotoxy(1,1);

printf(lcd_putc" Do An:CN1");

lcd_gotoxy(1,2);

nhietdo= giatri*0.488;

printf(lcd_putc"Nhiet Do:%02lu do C",nhietdo);

if(nhietdo>=35) output_low(rl);

else output_high(rl);

delay_ms(500);

3.6 Sản phẩm hoàn thiện

28
Hình 3.3. Sản phẩm hoàn thiện

KẾT LUẬN
- Ưu điểm:
- Phần cứng được thiết kế nhỏ gọn và được lắp ráp theo kiểu module nên dễ
dàng thay thế cũng như kiểm tra các linh kiển trong mạch
- Phần mềm chạy khá ổn định, sai lệch nhiệt độ trong khoảng cho phép.
- Có thế ứng dụng trong thực tế
- Nhược điểm:
- Phần cứng thiết kế chưa đươc đẹp.

29
- Sai số mạch còn lớn
Như trên chúng em đã trình bày về đề tài đồ án môn học : “Thiết Kế Chế
Tạo Mạch Đo Và Hiển Thị Nhiệt Độ Trên LCD”

HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI


Do thời gian thực hiện đề tài có hạn và lượng kiến thức của bản thân chúng em là
nhất định. Vì vậy, để nội dung này thêm phong phú hơn, mang nhiều tính thực tế hơn
nữa, có khả năng ứng dụng cao hơn thì đề tài cần đưa vào thêm những yêu cầu như:
Có khả năng tùy chỉnh cao về ngôn ngữ, giao diện, các hệ đo và truyền tin qua mạng di
động và GPS. Hy vọng với những hướng phát triển nêu trên cùng với những ý tưởng
khác của các bạn, của bạn đọc, những người đi sau sẽ phát triển hơn nữa đề tài này,
khắc phục những hạn chế, tồn tại của đề tài, làm cho đề tài trở lên phong phú hơn,
mang tính ứng dụng cao hơn vào trong thực tế cuộc sống.

30
Với kiến thức còn hạn chế và thời gian nghiên cứu chưa được nhiều nên đề tài
nghiên cứu này còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự đánh giá nhận xét và
góp ý của các thầy cô và các bạn để đề tài của chúng em được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


- Giáo trình ĐTCS và TBĐ của khoa Đ-ĐT do thầy Đỗ Công Thắng và cô Nguyễn
Phương Thảo biên soạn
- Giáo trình linh kiện điện tử và ứng dụng

- Giáo trình Vi xử lí

- Giáo trình lập trình C ứng dụng


- Một số tài liệu trên internet :
 http//www.thegioidongco.com

31
 http// www. tailieu.vn

 http//www.google.com.vn....

 https://123docz.net/

32

You might also like