You are on page 1of 105

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH

ĐÀO MINH TÙNG

TÊN ĐỀ TÀI.....

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT


CHUYÊN NGÀNH: KHAI THÁC MỎ
MÃ SỐ: 8520603

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. …

QUẢNG NINH - NĂM 2023


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


TRƯỜNG ĐH CN QUẢNG NINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên học viên: Đào Minh Tùng Mã học viên: CQ04CH0….


Ngày, tháng, năm sinh: … Nơi sinh: …
Chuyên ngành: Khai thác mỏ Mã số: …
1. Tên đề tài: "...”.
2. Nội dung:
- ...
3. Ngày giao nhiệm vụ: ..../....../20.…
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ..../...../202....
5. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

Quảng Ninh, ngày ….. tháng ….. năm 20….
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TRƯỞNG BỘ MÔN
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

TL.HIỆU TRƯỞNG
TRƯỞNG KHOA (CHỦ QUẢN)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Học viên: Đào Minh Tùng Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu đưa ra trong luận văn này là các kết
quả thu được trong quá trình nghiên cứu của riêng tôi cùng với sự hướng dẫn của
thầy ... không sao chép bất kỳ kết quả nghiên cứu nào của các tác giả khác.

Nội dung nghiên cứu có tham khảo và sử dụng một số thông tin, tài liệu từ các
nguồn tài liệu đã được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo.

Nếu sai tôi xin chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định.

Quảng Ninh, ngày …… tháng …. năm 2023


Tác giả luận văn

Đào Minh Tùng

Học viên: Đào Minh Tùng Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, phòng Đào tạo,
Khoa Mỏ - Công trình, Bộ môn kỹ thuật khai thác khoáng sản, trường Đại học
Công nghiệp Quảng Ninh, Viện Khoa học công nghệ mỏ, các phòng ban Công
ty than Mạo Khê- TKV, đặc biệt là ... đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi tận tình trong
suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thiện luận văn!

Học viên: Đào Minh Tùng Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

MỤC LỤC
Mở đầu ............................................................................................................................ 1
Chương 1: Đánh giá hiện trạng áp dụng công nghệ cơ giới hoá khai thác tại mỏ
Khe Chàm III .................................................................................................................3
1.1. Tổng quan về thực trạng áp dụng công nghệ cơ giới hóa khai thác than tại các
vỉa than dày trung bình, thoải đến nghiêng trên thế giới và trong nước .....................3
1.1.1. Tổng quan về thực trạng áp dụng công nghệ cơ giới hóa khai thác than tại
các vỉa than dày trung bình, thoải đến nghiêng trên thế giới.................................3
1.1.2 Tổng quan về thực trạng áp dụng công nghệ cơ giới hóa khai thác than tại
các vỉa than dày trung bình, thoải đến nghiêng trong nước ..................................6
1.1.3. Nhận xét ........................................................................................................9
1.2. Đánh giá hiện trạng áp dụng công nghệ cơ giới hoá khai thác than tại mỏ Khe
Chàm III ....................................................................................................................10
1.2.1. Đánh giá hiện trạng áp dụng sơ đồ công nghệ cơ giới hoá đối với dây
chuyền CGH số 1 ..................................................................................................12
1.2.2. Đánh giá hiện trạng áp dụng sơ đồ công nghệ cơ giới hoá đối với dây
chuyền CGH số 1 ..................................................................................................20
Chương 2: Đánh giá trữ lượng có khả năng cơ giới hoá tại mỏ Khe Chàm III ...28
2.1. Đặc điểm điều kiện địa chất kỹ thuật mỏ Khe Chàm III ...................................28
2.1.1. Khái quát điều kiện địa lý tự nhiên khu mỏ ................................................28
2.2. Các yếu tố địa chất - kỹ thuật mỏ ảnh hưởng đến khả năng áp dụng công nghệ
khai thác cơ giới hoá .................................................................................................37
2.2.1. Chiều dày vỉa và mức độ biến đổi chiều dày vỉa ........................................37
2.2.2. Góc dốc và mức độ biến đổi góc dốc vỉa ....................................................38
2.2.3. Cấu tạo vỉa và phân loại cấu tạo vỉa .......................................................... 38
2.2.4. Tính ổn định của đá vách ............................................................................38
2.2.5. Đặc điểm đá trụ .......................................................................................... 39
2.2.6. Tính chất cơ lý của than .............................................................................39
2.2.7. Mức độ phá hủy kiến tạo.............................................................................39
2.2.8. Điều kiện địa chất thuỷ văn ........................................................................39
2.2.9. Kích thước lò chợ, quy mô của khu vực huy động ......................................39
2.3. Xây dựng tiêu chí áp dụng công nghệ cơ giới hoá cho điều kiện mỏ Khe Chàm
III ............................................................................................................................... 40
2.4. Tổng hợp trữ lượng có khả năng áp dụng cơ giới hoá .......................................41
2.4.1. Phân tích đề xuất các vỉa có khả năng áp dụng cơ giới hóa ......................41
2.4.2. Kết quả đánh giá tổng hợp trữ lượng vỉa than có khả năng áp dụng cơ giới
hóa tại mỏ than Khe Chàm III ..............................................................................42
2.5. Nhận xét .............................................................................................................46
Chương 3: Nghiên cứu đề xuất sơ đồ công nghệ, cơ giới hoá khai thác phù hợp
với từng vỉa than tại mỏ Khe chàm III ......................................................................48

Học viên: Đào Minh Tùng Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

3.1. Đối với dây chuyền CGH số 2 ...........................................................................48


3.1.1. Sơ đồ công nghệ .......................................................................................... 48
3.1.2. Đồng bộ thiết bị .......................................................................................... 48
3.2. Đối với dây chuyền CGH số 1 ...........................................................................49
3.2.1. Tính toán lựa chọn thông số sơ đồ công nghệ khai thác cơ giới hoá phù
hợp với điều kiện địa chất - kỹ thuật mỏ Khe Chàm III........................................49
3.2.2. Lựa chọn đồng bộ thiết bị cơ giới hoá phù hợp với điều kiện địa chất - kỹ
thuật mỏ than Khe Chàm III .................................................................................51
3.2.3. Xây dựng quy mô công suất và tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ
yếu của lò chợ cơ giới hoá ....................................................................................72
3.3. Đề xuất kế hoạch khai thác các lò chợ cơ giới hoá giai đoạn 2021  2025 .......83
3.3.1. Hiện trạng và kế hoạch huy động tài nguyên .............................................83
3.3.2. Kế hoạch khai thác, đào lò giai đoạn 2021  2025 ....................................84
3.3.3. Đánh giá một số khó khăn trong việc triển khai áp dụng CGH khai thác
theo kế hoạch của Công ty ....................................................................................86
3.3.4. Đề xuất kế hoạch khai thác các lò chợ cơ giới hoá giai đoạn 2021  2025,
định hướng đến năm 2030 ....................................................................................87
3.3.5. Lịch khai thác các lò chợ CGH giai đoạn 2021  2025, định hướng đến
năm 2030...............................................................................................................89
Kết luận và kiến nghị ..................................................................................................92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................94

Học viên: Đào Minh Tùng Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Học viên: Đào Minh Tùng Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Đặc tính kỹ thuật của một số giàn chống 04 cột
Bảng 1.2. Đặc tính kỹ thuật của một số giàn chống 02 cột
Bảng 1.3. Tổng hợp thiết bị các lò chợ CGH khấu hết chiều dày vỉa
đang hoạt động tại các mỏ than hầm lò của TKV
Bảng 1.4. Tổng hợp số lần điều chỉnh CSTK các lò chợ CGH mỏ Khe Chàm
III
Bảng 1.5. Tổng hợp các thiết bị CGH phục vụ khai thác tại mỏ Khe Chàm III
Bảng 1.6. So sánh sản lượng khai thác CGH giữa các đơn vị trong TKV
Bảng 1.7. Tổng hợp một số chỉ tiêu chính của các lò chợ dây chuyền CGH số
2
tại mỏ Khe Chàm III
Bảng 2.1. Tọa độ các điểm khép góc ranh giới khu mỏ Khe Chàm III
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp đặc điểm các vỉa than mỏ Khe Chàm III
Bảng 2.3. Tổng hợp mức độ biến động chiều dày, góc dốc vỉa
Bảng 2.4. Tổng hợp tiêu chí lựa chọn khu vực áp dụng công nghệ cơ giới hóa
tại mỏ Khe Chàm III
Bảng 2.5. Tổng hợp trữ lượng than huy động áp dụng cơ giới hóa
tại mỏ Khe Chàm III
Bảng 2.6. Chiều cao làm việc của một số giàn chống tại các mỏ hầm lò của
TKV
Bảng 2.7. Phân bố trữ lượng huy động theo chiều dày và góc dốc vỉa than
Bảng 2.8. Phân bố trữ lượng huy động theo chiều dài theo phương lò chợ
Bảng 2.9. Phân bố trữ lượng huy động theo chiều dài hướng dốc lò chợ
Bảng 2.10. Phân bố trữ lượng huy động theo quy mô trữ lượng lò chợ
Bảng 3.1. Các loại giàn chống áp dụng tại các mỏ hầm lò của TKV
Bảng 3.2. Đặc tính kỹ thuật của các loại giàn chống áp dụng trong khai thác
khấu hết chiều dày vỉa, góc dốc thoải đến nghiêng
Bảng 3.3. So sánh đặc tính kỹ thuật các loại giàn chống áp dụng trong khai
thác khấu hết chiều dày vỉa, góc dốc thoải đến nghiêng tại các mỏ
hầm lò của TKV

Học viên: Đào Minh Tùng Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

Bảng 3.4. Đặc tính kỹ thuật của giàn chống ZZ3600/16/32 (cột hai cấp piston)
Bảng 3.5. Đặc tính kỹ thuật của máy khấu than MG 160/381-WD)
Bảng 3.6. Đặc tính kỹ thuật của máng cào SGZ630/220
Bảng 3.7. Đặc tính kỹ thuật của thùng chứa dung dịch nhũ hoá RX200/16A
Bảng 3.8. Đặc tính kỹ thuật của trạm bơm nhũ hóa BRW200/31.5
Bảng 3.9. Đặc tính kỹ thuật của trạm bơm phun sương BPW315/6.3L
Bảng 3.10. Kết quả xác định số luồng khấu tối đa một ngày đêm của lò chợ cơ
giới hóa đồng bộ khấu hết chiều dày vỉa
Bảng 3.11. Biểu đồ tổ chức chu kỳ và bố trí nhân lực khai thác lò chợ
Bảng 3.12. Công suất thực tế của các lò chợ CGH giai đoạn 2005 ÷ 2021
Bảng 3.13. Tổng hợp chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật lò chợ CGH đồng bộ
Bảng 3.14. Hiện trạng trữ lượng than huy động tại mỏ Khe Chàm III
Bảng 3.15. Kế hoạch khai thác, đào lò giai đoạn 2021 - 2025 của Công ty than
Khe Chàm
Bảng 3.16. Kế hoạch khai thác các lò chợ CGH giai đoạn 2021 – 2025, định
hướng đến năm 2030 của Công ty than Khe Chàm

Học viên: Đào Minh Tùng Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Hình ảnh giàn chống áp dụng tại mỏ Đông Vinh II và mỏ Phan Bắc
Hình 1.2. Hình ảnh giàn chống ZY4000-10/23 áp dụng tại mỏ Hoan Đà
Hình 1.3. Sơ đồ hiện trạng khai thác các lò chợ CGH dây chuyền 1 tại mỏ Khe
Chàm III
Hình 1.4. Sơ đồ hiện trạng khai thác lò chợ 14.5-5
Hình 1.5. Sơ đồ hiện trạng khai thác lò chợ 14.2-11
Hình 2.1. Phân bố trữ lượng theo miền chiều dày và góc dốc vỉa
Hình 3.1. Phân loại giàn chống tự hành theo kết cấu
Hình 3.2. Giàn chống đỡ chắn 4 cột và chắn đỡ 2 cột - chống giữ các lò chợ
khai thác các vỉa dày trung bình, thoải đến nghiêng
Hình 3.3. Hình ảnh một số giàn chống khấu hết chiều dày vỉa tại các mỏ hầm
lò vùng Quảng Ninh
Hình 3.4. Kết cấu của xà giàn chống
Hình 3.5. Cơ cấu hỗ trợ nâng đế giàn chống
Hình 3.6. Kết cấu cần đẩy dài kích lắp ngược
Hình 3.7. Một số kết cấu phụ yêu cầu đối với giàn chống
Hình 3.8. Máy khấu than đề xuất (tương đương mã hiệu MG 160/381-WD)
Hình 3.9. Máng cào lò chợ SGZ 630/220)
Hình 3.10. Trạm bơm nhũ hóa BRW200/31.5
Hình 3.11. Trạm bơm phun sương BPW315/6.3L

Học viên: Đào Minh Tùng Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

MỞ ĐẦU

Công ty than Khe Chàm - TKV đang được giao quản lý và khai thác Dự án
Khai thác hầm lò Khe Chàm III lập năm 2008 gồm 07 vỉa than được huy động (14.5,
14.4, 14.2, 14.1, 13.2, 13.1, 12) với tổng trữ lượng địa chất huy động khoảng 77.439
nghìn tấn, tương ứng trữ lượng công nghiệp 56.635 nghìn tấn, mức sâu khai thác từ -
350 ÷ +25, với 01 lò chợ CGH hạ trần thu hồi than nóc, công suất 1,25 triệu tấn/năm
và 01 lò chợ CGH khấu hết chiều dày vỉa, công suất 750.000 tấn/năm. Kết quả khoan
thăm dò phục vụ CGH và đào lò XDCB cho thấy, điều kiện địa chất thực tế có nhiều
sự sai khác so với tài liệu lập Dự án theo chiều hướng khó khăn, phức tạp hơn. Theo
đó, công suất các lò chợ CGH đã phải điều chỉnh 02 lần: Năm 2015, điều chỉnh giảm
công suất lò chợ CGH hạ trần thu hồi than nóc còn 800.000 tấn/năm và lò chợ CGH
khấu hết chiều dày vỉa 600.000 tấn/năm; Năm 2017, thay thế lò chợ CGH đồng bộ thu
hồi than nóc (công suất 800.000 tấn/năm) bằng 02 lò chợ giá xích, áp dụng công nghệ
khai thác CGH đồng bộ thu hồi than nóc cho lò chợ 600.000 tấn/năm, bổ sung 01 lò
chợ CGH đồng bộ, khấu hết chiều dày vỉa (sử dụng lại dây chuyền thiết bị đã đầu tư
tại mỏ Khe Chàm I) với công suất thiết kế 340.000 tấn/năm.
Thực tế khai thác tại mỏ Khe Chàm III trong những năm qua cho thấy, điều
kiện địa chất các vỉa than tương đối phức tạp. Các vỉa than biến động lớn cả về chiều
dày và góc dốc, trong vỉa xuất hiện nhiều đứt gãy biên độ từ 2 ÷ 5m và lớn hơn, dẫn
đến khai trường mỏ bị chia cắt mạnh, công tác chuẩn bị lò chợ không như dự kiến ban
đầu mà phải chia thành nhiều diện với kích thước và quy mô nhỏ hơn. Đi cùng với đó,
một số khu vực áp dụng CGH của Công ty không đảm bảo quy mô trữ lượng theo yêu
cầu, lò chợ phải chuyển diện từ 1 ÷ 2 lần/năm. Đặc biệt, do ảnh hưởng của các đứt
gãy, áp lực mỏ lớn, vỉa than bị vò nhàu gây khó khăn cho cả công tác khai thác và đào
lò. Do đó, đến nay 02 dây chuyền lò chợ CGH tại mỏ Khe Chàm III vẫn chưa đạt được
công suất theo thiết kế (dây chuyền CGH có kết cấu hạ trần thu hồi than nóc chỉ đạt
30 ÷ 60% CSTK, dây chuyền CGH khấu hết chiều dày vỉa từ 30 ÷ 88% CSTK). Điều
này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch và hiệu quả SXKD của Công ty.
Theo chương trình cơ giới hoá khai thác và đào lò giai đoạn 2021 ÷ 2025 số
166/CTr-TKV ngày 13/10/2021 của TKV, phấn đấu đến năm 2025, tỉ trọng tham gia
sản lượng từ công nghệ khai thác cơ giới hóa đạt 25% tổng sản lượng than khai thác
hầm lò (tương ứng sản lượng khoảng 7,5 triệu tấn/năm), trong đó tại mỏ Khe Chàm III
duy trì 02 dây chuyền CGH đồng bộ khai thác đồng thời với sản lượng từ 435.000 ÷
520.000 tấn/năm. Dự kiến tiếp tục sử dụng đồng bộ thiết bị CGH có kết cấu hạ trần thu
hồi than nóc được đầu tư từ năm 2016 và đầu tư 01 dây chuyền CGH hạng nhẹ, khấu
hết chiều dày vỉa, công suất 300.000 ÷ 350.000 tấn/năm thay thế dây chuyền CGH
công suất 340.000 tấn/năm (sử dụng từ 2005 đến nay).
Để đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững Công ty than Khe Chàm hiện nay và
trong tương lai, việc nghiên cứu, đánh giá hiện trạng áp dụng công nghệ khai thác

Học viên: Đào Minh Tùng 1 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

CGH, đặc điểm điều kiện địa chất, tài nguyên trữ lượng và quy hoạch áp dụng các loại
hình công nghệ, dây chuyền thiết bị CGH khai thác phù hợp với điều kiện sản trạng
vỉa mỏ Khe Chàm III giai đoạn 2021 ÷ 2025, định hướng đến năm 2030, đảm bảo ổn
định sản xuất lâu dài, đáp ứng kế hoạch sản lượng và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
được TKV giao là hướng đi tất yếu của đơn vị.

Học viên: Đào Minh Tùng 2 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

CHƯƠNG 1:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ CƠ GIỚI HOÁ
KHAI THÁC TẠI MỎ KHE CHÀM III

1.1. Tổng quan về thực trạng áp dụng công nghệ cơ giới hóa khai thác than tại
các vỉa than dày trung bình, thoải đến nghiêng trên thế giới và trong nước
1.1.1. Tổng quan về thực trạng áp dụng công nghệ cơ giới hóa khai thác than tại
các vỉa than dày trung bình, thoải đến nghiêng trên thế giới
Trên thế giới, để cơ giới hóa khai thác các vỉa than dày trung bình, dốc thoải
đến nghiêng chủ yếu áp dụng sơ đồ công nghệ khai thác cột dài theo phương hoặc theo
hướng dốc (chỉ áp dụng cho vỉa thoải), khấu hết chiều dày vỉa bằng máy khấu hoặc
máy bào và chống giữ bằng giàn chống tự hành. Những quốc gia có nhiều kinh nghiệm
trong khai thác các vỉa than dày trung bình, thoải đến nghiêng có thể kể đến như:
Trung Quốc, Ba Lan, Nga... Tổng hợp kinh nghiệm áp dụng cơ giới hóa khai thác vỉa
dày trung bình, thoải đến nghiêng trong thời gian từ năm 1985 đến 2014 tại một số mỏ
hầm lò trên thế giới cho thấy: Công nghệ đã được áp dụng trong các điều kiện địa chất
khác nhau với công suất lò chợ từ 300.000 tấn/năm đến 6,5 triệu tấn/năm, năng suất
lao động từ 10 ÷ 54,6 tấn/công với chiều dài theo phương của khu vực khai thác từ 550
÷ 3.090m, chiều dài lò chợ từ 114 ÷ 360m, chiều dày trung bình các vỉa than từ 1,65 ÷
3,5m, góc dốc trung bình từ 0 ÷ 37. Trong điều kiện thuận lợi sản lượng lò chợ có thể
đạt tới 3,6 triệu tấn (mỏ Bogdanka - Ba Lan), 6,5 triệu tấn (mỏ Du Gia Lương, Thiểm
Tây, Trung Quốc). Tuy nhiên, trong điều kiện không thuận lợi, lò chợ chịu ảnh hưởng
của nước, nhiều phay phá kiến tạo biên độ nhỏ, than có tính tự cháy, nguy cơ nổ bụi,...
sản lượng lò chợ chỉ đạt 300.000 tấn/năm (mỏ Giáp Hà, Từ Châu, Trung Quốc) đến
700.000 tấn/năm (mỏ số 4 Bình Đỉnh Sơn, Hà Nam, Trung Quốc). Về đồng bộ thiết bị
CGH, nhờ sự tiến bộ trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, các thiết bị CGH khai thác vỉa dày
trung bình, thoải đến nghiêng trong những năm gần đây như giàn chống, máy khấu và
máng cào tương đối đa dạng về chủng loại và phù hợp với từng điều kiện địa chất khu
vực cụ thể.
Một số kinh nghiệm trong quá trình triển khai áp dụng CGH tại một số mỏ hầm
lò của Trung Quốc:
- Mỏ Đông Vinh II - tỉnh Hắc Long Giang: Lò chợ có chiều dày vỉa từ 2,6 ÷
2,8m, góc dốc trung bình từ 10 ÷ 20. Vách trực tiếp là bột kết dày 7,4m, vách cơ bản
là lớp cát hạt mịn và cát kết hạt nhỏ xen lẫn dày 4,1m. Trụ trực tiếp là cát kết hạt thô
màu xám sáng dày 4,2m. Lò chợ áp dụng sơ đồ công nghệ khai thác cột dài theo
phương, khai thác bằng cơ giới hóa đồng bộ, điều khiển vách bằng phá hỏa toàn phần.
Chiều dài lò chợ 177m, chiều dài theo phương khai thác 650m. Đồng bộ thiết bị CGH
của lò chợ bao gồm: giàn chống mã hiệu ZZ4800-15/30 (hình 3.1a), máy khấu
MG250/601-QWD và máng cào SGZ-764/2x200. Sản lượng khai thác trung bình của
lò chợ đạt 4.020 tấn/ngày (sản lượng ngày cao nhất là 5.830 tấn), sản lượng tháng

Học viên: Đào Minh Tùng 3 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

trung bình đạt 132.000 tấn.


- Lò chợ 1111 (3) thuộc mỏ Phan Bắc - Tập đoàn than Hoài Nam - tỉnh An Huy:
khu vực lò chợ có chiều dày vỉa từ 2 ÷ 6m, trung bình 4,0m, góc dốc vỉa trung bình
25. Vỉa than có chứa 1 ÷ 2 lớp đá kẹp, than mềm yếu. Ngay sát vỉa than là lớp vách
giả sét than có chiều dày 0,2m, vách trực tiếp là sét kết, sét cát kết chiều dày trung
bình 12,5m; Trụ trực tiếp là sét kết, cát kết, sét cát kết. Lò chợ áp dụng sơ đồ công
nghệ khai thác cột dài theo phương, khai thác lò chợ bằng cơ giới hóa đồng bộ, điều
khiển vách bằng phá hòa toàn phần. Chiều dài lò chợ theo phương là 160m, chiều dài
lò chợ theo hướng dốc vỉa là 1.260m. Đồng bộ thiết bị CGH sử dụng trong lò chợ bao
gồm: giàn chống mã hiệu ZZ6400/22/45 (hình 3.1b), giàn chống quá độ
ZZG6400/22/45, máy khấu than MG500/1130-WD và máng cào SGZ-800/1050. Lò
chợ khai thác trong năm 2008 với sản lượng khai thác đạt tương đối cao 6.000
tấn/ngày.
Đặc tính kỹ thuật của các giàn chống CGH sử dụng tại 02 lò chợ nói trên xem
tại bảng 1.1.

Bảng 1.4. Đặc tính kỹ thuật của một số giàn chống 04 cột

Số lượng
TT Tên đặc tính Đơn vị
ZZ4800-15/30 ZZ6400/22/45
1 Chiều cao nhỏ nhất/lớn nhất mm 1500/3000 2200/4500
2 Chiều rộng nhỏ nhất lớn nhất mm 1190/1330 1430-1600
3 Chiều dài xà nóc mm 5100 -
4 Khoảng cách tâm dàn mm 1250 1500
5 Lực chống ban đầu kN 3200 5496
6 Lực cản làm việc kN 4800 6400
7 Cường độ chống giữ bình quân MPa 0.75 0,86
8 Áp lực nền MPa 1,7 2,07
9 Bước di chuyển mm 600 880
10 Áp lực trạm bơm MPa 31,5 31,5
11 Trọng lượng dàn Tấn 12,7 25,5

Học viên: Đào Minh Tùng 4 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

a. ZZ4800-15/30 b. ZZ6400/22/45
Hình 1.3. Hình ảnh giàn chống áp dụng tại mỏ Đông Vinh II và mỏ Phan Bắc
- Lò chợ 20224 mỏ Hoan Đà có chiều dày vỉa 0,9 ÷ 2,2m, trung bình 1,5m, góc
dốc lò chợ trung bình 22. Khu vực lò chợ có xuất hiện một số phay, biên độ dịch
chuyển phay lớn nhất là 2,4m. Lượng nước chảy vào lò chợ thường xuyên là Q=1,29
m3/phút. Lò chợ áp dụng sơ đồ công nghệ khai thác cột dài theo phương, khai thác
bằng CGH đồng bộ, điều khiển đá vách bằng phá hỏa toàn phần. Chiều dài lò chợ
trung bình 150m. Đồng bộ thiết bị CGH của lò chợ bao gồm giàn chống tự hành mã
hiệu ZY4000-10/23 (hình 3.2), máy khấu mã hiệu MG200/500-AWD và máng cào
gương SGZ730/400. Công nghệ được áp dụng tại lò chợ từ ngày 04/08/2013, tốc độ
tiến gương tiến gương theo phương được 165m (tháng 8), 224m (tháng 9), trong tháng
10 toàn bộ gương lò chợ thực hiện khấu vượt phay với biên độ dịch chuyển là 2,4m
nên tốc độ tiến gương lò chợ bị chậm lại với 205m/tháng. Sản lượng khai thác lò chợ
trung bình đạt 450.000 tấn/năm.
- Lò chợ J56-22070 thuộc mỏ Thiên An 9 - Bình Đỉnh Sơn - Hà Nam, có điều
kiện chiều dày vỉa trung bình 2,9m, góc dốc trung bình 18°. Mỏ áp dụng công nghệ
khai thác cột dài theo phương, khấu than bằng máy khấu MG250/600-AWD kết hợp
máng cào SGZ764/500; chống giữ lò chợ bằng giàn chống ZY4000/17/37 và giàn quá
độ ZY5000/18/38. Sản lượng lò chợ đạt 45.920 tấn/tháng, tương đương với công suất
551.000 tấn/năm.
Đặc tính kỹ thuật của các giàn chống CGH sử dụng tại 02 lò chợ nói trên xem
tại bảng 1.2.

Hình 1.4. Hình ảnh giàn chống ZY4000-10/23 áp dụng tại mỏ Hoan Đà

Học viên: Đào Minh Tùng 5 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

Bảng 1.5. Đặc tính kỹ thuật của một số giàn chống 02 cột

Số lượng
TT Tên đặc tính Đơn vị
ZY4000-10/23 ZY4000/17/37

1 Chiều cao nhỏ nhất/lớn nhất mm 1000 ÷ 2300 1700 ÷ 3700

2 Chiều rộng nhỏ nhất lớn nhất mm 1420 ÷ 1590 1420 ÷ 1590

3 Khoảng cách dàn mm 1500 1500

4 Lực chống ban đầu kN 2511 ÷ 3599 -

5 Lực cản làm việc kN 2926 ÷ 3913 3700

6 Cường độ chống giữ bình quân MPa 0,483 ÷ 0,637 0,72

7 Áp lực nền MPa 1,25 ÷ 2,26 -

8 Áp lực trạm bơm MPa 31,5 31,5

9 Trọng lượng Kg 16,5 -

1.1.2 Tổng quan về thực trạng áp dụng công nghệ cơ giới hóa khai thác than tại các
vỉa than dày trung bình, thoải đến nghiêng trong nước
Năm 2005, Công ty than Khe Chàm triển khai áp dụng công nghệ CGH đồng bộ
khấu hết chiều dày vỉa đầu tiên trong Tập đoàn TKV, sử dụng giàn tự hành ZZ-
3200/16/26 kết hợp máy khấu MG150/375-W. Mặc dù chưa đạt công suất thiết kế,
nhưng lò chợ CGH khấu hết chiều dày vỉa tại Khe Chàm đã khẳng định sự ưu việt của
CGH so với các công nghệ khai thác thủ công. Thành công của lò chợ cũng là tiền đề
cho công tác đổi mới công nghệ khai thác trong điều kiện vỉa dày trung bình, thoải đến
nghiêng tại các mỏ than hầm lò của TKV giai đoạn tiếp theo. Giai đoạn 2015 ÷ nay,
các đơn vị sản xuất than hầm lò trong Tập đoàn TKV tiếp tục đẩy mạnh áp dụng CGH
đồng bộ khấu than lò chợ, đặc biệt trong điều kiện các vỉa than dày trung bình, dốc
thoải đến nghiêng. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn Tập đoàn TKV có 04 dây chuyền
CGH đồng bộ khấu hết chiều dày vỉa đang hoạt động tại các Công ty than Khe Chàm,
Dương Huy, Quang Hanh và Hạ Long. Trong đó, các dây chuyền CGH tại Khe Chàm,
Dương Huy và Quang Hanh thuộc loại CGH hạng trung; dây chuyền CGH đang áp
dụng tại Hạ Long thuộc loại CGH hạng nhẹ. Chi tiết xem tại bảng 1.3.

Học viên: Đào Minh Tùng 6 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

Bảng 1.6. Tổng hợp thiết bị các lò chợ CGH khấu hết chiều dày vỉa
đang hoạt động tại các mỏ than hầm lò của TKV

Đơn vị Dàn chống Máy khấu Máng cào


TT
áp dụng Mã hiệu SL Mã hiệu SL Mã hiệu SL

ZZ3200/16/26
1 Khe Chàm 89 MG 150/375-W 01 SGZ630/220 01
ZT 3200/16/26

ZY3200/16/36
2 Dương Huy 102 MG300/700-WD 01 SGZ730/220 01
ZYG3200/16/36

3 Quang Hanh ZQY3600/12/28 55 MG132/320-W 01 SGZ630/220 01

ZY2400/14/32Q
4 Hạ Long 74 MG160/381-WD 01 SGZ630/220 01
ZYG2400/12/32Q

Khái quát kết quả áp dụng công nghệ cơ giới hoá khai thác trong điều kiện vỉa
than dày trung bình, thoải đến nghiêng tại một số mỏ hầm lò thuộc TKV như sau:
Tại Công ty than Quang Hanh, từ tháng 11 năm 2015 đã áp dụng thử nghiệm
công nghệ khai thác CGH đồng bộ cho điều kiện vỉa dày trung bình, góc dốc thoải đến
nghiêng tại lò chợ TT-6-1 vỉa 6 khu Trung Tâm, với công suất thiết kế 180.000
tấn/năm. Đến nay dây chuyền CGH đồng bộ đã khai thác được 8 lò chợ, điều kiện các
lò chợ như sau: chiều dày vỉa từ 1,7 ÷ 3,2m, trung bình 2,4m; góc dốc vỉa thay đổi từ 8
÷ 32o, trung bình 18o; trong vỉa tồn tại từ 0 ÷ 1 lớp đá kẹp với chiều dày từ 0 ÷ 0,38m,
thành phần đá kẹp chủ yếu là sét than; vách trực tiếp của vỉa than là tập đá bột kết, đôi
chỗ ngay sát vỉa xuất hiện lớp vách giả dạng sét than dày từ 0,3 ÷ 0,6m, vách trực tiếp
thuộc loại ổn định trung bình; vách cơ bản chủ yếu là bột kết hoặc cát kết, đôi chỗ là
sạn kết thuộc loại sập đổ trung bình đến khó sập đổ; trụ trực tiếp là lớp bột kết tương
đối ổn định; chiều dài lò chợ theo hướng dốc khoảng 90m; theo phương 200 ÷ 300m.
Trong quá trình khai thác, lò chợ CGH khấu tại Quang Hanh thường xuyên gặp phải
trường hợp khép vỉa, chiều dày giảm xuống chỉ còn từ 0,3 ÷ 0,8 m, đá trụ nổi cao,
nhiều thời điểm kín gương, hoặc khấu vượt phay với biên độ dịch chuyển 2,0 ÷ 3,0 m.
Công ty đã phải áp dụng giải pháp khoan nổ mìn phá đá gây khó khăn cho công tác
khai thác lò chợ. Khối lượng khấu cắt đá từ 15 ÷ 30 m chiều dài lò chợ, 40 ÷ 50 m
chiều dài theo hướng khấu. Mặt khác, một số lò chợ như TT-6-1 và TT-6-2 vỉa 6 khu
Trung Tâm có góc dốc lò chợ lên tới trên 30 ÷ 35o. Tuy nhiên, do áp dụng một số giải
pháp như lắp đặt thêm cơ cấu chống trôi giàn chống và máng cào, khấu gương lò chợ
bán xiên (chân lò chợ vượt trước đầu lò chợ), nên lò chợ đã hoạt động tương đối ổn
định. Trong những thời điểm thuận lợi, sản lượng lò chợ đạt được tương đối tốt, từ

Học viên: Đào Minh Tùng 7 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

13.789 ÷ 18.596 tấn/tháng, các biệt, có giai đoạn tháng 10-11/2017, sản lượng lò chợ
đã đạt trên 30.000 tấn/tháng. Năng suất lao động đạt từ 6,8 ÷ 13,6 tấn/công.
Tại Công ty than Dương Huy, từ năm 2015 đã áp dụng công nghệ khai thác cơ
giới hóa đồng bộ khấu toàn chiều dày vỉa tại lò chợ TT-11-1 vỉa 11 khu Trung Tâm,
vỉa than có chiều dày trung bình 3,5m; góc dốc vỉa từ 16  20; đá vách trực tiếp là bột
kết, có chiều dày từ 2 ÷ 10m; vách cơ bản là cát kết, sạn kết, có chiều dày từ 14 ÷
28m; trụ trực tiếp là đá sét, bột kết, có chiều dày từ 1 ÷ 3 m; trụ cơ bản là đá cát, bột
kết có chiều dày từ 5 ÷ 15m; lò chợ có chiều dài theo hướng dốc khoảng 153m, chiều
dài theo phương 550m. Đồng bộ thiết bị sử dụng gồm giàn chống ZY3200/16/36, máy
khấu MG300/700-W, máng cào SGZ-730/220. Đến nay dây chuyền cơ giới hóa đồng
bộ này đã khai thác được 7 lò chợ, với chiều dài lò chợ trung bình 150m. Tuy nhiên,
kết quả áp dụng cho thấy, sản lượng của lò chợ tương đối thấp, chỉ đạt 7.933 ÷ 20.150
tấn/tháng (tương đương công suất khai thác lớn nhất đạt 250.000 tấn/năm, trong khi
công suất thiết kế lò chợ 600.000 tấn/năm), năng suất lao động trung bình 4,4
tấn/công-ca. Một số nguyên nhân chính dẫn đến sản lương lò chợ đạt được thấp là do:
Góc dốc vỉa tăng lên (trên 20o) so với dự kiến; Than gương và đá vách của khu vực áp
dụng mềm yếu, thường xuyên xảy ra sự cố tụt nóc, lở gương. Quá trình theo dõi thực
tế tại hiện trường cho thấy, ngày 14 và 15/07/2016 từ giàn chống số 1 ÷ 25 lở gương
tiến trước từ 1 ÷ 3 tiến độ khấu (tiến độ khấu gương 0,8 m), nóc lò chợ rỗng với chiều
cao từ 1 ÷ 3 m, thậm chí có chỗ lên tời 4 m. Từ giàn chống số 30 ÷ 35 và 84 ÷ 90 chiều
dày vỉa có xu hương thu hẹp nhỏ hơn chiều cao chống giữ tối thiểu của giàn chống,
nên lò chợ phải khấu cắt đá từ 0,5 ÷ 1,2 m, có chỗ khấu đá lên tới 2,2 m. Để khấu
gương qua vùng vỉa thu hẹp, Công ty áp dụng giải pháp khấu gương bằng khoan nổ
mìn thủ công, dẫn đến kéo dài thời gian hoàn thành một chu kỳ sản xuất.
Năm 2020, trên cơ sở kinh nghiệm áp dụng đồng bộ thiết bị CGH hạng nhẹ tại
Trung Quốc, Công ty than Hạ Long đã đưa vào áp dụng thử nghiệm công nghệ CGH
đồng bộ hạng nhẹ để khai thác các khu vực vỉa than dày trung bình, dốc thoải đến
nghiêng. Khu vực áp dụng đầu tiên là lò chợ I-11-5 lớp vách, thuộc vỉa 11 mức -320/-
295 khu mỏ Khe Chàm I, chiều dài lò chợ theo hướng dốc 112m, theo phương 700m.
Vỉa than có chiều dày toàn vỉa từ 0,6  4,1m, trung bình 2,4m. Góc dốc vỉa thay đổi từ
3  28, trung bình 10. Than trong vỉa là loại bán antraxit, hệ số độ kiên cố của than
từ f = 1  3 và không có tính tự cháy. Vỉa có cấu tạo phức tạp, trong vỉa có từ 0  3 lớp
đá kẹp, thành phần chủ yếu là sét kết, bột kết, chiều dày đá kẹp thay đổi từ 0  1,08m,
trung bình 0,5m. Đá vách trực tiếp là tập đá bột kết có chiều dày thay đổi từ 2,8 
21,7m, trung bình 13,1m. Đá trụ vỉa là lớp đá kẹp giữa vỉa (lớp đá kẹp giữa phân vỉa
thành hai lớp vách và lớp trụ) có chiều dày từ 0,9  2,8m, trung bình 1,65m. Thành
phần đá kẹp chủ yếu là bột kết, đôi chỗ xen lẫn lớp sét kết, thuộc loại bền vững
trung bình.

Học viên: Đào Minh Tùng 8 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

Lò CGH hạng nhẹ được Công ty than Hạ Long bắt đầu đưa vào khai thác từ
ngày 17/8/2020, hiện đang tiến hành khai thác tại lò chợ thứ 2. Sản lượng khai thác lò
chợ đạt từ 414,1  1.677,0 tấn/ngày-đêm, trung bình 909,0 tấn/ ngày-đêm, tương ứng
với công suất khai thác từ 129.200  523.230 tấn/năm, trung bình 326.215 tấn/năm,
tăng 1,09 lần so với công suất thiết kế 300.000 tấn/năm). NSLĐ trực tiếp đạt từ 17,5 ÷
28,9 T/công, trung bình 22,5 T/công. Nguyên nhân một số thời điểm, sản lượng khai
thác và NSLĐ của lò chợ đạt được thấp hơn so với thiết kế có thể kể đến như sau: (1)
Công nghệ CGH hạng nhẹ lần đầu tiên được áp dụng tại Công ty than Hạ Long, nên
cán bộ, công nhân viên của Công ty cần thời gian để tìm hiểu và tiếp thu, học hỏi công
nghệ mới, do vậy không đẩy nhanh được tốc độ tiến gương lò chợ; (2) Việc sử dụng
lại tuyến băng tại B-650 (05 bộ) tại lò dọc vận tải mức -320 có năng lực vận tải (120 
150 tấn/giờ) thấp hơn năng lực vận tải yêu cầu của lò chợ CGH, nên tuyến băng tải
thường xuyên làm việc trong tình trạng quá tải, phải điều tiết sản lượng khai thác của
lò chợ (giảm sản lượng khai thác) để phù hợp với năng lực làm việc của các băng tải;
(3) Ngay từ những luồng khấu đầu tiên, lò chợ phải khấu cắt đá vách, trụ vỉa bằng
KNM thủ công với chiều dài 60m, chiều cao từ 1  1,5m và chiều dài lò chợ ngắn hơn
so với thiết kế 112m/120m, ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ khấu chống của lò chợ; (4)
Ngoài ra, lò chợ phải xử lý một số sự cố khác như thay động cơ máng cào lò dọc vỉa,
tụt nóc, lở gương, đế giàn lún xuống nền... Do vậy, trong giai đoạn từ 17/8/2020 đến
30/9/2020, sản lượng khai thác của lò chợ đạt được thấp từ 414,1  1.132,2 tấn/ngày-
đêm, trung bình 699,7 tấn/ngày-đêm.

1.1.3. Nhận xét


Qua tổng quan kinh nghiệm áp dụng cơ giới hóa vỉa dày trung bình dốc thoải
đến nghiêng trên thế giới và trong nước cho thấy, hiện nay công nghệ CGH khai thác
chống giữ bằng giàn chống tự hành, khấu than bằng máy khấu đã và đang được áp
dụng rộng rãi tại các nước có nền công nghiệp than phát triển như Trung Quốc, Ba
Lan, Nga…, Trong đó, Trung Quốc là một trong những quốc gia đi đầu trong nghiên
cứu áp dụng cơ giới hoá khai thác, đặc biệt trong các điều kiện địa chất phức tạp như 2
mềm (than mềm, vách mềm), 3 mềm (than mềm, vách mềm, trụ mềm), trong điều kiện
than tự cháy, nhiều nước ngầm, phay phá. Thực tế áp dụng khai thác các vỉa dày trung
bình, góc dốc thoải đến nghiêng cho thấy, phần lớn các lò chợ có chiều dài theo hướng
dốc từ 100 ÷ 150m, công nghệ CGH đảm bảo an toàn, hiệu quả với sản lượng dao
động từ 300.000 ÷ 600.000 tấn/năm; NSLĐ đạt từ 20 ÷ 50 tấn/công; hệ số khai thác
đạt 90 ÷ 95%.
Kết quả áp dụng công nghệ khai thác CGH tại các đơn vị thuộc TKV cho thấy,
hầu hết các lò chợ chưa đạt công suất thiết kế. Nguyên nhân chính là do, điều kiện địa
chất thực tế trong quá trình khai thác lò chợ có nhiều biến động; cấu trúc địa tầng, vỉa
than, phay phá phức tạp và khó khăn hơn so với tài liệu thăm dò phục vụ thiết kế dẫn
đến: Một số lò chợ phải điều chỉnh công nghệ CGH sang áp dụng công nghệ khác; một

Học viên: Đào Minh Tùng 9 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

số lò chợ không đạt sản lượng thiết kế do cắt đá phải chuyển diện nhiều lần, chi phí
nhiều thời gian để khắc phục tình trạng vỉa than có tính tự cháy hoặc thường xuyên
phải xử lý tình trạng gương than mất ổn định. Tuy nhiên nếu so sánh với các công
nghệ khác đang áp dụng trong cùng điều kiện tại các công ty, đa số các lò chợ CGH
cho sản lượng cao. Trong đó, các lò chợ CGH tại Công ty Quang Hanh có chiều dài
theo hướng dốc chỉ 80m, khai thác trong điều kiện vỉa than mỏng, biến động góc dốc
lớn, trữ lượng phân tán, phải chuyển diện nhiều lần, song đã đạt công suất thiết kế
180.000 tấn/năm, tương đương 1,5  2 lần lò chợ thủ công trong cùng điều kiện; dây
chuyền lò chợ CGH tại Dương Huy hiện tại chưa đạt công suất thiết kế, nhưng đã luôn
duy trì sản lượng trên 400.000 tấn trong các năm 2018  2019, tương đương gấp 3 lần
so với lò chợ TLĐ, giá TLDĐ; dây chuyền lò chợ CGH hạng nhẹ tại Hạ Long về cơ
bản đã đạt sản lượng thực tế tương đương với công suất thiết kế 300.000 tấn/năm.
Ngoài ra, năng suất lao động của các lò chợ CGH cũng đạt tương đối cao, từ 8,4 ÷
16,48 tấn/công, cao nhất đã đạt 19,6 tấn/công (tại Quang Hanh vào tháng 11/2017).
Các kết quả áp dụng trên đã khẳng định sự phù hợp của mô hình công nghệ
CGH đồng bộ khấu hết chiều dày vỉa đối điều kiện vỉa dày trung bình, dốc thoải đến
nghiêng tại một số mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh, giúp nâng cao sản lượng khai thác,
năng suất lao động và đảm bảo mức độ an toàn trong quá trình khai thác lò chợ. Kinh
nghiệm áp dụng công nghệ khai thác cơ giới hoá trong cùng điều kiện tại các mỏ than
của Trung Quốc và các đơn vị khác thuộc TKV sẽ là kinh nghiệm quý báu cho việc
nghiên cứu lựa chọn và đề xuất áp dụng công nghệ khai thác cơ giới hoá khấu hết
chiều dày vỉa tại mỏ than Khe Chàm III giai đoạn 2021  2025, định hướng đến
năm 2030.

1.2. Đánh giá hiện trạng áp dụng công nghệ cơ giới hoá khai thác than tại mỏ Khe
Chàm III
Theo Dự án khai thác hầm lò mỏ Khe Chàm III do Công ty CP Tư vấn Đầu tư
Mỏ và Công nghiệp lập năm 2008, tại mỏ Khe Chàm III dự kiến áp dụng 01 dây
chuyền lò chợ CGH hạ trần thu hồi than nóc với công suất 1.250.000 tấn/năm và 01
dây chuyền lò chợ CGH khấu hết chiều dày vỉa công suất 750.000 tấn/năm. Tuy nhiên,
trên cơ sở cập nhật các kết quả khoan thăm dò phục vụ CGH của dự án, thi công đào
lò XDCB và chuẩn bị lò chợ cho thấy, điều kiện địa chất có nhiều thay đổi theo chiều
hướng phức tạp và khó khăn hơn so với tài liệu khi lập dự án, điều này sẽ ảnh hưởng
lớn đến hiệu quả áp dụng công nghệ CGH khai thác tại mỏ Khe Chàm III. Do đó, các
lò chợ CGH đã phải điều chỉnh công suất nhiều lần để phù hợp với điều kiện sản trạng
vỉa thực tế. Chi tiết xem tại bảng 1.4.

Học viên: Đào Minh Tùng 10 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

Bảng 1.4. Tổng hợp số lần điều chỉnh CSTK các lò chợ CGH mỏ Khe Chàm III

Nội dung điều chỉnh Thực tế


TT
Năm 2008 Năm 2015 Năm 2017 áp dụng

01 dây chuyền
CSTK 1,25 CSTK Thay thế bằng
lò chợ CGH hạ
1 triệu 800.000 02 lò chợ giá
trần thu hồi than
tấn/năm tấn/năm xích
nóc

Bổ sung 01 lò
chợ CGH đồng
bộ, khấu hết
chiều dày vỉa
(sử dụng lại dây 30 ÷ 88%
-
chuyền thiết bị CSTK
đã đầu tư tại mỏ
Khe Chàm I)
với CSTK
340.000 tấn/năm

01 dây chuyền CGH đồng bộ


CSTK CSTK
lò chợ CGH thu hồi than nóc, 30 ÷ 60%
2 750.000 600.000
khấu hết chiều CSTK 600.000 CSTK
tấn/năm tấn/năm
dày vỉa tấn/năm

Như vậy, hiện nay tại mỏ Khe Chàm III có 02 dây chuyền lò chợ CGH đồng bộ
đang hoạt động khai thác đồng thời gồm:
(1) Dây chuyền cơ giới hoá khấu hết chiều dày vỉa, sử dụng lại đồng bộ thiết bị
đã đầu tư tại mỏ Khe Chàm I từ năm 2005 với CSTK 340.000 tấn/năm (dây chuyền
CGH số 1);
(2) Dây chuyền cơ giới hoá đồng bộ thu hồi than nóc 600.000 tấn/năm được đầu
tư từ năm 2016 (dây chuyền CGH số 2).
Tổng hợp số lượng các thiết bị phục vụ khai thác của 2 dây chuyền CGH nói
trên xem tại bảng 1.5.
Đánh giá kết quả áp dụng cho từng dây chuyền CGH đồng bộ tại mỏ Khe Chàm
III cụ thể như sau:

Học viên: Đào Minh Tùng 11 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

Bảng 1.5. Tổng hợp các thiết bị CGH phục vụ khai thác tại mỏ Khe Chàm III

Thời Tổng mức


Số
TT Tên thiết bị Mã hiệu Đơn vị gian đầu đầu tư
lượng
tư (tỷ đồng)

I Đồng bộ thiết bị dây chuyền CGH số 1

1 Giàn chống ZZ3200/16/26 Bộ 89

2 Máy khấu than MG150/375 Bộ 1 Năm


59,2
3 Máng cào SGZ630/2x110 Bộ 1 2005

4 Trạm bơm nhũ hóa BRW200/31,5 Bộ 1

II Đồng bộ thiết bị dây chuyền CGH số 2

Giàn chống trung


1 ZFY5000/16/28 Bộ 102
gian

2 Giàn chống quá độ ZFG6200/17/30 Bộ 6

3 Máy khấu than MG150/375-WD Bộ 1 Năm


252
2016
4 Máng cào SGZ630/2x132 Bộ 2

5 Trạm bơm nhũ hóa BRW200/31,5 Bộ 1

6 Máy chuyền tải SZZ730/132 Bộ 1

1.2.1. Đánh giá hiện trạng áp dụng sơ đồ công nghệ cơ giới hoá đối với dây chuyền
CGH số 1
1.3.1.1. Quá trình triển khai áp dụng
Tháng 4 năm 2005, Công ty than Khe Chàm đưa vào áp dụng thử nghiệm công
nghệ khai thác cơ giới hóa đồng bộ, khấu hết chiều dày vỉa, chống giữ bằng giàn tự
hành ZZ(ZT)-3200/16/26 kết hợp máy khấu MG150/375-W tại lò chợ 14.2.3-3 vỉa 14-
2 mỏ Khe Chàm I. Năm 2010, Công ty tiếp nhận thêm 01 máy khấu MG150/375-W từ
Công ty than Dương Huy để bổ sung vào dây chuyền này nhằm dự phòng thay thế cho
máy khấu hiện có khi hết khấu hao, hỏng hóc. Tính đến nay công nghệ đã áp dụng
được trên 16 năm, khai thác 17 lò chợ với tổng số 16 lần chuyển diện.
Quá trình áp dụng của dây chuyền CGH số 1 có thể chia thành hai giai đoạn
chính sau:
- Giai đoạn 1 (từ năm 2005 đến tháng 11 năm 2017): khai thác 13 lò chợ (12 lần

Học viên: Đào Minh Tùng 12 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

chuyển diện) tại các vỉa 14-2, 13-2, 13-1a, 13-1 và vỉa 12 thuộc mỏ Khe Chàm I. Đến
tháng 11 năm 2017, công ty dừng khai thác lò chợ 12-6 thuộc vỉa 12 mỏ Khe Chàm I
và thu rút đồng bộ thiết bị lên mặt bằng để sửa chữa, đại tu.
- Giai đoạn 2 (từ tháng 6 năm 2018 đến nay): Tháng 6 năm 2018 Công ty than
Khe Chàm tiếp tục đưa vào lắp đặt đồng bộ thiết bị của dây chuyền CGH số 1 để phục
vụ khai thác các lò chợ tại vỉa 14-4 mỏ Khe Chàm III. Tính đến hết ngày 31/12/2021,
dây chuyền CGH số 1 đã khai thác 4 lò chợ với 3 lần chuyển diện.
Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung phân tích đánh giá kết quả áp
dụng dây chuyền CGH số 1 tại 04 lò chợ thuộc vỉa 14-4 mỏ than Khe Chàm III, gồm
lò chợ 14.4-1, 14.4.1-1, 14.4.1-1a và lò chợ 14.4-2.

1.3.1.2. Đặc điểm điều kiện địa chất kỹ thuật mỏ các khu vực lò chợ áp dụng
Đặc điểm điều kiện địa chất - kỹ thuật mỏ cơ bản của các khu vực lò chợ CGH
đã áp dụng tại vỉa 14.4 theo các công trình khoan thăm dò địa chất và cập nhật thành
các đường lò chuẩn bị như sau:
- Lò chợ 14.4-1: Chiều dày vỉa biến đổi trong phạm vi từ 1,54m (LK. 2591) đến
2,77m (LK. CGH116), mức độ biến động chiều dày vỉa thuộc loại ổn định trung bình
(Vm = 31%). Góc dốc vỉa phổ biến từ 1  8, trung bình 4, mức độ biến động góc dốc
vỉa thuộc loại tương đối ổn định (V = 35%). Cấu tạo vỉa than thuộc loại đơn giản,
trong vỉa không có lớp đá kẹp. Đặc điểm đá vách, đá trụ của lò chợ: ngay phía trên lò
chợ là tập đá bột kết phân bố đều với chiều dày từ 2,4 ÷ 27,4m, vách trực tiếp thuộc
loại sập đổ trung bình, tiếp đến là tập đá cát kết cứng, khó sập đổ với chiều dày từ 8,9
÷ 10,7m; đá trụ vỉa chủ yếu là đá bột kết bền vững, chiều dày từ 4,6 ÷ 7,0m.
Thực tế quá trình khai thác cho thấy, điều kiện địa chất của lò chợ tương đối
phức tạp như xuất hiện vùng vỉa mỏng, đứt gãy, uốn nếp... Công ty đã phải tiến hành
thi công đào lò tránh, cắt ngắn chiều dài lò chợ từ 126m theo thiết kế còn 68m.
- Lò chợ 14.4.1-1: Chiều dày vỉa biến đổi trong phạm vi tương đối rộng, từ
1,16m (LK. 457) đến 2,77m (LK. CGH116), trung bình 1,82m, mức độ biến động
chiều dày vỉa thuộc loại không ổn định (Vm = 46%). Góc dốc vỉa phổ biến từ 5  11,
trung bình 7, mức độ biến động góc dốc vỉa thuộc loại tương đối ổn định (V = 33%).
Cấu tạo vỉa than thuộc loại đơn giản, trong vỉa không có lớp đá kẹp. Đặc điểm đá
vách, đá trụ của lò chợ: ngay phía trên lò chợ là tập đá bột kết phân bố đều với chiều
dày từ 2,4 ÷ 4m, vách trực tiếp thuộc loại sập đổ trung bình, tiếp đến là tập đá cát kết
cứng, khó sập đổ với chiều dày từ 8,1 ÷ 10,7m; đá trụ vỉa chủ yếu là đá bột kết bền
vững, chiều dày từ 4,6 ÷ 5,9m.
Tuy nhiên, điều kiện địa chất thực tế của lò chợ phức tạp hơn dự kiến như xuất
hiện vùng vỉa mỏng phạm vi chân lò chợ, ảnh hưởng của nước. Công ty đã phải đào lò
tránh, cắt ngắn chiều dài lò chợ cả theo hướng dốc và theo phương khai thác.
- Lò chợ 14.4-1a: Chiều dày vỉa biến đổi trong phạm vi tương đối rộng, từ

Học viên: Đào Minh Tùng 13 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

2,15m (LK. KC34) đến 2,6m (LK. KC32), trung bình 2,38m, mức độ biến động chiều
dày vỉa thuộc loại ổn định (Vm = 13%). Góc dốc vỉa phổ biến từ 2  14, trung bình 9,
mức độ biến động góc dốc vỉa thuộc loại tương đối ổn định (V = 35%). Cấu tạo vỉa
than thuộc loại đơn giản, trong vỉa không có lớp đá kẹp. Đặc điểm đá vách, đá trụ của
lò chợ: ngay phía trên lò chợ là tập đá bột kết phân bố đều, đôi chỗ là sét kết với chiều
dày từ 1,0 ÷ 9,1m, vách trực tiếp thuộc loại sập đổ trung bình, tiếp đến là tập đá cát kết
cứng, khó sập đổ với chiều dày từ 9,2 ÷ 14,3m; đá trụ vỉa chủ yếu là đá bột kết bền
vững, chiều dày từ 7,2 ÷ 15,2m. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác cho thấy, lò chợ
gặp khu vực vỉa mỏng, góc dốc vỉa biến động theo cả đường phương và hướng dốc,
ngoài ra, thường xuyên gặp các khu vực uốn nếp cục bộ. Do đó, nhiều khu vực phải
cắt đá vách, bỏ vách, bỏ trụ để đảm bảo công tác vận tải. Phần sát vách vỉa than luôn
duy trì lớp đá vách có thành phần là bột kết phân lớp mỏng, có nước chảy từ nóc lò và
khu vực phá hoả với lưu lượng tại thời điểm cao nhất lên đến Q = 50m3/h. Do đó, lò
chợ thường xuyên gặp tình trạng tụt nóc, lở gương.
- Lò chợ 14.4-2: Chiều dày vỉa biến đổi trong phạm vi tương đối rộng, từ 2,17m
(LK. KC43) đến 4,98m (LK. 2709), trung bình 3,42m, mức độ biến động chiều dày vỉa
thuộc loại ổn định trung bình (Vm = 27%). Góc dốc vỉa phổ biến từ 5  11, trung bình
8, mức độ biến động góc dốc vỉa thuộc loại tương đối ổn định (V = 24%). Cấu tạo
vỉa than thuộc loại đơn giản, trong vỉa không có lớp đá kẹp. Đặc điểm đá vách, đá trụ
của lò chợ: ngay phía trên lò chợ là tập đá bột kết phân bố đều với chiều dày từ 1,7 ÷
15,1m, vách trực tiếp thuộc loại sập đổ trung bình, tiếp đến là tập đá cát kết cứng, khó
sập đổ với chiều dày từ 3,7 ÷ 32m; đá trụ vỉa chủ yếu là đá bột kết bền vững, chiều dày
từ 2,3 ÷ 17,2m.
Tuy nhiên, trong quá trình khai thác cho thấy, lò chợ phải đi qua khu vực vỉa
mỏng, uốn vỉa, vách sa, trụ nổi cục bộ với chiều cao h = 0,4  0,6m, thậm chí có khu
vực h = 0,4  2,3m. Ngoài ra, lò chợ khai thác ở khu vực Đông Nam khai trường, bị
ảnh hưởng của các moong khai thác lộ thiên trước đây vì vậy khi khai thác gặp hiện
tượng dột nước, làm tụt lở than, đất đá trước gương.
Sơ đồ hiện trạng khai thác các lò chợ CGH thuộc dây chuyền CGH số 1 tại vỉa
14.4 xem tại hình 1.3.

Học viên: Đào Minh Tùng 14 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ
| |

-190
| | | | |

-170

-180

|
| |

|
Th-îng khëi ®iÓm | |

|
7/8 19/4

-160
17/3 | | |

+
-115.9''
-115.9' -116.03'
|

|
T
-127.13

-
F.K
5/4

|
KC02 108.09

|
S |

-150
-117.6'

+
LC 14.4.1 sè 1. L=61m

-
+
K5 26/7
1.56 -204.88 |

|
-124.93' -129.3'

|
|

|
C18
|

-+
-118.4'
40o

-200
17/8
-132.9' 15/4
|

|
|
-127.58
19/6
-125.8'
-140 | 124.71

|
: 40o CGH01

|
0,8m

-
-217.75

|
0

|
/2/16
PV: 210o |

-13
6/6
0.985'
29/8 Th-îng khëi ®iÓm -127.9
0,8m 0,6m 7.73

+
H >= 6.0m

-
-136.8'
0,

|
|
0,6 8m

|
|
LC 14.4-1.1 sè 1, L=80m

-
22/6 30/6

Vïng ¶nh h-ëng


-126.44' -128.23
m

+
0,6 m

|
8/8
-123.04
0,8m

|
0,8

|
bëi ®øt g·y

+-
| |

|
|
| | | |
m
KCIII-07 153.89 0,0m
0 ,0
m
| | | 2.07 -146.95 S

+
17/7
2569B 195.38 |

-
|
| -124.98'
CGH94 168.05

0,8m

|
|
|

-
| | 0,8m
2.07 | 1.84 -140.69 |

|
+
| 13/12
|

0,6m
| -121.62'
|

0,8m
5/10
| Th-îng khëi ®iÓm -129.4
| |

|
F.KT

|
|

|
| | 14/01
LC 14.4-1 sè 2, L=64m

0,6m
-148.3'

0,0m
0,0m
| 16/10

|
21/2
|
19/10
-142.09' -129.03

+
-

- |

|
31/10

|
7/11

|
+
|

457 153.51 | | | | | |

COMB 1.16 -144.45

|
T11
138.47 2717 127.83
|

-142.08' 07/01

+-
2591 172.21

|
|
-151.6'
KC04

|
23/2
+

0m -129.05

|
3.29 -189.48
lc 14.4-1.1

0,6m
0,8m
1.54 -138.88


|

-
F.KT

|
DV
COMB

0,6
27o 40o

0,0
+

|
-
0,0m

|
+
|

VT
+ o

m
40 H >= 2.4m

0,8m
12/4

|
-+ 14/2

LC
-137.5' -127.5' 8/12

lc 14.4-1
21/11
|

-127.2 -112.8'
+ -

14
20/6 T12

|
|

|
-125.88

|
.4-1
-144.94
58o F: 355o 40o +
F.KT -
|

- + +

0,8
+ H >= 1.5m
Th-îngm khëi ®iÓm

|
|
24/9 31/8
0,0m

m
0,6
-97.1'

10-121-2.11 khu vùc ®· khai th¸c -94.8'


|

|
-|
-125.2'

+
|
LC 14.4-1.1 sè 2, L=52m

0,6m

6/7
15/12
|

-126.48'
0,8m
DV

-151.13'
KC123-CNN 157.88

|
m

|
0,8 7/11
VT

|
|
-123.54 23/9
CGH17 185.00
|

-135.7'
2.60 -178.22

|
LC

-134.6'

|
1.03 -129.10 7/8
14

0,8m
-13

-129.07'
|

8/3

|
0,6m
.4-1

|
|
-152.9'
0

|
KC116 133.57 30/11
-170

-
171.65

+
25/7
|

m 17/5
0,8 -123.71'
1.41 -146.98 KC03

|
-126.86'
-177.70

|
21/8
2.69

|
|
-128.47' 11/3
|

27/11

|
17/11 -150.34'
KC117 +124.195
-143.56' 16/11

|
-128.31' -143.22' 31/10
19/1
-160
|

CGH116 150.77
-134.75'
2.12 -148.93


|
6/9 m

|
17/10
0,8

|
-128.74'

-|
12/11 -112.268'

D
2.77 -136.52 -137.88'
|

VV
|

+|
|
8/8 30/6

TL
-125.3
S
/20 -150 13/9
|

-109.59'

C1
19

|
A2

|
31/1 -132.39'

4.4
0,8m
2/2
|

018

-1.1
0,8m
F.KT+ -

32-122-1.68

|
24/10 12/6 31/3 29/8
-133.17 -130.35' .5
|

H1
/20 M61 24/8

|
-133.66'
19 30 -105.22'

|
17/2
o /9/2 M53
.5
-135.39' PV170 < 48
KCIII-11 144.01
|

019
KCIII-18 165.80 h>=1.8m

|
18/12 A2

|
+

-131.02' -102.95'

+-
1.60 -140.15 3.07 -137.04
|

|
-

15/12 15/8

|
| |
9/1/17 -132.66' -100.78'
+

-130.46
|
|

| |

-14
A1
| 25/4

|
10/3
| -135.82' 18/03
-140 -98.9'

0
12/7 8/8/17
-144.92'
| 0,8m 0,6m -133.86'
-140.2'
-98.1'
|

|
0,8
m
COMB H12

|
m
| 0,8
| - + - + 04/03 -104.3'
|

+- + -+ 0,8m -142.03' S
0,8m

|
2709 140.79 | 0,6m 0,6m

|
0,6m
| 0,8m
0,0m lc 14.4-1.1 2616 140.53
|

4.98 -146.55 |
|
19/6

|
0,8m

0,0m
0,6m

2.47 -138.35 -1
0,8m 0,8m
0,6m +
+

|
| 18/3
-143.65'
- 0,0m -107.2'

|
|

m+ - 7/7
-160 -150 +-0,8 0,8m0,6m
|
4/7
CGH39 152.28 -114.88'
|
25/3 | -112.42'

|
-+
7.25' | - + 1.91 -144.79
|

| F.K -113.1`
||
+ 14/7

T Vïng ¶nh h-ëng bëi n-íc mÆt


- + -117.23'

|
25/3 |
| 2568 -143.19
0,8

-148.05'
|
||

| +
| -
tõ 1.35 khai th¸c lé thiªn
|F:2 moong

|
|
m

05/09 11/6
0,0m CGH11 164.94 +
| -138.55' -135.31'
| | | 13/9
0,6

- |
|

0,6m + h 10 | 30/8
| | | -129.7'
||

o
| | |
m

- >+= 1
-139.02'
3.29 -149.97 | | | |

|
2m 45 o | | | | | 30/01
-141.1'
|

8/5 - + |
|

-114.8

|
|
me
|

|
|

21/7
n

-171.88' 18/3

|
| -131.7'
DV

IIK141

khu vùc ®· khai th¸c


|

-137
|
|
TG

|
X -140 |
L

29/5
|

C1

-143.5

3/5
|

|
X -128.01'
KCIII-21 193.78
so

|
4.4

-171.12'
X

18/4 25/3

021
|

-125.86'
ng

-149.38'
|
-2

2.32 -136.16 |
6/2 11-121-2.94 -135

|
KCIII-25 178.55
s

30/0 |
X

on
|

| | |
|

78.17 1.69 -170.46 0,8m

|
Çu

KC34 173.64
X

0,6m
81.55
|
LC

9/4
0,8m6m -136.19' -125 2.15 -120.31

|
1

-150
X

4.4
|

0,
|

-100
6/5

-90
0,6m
-2

07/9

|
-166.22' 20/4
DVTG lß chî 14.4-3 0,8m -120

-110
-140.0 31/3
X|

-133.0' 9/4
-137.68'
|

29/4 12/7 -111.42'


-153.52' -147.96'

|
-16
X
|

184.38 0
khu vùc ®· khai th¸c

m
|

0.8
KCIII-17

0| .8m |
17/8
-158.67 -146.48'
2/5
-137.08'
|

25/3 P14
|

30/6
-173.41' 18/5
-170.65' 2.34 -143.88' -127.44'
0,6m

7/7
F.KT 4/8
0,8m

KC122 210.40
0,6m

-152.2' G3 15/4
|

m
-+ -126.8' -103.62
-103.62'
-+

0.8
-+
2.92 -120.70

|
0,8m

0.8
-+ 08/5

KC43 135.30
|

-126.9'
-128.8'

m
X

20/4
18/5 -100.71'
10/7

|
-159.63'
-170 2.17 -165.27 -146.0'
|

COMB
X

1A -140
.4-

|
7/7
DVVT lß chî 14.4-3 -151.62'
14
|
|

15/3
n
X

-175.0'

giµ lc 14.4-1A
27/4
-130

|
27/5 -99.7'

VC
-163.9'
|

COMB
15/5
|

20 ng
-128.14'

/20
13-121-2.40 19

|
/12 -î -150 0.8m
2/20
|

3/6
th
|

2581 104.82
0.6m

-174.58'
31 ß 21/5
31/1
X

lc 14.4-2 L -128.36'

|
-105.11'
3.04 -184.98
|

27/5 12/7
|

07/12 -128.95'
X

-112.79'
.8m
-177.26'

|
17/7
0.6m 0
|

-16
|

0.8m

Lß th-îng TG-TN tõ V14.4 0


X

1/7
| -176.67' |
|

| | | 11/6
0
| -18
-177.51'
| | | | lªn DVVT 14.5-15 171.40
X

9/7
| |
|

| KCIII-22 -160.72 -124.88'


X

1 | | Th-îng khëi ®iÓm

+
0' | | 18/7 -130.31'

Lß th-îng khëi ®iÓm -1 10/6


X

| -178.21'
1.39
|

| -130.42'
9.12 | LC 14.4-1.1A, L=120m
X

-+
KCIII-31 181.27
0.8m
| 70 0.8m
0.6m 0.6m
|
lß chî 14.4-2, L=127m
X

13.02
0.8m

398 92.94
|

| 2.20 -136.81 0.6m


|
X

0.6m

KCIII-42 +132.057

+-
|
0.8m

3.25 -181.98
0.6m

01/7
0.8m

7/7
|
0.8m
X

-110.5' o
2.91 -178.02 -176.6' 0.6m F:235
|

|
X

0.6m
1/6 0.8m
-198.36' | 0.8m
H >= 1.1m
-180
|

|
X

|
X

7/6
25/6 |
X -176.5'
-173.7'
|
|

|
CGH32 96.30
|
X

15-121-2.42
Hình 1.3. Sơ đồ hiện trạng khai thác các lò chợ CGH dây chuyền 1
tại mỏ Khe Chàm III

1.2.1.3. Kết quả áp dụng của các lò chợ dây chuyền CGH số 1
Báo cáo tiến hành tổng hợp một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính đạt được của
dây chuyền lò chợ cơ giới hoá số 1 khai thác các vỉa than dày trung bình, thoải đến
nghiêng tại mỏ Khe Chà m III, gồm (1) sản lượng khai thác lò chợ, (2) năng suất lao
động và (3) giá thành khai thác phân xưởng. Cụ thể như sau:
- Sản lượng khai thác
Tính đến hết tháng 12/2021, tổng sản lượng khai thác từ các lò chợ CGH dây
chuyền số 1 tại mỏ Khe Chàm III là 527.722 tấn. Trong đó: 160.009 tấn khai thác tại
lò chợ 14.4-1 (từ tháng 7/2018 đến tháng 1/2019), 92.478 tấn tại lò chợ 14.4-1-1 (từ
tháng 4/2019 đến tháng 8/2019), 75.397 tấn tại lò chợ 14.4-1a (từ tháng 10/2019 đến
tháng 6/2020) và 199.838 tấn tại lò chợ 14.4-2 (từ tháng 8/2020 đến tháng 12/2021).

Học viên: Đào Minh Tùng 15 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

Quá trình áp dụng công nghệ cho thấy, ở những thời điểm thuận lợi, sản lượng
lò chợ đã đạt hoặc tiệm cận mức công suất thiết kế và duy trì liên tục trong 3 ÷ 4 tháng
(từ tháng 9/2018 ÷ 12/2018 sản lượng đạt 22.488 ÷ 56.528 T/tháng). Tuy nhiên, trong
phần lớn thời gian hoạt động, sản lượng khai thác lò chợ chưa đạt công suất thiết kế
(35.000 T/tháng), trong nhiều thời điểm còn thấp hơn, chỉ từ 1.805 T/tháng (tháng
10/2019) ÷ 4.593 T/tháng (tháng 1/2020). Trong 38 tháng khai thác tại các lò chợ vỉa
14-4 (không tính thời gian chuyển diện), sản lượng bình quân chỉ đạt 13.887 T/tháng,
tương đương với công suất lò chợ bình quân khoảng 160.000 T/năm.
Nếu tính riêng cho từng lò chợ, sản lượng khai thác đạt được như sau:
- Lò chợ 14.4-1, sản lượng khai thác đạt từ 3.940 tấn (tháng 7/2018) đến 56.528
tấn (tháng 12/2018), trung bình đạt 22.858 tấn/tháng;
- Lò chợ 14.4-1-1, sản lượng khai thác đạt từ 2.201 tấn (tháng 8/2019) đến
27.651 tấn (tháng 5/2019), trung bình đạt 18.496 tấn/tháng;
- Lò chợ 14.4-1a, sản lượng khai thác đạt từ 1.805 tấn (tháng 10/2019) đến
17.046 tấn (tháng 4/2020), trung bình đạt 8.377 tấn/tháng;
- Lò chợ 14.4-2, sản lượng khai thác đạt từ 2.191 tấn (tháng 8/2020) đến 19.875
tấn (tháng 6/2021), trung bình đạt 11.755 tấn/tháng;
Tổng hợp sản lượng khai thác của các lò chợ thuộc dây chuyền CGH số 1 tại
mỏ Khe Chàm III xem tại bảng 1.4. Chi tiết sản lượng khai thác của dây chuyền CGH
số 1 theo từng tháng tại mỏ Khe Chàm III xem tại bảng 1.5.
Thực tế áp dụng dây chuyền CGH số 1 tại vỉa 14.4 - mỏ than Khe Chàm III cho
thấy, thời gian khai thác của các lò chợ CGH tương đối ngắn (LC 14.4-1: 7 tháng,
14.4-1-1: 5 tháng, 14.4-1a: 9 tháng, chỉ có lò chợ 14.4-2 là 17 tháng), phải chuyển diện
trung bình 1 lần/năm do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả khai thác của các lò
chợ CGH.

1.2.1.4. Đánh giá một số chỉ tiêu KTKT chính đạt được của các lò chợ CGH số 1
Trên cơ sở các kết quả tổng hợp tại mục 1.3.1.3 luận văn tiến hành so sánh các
chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu đạt được của các lò chợ CGH dây chuyền số 1 với các
lò chợ giá xích khấu than bằng khoan nổ mìn trong cùng điều kiện tại mỏ Khe Chàm
III và các lò chợ CGH khai thác trong điều kiện vỉa dày trung bình, thoải đến nghiêng
tại các đơn vị khác thuộc TKV (Công ty than Dương Huy, Quang Hanh và Công ty
than Hạ Long), nhằm đánh giá hiệu quả của việc áp dụng công nghệ CGH trong việc
giải quyết một số vấn đề lớn của Công ty than Khe Chàm hiện nay gồm: (1) nhu cầu
tăng sản lượng - bằng đổi mới công nghệ; (2) nhu cầu lao động - có thể giải quyết
bằng tăng năng suất lao động; (3) hiệu quả kinh tế - bằng cách giảm giá thành và (4)
nâng cao mức độ an toàn, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động - bằng việc
cơ giới hóa các công đoạn trong quy trình sản xuất thay vì khai thác thủ công như
trước đây.

Học viên: Đào Minh Tùng 16 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

- Sản lượng khai thác: Kết quả tổng hợp sản lượng khai thác từ các lò chợ của
dây chuyền số 1 tại mỏ Khe Chàm III giai đoạn 2018 ÷ 2021 tại hình 1.2 cho thấy,
trong những điều kiện khai thác thuận lợi, công suất của lò chợ CGH cao hơn từ 1,1 ÷
4,5 lần so với các lò chợ GX. Tuy nhiên, trong phần lớn thời gian khai thác tại vỉa 14-
4, mỏ Khe Chàm III (khoảng 20 tháng), sản lượng than khai thác từ các lò chợ CGH
dây chuyền số 1 lại thấp hơn so với các lò chợ GX.
So sánh sản lượng khai thác CGH (theo tháng và theo năm) trong cùng điều
kiện tại các đơn vị thuộc TKV cho thấy, trong năm 2021, sản lượng các lò chợ CGH
dây chuyền số 1 của Công ty than Khe Chàm đạt thấp, trung bình 13.714 tấn/tháng, do
khai thác tại vỉa 14.4 có điều kiện địa chất rất phức tạp. Nếu xét chung sản lượng theo
các năm dây chuyền CGH số 1 có sản lượng tương đương với lò chợ CGH tại Quang
Hanh. Chi tiết xem tại bảng 1.6.

Bảng 1.6. So sánh sản lượng khai thác CGH giữa các đơn vị trong TKV
Tên công ty
Dương Huy Quang Hanh Hạ Long
TT Nội dung Khe Chàm
(CSTK: (CSTK: (CSTK:
(CSTK: 340.000
600.000 180.000 300.000
tấn/năm)
tấn/năm) tấn/năm) tấn/năm)

I Sản lượng theo các tháng trong năm 2021


1 Min 10.697 4.031 12.935 4.857
2 Max 54.725 26.020 25.024 19.875
3 Trung
30.968 15.044 20.770 13.714
bình
II Sản lượng theo các năm
1 Min 104.804 93.948 95.448 98.732
2 Max 432.797 180.523 249.244 164.564
Trung
3 296.875 136.996 172.346 131.931
bình
- Năng suất lao động
Mặc dù sản lượng khai thác của các lò chợ CGH dây chuyền số 1 chưa đạt được
theo kế hoạch, tuy nhiên thực tế cho thấy, các lò chợ CGH khấu hết chiều dày vỉa cho
NSLĐ từ 6,2 ÷ 13,5 tấn/công cao gấp 1,24 ÷ 2,7 lần so với lò chợ GK, GX trong cùng
điều kiện.
So sánh NSLĐ giữa các lò chợ CGH khai thác trong cùng điều kiện tại các đơn
vị thuộc TKV cho thấy, NSLĐ trực tiếp các lò chợ CGH dây chuyền số 1 của Công ty

Học viên: Đào Minh Tùng 17 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

than Khe Chàm đạt từ 9,8 ÷ 12,3 tấn/công, trung bình 10,8 tấn/công, chỉ thấp hơn
NSLĐ lò chợ CGH Dương Huy (trung bình 13,2 tấn/công), cao hơn NSLĐ của lò chợ
CGH Quang Hanh (trung bình 9,3 tấn/công) và tương đương NSLĐ lò chợ CGH Hạ
Long (trung bình 11,1 tấn/công). Chi tiết xem tại bảng 1.8.
* Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác của các lò chợ
CGH số 1
* Ảnh hưởng của các yếu tố địa chất
Kết quả đánh giá tại các nội dung trên cho thấy, các lò chợ CGH về cơ bản chưa
đạt được sản lượng và năng suất lao động theo kế hoạch được giao. Nguyên nhân
chính là do, đặc điểm điều kiện địa chất tại mỏ Khe Chàm III nói chung, vỉa 14.4 nói
riêng tương đối phức tạp như mật độ phay phá được cập nhật bổ sung trong quá trình
đào lò, khai thác tương đối lớn, đá trụ nổi cục bộ, xuất hiện các khu vực uốn nếp hoặc
mỏng vỉa, than hoặc lớp đá vách mềm yếu dễ tụt lở ngay trước gương lò chợ, ảnh
hưởng bởi nước mặt từ các moong khai thác lộ thiên cũ... Trong tổng thời gian hoạt
động của dây chuyền CGH số 1 tại mỏ Khe Chàm III cho thấy, thời gian lò chợ khai
thác trong điều kiện ổn định chỉ chiếm khoảng 43%. Trong 57% tổng thời gian còn lại,
lò chợ phải khai thác trong điều kiện thường xuyên phải xử lý các sự cố liên quan đến
đứt gãy, vùng vỉa mỏng, lở gương tụt nóc, v.v. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến
hiệu quả khai thác của 04 lò chợ CGH tại vỉa 14-4 trong thời gian qua.
Trên cơ sở các kết quả tổng hợp và phân tích chi tiết nêu trên, có thể rút ra một
số nhận xét, đánh giá chung về các yếu tố địa chất ảnh hưởng đến kết quả áp dụng của
các lò chợ CGH dây chuyền CGH số 1 như sau:
- Ảnh hưởng của đặc điểm địa chất kiến tạo: Mỏ than Khe Chàm III nằm trong
khu vực có đặc điểm kiến tạo phức tạp. Theo các báo cáo địa chất khoáng sàng than
Khe Chàm và các thiết kế mỏ, quá trình đào lò, khai thác tại mỏ Khe Chàm III cho
thấy, các lò chợ CGH chịu ảnh hưởng lớn từ đứt gãy F.L có chiều rộng L = 40m ở phía
Đông và nếp lõm Bàng Nâu trên toàn bộ diện tích khu mỏ. Dưới sự ảnh hưởng trực
tiếp của các kiến tạo địa chất này làm cho các vỉa than trong khu vực lò chợ có xu
hướng biến đổi phức tạp, các thông số chiều dài theo phương, hướng dốc của lò chợ
giảm so với thiết kế, lò chợ phải chuyển diện nhiều lần (ví dụ: năm 2019 phải chuyển
diện tới 2 lần từ LC 14.4-1 → 14.4-1-1 → 14.4-1a) nên sản lượng khai thác thấp.
Ngoài ra, mật độ các đứt gãy nhỏ trong phạm vi khai thác lò chợ giai đoạn đầu lớn,
việc khấu vượt phay, đào lò tránh phay (ví dụ: tại lò chợ 14.4-1 và lò chợ 14.4-1-1) đã
làm gián đoạn sản xuất.
- Chiều dày vỉa mỏng cục bộ: trong các lò chợ theo tài liệu địa chất và cập nhật
từ quá trình đào lò từ 2,0  2,2m, tuy nhiên trong quá trình khai thác chiều dày vỉa có
sự biến động lớn, xuất hiện những vùng vỉa mỏng dao động trong khoảng 1,2  1,5m,
thậm chí cục bộ có chiều dày nhỏ hơn 1,2m, tại cả 04 lò chợ CGH khai thác vỉa 14.4.
Ở các vị trí này phải khấu cắt cả đá vách và đá trụ bằng khoan nổ mìn, tải than thủ

Học viên: Đào Minh Tùng 18 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

công dẫn đến thời gian khấu gương kéo dài. Ngoài ra, sự xuất hiện của các vùng vỉa
mỏng làm mất tới 32% diện tích khai thác LC 14.4-2, 25% diện tích khai thác LC
14.4-1-1 và 26% diện tích khai thác LC 14.4-1A. Đặc biệt tại lò chợ 14.4-1 đã phải bỏ
lại tới 60% diện tích khai thác (phần trữ lượng từ cặp thượng khu Đông Nam đến cặp
thượng khu Trung Tâm) mặc dù đã đào hơn 300m lò chuẩn bị.
- Đặc điểm đá vách, đá trụ vỉa: Đá vách vỉa 14.4 trong phạm vi các lò chợ áp
dụng dây chuyền CGH số 1 là loại bột kết phân lớp mỏng nên thường xuyên gặp tình
trạng tụt lở trước gương (đặc biệt là tại lò chợ 14.4-1a). Để xử lý vấn đề này, phải
khấu tiến trước bằng cột thủy lực đơn kết hợp dầm thép sau đó mới di chuyển giàn
chống, gây mất nhiều thời gian và chi phí sản xuất.
- Điều kiện địa chất thủy văn: Địa hình mỏ Khe Chàm III có xu hướng cao dần
theo hướng từ phía Nam lên phía Bắc, bề mặt địa hình chủ yếu là các moong khai thác
lộ thiên cũ đã được đổ thải và có chứa nước. Kết quả đánh giá điều kiện địa chất thủy
văn tại khu mỏ ở phần trên đã chỉ ra rằng, các lò chợ ở khu Nam sẽ chịu ảnh hưởng
lớn do phần địa hình phía Nam là vùng tụ thủy, trong khu vực tồn tại các đối tượng có
khả năng chứa nước cả ở trên địa hình (moong khai thác) và trong lò (hệ thống các
đường lò cũ), cụ thể:
+ Từ tuyến T.VIIIC ÷ T.IX, một phần lộ vỉa tập vỉa 14.5, 14.4, 14-2 đã được
khai thác lộ thiên và hình thành moong cũ (moong Nội Địa), cốt thấp nhất đáy moong
ở mức khoảng -40, đã được đổ thải đến mức +0. Do cốt cao đáy moong thấp hơn cốt
cao địa hình khu vực lân cận nên có thể coi đây là rốn thu nước tại phần địa hình phía
Nam khu mỏ. Khoảng cách địa tầng từ đáy moong đến mức thông gió vỉa 14.4 (mức -
100) khoảng 120m, nước chứa trong moong chảy vào suối Khe Chàm ở mức thông
thủy +40.
+ Phía Nam và Đông Nam của khu mỏ có một phần trữ lượng tính từ lộ vỉa đến
mức -186 các vỉa 14.5 đến vỉa 13-1a (T.VIb đến T.X) đã được khai thác bằng phương
pháp hầm lò (Tổng Công ty Đông Bắc, Công ty than Hạ Long). Ngoài ra ở phía Đông
khai trường còn có các khu vực khai thác cũ từ năm 2013 trở về trước thuộc khu Công
trường III (mỏ than Khe Chàm I). Các lò chợ đều áp dụng phương pháp điều khiển đá
vách bằng phá hỏa toàn phần nên có khả năng tích đọng nước trong các vùng sập đổ.
Căn cứ các mặt cắt địa chất thủy văn - địa chất công trình trong Báo cáo kết quả
thăm khu mỏ năm 2015 cho thấy lớp vách trực tiếp trên vỉa 14.4 khu Đông Nam là tập
bột kết dày trung bình 6,0 ÷ 7,0 m. Lớp vách cơ bản phía trên là tập đá hạt thô và có
khả năng dẫn nước (cát kết, cuội sạn kết), dày từ vài chục đến hàng trăm mét, điểm lộ
của tập đá này đã liên thông trực tiếp vào moong -40. Ngoài ra tại khu vực này còn tồn
tại các nếp lõm không hoàn chỉnh có trục chạy theo hướng Đông Tây. Với đặc điểm
địa chất thủy văn tại khu vực và khả năng dẫn và chứa nước trong địa tầng như trên,
các hoạt động đào lò, khai thác khiến khối đá mỏ xung quanh vỉa than sập đổ và biến
dạng, tạo điều kiện cho nước tích đọng trong các moong khai thác và khu vực lò cũ

Học viên: Đào Minh Tùng 19 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

chảy vào các khu vực đào lò khai thác thuộc vỉa 14.4 ở khu Nam.
 Các vấn đề kỹ thuật: ảnh hưởng đến khai thác lò chợ dây chuyền CGH số 1
tại mỏ Khe Chàm III được đúc rút gồm hạn chế về quy mô trữ lượng lò chợ, khấu vê
lò chợ, thiết bị lò chợ đã cũ, tần suất hỏng hóc nhiều, v.v, cụ thể như sau:
- Trữ lượng các lò chợ dây chuyền CGH số 1 tại vỉa 14.4 không lớn (từ 80.000
÷ 250.000 tấn) đều nhỏ hơn so với công suất khai thác thiết kế (340.000 tấn/năm). Do
hạn chế về quy mô trữ lượng đã làm giảm thời gian khai thác liên tục, lò chợ phải
chuyển diện nhiều lần (năm 2019 mất tới 3 tháng/2 lần chuyển diện), cùng với đó giảm
sản lượng chung của công nghệ.
- Các đường lò dọc vỉa thông gió và vận tải của lò chợ 14.4-1 có góc quay lớn
(lên tới 35). Do đó, trong quá trình khai thác lò chợ phải khấu vê làm giảm năng suất
của máy khấu và gây ra các sự cố gãy chốt liên kết máng cào, đứt xích máng cào.
- Các thiết bị lò chợ CGH khấu hết chiều dày vỉa thuộc dây chuyền số 1 tại mỏ
Khe Chàm III có tuổi thọ lớn (>16 năm), do đó tần suất xảy ra hỏng hóc nhiều, làm
gián đoạn sản xuất.
Như vậy thời gian gián đoạn ở các lò chợ thuộc vỉa 14-4 do ảnh hưởng bởi các
yếu tố theo tổng kết ở phần trên lên tới 63% tổng thời gian khai thác (tương đương 12
tháng). Do đó công suất lò chợ thực tế không đạt theo mức thiết kế đã lập.

1.2.2. Đánh giá hiện trạng áp dụng sơ đồ công nghệ cơ giới hoá đối với dây chuyền
CGH số 1
1.2.2.1. Quá trình triển khai áp dụng
Dây chuyền CGH số 2 (có cơ cấu hạ trần thu hồi than nóc) được đưa vào hoạt
động từ tháng 4/2016 đến tháng 7/2020 tại lò chợ 14.5-5 thuộc vỉa 14.5 mỏ Khe Chàm
III để khai thác các vỉa than dày, góc dốc thoải đến nghiêng. Công suất thiết kế là
600.000T/năm, tương đương khoảng 50.000T/tháng. Do điều kiện địa chất kỹ thuật
mỏ vỉa 14.5 rất phức tạp (nước ngầm, chiều dày vỉa mỏng, biến động góc dốc lớn…),
trong năm 2019 Công ty phải tổ chức khấu tạo không gian để thu rút và vận chuyển
toàn bộ đồng bộ thiết bị của dây chuyền lò chợ CGH số 2 lên mặt bằng bảo dưỡng.
Tháng 6 năm 2021, Công ty tiếp tục đưa vào lắp đặt dây chuyền lò chợ CGH số 2 tại
lò chợ 14.2-11 vỉa 14-2 để khai thác các vỉa than có chiều dày trung bình.

1.2.2.2. Đặc điểm điều kiện địa chất kỹ thuật mỏ các khu vực lò chợ áp dụng
Đặc điểm địa chất các lò chợ cụ thể như sau:
- Lò chợ 14.5-5: Tổng hợp đặc điểm điều kiện địa chất của lò chợ theo các công
trình khoan thăm dò địa chất và cập nhật thành lò các đường lò chuẩn bị như sau:
Chiều dày vỉa biến động từ 11,94m  12,67m, mức độ biến động về chiều dày thuộc
loại ổn định trung bình (Vm = 35%); Góc dốc vỉa trung bình 18, thuộc loại ổn định
trung bình về góc dốc (V = 35%); cấu tạo các khu vực vỉa than thuộc loại đơn giản,

Học viên: Đào Minh Tùng 20 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

trong vỉa thường tồn tại từ 0 ÷ 1 lớp đá kẹp. Đặc điểm vách, trụ vỉa: ngay phía trên lò
chợ là tập đá bột kết, sập đổ trung bình, tiếp đến là tập đá cát kết cứng, khó sập đổ; đá
trụ vỉa chủ yếu là đá bột kết bền vững, đôi chỗ là đá sét kết. Kích thước lò chợ 14.5-5
theo phương trung bình 333m, theo hướng dốc 150m, quy mô trữ lượng lò chợ tính
theo than nguyên khai khoảng 510.000 tấn. Thực tế khai thác tại lò chợ vỉa 14.5 cho
thấy, điều kiện địa chất tại lò chợ 14.5-5 rất phức tạp, cụ thể: trụ vỉa than theo hướng
dốc không ổn định, uốn lượn lên xuống. Ngoài ra, phần sát trụ vỉa than là lớp sét kết,
dễ trương nở khi gặp nước. Tại một số vị trí, đá trụ nổi cục bộ với chiều cao từ 0,4 ÷
1,9m, trong đó đá bột kết cứng có chiều dày từ 0,4 ÷ 0,8m, đá sét kết có chiều dày từ
0,4 ÷ 1,5m. Than vỉa 14.5 là than cám bóp, mềm yếu, bở rời và dễ tụt lở trong quá
trình khai thác. Khu vực lò chợ chịu ảnh hưởng nhiều của nước mặt từ bề mặt địa hình.
Sơ đồ hiện trạng khai thác lò chợ 14.5-5 tại vỉa 14-5 xem tại hình 1.4.

Hình 1.4. Sơ đồ hiện trạng khai thác lò chợ 14.5-5

- Lò chợ 14.2-11: Chiều dày vỉa biến động từ 2,86m (LK. CGH39) đến 4,54m
(LK. CGH94), mức độ biến động về chiều dày thuộc loại ổn định trung bình (Vm =
35%); Góc dốc vỉa phổ biến từ 1  4, trung bình 3, thuộc loại tương đối ổn định về
góc dốc (V = 29%); cấu tạo các khu vực vỉa than thuộc loại đơn giản, trong vỉa
thường tồn tại từ 0 ÷ 1 lớp đá kẹp, chiều dày từ 0 ÷ 0,36 m. Đặc điểm vách, trụ vỉa:
ngay phía trên lò chợ là tập đá bột kết với chiều dày từ 1,1 ÷ 3,48m, đôi chỗ là sét kết,
vách trực tiếp sập đổ trung bình, tiếp đến là tập đá cát kết cứng, khó sập đổ với chiều
dày từ 3,66 ÷ 16,24m; đá trụ vỉa chủ yếu là đá bột kết bền vững, đôi chỗ là đá sét kết.
Kích thước lò chợ 14-2-11 theo phương trung bình 403m, theo hướng dốc 130m, quy
mô trữ lượng lò chợ tính theo than nguyên khai khoảng 300.000 tấn. Sơ đồ hiện trạng
khai thác lò chợ 14.2-11 tại vỉa 14-2 xem tại hình 1.5.

Học viên: Đào Minh Tùng 21 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

Hình 1.5. Sơ đồ hiện trạng khai thác lò chợ 14.2-11


Nhìn chung, khu vực lò chợ 14-2-11 vỉa 14-2 có điều kiện địa chất tương đối ổn
định: mức độ biến động về chiều dày vỉa và góc dốc vỉa không lớn, chiều dài lò chợ
theo phương và quy mô trữ lượng lò chợ đủ cho lò chợ CGH khai thác liên tục trong
một năm. Ngoài ra, trong vỉa 14-2 cũng ít tồn tại phay phá, đứt gãy và không chịu ảnh
hưởng nhiều từ nước mặt trên bề mặt địa hình.

1.2.2.3. Kết quả áp dụng của các lò chợ dây chuyền CGH số 2
- Sản lượng khai thác
+ Lò chợ 14.5-5, vỉa 14.5 (CNKT hạ trần thu hồi than nóc): Quá trình áp dụng
công nghệ cho thấy, ở những thời điểm thuận lợi, sản lượng lò chợ đã đạt hoặc tiệm
cận mức công suất thiết kế và duy trì liên tục trong 5 ÷ 6 tháng (từ tháng 11/2016 ÷
4/2017 sản lượng đạt 40.507 ÷ 60.503 T/tháng). Tuy nhiên, trong phần lớn thời gian
hoạt động còn lại, sản lượng khai thác lò chợ đạt ở mức 14.147 ÷ 33.382 T/tháng,
trong nhiều thời điểm còn thấp hơn, chỉ từ 4.025 ÷ 4.245 T/tháng. Đặc biệt, vào năm
2019 sản lượng đạt được rất thấp, chỉ từ 1.109 (tháng 5/2019) ÷ 3.370 (tháng 1/2019)
T/tháng.
+ Tại lò chợ 14.2-11, vỉa 14.2 (CNKT khấu hết chiều dày vỉa): lò chợ hoạt động
tương đối ổn định, cho sản lượng khai thác tương đối cao từ 15.649 tấn (tháng
12/2021) ÷ 46.577 tấn (tháng 7/2021), trung bình 35.447 tấn/tháng, tương đương với
công suất lò chợ là 425.000 tấn năm.
- Năng suất lao động và giá thành phân xưởng
Tổng hợp năng suất lao động, giá thành phân xưởng và một số chỉ tiêu chính
của các lò chợ dây chuyền CGH số 2 - mỏ Khe Chàm III được thể hiện tại bảng 1.15.

Học viên: Đào Minh Tùng 22 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

Bảng 1.7. Tổng hợp một số chỉ tiêu chính của các lò chợ dây chuyền CGH số 2
tại mỏ Khe Chàm III

Một số chỉ tiêu chính của dây chuyền CGH số 02


Năm khai Hệ số mét lò Tỷ lệ tổn thất
TT NSLĐ trực
thác CB công nghệ GTPX (đ/T)
tiếp (T/công)
(m/1000T) (%)

I Lò chợ 14.5-5

1 2016 11,9 1,6 6,1 210.118

2 2017 12,4 1,6 15,8 296.147

3 2018 7,9 1,6 14,1 736.399

4 2019 1,2 1,6 73,7 4.150.968

Trung
11,0 1,6 14,0 452.147
bình

II Lò chợ 14.2-11

1 2021 17,3 3,0 16,0 288.000

Các lò chợ thuộc dây chuyền CGH số 2 có NSLĐ thấp chỉ từ 7,9 ÷ 17,3
tấn/công, chưa đạt so với thiết kế là 18,6 tấn/công; Tỷ lệ tổn thất than trung bình 14 ÷
16%; Hệ số mét lò chuẩn bị chỉ từ 1,6 ÷ 3,0m/1000T; GTPX trong điều kiện khai thác
thuận lợi từ 210.118 ÷ 288.000 đ/tấn. Năm 2018, lò chợ 14.5-5 khai thác trong điều
kiện địa chất phức tạp và năm 2019 lò chợ thực hiện khấu tạo không gian thu rút đồng
bộ thiết bị nên GTPX cao hơn so với định mức kế hoạch và NSLĐ đạt được thấp.

1.2.2.4. Đánh giá kết quả áp dụng các lò chợ thuộc dây chuyền CGH số 2
* Đánh giá một số chỉ tiêu KTKT chính đạt được của các lò chợ CGH số 2
Đánh giá sản lượng khai thác từ các lò chợ của dây chuyền CGH số 2 tại mỏ
Khe Chàm III giai đoạn 2016 ÷ 2021 cho thấy, trong những điều kiện khai thác thuận
lợi, công suất của lò chợ CGH cao hơn từ 1,1 ÷ 3,73 lần so với các lò chợ GX. Tại một
số thời điểm gặp điều kiện địa chất khó khăn (khoảng 15 tháng), sản lượng than khai
thác từ các lò chợ CGH dây chuyền số 2 thấp hơn.
So sánh sản lượng khai thác lò chợ 14.5-5, vỉa 14.5 (khai thác hạ trần thu hồi
than nóc), trong cùng điều kiện tại các đơn vị thuộc TKV cho thấy, sản lượng lò chợ
của Công ty than Khe Chàm chưa đạt được theo kế hoạch, trung bình 240.000 tấn/năm
thấp hơn so với các lò chợ CGH tại Công ty than Hà Lầm và Vàng Danh.

Học viên: Đào Minh Tùng 23 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

- Năng suất lao động


So sánh NSLĐ của lò chợ 14.5-5 với các lò chợ CGH khác khai thác trong điều
kiện vỉa dày, góc dốc thoải đến nghiêng trong TKV cho thấy, NSLĐ của lò chợ đạt
được tương đối thấp. Năm 2021, dây chuyền CGH số 2 được lắp đặt và khai thác vỉa
than dày trung bình tại lò chợ 14.2-11 vỉa 14-2 có điều kiện địa chất ổn định hơn, nên
cho năng suất lao động từ 11,5  17,3 tấn/công, tương đối cao so với các lò chợ CGH
khai thác trong cùng điều kiện tại các đơn vị thuộc TKV.
* Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác của các lò chợ
CGH số 2
Ảnh hưởng của các yếu tố địa chất
- Lò chợ 14.5-5, vỉa 14.5
Giai đoạn đầu mới lắp đặt (từ tháng 4 ÷ 10/2016): Góc dốc vỉa thay đổi lớn làm
trôi trượt giàn chống, máy khấu vận hành khó khăn và cắt liên động điều khiển làm
gián đoạn sản xuất. Thời gian này, lò chợ phải thực hiện khấu căn chỉnh do 45m đầu lò
chợ khấu bỏ trụ, giàn chống bị lún, xô nghiêng, ngoài ra phải khấu hợp long với
thượng lắp đặt giàn tiến trước. Do đó, thời gian căn chỉnh lại các giàn chống lâu, tốc
độ tiến gương chậm, sản lượng chỉ đạt bình quân 12.436 tấn/tháng và NSLĐ thấp từ
6,4 ÷ 7,9 tấn/công.
Từ cuối tháng 10/2016  4/2017 lò chợ khấu đủ chiều dài theo thiết kế (150m
tương đương với 100 giàn chống) và khấu hạ nền bám trụ, điều kiện địa chất tương đối
ổn định, năng suất lao động được cải thiện rõ rệt.
Từ tháng 5/2017 ÷ 2/2019, lò chợ khấu gặp đá trụ nổi với chiều cao 0,6 ÷ 2,0m
(trong đó: đá có thành phần bột kết có chiều dày từ 0,4 ÷ 1,0m, đá sét kết có chiều dày
0,4 ÷ 0,8m), nên phải thực hiện thêm công đoạn khoan nổ mìn và chống chỉnh giàn
chống (tại những vị trí đá trụ có thành phần là lớp sét kết) vì vậy thời gian hoàn thành
một chu kỳ lớn (gấp từ 3  6 lần thời gian chu kỳ theo thiết kế) gây ảnh hưởng trực
tiếp đến sản lượng khai thác cũng như năng suất lao động (chỉ đạt từ 4,6 ÷ 12,4
tấn/công).
Từ tháng 4/2017 ÷ 9/2019, lò chợ gặp trụ nổi ở gương với chiều cao từ 0,6 ÷
2,0m (chiếm từ 16 ÷ 76% chiều cao khấu gương), chiều dài từ 20 ÷ 60% chiều dài lò
chợ. Do đó, khối lượng cắt đá trụ vào thời điểm lớn nhất chiếm 20 ÷ 25% tổng khối
lượng than đá khấu được tại gương. Thành phần trụ nổi là lớp bột kết có chiều dày từ
0,4 ÷ 1,0m và lớp sét kết có chiều dày từ 0,4 ÷ 0,8m. Để xử lý tình trạng này, trong
quá trình khấu chống đã phải khoan bắn mìn om trước khi sử dụng máy khấu cắt than,
đá trên gương do đó phát sinh thêm thời gian khoan, nổ mìn. Do tính chất của than
trong vỉa mềm yếu, dễ sập đổ, các sự cố lở gương tụt nóc lò chợ diễn ra thường xuyên
trong quá trình khai thác. Mặc dù Công ty đã áp dụng giải pháp bơm ép nước để gia
tăng độ kiên cố của than, tuy nhiên tình trạng trên chỉ giảm được một phần (phạm vi lở
gương từ 40 ÷ 60% chiều dài lò chợ giảm xuống còn 15 ÷ 25% chiều dài lò chợ). Tại

Học viên: Đào Minh Tùng 24 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

các vị trí này vẫn phải tổ chức khấu tiến trước bằng cột thủy lực đơn kết hợp dầm thép
để tạo không gian di chuyển giàn. Ngoài ra, do ảnh hưởng của các yếu tố bất lợi như
trên, các chi tiết của giàn chống, thiết bị vận tải, máy khấu hay hỏng hóc, cũng làm ảnh
hưởng đến sản lượng khai thác. Tổng hợp toàn bộ quá trình khai thác cho thấy, do ảnh
hưởng của điều kiện địa chất, thời gian hoàn thành một chu kỳ khai thác tăng từ 3 ÷ 6
lần, công suất lò chợ chỉ đạt khoảng 30 ÷ 60% so với thiết kế. Tuy nhiên, trong những
giai đoạn điều kiện địa chất ổn định, sản lượng cao nhất đã đạt tới 60.503 tấn/tháng.
Do điều kiện địa chất kỹ thuật mỏ tại vỉa 14.5 phức tạp, từ tháng 2/2019 ÷
12/2019, lò chợ khấu lăn cáp tạo không gian thu rút giàn chống vì vậy trong thời gian
này sản lượng khai thác chỉ đạt 13.584 tấn, NSLĐ từ 1,1 ÷ 1,24 tấn/công. Năm 2020,
đồng bộ thiết bị CGH được thu rút lên mặt bằng để sửa chữa, bảo dưỡng.
Nhận xét: Theo các báo cáo địa chất và cập nhật trong quá trình khai thác trong
thời gian vừa qua có thể nhận định vỉa 14.5 thuộc loại “ba mềm”, mức độ biến động
chiều dày và góc dốc lớn. Ngoài ra, hệ số chiều dài đứt gãy trên diện tích khai thác
(K1) tại vỉa 14.5 lên tới 61m/ha thuộc loại phá hủy tương đối mạnh. Do đó, lò chợ
CGH phải thường xuyên khấu cắt đá, vượt phay, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu
quả khai thác của dây chuyền CGH số 2 trong giai đoạn áp dụng từ tháng 5/2016 ÷
7/2020. Về điều kiện địa chất thủy văn tại lò chợ 14.5-5 dây chuyền CGH số 2, do ảnh
hưởng của nước phải bỏ lại khoảng 3% diện tích khai thác. Mặc dù diện tích khai thác
lò chợ CGH bỏ lại không nhiều, tuy nhiên ảnh hưởng lớn đến sản lượng khai thác (chỉ
lắp được 77/100 giàn, phải thực hiện lắp giàn chờ ở thượng phía trước gương và khấu
hợp long).
 Các vấn đề kỹ thuật: Ngoài các yếu tố về địa chất, các vấn đề kỹ thuật cũng là
nguyên nhân ảnh hưởng đến công suất lò chợ. Các nguyên nhân xuất phát từ vấn đề kỹ
thuật được đúc rút gồm khối lượng chống xén lò nhiều, thiết bị hỏng hóc nhiều và một
số vấn đề khác, chi tiết như sau:
- Trong quá trình khai thác lò chợ cơ giới hóa, các đường lò thông gió và vận tải
của lò chợ thường xuyên bị lún, nén bẹp giảm tiết diện gây ảnh hưởng lớn đến công
tác thông gió, vận tải, đi lại. Công ty đã thực hiện nhiều giải pháp như chống xén, hạ
nền, bắt dầm ray liên kết, đánh khuôn gỗ gia cố tăng cường. Tuy nhiên, sau một thời
gian đường lò vẫn bị lún, nén thu hẹp tiết diện và gây khó khăn cho các công tác khai
thác lò chợ.
- Đồng bộ thiết bị lò chợ làm việc trong điều kiện địa chất phức tạp, áp lực mỏ
lớn, khấu cắt đá, môi trường làm việc có độ ẩm cao dẫn đến một số chi tiết như tổ hợp
điều khiển, cột chống, thiết bị vận tải, hệ thống ống van cung cấp dịch, v.v... bị hỏng
hóc, ảnh hưởng đến thời gian thi công.
Một số vấn đề khác ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác lò chợ có thể kể đến: (1)
Khối lượng thiết bị, vật tư của dây chuyền cơ giới hóa lớn (khoảng 2.000 tấn), trong
khi việc vận chuyển chủ yếu bằng tời một đầu mút; (2) Trình độ tiếp nhận công nghệ

Học viên: Đào Minh Tùng 25 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

thời gian đầu còn hạn chế do phân xưởng KT6 chưa có kinh nghiệm trong việc vận
hành công nghệ cơ giới hóa khai thác.
Như vậy, thời gian gián đoạn lò chợ 14.5-5 do ảnh hưởng bởi các yếu tố địa
chất kỹ thuật mỏ theo thống kê ở trên lên tới 55% tổng thời gian khai thác, dẫn đến
tổng thời gian khai thác LC 14.5-5 tăng lên gấp 3 lần so với thiết kế (không kể thời
gian lắp đặt và thu hồi thiết bị), công suất lò chợ không đạt theo mức thiết kế đã lập.
- Lò chợ 14.2-11, vỉa 14.2
Thời gian đầu áp dụng (từ tháng 6  10/2021), điều kiện địa chất của lò chợ
tương đối thuận lợi, dây chuyền thiết bị CGH hoạt động ổn định cho sản lượng và
năng suất lao động cao (ví dụ: sản lượng than khai thác trong tháng 7/2021 đạt tới
46.577 tấn). Tuy nhiên từ tháng 11/2021, quá trình khai thác lò chợ gặp một số điều
kiện khó khăn như: từ vị trí giàn chống 35  73 xuất hiện đá trụ nổi cục bộ, phải tổ
chức khấu nâng nền lò chợ để giảm tỷ lệ cắt đá trụ. Ngoài ra, tại các vị trí này gương
than, đất đá vách mềm yếu, bở rời, tụt lở trước gương khấu, do đó, lò chợ phải khấu
đẩy bộ thủ công kết hợp khoan nổ mìn. Sản lượng lò chợ trong tháng 12/2021 chỉ đạt
17.000 tấn (bằng 40% so với kế hoạch). Lò chợ 14.2-11 mới được đưa vào áp dụng từ
tháng 6/2021, do đó, đến nay chưa có các vấn đề lớn về kỹ thuật làm ảnh hưởng đến
sản lượng khai thác và NSLĐ trực tiếp của lò chợ.

1.2.2.5. Nhận xét


Trong những năm qua Công ty than Khe Chàm luôn là đơn vị đi đầu của TKV
trong việc nghiên cứu và triển khai áp dụng công nghệ CGH khai thác than lò chợ. Sản
lượng khai thác từ các lò chợ CGH ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng toàn
mỏ Khe Chàm III (từ 10% năm 2019 lên đến 26% năm 2021). Công ty hiện có 01 dây
chuyền CGH đồng bộ khấu hết chiều dày vỉa được đầu tư từ năm 2005 và 01 dây
chuyền CGH đồng bộ có kết cấu thu hồi than nóc từ năm 2016. Thực tế cho thấy, việc
áp dụng CGH khai thác tại mỏ Khe Chàm III đã gặp không ít khó khăn, cụ thể: (1)
điều kiện địa chất các khu vực khai thác lò chợ phức tạp (than mềm yếu bở rời, tụt lở
trước gương, áp lực mỏ lớn, đá trụ nổi cục bộ với chiều cao lớn, thành phần chủ yếu là
bột kết cứng, mật độ phay phá được cập nhật bổ sung trong quá trình đào lò, khai thác
tương đối lớn, nước mặt từ các moong khai thác lộ thiên cũ trên bề mặt địa hình chảy
vào khu vực khai thác nhiều…), các khu vực dự kiến áp dụng CGH bị chia thành
nhiều diện với kích thước và quy mô nhỏ hơn, nên chi phí nhiều thời gian, nhân lực và
vật tư, thiết bị trong việc chuyển diện, xử lý các sự cố trong quá trình khai thác, ảnh
hưởng không nhỏ đến tiến độ, sản lượng khai thác lò chợ; (2) các vấn đề kỹ thuật: do
áp lực mỏ lớn nên các đường lò dọc vỉa thông gió, vận tải của lò chợ CGH thường
xuyên bị lún, nén bẹp, giảm tiết diện gây khó khăn cho công tác thông gió, vận tải, vận
chuyển thiết bị và tăng chi phí chống xén các đường lò; đồng bộ thiết bị CGH làm việc
trong điều kiện địa chất phức tạp thường xuyên bị hỏng hóc ảnh hưởng đến thời gian
thi công. Đặc biệt là dây chuyền CGH số 1 được đầu tư từ năm 2005, sau hơn 16 năm

Học viên: Đào Minh Tùng 26 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

khai thác đến nay một số thiết bị như tổ hợp điều khiển, hệ thống ống van cung cấp
dịch, cột chống, tấm chắn gương, thiết bị vận tải, máy khấu…đã bị hỏng hóc và không
còn hiệu quả.
Tuy nhiên, trong điều kiện thuận lợi sản lượng khai thác từ các lò chợ CGH đã
đạt được 56.528 tấn/tháng (đối với dây chuyền CGH số 1) và 60.503 tấn/tháng (đối với
dây chuyền CGH số 2), gấp 2  3 lần sản lượng của các lò chợ giá xích trong cùng
điều kiện. Ngoài ra, với việc áp dụng công nghệ khai thác CGH đã giúp tăng năng suất
lao động, cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn cho công nhân, đồng thời giúp
giảm tổn thất tài nguyên và nâng cao hiệu quả SXKD. Kinh nghiệm áp dụng CGH tại
Công ty than Khe Chàm trong những năm qua đã cho thấy sự phù hợp, tính thích ứng
và hiệu quả của dây chuyền đồng bộ CGH đối với các khu vực vỉa than dày trung bình
đến dày, dốc thoải đến nghiêng tại mỏ Khe Chàm III. Với kế hoạch sản lượng than
khai thác và mét lò đào tăng dần hàng năm, trong khi công tác tuyển dụng lao động
ngày càng khó khăn nên để đảm bảo hoàn thành kế hoạch SXKD được Tập đoàn giao,
vấn đề cấp thiết với Công ty than Khe Chàm là tiếp tục nghiên cứu triển khai áp dụng
công nghệ khai thác CGH phù hợp với điều kiện địa chất kỹ thuật mỏ Khe Chàm III
trong giai đoạn 2021 ÷ 2025, định hướng đến năm 2030.

Học viên: Đào Minh Tùng 27 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

CHƯƠNG 2:
ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG CÓ KHẢ NĂNG CƠ GIỚI HOÁ
TẠI MỎ KHE CHÀM III

2.1. Đặc điểm điều kiện địa chất kỹ thuật mỏ Khe Chàm III
2.1.1. Khái quát điều kiện địa lý tự nhiên khu mỏ
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Mỏ than Khe Chàm III nằm ở phía Bắc và cách trung tâm thành phố Cẩm Phả,
tỉnh Quảng Ninh khoảng 22km. Diện tích khu mỏ khoảng 3,7km2.
- Phía Bắc: giáp thung lũng Dương Huy;
- Phía Nam: giáp mỏ than Khe Chàm II;
- Phía Đông: giáp mỏ than Khe Chàm I;
- Phía Tây: giáp mỏ than Dương Huy;
Tọa độ các điểm khép góc ranh giới khu mỏ Khe Chàm xem tại bảng 2.1.

Bảng 2.2. Tọa độ các điểm khép góc ranh giới khu mỏ Khe Chàm III

Ký hiệu |mốc Hệ toạ độ VN2000 Kinh tuyến trục 105, múi chiếu 3
TT
mỏ X Y
1 KCIII.1 2330031,267 450533,540
2 KCIII.2 2329924,925 450943,651
3 KCIII.3 2329547,957 451568,158
4 KCIII.4 2329289,411 452472,441
5 KCIII.5 2328832,926 452762,117
6 KCIII.6 2328766,370 453039,184
7 KCIII.7 2328394,669 453197,745
8 KCIII.8 2328323,136 452851,903
9 KCIII.9 2328056,894 452675,343
10 KCIII.10 2327994,239 452252,498
11 KCIII.11 2327634,262 452236,063
12 KCIII.12 2327837,508 451772,807
13 KCIII.13 2328059,039 451492,498
14 KCIII.14 2328081,628 451232,498
15 KCIII.15 2327866,564 450535,929
16 KCIII.16 2329527,335 450533,329

Học viên: Đào Minh Tùng 28 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

2.1.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội


- Địa hình, sông suối: Địa hình nguyên thuỷ của khu mỏ là những đồi núi nối
tiếp nhau. Độ cao giảm dần từ Nam đến Bắc, cao nhất là đỉnh Cao Sơn ở phía Nam
(+437,80m), thấp nhất là lòng sông Mông Dương phía Đông Bắc khu mỏ (+10m), độ
cao trung bình từ 100  150m. Tuy nhiên, hiện nay bề mặt địa hình khu mỏ hầu hết là
các moong lộ thiên đã kết thúc khai thác, có chứa nước và đã được đổ thải san lấp.
- Khí hậu: Khí hậu thuộc vùng nhiệt đới, độ ẩm cao chia làm hai mùa. Mùa
mưa kéo dài từ tháng 4 tới tháng 10. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước tới tháng
3 năm sau. Nhiệt độ thay đổi theo mùa, mùa hè nhiệt độ lên đến 37C  38C (tháng 7,
8 hàng năm), mùa đông nhiệt độ thấp thường từ 8C đến 15C đôi khi xuống 2  3C.
Độ ẩm trung bình về mùa khô từ 65%  80%, về mùa mưa 81%  91%.
- Điều kiện giao thông: Mạng lưới giao thông, công nghiệp trong vùng khá phát
triển, rất thuận lợi trong công tác thăm dò và khai thác mỏ. Năm 2012 đã hoàn thành
việc cải tạo nâng cấp QL18 đoạn từ Cẩm Phả đi Móng Cái nên việc đi lại từ trung tâm
thành phố Cẩm Phả đến mỏ đã thuận lợi hơn nhiều so với trước đây.

2.1.1.3. Đặc điểm địa chất mỏ


* Đặc điểm các vỉa than
Mỏ than Khe Chàm III huy động 07 vỉa than vào khai thác, gồm các vỉa 14.5,
14.4, 14.2, 14.1, 13.2, 13.1 và vỉa 12. Theo các báo cáo địa chất, đặc điểm các vỉa than
tính theo thứ tự từ trên xuống như sau:
- Vỉa 14.5: Phân bố trên toàn bộ diện tích khu mỏ. Vỉa nằm trên và cách vỉa
14.4 từ 30 ÷ 60m, trung bình 40m. Chiều dày toàn vỉa thay đổi từ 0,73 ÷ 15,48m, trung
bình 6,62m. Mức độ biến động chiều dày Vm = 42,4% thuộc loại không ổn định về
chiều dày. Trong vỉa có từ 0  8 lớp kẹp với thành phần đá kẹp chủ yếu là sét kết, bột
kết, tổng chiều dày đá kẹp từ 0,00 ÷ 2,08m, trung bình 0,28m. Góc dốc vỉa thay đổi từ
5  60º, trung bình 26º. Mức độ biến động góc dốc V α = 36,2% và thuộc loại không ổn
định về góc dốc. Vách trực tiếp của vỉa là lớp bột kết phân bố đều có chiều dày từ 0,4
÷ 5,3m, đôi chỗ là các lớp sét than, sét kết phân lớp mỏng có chiều 0,3 ÷ 2,9m. Cường
độ kháng nén thay đổi từ 102,3 ÷ 1086,2kG/cm², trung bình 448,1kG/cm², thuộc loại
ổn định trung bình. Vách cơ bản là lớp cát kết đôi chỗ xen lẫn bột kết hoặc sạn kết với
chiều dày từ 8,4 ÷ 39,1m. Cường độ kháng nén thay đổi từ 191,3 ÷ 1969,5kG/cm²,
trung bình 809,2kG/cm², thuộc loại sập đổ trung bình đến khó sập đổ. Trụ trực tiếp là
bột kết có chiều dày từ 1,9 ÷ 17,2m, đôi chỗ là sét kết phân lớp mỏng dạng thấu kính,
thuộc loại không bền vững đến bền vững trung bình.
- Vỉa 14.4: Phân bố trên toàn bộ diện tích khu mỏ. Vỉa nằm trên và cách vỉa
14.2 từ 30 ÷ 65m, trung bình 45m. Chiều dày toàn vỉa thay đổi từ 0,35 ÷ 13,29m, trung
bình 2,47m. Mức độ biến động chiều dày Vm = 33,2% thuộc loại ổn định trung bình về
chiều dày. Trong vỉa có từ 0  5 lớp kẹp với thành phần đá kẹp chủ yếu là sét kết, bột

Học viên: Đào Minh Tùng 29 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

kết, tổng chiều dày đá kẹp từ 0,00 ÷ 1,03m, trung bình 0,11m. Góc dốc vỉa thay đổi từ
5  58º, trung bình 26º. Mức độ biến động góc dốc Vα = 28,1% và thuộc ổn định trung
bình về góc dốc. Vách trực tiếp của vỉa là lớp bột kết có chiều dày từ 0,6 ÷ 8,6m.
Cường độ kháng nén thay đổi từ 111,4 ÷ 1254,6kG/cm², trung bình 421,2kG/cm²,
thuộc loại ổn định trung bình. Vách cơ bản là lớp cát kết, sạn kết có chiều dày từ 6,1 ÷
21,8m. Cường độ kháng nén thay đổi từ 213,8 ÷ 1763,2kG/cm², trung bình
872,1kG/cm², thuộc loại sập đổ trung bình đến khó sập đổ. Trụ trực tiếp là bột kết có
chiều dày 0,7 ÷ 19,2m, thuộc loại bền vững trung bình.
- Vỉa 14.2: Phân bố trên toàn bộ diện tích khu mỏ. Vỉa nằm trên và cách vỉa
14.1 từ 50 ÷ 100m, trung bình 55m. Chiều dày toàn vỉa thay đổi từ 0,38 ÷ 3,85m, trung
bình 2,86m. Mức độ biến động chiều dày Vm = 32,2% thuộc loại ổn định trung bình về
chiều dày. Trong vỉa có từ 0  4 lớp kẹp với thành phần đá kẹp chủ yếu là sét kết, bột
kết, tổng chiều dày đá kẹp từ 0,00 ÷ 0,81m, trung bình 0,10m. Góc dốc vỉa thay đổi từ
5  60º, trung bình 24º. Mức độ biến động góc dốc Vα = 34,0% và thuộc ổn định trung
bình về góc dốc. Vách trực tiếp của vỉa là lớp bột kết có chiều dày từ 1,1 ÷ 7,5m.
Cường độ kháng nén thay đổi từ 120,5 ÷ 1080,2kG/cm², trung bình 463,4kG/cm²,
thuộc loại ổn định trung bình. Vách cơ bản là lớp cát kết xen lẫn sạn kết có chiều dày
từ 3,7 ÷ 28,3m. Cường độ kháng nén thay đổi từ 210,4 ÷ 1972,6kG/cm², trung bình
889,3kG/cm², thuộc loại sập đổ trung bình đến khó sập đổ. Trụ trực tiếp là bột kết có
chiều dày 2,9 ÷ 23,1m, đôi chỗ là lớp sét kết, sét than có chiều dày 0,4 ÷ 0,7m, thuộc
loại không bền vững đến bền vững trung bình.
- Vỉa 14.1: Phân bố ở phía Bắc và phía Tây khu mỏ, ở phía Nam vỉa bị vát
mỏng. Vỉa nằm trên và cách vỉa 13.2 từ 30 ÷ 70m, trung bình 50m. Chiều dày toàn vỉa
thay đổi từ 0,25 ÷ 7,43m, trung bình 1,87m. Mức độ biến động chiều dày Vm = 37,5%
thuộc loại không ổn định về chiều dày. Trong vỉa có từ 0  1 lớp kẹp với thành phần
đá kẹp chủ yếu là sét kết, bột kết, tổng chiều dày đá kẹp từ 0,00 ÷ 0,79m, trung bình
0,13m. Góc dốc vỉa thay đổi từ 5  70º, trung bình 24º. Mức độ biến động góc dốc Vα
= 26,0% và thuộc ổn định trung bình về góc dốc. Vách trực tiếp của vỉa là lớp bột kết
có chiều dày từ 2,4 ÷ 23,7m, đôi chỗ là các lớp sét kết, sét than dạng thấu kính. Cường
độ kháng nén thay đổi từ 105,8 ÷ 1187,2kG/cm², trung bình 399,8kG/cm², thuộc loại
ổn định trung bình. Vách cơ bản là lớp cát kết xen lẫn sạn kết có chiều dày từ 2,5 ÷
22,1m. Cường độ kháng nén thay đổi từ 181,5 ÷ 1703,4kG/cm², trung bình
768,6kG/cm², thuộc loại sập đổ trung bình đến khó sập đổ. Trụ trực tiếp là bột kết có
chiều dày 0,6 ÷ 18,6m, thuộc loại bền vững trung bình đến bền vững.
- Vỉa 13.2: Phân bố trên toàn bộ diện tích khu mỏ. Vỉa nằm trên và cách vỉa
13.1 từ 30 ÷ 45m, trung bình 40m. Chiều dày toàn vỉa thay đổi từ 0,45 ÷ 16,07m, trung
bình 3,32m. Mức độ biến động chiều dày Vm = 34,2% thuộc loại ổn định trung bình về
chiều dày. Trong vỉa có từ 0  5 lớp kẹp với thành phần đá kẹp chủ yếu là sét kết, bột
kết, tổng chiều dày đá kẹp từ 0,00 ÷ 1,41m, trung bình 0,24m. Góc dốc vỉa thay đổi từ

Học viên: Đào Minh Tùng 30 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

5  75º, trung bình 24º; mức độ biến động góc dốc Vα = 27,2% và thuộc ổn định trung
bình về góc dốc. Vách trực tiếp của vỉa là lớp bột kết có chiều dày từ 1,3 ÷ 13,2m, đôi
chỗ có lớp vách giả là sét kết, sét than. Cường độ kháng nén thay đổi từ 114,7 ÷
1239,2kG/cm², trung bình 436,6kG/cm², thuộc loại ổn định trung bình. Vách cơ bản là
lớp cát kết, sạn kết có chiều dày từ 3,7 ÷ 30,8m. Cường độ kháng nén thay đổi từ
196,7 ÷ 1846,2kG/cm², trung bình 834,3kG/cm², thuộc loại sập đổ trung bình đến khó
sập đổ. Trụ trực tiếp là bột kết xen lẫn sét kết có chiều dày 1,1 ÷ 11,6m, thuộc loại bền
vững trung bình.
- Vỉa 13.1: Phân bố trên toàn bộ diện tích khu mỏ. Vỉa nằm trên và cách vỉa 12
từ 25 ÷ 30m, trung bình 27m. Chiều dày toàn vỉa thay đổi từ 0,19 ÷ 7,81m, trung bình
2,84m. Mức độ biến động chiều dày Vm = 24,8% thuộc loại ổn định trung bình về
chiều dày. Trong vỉa có từ 0  4 lớp kẹp với thành phần đá kẹp chủ yếu là sét kết, bột
kết, tổng chiều dày đá kẹp từ 0,00 ÷ 1,05m, trung bình 0,17m. Góc dốc vỉa thay đổi từ
5  65º, trung bình 24º; mức độ biến động góc dốc Vα = 33,2% và thuộc ổn định trung
bình về góc dốc. Vách trực tiếp của vỉa là lớp bột kết có chiều dày từ 0,9 ÷ 16,4m, đôi
chỗ là các lớp sét kết. Cường độ kháng nén thay đổi từ 109,2 ÷ 1029,7kG/cm², trung
bình 412,5kG/cm², thuộc loại ổn định trung bình. Vách cơ bản là lớp cát kết có chiều
dày từ 2,6 ÷ 34,2m. Cường độ kháng nén thay đổi từ 187,2 ÷ 1757,1kG/cm², trung
bình 792,8kG/cm², thuộc loại sập đổ trung bình đến khó sập đổ. Trụ trực tiếp là bột kết
xen lẫn sét kết có chiều dày 1,4 ÷ 15,8m, thuộc loại bền vững trung bình.
- Vỉa 12: Phân bố trên toàn bộ diện tích khu mỏ. Vỉa nằm trên và cách vỉa 11 từ
75 ÷ 80m, trung bình 78m. Chiều dày toàn vỉa thay đổi từ 0,26 ÷ 3,98m, trung bình
1,92m. Mức độ biến động chiều dày Vm = 53,0% thuộc loại không ổn định về chiều
dày. Trong vỉa có từ 0  4 lớp kẹp với thành phần đá kẹp chủ yếu là sét kết, bột kết,
tổng chiều dày đá kẹp từ 0,00 ÷ 1,05m, trung bình 0,17m. Góc dốc vỉa thay đổi từ 5 
65º, trung bình 24º; mức độ biến động góc dốc Vα = 27,0% và thuộc ổn định trung
bình về góc dốc. Vách trực tiếp của vỉa là lớp bột kết xen lẫn sét kết có chiều dày từ
0,8 ÷ 21,2m. Cường độ kháng nén thay đổi từ 102,8 ÷ 1209,3kG/cm², trung bình
429,4kG/cm², thuộc loại ổn định trung bình. Vách cơ bản là lớp cát kết, sạn kết có
chiều dày từ 3,8 ÷ 18,7m. Cường độ kháng nén thay đổi từ 194,6 ÷ 1828,3kG/cm²,
trung bình 825,2kG/cm², thuộc loại sập đổ trung bình đến khó sập đổ. Trụ trực tiếp là
bột kết xen lẫn sét kết có chiều dày 0,3 ÷ 21,1m, thuộc loại bền vững trung bình.
Tổng hợp đặc điểm các vỉa than được huy động vào khai thác tại mỏ Khe Chàm
III được thể hiện trong bảng 1.2.

Học viên: Đào Minh Tùng 31 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

Bảng 2.2. Bảng tổng hợp đặc điểm các vỉa than mỏ Khe Chàm III
Khoảng
Tên Chiều dày Số lớp Chiều dày Góc
Chiều dày cách với
vỉa riêng than đá kẹp toàn vỉa dốc vỉa
đá kẹp (m) vỉa dưới
than (m) (lớp) (m) (độ)
(m)
0,73 ÷ 15,13 0 ÷ 2,08 0÷6 0,73 ÷ 15,48 5 ÷ 60 30 ÷ 60
14.5
6,35 0,28 6,62 26 40
0,35 ÷ 13,02 0 ÷ 1,03 0÷5 0,35 ÷ 13,29 5 ÷ 58 30 ÷ 65
14.4
2,39 0,1 2,47 26 45
0,51 ÷ 6,8 0 ÷ 0,81 0÷4 0,25 ÷ 7,43 5 ÷ 60 50 ÷ 100
14.2
2,76 0,11 2,86 24 55
0,38 ÷ 3,85 0 ÷ 0,79 0÷2 0,38 ÷ 3,85 5 ÷ 70 30 ÷ 60
14.1
1,75 0,13 1,87 24 50
0,45 ÷ 15,62 0 ÷ 1,41 0÷5 0,45 ÷ 16,07 5 ÷ 75 35 ÷ 45
13.2
3,34 0,24 3,32 24 40
0,19 ÷ 6,03 0 ÷ 1,05 0÷4 0,19 ÷ 7,81 5 ÷ 63 25 ÷ 30
13.1
2,64 0,17 2,84 25 27
0,26 ÷ 3,98 0 ÷ 0,4 0÷2 0,38 ÷ 3,98 5 ÷ 63 75 ÷ 80
12
1,90 0,02 1,92 26 78

Bảng 2.3. Tổng hợp mức độ biến động chiều dày, góc dốc vỉa

Tên vỉa Biến động chiều dày (Vm,%) Biến động góc dốc (Vα,%)
than TKKT 2009 TKKT 2015 TKKT 2009 TKKT 2015

14.5 0,61 42,38 0,56 36,2

14.4 0,86 33,28 0,53 28,08

14.2 0,56 32,22 0,54 34,0

14.1 16,0 37,5 - 26,0

13.2 0,44 34,17 0,43 27,22

13.1 0,48 24,79 0,47 33,2

12 0,46 53,0 - 27,0

Học viên: Đào Minh Tùng 32 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

* Địa chất thủy văn, địa chất công trình


a. Tổng hợp, phân tích các đối tượng chứa nước trên bề mặt địa hình
* Các moong lộ thiên cũ:
Trong ranh giới khai trường mỏ Khe Chàm III đã diễn ra các hoạt động khai
thác lộ thiên ở các khu vực sau:
- Moong lộ thiên Bàng Nâu do Tổng Công ty Đông Bắc quản lý và khai thác
nằm ở phía Đông Bắc khai trường mỏ Khe Chàm III (T.VI ÷ TVIIb). Moong Bàng
Nâu là công trường lộ thiên khai thác các vỉa 17, 16 từ lộ vỉa đến mức -10. Công tác
khai thác đã kết thúc vào năm 2010 và hiện đang được các mỏ lộ thiên lân cận đổ thải
đến cốt cao +222m ở phía Nam, cốt cao +143m ở phía Tây. Lượng đất đá thải trong
moong ước tính khoảng 17,6 triệu m³. Lượng nước trong moong ước tính khoảng 0,9 ÷
1,8 triệu m³ (hệ số chứa nước từ 5 ÷ 10% thể tích đá thải). Khoảng cách địa tầng từ
đáy moong đến vỉa 14.5 (vỉa nằm trên cùng tại mỏ Khe Chàm III) khoảng 230 ÷ 260m.
- Moong lộ thiên 397 là công trường khai thác lộ thiên thuộc Tổng Công ty
Đông Bắc. Moong nằm ở phía Đông khai trường mỏ than Khe Chàm III (T.IX ÷
T.IXB). Đối tượng khai thác là các vỉa 14-5, 14-4, 14-3 và 14-2 tính từ lộ vỉa đến mức
+76. Hiện nay công tác khai thác tại moong đã kết thúc và được đổ thải đến mức +170.
Lượng đá thải trong moong ước tính khoảng 192.000m³. Lượng nước trong moong
ước tính khoảng 9.600 ÷ 19.200m³ (hệ số chứa nước từ 5 ÷ 10% thể tích đá thải).
Khoảng cách địa tầng từ đáy moong đến vỉa 14.5 khoảng 210 ÷ 280m.
- Moong lộ thiên +21 nằm ở phía Bắc và tiếp giáp với mặt bằng sân công
nghiệp mức +25 (T.IXB ÷ T.XI). Trước đây moong là công trường khai thác lộ thiên
vỉa 21 từ lộ vỉa đến mức -4,5 thuộc Xí nghiệp Thương Mại, sau khi kết thúc khai thác
moong không được đổ thải. Hiện tại, moong đang chứa nước phục vụ cho công tác sản
xuất cho mỏ Khe Chàm III, lượng nước chứa trong moong +21 khoảng 1,1 triệu m³.
Moong nằm ngoài ranh giới mỏ than Khe Chàm III nên mức độ ảnh hưởng không lớn.
- Moong lộ thiên +88 nằm cạnh khai trường khai thác lộ thiên Công ty Tây
Nam Đá Mài. Trước đây moong là công trường khai thác lộ thiên vỉa 16 từ lộ vỉa đến
mức +80, sau khi kết thúc khai thác moong được đổ thải đến mức +85. Lượng nước
chứa trong moong +88 khoảng 4800m³.
- Moong Nội Địa là công trường khai thác lộ thiên do Công ty Công nghiệp mỏ
Việt Bắc quản lý. Moong là công trường khai thác vỉa 14-5 (T.VIIIC ÷ T.IX) từ lộ vỉa
xuống mức -40. Hiện nay công tác khai thác tại moong đã kết thúc và được đổ thải đến
mức +0. Lượng nước trong moong ước tính khoảng 190.000m³. Khoảng cách địa tầng
từ đáy moong đến vỉa 14.5 (mức -100 khu Đông Nam) khoảng 50 ÷ 60m.
Như vậy, các khu vực khai thác lộ thiên trong ranh giới mỏ Khe Chàm III đều
đã kết thúc khai thác và được lấp đất đá thải trong đó moong Bàng Nâu ở phía Tây
Bắc khai trường là khu vực có khả năng tích đọng nước lớn nhất. Nước từ đáy moong
có thể không ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực khai thác thuộc vỉa 14.5 do khoảng cách

Học viên: Đào Minh Tùng 33 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

địa tầng lớn (lớn hơn 40 lần chiều dày vỉa than khai thác). Tuy nhiên, đây sẽ là nguồn
cấp nước chảy xuống khu vực khai thác phía dưới thông qua đới phá hủy của các đứt
gãy F.L hoặc lớp đá dẫn nước, gây ảnh hưởng đến công tác đào lò, khai thác gần khu
vực này. Moong Nội Địa ở phía Đông Nam khai trường có quy mô và lượng nước ít
hơn. Tuy nhiên đây có thể coi là vùng tụ thủy do cốt cao đáy moong thấp hơn nhiều so
với cốt cao địa hình các khu vực xung quanh. Mặt khác khoảng cách từ đáy moong
đến vỉa 14.5 tương đối gần, theo các tuyến mặt cắt từ T.VIIIc ÷ T.IX cho thấy các
điểm lộ của tập đá dẫn nước ở vách vỉa 14.5 khu Đông Nam đã liên thông trực tiếp vào
moong -40, nên nước từ moong là nguồn cung và ngấm trực tiếp vào địa tầng tạo
thành khu vực chứa nước. Khi khai thác lò chợ vỉa 14-5 tập đá này sẽ bị phá hủy, nứt
nẻ và dẫn nước vào các khu vực phá hỏa phía sau lò chợ.
* Hệ thống sông suối:
- Suối Bàng Nâu: Bắt nguồn từ phía Bắc và có hướng chảy là Tây - Đông qua
phía Bắc khu mỏ đổ ra sông Mông Dương. Hiện tại, khu mỏ có sự thay đổi hiện trạng
địa hình rất lớn, nhưng suối Bàng Nâu lại chịu ảnh hưởng không lớn, nguồn cấp, lưu
vực thoát không thay đổi nhiều. Chỉ có một vài đoạn suối do quá trình đổ thải tác động
khiến hướng chảy thay đổi, nhưng chỉ cục bộ theo từng đoạn nhỏ, tổng quan lưu lượng
không có sự thay đổi nhiều, đoạn chảy trong khu mỏ là hạ lưu của suối. Lưu lượng đo
được tại đoạn hợp long với suối Khe Chàm từ 188,291 ÷ 91686,7 l/s. Nguồn cung cấp
nước cho suối chủ yếu là nước mưa và một phần do nước trong địa tầng chứa than
thông qua các điểm lộ.
- Suối Khe Chàm: Bắt nguồn từ phía Tây Nam chảy theo hướng Đông Bắc, đến
khoảng T.IX thì nhập vào suối Bàng Nâu, rồi chảy ra sông Mông Dương, hiện tại địa
hình khu vực đã thay đổi rất nhiều do kết quả khai thác lộ thiên làm biến đổi dòng
chảy, lòng suối bị đất đá thải khai thác lộ thiên lấp nhiều, có nhiều chỗ vào mùa khô
chỉ là những lạch nhỏ, lòng suối rộng trung bình 5 ÷ 10m, có nơi rộng đến 20m. Lưu
lượng lớn nhất 2688l/s đo được lúc mưa to, nhỏ nhất 0,045l/s, mùa mưa lũ còn lớn hơn
rất nhiều, làm ngập lụt cả một phần thung lũng Đá Mài.
Hai hệ thống suối trên ảnh hưởng không lớn tới công tác khai thác hầm lò ở
phía dưới. Suối Bàng Nâu nằm phía ngoài ranh giới mỏ Khe Chàm III, có thể coi là
kênh thoát nước mặt ở phía Bắc khu mỏ thông qua các khe suối nhỏ. Suối Khe Chàm
chỉ có một số đoạn chảy trong ranh giới mỏ và có nối thông trực tiếp với moong Nội
Địa ở mức +40. Do đó, có thể coi đây là kênh thoát mặt ở phía Nam khu mỏ. Tuy
nhiên khi mưa lớn, nước ở các suối này không kịp thoát ra sông Mông Dương có thể
gián tiếp ngấm qua bãi thải xuống khu vực khai thác phía dưới.
b. Tổng hợp, phân tích đặc điểm nước trong địa tầng, địa chất công trình và lò cũ
- Tầng chứa nước trầm tích Đệ tứ: Do quá trình khai thác lộ thiên và đổ thải, địa
hình thay đổi nhiều, lớp trầm tích Đệ tứ đã bị bóc hết, địa hình hiện tại là các tầng khai
thác đã lộ đá gốc và các vỉa than, hầu hết đã được đổ thải lên trên. Nước trong tầng

Học viên: Đào Minh Tùng 34 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

này chủ yếu là do nước mưa cung cấp. Vì vậy, sự tăng, giảm lưu lượng ở điểm lộ phụ
thuộc chặt chẽ vào lượng mưa. Nhìn chung, nước trong tầng này không ảnh hưởng
trực tiếp tới công tác khai thác hầm lò.
- Tầng chứa nước trong trầm tích chứa than: Đây là một phức hệ chứa nước áp
lực nằm trong hệ tầng Hòn Gai. Đất đá ở trong tầng chứa than được trầm tích theo chu
kỳ từ hạt thô đến hạt mịn. Trong địa tầng, cuội, sạn kết chiếm tỉ lệ khoảng 15,3%,
phân bố rộng rãi ở vách vỉa 14.5, đất đá có nhiều khe nứt, có khả năng dẫn và chứa
nước tốt; Cát kết chiếm tỉ lệ khoảng 47,7%, phân bố rộng rãi khu mỏ, đá có nhiều khe
nứt, càng xuống sâu độ hạt càng nhỏ dần, có khả năng chứa nước và dẫn nước chỉ sau
lớp cuội, sạn kết; Bột kết chiếm tỉ lệ khoảng 25,40% phân bố rộng rãi trong khu mỏ,
nhất là vách, trụ các vỉa than, lớp đá này có ít khe nứt, thành phần chủ yếu là các hạt
sét, vì vậy đây là lớp chứa nước kém; Sét kết, sét than chiếm khoảng 3,90% thường chỉ
xuất hiện cục bộ dưới dạng thấu kính ở vách, trụ và xen kẹp trong các vỉa than, loại đá
hầu như không chứa nước. Như vậy đất đá có khả năng dẫn nước chiếm tỉ lệ khá lớn
trong địa tầng, khoảng 63%. Đây là yếu tố bất lợi đối với công tác khai thác hầm lò,
đặc biệt là trong điều kiện phía trên địa hình khu mỏ có nhiều khu vực khai thác lộ
thiên cũ có tàng trữ nước. Nước mặt có khả năng thẩm thấu qua các lớp đất đá dẫn
nước này và tích đọng tại trong đáy nếp lõm, khu vực đã khai thác. Lớp đá có khả
năng cách nước chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 37% và là vách, trụ trực tiếp của các vỉa than.
Khi tiến hành khai thác, các lớp đá vách sập đổ làm cho nước từ các khu vực tích đọng
chảy vào gương khai thác hoặc đào lò, tuy với lưu lượng nước có thể không lớn,
nhưng có thể hình thành túi nước trong các lò cũ, dẫn đến nguy cơ xảy ra bục nước khi
khai thác vỉa dưới nếu không có các giải pháp xử lý, đặc biệt là các khu vực khai thác
ở khu Đông Nam hoặc đáy nếp lõm Bàng Nâu.
- Nước trong các đứt gãy: Trong khu vực có hai đứt gãy có ảnh hưởng lớn nhất
đến công tác khai thác là đứt gãy F.L và đứt gãy F.Bắc Huy. Các đứt gãy này đều nằm
dưới đáy bãi thải Bàng Nâu, có thể coi như một kênh dẫn nước chảy xuống khu vực
khai thác hầm lò phía dưới thông qua đới phá hủy. Một số công trình đã thi công gần
khu vực này đều có nước chảy ra với lưu lượng khá lớn. Điển hình, lỗ khoan tháo
nước tại IIK.770 trên lò thượng thông gió trục vật liệu mức -90 ÷ -278 vỉa 14.5 có
nước chảy quanh năm với lưu lượng từ 10 ÷ 20m³/h, lưu lượng lớn nhất vào mùa mưa
lên tới 40m³/h. Lò thượng thông gió trục vật liệu mức vỉa 14.5 mức -260 ÷ -300 đào
gần phay F.L có hiện tượng nước chảy ra với lưu lượng 20m³/h, đã phải dừng thi công.
Càng xuống sâu thì điểm xuất lộ nước càng ít.
- Nước trong các uốn nếp: Nếp uốn lớn nhất của khu mỏ Khe Chàm III là nếp
lõm Bàng Nâu. Đáy nếp lõm ở phía Tây Bắc khu mỏ là nơi thu nước và tích nước
ngấm từ trên bề mặt xuống thông qua các lớp đất đá có khả năng dẫn nước hoặc đới
phá hủy của phay F.L. Các lỗ khoan tháo nước tại khu vực đáy động tụ vỉa 14.5 này
đều có nước chảy ra với lưu lượng từ 1,8 ÷ 10,0m³/h. Tại chân thượng vận tải mức
-278 ÷ -90 vỉa 14.5, vị trí gần đáy động tụ lượng nước chảy ra đo được lên tới 25 ÷

Học viên: Đào Minh Tùng 35 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

30m³/h. Ngoài ra, trong khu mỏ còn xuất hiện các nếp uốn nhỏ có khả năng tích tụ
nước ở phía Đông Nam và phía Đông.
- Nước trong các khu vực đã khai thác hầm lò: Các tài liệu về công trình khai
thác hầm lò cũ tại khu vực không đầy đủ. Tuy nhiên, căn cứ một số tài liệu của Tổng
Công ty Đông Bắc cho thấy một số khu vực ở phía Nam và Đông Nam của khu mỏ có
một phần trữ lượng tính từ lộ vỉa đến mức -96 các vỉa 14.5 đến vỉa 13.1a (T.VIb đến
T.X) đã được khai thác. Ngoài ra ở phía Đông khai trường còn có các khu vực khai
thác cũ từ năm 2013 trở về trước thuộc khu Công trường III (mỏ than Khe Chàm I).
Các khu vực này đều được khai thác bằng phương pháp phá hỏa toàn phần, lớp đá
vách đã sập đổ có khả năng tích đọng nước cao. Khi khai thác ở mức dưới tại mỏ Khe
Chàm III, có nguy cơ xảy ra bục nước cao.
* Hiện trạng đổ thải
Trong ranh giới khai trường mỏ Khe Chàm III, các mỏ lộ thiên lân cận đã tiến
hành đổ thải ở các mức cao +150, +160, +180, +190 trên moong khai thác lộ thiên
Bàng Nâu. Công trường khai thác lộ thiên cụm vỉa 14 Khe Chàm một phần được mỏ
Cao Sơn đã tiến hành đổ thải tạo nền tuyến băng tải đá Cao Sơn ra bãi thải Bàng Nâu
mức cao +125, +130, +190, một phần được Tổng Công ty Đông Bắc tiến hành tận thu
khai thác và đổ thải tạo mặt bằng khu xưởng sàng mỏ Đông Đá Mài. Như vậy phần lớn
bề mặt địa hình khu mỏ là đất đá thải lộ thiên với khối lượng lên tới hàng triệu m³.
Mặc dù chưa có các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của tải trọng bãi thải phía
trên địa hình xuống các mức khai thác hầm lò phía dưới. Tuy nhiên từ quá trình khai
thác mỏ Khe Chàm III giai đoạn vừa qua có thể nhận định đây có thể là một trong các
nguyên nhân làm cho đất đá và vỉa than phía dưới mất trạng thái ứng suất nguyên sinh
và trở lên mềm yếu gây khó khăn cho khai thác và đào lò tại mỏ.
* Hiện trạng khai thác
Tại mỏ Khe Chàm III, mỗi vỉa than được phân chia thành 3 khu vực khai thác
chính gồm: khu Trung Tâm, khu Tây Nam và khu Đông Nam. Khoảng cách địa tầng
giữa các vỉa than ngắn, chỉ dao động từ 30 ÷ 70m, do đó việc cân đối và huy động số
lượng lò chợ khai thác đồng thời tại các vỉa gặp khó khăn do ảnh hưởng qua lại về dịch
động, áp lực mỏ... Từ năm 2014 trở lại đây, Công ty tiến hành khai thác từng khu vực
theo trình tự các vỉa lần lượt từ trên xuống dưới: từ các lò chợ XDCB thuộc 02 khu
(Trung Tâm và Tây Nam) vỉa 14.5, đến năm 2017 tiếp tục huy động các lò chợ khu
Trung Tâm vỉa 14.4 (nằm dưới các khu vực lò chợ đã khai thác vỉa 14.5) và năm 2021
tiếp tục huy động thêm 01 lò chợ CGH khu Trung tâm tại vỉa 14.2.
Tại vỉa 14.5, đến nay đã kết thúc khai thác các lò chợ thuộc khu Tây Nam và
hầu hết các lò chợ thuộc khu Trung Tâm. Dự kiến các lò chợ còn lại tại vỉa 14.5 sẽ kết
thúc khai thác vào năm 2025. Cụ thể, tại khu Trung Tâm còn lại 09 lò chợ gồm LC
14.5-10.1, 14.5-12.2, 14.5-12.3, 14.5-12.4, 14.5-23, 14.5-24, 14.5-27 (năm 2022 ÷
2023); LC 14.5-21 và LC 14.5-22A (năm 2023 ÷ 2024). Khu Nam còn 04 lò chợ gồm

Học viên: Đào Minh Tùng 36 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

14.5-28, 14.5-29, 14.5-29A và 14.5-30 (năm 2023 ÷ 2024). Ngoài ra, phụ khu Tây Bắc
còn 02 lò chợ gồm LC 14.5-35 và 14.5-35A và phụ khu Đông Bắc còn 04 lò chợ 14.5-
31, 14.5-32, 14.5-33 và LC 14.5-34.
Đối với vỉa 14.4, từ năm 2017 đến nay tập trung khai thác tại các khu vực dưới
các lò chợ đã khai thác tại vỉa 14.5. Cụ thể, khu Trung Tâm: đã khai thác 04 lò chợ
CGH gồm 14.4-1, 14.4.1-1, 14.4.1-1A và lò chợ 14.4-2; Khu Tây Nam đã khai thác lò
chợ 14.4-10, 14.4-9 và 14.4-8.
Năm 2021, Công ty đã bắt đầu khai thác tại vỉa 14.2. Đến nay đã kết thúc khai
thác lò chợ CGH 14.2-11 tại khu Trung Tâm và bắt đầu khai thác lò chợ CGH 14.2-10.
Như vậy, hiện nay Công ty than Khe Chàm đang tiến hành khai thác tại 03 vỉa
than gồm vỉa 14.5, 14.4 và vỉa 14.2. Theo kế hoạch giai đoạn 2021  2025, định hướng
đến năm 2030, Công ty sẽ kết thúc khai thác các lò chợ còn lại tại vỉa 14.5, tập trung
khai thác tại các vỉa 14.4, 14.2 và vỉa 13.2.
* Đặc điểm phân bố và xếp hạng khí mỏ
Căn cứ kết quả xác định độ chứa khí Mêtan (CH4) của các vỉa than, sự biến đổi
độ chứa khí Mêtan theo độ sâu, kết quả xếp loại mỏ theo khí Mêtan hàng năm của Bộ
Công Thương, Báo cáo kết quả thăm dò khu mỏ Khe Chàm năm 2015 đã dự kiến xếp
loại nhóm mỏ theo cấp khí khu mỏ Khe Chàm như sau: Mức khai thác +40/-150 xếp
nhóm mỏ loại II theo cấp khí; Mức khai thác -150/-350 xếp nhóm mỏ loại III theo cấp
khí; Mức dưới -350 xếp vào nhóm mỏ loại siêu cấp.
Độ sâu khai thác mỏ than Khe Chàm III theo thiết kế được tính từ +25 ÷ -460,
căn cứ kết quả phân loại trên, mỏ được xếp loại II đến siêu hạng về cấp khí mỏ. Từ
năm 2016 trở lại đây, các khu vực khai thác thuộc vỉa 14.5, 14.4, tính từ mức -300 ÷ -
100 mỏ than Khe Chàm III được Bộ Công Thương xếp ở loại II về khí Mêtan.

2.2. Các yếu tố địa chất - kỹ thuật mỏ ảnh hưởng đến khả năng áp dụng công
nghệ khai thác cơ giới hoá
Trên cơ sở hiện trạng và kế hoạch khai thác ngắn hạn, dài hạn của mỏ, luận văn
tiến hành đánh giá lựa chọn các khu vực lò chợ có điều kiện phù hợp để huy động vào
khai thác giai đoạn 2021 ÷ 2025, định hướng đến năm 2030 tại mỏ Khe Chàm III.
Theo các yếu tố địa chất - kỹ thuật mỏ cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả và việc
lựa chọn khu vực áp dụng công nghệ cơ giới hóa bao gồm: chiều dày và mức độ biến
động chiều dày vỉa; góc dốc và mức độ biến động góc dốc vỉa; cấu tạo vỉa; tính chất
của đá vách, đá trụ vỉa than; mức độ phá hủy kiến tạo; hệ số kiến cố của than; quy mô
kích thước khai trường của khu vực khai thác, v.v.
2.2.1. Chiều dày vỉa và mức độ biến đổi chiều dày vỉa
Chiều dày vỉa là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn
thiết bị khấu than và đồng bộ thiết bị chống giữ, vận tải. Căn cứ theo phân loại chiều
dày vỉa, các nhà sản xuất thiết bị đã thiết kế, chế tạo các chủng loại thiết bị khai thác

Học viên: Đào Minh Tùng 37 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

và chống giữ cho vỉa mỏng (0,8 ÷ 1,2m), vỉa trung bình (1,2 ÷ 3,5m) và vỉa dày trên
3,5m. Mức độ biến động về chiều dày vỉa được đặc trưng bằng hệ số biến động chiều
dày vỉa (Vm). Khi Vm < 15% - Vỉa đơn giản ít biến động (ổn định); 15% < Vm < 35% -
Vỉa tương đối phức tạp (ổn định trung bình); Vm > 35% - Vỉa biến động lớn (không ổn
định).
2.2.2. Góc dốc và mức độ biến đổi góc dốc vỉa
Góc dốc càng thoải thì việc áp dụng công nghệ cơ giới hóa khai thác càng thuận
lợi. Góc dốc vỉa đến 25 thuận lợi cho việc áp dụng công nghệ khai thác cơ giới hóa.
Góc dốc vỉa từ 25 ÷ 35 có thể áp dụng công nghệ khai thác CGH nhưng phải có biện
pháp khác hạn chế sự ảnh hưởng của góc dốc vỉa, hoặc lò chợ phải trang bị hệ thống
chống trôi, chống đổ. Mức độ biến động về góc dốc của vỉa than được đặc trưng bởi hệ
số biến động góc dốc vỉa (V). Khi V < 15% - Vỉa ổn định; 15% < V < 35% - Vỉa
tương đối ổn định; V > 35% - Vỉa không ổn định.
2.2.3. Cấu tạo vỉa và phân loại cấu tạo vỉa
Cấu tạo vỉa than đặc trưng chủ yếu bởi đặc điểm đá kẹp trong vỉa than, ảnh
hưởng đến độ bền thiết bị cơ giới hóa và chất lượng than. Đánh giá mức độ ảnh hưởng
của đá kẹp đến khả năng áp dụng cơ giới hóa thông qua hai chỉ tiêu: Hệ số phần trăm
đá kẹp trong vỉa và hệ số lớp kẹp trong vỉa.
- Hệ số phần trăm đá kẹp trong vỉa (K1) là tỷ lệ phần trăm chiều dày đá kẹp
trong tổng chiều dày vỉa than. Khi K1 < 10%, sẽ thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa
khai thác; Khi 10% ≤ K1 ≤ 20% sẽ gây khó khăn cho việc áp dụng cơ giới hóa khai
thác; Khi K1 > 20 %, sẽ rất khó khăn cho việc áp dụng cơ giới hóa khai thác.
- Hệ số lớp kẹp trong vỉa (K2) là chỉ tiêu về hệ số lớp kẹp có trong một mét
chiều dày vỉa than. Khi K2 ≤ 2, vỉa có cấu tạo đơn giản, thuận lợi cho việc áp dụng
CGH khai thác. Khi K2 > 2, vỉa có cấu tạo phức tạp, khó khăn cho việc áp dụng CGH
khai thác.
2.2.4. Tính ổn định của đá vách
Đá vách vỉa than gồm vách giả, vách trực tiếp và vách cơ bản. Đặc điểm tính
chất của đá vách vỉa than ảnh hưởng rất lớn đến công tác điều khiển áp lực mỏ trong
quá trình khai thác lò chợ cơ giới hóa. Phân loại tính chất đá vách vỉa than để xác định
rõ mức độ ảnh hưởng trong khai thác, như sau:
- Tính ổn định của đá vách: Tính ổn định của đá vách được đặc trưng bởi diện
tích lộ trần cho phép, là khả năng tồn tại theo thời gian của các lớp đá vách nằm ở phía
dưới cùng của vách trực tiếp (dày không quá 1,0m) không bị sập đổ vào khoảng không
gian chưa được chống giữ của lò chợ sau khi khấu than.
- Tính sập đổ của đá vách: Tính sập đổ được đặc trưng bởi bước sập đổ và kích
thước khối sập đổ của lớp đá vách sau vùng khai thác.

Học viên: Đào Minh Tùng 38 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

2.2.5. Đặc điểm đá trụ


Nền lò chợ thường là đá trụ vỉa than. Khi áp dụng công nghệ khai thác cơ giới
hóa, trong trường hợp đá trụ mềm yếu, giàn chống tự hành sẽ bị lún xuống nền lò làm
giảm khả năng chống đỡ và ảnh hưởng đến công tác khai thác, chống giữ lò chợ. Để
lựa chọn các thông số kỹ thuật của giàn chống phù hợp đặc điểm nền lò chợ (diện tích
đế giàn, lực chống tối đa của giàn chống), cũng như xây dựng các biện pháp kỹ thuật
chống giàn chống lún xuống nền lò chợ, cần phải xác định cường độ kháng lún của
nền lò.
2.2.6. Tính chất cơ lý của than
Các tính chất cơ lý quan trọng của than được sử dụng khi tính toán các thông số
cơ bản của hệ thống khai thác và xây dựng các hộ chiếu chống giữ, khai thác lò chợ,
gồm hệ số kiên cố và lực kháng cắt trung bình của than. Hệ số kiên cố của than (f)
phản ánh độ bền nén đơn trục của than, hệ số này ảnh hưởng đến khả năng tự sập đổ
của trần than và mức độ ổn định của gương lò chợ. Than mềm yếu dễ xảy ra hiện
tượng tụt nóc, lở gương khi chiều dày lớp khấu lớn. Ngược lại, khi than cứng khả năng
tự sập đổ của trần than giảm xuống.
2.2.7. Mức độ phá hủy kiến tạo
Phương pháp đánh giá mức độ phá huỷ kiến tạo được biểu thị bằng hai hệ số
đặc trưng cho số lượng, chiều dài và biên độ của phay phá.
- Hệ số biểu thị tổng chiều dài các phay phá trên một đơn vị diện tích của khu
vực nghiên cứu (K1). Mức độ phá huỷ kiến tạo khu vực nghiên cứu được phân loại như
sau: Loại 1: K1 < 5 (m/ha) - ít phá huỷ; Loại 2: K1 = 5 ÷ 10 (m/ha) - phá huỷ yếu; Loại
3: K1 = 10 ÷ 20 (m/ha) - phá huỷ trung bình; Loại 4: K1 = 20 ÷ 40 (m/ha) - phá huỷ
tương đối mạnh; Loại 5: K1 > 40 (m/ha) - phá huỷ rất mạnh.
2.2.8. Điều kiện địa chất thuỷ văn
Điều kiện địa chất thủy văn có ảnh hưởng rất nhiều đến công tác khai thác lò
chợ cơ giới hoá. Bởi vậy, khu vực khai thác áp dụng cơ giới hóa phải ít bị ảnh hưởng
về nước mỏ. Trường hợp khu vực có nước và lưu lượng nước lớn phải có các giải pháp
kỹ thuật hợp lý làm hạn chế ảnh hưởng của nước ngầm trước khi tiến hành khai thác lò
chợ.
2.2.9. Kích thước lò chợ, quy mô của khu vực huy động
Chiều dài lò chợ cơ giới hóa đồng bộ hợp lý trong khoảng từ 150 ÷ 200m. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy điều kiện địa chất các khoáng sàng than vùng Quảng Ninh,
cũng như mỏ Khe Chàm III tương đối phức tạp. Các khu vực bị ảnh hưởng của các đứt
gẫy, phay phá nhiều. Để phù hợp với các yêu cầu về khả năng cơ giới hóa cũng như
nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, chiều dài theo hướng dốc của lò chợ cơ giới hóa nên
nằm trong khoảng từ 100 ÷ 150m, trung bình 120m.
Chiều dài theo phương của lò chợ ảnh hưởng đến sản lượng, công suất, thời

Học viên: Đào Minh Tùng 39 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

gian khai thác liên tục của lò chợ. Chiều dài theo phương của lò chợ ngắn, công tác
chuyển diện để khai thác lò chợ nhiều, thời gian khai thác lò chợ ít sẽ làm hạn chế việc
nâng cao sản lượng và công suất lò chợ. Theo kinh nghiệm khai thác các lò chợ cơ giới
hóa trong và ngoài nước, đặc biệt là tại Trung Quốc, chiều dài theo phương tối thiểu
của lò chợ cơ giới hóa nên gấp 2,5 lần chiều dài theo hướng dốc của lò chợ. Chiều dài
theo phương của lò chợ càng lớn, thời gian khai thác liên tục của lò chợ nhiều (lò chợ
ít phải chuyển diện) từ đó nâng cao được công suất và năng suất lò chợ.

2.3. Xây dựng tiêu chí áp dụng công nghệ cơ giới hoá cho điều kiện mỏ Khe
Chàm III
Trên cơ sở kinh nghiệm áp dụng công nghệ cơ giới hóa tại các mỏ hầm lò vùng
Quảng Ninh, cũng như tại Công ty than Khe Chàm trong những năm qua, đồng thời
xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến công nghệ cơ giới hóa đồng bộ đã phân tích ở trên,
báo cáo xây dựng tiêu chí lựa chọn các khu vực áp dụng công nghệ cơ giới hóa cho
điều kiện mỏ Khe Chàm III - Công ty than Khe Chàm như tại bảng 2.5.
Bảng 2.4. Tổng hợp tiêu chí lựa chọn khu vực áp dụng công nghệ cơ giới hóa
tại mỏ Khe Chàm III

TT Các tiêu chí Giá trị

1 Chiều dày vỉa ≥ 1,6m

2 Góc dốc vỉa ≤ 35

Mức độ biến động về chiều dày và


3 ≤ 35%
góc dốc vỉa

4 Hệ số kiên cố của than và đá kẹp f≤4

Khu vực khai thác hoặc ít hoặc không có


5 Điều kiện địa chất thủy văn
nước

6 Điều kiện đá vách, đá trụ vỉa

- Vách vỉa Ổn định trung bình đến ổn định

- Trụ vỉa Bền vững trung bình đến bền vững

7 Mức độ phá hủy kiến tạo Phá hủy yếu

8 Quy mô của khu vực huy động

- Chiều dài theo hướng dốc lò chợ ≥ 100 m

- Chiều dài theo phương lò chợ ≥ 250 m

Học viên: Đào Minh Tùng 40 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

2.4. Tổng hợp trữ lượng có khả năng áp dụng cơ giới hoá
2.4.1. Phân tích đề xuất các vỉa có khả năng áp dụng cơ giới hóa
Theo Dự án Khai thác hầm lò mỏ Khe Chàm III đã được phê duyệt, có 07 vỉa
than được huy động gồm vỉa 14.5, 14.4, 14.2, 14.1, 13.2, 13.1 và vỉa 12; mức khai thác
theo QĐ 2793/GP-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên Môi trường từ
-350/+25. Tuổi thọ của dự án là 22 năm. Theo kế hoạch kỹ thuật công nghệ giai đoạn
2021 ÷ 2025 và kế hoạch khai thác đến năm 2030 cho thấy, Công ty than Khe Chàm sẽ
tập trung đào lò và khai thác tại 05 vỉa gồm vỉa 14.5, 14.4, 14.2, 14.1 và vỉa 13.2.
Căn cứ vào đặc điểm điều kiện địa kỹ thuật mỏ tại mục 2.1, các yếu tố địa chất-
kỹ thuật ảnh hưởng ...... tại mục 2.2, các tiêu chí .... mục 2.3 có thể phân tích và đề
xuất các vỉa có khả năng áp dụng cơ giới hóa như sau:
Đối với vỉa 14.5, hiện trạng khai thác tại mỏ Khe Chàm III cho thấy, Công ty đã
kết thúc khai thác các lò chợ thuộc khu Tây Nam và hầu hết các lò chợ thuộc khu
Trung Tâm, do đó trữ lượng huy động của các lò chợ còn lại không nhiều. Thực tế
khai thác trong những năm qua cho thấy, điều kiện địa chất kỹ thuật mỏ của vỉa 14.5
rất phức tạp (nước ngầm, chiều dày vỉa mỏng, biến động góc dốc lớn…), đây là
nguyên nhân chính khiến dây chuyền lò chợ CGH số 2, khai thác tại vỉa 14.5 từ năm
2016 ÷ 2019, đã không đạt hiệu quả và phải thu rút lên mặt bằng bảo dưỡng. Ngoài ra,
vỉa 14.5 là vỉa dày, công ty đã phải cắt ngắn chiều dài các lò chợ chỉ còn 80 ÷ 90m
nhằm đẩy nhanh tốc độ khấu gương, để có thể tiếp tục khai thác các lò chợ tại các vỉa
than phía dưới. Từ các phân tích trên cho thấy, các lò chợ còn lại tại vỉa 14.5 mỏ Khe
Chàm III khó có khả năng quy hoạch áp dụng CGH khai thác trong thời gian sắp tới.
Vỉa 14.4 bắt đầu khai thác từ năm 2017 (đến nay đã kết thúc khai thác 07 lò chợ
khu Trung Tâm và khu Tây Nam). Vỉa 14.2 bắt đầu khai thác từ năm 2021 với 01 lò
chợ đã kết thúc tại khu Trung Tâm. Do đó, trữ lượng huy động tại các lò chợ tại 02 vỉa
nói trên còn tương đối lớn, có thể xem xét việc quy hoạch áp dụng công nghệ CGH.
Kết quả của quá trình thăm dò và đào lò tại mỏ Khe Chàm III cho thấy, vỉa 14.1
nằm dưới 14.2 bao gồm chủ yếu các khu vực vỉa mỏng, khó có khả năng áp dụng công
nghệ CGH. Tuy nhiên, vỉa 13.2 (nằm dưới vỉa 14.1) lại có điều kiện địa chất tương đối
ổn định tương tự vỉa 14.2, có thể xem xét quy hoạch áp dụng CGH khai thác.
Từ các phân tích nêu trên, báo cáo giới hạn phạm vi nghiên cứu đánh giá là các
khu vực lò chợ đã được quy hoạch tại các vỉa 14.4, 14.2 và 13.2 mức -350/+25 - mỏ
Khe Chàm III, dự kiến đưa vào khai thác trong giai đoạn 2021 ÷ 2025 và định hướng
đến năm 2030. Từ kết quả đánh giá, sẽ tổng hợp và quy hoạch phần trữ lượng có thể
áp dụng công nghệ cơ giới hóa đồng bộ khai thác đảm bảo khai thác hết thời gian khấu
hao thiết bị theo quy định của Nhà nước.

Học viên: Đào Minh Tùng 41 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

2.4.2. Kết quả đánh giá tổng hợp trữ lượng vỉa than có khả năng áp dụng cơ giới
hóa tại mỏ than Khe Chàm III
2.4.2.1. Tổng hợp trữ lượng các khu vực vỉa than có khả năng áp dụng CGH
Trên cơ sở tài liệu sử dụng và phân tích đề xuất tại mục 2.4.1 , luận văn xác
định được tổng trữ lượng địa chất huy động có khả năng áp dụng công nghệ CGH
đồng bộ tại các lò chợ dự kiến đưa vào khai thác trong giai đoạn 2021 ÷ 2025 và định
hướng đến năm 2030 thuộc các vỉa 14.4, 14.2 và vỉa 13.2 mỏ Khe Chàm III khoảng
7.456.942 tấn, đều đã được thăm dò đạt mức tin cậy trở lên (cấp 121), tương ứng sản
lượng than sạch dự kiến khai thác được 5.942.334 tấn. Tính thêm lượng đá lẫn trong
quá trình khai thác theo quy định của TKV tại Quyết định số 747/QĐ-Vinacomin ngày
07/5/2013, sản lượng than nguyên khai dự kiến khai thác được 6.863.632 tấn, đảm bảo
cho 02 dây chuyền đồng bộ thiết bị CGH hoạt động liên tục đến năm 2030 với công
suất khai thác trung bình là 300.000 tấn/năm . Tổng hợp trữ lượng than huy động áp
dụng CGH tại mỏ Khe Chàm III xem tại bảng 2.7. Chi tiết tổng hợp trữ lượng địa chất
huy động của các khu vực có khả năng áp dụng công nghệ CGH đồng bộ xem tại
bảng 2.8.
Bảng 2.5. Tổng hợp trữ lượng than huy động áp dụng cơ giới hóa
tại mỏ Khe Chàm III

TT Các thông số Đơn vị Giá trị

1 Trữ lượng địa chất huy động T 7.456.942

2 Trữ lượng công nghiệp T 5.942.334

3 Trữ lượng công nghiệp quy đổi than nguyên khai T 6.863.632

4 Trữ lượng than để lại các trụ bảo vệ lò chuẩn bị T 1.144.305

5 Tổn thất do để lại trong không gian thu hồi T 54.671

6 Tổn thất do để lại trong không gian khấu lò chợ T 315.632

7 Tổn thất do công nghệ khai thác T 1.514.608

8 Tỷ lệ tổn thất trung bình % 18%

Trữ lượng địa chất huy động của từng vỉa như sau:
- Tại vỉa 14-4 huy động 4 lò chợ với trữ lượng địa chất huy động 674.015 tấn
(chiếm 9,04% tổng trữ lượng địa chất huy động).
- Tại vỉa 14-2 huy động 10 lò chợ với trữ lượng địa chất huy động 3.043.663
tấn (chiếm 40,82% tổng trữ lượng địa chất huy động).
- Tại vỉa 13-2 huy động 12 lò chợ với trữ lượng địa chất huy động 3.739.264
tấn (chiếm 50,14% tổng trữ lượng địa chất huy động).

Học viên: Đào Minh Tùng 42 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

2.4.2.2. Tổng hợp trữ lượng theo các yếu tố chiều dày, góc dốc vỉa, chiều dài đường
phương lò chợ và quy mô trữ lượng
Để có cơ sở lựa chọn đồng bộ thiết bị CGH phù hợp với điều kiện địa chất kỹ
thuật các khu vực vỉa than huy động khai thác nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng công
nghệ, luận văn tiến hành phân loại trữ lượng địa chất huy động theo các yếu tố: Chiều
dày vỉa; góc dốc vỉa; chiều dài theo phương và quy mô trữ lượng các lò chợ.
Về yếu tố chiều dày vỉa: đây là yếu tố quan trọng quyết định việc lựa chọn chiều
cao làm việc của giàn chống. Tại mỏ Khe Chàm III hiện đang có 02 dây chuyền lò chợ
CGH sử dụng các loại giàn chống như sau: (1) giàn chống mã hiệu ZZ3200/16/26 có
chiều cao làm việc trong phạm vi chiều dày vỉa từ 1,8 ÷ 2,4m, chống giữ trong các lò
chợ khai thác hết chiều dày vỉa; (2) giàn chống mã hiệu ZFY5000/16/28 có chiều cao
làm việc trong phạm vi chiều dày vỉa từ 1,8 ÷ 2,6m, chống giữ trong các lò chợ áp
dụng công nghệ khai thác hạ trần, thu hồi than nóc. Tuy nhiên, than trong vỉa tại mỏ
Khe Chàm III là loại bán antraxit, mềm yếu, bở rời, dễ tụt lở trong quá trình khai thác,
do đó, chiều cao khấu gương của 02 dây chuyền CGH nói trên thường ≤2,6m. Ngoài
ra, tham khảo miền chiều cao làm việc của các giàn chống đang áp dụng tại các mỏ
hầm lò vùng Quảng Ninh (bảng 2.6) cho thấy, chiều cao làm việc nhỏ nhất của giàn
chống thường được chọn là 1,8m (tương ứng với chiều cao kết cấu giàn chống nhỏ
nhất là 1,6m) và chiều cao làm việc lớn nhất ≤3,0m (thường được chọn là 2,6m),
tương ứng với chiều cao kết cấu giàn chống lớn nhất từ 2,8 ÷ 3,2m (ngoại trừ giàn
chống tại Công ty than Dương Huy có chiều cao làm việc lớn nhất đến 3,4m, tuy nhiên
thực tế cũng chỉ chống giữ với chiều cao tối đa là 3,0m). Trên cơ sở các phân tích trên,
kết hợp kinh nghiệm khai thác cơ giới hóa trên thế giới, có xét đến miền làm việc của
các đồng bộ thiết bị cơ giới hóa khai thác phổ biến trên thế giới, luận văn lựa chọn các
miền chiều dày để đánh giá gồm: từ 1,8 ÷ 2,6m, 2,6 ÷ 3,0m và lớn hơn 3,0m.

Bảng 2.6. Chiều cao làm việc của một số giàn chống tại các mỏ hầm lò của TKV

Chiều cao làm việc của Chiều


giàn chống (m) cao
TT Tên công ty chống
Min Max giữ thực
tế, m
I CNKT khấu hết chiều dày vỉa
1 Khe Chàm 1,8 2,4 2,2 ÷ 2,4
2 Quang Hanh 1,4 2,6 2,6
3 Dương Huy 1,8 3,4 2,8
4 Hạ Long 1,6 3,0 2,6

Học viên: Đào Minh Tùng 43 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

II CNKT hạ trần thu hồi than nóc


1 Khe Chàm 1,8 2,6 2,6
2 Vàng Danh 1,8 2,6 2,6
3 Hà Lầm (600.000 T/năm) 1,8 2,6 2,6
- Hà Lầm (1.200.000 T/năm) 2,2 3,0 2,8
4 Mông Dương 2,1 2,9 2,6
Về yếu tố góc dốc vỉa: Đối với lò chợ CGH, điều kiện quan trọng là đảm bảo
góc dốc lớn nhất của khu vực không được vượt quá khả năng làm việc của thiết bị.
Hiện nay, các giàn chống CGH được thiết kế áp dụng cho vỉa thoải đến nghiêng hầu
hết đều có khả năng làm việc ổn định ở góc dốc nhỏ hơn 25, hoặc thuận lợi nhất trong
phạm vi góc dốc <15, mà không cần các cơ cấu chống trôi trượt. Với điều kiện góc
dốc từ 25 ÷ 35, các loại giàn chống sẽ phải trang bị thêm kết cấu chống trôi trượt cho
phép làm việc ổn định ở điều kiện này. Do đó, đối với yếu tố góc dốc vỉa báo cáo phân
chia thành 3 miền góc dốc gồm <15, 15 ÷ 25 và 25 ÷ 35. Chi tiết từ bảng 2.9  2.12
và hình 2.1.

Bảng 2.7. Phân bố trữ lượng huy động theo chiều dày và góc dốc vỉa than

Góc dốc vỉa Chiều dày vỉa, (m)


TT Tổng cộng
(độ) 1,8 ÷ 2,6 2,6 ÷ 3,0 >3,0

15 871.970 2.806.467 3.205.638 6.884.075


1
Tỷ lệ 11,7% 37,6% 42,9% 92,3%

15÷25 0 225,139 347.728 572.867


2
Tỷ lệ 0,0% 3,0% 4,66% 7,7%

25÷35 0 0 0 0
3
Tỷ lệ 0,0% 0,0% 0,0% 0,0%

Tổng cộng, (tấn) 871.970 3.031.606 3.553.366 7.456.942

Tỷ lệ, (%) 11,69% 40,65% 47,65% 100,0%

Học viên: Đào Minh Tùng 44 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

3,205,638
3,500,000 2,806,467

3,000,000
Trữ lượng ĐCHĐ, tấn

2,500,000

2,000,000

1,500,000 225,139 347,728


871,970
0
1,000,000 15 - 25

500,000
<15
0
1,8 - 2,6 2,6 - 3,0 > 3,0
Chiều dày vỉa, m
Hình 2.2. Phân bố trữ lượng theo miền chiều dày và góc dốc vỉa

Bảng 2.8. Phân bố trữ lượng huy động theo chiều dài theo phương lò chợ

Tổng cộng
Chiều dài theo phương (m)
Trữ (tấn)
lượng
< 300 300 ÷ 500 500 ÷ 700 700 ÷ 1000 > 1000
(tấn)
342.261 3.586.957 3.074.326 453.397 0 7.456.942

Tỷ lệ (%) 4,6% 48,1% 41,2% 6,1% 0,0% 100,0%

Bảng 2.9. Phân bố trữ lượng huy động theo chiều dài hướng dốc lò chợ

Chiều dài trung bình của lò chợ theo hướng dốc


(m) Tổng cộng (tấn)
Trữ lượng
(tấn) 80 ÷ 100 100 ÷ 120

221.371 7.235.571 7.456.942

Tỷ lệ (%) 3,0% 97,0% 100,0%

Bảng 2.10. Phân bố trữ lượng huy động theo quy mô trữ lượng lò chợ

Trữ lượng huy động lò chợ (nghìn tấn) Tổng cộng


Trữ
lượng < 200 200 ÷ 300 300 ÷500 > 500 (tấn)
(tấn)
1.068.416 2.191.968 4.196.557 0 7.456.942

Tỷ lệ (%) 14,3% 29,4% 56,3% 0,0% 100,0%

Học viên: Đào Minh Tùng 45 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

Kết quả phân loại trữ lượng theo các yếu tố trên cho thấy:
- Theo yếu tố chiều dày vỉa: Trữ lượng địa chất huy động tập trung chủ yếu
trong phạm vi miền chiều dày vỉa trung bình 1,8÷3,0m là 3.903.576 tấn, chiếm 52,3%;
miền chiều dày vỉa lớn hơn 3,0m có trữ lượng 3.553.366 tấn, chiếm 47,7%.
- Theo yếu tố góc dốc vỉa: Trữ lượng địa chất huy động tập trung chủ yếu trong
phạm góc dốc vỉa 15o là 6.884.075 tấn, chiếm 92,3%; phần trữ lượng còn lại tập
trung trong miền góc dốc vỉa 15 ÷ 25o là 572.867 tấn, chiếm 7,7%.
- Theo tổ hợp góc dốc và chiều dày vỉa: Trữ lượng huy động tập trung chủ yếu
trong phạm vi miền chiều dày vỉa 2,6÷3,0m, góc dốc 15o có trữ lượng khoảng
2.806.467 tấn, chiếm 37,6%; phạm vi miền chiều dày vỉa lớn hơn 3,0m, góc dốc vỉa
15o có trữ lượng khoảng 3.205.638 tấn, chiếm 43,0%; phạm vi chiều dày vỉa 1,8
÷2,6m, góc dốc 15o có trữ lượng khoảng 871.970 tấn, chiếm 11,7%.
- Theo yếu tố chiều dài đường phương lò chợ: Trữ lượng huy động tập trung
chủ yếu ở các diện lò chợ có phạm vi chiều dài đường phương 300 ÷ 500m với trữ
lượng 3.586.957 tấn, chiếm 48,1%; phạm vi 500 ÷ 700m với trữ lượng 3.074.326 tấn,
chiếm 41,2%; phần còn lại thuộc phạm vi chiều dài đường phương lò chợ lớn hơn
700m với trữ lượng 453.397 tấn, chiếm 6,1% và nhỏ hơn 300m có trữ lượng 342.261
tấn, chỉ chiếm 4,6%.
- Theo yếu tố chiều dài trung bình của lò chợ theo hướng dốc: Trữ lượng huy
động tập trung chủ yếu ở các lò chợ có chiều dài theo hướng dốc từ 100 ÷ 120m với
trữ lượng 7.235.571 tấn, chiếm 97,0%, phạm vi từ 80 ÷ 100m với trữ lượng khoảng
221.371 tấn, chiếm 3,0%.

2.5. Nhận xét


Kết quả đánh giá đặc điểm điều kiện địa chất các vỉa than khu mỏ Khe Chàm III
- Công ty than Khe Chàm cho thấy, tổng trữ lượng than sạch địa chất có thể áp dụng
công nghệ CGH đồng bộ tại các lò chợ dự kiến đưa vào khai thác trong giai đoạn 2021
÷ 2025, định hướng đến năm 2030 thuộc các vỉa 14.4, 14.2 và vỉa 13.2 mỏ Khe Chàm
III là 7.456.942 tấn, tương ứng với sản lượng than sạch dự kiến khai thác được
5.942.334 tấn, sản lượng than nguyên khai dự kiến khai thác được 6.863.632 tấn, phần
trữ lượng trên đã được thăm dò đạt cấp 121 và phân bố từ mức -350/+25 thuộc vỉa
14.4, 14.2 và 13.2 khu mỏ Khe Chàm III. Các khu vực dự kiến áp dụng công nghệ
CGH đồng bộ có chiều dày toàn vỉa thay đổi từ 1,83 ÷ 3,86m, trung bình 2,96m. Vỉa
thuộc loại tương đối ổn định về chiều dày, mức độ biến động chiều dày từ Vm = 7 ÷
35%. Vỉa có cấu tạo phức tạp, trong vỉa có 0 ÷ 2 lớp kẹp, tổng chiều dày từ 0 ÷ 0,62m,
trung bình 0,13m, thành phần đá kẹp là sét kết, sét than, than bẩn đôi chỗ là bột kết.
Góc dốc vỉa thay đổi từ 2 ÷ 19o, trung bình 9o, vỉa thuộc loại ổn định trung bình đến ổn
định về góc dốc với mức độ biến động góc dốc từ Vα = 12 ÷ 35%, trung bình 26%. Đá
vách, trụ trực tiếp chủ yếu là bột kết, thuộc loại ổn định. Với điều kiện địa chất vỉa như

Học viên: Đào Minh Tùng 46 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

trên, tương đối phù hợp cho việc áp dụng công nghệ CGH đồng bộ để khai thác. Các
kết quả đánh giá, tổng hợp điều kiện địa chất sẽ là cơ sở đầu vào quan trọng, định
hướng cho công tác đề xuất công nghệ khai thác phù hợp cho từng khu vực có khả
năng áp dụng cơ giới hóa thuộc các vỉa than trong khoáng sàng mỏ than Khe Chàm III.
Bên cạnh những thuận lợi về điều kiện địa chất, việc áp dụng công nghệ CGH
đồng bộ tại mỏ Khe Chàm III có một số vấn đề cần phải quan tâm và giải quyết trong
thời gian tới như: (1) Khoảng cách địa tầng giữa các vỉa than ngắn, dao động trong
khoảng 30 ÷ 55m. Do đó, việc cân đối và huy động số lượng lò chợ khai thác đồng
thời trên các vỉa sẽ khó khăn; (2) Áp lực tác động lên các đường lò lớn, nên các đường
lò chuẩn bị sản xuất thường xuyên bị nén bẹp phải thực hiện chống xén lại nhiều; (3)
Mỏ Khe Chàm III có điều kiện địa chất phức tạp (mỏng vỉa, góc dốc vỉa biến đổi…)
do đó sẽ gây bất lợi trong quá trình áp dụng CGH khai thác; (4) Điều kiện địa chất
thủy văn tại mỏ Khe Chàm III thuộc loại phức tạp, do vậy Công ty thường xuyên tổ
chức thăm dò mức độ ảnh hưởng của nước đến quá trình đào lò và khai thác lò chợ.
Những khó khăn trên sẽ làm tăng công đoạn trong quá trình khai thác, giảm công suất
và NSLĐ của lò chợ. Do đó, để việc áp dụng công nghệ CGH mang lại hiệu quả, hạn
chế rủi ro, trong quá trình tính toán lựa chọn đồng bộ thiết bị phải xem xét khả năng
thích ứng với điều kiện các vỉa than huy động của khu mỏ Khe Chàm III - Công ty
than Khe Chàm.

Học viên: Đào Minh Tùng 47 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

CHƯƠNG 3:
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ, CƠ GIỚI HOÁ KHAI THÁC
PHÙ HỢP VỚI TỪNG VỈA THAN TẠI MỎ KHE CHÀM III
Dự án khai thác hầm lò mỏ Khe Chàm III, với 07 vỉa than được huy động vào
khai thác gồm vỉa 14.5, 14.4, 14.2, 14.1, 13.2, 13.1 và vỉa 12, trong đó, chỉ có vỉa 14.5
là vỉa dày, dự kiến kết thúc khai thác vào năm 2025. Theo kế hoạch giai đoạn 2021 
2025, định hướng 2030, Công ty sẽ tập trung khai thác tại các vỉa 14.4, 14.2 và vỉa
13.2 - đây đều là các vỉa than dày trung bình đến dày (do một số khu vực vỉa dày cục
bộ đến 5,96m), góc dốc thoải đến nghiêng. Kết quả đánh giá tại Chương 1 cho thấy,
hiện nay tại mỏ Khe Chàm III đang có 02 dây chuyền lò chợ CGH đồng bộ đang hoạt
động khai thác đồng thời, bao gồm (1) dây chuyền CGH đồng bộ khấu hết chiều dày
vỉa được đầu tư từ năm 2005 và (2) dây chuyền CGH đồng bộ có kết cấu hạ trần thu
hồi than nóc được đầu tư từ năm 2016. Trên cơ sở kế hoạch khai thác và thiết bị hiện
có của mỏ, luận văn đề xuất công nghệ CGH phù hợp với sản trạng vỉa tại mỏ Khe
Chàm III giai đoạn sắp tới như sau:

3.1. Đối với dây chuyền CGH số 2


3.1.1. Sơ đồ công nghệ
Thực tế cho thấy, đồng bộ thiết bị dây chuyền CGH số 2 vẫn hoạt động tốt, ổn
định, có thể tiếp tục huy động phục vụ khai thác các lò chợ CGH tại vỉa 14.2 và vỉa
13.2 trong giai đoạn 2021 ÷ 2025, định hướng đến năm 2030 mà không cần phải đầu
tư thay thế hoặc bổ sung. Do đó, báo cáo đề xuất sử dụng lại đồng bộ thiết bị này để
tiếp tục phục vụ khai thác các lò chợ tại mỏ Khe Chàm III trong giai đoạn sắp tới.
Theo đó, đồng bộ thiết bị CGH số 2 sẽ được sử dụng trong 02 sơ đồ công nghệ tùy
theo sản trạng vỉa của từng lò chợ huy động áp dụng:
(1) Sơ đồ công nghệ khai thác cột dài theo phương, lò chợ trụ hạ trần thu hồi
than nóc: áp dụng trong điều kiện khai thác các vỉa than dày, dốc thoải đến nghiêng.
Đây là sơ đồ công nghệ CGH đã được áp dụng tại lò chợ 14.5-5 mỏ Khe Chàm III từ
năm 2016  2019 nên báo cáo sẽ không đề cập chi tiết đến sơ đồ công nghệ này.
(2) Sơ đồ công nghệ khai thác cột dài theo phương, khấu hết chiều dày vỉa trong
điều kiện vỉa than dày trung bình, dốc thoải đến nghiêng: tương tự với sơ đồ công nghệ
đề xuất áp dụng cho dây chuyền CGH số 1 sẽ được trình bày chi tiết tại mục 3.2.
3.1.2. Đồng bộ thiết bị
Đồng bộ thiết bị lò chợ CGH dây chuyền số 2 gồm 102 giàn trung gian
ZFY5000/16/28; 06 giàn quá độ ZFG6200/17/30; 01 máy khấu MG150/375-WD; 02
máng cào SGZ630/2x132; 01 trạm bơm nhũ hóa BRW200/31,5 và 01 cầu chuyền tải
SZZ730/132. Giàn chống có cơ cấu hạ trần thu hồi than nóc, đã phục vụ khai thác tại
lò chợ 14.5-5, vỉa 14.5. Tuy nhiên, do điều kiện địa chất phức tạp, lò chợ đã dừng khai
thác và thu rút thiết bị lên mặt bằng sửa chữa, đại tu năm 2019. Hiện nay dây chuyền

Học viên: Đào Minh Tùng 48 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

lò chợ CGH số 2 đang khai thác tại vỉa 14.2 có chiều dày trung bình, góc dốc thoải đến
nghiêng.

3.2. Đối với dây chuyền CGH số 1


Đồng bộ thiết bị lò chợ CGH số 1 được đầu tư từ năm 2005 tại mỏ Khe Chàm I
bao gồm 89 giàn chống ZZ3200/16/26; 01 máy khấu than MG150/375; 01 máng cào
SGZ630/2x110 và 01 trạm bơm nhũ hóa BRW200/31,5. Tuy nhiên, sau hơn 16 năm
khai thác, đến nay đã hết khấu hao, một số thiết bị như tổ hợp điều khiển, hệ thống ống
van cung cấp dịch, cột chống, tấm chắn gương, thiết bị vận tải, máy khấu… đã bị hỏng
hóc và không còn hiệu quả sử dụng. Do đó, cần thiết phải nghiên cứu đầu tư bổ sung
01 dây chuyền lò chợ CGH đồng bộ mới thay thế cho dây chuyền CGH số 1 đã hết
khấu hao, nhằm góp phần đảm bảo kế hoạch sản lượng ngày một tăng của Công ty giai
đoạn 2021  2025, định hướng đến năm 2030. Trên cơ sở đó, trong nội dung này, báo
cáo sẽ tiến hành tính toán lựa chọn các thông số sơ đồ công nghệ, đồng bộ thiết bị
CGH khai thác các vỉa than dày trung bình, góc dốc thoải đến nghiêng phù hợp với
điều kiện mỏ Khe Chàm III, dự kiến thay thế dây chuyền CGH số 1 đã hết khấu hao.

3.2.1. Tính toán lựa chọn thông số sơ đồ công nghệ khai thác cơ giới hoá phù hợp
với điều kiện địa chất - kỹ thuật mỏ Khe Chàm III
3.2.1.1. Lựa chọn chiều dài lò chợ theo phương
Chiều dài lò chợ theo phương lớn sẽ cho phép giảm thời gian gián đoạn sản
xuất do chuyển diện khai thác, nâng cao tính liên tục, từ đó đảm bảo duy trì ổn định
công suất lò chợ. Tuy nhiên, chiều dài theo phương lò chợ phụ thuộc vào điều kiện sản
trạng vỉa than huy động khai thác. Trên cơ sở hiện trạng và kế hoạch khai thông, chuẩn
bị của Công ty, các lò chợ huy động áp dụng công nghệ CGH đồng bộ được thiết kế
với chiều dài trung bình theo phương thay đổi từ 290 ÷ 675m, trung bình 550m (chi
tiết xem bảng 2.8). Với chiều dài theo phương của các lò chợ trên hoàn toàn phù hợp
với sản trạng vỉa than và thuận lợi cho việc áp dụng công nghệ khai thác CGH đồng
bộ.
3.2.2.2. Lựa chọn chiều dài lò chợ theo hướng dốc
* Lựa chọn chiều dài lò chợ hợp lý theo điều kiện địa chất mỏ
Hiệu quả công nghệ khai thác cơ giới hóa đồng bộ phụ thuộc rất lớn vào thông
số chiều dài theo hướng dốc của lò chợ. Theo kinh nghiệm áp dụng công nghệ tại một
số nước trên thế giới, các lò chợ cơ giới hóa đồng bộ khi áp dụng trong các khu vực có
điều kiện địa chất thuận lợi, trữ lượng than lớn thường được thiết kế với chiều dài theo
hướng dốc từ 150  200m. Đối với các lò chợ cơ giới hóa đồng bộ áp dụng cho điều
kiện địa chất kém thuận lợi hơn, trữ lượng tại khu vực lò chợ không lớn, chiều dài lò
chợ thường được thiết kế nhỏ hơn và phổ biến trong phạm vi từ 100  120m nhằm đạt
được hiệu quả khai thác tốt nhất.
Tại các mỏ hầm lò trong nước, chủ yếu áp dụng công nghệ CGH đồng bộ thiết

Học viên: Đào Minh Tùng 49 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

bị hạng trung (01 lò chợ tại Quang Hanh, 01 lò chợ Khe Chàm và 01 lò chợ Dương
Huy), chỉ có 01 dây chuyền đồng bộ thiết bị CGH hạng nhẹ tại Hạ Long (công suất
thiết kế 300.000 tấn/năm). Các lò chợ CGH nói trên được chuẩn bị với chiều dài lò
chợ theo hướng dốc từ 80  153m, trung bình 120m. Trong đó, các lò chợ tại Công ty
than Quang Hanh có chiều dài theo hướng dốc trung bình 82m; chiều dài lò chợ trung
bình tại Công ty than Dương Huy là 153m và tại Công ty than Hạ Long là 120m. Quá
trình áp dụng công nghệ tại các mỏ cho thấy, với chiều dài của lò chợ CGH như trên
tương đối phù hợp với điều kiện địa chất và đồng bộ thiết bị CGH, phát huy được tối
đa khả năng làm việc của dây chuyền đồng bộ thiết bị CGH.
Tại Công ty than Khe Chàm, các khu vực huy động áp dụng công nghệ CGH
đồng bộ là các lò chợ duy trì sản xuất đã được Công ty huy động vào khai thác giai
đoạn từ năm 2021 ÷ 2025 từ mức -350/-170. Với mức khai thác này có chiều dài theo
hướng dốc khoảng 150m, trong quá trình khai thác Công ty chuẩn bị bằng các đường
lò dọc vỉa đào trong than, chiều dài theo hướng dốc của mỗi lò chợ CGH dự kiến từ
130  150m. Như đã đề cập tại Chương 1, các lò chợ của dây chuyền CGH số 1 có
chiều dài trung bình 130m. Tuy nhiên thực tế khai thác tại vỉa 14.4 cho thấy, điều kiện
địa chất của mỏ Khe Chàm III tương đối phức tạp (xuất hiện vùng vỉa mỏng, đứt gãy,
ảnh hưởng của nước…) lò chợ CGH đã phải cắt ngắn chiều dài lò chợ theo hướng dốc,
cụ thể: chiều dài lò chợ 14.4-1 chỉ còn 65m, LC 14.4.1-1 là 80m, LC 14.4-1a là 120m.
Với điều kiện địa chất khu mỏ Khe Chàm III thực tế nói trên, việc quy hoạch các lò
chợ có chiều dài trung bình 120m sẽ có nhiều ưu điểm hơn lò chợ dài (>120m). Cụ thể
như: (1) Chiều dài lò chợ ngắn hơn, nên tốc độ tiến gương lò chợ nhanh hơn so với lò
chợ dài; (2) Khối lượng thiết bị đầu tư nhỏ hơn các lò chợ có chiều dài lớn, nên giảm
được tổng mức đầu tư; (3) Chiều dài lò chợ ngắn hơn sẽ phù hợp với điều kiện vỉa
biến động về chiều dày, góc dốc cũng như các điều kiện địa chất, kỹ thuật mỏ khác
tương đối phức tạp tại mỏ Khe Chàm III. Do đó, việc lựa chọn chiều dài lò chợ ngắn
sẽ giảm rủi ro về biến động điều kiện địa chất khi áp dụng công nghệ. Các lò chợ có
chiều dài lớn sẽ có mức độ tập trung hóa sản xuất cao; thời gian chuyển diện lò chợ sẽ
ít hơn; trong điều kiện thuận lợi, hiệu quả đầu tư sẽ cao hơn. Tuy nhiên, không phù
hợp với điều kiện địa chất vỉa phức tạp, mất nhiều thời gian xử lý sự cố khi vỉa biến
động mạnh về chiều dày và góc dốc.
Như vậy, trên cơ sở kinh nghiệm áp dụng công nghệ CGH đồng bộ tại các mỏ
hầm lò trên thế giới và trong nước, điều kiện sản trạng vỉa than, hiện trạng khai thông,
chuẩn bị tại các khu vực lò chợ huy động áp dụng công nghệ CGH và đặc tính kỹ thuật
của đồng bộ thiết bị CGH dự kiến lựa chọn, báo cáo chọn chiều dài lò chợ theo hướng
dốc trung bình 120m.
* Lựa chọn chiều dài lò chợ hợp lý theo công suất lò chợ
Để có thêm cơ sở lựa chọn được chiều dài lò chợ CGH đồng bộ phù hợp với mỏ
than Khe Chàm III - Công ty than Khe Chàm, báo cáo sẽ tính toán, xác định chiều dài

Học viên: Đào Minh Tùng 50 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

lò chợ theo điều kiện sản trạng vỉa than huy động, đồng thời đảm bảo đáp ứng công
suất yêu cầu của lò chợ. Cụ thể, với điều kiện các lò chợ huy động áp dụng công nghệ
CGH đồng bộ, để đạt công suất lò chợ trung bình 300.000 tấn/năm, chiều dài lò chợ
theo hướng dốc phải thỏa mãn điều kiện sau:
Alc
Ld  ,m
ncd  LP  mk   (3.6)
Trong đó:
Ld - Chiều dài theo hướng dốc lò chợ (m);
Alc - Công suất trung bình dự kiến của lò chợ, Alc = 300.000 (tấn/năm);
LP - Chiều dài theo phương lò chợ, (m). Lấy giá trị bình quân chiều dài theo
phương của các lò chợ huy động, LP = 550 (m);
ncd - Số lần chuyển diện của lò chợ trong 1 năm, trung bình 1,0 lần/năm;
mk - Chiều dày vỉa khai thác trung bình, (m). Báo cáo lựa chọn chiều dày vỉa
khai thác trung bình của các lò chợ huy động vào áp dụng công nghệ CGH tại mỏ Khe
Chàm III, mk = 3,0 (m);
 - Tỷ trọng than nguyên khai lò chợ (lấy trung bình của các lò chợ CGH),  =
1,65 tấn/m3.
300.000
Thay số: 𝐿𝑑 ≥ = 110,2 (m)
1,0×550×3,0×1,65

Theo kết quả tính toán, việc luận văn lựa chọn chiều dài lò chợ theo hướng dốc
cho điều kiện mỏ than Khe Chàm III là 120m là phù hợp.

3.2.2. Lựa chọn đồng bộ thiết bị cơ giới hoá phù hợp với điều kiện địa chất - kỹ
thuật mỏ than Khe Chàm III
Đồng bộ thiết bị lò chợ cơ giới hóa bao gồm 3 loại thiết bị chính là: Giàn chống,
máy khấu than, máng cào. Ngoài ra, còn một số thiết bị khác như trạm bơm dung dịch
nhũ hóa, trạm bơm phun sương, hệ thống đường ống cấp dịch, v.v... Công tác tính toán
lựa chọn đồng bộ thiết bị cơ giới hóa phù hợp với điều kiện địa chất - kỹ thuật mỏ than
Khe Chàm III cụ thể như sau:
3.2.3.1. Tính toán lựa chọn giàn chống
* Lựa chọn kiểu giàn chống
a. Phân tích so sánh các kiểu giàn chống
Giàn chống là thiết bị quan trọng, có tác dụng chống giữ lò chợ và điều khiển
phá hoả đá vách; che chắn và bảo vệ không gian làm việc của lò chợ. Theo tính năng
chống giữ, các giàn chống được chia thành bốn kiểu gồm: kiểu đỡ (hình 3.3c), kiểu
chắn (hình 3.3d), kiểu chắn - đỡ (hình 3.3a) và kiểu đỡ - chắn (hình 3.3b).

Học viên: Đào Minh Tùng 51 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ
2 2
2 2 2 2
2 4 4 4 4 4
4 4 4 4
4
3 3 3
3 1 1 3 3 3 1 3 3 1 3 33
1 1 3

2  L4 L2 L2L4 L4 L2  L4

a. Giàn chống b. Giàn chống c. Giàn chống d. Giàn chống


kiểu chắn - đỡ kiểu đỡ - chắn kiểu đỡ kiểu chắn

Hình 3.1. Phân loại giàn chống tự hành theo kết cấu

Giàn chống kiểu chắn là giàn chống có tính năng che chắn là chủ yếu, thường
được sử dụng cho điều kiện đất đá vách (hoặc than nóc) mềm yếu và độ sâu khai thác
nhỏ, phù hợp trong lò chợ vỉa dày chia lớp để khai thác. Ở các vỉa mỏng đến dày trung
bình khi tiết diện không gian gương khấu nhỏ thường sử dụng giàn chống kiểu đỡ. Đặc
điểm của giàn chống loại này tính năng chống đỡ là chủ yếu, không có kết cấu tay
biên, sử dụng bốn cột thuỷ lực chịu lực chính chống vào xà nóc theo hướng thẳng
đứng. Do đó, khả năng che chắn đất đá từ vùng phá hoả vào không gian khai thác lò
chợ hạn chế.
Các giàn chống hỗn hợp kiểu chắn - đỡ hoặc đỡ - chắn là các kiểu giàn chống
có miền áp dụng rộng nhất do khả năng thích ứng với nhiều điều kiện địa chất mỏ
khác nhau. Đặc điểm chung của hai loại giàn chống này như sau:
(1) Về kết cấu: có kết cấu tay biên giữa đế giàn và xà che chắn; Xà nóc có thể
dài hơn hoặc ngắn hơn so với xà che chắn;
(2) Về tính năng chống đỡ và che chắn: tương đối cân bằng, phù hợp với lò chợ
có điều kiện đá vách (hoặc than nóc) từ dễ sập đổ đến khó sập đổ.
Sự khác nhau cơ bản về kết cấu của 2 kiểu giàn chống này như sau:
- Giàn chống loại chắn - đỡ: sử dụng hai cột thuỷ lực chịu lực chính chống vào
xà nóc; kích cân bằng liên kết giữa xà che chắn và xà nóc hoặc giữa đế và xà che chắn.
- Giàn chống loại đỡ - chắn: sử dụng bốn cột thuỷ lực chịu lực chính được
chống vào xà nóc; thông thường không có kích cân bằng.
Trong thời gian qua, 2 kiểu giàn chống nói trên được sử dụng tương đối rộng rãi
tại các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh (bảng 3.4). Theo đó, các giàn chống kiểu đỡ
- chắn thường được sử dụng trong các sơ đồ công nghệ khai thác hạ trần thu hồi than
nóc như tại Hà Lầm, Vàng Danh, Mông Dương. Trong sơ đồ công nghệ khai thác khấu
hết chiều dày vỉa, các mỏ than thường áp dụng giàn chống kiểu chắn - đỡ, tuy nhiên
đối với Công ty than Khe Chàm đã và đang sử dụng giàn chống kiểu đỡ - chắn hơn 16
năm nay tại mỏ Khe Chàm I và mỏ Khe Chàm III.

Học viên: Đào Minh Tùng 52 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

Bảng 3.1. Các loại giàn chống áp dụng tại các mỏ hầm lò của TKV
Loại giàn
TT Tên công ty Đặc điểm Xuất xứ
chống
I Khai thác các vỉa than dày trung bình, dốc thoải đến nghiêng
04 cột chống; Trung Quốc
1 Khe Chàm Đỡ - chắn Không có kích cân
bằng
02 cột chống; Trung Quốc
2 Dương Huy Chắn - đỡ
Có kích cân bằng
02 cột chống; Trung Quốc
3 Quang Hanh Chắn - đỡ
Có kích cân bằng
02 cột chống; Trung Quốc
4 Hạ Long Chắn - đỡ
Có kích cân bằng
II Khai thác các vỉa than dày, dốc thoải đến nghiêng
02 cột chống; Trung Quốc
1 Khe Chàm Chắn - đỡ
Có kích cân bằng
04 cột chống; Trung Quốc
Hà Lầm
2 Đỡ - chắn Không có kích cân
(600.000 T/năm)
bằng
04 cột chống; Trung Quốc
Hà Lầm
3 Đỡ - chắn Không có kích cân
(1.200.000 T/năm)
bằng
04 cột chống; Trung Quốc
4 Vàng Danh Đỡ - chắn Không có kích cân
bằng
04 cột chống; Trung Quốc
5 Mông Dương Đỡ - chắn Không có kích cân
bằng

Từ các phân tích trên cho thấy, hiện nay các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh
đang sử dụng rộng rãi các loại giàn chống xuất xứ từ Trung Quốc, bởi sự đa dạng về
chủng loại và tương đối phù hợp với các điều kiện địa chất sản trạng vỉa, như góc dốc
theo đường phương, theo hướng dốc, đặc điểm đá vách, đá trụ vỉa than… khác nhau.
Trong điều kiện các vỉa than có góc dốc thoải đến nghiêng, về cơ bản có thể áp dụng 2
kiểu giàn chống gồm: giàn chống kiểu chắn - đỡ 02 cột chống (hình 3.4a) và giàn
chống đỡ - chắn 04 cột chống (hình 3.4b). Các kiểu giàn chống nói trên có đặc điểm

Học viên: Đào Minh Tùng 53 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

chung là đều bao gồm các bộ phận chính sau: (1) xà nóc, (2) xà phá hoả, (3) tay biên,
(4) cột chống, (5) đế giàn chống. Chi tiết kết quả so sánh các ưu, nhược điểm của giàn
chống kiểu chắn đỡ 2 cột và giàn chống đỡ chắn 4 cột xem tại bảng 3.5.

a) Giàn chống chắn đỡ 2 cột b) Giàn chống đỡ chắn 4 cột


Hình 3.2. Giàn chống đỡ chắn 4 cột và chắn đỡ 2 cột - chống giữ các lò chợ
khai thác các vỉa dày trung bình, thoải đến nghiêng
b. Kinh nghiệm áp dụng các loại giàn chống khai thác trong điều kiện vỉa dày trung
bình, thoải đến nghiêng tại các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh
Như đã đề cập ở các nội dung trên, hiện nay có 04 đơn vị sản xuất than hầm lò
của TKV áp dụng các giàn chống CGH trong sơ đồ công nghệ khai thác khấu hết chiều
dày vỉa, bao gồm Khe Chàm, Quang Hanh, Dương Huy và Hạ Long. Đặc tính kỹ thuật
của từng loại giàn chống xem tại bảng 3.6. Trong đó, các Công ty (Quang Hanh,
Dương Huy và Hạ Long) áp dụng giàn chống kiểu chắn - đỡ 02 cột chống, còn Công
ty than Khe Chàm sử dụng giàn chống kiểu đỡ - chắn 04 cột chống. So sánh các thông
số kỹ thuật chính của 02 kiểu giàn chống nói trên xem tại bảng 3.7.
Bảng 3.2. Đặc tính kỹ thuật của các loại giàn chống áp dụng trong khai thác
khấu hết chiều dày vỉa, góc dốc thoải đến nghiêng
Trị số
TT Thông số kỹ thuật Đơn vị Khe Chàm Dương Huy Hạ Long
Quang Hanh
Giàn trung gian Giàn quá độ Giàn trung gian Giàn quá độ Giàn trung gian Giàn quá độ
1 Mã hiệu giàn chống ZZ3200/16/26 ZT3200/16/26 ZYQ3600/12/28 ZY3200/16/36 ZYG3200/16/36 ZY2400/14/32Q ZYG2400/14/32Q
2 Loại giàn chống Đỡ - Chắn Đỡ - Chắn Chắn - Đỡ Chắn - Đỡ Chắn - Đỡ Chắn - Đỡ Chắn - Đỡ
3 Chiều cao giàn chống mm 1600 ÷ 2600 1600 ÷ 2600 1200 ÷ 2800 1600 ÷ 3600 1600 ÷ 3600 1400 ÷ 3200 1900  3100
4 Chiều rộng giàn chống mm 1420 ÷ 1590 1420 ÷ 1590 1430 ÷ 1600 1430 ÷ 1600 1420 ÷ 1590 1430  1600 1430  1600
5 Chiều dài giàn chống mm 4410 4410 5140 5541 5541 5000 -
6 Khoảng cách tâm mm 1500 1500 1500 1500 1500 1500 1500
7 Lực chống ban đầu KN 2532 2532 2616 2617 2617 1978 1978
8 Lực chống công tác KN 3200 3200 3600 3200 3200 2400 2400
9 Cường độ chống giữ MPa 0.62 0.62 0.53 0.6 0.6 0,4  0,465 0,4  0,465
10 Cường độ chống nén nền MPa 1.96 1.96 1.15 1.78 1.78 1,2 1,2
11 Áp suất trạm bơm MPa 31.5 31.5 31.5 31.5 31.5 31.5 31.5
12 Khối lượng giàn chống tấn 9.8 9.8 11.5 12 12.5 8,4 8,4

Học viên: Đào Minh Tùng 54 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

Bảng 3.3. So sánh đặc tính kỹ thuật các loại giàn chống áp dụng trong khai thác
khấu hết chiều dày vỉa, góc dốc thoải đến nghiêng tại các mỏ hầm lò của TKV

Các giàn chống chắn - đỡ Giàn chống đỡ -


Đơn 02 cột chống tại Quang chắn 04 cột
TT Thông số kỹ thuật
vị Hanh, Dương Huy và Hạ chống tại Khe
Long Chàm

1 Chiều cao giàn chống mm 1200 ÷ 3600 1600 ÷ 2600

2 Chiều rộng giàn chống mm 1420 ÷ 1600 1420 ÷ 1590

3 Chiều dài giàn chống mm 5000 ÷ 5541 4410

4 Khoảng cách tâm mm 1500 1500

5 Lực chống ban đầu KN 1978 ÷ 2617 2532

6 Lực chống công tác KN 2400 ÷ 3600 3200

7 Cường độ chống giữ MPa 0,53 ÷ 0,6 0,62

Cường độ chống nén


8 MPa 1,15 ÷ 1,78 1,96
nền

9 Áp suất trạm bơm MPa 31,5 31,5

10 Khối lượng giàn chống tấn 8,4 ÷ 12,5 9,8

Hình ảnh các giàn chống áp dụng tại các lò chợ khấu hết chiều dày vỉa, dốc
thoải đến nghiêng tại một số mỏ hầm lò của TKV xem tại hình 3.8.

a. Giàn chống ZZ3200/16/26 b. Giàn chống ZY3200/16/36


- Công ty than Khe Chàm - Công ty than Dương Huy

Học viên: Đào Minh Tùng 55 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

c. Giàn chống ZQY-3600/12/28 d. Giàn chống ZY2400/14/32Q


- Công ty than Quang Hanh - Công ty than Hạ Long
Hình 3.3. Hình ảnh một số giàn chống khấu hết chiều dày vỉa
tại các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh
Trên cơ sở tổng hợp tại bảng 3.7 và hình 3.8, báo cáo tiến hành so sánh về các
thông số kỹ thuật và kết cấu giữa giàn chống 04 cột chống đang áp dụng tại Công ty
than Khe Chàm và các giàn chống 02 cột chống đang áp dụng tại các mỏ than hầm lò
khác của TKV, chi tiết tại bảng 3.8. Kết quả so sánh cho thấy, (1) về kích thước và
khối lượng của giàn chống ZZ3200/16/26 tại Công ty than Khe Chàm nhỏ gọn hơn,
thuận lợi cho công tác vận chuyển, lắp đặt và thu hồi khi chuyển diện. Nguyên nhân là
do so với các giàn chống 02 cột khác áp dụng tại các mỏ hầm lò của TKV, giàn chống
tại Công ty than Khe Chàm có phạm vi chiều cao làm việc nhỏ, chỉ từ 1,6 ÷ 2,6m, sử
dụng xi lanh 01 cấp hành trình; (2) cường độ chống giữ của giàn ZZ3200/16/26 sử
dụng 04 cột chống tốt hơn so với các giàn chống 02 cột. Ngoài ra, giàn chống của
Công ty than Khe Chàm được sản xuất năm 2005 nên so với các giàn chống thế hệ
mới được chế tạo trong những năm gần đây, giàn chống ZZ3200/16/26 không có các
kết cấu hỗ trợ như: xà nóc không có kết cấu thò thụt, đế giàn chống không có kết cấu
hỗ trợ nâng đế.
Đánh giá khả năng làm việc của các loại giàn chống khai thác trong điều kiện
vỉa dày trung bình, thoải đến nghiêng tại các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh trong
thời gian qua cho thấy, về cơ bản, giàn chống được triển khai trong các dự án đã được
phân tích lựa chọn rất bài bàn và đúng trình tự. Từ phân tích điều kiện địa chất, kỹ
thuật, kinh tế, đến tham vấn chuyên gia trong và ngoài nước (Trung Quốc). Các giàn
chống lựa chọn đảm bảo yêu cầu về khả năng chống giữ trong quá trình khai thác lò
chợ. Trong quá trình áp dụng thử nghiệm, các giàn chống làm việc ổn định, hệ thống
thủy lực hoạt động tốt, các piston không bị rò rỉ dịch, đáp ứng tốt yêu cầu chống giữ
không gian lò chợ, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị làm việc.

Học viên: Đào Minh Tùng 56 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

c. Lựa chọn kiểu giàn chống phù hợp với các lò chợ dự kiến áp dụng CGH tại mỏ Khe
Chàm III
Trên cơ sở các phân tích so sánh về mặt lý thuyết và thực tế áp dụng các loại
giàn chống CGH tại các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh trong thời gian qua cho thấy, đối
với mỗi kiểu giàn chống chắn - đỡ 02 cột chống hay đỡ - chắn 04 cột chống có những
ưu và nhược điểm riêng. Để lựa chọn kiểu giàn chống phù hợp cần xem xét đến các
đặc điểm cụ thể của từng khu vực dự kiến áp dụng CGH.
Đối với điều kiện mỏ than Khe Chàm III, nếu sử dụng giàn chống chắn - đỡ 02
cột chống có những ưu, nhược điểm sau: Ưu điểm: (1) Kích thước, khối lượng giàn
chống nhỏ gọn hơn; (2) Không gian đi lại cho người làm việc trong lò chợ rộng rãi.
Nhược điểm: (1) Cường độ chống giữ nhỏ hơn; (2) Khả năng làm việc trong điều kiện
có khí mỏ cao hạn chế hơn.
Trong trường hợp sử dụng giàn chống đỡ - chắn 04 cột chống có những ưu,
nhược điểm sau: Ưu điểm: (1) Cường độ chống giữ của giàn chống lớn; (2) Khả năng
làm việc tốt trong điều kiện có khí mỏ cao; (3) Khả năng cân bằng của giàn chống
trong trường hợp lò chợ phải khấu lên dốc hoặc xuống dốc theo phương vỉa tương đối
tốt. Nhược điểm: (1) Kích thước, khối lượng giàn chống lớn hơn; (2) Không gian đi lại
cho người làm việc trong lò chợ nhỏ hơn. Trong những năm qua Công ty than Khe
Chàm đã áp dụng hiệu quả giàn chống đỡ chắn 04 cột chống tại 17 lò chợ CGH khấu
hết chiều dày vỉa, góc dốc thoải đến nghiêng tại mỏ Khe Chàm I và Khe Chàm III. Kết
quả áp dụng thực tế đã chứng minh sự phù hợp của kiểu giàn chống này đối với điều
kiện sản trạng vỉa tại mỏ Khe Chàm III.
Xem xét điều kiện các lò chợ dự kiến huy động áp dụng công nghệ CGH tại mỏ
Khe Chàm III cho thấy, đường phương vỉa biến động, trong khi các lò chợ được chuẩn
bị bằng các đường lò dọc vỉa thẳng hướng để duy trì ổn định chiều dài lò chợ ổn định
theo hướng dốc và không phải thực hiện khấu vê, nên trong quá trình khai thác, lò chợ
CGH phải khấu ngửa lên hoặc cắm xuống theo đường phương. Ngoài ra, áp lực mỏ tại
mỏ than Khe Chàm III tương đối lớn do ảnh hưởng bởi đứt gãy, các vỉa than gần
nhau,... đòi hỏi giàn chống phải có cường độ chống giữ lớn.
Trên cơ sở các phân tích nêu trên, báo cáo lựa chọn loại giàn chống đỡ - chắn
04 cột chống áp dụng cho các lò chợ dự kiến áp dụng CGH tại mỏ Khe Chàm III.
* Một số yêu cầu về giàn chống thích ứng với điều kiện các lò chợ dự kiến áp
dụng CGH tại mỏ Khe Chàm III
Để thích ứng với điều kiện khai thác các vỉa than dày trung bình, góc dốc thoải
đến nghiêng tại mỏ Khe Chàm III, một số yêu cầu đối với giàn chống như sau:
a. Thích ứng với điều kiện vách vỉa hoặc than gương tương đối mềm yếu
- Trang bị tấm chắn gương kết hợp xà tiến gương dạng chỉnh thể: Xà giàn
chống phải được thiết kế dạng chỉnh thể, kết cấu đơn giản, chắc chắn. Đầu xà phía
trước lắp xà tiến gương dạng thò thụt để kịp thời che chắn vách sau khi khấu gương và

Học viên: Đào Minh Tùng 57 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

lộ trần, ngăn ngừa, xử lý hiện tượng tụt nóc. Đồng thời đầu xà thò thụt có thiết kế vị trí
để lắp đặt tấm chắn gương, tấm chắn gương được thiết kế có thể quay 180o và cho
phép có thể tháo lắp dễ dàng (hình 3.9). Trường hợp chiều cao khấu lớn, than mềm
yếu hoặc dừng lò chợ thời gian dài để sửa chữa bảo dưỡng thiết bị, việc lắp đặt tấm
chắn gương sẽ cho phép phòng tránh hiện tượng tụt lở gương lò chợ. Tuy nhiên, khi
than cứng, điều kiện gương lò ổn định có thể tháo dỡ tấm chắn gương nhằm giảm tối
đa thao tác điều khiển giàn trong quá trình sản xuất. Hai góc cạnh ở phía đầu xà nóc
giàn chống được thiết kế dạng vát và bo tròn theo hướng khấu lò chợ, tạo khoảng hở
giữa hai giàn liền kề ở phía đầu xà nóc giàn chống, để thuận lợi cho việc xử lý hiện
tượng kẹt xà giàn chống hoặc xà nóc giàn chống có hiện tượng xếp mái ngói.

b. Khớp nối xà nóc + xà che


a. Kết cấu tấm chắn + xà tiến gương
chắn
Hình 3.4. Kết cấu của xà giàn chống

- Các khớp nối được thiết kế bo kín: Khớp nối của xà nóc và xà yểm hộ (hình
3.10b) được thiết kế theo kiểu mái nhà kết cấu kín, bo kín ngăn không cho đá rơi vào
không gian lò chợ (khoảng cách nhỏ hơn 10mm).
- Trang bị tấm chắn cạnh linh hoạt: Xà nóc và xà yểm hộ của giàn chống có
tấm chắn cạnh linh hoạt lắp hai bên làm kín tối đa không gian trên nóc, ngăn chặn đá
rơi vào không gian lò chợ, đảm bảo an toàn cho công nhân làm việc. Các tấm chắn
cạnh linh hoạt liên kết với xà giàn chống bằng hệ thống kích đẩy thủy lực và các chốt
hãm cố định tấm chắn cạnh linh hoạt với xà nóc giàn chống. Đầu của kích đẩy thủy lực
liên kết với một bên của tấm đẩy cạnh (tấm chắn cạnh linh hoạt ở bên phải hoặc trái xà
giàn chống), đuối của kích liên kết với tấm chắn cạnh còn lại. Tuy theo hướng khấu
của lò chợ sẽ sử dụng tấm chắn cạnh linh hoạt một bên, khi đó chỉ cần tháo chốt hãm
cố định tấm chắn cạnh linh hoạt với xà giàn chống ở bên cần đẩy ra, bên còn lại không
tháo để làm điểm tựa cho kích đẩy thủy lực đẩy tấm chắn cạnh linh hoạt. Chiều rộng
xà giàn chống bao gồm cả tấm chắn cạnh dao động từ 1190  1330mm, khoảng cách
tâm giàn 1250mm cho phép nâng cao tính ổn định chống giữ lò chợ. Ngoài tác dụng
che kín tối đa không gian trên nóc lò chợ, tấm chắn cạnh được thiết kế với chiều rộng
lớn hơn xà nóc giàn chống và sử dụng kích thủy lực có lực đẩy lớn, khi giàn chống có
hiện tượng trôi, trượt theo hướng dốc lò chợ, sẽ sử dụng kích thủy lực kết hợp với tấm
chắn cạnh để căn chỉnh khoảng cách giữa hai giàn chống.

Học viên: Đào Minh Tùng 58 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

b. Thích ứng với nền trụ tương đối yếu hoặc nền than
- Đế giàn phải được thiết kế kháng lún tốt: Đế giàn chống phải có kết cấu bền
vững chỉnh thể, cường độ cao, khả năng chống biến dạng tốt, tính năng ổn định chắc
chắn. Diện tích đế giàn được thiết kế tương đối lớn, cho phép giảm tối đa áp lực giàn
chống lên nền lò chợ và đảm bảo tỷ áp đế nền của giàn chống ~ 1,8 MPa nhỏ hơn rất
nhiều so với trường hợp chống giá khung/giá xích (2,2 ÷5,2 MPa). Trường hợp nền lò
chợ là than có cường độ kháng nén nhỏ nhất kn = 10 MPa (hệ số độ kiên cố f = 1),
tương ứng với cường độ kháng lún nền lò chợ là kl = 0,58  10 = 5,8 MPa vẫn lớn
hơn rất nhiều so với áp lực kháng nền của giàn chống (1,8 MPa). Ngoài ra, phần giữa
đế giàn được thiết kế khoảng hở, cho phép giảm tối đa trọng lượng giàn (hình 3.10a).
Đế giàn chống được trang bị cơ cấu hỗ trợ nâng đế giàn chống bằng kích thủy
lực kết hợp với đế phụ, các đế phụ có dạng bản, bao phủ mặt dưới của khoảng 1/3
phần trước của đế chính và ở cả hai vế của đế chính. Đế phụ được liên kết với đế chính
bằng một khớp quay ở phía đầu đế chính. Trong mỗi vế của đế chính trang bị một kích
thủy lực với một đầu cố định vào đế chính, đầu kia chống lên bề mặt trên của đế phụ.
Khi các kích này hoạt động, đế phụ sẽ mở ra, cho phép nâng đế chính của giàn lên
khỏi nền lò và dễ dàng di chuyển khỏi vùng lún nhờ lực kéo/đẩy của kích di chuyển.
Ngoài ra, mặt trước tấm đế phụ thiết kế vát dạng thuyền cho phép giảm lực cản trong
quá trình di chuyển khi nền mềm yếu (hình 3.10b).
Bản đế phụ ở
hai vế đế giàn

Kích nâng đế giàn ở


hai vế của đế

a. Kết cấu đế giàn chống b. Cơ cấu hỗ trợ nâng đế giàn


Hình 3.5. Cơ cấu hỗ trợ nâng đế giàn chống
- Sử dụng cơ cấu di chuyển giàn chống/máng cào có lực đẩy di chuyển giàn
lớn: Giàn chống sử dụng kết cấu di chuyển dạng cần đẩy với kích đẩy piston - xi lanh
lắp ngược, chốt liên kết sử dụng loại chốt ứng lực cắt (hình 3.11). Kết cấu này có ưu
điểm đơn giản, khi di chuyển giàn chống kích ở trạng thái piston đẩy ra, sẽ tạo ra lực
đẩy di chuyển giàn lớn so với trạng thái kích đẩy thu piston lại (khi di chuyển máng
cào), thuận lợi khi di chuyển giàn chống và xử lý sự cố giàn chống lún xuống nền lò
chợ. Đặc biệt liên kết giữa cần đẩy di chuyển giàn chống và máng cào kiểu khớp quay
chữ thập có độ linh động cao, kết hợp việc máy khấu có thể khấu sâu xuống nền h =
365mm sẽ tăng khả năng linh hoạt khi trụ vỉa không ổn định, có khả năng thích ứng
cao với điều kiện lò chợ khấu dốc lên hoặc dốc xuống theo phương.

Học viên: Đào Minh Tùng 59 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

Cần đẩy Kích đẩy

Hình 3.6. Kết cấu cần đẩy dài kích lắp ngược
(3) Một số kết cấu phụ khác
Ngoài các yêu cầu nói trên, giàn chống đề xuất áp dụng tại mỏ Khe Chàm III
cần có thêm các kết cấu phụ sau: Tấm chắn cạnh của giàn chống có lỗ để tiện cho việc
kiểm tu (hình 3.12a); Giàn chống có kích đẩy hông có thể điều chỉnh quan hệ tương
đối của giàn chống (hình 3.12b).

a. Tấm chắn cạnh b. Kích đẩy hông


Hình 3.7. Một số kết cấu phụ yêu cầu đối với giàn chống

* Tính toán lựa chọn các thông số kỹ thuật cơ bản của giàn chống
Để lựa chọn được giàn chống phù hợp với điều kiện mỏ than Khe Chàm III cần
tính toán và xác định được chiều cao chống giữ, kích thước xà giàn chống và tải trọng
làm việc của giàn chống.
a. Xác định chiều cao làm việc của giàn chống
Chiều cao khấu gương lớn nhất của lò chợ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao
gồm: Chiều dày của vỉa than, góc dốc vỉa, độ kiên cố của than, chiều cao thuận lợi để
công nhân làm việc và xử lý các sự cố có thể xảy ra trong quá trình khai thác. Theo kết
quả đánh giá tổng hợp trữ lượng các lò chợ huy động áp dụng công nghệ khai thác
CGH tại mỏ Khe Chàm III cho thấy, chiều dày vỉa than thay đổi từ 1,84  4,34m,
trung bình 2,91m, trong đó, trữ lượng tập trung nhiều nhất vào miền chiều dày từ 1,8 
3,0m (chiếm khoảng 57% tổng trữ lượng địa chất huy động). Với đặc điểm chiều dày
trung bình vỉa than tại các lò chợ huy động như trên, chiều cao làm việc của giàn
chống lựa chọn nên có khả năng đáp ứng các thay đổi trong phạm vi biến động chiều
dày vỉa từ 1,8m (min) đến 3,0m (max).

Học viên: Đào Minh Tùng 60 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

Chiều cao chống giữ lớn nhất và nhỏ nhất của giàn chống được xác định theo
công thức:
Hmax = mmax + S1, (m). (3.1)
Hmin = mmin – S2, (m) (3.2)
Trong đó:
mmax - Chiều cao khấu lớn nhất. Chiều cao khấu gương lớn nhất của lò chợ phụ
thuộc vào nhiều yếu tố gồm: Chiều dày của vỉa than, độ kiên cố, chiều cao thuận lợi để
công nhân có thể làm việc và xử lý các sự cố có thể xảy ra trong quá trình khai thác.
Theo kinh nghiệm áp dụng CGH tại một số mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh, lò chợ khấu
gương với chiều cao lớn (trên 3,0m), khi xảy ra sự cố (tụt nóc lở gương hoặc trôi giàn
chống máng cào) sẽ rất khó để xử lý. Các vỉa than thuộc khoáng sàng than mỏ Khe
Chàm III là than bán antraxit, cấu tạo phân lớp mỏng, mềm yếu, bở rời và có hệ số
kiên cố nhỏ (f = 1 2). Do đó, về yếu tố này có thể xem xét chiều cao khấu gương lò
chợ CGH lớn nhất tại mỏ Khe Chàm III mmax = 3,0m.
S1 - Chiều dày sập đổ của vách giả hoặc than, S1 = 0,1  0,3 (m)
Đối với vỉa than mỏng hoặc đá vách ổn định, lấy giới hạn dưới. Đối với vỉa dày
hoặc đá vách ổn định trung bình trở xuống, lấy giới hạn trên. Căn cứ điều kiện địa chất
các khu vực áp dụng cơ giới hóa tại mỏ than Khe Chàm III lấy S1 = 0,2m.
Thay số:
Hmax = 3,0 + 0,2 = 3,2 (m)
Chiều cao chống giữ thấp nhất của giàn chống (Hmin): Theo kinh nghiệm của
Trung Quốc, chiều cao chống giữ của giàn chống phải nhỏ hơn một khoảng 0,1  0,3m
so với vị trí vỉa than có chiều dày nhỏ nhất. Căn cứ kết quả đánh giá tổng hợp điều
kiện địa chất tại Chương 1 cho thấy, chiều dày nhỏ nhất của các lò chợ là 1,92m. Để
đảm bảo tính phù hợp chung so với chiều dày khấu của các lò chợ, báo cáo lựa chọn
chiều cao thấp của giàn chống là mmin= 1,6 (m). Ngoài ra, công tác vận chuyển thiết bị
từ ngoài mặt bằng vào trong lò tại mỏ Khe Chàm III gồm nhiều cung độ và sử dụng
nhiều thiết bị vận chuyển khác nhau, do đó, chiều cao nhỏ nhất của giàn chống càng
nhỏ càng có lợi. Kinh nghiệm áp dụng hai dây chuyền CGH tại mỏ cho thấy, giàn
chống có chiều cao thấp nhất từ 1,4 ÷ 1,6m sẽ thuận tiện cho công tác vận chuyển. Tuy
nhiên, theo kinh nghiệm về chế tạo giàn chống của các chuyên gia cơ khí Trung Quốc,
giàn chống có miền chiều cao làm việc dao động càng lớn, kết cấu càng phức tạp dẫn
đến trọng lượng giàn chống lớn và giá thành tăng cao. Chiều cao lớn nhất của giàn
chống được tính toán là 3,2m, do đó báo cáo lựa chọn chiều cao thấp nhất của giàn
chống là 1,6m.
Từ các kết quả trên, chiều cao lớn nhất của giàn chống lấy bằng 3,2m, chiều cao
nhỏ nhất lấy bằng 1,6m. Đối với khu vực huy động có chiều dày >3,2m sẽ khấu lò chợ
bám vách và kết hợp tận thu tối đa than nền lò chợ. Đối với những vị trí cục bộ lò chợ

Học viên: Đào Minh Tùng 61 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

có chiều dày vỉa mỏng (nhỏ hơn chiều cao làm việc tối thiểu của giàn chống) sẽ tiến
hành khấu cắt vách (trường hợp đá vách mềm, hệ số độ kiên cố f < 4) hoặc cắt vách
bằng khoan nổ mìn thủ công (trường hợp vách cứng, hệ số độ kiên cố f > 4) để đảm
bảo chiều cao lò chợ bằng chiều cao làm việc tối thiểu của giàn chống.
b. Xác định tải trọng làm việc yêu cầu của giàn chống
Căn cứ điều kiện địa chất - kỹ thuật các lò chợ huy động tại mỏ Khe Chàm III,
báo cáo tính toán tải trọng làm việc yêu cầu của giàn chống làm cơ sở lựa chọn loại
giàn chống phù hợp, đáp ứng yêu cầu chống giữ lò chợ. Lực chống làm việc yêu cầu
của giàn chống lò chợ được báo cáo tính toán theo công thức của giáo sư V.P.Maklov
trong Hướng dẫn áp dụng CGH của TKV. Theo đó, lực chống làm việc yêu cầu của
giàn chống lò chợ phải lớn hơn tải trọng lớn nhất tác động lên giàn chống trong quá
trình khai thác lò chợ, được xác định theo công thức:
qlc (llc + l sđ )2  a
Qyc  Rmax = + Pr (tấn) (3.3)
2  llc
Trong đó:
a - Khoảng cách giữa tâm hai giàn chống theo hướng dốc lò chợ, a =1,5m;
qlc - Tải trọng tác dụng lên giàn chống gây ra bởi đá vách trực tiếp sập đổ ngay
phía trên giàn chống, tấn/m2;
lsđ - Bước sập đổ thường kỳ của đá vách trực tiếp, m;
llc - Chiều rộng phần nóc cần chống giữ lớn nhất của lò chợ, (m);
llc = lxà + bk + a1 (m);
lxà - Chiều dài xà nóc giàn chống, đối với loại giàn chống khấu một lớp toàn
chiều dày vỉa, chiều dài phần xà nóc dao động trong khoảng lxà = 2,9  4,5m. Kinh
nghiệm áp dụng giàn chống tại Trung Quốc cho thấy, đối với các loại giàn chống cơ
giới hóa đồng bộ sử dụng 4 cột chống, chiều dài xà nóc trung bình lxà = 4,2m. Trong
phần tính toán này, báo cáo lựa chọn chiều dài xà nóc là 4,1m để tính toán.
bk - Chiều rộng khoảng lưu không sau khấu, bk = 630mm;
a1 - Khoảng hở giữa đầu xà giàn phía trước và gương than, chọn a = 400mm;
Như vậy: llc = 4200 + 630 + 400 = 5230mm  5,2m;
Pr - Tải trọng ban đầu của giàn chống, được xác định bằng tải trọng của phân
lớp dưới cùng dễ sập đổ.
- Giá trị qlc được xác định theo công thức:
qlc = h1 × γ1 × cos α (tấn/m2) (3.4)
Trong đó:
h1 - Chiều dày sập đổ của đá vách trực tiếp, m;
γ1 - Trọng lượng thể tích trung bình của đá vách trực tiếp, γ1 = 2,56 (tấn/m³);

Học viên: Đào Minh Tùng 62 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

α - Góc dốc của lò chợ, chọn góc dốc lò chợ nhỏ nhất α = 2o.
Chiều dày đá vách trực tiếp sập đổ h1 được xác định như sau:
mk 3,04
h1 = = =8,7 (m)
K-1 1,35-1
Trong đó:
K - Hệ số nở rời của đất đá phá hỏa, K = 1,35;
mk - Chiều dày vỉa than khai thác được, mk = m × kk = 3,2 × 0,95 = 3,04m. Với
mk, kk lần lượt là chiều cao khấu gương lớn nhất và hệ số khai thác.
Thay số: qlc =8,68×2,56× cos 20 = 22,2 (tấn/m2).
- Giá trị lsđ được xác định theo công thức:
σu 18
lsđ =hd √ =180√ = 363,2 (cm) = 3,63 (m) (3.5)
3.γ1 .h1 3×0,00256×868

Trong đó:
hd - Chiều dày phân lớp dưới cùng của vách trực tiếp dễ sập đổ, hd=2,0(m)=200
(cm);
σu - Giới hạn bền uốn của vách trực tiếp, σu = 22 (kg/cm2);
γ1 - Trọng lượng thể tích của đá vách trực tiếp, γ1 = 2,56 (T/m³) = 0,00256
(kg/cm³);
h1 - Chiều dày vách trực tiếp sập đổ, h1 = 8,68 (m) = 868 (cm);
- Giá trị Pr được xác định theo công thức:
Pr = n × q × a × llc (3.6)
Trong đó:
n - Hệ số dự phòng an toàn, n = 2;
q - Tải trọng của phân lớp đá vách dưới cùng dễ sập đổ (vách giả), tấn/m²,
q = hd × γd × cos = 2,0 × 2,56 × cos 2 = 5,12 (tấn/m²).
Thay số: Pr = n × q × a × llc = 2 × 5,12 × 1,5 × 5,2 = 80,3 (tấn).
Tải trọng động tối đa tác động lên giàn chống là:
qlc (llc +lsđ )2 ×a2 22,2×(5,2+3,63)2 ×1,5
Rmax = +Pr = +80,3=330,6 (tấn)
2×llc 2×5,2
Như vậy, giàn chống được lựa chọn phải có kháng tải làm việc lớn hơn 3.306
(kN).
* Đề xuất lựa chọn giàn chống phù hợp với điều kiện các lò chợ mỏ Khe
Chàm III
Trên cơ sở chiều cao chống giữ và tải trọng làm việc yêu cầu của giàn chống
theo tính toán trên, đối chiếu với các loại giàn chống hiện có trên thị trường, kinh
nghiệm áp dụng tại một số mỏ vùng Quảng Ninh, kết hợp ý kiến tư vấn của các

Học viên: Đào Minh Tùng 63 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

chuyên gia cơ khí Trung Quốc, báo cáo lựa chọn loại giàn chống tương đương mã hiệu
ZZ3600/16/32. Giàn chống này có miền chiều cao làm việc tương đối rộng, từ 1,6 
3,2m, trọng lượng khoảng 11,5 tấn. Đặc tính kỹ thuật của giàn chống lựa chọn xem tại
bảng 3.9.
Bảng 3.4. Đặc tính kỹ thuật của giàn chống ZZ3600/16/32 (cột hai cấp piston)
TT Hạng mục Đơn vị Thông số Ghi chú
Giàn chống trung gian kiểu đỡ chắn, 4
Kiểu giàn
cột
Chiều cao giàn 1600 ÷ 3200
Khoảng cách tâm mm 1500
Chiều rộng giàn mm 1430 ÷ 1600
Lực chống ban đầu kN 2648 P = 31,5MPa
Giàn chống
1 Tải trọng làm việc kN 3600 P = 37,3MPa
Cường độ chống giữ MPa 0,57 ÷ 0,6
Tỷ lệ áp lực nền MPa 1,38 ÷ 1,4 f = 0,2
Áp lực trạm bơm MPa 31,5
Góc dốc theo hướng
độ ≤ 15°
khấu
Khối lượng kg Khoảng 11.500
Đường kính xi lanh mm 180/125
Đường kính piston mm 170/105
2 Cột chống
Lực chống ban đầu kN 712 P = 28MPa
Lực chống làm việc kN 900 P = 35,4MPa
Kích thủy Đường kính xi lanh mm 160
lực dịch Đường kính piston
3 mm 105
chuyển
giàn Hành trình mm 900

Đường kính xi
mm 140/105
Kích nâng lanh/piston
4
đế Hành trình mm 100
Lực đẩy/Lực kéo kN 430/180

Học viên: Đào Minh Tùng 64 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

TT Hạng mục Đơn vị Thông số Ghi chú

Đường kính xi
mm 140/105
lanh/piston
Kích đẩy
5
cạnh Hành trình mm 70

Lực đẩy/Lực kéo kN 430/180

Đường kính xi
mm 80/60
Kích đẩy lanh/piston
6 dầm tiến
Hành trình mm 800
gương
Lực đẩy/Lực kéo kN 140/61,3

Đường kính xi
mm 110/85
lanh/piston
Kích điều
7
chỉnh đế Hành trình mm 200

Lực đẩy/Lực kéo kN 299/120

3.2.3.2. Đề xuất lựa chọn máy khấu than


Trên cơ sở công suất yêu cầu, hình thức dẫn động máy khấu bằng dẫn động
điện, độ cứng than và đá kẹp các lò chợ huy động tại mỏ Khe Chàm III (than có độ
cứng f = 1  2, độ cứng đá kẹp trong vỉa f < 4) và đặc tính kỹ thuật các loại máy khấu
dẫn động điện xuất xứ Trung Quốc (để đồng bộ với giàn chống) hiện có trên thị
trường, báo cáo đề xuất lựa chọn loại máy khấu hai tang dẫn động điện sản xuất tại
Trung Quốc tương đương mã hiệu MG 160/381-WD hoặc loại có đặc tính kỹ thuật
tương đương (hình 3.17). Đây là loại máy khấu dẫn động điện có trọng lượng tương
đối nhỏ và công suất điện nhỏ hơn so với các loại máy khấu dẫn động điện hiện đang
hoạt động tại một số mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh (mỏ Hà Lầm sử dụng máy khấu
MG 300/730-WD1; máy khấu mỏ Vàng Danh và Khe Chàm mã hiệu MG 170/410-
WD; máy khấu sử dụng tại mỏ Dương Huy có mã hiệu MG 300/700-WDK). Máy
khấu mã hiệu MG 160/381-WD hiện đang được áp dụng tại mỏ Hạ Long, qua đánh giá
cho thấy máy khấu có khả năng làm việc thích ứng tốt với điều kiện địa chất mỏ vùng
Quảng Ninh. Đặc tính kỹ thuật của máy khấu xem bảng 3.11.

Học viên: Đào Minh Tùng 65 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

Bảng 3.5. Đặc tính kỹ thuật của máy khấu than MG 160/381-WD)

TT Thông số kỹ thuật Đơn vị Thông số

1 Chiều cao khấu m 1,4  3,2

2 Góc vỉa than tối đa thích hợp độ 35

3 Bước khấu mm 630

4 Độ cao mặt máy mm 1.180

5 Cự li trung tâm quay tay lắc mm 5.710

6 Đường kính tang mm Ф1400  Ф1600

7 Chiều cao khai thác lớn nhất m 3,2

8 Khấu nền tối đa mm 278

9 Tốc độ quay của tang vòng/phút 46 ÷ 49

Khả năng cắt được than, đá kẹp -


10 f≤5
lẫn trong than

11 Hình thức kết cấu tay khấu - Tay khấu cong kiểu chỉnh thể

12 Độ dài tay khấu mm 1906

13 Góc quay tổng của tay khấu độ 54,50

14 Đẩy trên độ 36,51

15 Đẩy dưới độ 17,99

16 Công suất cắt kW 160

17 Điện áp cung cấp V 1140

18 Tốc độ cắt m/phút 3,56

- Kéo không xích ray chốt biến


19 Hình thức kéo tần điều tốc xoay chiều tải
máy

20 Công suất kéo kW 2x25/380

21 Tốc độ kéo m/phút 0~7.0

Học viên: Đào Minh Tùng 66 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

TT Thông số kỹ thuật Đơn vị Thông số

22 Lực kéo kN 440

23 Mã hiệu động cơ trạm bơm YBRB-11 (1140/660)

24 Công suất động cơ trạm bơm kW 11

25 Điện áp cung cấp V 1140

26 Phương thức phun sương - Phun sương trong, ngoài

- Tay khấu, hộp kéo dẫn, trạm


27 Phương thức làm mát
bơm, biến tần đều dùng nước

Áp lực làm 4~7Mpa (phun sương),


việc 1.5~3Mpa (làm mát)
28 Hệ thống phun sương Lưu lượng
làm việc 265 lít/phút
định mức

29 Trọng lượng toàn bộ máy T 26

Hình 3.8. Máy khấu than đề xuất (tương đương mã hiệu MG 160/381-WD)

3.2.3.3. Đề xuất lựa chọn máng cào lò chợ


Trên cơ sở công suất yêu cầu đặc tính kỹ thuật một số loại máng cào của lò chợ
CGH đồng bộ có xuất xứ Trung Quốc (để đảm bảo đồng bộ với máy khấu và giàn
chống), báo cáo đề xuất lựa chọn máng cào vận tải than khấu gương tương đương mã
hiệu SGZ 630/220 hoặc loại có đặc tính kỹ thuật tương đương (hình 3.18) có công suất
vận tải than 450 tấn/h, tổng công suất động cơ điện 220kW. Đây là loại máng cào đã
được sử dụng và hoạt động tương đối hiệu quả trong các lò chợ CGH đồng bộ tại mỏ
Khe Chàm và Quang Hanh. Thông số kỹ thuật máng cào đề xuất xem chi tiết tại
bảng 3.12.

Học viên: Đào Minh Tùng 67 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

Bảng 3.6. Đặc tính kỹ thuật của máng cào SGZ630/220

TT Thông số kỹ thuật Đơn vị Giá trị

1 Tiêu chuẩn sản xuất - MT/T105

2 Chiều dài m 120

3 Năng suất tấn/giờ 450

4 Tốc độ xích m/s 1,07

5 Động cơ

- Mã hiệu động cơ - YBSD-55/110-8/4

- Tiêu chuẩn phòng nổ - ExdI Mb

- Công suất kW 2110

- Cấp điện áp V 1140/660

- Tốc độ quay vòng/phút 1480/735

- Tần suất Hz 50

- Phương thức làm mát - Bằng nước

6 Hộp giảm tốc (mã hiệu JS110)

Truyền động bánh răng côn


- Hình thức kết cấu - cấp 1 và bánh răng trục tròn
cấp 2

- Phương thức làm mát - Bằng nước

- Tỉ số truyền - 29.362

- Phương thức bôi trơn - Mỡ bôi trơn chất lượng cao

7 Xích máng cào

- Hình thức bố trí xích - 02 xích giữa

- Quy cách xích mm 2692

- Lực kéo đứt kN 850

- Khoảng cách thanh gạt mm 920

8 Cầu máng

Học viên: Đào Minh Tùng 68 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

TT Thông số kỹ thuật Đơn vị Giá trị

- Kết cấu cầu máng - Kiểu hàn đúc liền đáy

Kích thước cầu máng (D  R 


- mm 1500590263
C)

Độ dày tấm giữa (vật liệu


- mm 30
NM360)

Độ dày tấm giữa (vật liệu


- mm 20
NM360)

9 Số lượng cửa sổ quan sát - 01 cửa sổ/10 cầu máng

10 Phương thức liên kết cầu máng - Chốt quả tạ

11 Phương thức di chuyển - Kiểu răng ray

12 Phương thức căng xích - Căng xích kiểu đĩa

Hình 3.9. Máng cào lò chợ SGZ 630/220)

3.2.3.4. Đề xuất lựa chọn đồng bộ thiết bị đi kèm


Đồng bộ thiết bị đi kèm bao gồm trạm bơm dung dịch nhũ hóa phục vụ cấp dịch
cho lò chợ, trạm bơm phun sương… sẽ được tính toán chi tiết trong giai đoạn lập dự
án đầu tư đồng bộ thiết bị CGH. Báo cáo lựa chọn sơ bộ đồng bộ thiết bị đi kèm như
sau:
- Trạm dung dịch nhũ hóa tương đương với mã BRW200/31.5 hoặc loại có đặc
tính kỹ thuật tương đương (hình 3.19) và thùng chứa dung dịch nhũ hóa tương đương
mã hiệu RX200/16A (hoặc loại có đặc tính kỹ thuật tương đương). Đặc tính kỹ thuật
của trạm bơm và thùng đựng dung dịch nhũ hóa xem bảng 3.13 và bảng 3.14.
- Trạm phun sương tương đương mã hiệu BPW315/6.3L (hình 3.20) để cấp
nước làm mát và dập bụi cho lò chợ CGH của Công ty than Khe Chàm. Đặc tính kỹ
thuật của trạm bơm phun sương tương đương mã hiệu BPW315/6.3L xem bảng 3.15.

Học viên: Đào Minh Tùng 69 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

Bảng 3.7. Đặc tính kỹ thuật của thùng chứa dung dịch nhũ hoá RX200/16A
TT Thông số kỹ thuật Đơn vị Giá trị
1 Lưu lượng lít/ph 200
2 Áp suất MPa 31,5
3 Dung tích công tác của thùng lít 1600
4 Dung tích ngăn dự trữ dung dịch lít 100
5 Dung tích bình tích năng lít 25
6 Áp suất của bình tích năng khi làm việc MPa 18  20
7 Kích thước lọc (phin cao cấp) m 80
8 Trọng lượng kg 960
9 Kích thước ngoài (DRC) mm 26589021215

Bảng 3.8. Đặc tính kỹ thuật của trạm bơm nhũ hóa BRW200/31.5
TT Thông số kỹ thuật Đơn vị Giá trị
1 Áp suất làm việc định mức MPa 31,5
2 Lưu lượng định mức lít/phút 200
3 Tốc độ quay của trục khuỷu vòng/phút 563
4 Hành trình piston mm 66
5 Đường kính piston mm 50
6 Công suất động cơ kW 132
7 Điện áp V 1140/660
Cấp phòng nổ động cơ và thiết bị điều
8 - ExdI Mb
khiển
Áp lực điều chỉnh xuất xưởng của van an
9 MPa 34,7  36,2
toàn
Áp lực điều chỉnh xuất xưởng của van dỡ
10 MPa 31,5
tải
75  85% áp lực điều chỉnh van
11 Áp lực làm việc khôi phục van dỡ tải
dỡ tải
12 Dung tích bình tích năng lít 25
13 Áp lực nạp khí của bình tích năng MPa 20,7  22,7
Dịch nhũ hóa (chứa 3  5% dầu
14 Dung môi làm việc nhũ hóa, còn lại là nước sạch
trung tính)
15 Kích thước (dài  rộng  cao) mm 23009801040
16 Trọng lượng kg 2.600

Học viên: Đào Minh Tùng 70 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

Hình 3.10. Trạm bơm nhũ hóa BRW200/31.5

Bảng 3.9. Đặc tính kỹ thuật của trạm bơm phun sương BPW315/6.3L
TT Tên thông số Đơn vị Giá trị
I Trạm bơm phun sương - BPW 315/6.3(L)
1 Áp suất cửa vào - áp suất thường
2 Áp lực làm việc Mpa 6,3
3 Lưu lượng tiêu chuẩn lít/phút 315
vòng/phú
4 Tốc độ quay trục khuỷu 517
t
5 Đường kính piston mm 60
6 Số piston cái 3
7 Hành trình piston mm 70
vòng/phú
8 Tốc độ động cơ 1480
t
9 Công suất động cơ kW 45
Áp lực điều chỉnh xuất xưởng của van dỡ
10 MPa 6,3
tải
Áp lực điều chỉnh xuất xưởng của van an
11 MPa 6,93 ~ 7,56
toàn
12 Trọng lượng kg 1.070
13 Kích thước ngoài (DxRxC) mm 1.776  883  810
Nước sạch trung
14 Dung môi làm việc -
tính

Học viên: Đào Minh Tùng 71 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

TT Tên thông số Đơn vị Giá trị


II Thùng chứa KPX315/20LC
1 Áp lực lý thuyết MPa 16
2 Lưu lượng định mức lít/phút 315
3 Dung tích khoang làm việc lít 2000
4 Độ tinh lọc nước vào m 920
5 Độ tinh lọc hút dịch m 270
6 Quy cách ống cao áp hút dịch mm 89
7 Quy cách ống cao áp thải dịch mm 38
8 Quy cách ống cao áp hồi dịch mm 51mm
9 Trọng lượng kg 1170
10 Kích thước ngoại hình (DxRxC) mm 2871x960x1230
Nước sạch trung
11 Môi chất làm việc -
tính

Hình 3.11. Trạm bơm phun sương BPW315/6.3L

3.2.3. Xây dựng quy mô công suất và tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu
của lò chợ cơ giới hoá
3.2.4.1. Xây dựng công suất lò chợ CGH đồng bộ
Quy mô công suất được xây dựng trên cơ sở điều kiện địa chất kỹ thuật mỏ khu
vực áp dụng (chiều dày vỉa, chiều dài lò chợ theo hướng dốc, chiều dài theo phương
khu vực…) và các công việc, thời gian chi phí cho từng công việc trong một chu kỳ
khai thác. Kết quả áp dụng công nghệ khai thác CGH và công tác thăm dò bổ sung
trong thời gian qua tại mỏ Khe Chàm III đã chỉ ra rằng, khu mỏ có điều kiện địa chất
tương đối phức tạp, phần trữ lượng thuận lợi để áp dụng công nghệ khai thác CGH
đồng bộ với công suất lò chợ lớn thực tế không nhiều. Do đó, trong nội dung này báo
cáo tiến hành tính toán và xác định quy mô công suất của các lò chợ được huy động áp
dụng công nghệ khai thác CGH khấu hết chiều dày vỉa tại mỏ Khe Chàm III. Cụ thể
như sau:

Học viên: Đào Minh Tùng 72 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

* Tính toán công suất tối đa có thể đạt được của công nghệ:
Để xác định công suất khai thác của lò chợ, báo cáo tiến hành tính toán sơ bộ
thời gian thực hiện các công việc trong lò chợ CGH. Các công việc chính trong mỗi
chu kỳ khai thác lò chợ cơ giới hóa đồng bộ khấu hết chiều dày vỉa bao gồm: Giao ca,
chuẩn bị sản xuất; Củng cố, bảo dưỡng thiết bị; Khấu gương; di chuyển giàn chống và
máng cào; Xử lý ngã ba lò chợ (bao gồm chống tăng cường và thu hồi vì chống lò
chuẩn bị); Di chuyển cầu chuyển tải. Trên cơ sở các kết quả theo dõi, bấm giờ từng
công đoạn trong quá trình khai thác lò chợ cơ giới khấu hết chiều dày vỉa tại mỏ Khe
Chàm III và một số mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh cho thấy:
- Thời gian giao ca sản xuất: thời gian giao ca sản xuất của phân xưởng khai
thác trên mặt bằng thường từ 45 ÷ 75 phút, trung bình 60 phút.
- Thời gian chuẩn bị sản xuất, củng cố bảo dưỡng thiết bị: Công tác kiểm tra và
bảo dưỡng đồng bộ thiết bị được thực hiện vào đầu ca hoặc cuối ca sản xuất, thời gian
kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị từ 60 ÷ 120 phút/ca, trung bình 90 phút/ca.
- Thời gian khấu gương lò chợ: Theo kết quả bấm giờ tốc độ di chuyển máy
khấu khi khấu đoạn gương thẳng từ 2,0 ÷ 3,5m/phút, trung bình 2,5m/phút; khi khấu
tại đoạn khám tạo luồng mới ở đầu và chân lò chợ từ 1,0 ÷ 2,0m/phút.
- Thời gian di chuyển máng cào: Theo kết quả bấm giờ, thời gian di chuyển
máng cào từ 1 ÷ 3 phút/m, trung bình 1,5 phút/m cầu máng.
- Thời gian di chuyển giàn chống: Qua theo dõi thực tế cho thấy, thời gian di
chuyển giàn chống quá độ tại đầu, chân chợ lò chợ từ 2,0 ÷ 10 phút/giàn, trung bình
3,5 phút/giàn; thời gian di chuyển các giàn chống trung gian từ 0,5 ÷ 4,0 phút/giàn,
trung bình 1,5 phút/giàn.
Trong lò chợ cơ giới hóa đồng bộ khấu hết chiều dày vỉa, các công tác khấu
gương, di chuyển máng cào và di chuyển giàn chống được thực hiện đồng thời với
nhau (có không gian giãn cách theo quy định để đảm bảo an toàn). Do đó, thời gian để
khấu hết một luồng gương sẽ được lấy theo giá trị thời gian di chuyển giàn chống. Đây
là thời gian lớn nhất, cũng là thời gian đánh dấu sự kết thúc một luồng khấu gương lò
chợ. Căn cứ thời gian thực hiện các công việc trong một luồng khấu, báo cáo đã tính
toán xác định được số luồng khấu tối đa có thể thực hiện được trong một ngày đêm
của lò chợ cơ giới hóa đồng bộ khấu hết chiều dày vỉa tùy theo chiều dài lò chợ, từ 5,4
÷ 7,6 luồng (bảng 3.12).
Kết quả tính toán tại bảng 3.16 cho thấy, trong một ngày đêm sẽ khấu tối đa
được từ 5  7 luồng gương, trong đó mỗi luồng khấu gương có tiến độ 0,6m và thực
hiện các công việc khác trong ca. Trên cơ sở đó, báo cáo sẽ xây dựng biểu đồ tổ chức
chu kỳ, bố trí nhân lực và tính toán các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cho điều kiện lò chợ
dự kiến áp dụng đầu tiên (bảng 3.17).
Trên cơ sở số luồng thực hiện được trong một ngày đêm của công nghệ, kết hợp
với điều kiện địa chất - kỹ thuật mỏ của các lò chợ dự kiến huy động vào áp dụng công

Học viên: Đào Minh Tùng 73 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

nghệ cơ giới hóa khấu hết chiều dày vỉa tại mỏ than Khe Chàm III, báo cáo tính toán
được công suất tối đa của các lò chợ áp dụng công nghệ khai thác CGH từ 250.000 ÷
350.000 tấn/năm (bảng 3.18 ÷ 3.19).
Bảng 3.10. Kết quả xác định số luồng khấu tối đa một ngày đêm
của lò chợ cơ giới hóa đồng bộ khấu hết chiều dày vỉa

I Thông số kỹ thuật của lò chợ Đơn vị Số lượng

1 Chiều dài lò chợ m 100 120

2 Chiều dài khấu tạo luồng mới m 35 35

3 Tốc độ máy khấu có tải m/phút 2,5 2,5

4 Tốc độ máy khấu không tải m/phút 3,5 3,5

5 Số lượng giàn chống giàn 67 80

- Giàn chống quá độ giàn 6 6

- Giàn chống trung gian giàn 61 74

6 Tốc độ di chuyển giàn chống

- Giàn quá độ phút/giàn 3,5 3,5

- Giàn trung gian phút/giàn 1,5 1,5

II Xác định thời gian chi phí cho các công việc trong chu kỳ sản xuất

1 Giao ca, chuẩn bị sản xuất phút/ca 60 60

2 Nghỉ giữa hoặc cuối ca phút/ca 60 60

3 Củng cố, bảo dưỡng thiết bị phút/ca 90 90

4 Công tác khấu gương; phút/luồng 62,8 70,8

- Khấu khám (35m) phút/luồng 36,8 36,8

- Khấu gương thẳng phút/luồng 26,0 34,0

Công tác di chuyển máng cào và di chuyển


5 giàn chống (tính cho thời gian lớn nhất là phút/luồng 102,2 115,5
thời gian di chuyển giàn chống)

Học viên: Đào Minh Tùng 74 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

- Di chuyển giàn quá độ phút 21 21

- Di chuyển giàn trung gian phút 91,5 111

Thời gian cho công tác ngừng để đảo chiều


6 tang khấu, thay răng khấu (nếu có) và một số phút/luồng 15 15
chi phí thời gian phát sinh

Thời gian chi phí cho một luồng khấu chưa


A kể thời gian giao ca và thời gian củng cố bảo phút/luồng 117,2 130,5
dưỡng

Thời gian giao ca, nghỉ giữa ca và thời gian


B phút/ngày 630 630
củng cố bảo dưỡng một ngày đêm

C Thời gian một ngày đêm phút 1440 1440

D Số luồng khấu tối đa một ngày đêm luồng 6,9 6,2

E Số luồng khấu tối đa một ca luồng 2,3 2,1

Học viên: Đào Minh Tùng 75 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Bảng 3.11. Biểu đồ tổ chức chu kỳ và bố trí nhân lực khai thác lò chợ
ChiÒu Thêi gian thùc hiÖn mét ngµy ®ªm
TT Tªn c«ng viÖc KÝ hiÖu dµi Lc Ca I Ca II Ca III
(m)
7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 1 2 3 4 5 6

1 Giao ca, chuÈn bÞ s¶n xuÊt 120

CC

CC

CC
Cñng cè lß CC
110
2

CC
CC

CC
3 VËn hµnh m¸y khÊu (khÊu than)
95

CC
CC

CC
4 N©ng tÊm ch¾n g-¬ng ®ì t¹m nãc lß chî
CC

CC
85

CC
5 Dän than tr-íc giµn, di chuyÓn giµn chèng

Học viên: Đào Minh Tùng


CC

60 CC

6 Di chuyÓn m¸ng cµo


CC

CC
35
7 KiÓm tra, b¶o d-ìng thiÕt bÞ

CC
CC

CC
25
8 Chèng t¨ng c-êng lß chuÈn bÞ

CC
CC

CC
9 C¾t cÇu m¸ng cµo lß däc vØa vËn t¶i 10

CC
CC

CC
10 NghØ trong ca 0
Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

76
Thêi gian thùc hiÖn mét ngµy ®ªm
Nh©n lùc (ng-êi)
STT Tªn c«ng viÖc Ca I Ca II Ca III
Ca 1 Ca 2 Ca 3  7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 1 2 3 4 5 6

1 Giao ca, chuÈn bÞ vËt t- s¶n xuÊt (28) (28) (28) (84)
2 KiÓm tra, b¶o d-ìng thiÕt bÞ, c¾t cÇu m¸ng cµo lß ch©n (17) (17) (17) (51)

3 KiÓm tra, cñng cè lß chî 2 2 2 6

4 VËn hµnh m¸y khÊu 2 2 2 6


§Èy dÇm tiÕn g-¬ng ®ì t¹m nãc lß chî, dän than
5 6 6 6 18
tr-íc giµn, di chuyÓn giµn chèng, ®Èy m¸ng cµo

6 Chèng t¨ng c-êng, xÕp còi lß chuÈn bÞ 4 4 4 12


7 NghØ trong ca - - - -

8 VËn hµnh m¸ng cµo lß chî 1 1 1 3


9 VËn hµnh m¸ng cµo, b¨ng t¶i lß däc vØa 6 6 6 18
10 Trùc c¬ ®iÖn 2 2 2 6
11 VËn hµnh tr¹m b¬m dung dÞch, tr¹m b¬m phun s-¬ng 2 2 2 6
12 VËn chuyÓn vËt liÖu, båi d-ìng 2 2 2 6
13 Trùc ca 1 1 1 3
Luận văn Thạc sĩ

Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Tæng céng 28 28 28 84
Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

* Xây dựng quy mô công suất cho các lò chợ CGH tại mỏ Khe Chàm III
Kinh nghiệm từ quá trình áp dụng dây chuyền CGH số 1 khai thác trong giai
đoạn từ năm 2005 ÷ 2021 tại mỏ Khe Chàm I và III (bảng 3.20) cho thấy: trong điều
kiện địa chất thuận lợi, thiết bị còn tốt công suất suất lò chợ có thể đạt ở mức 250.000
÷ 350.000 T/năm (giai đoạn 2005 ÷ 2015); trong điều kiện địa chất khó khăn, thiết bị
đã cũ, công suất lò chợ lò chợ chỉ đạt ở mức 150.000 ÷ 250.000T/năm (từ năm 2015
trở lại đây). Đối với dây chuyền CGH số 2 (có kết cấu hạ trần thu hồi than nóc), bắt
đầu khai thác tại vỉa than dày trung bình 14.2 từ tháng 6/2021 với điều kiện địa chất
tương đối thuận lợi cho việc áp dụng công nghệ CGH, sản lượng khai thác đạt gần
250.000 tấn chỉ trong 6 tháng áp dụng.

Bảng 3.12. Công suất thực tế của các lò chợ CGH giai đoạn 2005 ÷ 2021
Các thông số lò chợ Công
Chiều cao suất lò
Năm Chiều dài lò Chiều dày Góc dốc vỉa
khấu gương chợ
chợ (m) vỉa (m) (độ) (T/năm)
(m)
2005 132 2,98 19 2,40 208.646
2006 148 2,58 15 2,40 388.168
2007 138 2,13 15 2,13 67.851
2008 130 2,43 14 2,43 358.368
2009 120 2,54 14 2,40 250.807
2010 135 2,40 16 2,40 276.282
2011 135 2,40 18 2,40 194.669
2012 132 2,00 18 2,00 237.825
2013 132 1,98 18 1,98 267.535
2014 132 1,98 18 1,98 229.557
2015 121 2,31 15 2,31 334.952
2016 120 2,19 15 2,19 168.882
2017 120 1,79 15 1,79 92.885
2018 124 2,16 20 2,16 153.317
2019 126 2,26 18 2,26 111.109
2020 120 2,34 9 2,34 98.732
2021 128 3,7 8 2,40 164.564

Học viên: Đào Minh Tùng 77 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

Căn cứ kết quả tính toán công suất tối đa có thể đạt được, kinh nghiệm khai thác
lò chợ áp dụng công nghệ CGH khấu hết chiều dày vỉa trong thời gian qua tại mỏ,
đồng thời xem xét điều kiện địa chất tại các lò chợ dự kiến áp dụng CGH tại mỏ Khe
Chàm III, báo cáo xây dựng công suất các lò chợ CGH khai thác trong giai đoạn 2021
÷ 2025 như sau:
- Đối với lò chợ sử dụng đồng bộ thiết bị cơ giới hóa thay thế cho dây chuyền
CGH số 1 xây dựng công suất từ 250.000 ÷ 300.000 T/năm.
- Đối với lò chợ sử dụng đồng bộ thiết bị cơ giới hóa dây chuyền số 2 xây dựng
công suất từ 250.000 ÷ 350.000 T/năm, trung bình 300.000 T/năm.
3.2.4.2. Tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
Từ biểu đồ tổ chức khai thác lò chợ, báo cáo tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật lò chợ với chiều dài lò chợ trung bình 120m, chiều dày vỉa trung bình 3,0m,
trọng lượng thể tích của than 1,65T/m3. Kết quả tính toán như sau:
- Sản lượng than khấu gương một luồng
Qk = L c × r × m k ×  × k (T) (3.7)
Trong đó:
Lc - Chiều dài trung bình của lò chợ, L = 120 (m);
r - Tiến độ 1 luồng khấu gương, r = 0,63 (m);
mk - Chiều cao khấu gương, mk = 3,0 (m);
 - Thể trọng của than nguyên khai,  = 1,65 (T/m3);
k - Hệ số khai thác than, k = 0,95.
Thay số: Qk = 120 × 0,63 × 3,0 × 1,65 × 0,95 = 355 (T)
- Sản lượng than khai thác một chu kỳ
Qck = mck × Qk (T) (3.8)
Trong đó:
mck - Số luồng khấu gương một chu kỳ, mck = 2 luồng;
Thay số: Qck = 2 × 355 = 710 (T)
- Sản lượng lò chợ một ngày đêm
Qck
Qng.đ = ×nca × kck , (T) (3.9)
nck

Trong đó:
nck - Số ca hoàn thành chu kỳ, nck = 1,5 (ca);
nca - Số ca khai thác một ngày đêm, nca = 3 (ca);
kck - Hệ số hoàn thành chu kỳ, kck = 0,85;
Thay số:

Học viên: Đào Minh Tùng 78 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

355
Qng.đ = ×3× 0,85= 1.209 , (T)
1,5
- Sản lượng lò chợ một tháng
Qtháng = Qng.đ  nt (T) (3.10)
Trong đó:
nt - Số ngày làm việc trong tháng, nt = 25 (ngày).
Thay số: Qtháng = 1.209  25 = 30.218 (T)
- Công suất lò chợ
Qnăm = 12 × Qtháng × Kcd = 12 × 30.218 × 0,83 = 302.183 (T) (3.11)
Trong đó:
Kcd - Hệ số không liên tục tính đến thời gian chuyển diện lò chợ. Dự kiến mỗi
năm dây chuyền lò chợ cơ giới hóa thực hiện chuyển diện 1 lần, thời gian mỗi lần
chuyển diện tạm tính khoảng 2 tháng (bao gồm: thời gian tháo lắp thiết bị, thời gian
vận chuyển và lắp đặt đồng bộ thiết bị tại diện lò chợ kế tiếp) tương đương hệ số
chuyển diện lò chợ Kcd = (12-2)/12 = 0,83.
Công suất lò chợ làm tròn: Qnăm = 300.000 (T/năm).
- Tiến độ khai thác lò chợ
- Tiến độ khai thác lò chợ 1 ngày đêm
n ca
rng.đ = r  kck  mck  (m) (3.12)
n ck
Trong đó:
r - Tiến độ một luồng khấu, r = 0,63 (m);
kck - Hệ số hoàn thành chu kỳ, kck = 0,85;
mck - Số luồng khấu một chu kỳ, mck = 2 (luồng);
nck - Số ca hoàn thành chu kỳ, nck = 1,5 (ca);
nca - Số ca khai thác một ngày đêm, nca = 3 (ca);
Thay số: rng.đ = 0,63 x 0,85 x 2 x 1,5 ÷ 3 = 2,1 (m/ng.đ).
- Tiến độ khai thác lò chợ 1 tháng
rtháng = rng.đ × 25 = 2,1 × 25 = 53,6 (m/tháng) (3.13)
- Năng suất lao động trực tiếp
Qng.đ 1.209
NSLĐ = = =14,4 (T/công) (3.14)
Ncn 84

Trong đó:
Qng.đ - Sản lượng lò chợ trong một ngày đêm, Qng.đ = 1.209 (T/ng.đ);
Ncn - Số công nhân bố trí làm việc của dây chuyền lò trong một ngày đêm, Ncn =
84 (người/ngày.đêm).

Học viên: Đào Minh Tùng 79 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

- Chi phí dầu nhũ hoá cho 1000T than khai thác
Các giàn chống cơ giới hóa sử dụng hệ thống cấp dịch tuần hoàn, nguồn cấp
dịch từ trạm bơm đặt gần khu vực sản xuất lò chợ cấp cho các giàn chống hoạt động,
sau đó được quy hồi lại trạm bơm sau khi đã qua hệ thống lọc. Tuy nhiên, để đảm bảo
chất lượng dung dịch nhũ hóa theo yêu cầu kỹ thuật, trong quá trình sản xuất phải
thường xuyên thay mới dung dịch nhũ hóa. Theo kinh nghiệm, mỗi tháng thực hiện
thay thế 4 lần, khối lượng dung dịch nhũ hóa thay mới mỗi lần tương ứng thể tích
thùng chứa của trạm bơm là 1600 lít. Dung dịch nhũ hóa sử dụng được pha chế với tỉ
lệ 5% dầu và 95% nước sạch. Khối lượng dầu nhũ hóa cần cung cấp cho lò chợ trong
một tháng là:
Md1 = 4  1600  5% = 320 (lít/tháng).
Ngoài ra, trong quá trình khai thác lò chợ cần lượng dung dịch nhũ hóa nhất
định cung cấp cho các cột thủy lực đơn chống tăng cường ngã ba lò đầu và lò chân lò
chợ. Theo hộ chiếu thiết kế, tại mỗi ngã ba lò đầu và chân lò chợ được chống tăng
cường bằng 2 hàng vì chống cột thủy lực đơn xà khớp, mỗi chu kỳ khai thác thực hiện
di chuyển 04 cột thủy lực đơn (02 cột ngã ba lò đầu và 02 cột ngã ba lò chân), mỗi cột
thủy lực đơn 1 lần di chuyển cần bơm bổ sung 5 lít dung dịch. Tổng khối lượng dung
dịch cung cấp phục vụ chống tăng cường các ngã ba lò chợ trong 1 tháng là:
Md2=05(lít/cột)×04(cột/chu kỳ)×02(chu kỳ/ngày.đêm)×25(ngày/tháng)×5%=50
(lít/tháng).
Tổng khối lượng dầu nhũ hóa tiêu hao trong 1 tháng:
Md = Md1 + Md2 = 320 + 50 = 370 (lít/tháng).
Chi phí dầu nhũ hóa cho 1000T than khai thác:
Md 370
Cdd = ×1000= ×1000= 12,2 (lít/1000T).
Qtháng 30.218
- Chi phí nước sạch cho 1000T than
Dây chuyền lò chợ cơ giới hóa đồng bộ cần cung cấp nước sạch để pha dung
dịch nhũ hóa, cấp cho trạm phun sương chống bụi, làm mát máy với nhu cầu cụ thể
như sau:
- Nhu cầu nước để pha dung dịch nhũ hóa
Theo tính toán trên, nhu cầu dung dịch nhũ hóa cần cung cấp hàng tháng là:
41600+1500=7900 (lít/tháng), trong đó khối lượng dầu chiếm 5%, còn lại 95% là
nước, tương ứng thể tích nước sạch cần cung cấp mỗi tháng là: 0,95×7900 = 7505
(lít/tháng).
Khối lượng nước sạch cần cung cấp tính cho 1 ngày đêm là:
Vn1 = 7505 (lít/tháng)/25 (ngày/tháng) = 300 (lít/ngày.đ) = 0,3 (m3/ngày.đ).
- Nhu cầu nước để để làm mát máy khấu, máng cào

Học viên: Đào Minh Tùng 80 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

Vn2 = kn × Qnlm × tcm × nc (m³/ngày.đêm) (3.15)


Trong đó:
kn - Hệ số dự trữ nước làm mát cho máy khấu, máng cào, kn = 1,2;
Qnlm - Lưu lượng nước làm mát cho máy khấu và máng cào, Qnlm = 1 (m³/h);
tcm - Thời gian chạy máy khấu, máng cào trong 1 ca. Theo biểu đồ tổ chức chu
kỳ sản xuất, tcm = 5 (h/ca);
nca - Số ca làm việc trong 1 ngày đêm, nca = 3 (ca/ngày.đ);
Thay số: Vn2 = 1,2 × 1 × 5 × 3 = 18 (m³/ngày.đ).
- Nhu cầu nước cung cấp trạm bơm phun sương (dập bụi)
Vn3 = Qndb × tcm × nca (m³/ngày.đ) (3.16)
Trong đó:
Qndb - Tốc độ phun nước dập bụi, Qndb = 30 (lít/phút) = 1,8 (m³/h).
Thay số: Vn3 = 1,8 × 5 × 3 = 27 (m³/ngày.đ).
Tổng khối lượng nước sạch cần cung cấp cho lò chợ trong 1 ngày đêm:
Vn = Vn1 + Vn2 + Vn3 = 0,3 + 18 + 27 = 45,3 (m3/ngày.đ).
Chi phí nước sạch tính cho 1000 T than khai thác lò chợ:
Vn 45,3
Cn = ×1000= ×1000= 37,5 (m3/1000T) (3.17)
Qngày.đ 1.209

- Chi phí răng khấu cho 1000T than


Chi phí răng khấu cho 1000T than phụ thuộc vào độ cứng của than và đá kẹp
trong vỉa. Theo kinh nghiệm áp dụng công nghệ CGH đồng bộ khấu toàn chiều dày vỉa
(không thu hồi than nóc) tại các mỏ Quang Hanh và Khe Chàm, Dương Huy chi phí
răng khấu dao động từ 5 ÷ 10 chiếc/1000T than khai thác lò chợ. Đối với điều kiện các
lò chợ mỏ than Khe Chàm III, dự án tạm tính chi phí răng khấu là 7 chiếc/1000T.
- Chi phí mét lò chuẩn bị cho 1000T than

C cb =
L cb
 1000 , (m) (3.18)
Alc
Trong đó: Alc - Sản lượng than nguyên khai dự kiến khai thác được từ lò chợ
14.2-2, Alc = 211.632 T; Lcbt - Tổng chiều dài các đường lò chuẩn bị cho lò chợ 14.2-2,
∑Lcb = 1.160m.
Thay số:
1.160
Ccb =
×1000= 5,5 (m)
211.632
- Tổn thất than theo công nghệ
Tổn thất than được xác định theo hướng dẫn tại quyết định số: 747/QĐ-
Vinacomin ngày 07/05/2013 của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
Trong dự án, tỷ lệ tổn thất này được xác định trên cơ sở trữ lượng than sạch phải để lại

Học viên: Đào Minh Tùng 81 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

của lò chợ thiết kế và trữ lượng than sạch huy động, cụ thể như sau:
Qtt
Z=  100, (%) (3.19)
Qtshd
Trong đó: Qtt - Là trữ lượng than sạch tổn thất do phải bỏ lại, (T). Trữ lượng
than sạch tổn thất bao gồm:
- Tổn thất do để lại trụ bảo vệ các đường lò chuẩn bị: Qtt1 = 33.182(T)
- Tổn thất do không lấy hết than trong không gian lò chợ: Qtt2 = 9.598 (T)
- Tổng các loại tổn thất được tính toán như sau:
Qtt = Qtt1 + Qtt2 = 33.182 + 9.598 = 48.637 (T)
Qtshd - Trữ lượng địa chất huy động vào khai thác của lò chợ, Qhd = 225.139T.
Thay số:
48.637
Z= ×100=19%
225.139
Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật xem bảng 3.21.

Bảng 3.13. Tổng hợp chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật lò chợ CGH đồng bộ

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

1 Chiều cao khấu gương trung bình m 3,0

2 Góc dốc lò chợ trung bình độ 10

3 Trọng lượng thể tích trung bình của than nguyên khai T/m3 1,65

4 Chiều dài lò chợ trung bình m 120

5 Chiều rộng luồng khấu m 0,63

6 Hệ số khấu gương - 0,95

7 Sản lượng than khấu gương một luồng T 355

8 Số luồng khấu gương 1 chu kỳ luồng 2,0

9 Sản lượng than khai thác một chu kỳ T 710

10 Số ca hoàn thành một chu kỳ ca 1,5

11 Số ca làm việc một ngày đêm ca 3

12 Hệ số hoàn thành một chu kỳ - 0,85

Học viên: Đào Minh Tùng 82 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

13 Sản lượng khai thác lò chợ ngày đêm T/ng.đ 1.209

14 Sản lượng khai thác một tháng T/tháng 30.218

Hệ số không liên tục tính đến thời gian chuyển diện lò


15 - 0,83
chợ

16 Công suất lò chợ T/năm 302.183

17 Công suất lò chợ làm tròn T/năm 300.000

18 Tiến độ khai thác trung bình lò chợ một ngày đêm m/ngđ 2,1

19 Tiến độ khai thác trung bình lò chợ một tháng m/tháng 53,6

20 Số công nhân lò chợ một ngày đêm Người 84

21 Năng suất lao động trực tiếp T/công 14,4

22 Chi phí dầu nhũ hoá cho 1000T than khai thác lít/1000T 12,2

23 Chi phí nước sạch cho 1000T than m3/1000T 37,5

24 Chi phí răng khấu cho 1000T than chiếc/1000T 7,0

25 Chi phí mét lò chuẩn bị (than + đá) cho 1000 T than m/1000T 5,5

26 Tổn thất than % 19%

3.3. Đề xuất kế hoạch khai thác các lò chợ cơ giới hoá giai đoạn 2021  2025
3.3.1. Hiện trạng và kế hoạch huy động tài nguyên
Công ty than Khe Chàm - TKV được Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản
Việt Nam giao quản lý và khai thác Dự án Khai thác hầm lò mỏ Khe Chàm III, với 07
vỉa than được huy động gồm vỉa 14.5, 14.4, 14.2, 14.1, 13.2, 13.1 và vỉa 12. Trong đó,
vỉa 14.5 là vỉa dày, các vỉa phía dưới đều có chiều dày trung bình. Tổng trữ lượng địa
chất huy động còn lại tính đến ngày 31/12/2021 khoảng 67.927 nghìn tấn, tương ứng
trữ lượng công nghiệp còn lại 46.905 nghìn tấn. Độ sâu khai thác được giới hạn từ
mức +25 ÷ -460. Chi tiết xem tại bảng 4.1.

Học viên: Đào Minh Tùng 83 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

Bảng 3.14. Hiện trạng trữ lượng than huy động tại mỏ Khe Chàm III
Trữ
Phân cấp trữ lượng Trữ luợng
Trữ
Mức luợng công
luợng địa
sâu công nghiệp
TT Tên vỉa ĐVT chất huy
khai nghiệp còn lại
động
thác than địa đến
(tấn) 121 122
chất (tấn) 31/12/202
1 (tấn)
11.894.09
1 Vỉa 14-5 1000T 16.263.090 4.368.991 5.406.398 5.404.800
9
2 Vỉa 14-4 '' 7.424.149 4.813.981 2.610.168 3.431.721 4.347.758
3 Vỉa 14-2 '' 12.530.066 9.523.480 3.006.586 8.359.464 10.739.679
+25/
4 Vỉa14-1 -460 '' 2.956.120 1.620.845 1.335.275 2.324.143 3.207.143
5 Vỉa13-2 '' 13.895.378 11.459.801 2.435.577 8.735.143 11.027.143
6 Vỉa 13-1 '' 10.148.848 7.354.052 2.794.796 6.094.143 7.867.143
7 Vỉa12 '' 4.709.550 1.038.782 3.670.768 2.995.143 4.312.143
Tổng 67.927.201 47.705.040 20.222.161 37.346.154 46.905.808

Theo kế hoạch giai đoạn 2021  2025, Công ty sẽ tập trung khai thác tại các vỉa
14.5, 14.4, 14.2 và vỉa 13.2 với tổng trữ lượng địa chất huy động là 10,24 triệu tấn, trữ
lượng công nghiệp 9,28 triệu tấn. Phần trữ lượng huy động vào khai thác trong thời
gian tới tại mỏ Khe Chàm III có điều kiện địa chất rất đa dạng. Vỉa có chiều dày từ
mỏng đến dày; góc dốc từ thoải đến dốc nghiêng; cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp; đá
vách, trụ vỉa thuộc loại không ổn định đến ổn định,... Với điều kiện địa chất vỉa như
trên, cho phép nghiên cứu áp dụng nhiều mô hình công nghệ khai thác khác nhau.
Trong đó, các vỉa than 14.4, 14.2 và 13.2 có hệ số biến động chiều dày Vm < 35% và
hệ số biến động góc dốc V < 30%, tương đối thuận lợi cho việc áp dụng CGH. Ngoài
ra, phần trữ lượng thuộc mức khai thác từ -350/-170 tại các vỉa than nói trên còn tương
đối lớn, dự kiến sẽ huy động cho 02 dây chuyền CGH theo kế hoạch sản xuất 5 năm
của Công ty. Theo đó, tổng trữ lượng công nghiệp huy động cho các lò chợ CGH giai
đoạn 2021  2025 của Công ty là 5.170 nghìn tấn, tương ứng từ 415.000  570.000
tấn/năm.
3.3.2. Kế hoạch khai thác, đào lò giai đoạn 2021  2025
Theo kế hoạch kỹ thuật công nghệ giai đoạn từ năm 2021  2025 đã được TKV
thông qua, sản lượng than khai thác hầm lò của Công ty tăng từ 1,6 triệu tấn/năm (năm

Học viên: Đào Minh Tùng 84 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

2021) lên đến 1,8 triệu tấn/năm (năm 2025) và duy trì 2,0 triệu tấn/năm từ năm 2026 ÷
2030. Để đạt được sản lượng than khai thác hầm lò theo kế hoạch như trên, ngoài việc
phải duy trì từ 6  7 lò chợ giá xích hoạt động đồng thời để đảm bảo sản lượng than
khai thác được khoảng 0,9  1,0 triệu tấn/năm, công ty có kế hoạch tiếp tục triển khai
áp dụng 02 dây chuyền công nghệ CGH đồng bộ với công suất dự kiến 0,4  0,6 triệu
tấn/năm. Chi tiết xem tại bảng 4.2.
Bảng 3.15. Kế hoạch khai thác, đào lò giai đoạn 2021 - 2025
của Công ty than Khe Chàm
Đơn vị Năm Năm Năm Năm Năm
TT Tên chỉ tiêu
tính 2021 2022 2023 2024 2025
A SẢN LƯỢNG
I Than nguyên khai 1000 Tấn 1.600 1.650 1.700 1.800 1.800
Lò chợ máy khấu - giàn
- 415 505 540 520 570
tự hành
Tỷ lệ % sản lượng
26 31 32 29 32
CGH, %
- Lò chợ giá xích 995 936 855 975 925
- Lò chợ ZRY 0 29 120 120 120
- Khai thác buồng thượng 10 0 0 0 0
- Đào lò CBSX 166 165 170 170 170
- Xén lò 14 15 15 15 15
II Đào lò mới m 12.600 13.000 13.450 14.250 14.450
1 Mét lò XDCB m 0 0 0 0 0
2 Mét lò CBSX m 12.600 13.000 13.450 14.250 14.450
III Mét lò xén m 2.685 3.000 3.000 3.000 3.000
HỆ SỐ MÉT LÒ
B m/1000tấn 7,88 7,88 7,91 7,92 8,03
CBSX
Kế hoạch triển khai áp dụng khai thác cơ giới hóa giai đoạn 2021  2025, định
hướng đến năm 2030 của Công ty như sau:
- Đối với dây chuyền CGH số 01 sau khi kết thúc khai thác diện lò chợ 14.2-2
vỉa 14.2 (hết tháng 10/2022), Công ty sẽ tổ chức thu rút toàn bộ giàn chống và các
thiết bị của dây chuyền lên mặt bằng và xây dựng kế hoạch đầu tư 01 hệ thống dây
chuyền CGH đồng bộ mới để thay thế, đảm bảo kế hoạch sản lượng khai thác tăng
hàng năm.

Học viên: Đào Minh Tùng 85 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

- Đối với dây chuyền CGH số 02 Công ty đưa xuống lò chợ 14.2-11 vỉa 14.2 từ
tháng 6/2021. Sau khi kết thúc khai thác tại lò chợ này trong năm 2022, sẽ tiến hành
chuyển diện sang khai thác tại các lò chợ khác thuộc vỉa 14.2 và 13.2.
- Tỷ trọng sản lượng than khai thác CGH/tổng sản lượng than khai thác theo
từng loại hình công nghệ giai đoạn 2021 ÷ 2025 sẽ chiếm từ 26  32%.

3.3.3. Đánh giá một số khó khăn trong việc triển khai áp dụng CGH khai thác theo
kế hoạch của Công ty
Căn cứ điều kiện địa chất kỹ thuật mỏ và thực tế sản xuất trong những năm qua
tại mỏ Khe Chàm III cho thấy, việc triển khai áp dụng các lò chợ CGH trong giai đoạn
2021 ÷ 2025, định hướng đến năm 2030 cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Về số lượng vỉa than huy động vào khai thác: khoảng cách địa tầng giữa các
vỉa than ngắn, dao động từ 30 ÷ 65m, thông thường trong khoảng 30 ÷ 40m. Do đó
phải tiến hành khai thác lần lượt từng vỉa theo thứ tự từ trên xuống dưới hoặc tiến hành
khai thác thác đồng thời một số vỉa nhưng phải đảm bảo lò chợ vỉa trên luôn vượt
trước lò chợ vỉa dưới một khoảng cách nhất định để tránh ảnh hưởng lẫn nhau. Vì vậy
để khai thác các lò chợ vỉa 14.4 phía dưới, phải tổ chức khai thác hết các lò chợ của
vỉa 14.5 tương ứng ở phía trên. Tương tự, để huy động các lò chợ khai thác tại vỉa 14.2
và vỉa 13.2 bên dưới phải huy động khai thác trước các lò chợ tại vỉa 14.4. Ngoài ra,
kết quả cập nhật điều kiện địa chất trong quá trình đào lò và khoan thăm dò tại vỉa 14.4
cho thấy, vỉa có nhiều đứt gãy, mỏng vỉa, không vỉa kéo dài làm giảm chiều dài theo
phương cũng như hướng dốc của lò chợ theo kế hoạch, do đó việc đưa thêm các lò chợ
CGH vào khai thác tại vỉa 14.4 sẽ gặp nhiều khó khăn.
- Về công tác chuẩn bị: Mỏ than Khe Chàm III được thiết kế và xây dựng mới
hoàn toàn nên không tận dụng được hệ thống lò chuẩn bị cũ. Trong mỗi vỉa than được
chuẩn bị riêng biệt bằng các cặp thượng vận tải - thông gió riêng, có chiều dài lớn. Do
đó, tiến độ chuẩn bị để đưa các lò chợ của một vỉa mới vào khai thác lâu. Tại phần lớn
các mỏ khác trong TKV, do đặc điểm khoáng sàng, việc chuẩn bị ruộng mỏ thường
được thực hiện theo phương pháp chia tầng, khai thông bằng các lò xuyên vỉa tầng,
mức, có thể sử dụng lại cho tầng/mức dưới để làm lò thông gió, do đó thời gian chuẩn
bị trong từng vỉa hoặc tại mỗi khu sẽ ngắn và độc lập hơn. Ngoài ra, công tác đào lò
chuẩn bị tại mỏ Khe Chàm III thường gặp khó khăn do phay phá, vùng vỉa mỏng và
nước. Các yếu tố này dẫn đến phát sinh số mét lò chuẩn bị lên gấp đôi (các lò chợ khu
Trung Tâm vỉa 14.5), không khoanh được vùng lò chợ (khu Trung Tâm vỉa 14.4) hoặc
bỏ lại lò chợ (khu Đông Nam vỉa 14.4). Bên cạnh đó, áp lực tại mỏ Khe Chàm III
tương đối lớn, dẫn đến các đường lò chuẩn bị thường xuyên bị nén bẹp, giảm tiết diện,
bùng nền, do đó việc củng cố duy trì tiết diện đường lò sẽ tốn rất nhiều nhân lực và chi
phí. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch đào các đường lò chuẩn bị của các
lò chợ CGH.
- Về công nghệ khai thác: tại mỏ Khe Chàm, chỉ có vỉa 14.5 (vỉa trên cùng)

Học viên: Đào Minh Tùng 86 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

thuộc loại vỉa dày thoải đến nghiêng, các vỉa còn lại thuộc loại dày trung bình, thoải
đến nghiêng. Hiện nay các khu vực lò chợ thuộc vỉa 14.5 đều áp dụng công nghệ khai
thác hạ trần than nóc, lò chợ chống giữ bằng giá xích và khấu than bằng khoan nổ mìn.
Tốc độ tiến gương trung bình của lò chợ khoan nổ mìn chống giữ bằng giá xích là
9m/tháng. Các lò chợ thuộc vỉa 14.4 phía dưới áp dụng công nghệ khai thác khấu hết
chiếu dày vỉa bằng CGH đồng bộ hoặc khoan nổ mìn, chống giữ bằng giá xích. Tốc độ
tiến gương trung bình của lò chợ CGH là 40m/tháng, của các lò chợ khoan nổ mìn là
25m/tháng. Như vậy, tốc độ tiến gương của các lò chợ vỉa 14.4 gấp 2 ÷ 4 lần các lò
chợ thuộc vỉa 14-5. Do đó, phải có ít nhất 2 lò chợ thuộc vỉa 14.5 ở phía trên cùng khu
vực đã khai thác xong mới huy động được 01 lò chợ thuộc vỉa 14.4 ở phía dưới vào
khai thác. Với các khó khăn về công tác chuẩn bị diện khai thác như đã nêu ở phần
trên và công nghệ khai thác có chênh lệch lớn về tốc độ tiến gương trong tại các vỉa
14.5 và 14.4, việc xây dựng kế hoạch các lò chợ khai thác đồng thời sẽ gặp khó khăn.
Từ những phân tích trên cho thấy, việc tính toán xây dựng kế hoạch khai thác
các lò chợ CGH tại mỏ Khe Chàm III trong giai đoạn 2021 ÷ 2025, định hướng đến
năm 2030 là hết sức cần thiết.
3.3.4. Đề xuất kế hoạch khai thác các lò chợ cơ giới hoá giai đoạn 2021  2025,
định hướng đến năm 2030
3.3.4.1. Luận giải về việc xây dựng kế hoạch khai thác các lò chợ CGH
Số lượng lò chợ CGH sẽ được bố trí khai thác đồng thời trong giai đoạn 2021 ÷
2025, định hướng đến năm 2030 và đảm bảo các nguyên tắc chung sau:
- Khi khai thác lần lượt từng vỉa, vỉa trên được khai thác trước, vỉa dưới sau;
- Trong trường hợp khai thác nhiều vỉa đồng thời các lò chợ của vỉa trên được
bố trí khai thác vượt trước các lò chợ của vỉa dưới một khoảng thời gian đảm bảo cho
đất đá phá hỏa lò chợ vỉa trên đã đi vào trạng thái ổn định;
- Trong mỗi vỉa, lò chợ mức trên khai thác trước, lò chợ mức dưới khai
thác sau.
- Đảm bảo nhịp nhàng lịch khai thác cho các lò chợ thuộc 02 dây chuyền CGH
tránh trùng thời điểm kết thúc khai thác, chuyển diện. Ưu tiên các khu vực lò chợ có
chiều dày trung bình, thoải đến nghiêng cho dây chuyền CGH số 1 và các khu vực vỉa
dày, thoải đến nghiêng cho dây chuyền CGH số 2 (có cơ cấu hạ trần thu hồi than nóc).
Ngoài các nguyên tắc chung nêu trên, việc xây dựng kế hoạch khai thác các lò
chợ CGH cần phải xem xét đến hiện trạng áp dụng CGH, điều kiện sản trạng vỉa và vị
trí của các lò chợ CGH tại mỏ than Khe Chàm III. Cụ thể:
a. Đối với dây chuyền CGH số 1
Đây là dây chuyền CGH áp dụng sơ đồ công nghệ khai thác khấu hết chiều dày
vỉa. Đồng bộ thiết bị được đầu tư từ năm 2005 tại mỏ Khe Chàm I gồm 89 giàn chống
ZZ3200/16/26; 01 máy khấu than MG150/375; 01 máng cào SGZ630/2x110 và 01

Học viên: Đào Minh Tùng 87 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

trạm bơm nhũ hóa BRW200/31,5 đã hết khấu hao, thường xuyên hỏng hóc và phải sửa
chữa. Hiện nay dây chuyền lò chợ CGH này đang tiến hành khai thác tại lò chợ 14.4-3
thuộc vỉa 14.4 (khai thác từ tháng 02/2022, dự kiến sẽ kết thúc khai thác vào cuối năm
nay). Như đã đề cập ở trên, tại vỉa 14.4 chỉ có 04 lò chợ có khả năng áp dụng CGH
khai thác gồm LC 14.4-3, 14.4-4, 14.4-5 và LC 14.4-6, các lò chợ này đều thuộc khu
Trung tâm. Tuy nhiên, các lò chợ 14.4-4, 14.4-5 và LC 14.4-6 lại nằm dưới các lò chợ
giá xích khu Trung tâm của vỉa 14.5 chưa được khai thác. Theo kế hoạch, các lò chợ
giá xích này sẽ kết thúc khai thác vào năm 2025. Như vậy, sau khi kết thúc khai thác
tại lò chợ 14.4-3, vỉa 14.4 vào cuối năm 2022, dây chuyền lò chợ CGH sẽ không thể
chuyển diện sang các lò chợ có khả năng CGH khác tại vỉa 14.4. Trong khi đó, các lò
chợ có khả năng áp dụng CGH tại khu Tây Nam vỉa 14.2, nằm dưới các khu vực lò
chợ đã khai thác của vỉa 14.4 và vỉa 14.5, hoàn toàn có khả năng huy động vào khai
thác đầu năm 2023. Do đó, báo cáo đề xuất sau khi kết thúc khai thác tại lò chợ 14.4-3,
sẽ tổ chức thu rút toàn bộ thiết bị cũ của dây chuyền CGH số 1 lên mặt bằng để niêm
cất. Đồng bộ thiết bị mới đề xuất đầu tư (trong nội dung Chương 3), để thay thế đồng
bộ thiết bị cũ từ năm 2005, sẽ được lắp đặt và tiến hành khai thác tại lò chợ 14.2-2.
Sau đó sẽ tiến hành khai thác lần lượt các lò chợ còn lại của khu Tây Nam vỉa 14.2
gồm LC 14.2-3, 14.2-4 và 14.2-5. Trên cơ sở trữ lượng huy động tại các lò chợ này, dự
kiến sẽ kết thúc khai thác các lò chợ CGH tại khu Tây Nam vỉa 14.2 cuối năm 2025.
Vào thời điểm đó, các lò chợ giá xích tại khu Trung Tâm vỉa 14.5 cũng đã kết thúc
khai thác, có thể huy động khai thác các lò chợ CGH tại vỉa 14.4 nằm dưới. Do đó, báo
cáo đề xuất sẽ tiến hành chuyển diện lò chợ CGH số 1 từ lò chợ 14.2-5, vỉa 14.2 lên
khai thác các lò chợ có khả năng CGH tại khu Trung tâm của vỉa 14.4 bao gồm các lò
chợ 14.4-4, 14.4-5 và LC 14.4-6. Dự kiến cuối năm 2027 sẽ kết thúc khai thác các lò
chợ CGH tại vỉa 14.4.
Như đã phân tích ở trên, sẽ ưu tiên khai thác các lò chợ khu Tây Nam các vỉa
cho dây chuyền CGH số 1. Tuy nhiên, theo lịch khai thác cuối năm 2027, các lò chợ
khu Tây Nam vỉa 13.2 chưa thể đưa vào khai thác, do còn phải chờ 01 lò chợ giá xích
vỉa 14.1 nằm bên trên khu Tây Nam vỉa 13.2. Do đó, báo cáo đề xuất sẽ chuyển diện
dây chuyền CGH số 1 từ lò chợ 14.4-6 vỉa 14.4 xuống lò chợ 13.2-24 nằm ở phía
Đông khu Trung Tâm vỉa 13.2 bởi các lý do sau: (1) Bên trên các lò chợ này là khu
vực vỉa mỏng thuộc vỉa 14.1 không được huy động vào khai thác; (2) Các khu vực lò
chợ bên trên thuộc vỉa 14.2, 14.4 và vỉa 14.5 đã kết thúc khai thác vào cuối năm 2025.
Do các lò chợ tiếp theo 13.2-25 và 13.2-26 là các khu vực vỉa dày, nên ưu tiên cho dây
chuyền CGH số 2 có kết cấu hạ trần thu hồi than nóc, sau khi kết thúc khai thác tại lò
chợ 13.2-25 sẽ tiến hành chuyển diện sang khai thác lần lượt các lò chợ có khả năng
CGH khai thác tại khu Tây Nam vỉa 13.2 bao gồm LC 13.2-7, 13.2-8, 13.2-9 và LC
13.2-10. Với trữ lượng huy động tại các lò chợ này đảm bảo thời gian khai thác cho
dây chuyền CGH số 1 đến năm 2030.

Học viên: Đào Minh Tùng 88 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

b. Đối với dây chuyền CGH số 2


Theo Dự án khai thác mỏ hầm lò Khe Chàm III, đây là dây chuyền CGH áp
dụng sơ đồ công nghệ khai thác hạ trần thu hồi than nóc tại các khu vực vỉa than dày,
góc dốc thoải đến nghiêng. Đồng bộ thiết bị cơ giới hóa được đầu tư từ năm 2016 gồm
102 giàn trung gian ZFY5000/16/28; 06 giàn quá độ ZFG6200/17/30; 01 máy khấu
MG150/375-WD; 02 máng cào SGZ630/2x132; 01 trạm bơm nhũ hóa BRW200/31,5
và 01 cầu chuyển tải SZZ730/132. Hiện tại dây chuyền CGH số 02 đang tiến hành
khai thác tại lò chợ 14.2-10. Theo trình tự, sau khi kết thúc khai thác lò chợ này vào
cuối năm 2023 sẽ chuyển diện sang các lò chợ bên cạnh là 14.2-9 và 14.2-8. Tuy
nhiên, lò chợ 14.2-9 nằm dưới các lò chợ 14.4-4 (kết thúc khai thác vào Quý I, 2023)
và lò chợ 14.2-8 nằm dưới lò chợ 14.4-3 (bắt đầu khai thác vào năm 2026). Do đó, để
bảo vệ cho khu vực lò chợ 14.4-3 đến đầu năm 2026, báo cáo đề xuất sẽ chuyển diện
lò chợ 14.2-10 sang lò chợ 14.2-8A thuộc khu Đông Nam vỉa 14.2. Bên trên khu vực
lò chợ này là các khu vực vỉa dốc khu Đông Nam của vỉa 14.4 và vỉa 14.5 (dự kiến sẽ
khai thác trong năm 2022  2023). Theo tính toán trữ lượng huy động của các lò chợ
khu Trung tâm vỉa 14.2, cuối năm 2024 sau khi kết thúc khai thác tại LC 14.2-8A, sẽ
chuyển diện sang khai thác lần lượt các lò chợ 14.2-9 (từ cuối năm 2023), 14.2-8 (từ
quý III/2026) và 02 lò chợ còn lại của khu Trung tâm là 14.2-6 và 14.2-7. Các khu vực
lò chợ nằm bên trên các lò chợ này thuộc vỉa 14.4 và vỉa 14.5 đã kết thúc khai thác từ
cuối năm 2025.
Sau khi khai thác lần lượt hết các lò chợ CGH thuộc khu Trung tâm vỉa 14.2,
báo cáo đề xuất sẽ chuyển diện đồng bộ thiết bị dây chuyền CGH số 2 xuống khai thác
tiếp 02 lò chợ nằm phía Đông khu Trung Tâm của vỉa 13.2 bên dưới là 13.2-25 và
13.2-26 – đây đều là các khu vực vỉa dày, thoải đến nghiêng của vỉa 13.2. Nằm bên
trên các lò chợ này là khu vực vỉa mỏng của vỉa 14.1 không được huy động khai thác.
Với trữ lượng huy động tại các lò chợ này đảm bảo thời gian khai thác cho dây chuyền
CGH số 2 đến năm 2030.
3.3.5. Lịch khai thác các lò chợ CGH giai đoạn 2021  2025, định hướng đến năm
2030
Trên cơ sở các phân tích và luận giải tại mục 4.4.1, báo cáo tiến hành xây dựng
lịch khai thác các lò chợ CGH giai đoạn 2021  2025, định hướng đến năm 2030 tại
mỏ Khe Chàm III tại bảng 4.4. Theo đó:
Đối với dây chuyền CGH số 1:
Dự kiến huy động 12 lò chợ với trình tự khai thác các lò chợ như sau:
LC 14.4-3 → LC 14.2-2 → LC 14.2-3 → LC 14.2-4 → LC 14.2-5 → LC 14.4-4
→ LC 14.4-5 → LC 14.4-6 → LC 13.2-24 → LC 13.2-7 → LC 13.2-8 → LC 13.2-9.
Như vậy, dây chuyền CGH số 1 sẽ tiến hành khai thác và chuyển diện tại các lò
chợ thuộc 03 vỉa gồm vỉa 14.4 (04 lò chợ), 14.2 (04 lò chợ) và vỉa 13.2 (04 lò chợ).
Các lò chợ huy động của dây chuyền CGH số 1 có chiều dày nhỏ nhất là 1,61m và lớn

Học viên: Đào Minh Tùng 89 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

nhất là 4,34m, trung bình 2,63m. Góc dốc vỉa từ 1 ÷ 15, trung bình 9. Với điều kiện
chiều dày và góc dốc của các lò chợ CGH nói trên phù hợp với công nghệ khai thác
khấu hết chiều dày vỉa. Công suất khai thác được xây dựng cho điều kiện địa chất cụ
thể của từng lò chợ, từ 250.000 (lò chợ 14.2-5) ÷ 300.000 (lò chợ 13.2-24).
Đối với dây chuyền CGH số 2:
Dự kiến huy động 8 lò chợ với trình tự khai thác các lò chợ như sau:
LC 14.2-10 → LC 14.2-8A → LC 14.2-9 → LC 14.2-8 → LC 14.2-7 → LC
14.2-6 → LC 13.2-25 → LC 13.2-26.
Như vậy, dây chuyền CGH số 2 sẽ tiến hành khai thác và chuyển diện tại các lò
chợ thuộc 02 vỉa gồm vỉa 14.2 (06 lò chợ) và vỉa 13.2 (02 lò chợ). Các lò chợ huy
động của dây chuyền CGH số 2 có chiều dày nhỏ nhất là 1,65m và lớn nhất là 5,96m,
trung bình 3,4m. Góc dốc vỉa từ 2 ÷ 19, trung bình 8. Với điều kiện chiều dày và góc
dốc của các lò chợ CGH nói trên phù hợp với 02 sơ đồ công nghệ khai thác dự kiến áp
dụng cho dây chuyền CGH số 2:
(1) Sơ đồ công nghệ khai thác cột dài theo phương, lò chợ trụ hạ trần thu hồi
than nóc: áp dụng cho các khu vực lò chợ có chiều dày lớn hơn 3,5m;
(2) Sơ đồ công nghệ khai thác cột dài theo phương, khấu hết chiều dày vỉa trong
điều kiện vỉa than dày trung bình, dốc thoải đến nghiêng: áp dụng cho các khu vực lò
chợ có chiều dày nhỏ hơn 3,5m;
Công suất khai thác được xây dựng cho điều kiện địa chất cụ thể của từng lò
chợ. Theo đó, công suất các lò chợ từ 250.000 (lò chợ 14.2-5) ÷ 350.000 (lò chợ 13.2-
25).
Tỷ trọng sản lượng than khai thác CGH giai đoạn 2021 ÷ 2030 sẽ chiếm từ 29 
35% trong tổng sản lượng than khai thác theo từng loại hình công nghệ, tương ứng với
sản lượng CGH dự kiến từ 460.000 tấn (năm 2022) tăng lên 644.911 tấn (năm 2029),
trung bình 570.814 tấn/năm.

Học viên: Đào Minh Tùng 90 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Bảng 3.16. Kế hoạch khai thác các lò chợ CGH giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 của Công ty than Khe Chàm
Thông số cấu tạo vỉa, Trữ lượng
Kích thước lò chợ Sản lượng Lịch khai thác (năm)
đá lẫn tính toán công nghiệp
Trữ lượng than nguyên Công
(Trữ lượng
than sạch khai dự kiến suất
TT Tên vỉa Tên lò chợ Vị trí, giới hạn Đường Hướng Góc dốc Chiều dày than sạch dự Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ Ghi chú
huy động, khai thác thiết kế
phương dốc vỉa toàn vỉa kiến khai 1 2 3 4 5 6 7 8 9
(T) được, (T)
(m) (m) (độ) (m) thác được),
(T) 2022 2023 2024 2025 2026 2027 2028 2029 2030
(T)
296 ÷ 301 126 ÷ 130 6 ÷ 16 1.72 ÷ 3.6 165,000 5,419
1 14-4-3 T.VIII ÷T.VIIIc -200 ÷ -170 173,420 149,630 170,419 240,000 DC 1
299 129 12 2.64
173 ÷ 270 120 ÷ 122 8 ÷ 12 1.94 ÷ 4.25 151,461
2 14.4-4 T.VIIb ÷T.VIII -220 ÷ -180 168,842 134,995 151,461 270,000 DC 1
222 121 11 3.00
Vỉa 14-4
293 ÷ 316 122 ÷ 124 7 ÷ 12 1.36 ÷ 3.19 97,836
3 14-4-5 T.VII ÷T.VIIb -220 ÷ -190 168,893 138,248 160,215 300,000 DC 1
303 122 10 2.16 62,379
314 ÷ 364 122 ÷ 124 9 ÷ 14 1.54 ÷ 2.35
4 14-4-6 T.VII ÷T.VIIb -260 ÷ -220 162,860 137,122 161,330 260,000 DC 1
339 123 12 1.92 161,330
353 ÷ 353 117 ÷ 122 11 ÷ 19 1.97 ÷ 3.81 211,632
5 14-2-2 T.VII ÷RGKC -270 ÷ -220 225,139 182,359 211,632 280,000 DC 1

Học viên: Đào Minh Tùng


353 120 16 2.92
363 ÷ 363 119 ÷ 121 7 ÷ 13 2.22 ÷ 3.38 146,261
6 14-2-3 T.VII ÷RGKC -290 ÷ -260 239,953 180,226 208,307 280,000 DC 1
363 120 10 2.90 62,045
370 ÷ 370 119 ÷ 120 5÷6 2.6 ÷ 3.03 78,760
7 14-2-4 T.VII ÷RGKC -310 ÷ -280 241,061 177,869 202,498 270,000 DC 1
370 120 6 2.84 123,739
454 ÷ 454 120 ÷ 120 1÷5 2.16 ÷ 2.86
8 14-2-5 T.VII ÷RGKC -320 ÷ -300 259,013 205,163 234,850 250,000 DC 1
454 120 4 2.63 177,074 57,776
459 ÷ 573 118 ÷ 124 9 ÷ 14 1.86 ÷ 3.76 157,787 167,949
9 14-2-7 T.VIIa ÷T.VIIc -300 ÷ -230 325,800 285,883 325,736 270,000 DC 2
516 122 11 2.99
Vỉa 14-2
305 ÷ 416 117 ÷ 121 10 ÷ 14 1.9 ÷ 3.09 103,905
10 14-2-6 T.VII ÷T.VIIa -300 ÷ -230 197,956 163,225 190,837 230,000 DC 2
362 118 12 2.60 86,932
613 ÷ 742 119 ÷ 123 6 ÷ 16 1.65 ÷ 3.36 79,803 270,000 15,516
DC 2
Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

11 14-2-8A T.VIIb ÷T.VIIIa -260 ÷ -230 350,250 299,767 365,319 270,000


682 120 10 2.76

91
597 ÷ 696 119 ÷ 124 9 ÷ 16 2.64 ÷ 3.24 254,484 125,135
12 14-2-9 T.VIIc ÷T.IX -260 ÷ -220 429,736 336,772 379,619 270,000 DC 2
675 120 11 2.95
432 ÷ 472 120 ÷ 125 7 ÷ 15 2.64 ÷ 4.54
13 14-2-8 T.VIIb ÷T.VIIIc -260 ÷ -220 321,357 257,377 295,164 310,000 DC 2
508 122 10 3.42 166,327 128,837
711 ÷ 809 118 ÷ 124 3 ÷ 12 2.91 ÷ 3.76 220,000
14 14-2-10 T.VIII ÷T.IXa -260 ÷ -220 453,397 379,071 424,286 290,000 DC 2
759 120 6 3.24 204,286
495 ÷ 540 119 ÷ 120 1÷3 1.61 ÷ 4.34
15 13-2-24 T.VIIIa ÷T.IXc -270 ÷ -240 336,664 275,949 314,513 290,000 9,032 DC 1
518 120 2 3.21 15,481 290,000
547 ÷ 594 115 ÷ 117 3÷6 2.43 ÷ 4.73 188,199
16 13-2-25 T.VIIIa ÷T.IXc -270 ÷ -230 431,182 332,150 374,601 340,000 DC 2
568 116 4 3.78 186,402
523 ÷ 576 113 ÷ 116 6 ÷ 14 3.19 ÷ 5.96
17 13-2-26 T.VIIIa ÷T.IXc -270 ÷ -250 405,010 320,273 369,613 350,000 DC 2
550 114 10 3.92 156,266
354 ÷ 354 117 ÷ 121 4 ÷ 15 2.61 ÷ 3.86 215,972
18 13-2-7 T.VI ÷ T.VIIa -340÷ -280 235,645 181,910 215,972 300,000 DC 1
354 120 12 3.24
Vỉa 13-2
402 ÷ 402 120 ÷ 122 6 ÷ 11 2.61 ÷ 3.86 160,261
19 13-2-8 T.VI ÷ T.VIIa -350÷ -310 269,873 203,887 241,488 290,000 DC 1
402 121 9 3.11 81,227
366 ÷ 366 120 ÷ 121 4÷6 2.46 ÷ 3.28
20 13-2-9 T.VI ÷ T.VIIa -360÷ -330 214,941 161,484 193,873 270,000 DC 1
366 120 5 2.84 120,792
419 ÷ 419 120 ÷ 121 2÷6 2.47 ÷ 5.02 DC 1
21 13-2-10 T.VI ÷ T.VIIa -370÷ -340 284,971 229,928 258,048 290,000 (Dự phòng)
419 120 4 3.19
410 ÷ 410 120 ÷ 120 1÷3 2.36 ÷ 4.44 DC 12
22 13-2-1 T.VIIa ÷ T.VIIIA -340 ÷ -310 321,106 237,289 275,317 240,000 (Dự phòng)
410 120 2 3.68

Tổng cộng 6,217,070 4,970,576 5,725,096 385,000 563,185 540,000 525,834 563,077 561,270 544,881 596,538 625,517

A Kế hoạch khai thác theo năm, 1000T 1,600 1,650 1,700 1,800 1,800 2,000 2,000 2,000 2,000

B Sản lượng khai thác CGH, tấn 460,000 563,185 540,000 525,834 563,077 561,270 544,881 596,538 625,517
Luận văn Thạc sĩ

Chuyên ngành: Khai thác mỏ


C Tỷ trọng sản lượng khai thác CGH, % 29 34 32 29 31 28 27 30 31
Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Từ các kết quả được thực hiện trong luận văn, có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Luận văn đã đánh giá hiện trạng áp dụng công nghệ cơ giới hoá khai thác tại
mỏ Khe Chàm III, Công ty than Khe Chàm từ năm 2016 ÷ 2021. Việc áp dụng CGH
khai thác tại mỏ Khe Chàm III đã gặp không ít khó khăn về điều kiện địa chất phức tạp
(than mềm yếu bở rời, tụt lở trước gương, áp lực mỏ lớn, đá trụ nổi cục bộ với chiều
cao lớn, thành phần chủ yếu là bột kết cứng, mật độ phay phá được cập nhật bổ sung
trong quá trình đào lò, khai thác tương đối lớn, nước mặt từ các moong khai thác lộ
thiên cũ trên bề mặt địa hình chảy vào khu vực khai thác nhiều…). Tuy nhiên, trong
điều kiện thuận lợi sản lượng khai thác từ các lò chợ CGH đã đạt được 56.528
tấn/tháng (đối với dây chuyền CGH số 1) và 60.503 tấn/tháng (đối với dây chuyền
CGH số 2), gấp 2  3 lần sản lượng của các lò chợ giá xích trong cùng điều kiện.
Ngoài ra, với việc áp dụng công nghệ khai thác CGH đã giúp tăng năng suất lao động,
cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn cho công nhân, đồng thời giúp giảm tổn
thất tài nguyên và nâng cao hiệu quả SXKD. Kinh nghiệm áp dụng CGH tại Công ty
than Khe Chàm trong những năm qua đã cho thấy sự phù hợp, tính thích ứng và hiệu
quả của dây chuyền đồng bộ CGH đối với các khu vực vỉa than dày trung bình đến
dày, dốc thoải đến nghiêng tại mỏ Khe Chàm III.
2. Trên cơ sở hiện trạng đào lò và khai thác khu mỏ than Khe Chàm III, luận
văn đã đánh giá và xác định được tổng trữ lượng địa chất huy động có điều kiện thuận
lợi áp dụng công nghệ khai thác CGH đồng bộ khoảng 7.473.903 tấn, tương ứng với
sản lượng than sạch dự kiến khai thác được 5.955.489 tấn, sản lượng than nguyên khai
dự kiến khai thác được 6.925.627 tấn, phần trữ lượng trên đã được thăm dò đạt cấp
121 và phân bố từ mức -460/+25 thuộc vỉa 14.4, 14.2 và 13.2 khu mỏ Khe Chàm III.
Các khu vực dự kiến áp dụng công nghệ CGH đồng bộ có chiều dày toàn vỉa thay đổi
từ 1,92 ÷ 4,34m, trung bình 3,11m; chiều dày riêng than từ 1,92 ÷ 3,76m, trung bình
2,98m. Vỉa thuộc loại tương đối ổn định về chiều dày, mức độ biến động chiều dày từ
Vm = 7 ÷ 35%. Vỉa có cấu tạo phức tạp, trong vỉa có 0 ÷ 2 lớp kẹp, tổng chiều dày từ 0
÷ 0,62m, trung bình 0,13m, thành phần đá kẹp là sét kết, sét than, than bẩn đôi chỗ là
bột kết. Góc dốc vỉa thay đổi từ 2 ÷ 19o, trung bình 9o, vỉa thuộc loại ổn định trung
bình đến ổn định về góc dốc với mức độ biến động góc dốc từ Vα = 12 ÷ 35%, trung
bình 26%. Đá vách, trụ trực tiếp chủ yếu là bột kết, thuộc loại ổn định. Với điều kiện
địa chất vỉa như trên, tương đối phù hợp cho việc áp dụng công nghệ CGH đồng bộ để
khai thác.
3. Luận văn đã tổng hợp kinh nghiệm áp dụng công nghệ cơ giới hóa đồng bộ
tại Trung Quốc, đồng thời đánh giá kết quả áp dụng công nghệ cơ giới hóa khai thác
tại các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh, làm cơ sở để nghiên cứu lựa chọn mô hình
công nghệ khai thác phù hợp cho điều kiện mỏ Khe Chàm III. Trên cơ sở điều kiện địa
chất - kỹ thuật mỏ các khu vực dự kiến huy áp dụng công nghệ cơ giới hóa đồng bộ tại
mỏ Khe Chàm III - Công ty than Khe Chàm, luận văn đã lựa chọn áp dụng hệ thống

Học viên: Đào Minh Tùng 92 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

khai thác cột dài theo phương, chống giữ bằng giàn chống tự hành, khấu gương bằng
máy khấu, khai thác hết chiều dày vỉa. Ngoài ra, báo cáo đã phân tích lựa chọn đồng
bộ thiết bị cơ giới hoá bao gồm giàn chống (kiểu đỡ chắn, 4 cột chống, 2 cấp hành
trình piston), máy khấu và máng cào thay thế cho cho dây chuyền CGH số 1 đã hỏng,
hết khấu hao. Đồng thời tính toán các chỉ tiêu kính tế - kỹ thuật chủ yếu cho công nghệ
lựa chọn, kết quả tính toán đã cho các chỉ tiêu KT-KT tương đối tốt, cụ thể như: Công
suất lò chợ trung bình 300 nghìn tấn/năm, NSLĐ trực tiếp 18,7 tấn/công. So với các lò
chợ KNM trong cùng điều kiện (giá xích sản lượng lớn nhất 180 nghìn tấn/năm,
NSLĐ trực tiếp 6,2 T/công), sản lượng lò chợ CGH hạng nhẹ đạt cao gấp khoảng 1,5
lần; NSLĐ trực tiếp cao gấp 2,9 lần.
4. Luận văn đã đề xuất quy hoạch áp dụng cơ giới hoá khai thác phù hợp với
điều kiện mỏ Khe Chàm III giai đoạn 2021 ÷ 2025, định hướng đến năm 2030. Dự
kiến huy động 22 lò chợ tại các vỉa than 14.4, 14.2 và 13.2, trong đó 04 lò chợ thuộc
vỉa 14.4, 10 lò chợ thuộc vỉa 14.2 và 08 lò chợ thuộc vỉa 13.2. Tỷ trọng sản lượng than
khai thác CGH/tổng sản lượng than khai thác theo từng loại hình công nghệ giai đoạn
2021 ÷ 2030 sẽ chiếm từ 29  33%, tương ứng với sản lượng CGH dự kiến từ 460.000
tấn (năm 2022) lên 653.539 tấn (năm 2029), trung bình 578.803 tấn/năm.
Như vậy, việc áp dụng công nghệ cơ giới hóa đồng bộ, bên cạnh việc nâng cao
sản lượng, năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc và mức độ an toàn cho
người lao động cũng cho phép hạ giá thành khai thác so với lò chợ giá xích khấu
gương bằng khoan nổ mìn.

Học viên: Đào Minh Tùng 93 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010;
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm lò QCVN
01:2011/BCT ban hành theo quyết định số 03/2011/TT-BCT ngày 15/02/2011 của Bộ Công
Thương;
- Quy phạm kỹ thuật khai thác than hầm lò và diệp thạch 18-TCN-5-2006 ban hành
kèm theo Quyết định 35/2006/QĐ-BCN ngày 13/9/2006 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ
Công Thương);
- Quyết định số 977/QĐ-HĐTLQG ngày 11/5/2015 của Hội đồng đánh giá trữ lượng
khoáng sản Quốc gia công nhận và phê duyệt trữ lượng than kèm theo “Báo cáo kết quả thăm
dò than khu mỏ Khe Chàm, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh”;
- Quyết định số 1865/QĐ-HĐQT ngày 08/8/2008 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập
đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam V/v “Giao thầu quản lý, bảo vệ ranh giới mỏ,
tài nguyên trữ lượng than và tổ chức khai thác than cho Công ty than Khe Chàm - TKV”;
- Thông báo số 20/TB-TKV ngày 19/02/2019 của Tập đoàn Công nghiệp Than -
Khoáng sản Việt Nam V/v “Kết luận của Chủ tịch HĐTV Lê Minh Chuẩn tại buổi kiểm tra
sản xuất và làm việc với Công ty than Khe Chàm”;
- Hợp đồng kinh tế số 2652/HĐ-VKCC ngày 06/5/2020 giữa Công ty than Khe Chàm
- TKV và Viện KHCN Mỏ - Vinacomin V/v “Nghiên cứu, xây dựng phương án tối ưu hóa sản
xuất trong điều kiện địa chất mỏ phức tạp giai đoạn 2021 ÷ 2025”.
- Báo cáo kết quả thăm dò than khu mỏ Khe Chàm, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng
Ninh đã được Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia công nhận và phê duyệt tại
Quyết định số 977/QĐ-HĐTLQG ngày 11/5/2015;
- Dự án đầu tư khai thác mỏ than Khe Chàm III - TKV do Công ty Cổ phần Tư vấn
Đầu tư Mỏ và Công nghiệp lập, đã được Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Than -
Khoáng sản Việt Nam phê duyệt tại Quyết định số 464/QĐ-HĐQT ngày 26/2/2008;
- Thiết kế kỹ thuật - Tổng dự toán công trình đầu tư khai thác mỏ than Khe Chàm III -
TKV do Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp lập, đã được Tổng Giám đốc
TKV phê duyệt tại Quyết định số 3070/QĐ-TKV ngày 30/12/2009;
- Điều chỉnh Dự án đầu tư khai thác mỏ than Khe Chàm III -TKV do Công ty Cổ phần
Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp lập đã được HĐTV TKV phê duyệt tại Quyết định số
921/QĐ-TKV ngày 26/5/2015;
- Điều chỉnh Thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng công trình Khai thác hầm lò mỏ Khe
Chàm III do Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp lập đã được đã được Tổng
Giám đốc TKV phê duyệt tại Quyết định số 1123/QĐ-TKV ngày 25/5/2016;
- Điều chỉnh TKCS và cơ cấu các khoản mục chi phí của tổng mức đầu tư dự án Khai
thác hầm lò mỏ Khe Chàm III do Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp lập đã
được HĐTV TKV phê duyệt tại Quyết định số 2085/QĐ-TKV ngày 17/11/2017;
- Điều chỉnh một số nội dung Thiết kế kỹ thuật - Dự toán Dự án Khai thác hầm lò mỏ
Khe Chàm III do Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp lập đã Tổng Giám đốc
TKV phê duyệt tại Quyết định số 817/QĐ-TKV ngày 16/5/2018;
- Tài liệu cập nhật hiện trạng đào lò và khai thác đến hết Quý I năm 2020 do Công ty
than Khe Chàm cung cấp.
- Hướng dẫn áp dụng công nghệ khai thác cơ giới hóa đồng bộ trong các mỏ than hầm

Học viên: Đào Minh Tùng 94 Chuyên ngành: Khai thác mỏ


Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ

lò thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã được ban hành theo Quyết
định số 2102/QĐ-TKV ngày 09/12/2019 của Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than -
Khoáng sản Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hướng dẫn áp dụng CGH),
- “Hướng dẫn lựa chọn chiều dài lò chợ hợp lý trong các mỏ hầm lò thuộc Tập đoàn
Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam” (Ban hành theo Quyết định số 2199/QĐ-TKV
ngày 21/12/2018 của Tập đoàn)
- Báo cáo kết quả thăm dò than khu mỏ Khe Chàm, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng
Ninh đã được Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia công nhận và phê duyệt tại
Quyết định số 977/QĐ-HĐTLQG ngày 11/5/2015;
- Thiết kế kỹ thuật - Tổng dự toán công trình đầu tư khai thác mỏ than Khe Chàm III -
TKV do Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp lập, đã được Tổng Giám đốc
TKV phê duyệt tại Quyết định số 3070/QĐ-TKV ngày 30/12/2009;
- Điều chỉnh Dự án đầu tư khai thác mỏ than Khe Chàm III -TKV do Công ty Cổ phần
Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp lập đã được HĐTV TKV phê duyệt tại Quyết định số
921/QĐ-TKV ngày 26/5/2015;
- Điều chỉnh Thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng công trình Khai thác hầm lò mỏ Khe
Chàm III do Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp lập đã được đã được Tổng
Giám đốc TKV phê duyệt tại Quyết định số 1123/QĐ-TKV ngày 25/5/2016;
- Điều chỉnh TKCS và cơ cấu các khoản mục chi phí của tổng mức đầu tư dự án Khai
thác hầm lò mỏ Khe Chàm III do Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp lập đã
được HĐTV TKV phê duyệt tại Quyết định số 2085/QĐ-TKV ngày 17/11/2017;
- Điều chỉnh một số nội dung Thiết kế kỹ thuật - Dự toán Dự án Khai thác hầm lò mỏ
Khe Chàm III do Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp lập đã Tổng Giám đốc
TKV phê duyệt tại Quyết định số 817/QĐ-TKV ngày 16/5/2018;
- Tài liệu cập nhật hiện trạng đào lò và khai thác đến hết Quý IV năm 2020 do Công ty
than Khe Chàm cung cấp;
- Kế hoạch đào lò, khai thác năm 2022 và giai đoạn 2021 ÷ 2025, lịch khai thác dự
kiến đến năm 2030 của Công ty than Khe Chàm.

Học viên: Đào Minh Tùng 95 Chuyên ngành: Khai thác mỏ

You might also like