You are on page 1of 52

CHƯƠNG 3

THỊ TRƯỜNG TRONG NỀN KINH TẾ SỐ


MỤC TIÊU

 Hiểu thị trường trong nền kinh tế số (thị trường số) và


thương mại điện tử.

 Xác định các bên liên quan khác nhau trong thị trường số.
 Phân tích thị trường truy cập mạng và thị trường dịch vụ
thông tin.
 Hiểu được các hoạt động sáp nhập và mua lại trên thị
trường số, phân biệt các phương thức tích hợp theo chiều
dọc và tích hợp theo chiều ngang.
 Làm rõ được hoạt động mua bán và sáp nhập đã định
hình thị trường trong nền kinh tế số như thế nào.

1
KẾT CẤU CHƯƠNG 3
3.1. Các loại thị trường trong nền kinh tế số

3.2 Các bên liên quan và mối quan hệ trong thị


trường số

3.3 Thị trường thương mại điện tử

3.4 Thị trường truy cập mạng

3.5 Thị trường dịch vụ thông tin

3.6. Hoạt động sáp nhập và mua lại trên thị trường
trong nền kinh tế số
3.1 Các loại thị trường trong nền kinh tế số

 Giao dịch trên thị trường số là các giao dịch trực


tuyến diễn ra dựa trên cơ sở hạ tầng ICT.

 Internet được sử dụng để thực hiện một số hoặc tất


cả các hoạt động liên quan đến thương mại.

 Thị trường số là một cơ chế giao dịch trực tuyến cả


hàng hóa kỹ thuật số và dịch vụ kỹ thuật số, hàng
hóa hữu hình và dịch vụ phi kỹ thuật số.

3
3.1 Các loại thị trường trong nền kinh tế số

Thị trường thương mại điện tử ( E-commerce


markets)

Thị trường truy cập mạng (Network access


markets)

Thị trường dịch vụ thông tin (Information


service markets)

4
3.1 Các loại thị trường trong nền kinh tế số

Phân loại thị trường trong nền KTS

5
3.2 Các bên liên quan và mối quan hệ trong thị trường số

Nhà cung cấp mạng (Network Provider - NP):


 Chủ sở hữu của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (ICT)
cần thiết cho các giao dịch trực tuyến, bao gồm mạng cố
định, mạng di động, cơ sở hạ tầng Internet, cơ sở lưu trữ
và tính toán.

6
3.2 Các bên liên quan và mối quan hệ trong thị trường số

Nhà cung cấp dịch vụ Internet (Internet service provider


- ISP)
Nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng (Application service
provider – ASP)
 ISP mua quyền truy cập vào cơ sở hạ tầng từ NP và
bán lại cho người tiêu dùng (C) và ASP.
 C có thể sử dụng các dịch vụ này trực tiếp để truy
cập Internet, gọi điện thoại và gửi tin nhắn SMS.

7
3.2 Các bên liên quan và mối quan hệ trong thị trường số

Nhà cung cấp dịch vụ Internet (Internet service provider


- ISP)
Nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng (Application service
provider – ASP)
 ASP sử dụng quyền truy cập cơ sở hạ tầng được
mua từ ISP để hỗ trợ việc phân phối nội dung, ứng
dụng và dịch vụ mà ASP sản xuất.
 ASP cũng có thể mua nội dung có bản quyền từ một
nhà cung cấp nội dung (CP):phim, nhạc, bài báo…
 ASP sử dụng đầu vào từ ISP và nhà cung cấp nội
dung để cung cấp các dịch vụ và ứng dụng số cho
người tiêu dùng. 8
3.2 Các bên liên quan và mối quan hệ trong thị trường số

Dịch vụ do ASP cung cấp: phát nhạc trực tuyến

9
3.2 Các bên liên quan và mối quan hệ trong thị trường số

Dịch vụ do ASP cung cấp: phát video trực tuyến

10
3.2 Các bên liên quan và mối quan hệ trong thị trường số

Dịch vụ do ASP cung cấp: báo chí trực tuyến

11
3.2 Các bên liên quan và mối quan hệ trong thị trường số

Dịch vụ do ASP cung cấp: ngân hàng trực tuyến

12
3.2 Các bên liên quan và mối quan hệ trong thị trường số

Dịch vụ do ASP cung cấp: lưu trữ đám mây

13
3.2 Các bên liên quan và mối quan hệ trong thị trường số

Dịch vụ do ASP cung cấp: truyền thông mạng xã hội

14
3.2 Các bên liên quan và mối quan hệ trong thị trường số

Mối quan hệ của các bên liên quan trong thị trường số

15
3.2 Các bên liên quan và mối quan hệ trong thị trường số

 Các mối quan hệ hoặc hợp đồng chính thức, về


mặt thỏa thuận mức dịch vụ (SLA), có thể tồn tại
giữa các bên liên quan trong thị trường kỹ thuật số.
 SLA là hợp đồng tồn tại giữa người tiêu dùng và
nhà cung cấp dịch vụ số.

16
3.3 Thị trường thương mại điện tử

3.3.1 Định nghĩa


 TMĐT là hoạt động mua bán trực tuyến tất cả các
loại hàng hóa và dịch vụ: mua sắm trực tuyến, thanh
toán trực tuyến, chuyển tiền, quản lý chuỗi cung ứng
và trao đổi dữ liệu giữa doanh nghiệp với doanh
nghiệp, việc kinh doanh các dịch vụ truy cập mạng
và thông tin.

17
3.3 Thị trường thương mại điện tử

 Một hoạt động thương mại được xác định là TMĐT khi
nó hỗ trợ một số loại hệ thống thanh toán số.
 Việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ mà không có bất kỳ
hoạt động tài chính nào phát sinh thì không được coi
là TMĐT mặc dù giao dịch được thực hiện trên thị
trường số

18
3.3 Thị trường thương mại điện tử

Mô hình thương mại điện tử

19
3.3 Thị trường thương mại điện tử

Tại Hoa Kỳ, khoảng 10% tổng số hoạt động bán lẻ được
thực hiện bằng thương mại điện tử (Thương mại điện tử
ở Hoa Kỳ, Thống kê và Sự kiện, 2020).

20
3.3 Thị trường thương mại điện tử

Trung Quốc hiện là quốc gia dẫn đầu về TMĐT với Doanh thu
trên thị trường TMĐT ước tính đạt 1.260.539 triệu USD trong
2021: 1,260,539 tỷ USD (E-Commerce Germany news).

21
3.3 Thị trường thương mại điện tử
Việt Nam: doanh thu từ TMĐT (tỷ USD) qua các năm và số liệu
dự báo đến năm 2025

22
3.3 Thị trường thương mại điện tử

23
3.3 Thị trường thương mại điện tử

Một thị trường thương mại điện tử được gọi là thành


công khi thỏa mãn được 2 yêu cầu:
 Thuật toán tìm kiếm phải đơn giản
 Hệ thống thanh toán trực tuyến đơn giản và hiệu quả

24
3.3 Thị trường thương mại điện tử

3.3.2 Phân loại thị trường thương mại điện tử


 Thương mại điện tử giữa Doanh nghiệp với Người
tiêu dùng (Business-to-Consumer - B2C)
 Thương mại điện tử giữa Doanh nghiệp với Doanh
nghiệp (Business-to-Business - B2B)
 Thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với người
tiêu dùng (C2C)
 Thương mại điện tử giữa Người tiêu dùng với
Doanh nghiệp (C2B)

25
3.3 Thị trường thương mại điện tử

Phân loại thị trường thương mại điện tử

26
3.4 Thị trường truy cập mạng

 Hoạt động truy cập mạng được cung cấp bởi ISP và
NP, bao gồm quyền truy cập vào các kết nối Internet
băng thông rộng, Wi-Fi, mạng di động công cộng,
dịch vụ điện thoại, nhắn tin (email và SMS / MMS).
 Truy cập mạng là một dịch vụ cơ bản - công nghệ
nền tảng - trong nền KTS. Điều này là do việc truy
cập và cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số phụ thuộc
vào việc truy cập Internet đáng tin cậy, được hỗ trợ
bởi cơ sở hạ tầng ICT trên toàn thế giới gồm: cáp
quang, trạm gốc không dây, bộ định tuyến Internet,
mạng vệ tinh và các tài nguyên mạng khác.
 27
3.4 Thị trường truy cập mạng

 Người dùng truy cập Internet bằng máy tính cá


nhân, máy tính bảng, bộ giải mã tín hiệu hoặc điện
thoại thông minh. NP sở hữu và vận hành cơ sở hạ
tầng ICT vật lý hỗ trợ Internet, gồm tất cả các loại
mạng truyền thông và hệ thống quản lý liên quan và
các phương tiện tính toán và lưu trữ.
 ISP mua quyền truy cập vào cơ sở hạ tầng từ NP
và bán lại quyền truy cập này cho người tiêu dùng
và ASP.

28
3.4 Thị trường truy cập mạng

 Dịch vụ hàng đầu (over-the-top - OTT) là các dịch vụ


truyền thông do ASP hoặc nhà cung cấp nội dung
cung cấp trực tiếp qua mạng của NP.
 Các dịch vụ OTT yêu cầu quyền truy cập Internet do
ISP cung cấp.
 Các dịch vụ OTT cạnh tranh với các dịch vụ truyền
thông và truyền thông do chính ISP cung cấp.

29
3.4 Thị trường truy cập mạng

Hệ thống vận hành của các nhà khai thác mạng

30
3.4 Thị trường truy cập mạng

Mô phỏng dịch vụ hàng đầu (over-the-top - OTT)

31
3.4 Thị trường truy cập mạng

Các nhà cung cấp thiết bị trên thị trường số

32
3.5 Thị trường dịch vụ thông tin

 Dịch vụ thông tin được cung cấp bởi ASP và nhà


cung cấp nội dung, được giao dịch trên thị trường
dịch vụ thông tin (Linde & Stock, 2011).
 Dịch vụ thông tin bao gồm nội dung và ứng dụng
khác nhau, từ ứng dụng đơn giản đến phần mềm
phức tạp. Một lượng lớn nội dung kỹ thuật số và các
ứng dụng có sẵn cho người tiêu dùng.

33
3.5 Thị trường dịch vụ thông tin

34
3.5 Thị trường dịch vụ thông tin

Dịch vụ thông tin có thể bị hạn chế ở một số khu vực


địa lý nhất định, nguyên nhân:
 Các quy định chính trị (ví dụ: Facebook không được
phép hoạt động ở Trung Quốc)
 Các quy định về cạnh tranh trên thị trường (ví dụ:
Uber bị cấm ở một số quốc gia như Ấn Độ, Tây Ban
Nha, Thái Lan,…)

35
3.5 Thị trường dịch vụ thông tin

Dịch vụ thông tin có thể bị hạn chế ở một số khu vực


địa lý nhất định:
 Ngôn ngữ (ví dụ: báo chí địa phương)
 Mục tiêu địa phương (ví dụ: ứng dụng giao thông
trong khu vực)
 Các hạn chế về cơ sở hạ tầng (ví dụ: mạng tại địa
phương đó không hỗ trợ băng thông rộng để truy
cập)
 Thông tin địa phương (ví dụ: đường, giao thông và
điều kiện thời tiết)
36
3.5 Thị trường dịch vụ thông tin

 Hàng hóa tìm kiếm (Search good) là hàng hóa có


các thuộc tính hoặc phẩm chất có thể được đánh giá
trước khi đưa ra kết luận.
 Hàng hóa trải nghiệm (Experience good) là hàng
hóa với các thuộc tính và phẩm chất chỉ có thể được
đánh giá sau khi tiêu dùng.
 Nhà tiêu dùng (Prosumer): những cá nhân tiêu thụ
và tạo ra giá trị, để tự tiêu dùng hoặc cho người
khác tiêu dùng, và có thể nhận được những ưu đãi
ngầm hoặc rõ ràng từ các tổ chức tham gia trao đổi.
(Lang và cộng sự, 2020)
37
3.5 Thị trường dịch vụ thông tin

Hoạt động của những nhà tiêu dùng trên thị trường số

38
3.6 Hoạt động sáp nhập và mua lại trên thị trường số

3.6.1 Định nghĩa

Mua lại và sáp nhập (Mergers and Acquisitions - M&A)


là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông
qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều
doanh nghiệp để sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh
nghiệp đó.

39
3.6 Hoạt động sáp nhập và mua lại trên thị trường số

Thương vụ Facebook mua lại WhatsApp năm 2014

40
3.6 Hoạt động sáp nhập và mua lại trên thị trường số

3.6.2 Động lực cho hoạt động M&A trên thị trường trong nền
kinh tế số

 Loại bỏ đối thủ cạnh tranh bằng cách đầu tiên là mua
lại và sau đó đóng cửa công ty đó.
 Tăng cơ sở người dùng bằng cách hợp nhất thị
trường của hai công ty.
 Đạt được lợi thế kinh tế về quy mô khi hợp nhất hai
công ty thường làm giảm các chi phí chung cho quản
lý, nghiên cứu, tiếp thị, hàng tồn kho và các chi phí
khác.
41
3.6 Hoạt động sáp nhập và mua lại trên thị trường số

3.6.2 Động lực cho hoạt động M&A trên thị trường trong nền
kinh tế số

 Kiểm soát các bộ phận lớn hơn của chuỗi sản xuất và
giao hàng.
 Tăng thị phần, ví dụ, bằng cách gắn đối thủ cạnh
tranh với tư cách như một công ty con.
 Tăng doanh thu bằng cách thâu tóm đối thủ cạnh
tranh và sử dụng sức mạnh thị trường gia tăng để
định giá và do đó nâng doanh thu lên nhiều hơn tổng
doanh thu trước đó của hai công ty.
42
3.6 Hoạt động sáp nhập và mua lại trên thị trường số

3.6.2 Động lực cho hoạt động M&A trên thị trường trong nền
kinh tế số

 Tăng danh mục sản phẩm.


 Sử dụng sức mạnh tổng hợp giữa các danh mục sản
phẩm khác nhau, ví dụ: mua lại các công ty sản xuất
các sản phẩm bổ sung.
 Tiếp thu các kỹ năng và công nghệ mới, chẳng hạn
như mua các công ty khởi nghiệp có triển vọng hoặc
các nhà sản xuất thiết bị hoặc dịch vụ chuyên môn
cao.
43
3.6 Hoạt động sáp nhập và mua lại trên thị trường số

3.6.2 Động lực cho hoạt động M&A trên thị trường trong
nền kinh tế số

 Mở rộng sang các phân khúc thị trường mới có lợi nhuận.

 Phát triển một mô hình kinh doanh hoặc dự án kinh doanh


đầy hứa hẹn bằng cách mua các công ty khởi nghiệp.

 Có được quyền truy cập vào bằng sáng chế, nội dung được
bảo vệ, tên thương hiệu được bảo vệ.

44
3.6 Hoạt động sáp nhập và mua lại trên thị trường số

Một số thương vụ sáp nhập và mua lại trong nền kinh tế số

45
3.6 Hoạt động sáp nhập và mua lại trên thị trường số
3.6.3 Những hình thức thực hiện các thương vụ M&A

Tích hợp theo chiều ngang Tích hợp theo chiều dọc

 Là hình thức mua bán,  Được thực hiện với mục


sáp nhập giữa các doanh đích kết hợp hai công ty
nghiệp cung cấp các có cùng chuỗi giá trị sản
dòng sản phẩm và dịch xuất cùng một dịch vụ và
vụ giống nhau hoặc dịch vụ tốt, nhưng khác
tương tự cho người tiêu biệt duy nhất là giai đoạn
dùng cuối cùng, có nghĩa sản xuất mà họ đang
là cùng ngành, lĩnh vực hoạt động.
hoạt động và ở cùng một
giai đoạn sản xuất kinh
doanh.
CÂU HỎI & BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

1. Amazon và Alibaba được xem là hai trong số các công ty


thương mại điện tử lớn nhất trên thế giới.

 (a) Amazon và Alibaba có đang thực hiện thương mại điện tử


B2B, B2C, C2B hay C2C không?

 (b) Amazon và Alibaba xử lý thanh toán trực tuyến như thế


nào?

 (c) Theo bạn, hoạt động kinh doanh của Amazon và Alibaba có
bị ảnh hưởng bởi chi phí giao dịch hay không?
47
CÂU HỎI & BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

2. Apple Pay là một dịch vụ thanh toán trực tuyến.

 (a) Apple Pay là một loại hàng hóa trải nghiệm hay một loại
hàng hóa tìm kiếm?

 (b) Apple Pay có phải là dịch vụ hàng đầu (OTT) không?

48
CÂU HỎI & BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

3. Tại sao chúng ta có thể phân loại người dùng eBay, Twitter,
Airbnb và Wikipedia là những Nhà tiêu dùng (Prosumer)?

49
CÂU HỎI & BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

4. Kể từ năm 2001 đến nay, Google đã thực hiện hơn 240 thương
vụ mua lại. Một loạt các thương vụ có thể kể đến gồm Android,
YouTube, DoubleClick, GrandCentral, Motorola và Waze.

Anh/Chị hãy thảo luận về cách thức mà các hoạt động mua lại
này đã cho phép các lĩnh vực kinh doanh mới hoặc củng cố vị thế
hiện tại của Google như thế nào? (Gợi ý: Anh/Chị có thể sử dụng
Wikipedia để nắm được mô tả về Google và các hoạt động mua
lại).

50
Trân trọng cảm ơn!

51

You might also like