You are on page 1of 11

PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG NỀN KINH TẾ SỐ (E-BUSINESS)

Bài tập Start up (Asignment) - được chọn thì được thầy đầu tư: LẤY ĐIỂM
+ Thầy gửi tài liệu
+ Đề cương
Bản chất các thương nhân kinh doanh trên nền tảng kinh tế số  Quan hệ pháp lý  Xử lý rủi ro pháp lý
2 vấn đề lớn:
a) Các mô hình kinh doanh thương mại trong nền kinh tế số
b) Vấn đề pháp lý mới phát sinh trong hoạt động của nền kinh tế số:
- Blockchain: 2 vấn đề chính: tham gia vào lĩnh vực tài chính phi tập trung; tạo nên Smart contract: có thể ứng
dụng vào nhiều lĩnh vực
VD: Nước công nhận tiền số và lấy tiền dân đi mua tiền số
- AI (Trí tuệ nhân tạo): vấn đề xe tự lái gây tai nạn ai chịu trách nhiệm
- An ninh mạng và bảo vệ dữ liệu
- Máy tính lượng tử (sơ khảo): nhũng nhiễu lượng tử, ứng dụng vào máy tính lượng tử. Máy tính con người làm
được trên digital, máy tính lượng tử đem dữ liệu đầu vào ra dữ liệu đầu cuối. Con ng đã tự tạo ra được nhũng
nhiễu lượng tử + AI => máy tính lượng tử
 Bản chất Blockchain ghi nhận giao dịch, mới liên quan đến hình thức của giao dịch điện tử. Cơ sở AI
vận hành là dữ liệu, liên quan mật thiết về mặt pháp lý về An ninh mạng và bảo vệ dữ liệu
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI 1: CÁC MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG THƯƠNG MẠI
KINH TẾ SỐ
1. Khái niệm, đặc điểm của nền KTS
Các phân cấp nhất định:
- Phân cấp lõi: Phải có phần lõi trước tiên
+ Chế tạo phần cứng
+ Chế tạo phần mềm: IOS, Window
+ Dịch vụ thông tin: FPT, VNPT (bắt net, cáp quang)
+ Truyền thông
- Nền KTS trong phạm vi hẹp: Xuất hiện nhiều
+ Dịch vụ số. VD: Cho Bác sỹ tham vấn qua Internet, Bán hàng trên website
+ Kinh tế hạ tầng: Bất cứ ai tham gia vào dịch vụ số
+ Có Luật điều chỉnh dịch vụ số đơn giản
- Phạm vi rộng: KTS hoá
+ Có Luật điều chỉnh nhưng điều chỉnh giao thoa giữa các khu vực KT số với nhau
+ Thương mại điện tử
+ Công nghiệp 4.0: Nền CN số hoá, ứng dụng công nghệ IOT (Internet of things); Big Data,…
VD: Laptop (kết nối Internet mọi lúc); Google (Big Data);…
VD: Grab - Shopee food - Baemin: Phân khúc thị trường, thiết kế dựa trên thuật toán ng dùng cần gì, sử dụng app
lâu thì app thu thập thông tin ng dùng, thông tin tài xế  Hệ sinh thái của App mang tính chất thông minh, đảm
bảo rằng phải là chuyến xe ngắn nhất, là sự phục vụ tốt nhất
+ Nông nghiệp chính xác
+ Kinh tế thuật toán
*Nền kinh tế gắn kết lỏng: gọi cô giúp việc (lúc là quan hệ lao động lúc không): PL lao động hay PL gì bảo vệ ng giúp
việc đây?
*Nền kinh tế nền tảng (platform): shopee (ko chỉ giao dịch, môi giới, thanh toán, thu hộ, dịch vụ giá trị gia tăng khác)
*Nền kinh tế chia sẻ (share economy): dư nguồn lực mà ko sử dụng hết được  share cho người khác  kiếm tiền từ
đó
VD: Các QG Bắc Âu đi xe chung - tiền xăng chia ra => hình thành nền KT chia sẻ từ đó
VD: Nền KT chia sẻ xuất hiện ở VN là Uber (ô tô): bắt app lên tiện đường thì đón => Uber đưa ra chính sách hỗ trợ
cho tài xế (đi xa hay ngắn cũng trả 49k cho tài xế, tiền xăng Uber lo, Uber chịu lỗ để chiếm thị trường thời điểm đó).
VD: Grab - Uber: M&A (mua hết, mua mảng kinh doanh, mua cổ phần). Ngân hàng Shinhan và Ngân hàng ANZ,
ANZ có mảng kinh doanh khách hàng bán lẻ, Shinhan mua mảng này của ANZ, khách hàng của ANZ thành khác hàng
Shinhan
 3 khái niệm này đang xích lại gần nhau và đan xen nhau và làm cho PL Việt Nam bối rối. Bản chất ng giúp việc
thuê về thông qua App, xong cho nhà khác mượn, và quyền lợi ng giúp việc ai bảo vệ  Thách thức đối với PL Việt
Nam hiện tại.
VD: Cung cấp dịch vụ Air bnb: Nhà cần share phòng nên chia sẻ, đăng lên Agoda: Bản chất Air BnB là platform
Agoda là platform, không có kinh tế chia sẻ (bản chất HĐ dịch vụ lưu trú)

1.1. Khái niệm KTS (chưa có khái niệm nào nhất định): KTS (KT kỹ thuật só) là nền kinh tế dựa trên các công
nghệ KTS. Kinh tế KỹTS được đan xen với nền KT truyền thống tạo ra một hệ thống các quan hệ KT phức tạp.
- “Một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua
Internet”. Đc chia làm 3 loại:
+ Kinh tế internet (internet economy)
+ Kinh tế mới (new economy)
+ Kinh tế mạng (web economy)

1.2. Đặc điểm KTS


- Kinh tế số phát triển đồng hành cùng với sự tiến bộ của KH CN
VD: Cách đây 15 năm, Grab không vận hành được do không có 4G. Coi TV thông qua VTV Go hay FPT Play
không bắt ăng ten
- Kinh tế số là phi biên giới  Khía cạnh quốc tế  Vận hành trên nền tảng Internet, Internet không có biên giới: 4
phương thức cung cấp dịch vụ ở GATS
VD: Netfix ko có văn phòng đại diện tại VN Hình thức cung cấp dịch vụ 1: cung cấp DV xuyên biên giới, vì ng
Việt Nam tiêu dùng Netfilx tại VN
VD: Facebook có hiện diện thương mại tại VN không? Google có hiện diện, Microsoft ko có
 Bản chất nền KT số là dịch vụ OTT
- Kinh tế số lệ thuộc vào nguồn tài nguyên dữ liệu: K có yếu tố này k có dữ liệu, k có nền kinh tế số => Bảo vệ dữ
liệu, tại sao phải bảo vệ dữ liệu? => Luật liên quan đến quyền riêng tư (quyền nhân thân: nhân quyền, quyền riêng tư
thuộc về quyền con người)

1.3. Một số khái niệm tương đồng khác


- Khái niệm TMĐT:
+ Khoản 1 Điều 3 LTM 2005

+ Khoản 10 Điều 4 Luật GDĐT

+ Theo WTO

+ Theo PLVN: Khoản 1 Điều 3 NĐ 52/2013

+ Theo một số tổ chức khác trên thế giới:

 TÓM LẠI, TMĐT có thể chỉ đơn thuần bó hẹp trong việc MBHH và CƯDV thông qua các phương tiện điện tử,
nhất là qua Internet và các mạng liên thông khác.
- Thương mại số (digital trade)  Lớn nhất
+ Trade: Chính sách, yếu tố công, môi trường số để các QG với nhau tham gia hoạt động
- Thị trường điện tử (e-market): Trong môi trường số trade ở trên tạo nên thị trường riêng lẻ bên trong, xác định
thêm các yếu tố cạnh tranh:
+ Góc độ kinh tế 1: Dựa trên yếu tố giống thị trường liên quan trong LCT
+ Góc độ tiếp cận mới: Xác định TT dựa trên phạm vi cung ứng dịch vụ trong không gian mạng
VD: CH Play nhắm đến khách hàng sử dụng Android, không có phân khúc thị trường, ko áp dụng việc phân chia TT
không áp dụng đối với ng dùng CH Play được
VD: Tranh chấp liên quan đến game Epik game với Apple: Epik game cố kiện Apple lợi dụng vị trí dominant chèn
ép Epik game  Muốn chơi game này phải vào Appstore rồi mới tải được game này  Epik game phải đàm phán
với Apple đưa game lên Appstore, Apple sẽ ăn % khi việc chơi game trả phí thì Epik game ko nhận hoàn toàn phí từ
game, Epik game tự tích hợp công cụ thanh toán riêng trong game để Apple ko lấy %  Apple lại bảo đổi chính
sách, tăng mức % lên  Epik tự thanh toán riêng  Epik game kiện
- Kinh doanh điện tử (e-business): Giữa business với commerce na ná nhau  Business là toàn bộ hoạt động kinh
doanh >< Commerce là hoạt động nhằm mục đích sinh lời
- Thương mại điện tử (e-commerce): hoạt động thương mại thông qua phương tiện điện tử, giống cách tiếp cận
của các tổ chức quốc tế (WTO, APEC, EU...)
+ Thương mại: Luật TM => có lời thì có thương mại không? Nhưng phải có thương nhân: ĐKKD và hoạt động
thường xuyên
+ Phương tiện điện tử:
+ Thương mại điện tử: NĐ 52/2013
- Giao dịch điện tử (electronic transaction): Cốt lõi của mọi thứ, liên quan đến Hợp đồng  ko có giao dịch hợp
đồng ko làm được gì cả
 Giao dịch thương mại thông qua phương tiện điện tử = Giao dịch điện tử

Thương mại
số
Thị trường
điện tử
Kinh doanh
điện tử
Thương
mại điện tử

Giao
dịch
điện tử

2. Các mô hình thương mại điện tử điển hình


**Chuỗi cung ứng trong TMĐT
VD: Chuỗi cung ứng trong việc phân phối hàng hóa: Mô hình 1 vốn 4 lời (4 lần vốn) là 1 mô hình kinh doanh hiệu
quả
- Nguyên vật liệu, sản phẩm  Quá trình sản xuất  Đóng gói bao bì  Lưu kho  Trung tâm phân phối, kho bãi 
Khách hàng
- 3 phase: Cung ứng  Quản lý nguyên vật liệu  Phân phối: các phase này sẽ có thể chồng lấn lên nhau

2.1. Mô hình B2B (Doanh nghiệp với doanh nghiệp)


- Là câu chuyện nội bộ giữa các DN với nhau trong chuỗi cung ứng (DN mua nguyên vật liệu, DN SX, DN phân phối,
…)
- Đưa 1 giai đoạn cho ng khác: DN gia công, đóng gói bao bì cho Nhà bán lẻ
+ Giai đoạn quản lý sản phẩm, chưa đến phân phối: Thuê 1 sạp trên shopee  B2B (Shopee: nhiệm vụ Logistics –
ng bán trên Shopee: giai đoạn sản xuất, lưu kho), có 2 B2C: Shopee – khách hoặc ng bán – khách

2.2. Mô hình B2C (Doanh nghiệp với Ng tiêu dùng): Mô hình phân phối bán lẻ
- Có thể tồn tại với nhiều hình thức. Lồng ghép vào B2C những mô hình phái sinh như B2C2C, C2B2B
- 2 chủ thể chủ yếu là DOANH NGHIỆP với NG TIÊU DÙNG (ng tiêu dùng hoặc DN có thể là cá nhân hoặc doanh
nghiệp)
+ B: cá nhân hoặc DN
+ C: cá nhân hoặc Dn đóng vai trò làm Customer

2.3. Mô hình C2C (Ng tiêu dùng với Ng tiêu dùng)


- Khái niệm: Là sự tham gia mua bán, trao đổi sp, dịch vụ mà trong đó ng tiêu dùng thông qua internet hoặc sàn
thương mại điện tử  Phụ thuộc sự hiểu biết, nhận thức và nhu cầu của cá nhân
VD: Chợ tốt: Ng có đồ cũ lên đó bán  Chưa là business  Câu chuyện B2B landed: Cho vay ngang hàng: cho vay
lấy lời nhưng chẳng phải => mô hình kinh tế chia sẻ
- Đc chia thành 3 nhóm mô hình:
+ Mô hình lưu kho (Fulfillment): Chì có nhà bán hàng và ng tiêu dùng tương tác với nhau, ở giữa có 1 ông B hỗ trợ
các công việc như lưu kho, giao hàng,…
VD: Shopee mall, Tiki trading, Lazmall
+ Mô hình qua kho (On Demand fulfillment): KHÔNG LƯU MÀ mà sẽ hỗ trợ đóng gói, vận chuyển, ở giữa là Sàn
TMĐT
VD: Nhà bán xác nhận đơn hàng (Shopee) không thông qua Shopee mall, sàn TMĐT đóng gói, vận chuyển cho
chúng ta (bắt buộc sử dụng các nhà vận chuyển liên kết với sàn TMĐT)  TH mua hàng k thông qua Shopee Mall

+ Mô hình tự vận hành (Self Delivery): Giữa ng mua - ng bán sẽ ký kết HĐ thông qua platform, nhưng khi giao hàng
thì họ tự vận chuyển ko thông qua platform:
Lưu ý: Đối với mô hình này trong TH tự vận chuyển thì platform đã hoàn thành xong trách nhiệm kể từ khi các bên
kí kết HĐ, việc các bên giao nhận hàng ntn platform k lquan. Vì vậy khi có tranh chấp xảy ra thì platform chỉ là đầu
mối GQTC chứ không GQTC hay hoà giải.

 3 mô hình này khác nhau khi đưa vào chuỗi cung ứng
** Sự khác nhau giữa B2B và B2C:

3. Một số khái niệm tương đồng khác

4. Mô hình kinh tế chia sẻ


- Bản chất nền KT chia sẻ đến từ việc mỗi chúng ta dư 1 nguồn lực xài không hết
VD: Uber, airbnb, amazon, ebay…
Mô hình kinh tế truyền thống Mô hình kinh tế chia sẻ
- Có nhà cung cấp lớn - Ng sử dụng và nhà cung cấp đứng 1 bên, nhà cung cấp
- Quan hệ giữa nhà cung cấp -NLĐ là quan hệ lao động, dịch vụ cung cấp qua platform.
ng sử dụng dịch vụ nhận được dịch vụ và sẽ trả phí và - Nhà cung cấp cung cấp 1 dịch vụ platform, dịch vụ này
tiền cho nhà cung cấp cung cấp cho ng sử dụng. Ng sử dụng trả tiền cho
platform rồi platform trả lại cho ng cung cấp, nhà cung
cấp trả phí platform  Platform lấy được tiền 2 đầu.
VD cho Mô hình kinh tế chia sẻ: Về Uber, khách trả tiền phí cho nhà cung cấp (lái xe), lái xe trả cho Uber, Uber cắt
1 ít xong rồi mới trả lại cho nhà cung cấp (tài xế)  Platform vừa cung cấp DV cho nhà cung cấp vừa cung cấp DV
cho nhà ng tiêu dùng.
3.1. Vấn đề pháp lý 1: Dòng tiền?
1) Platform có đang cung cấp dịch vụ thu hộ hay không? Không phải là dịch vụ thu hộ, chi hộ
- Theo PLVN hiện hành thì muốn giữ tiền dùm thì phải là tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng.
- Hiện tại nếu KH trả tiền trước khi đi Grab thì là trả cho Grab, còn KH trả tiền sau là trả tiền cho tài xế
(?) Vậy đây có phải là thu hộ k? Nếu là thu hộ thì mức phí thu hộ này do ai ấn định? Nếu là thu hộ thì do tài xế ấn
định, tuy nhiên trên thực tế thì tài xế k làm việc này  KHÔNG THU HỘ
 Mô hình kinh tế chia sẻ KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG THỰC HIỆN DỊCH VỤ THU HỘ VÀ DỊCH VỤ TRUNG
GIAN THANH TOÁN, nhưng thực tế vẫn thu hộ
VD: Có thu phí thu hộ, nếu ứng tiền trước thì phí thu hộ gánh chịu rủi ro từ việc thu hộ
2) Nếu Platform ở nước ngoài, vấn đề chuyển tiền ra nước ngoài?
- Làm sao chuyển tiền  Giải pháp: THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CUNG CẤP DỊCH VỤ HỖ
TRỢ CHO PLATFORM NƯỚC NGOÀI
- Toàn bộ giao dịch thông qua công ty con tại Việt Nam

3.2. Vấn đề pháp lý 2: Người lao động?


(?) Nhà cung cấp là cá nhân có phải ĐKKD hay không?
(?) Quy định về kinh doanh truyền thống có áp dụng không?
VD: thực tế ng chạy xe (tài xế Grab) có đang lao động cho platform hay không? Grab là công ty cung cấp dịch vụ vận
chuyển, Grab chỉ muốn cung cấp dịch vụ chứ không vận tải. Grab ấn định giá chuyến đi và lộ trình chuyến đi. Phán
quyết Vinasun vs Grab coi Grab là đơn vị vận tải
VD: Grab nói Grab ko bảo hộ ng lao động, nên các tài xế tự liên kết với nhau như 1 Hợp tác xã để làm các thủ tục hành
chính như bảo hiểm…
VD: Sử dụng trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng: nguồn nguy hiểm cao độ  Ng chủ và ng được giao chiếm dụng đền
TH1: Giả sử ông A thuê 1 tài xế B lái xe cho ông A, tài xế B đi xe ông A rồi gây tai nạn  Ai đền? Tài xế B làm
việc cho A nhưng ông A vẫn đang sử dụng xe  Ông A vẫn chịu trách nhiệm
TH2: Ông A tự lái xe rồi gây tai nạn? Ông A đền
TH3: Ông A cho ông C mượn xe 5-7 ngày rồi ông C gây tai nạn? Ai đền? Ông A là chủ, nhưng ông C là ng chiếm
hữu đúng/trái pháp luật  Cho mượn đúng pháp luật thì ông A có chịu trách nhiệm hay không?
VD: Grab chạy tông ng ta  Ai chịu? Về mặt tài sản ông Grab vẫn là chủ tài sản, nhưng xét quan hệ giữa ng lao động -
ng sử dụng lao động giữa tài xế với Grab  Ng sử dụng lao động chịu thì HTX hay Grab chịu trách nhiệm cho tài xế?
Liệu bên bị thiệt hại có kiện Grab bồi thường thiệt hại hay không?

3.3. Vấn đề pháp lý 3: Địa vị pháp lý


Pháp luật đã giải quyết
Case Uber/Grab: user - rider - merchant
VẤN ĐỀ 1: GIAO KẾT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ
- Cốt lõi nhất là Giao dịch điện tử
- 3 hình thức đặc trưng của HĐ điện tử  3 thời điểm giao kết hợp đồng khác nhau
+ Email
+ Shrinkwrap
+ Clickwrap
1) Shrinkwrap: Như màng bọc “thực phẩm” cho giao dịch  Chỉ được đọc điều khoản sau khi sử dụng sản phẩm
đó  Đọc điều khoản sau khi giao kết hợp đồng  Chế độ Refund (trả lại tiền), điều kiện trả lại tiền phụ thuộc vào
nguời cung cấp dịch vụ
VD: Mỹ quy định nếu 1 bên ko được đàm phán nhưng bất công cho ng tiêu dùng thì được giải phóng nghĩa vụ
VD: Biết điều khoản vào thời điểm sử dụng nó  Những HĐ như thế (clip, shrink) giả sử là ng tiêu dùng, có nên có
đạo luật riêng để ng tiêu dùng giải phóng nghĩa vụ trong hợp đồng hay không?
2) Clickwrap: Click vào rồi thấy được điều khoản, khác 1 xíu với giao dịch truyền thống, ng tiêu dùng không được
đàm phán HĐ và vẫn bị ràng buộc bởi điều khoản đó  Click vào đồng ý, không click thì không được sử dụng
VD: Đi mua TV nhưng điều khoản bảo hành, hoàn trả không được đàm phán
VD: Cách đây 3 ngày, EU thông qua Luật Chống độc quyền…  minh chứng rõ nét thoát ra khỏi câu chuyện 1 bên
ko đàm phán nhưng vẫn thực hiện được HĐ
VD: Xài Iphone  Cài phần mềm thông qua Appstore, phải đồng ý điều khoản thì mới cài được
3) Email: Trả lời qua - trả lời lại: Không khác với phương thức truyền thống, chỉ khác là trả lời qua email
VD: VN chỉ mới giải quyết vấn đề này, Click và Shrink chưa giải quyết rõ ràng => Có biện pháp nào doanh nghiệp
thực hiện để giải quyết không? Tuỳ TH, mà Dn có muốn giải quyết hay không?
VD: Điều khoản của VN Airlines ở trên trang web: vì ko đi chuyến đi  chuyến về huỷ: ng tiêu dùng phải đọc điều
khoản này ở VN Airlines trước khi tick vào điều khoản  PL Việt Nam chưa giải quyết được. Nếu ở Châu Âu hay
phương Tây: Vi phạm
- Giao kết HĐ điện tử:
+ Click nhưng phải gửi đi = Chấp nhận, xem UNCITRAL, Luật Giao dịch điện tử 2005
(1) Dấu mốc thông điệp được coi là gửi đi: Thông điệp ra khỏi máy tính đang quản lý
(2) Dấu mốc thông điệp được gửi đi nhưng chưa nhận được:
(3) Dấu mốc thông điệp được gửi đi và đã nhận được:
+ Đề nghị và chấp nhận đề nghị: nội dung đề nghị và chấp nhận đề nghị được điều chỉnh bởi ĐƯQT hoặc PL Quốc gia
VD: BLDS 2015: HĐ dân sự bình thường, thời điểm giao kết HĐ là thời điểm bên được đề nghị chấp nhận đề nghị =>
thời điểm bên đề nghị nhận được thông điệp đồng ý của bên gửi thông điệp. Các tình huống xảy ra: Nhận được thông
điệp nhưng chưa đọc; Nhận được vào hệ thống máy tính, nhưng không thể truy cập vào thông điệp
 3 hướng giải quyết: Luật 1 số QG quan tâm khi nào thông điệp vào hệ thống máy tính; hay 1 số QG thời điểm ng
nhận thông điệp đọc thông điệp; hoặc vào thời điểm sau khoảng thời gian hợp lý hệ thống nhận được và đọc thông
điệp
Cách thứ ba: Như thế nào là khoảng thời gian hợp lý
 2 vấn đề pháp lý từ việc giao kết HĐ điện tử:
(i) Ng tiêu dùng/khách hàng họ nhận được điều khoản và có được đàm phán điều khoản hay không? Nếu ko được
đàm phán thì PL Việt Nam quy định gì rồi?
(ii) Thời điểm giao kết HĐ điện tử, Luật Giao dịch điện tử xác nhận như thế nào? Sử dụng cách nào và trong
tương lai nên sử dụng hướng nào
- Thời điểm ký HĐ: chữ ký điện tử (electronic signature): Điều 21 Luật Giao dịch điện tử, 2 khái niệm dễ
nhầm với nhau:
+ E-signature: chữ ký điện tử khác với Chữ ký số: mang dấu hiệu, mã hoá thông tin đó để thông tin đó xác thực mà
không bị làm giả (VD: như USB muốn ký HĐ cắm USB, USB mã hoá HĐ rồi gửi cho đối tác, đối tác cùng ký HĐ
bằng USB chữ ký mở thông điệp, chỉ có 2 USB mới sửa được thông điệp đó)
+ E-authentication: xác thực điện tử  ko thể làm giả việc xác thực
- Xác thực giao dịch:
+ VD: Ng ở giữa ko đọc được thông điệp
+ Xác thực bằng cách mã hoá
+ Chữ ký số: đóng góp 2 nhiệm vụ: (i) xác nhận thông điệp + (ii) mã hoá thông điệp => Không ký giả được, còn nếu
chỉ ký thôi thì vẫn làm giả được

VẤN ĐỀ 2: BLOCKCHAIN
Blockchain: chuỗi khối, đơn thuần là 1 công nghệ  Tạo thị trường tài chính ảo, chỉ nên LƯU TRỮ GIAO DỊCH,
chỉ nên lưu trữ DỮ LIỆU QUAN TRỌNG, sợ bị hack đẩy lên Blockchain  Gắn với những cái không thể làm
giả (nhất là lĩnh vực tài chính)
- Cấu tạo của 1 Blockchain: đồng Bitcoin không tồn tại dưới 1 hình thức nào cả
+ 1 đồng Coin đang ghi nhận quyền và giao dịch => Sẽ có ví ghi nhận giao dịch
+ Blockchain không hack được, càng nhiều máy con tham gia vào được thì khó hack được cả hệ thống, phải hack
cùng 1 thời điểm và sức mạnh bằng đủ tất cả máy con tham gia vào hệ thống. Nhưng công cụ hỗ trợ Blockchain thì
hack được.
+ Muốn thay đổi dữ liệu thì người đầu tiên mới có quyền sửa, lưu trữ của máy chính và máy con ngang hàng nhau,
dữ liệu muốn thay đổi theo sự đồng thuận
+ Dữ liệu Blockchain gắn theo thời gian, nhánh gốc vẫn như thế
 Tại sao lại an toàn? Do sử dụng phi tập trung
+ Đào tiền ảo là gì? Giải được 1 block thì được ghi nhận 1 giao dịch (thêm 1 Block mới), nếu sở hữu 1 coin bán cho
người ta, mục coin bán cho người ta thêm 1 Block mới (có thêm 1 coin nữa), phần thưởng sau khi có có thể bán lấy
tiền => máy tính mạnh, giải toán nhanh => ghi nhận nhiều giao dịch hơn
+ Trong tương lai, không còn nghề đào coin do tiền điện mắc: đồng tiền coin bị giảm giá, nhiều ng không tham gia
nữa, càng ít người tham gia vào đồng coin, hệ thống máy tính
=> Ứng dụng của Blockchain: ứng dụng ở nhiều lĩnh vực, tài chính phi tập trung, Smart contract:
SMART CONTRACT: (i) ghi nhận thoả thuận ghi nhận quyền nghĩa vụ; (ii) ghi nhận bất cứ quyền nào đó đối với
việc NN quản lý quyền; (iii) mỗi ng góp vào 1 chút xíu, tham gia vào cùng đồng sở hữu tài sản => lên mức giá nào đó,
bán rồi chia theo tỷ lệ cho ng tham gia: ứng dụng đang được thử nghiệm và vận hành tại Mỹ. Hiện tại chưa có bất kỳ
quốc gia nào xem Smart Contract là 1 chế định pháp lý vì đơn giản là câu chuyện về kỹ thuật (tưởng là contract nhưng
không phải)
VD: Blockchain không chỉ để lừa đảo
VD: Quản lý quyền đăng ký quyền sử đụng đất => Blockchain đủ mạnh thì giao dịch ghi trong Blockchain
VD: Mua chung cư bỏ vào 1 ít để cùng sở hữu => Đến giá nào đó bán rồi chia tiền theo tỷ lệ => Tham gia vào là ẩn
danh
VD: Lĩnh vực y tế: truy vết Covid vừa rồi
VD: Lĩnh vực ngân hàng, chuyển tiền từ nước này => nước kia, thông qua mã Script định danh toàn bộ ngân hàng trên
thế giới: Vietcombank chuyển tiền cho Dutch Bank (Thuỵ Sỹ) mã Vietcom chuyển cho mã bên Thuỵ Sỹ. Nếu sử dụng
Blockchain thì không lệ thuộc mã Script nữa. Nga ko thể chuyển tiền quốc tế
VD: Nông nghiệp chính xác
+ HĐ thông minh chi vận hành trong Blockchain và nghĩa vụ đối ứng bắt buộc trả bằng tiền điện tử do đó để vận hành
Smart Contract tại VN là phải công nhận tiền điện tử (cuối tháng 2 có Hội thảo về Smart Contract). Nếu đủ điều kiện
thoả mãn thì máy tính tự động làm hết. Bản chất của Smart contract là ko có tranh chấp nên không cần Luật áp dụng
(câu lệnh If - then)
VD: If đồng Eterum tăng lên 5k đô thì chuyển cho bên thứ ba 500 đô => HĐ theo dõi bao giờ lên thì chuyển => Thực
thi xong rồi GQTC với Coder nếu code sai ý chí (đúng điều kiện vận hành thì sao có tranh chấp để giải quyết)
VD: Hệ thống tự động thiết lập giao thức => đọc Blockchain để đọc giao dịch của chúng ta

VẤN ĐỀ 3: TRÍ TUỆ NHÂN TẠO - AI


Khái niệm: AI sinh ra để làm những gì con người không làm thì máy làm. Trong đời sống AI ứng dụng: robot lau
nhà,…
Phân loại AI: AI sẽ uy hiếp đến con người
Cách vận hành của AI:
+ Môi trường tiếp nhận thông tin thông qua sensor, AI phải có dữ liệu Input và mạng internet
+ Input: máy input hoặc con nguời input
Các mức độ phát triển của AI:
+ Máy học: Machine learning
+ Máy tự học: ko cần input: mới dừng đến đoạn này
+ Học sâu: Deep learning => tự tư duy, tự nội suy dựa trên dữ liệu Input vào: có rồi nhưng chưa ứng dụng
VD: Tự tư duy như 1 bác sỹ, tự tư duy trên yếu tố tự tư duy
Phân nhóm AI:
- AI truyền thống: phân tích dữ liệu
+ Hệ chuyên gia: gặp nhiều nhất
+ Hệ lập luận theo tình huống: đánh cờ vua chiến thắng ng giỏi trên thế giới
+ Hệ đồ thị xác suất: vẽ đồ thị, hành động theo xác suất cao nhất
- AI tính toán: suy nghĩ kiểu như con người, làm ra được rồi
+ Mạng neural: giả lập lại nơ ron thần kinh con người
+ Suy luận không chắc chắn: xác suất không cao
+ Tính toán tiến hoá: tính toán sai và tự tiến hoá
+ Trí tuệ nhân tạo dựa trên hành vi
Vấn đề pháp lý:
+ Địa vị pháp lý của AI ở đâu? Mức độ khác nhau tác động khác nhau? Phân ra bậc nào, đến bậc đó gây ra tác động
cho con người thì ai chịu trách nhiệm pháp lý? Ng tạo ra AI hay AI chịu trách nhiệm? => Có nên trao cho địa vị pháp
lý để tự chịu trách nhiệm?
Các ứng dụng của AI và vấn đề pháp lý:
1) AI và pháp luật hợp đồng
- Shopee nhưng mua hàng không được và khiếu nại thì ng giải quyết đầu tiên là 1 con bot: là ng đang cung cấp
hay 1 ng nào đó? Liệu hành vi của nó có vi phạm hay ko?
2) Trách nhiệm sản phẩm liên quan AI
3) AI và sở hữu trí tuệ: (i) AI tạo ra 1 Sp trí tuệ => ai sở hữu trí tuệ? (ii) AI là 1 sản phẩm SHTT được bảo hộ, với
quyền tác giả => bản chất cấu trúc AI mỗi con khác nhau, chuẩn đoán ra kết quả A thì lấy một thư viện => Mã
nguồn con AI ai sở hữu, ngta sở hữu khác thì ai chịu trách nhiệm
4) AI và Y tế: chẩn đoán ung thư chẩn đoán lộn, ai chịu trách nhiệm => bác sỹ chịu trách nhiệm nhưng lỗi thiếu quy
trình thì ai chịu trách nhiệm (vụ án Hoàng Công Lương)
5) AI, đạo đức và quyền con người: AI càng phát triển thì con ng càng ít việc làm đi
6) AI và bảo vệ dữ liệu: cách để AI học là có dữ liệu input, dữ liệu này của ai (ng thu thập dữ liệu hay chủ dữ liệu) =>
AI khai thác thì ảnh hưởng dữ liệu cá nhân. Tại sao phải bảo vệ dữ liệu?
Chiến lược phát triển AI ở các nước: Nga, Canada, Pháp…
Chiến lược phát triển chính sách
=> Gợi mở: sử dụng AI để chiến tranh: quyền con ng, công pháp => Việc phát triển AI và vũ khí tự động
+ Pháp, Đức, Tây Ban Nha: chấp nhận vũ khí có ứng dụng AI
+ Những nước không có tuyên bố: thích thì sai, không thích thì thôi: Mỹ
Case study: Xe tự lái

VẤN ĐỀ 4: BẢO VỆ DỮ LIỆU VÀ AN NINH MẠNG


- Bảo vệ THÔNG TIN CÁ NHÂN:
+ Thông tin cá nhân là thông tin gắn với việc xác định danh tính của một người cụ thể => Chỉ là thông tin định danh cá
nhân chứ chưa được xem là Dữ liệu cá nhân
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin mạng (khoản 1 Điều 4 Luật An toàn thông tin
mạng)
+ Cá nhân tự bảo vệ thông tin cá nhân của mình và tuân thủ quy định của pháp luật về cung cấp thông tin cá nhân
khi sử dụng dịch vụ trên mạng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân có trách nhiệm bảo đảm an toàn
thông tin mạng đối với thông tin do mình xử lý.
+ Thu thập: khi được sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân
+ Không được cung cấp chia sẻ cho bên thứ ba, trừ TH được sự đồng ý của chủ thể hoặc yêu cầu của CQNN có thẩm
quyền (vd: thông tin bệnh nhân (lĩnh vực y tế) thời Covid…)
- An ninh mạng:
+ Bảo vệ an ninh mạng bằng nhiều biện pháp
THI KINH TẾ SỐ - 60 phút
- Văn bản: Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng, Luật Giao dịch điện tử và CPTPP
(chương về Thương mại điện tử)
- Giao dịch điện tử: những gì liên quan đến giao kết HĐ điện tử
- An toàn thông tin mạng: những gì liên quan đến đảm bảo an toàn thông tin cá nhân
- An ninh mạng: phần trách nhiệm đảm bảo an ninh mạng của ai, như thế nào?
- Phần 1: phần lý thuyết: 3 câu nhận định Đúng/Sai => có thể có hoặc ko CSPL
+ Luật An toàn thông tin mạng: thu thập xử lý dữ liệu, trách nhiệm pháp lý của thương nhân, Nhà nước quản
lý ra sao
- Phần bài tập: trả lời các câu hỏi => cách xác định quan hệ chủ thể (B2C – B2B…, ai ký với ai….)
+ ai là chủ sở hữu đối tượng, quyền chủ sở hữu (Luật Giao dịch điện tử)
a) Xác định mô hình kinh doanh, xác định quan hệ pháp lý (từ 1 tình huống giả định)
b) Trình bày hiểu biết về pháp luật bảo vệ dữ liệu/ Hiểu biết về cam kết thương mại điện tử mà VN là
thành viên (CP TPP)
c) Trình bày các bước 1 giao dịch điện tử được ký kết theo Luật giao dịch điện tử VN (khi nào thì HĐ
được ký kết, HĐ được ký kết dưới hình thức nào)
- TẬP TRUNG: NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH (UNICITRAL – Chương 1 về Nguồn của Luật  1
câu nhận định, LUẬT TRONG NƯỚC, LUẬT QUỐC TẾ…) => Các quy tắc về giao dịch Thương
mại điện tử có áp dụng cho Thương nhân VN hay ko? Sẽ được áp dụng khi thương nhân chịu ràng
buộc do là tập quán quốc tế

You might also like