You are on page 1of 63

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN
BỘ MÔN TỰ ĐỘNG HOÁ XNCN
====o0o====

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hà nội, 6-2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN ĐIỆN
BỘ MÔN TỰ ĐỘNG HOÁ XNCN
====o0o====

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU ,CẢI TIẾN HỆ THỐNG CIP NHÀ MÁY BIA


THÀNH NAM-TỈNH THANH HÓA

Trưởng bộ môn : TS. Trần Trọng Minh


Giáo viên hướng dẫn : Th.S Đào Qúy Thịnh
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Đình Danh
Lớp : ĐK&TĐH - K54
MSSV : 20093399

Hà nội, 6-2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------------------- ---------------------

NHIỆM VỤ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Đình Danh . Số hiệu sinh viên: 20093399.
Khóa : 54 . Khoa/Viện : Điện. Ngành : Điều Khiển Và Tự Động Hóa.

1. Đầu đề thiết kế:


Nghiên cứu , cải tiến hệ thống CIP nhà máy bia Thành Nam-khu công nghiệp Lễ Môn –
Tỉnh Thanh Hóa

2. Các số liệu ban đầu:


...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

3. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:


...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
4. Các bản vẽ, đồ thị (ghi rõ các loại và kích thước bản vẽ ):
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

5. Họ tên cán bộ hướng dẫn:


...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

6. Ngày giao nhiệm vụ đồ án:...............................................................................................

7. Ngày hoàn thành đồ án: ...................................................................................................

Ngày ....... tháng ....... năm ..….


Trưởng bộ môn Cán bộ hướng dẫn
( Ký, ghi rõ họ, tên) ( Ký, ghi rõ họ, tên)

Sinh viên đã hoàn thành và nộp đồ án tốt nghiệp ngày…. tháng …. năm 2012

Người duyệt Sinh viên


( Ký, ghi rõ họ, tên) ( Ký, ghi rõ họ, tên)
LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan bản đồ án tốt nghiệp có đề tài: Nghiên cứu , cải tiến hệ thống
CIP (Clean in Place) nhà máy Bia Thành Nam - Khu công nghiệp Lễ Môn ,tỉnh
Thanh Hóa do em tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Th.s Đào Qúy Thịnh.
Các số liệu lấy từ nhà máy và kết quả tính toán là hoàn toàn trung thực.
Ngoài các tài liệu tham khảo đã dẫn ra ở cuối bản đồ án em đảm bảo rằng không sao
chép các công trình hoặc TKTN của người khác. Nếu phát hiện có sự sai phạm với điều
cam đoan trên, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 1 tháng 6 năm 2014


Sinh viên thực hiện
Nguyễn Đình Danh
Mục lục

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ...................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU ......................................................................................... 1
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THÀNH NAM .................................. 2
1.1 Tổng quan .................................................................................................................. 2
1.2 Ngành sản xuất .......................................................................................................... 2
TỔNG QUAN NHÀ MÁY BIA ..................................................................... 3
2.1 Giới thiệu quy trình công nghệ sản xuất bia ............................................................. 3
2.1.1 Nước ................................................................................................................... 3
2.1.2 Malt đại mạch ..................................................................................................... 3
2.1.3 Gạo ..................................................................................................................... 3
2.1.4 Hoa Houblon ...................................................................................................... 3
2.1.5 Nấm men và các phụ gia khác ............................................................................ 4
2.2 Quy trình sản xuất bia ............................................................................................... 5
2.2.1 Nấu ..................................................................................................................... 5
2.2.2 Lên men .............................................................................................................. 6
2.2.3 Làm trong bia ..................................................................................................... 6
HỆ THỐNG CIP TRONG NHÀ MÁY BIA THÀNH NAM ...................... 7
3.1 Giới thiệu hệ thống CIP ............................................................................................ 7
3.1.1 Khái niệm ........................................................................................................... 7
3.1.2 Ưu điểm .............................................................................................................. 7
3.2 Hệ thống CIP Trong nhà máy bia Thành Nam ......................................................... 7
3.2.1 Trạm trung tâm ................................................................................................... 7
3.2.2 Các thiết bị vận chuyển ...................................................................................... 8
3.3 Quy trình CIP các tank nấu trong nhà máy ............................................................... 8
3.3.1 Chế độ CIP ......................................................................................................... 8
3.3.2 Hướng dẫn CIP ................................................................................................... 8
TÍNH TOÁN VÀ CHỌN THIẾT BỊ ........................................................... 16
4.1 Cấu tạo các nồi ........................................................................................................ 16
4.1.1 Nồi Gạo ............................................................................................................ 16
4.1.2 Nồi Malt............................................................................................................ 16
4.1.3 Nồi Lọc ............................................................................................................. 17
4.1.4 Nồi Hoa và nồi Lắng xoáy ............................................................................... 17
Mục lục

4.2 Tính chọn nguyên liệu đầu vào ............................................................................... 18


4.2.1 Hóa chất vệ sinh các nồi nấu: (nguyên liệu đầu vào) ....................................... 18
4.3 Chọn bơm CIP ......................................................................................................... 21
4.4 Các loại động cơ ...................................................................................................... 23
4.5 Chọn van điều khiển ............................................................................................... 23
4.6 Cảm biến ................................................................................................................. 24
4.6.1 Vị trí trong nhà máy bia ................................................................................... 25
4.6.2 Sơ đồ các chân ghép nối ................................................................................... 25
4.7 PLC Siemens S7-300 .............................................................................................. 25
4.7.1 Giới thiệu PLC S7-300 ..................................................................................... 25
4.7.2 Module CPU ..................................................................................................... 27
4.7.3 Tổ chức vùng nhớ và địa chỉ vùng nhớ . .......................................................... 28
4.7.4 Ghép nối các thiết bị ......................................................................................... 29
LẬP TRÌNH S7-300 VÀ MÔ PHỎNG TRÊN WINCC ............................ 30
5.1 Khai báo các biến ngõ vào/ra PLC ......................................................................... 30
5.2 Lưu đồ chương trình................................................................................................ 32
5.2.1 Lưu Đồ chương trình quá trình CIP ................................................................. 32
5.2.2 Lưu đồ thuật toán quá trình Bơm CIP vào Tank nguồn ................................... 33
5.2.3 Lưu đồ thuật toán quá trình kiểm tra bơm nước từ Tanks hồi ........................ 34
5.2.4 Lưu đồ thuật toán CIP nồi Gạo ........................................................................ 35
5.2.5 Lưu đồ thuật toán thực hiện CIP Acid nồi Gạo ................................................ 40
5.2.6 Thực hiện tráng nước lần 3 nồi Gạo ................................................................. 41
5.3 Lập trình S7-300...................................................................................................... 42
5.3.1 Phần mềm STEP 7 có các phần chính sau........................................................ 42
5.3.2 Tạo một Prọect ................................................................................................. 42
5.3.3 Xây dựng cấu hình cứng cho trạm PLC ........................................................... 42
5.3.4 Soạn thảo chương trình cho các khối Logic ..................................................... 43
5.3.5 Làm việc với PLC............................................................................................. 43
5.4 Xây dựng giao diện trên Wincc............................................................................... 44
5.4.1 Giới thiệu về Wincc .......................................................................................... 44
5.4.2 Giao diện Wincc ............................................................................................... 45
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 52
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 53
Danh mục hình vẽ

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1 :Quy trình Sản xuất Bia ........................................................................................ 5


Hình 3.1 : Hệ thống Tank nguồn ......................................................................................... 7
Hình 3.2 :Bơm ..................................................................................................................... 8
Hình 3.3: Colector CIP ........................................................................................................ 9
Hình 4.1 : Nồi Gạo ............................................................................................................ 16
Hình 4.2: Nồi Malt ............................................................................................................ 16
Hình 4.3 : Nồi Lọc ............................................................................................................. 17
Hình 4.4 : Nồi Hoa và lắng xoáy ....................................................................................... 17
Hình 4.5 : Cấu Tạo Tank Nguồn ....................................................................................... 19
Hình 4.6 : Hệ thống Tanks nguồn nhà máy ....................................................................... 20
Hình 4.7 : Máy Bơm .......................................................................................................... 21
Hình 4.8 : Bơm CIP ........................................................................................................... 22
Hình 4.9 : Động cơ ............................................................................................................ 23
Hình 4.10 : Van điều khiển khí nén ................................................................................... 23
Hình 4.11: Cảm biến LMT 121 ......................................................................................... 24
Hình 4.12 : Sơ đồ ghép nối ................................................................................................ 25
Hình 4.13 : PLC S7-300 .................................................................................................... 25
Hình 4.14 : Sơ đồ cấu trúc S7-300 .................................................................................... 27
Hình 4.15 : Ý nghĩa các cổng và đền báo hiệu trên PLC .................................................. 28
Hình 4.16 : Sơ đồ ghép nối ................................................................................................ 29
Hình 5.1 : Lưu đồ quá trình CIP nhà nấu .......................................................................... 32
Hình 5.2 : Lưu đồ quá trình CIP vào Tanks nguồn ........................................................... 33

i
Danh mục hình vẽ

Hình 5.3 : Lưu đồ kiểm tra lấy nước CIP từ Tank hồi ...................................................... 34
Hình 5.4: Lưu đồ quá trình CIP nồi Gạo ........................................................................... 35
Hình 5.5 : Lưu đồ quá trình CIP nước nồi Gạo ................................................................. 36
Hình 5.6 :Lưu đồ quá trình tráng nước lần 1 ..................................................................... 37
Hình 5.7 : Lưu đồ quá trình CIP xút nồi Gạo .................................................................... 38
Hình 5.8 : Lưu quá trình tráng nước lần 2 ......................................................................... 39
Hình 5.9 : Lưu đồ quá trình CIP Acid nồi Gạo ................................................................. 40
Hình 5.10 : Lưu đồ quá trình tráng nước lần 3 nồi Gạo .................................................... 41
Hình 5.11 : Tạo Project mới và rỗng ................................................................................. 42
Hình 5.12 : Lựa chọn PLC................................................................................................. 42
Hình 5.13 : Đặt cấu hình cứng cho PLC ........................................................................... 43
Hình 5.14 ; Cửa sổ soạn thảo chương trình ....................................................................... 43
Hình 5.15 : Mô phỏng trên PLC sim ................................................................................. 44
Hình 5.16 : Giao diện chính WINCC ................................................................................ 45
Hình 5.17 : Màn hình điều khiển ....................................................................................... 45
Hình 5.18 : Giao diện ĐK hệ thống Tanks nguồn CIP...................................................... 46
Hình 5.19 : Giao diện CIP nồi Gạo ................................................................................... 46
Hình 5.20 : Giao diện ĐK CIP nồi Malt ............................................................................ 47
Hình 5.21 : Giao diện ĐK CIP nồi Lọc ............................................................................. 47
Hình 5.22 : Giao diện ĐK nồi Hoa .................................................................................... 48
Hình 5.23 ; Giao diện ĐK nồi Xoáy .................................................................................. 48
Hình 5.24 : Tag các biến van điều khiển ........................................................................... 49
Hình 5.25 : Tag các biến cảm biến .................................................................................... 49
Hình 5.26 : Tag các biến động cơ Bơm ............................................................................. 50
Hình 5.27 : Tag các biến lựa chọn CIP ............................................................................. 50

i
Danh mục bảng số liệu

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 4-1 : Thông số kỹ thuật S7-300 ....................................................................... 26


Bảng 4-2 : Các Module mở rộng của S7-300 3xx .................................................... 27
Bảng 5-1 : Khai báo đầu vào PLC ............................................................................30
Bảng 5-2 : Khai báo đầu ra PLC ...............................................................................31

iii
Lời nói đầu

LỜI NÓI ĐẦU


Bia là một loại nước giải khát có truyền thống lâu đời , có giá trị dinh dưỡng cao
và có độ cồn thấp, mùi vị thơm ngon và bổ dưỡng.Chính vì vậy,bia đã trở thành loại đồ
uống được ưa thích nhất hiện nay ,được sản xuất và tiêu thụ càng nhiều trên phạm vi
toàn thế giới .
Ở Việt Nam ,trong những năm gần đây nhu cầu sử dụng bia ở nước ta ngày càng
tăng. Rất nhiều nhà máy được thành lập trên khắp cả nước.Nắm bắt được tình hình đó
năm 2008 nhà máy bia Thành Nam được ra đời với công suất 15 triệu/lit một năm .Sau
6 năm hoạt động Bia Thành Nam đã trở thành một trong những loại bia được người
dân Thanh Hóa ưa chuộng và tin tưởng sử dụng.
Đáp ứng nhu cầu tự động hóa ngày càng cao ,em được thầy giao cho đề tài
“Nghiên cứu ,cải tiến hệ thống CIP nhà máy bia Thành Nam”đề tài gồm những
phần chính sau đây :
Chương 1 : Giới thiệu về công ty TNHH Thành Nam.
Chương 2: Tổng quan về nhà máy Bia.
Chương 3: Hệ thống CIP trong nhà máy Bia.
Chương 4: Tính toán và chọn thiết bị.
Chương 5 : Lập trình trên S7-300 và Mô phỏng trên Wincc - đánh giá .
Để hoàn thành được mục tiêu của đồ án đề ra, em xin chân thành cảm ơn sự chỉ
bảo, gợi ý, động viên tận tình của Th.S Đào Qúy Thịnh, và sự cộng tác giúp đỡ của các
bạn cùng nhóm.Đặc biệt ,em xin gửi lời cảm ơn tới đội ngũ cán bộ công nhân viên nhà
máy Bia Thành Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ nhóm làm đồ án trong suốt thời gian
thực tập và tìm hiểu tại nhà máy .
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Tự động hóa xí
nghiệp công nghiệp,Viện Điện, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã cung cấp những
kiến thức vô cùng quý báu cho em trong các năm học vừa qua, cũng như đã tạo điều
kiện để em hoàn thành đồ án.

Hà Nội, ngày 1 tháng 6 năm 2014


Sinh viên thực hiện
Nguyễn Đình Danh

1
Chương 1. Giới thiệu về công ty TNHH Thành Nam

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THÀNH


NAM

1.1 Tổng quan


- Tên công ty :Công ty TNHH Cơ –Nhiệt-Điện Thành Nam
- Chính thức đi vào hoạt động năm 2008
- Địa điểm : Khu A Khu công nghiệp Lễ Môn , tỉnh Thanh Hóa
- Số lượng cán bộ công nhân : 50 người

1.2 Ngành sản xuất


- Sản xuất bia Thành Nam ( công suất 15 triệu lít/ năm)
Sửa chữa các thiết bị cơ khí
- Xây dựng

Giám đốc : Lê Anh Tuấn


Số điện thoại : 091335675

2
Chương 2. Tổng quan nhà máy bia

TỔNG QUAN NHÀ MÁY BIA

2.1 Giới thiệu quy trình công nghệ sản xuất bia
Nguyên liệu để dùng để sản xuất bia bao gồm: gạo, malt, H2O, men, hoa
hupblon. Trong đó malt và hoa hupblon là hai nguyên liệu chính dùng để sản xuất
bia. Việc sản xuất dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và tuân nghiêm ngặt theo
đúng các quy trình công nghệ cũng như các tiêu chuẩn của Việt Nam và thế giới.
Ngoài ra có thể thay thế malt bằng nguyên liệu phụ như một mì, gạo ngô hay malt
chưa nảy mầm. Tuy vậy cho đến nay bia trên thế giới được sản xuất chủ yếu với
công thức cổ điện :
BIA = MALT + HOA HUPBLON + NƯỚC
2.1.1 Nước
Nước tham gia trực tiếp vào qui trình công nghệ bia như: ngâm đại mạch,
nấu malt, lọc dịch nha, lên men, trong công đoạn chiết rót, tạo nên sản phẩm cuối
cùng. Có thể nói nước là công nghệ chính để sản xuất bia, do trong bia có hàm
lượng nước chiếm đến 90- 92% trọng lượng bia.
Thành phần và hàm lượng của chúng ảnh hưởng rất lớn đến qui trình công
nghệ và chất lượng bia thành phẩm. Nước công nghệ được sử dụng trong qui trình
nấu malt, nấu gạo, rữa bã, ngâm đại mạch.
2.1.2 Malt đại mạch
Malt đại mạch là hạt đại mạch được nảy mầm trong điều kiện nhân tạo.
Malt là nguyên liệu truyền thống, thiết yếu không thể thiếu được trong công nghệ
sản xuất bia. Qua quá trình nảy mầm một lượng lớn enzyme xuất hiện và tích trữ
trong hạt đại mạch như: enzyme amylase, enzyme protease. Các enzyme này là
những nhân tố thực hiện việc chuyển các chất trong thành phần hạt đại mạch thành
nguồn dinh dưỡng mà nấm men có thể sử dụng để tạo thành sản phẩm bia.
2.1.3 Gạo
Gạo được dùng để thay thế cho Malt đại mạch nhằm các mục đích sau:
- Hạ giá thành sản phẩm
- Cải thiện một vài tính chất cảu sản phẩm
- Tạo ra chủng loại bia có các mức độ phẩm cấp chất lượng khác nhau
- Theo đơn đặt hàng của người tiêu dùng
2.1.4 Hoa Houblon
Hoa houblon là nguyên liệu cơ bản và là nguồn nguyên liệu chính không thể
thay thế trong công nghệ sản xuất bia vì nó góp phần tạo mùi thơm, vị đặc trưng
cho bia, houblon làm trong bia nhờ khả năng tạo bọt kết tủa protein, tăng độ bền
sinh học của bia nhờ các chất kháng khuẩn, tăng khả năng giữ bọt cho bia thành
phẩm.

3
Chương 2. Tổng quan nhà máy bia

Ngoài ra, hoa houblon còn có tác dụng như một chất xúc tác làm giảm pH cho
dịch đường (nhờ thành phần các acid đắng có trong hoa). Tạo pH phù hợp cho quá
trình lên men.
2.1.5 Nấm men và các phụ gia khác
Là một tác phẩm cần thiết không thể thiếu được trong quá trình lên men bia.
Chuyển hóa cơ chất trong dịch đường thành các sản phẩm chính (rượu etylic và
CO2) và các sản phẩm phụ (aldehid, rượu bậc cao…) tồn tại trong bia sau này.
Trong công nghệ sản xuất bia, ngoài những nguyên liệu không thể thiếu được
như đã trình bày như trên, người ta còn phải dùng đến nguyên liệu hoặc các hóa
chất phụ. Tùy theo yêu cầu công nghệ mà mà sử dụng các chất với hàm lượng khác
nhau. Tuy nhiên, ta gọi chung nhóm nguyên liệu này là chất phụ gia và chia thành
2 nhóm chính:
- Nhóm phụ gia gián tiếp: Bao gồm tất cả các hóa chất được sử dụng trong qui
trình công nghệ, song không được phép có trong thành phần sản phẩm. Ví
dụ: các loại bột trợ lọc, các hóa chất dùng vệ sinh thiết bị, vệ sinh phân
xưởng như H2SO4, NaOH, KMnO4,…
- Nhóm phụ gia trực tiếp: gồm tất cả các nguyên liệu và hóa chất được phép
có mặt trong thành phần sản phẩm với sự kiểm soát chặt chẽ hàm lượng cho
phép. Ví dụ: nhóm hóa chất sử lí độ cứng, điều chỉnh độ kiềm của nước nấu
bia như CaCl2, Na2SO4, HCl….Nhóm hóa chất đưa vào ngăn chặn quá
trình oxy hóa những thành phần như acid ascobic, H2O2.

4
Chương 2. Tổng quan nhà máy bia

2.2 Quy trình sản xuất bia

Hình 2.1 :Quy trình Sản xuất Bia

Quy trình sản xuất bao gồm các bước chính sau :
2.2.1 Nấu
Trong quá trình này Malt và Gạo sau khi được nghiền sẽ hòa tan chung với nước
theo một tỷ lệ phù hợp với từng loại sản phẩm và dưới tác dụng của các enzyme ở
nhiệt độ nhất định sẽ được đường hóa trong nồi “nồi nấu malt”.Tương tự như vậy
gạo sẽ được hồ hóa,sau đó được phối trộn lại với nhau trong nồi nấu malt để được
đường hóa trước khi được bơm sang nồi lọc .Mục đích chính của giai đoạn này là
hòa tan hết chất đường ,minerals,cũng như một số protein quan trọng phục vụ quá
trình lên men ra khỏi những thành phần không hào tan như vỏ trấu ,chất xơ.Sau đó
tại nồi lọc, người ta lọc hết chất lỏng ra khỏi trấu cũng như các chất xơ và mầm để

5
Chương 2. Tổng quan nhà máy bia

lấy hết lượng đường còn bám trong vỏ trấu.Dich đường này sẽ được đun sôi và
houblon hóa nhằm trích ly chất đắng ,tinh dầu thơm,polyphenol,các hợp chất chứa
nito và hương thơm dịu của hoa .Đồng thời quá trình này cũng giúp tăng độ bền
keo của dịch đường,thành phần sinh học của nó được ổn định và tăng hoạt tính sức
căng bền keo của dich đường thành bọt.Sau khi quá trình đun sôi và houblon hóa
kết thúc thì toàn bộ lượng oxy đã bay ra ngoài theo hơi nước và trong dich đường
có rất nhiều cặn.Do đó dịch đường cần được bơm qua bồn lắng cặn theo phương
pháp lắng xoáy để tách cặn trước khi qua bộ phận làm lạnh nhanh ,đưa nhiệt độ
xuống đến mức cần thiết phù hợp với nhiệt độ lên men.
2.2.2 Lên men
Là giai đoạn quyết định để chuyển hóa dịch đường houblon hóa thành bia dưới
tác động của nấm men thong qua hoạt động sống của chúng.Phản ứng sinh học
chính của quá trình này là tạo cồn và CO2 .Ngoài ra nhà sản xuất còn thu được dịch
lên men có nhiều cấu tử với tỉ lệ về khối lượng của chúng hài hòa và cân đối.Có thể
chia quá trình lên men thành 2 giai đoạn : quá trình lên men chính nhằm thay đổi
lớn về lượng và biến đổi sâu sắc về chất trong các cấu tử hợp thành chất hòa tan
của dịch đường: quá trình lên men phụ nhằm chuyển hóa hết phần đường có khả
năng lên men còn tồn tại trong bia non,đồng thời làm ổn định thành phần và tính
chất cảm quan của sản phẩm.
2.2.3 Làm trong bia
Đây là quá trình tách các hạt dạng keo ,nấm men sót ,các phức chất protein-
polyphenol,và nhiều loại hạy ly ty khác để tăng thời gian bảo quản và lưu hành sản
phẩm trên thị trường tăng giá trị cảm quan về độ trong suốt của bia .

6
Chương 3. Hệ thống CIP trong nhà máy bia Thành Nam

HỆ THỐNG CIP TRONG NHÀ MÁY BIA


THÀNH NAM
3.1 Giới thiệu hệ thống CIP
3.1.1 Khái niệm
Hệ thống CIP (clean in place):là hệ thống vệ sinh ,tẩy rửa,sát trùng tại chỗ mà
thiết bị không cần phải tháo lắp.
3.1.2 Ưu điểm
- Không phải tháo lắp thiết bị
- Rửa vị trí khó rửa bằng rửa thông thường
- Cải thiện chất lượng và tuổi thọ sản phẩm
- Tăng công suất của nhà máy

3.2 Hệ thống CIP Trong nhà máy bia Thành Nam


3.2.1 Trạm trung tâm
- Tank chứa chất tẩy rửa,hóa chất,
- Tank chứa nước nóng sạch.

Hình 3.1 : Hệ thống Tank nguồn

7
Chương 3. Hệ thống CIP trong nhà máy bia Thành Nam

3.2.2 Các thiết bị vận chuyển


- Bơm đẩy,bơm thu hồi : Bơm SUDMO KRP 50/127-1.510

Hình 3.2 :Bơm

Thông số kĩ thuật:
220V; 7.4A; 2.8 kW
Lưu lượng: 20 m3/h
Khối lượng: 30 kg
Áp suất: 0.5 bar đến 2.5 bar
Đường ống vào 65mm, đường ống ra 50mm
3.3 Quy trình CIP các tank nấu trong nhà máy
3.3.1 Chế độ CIP
- CIP nước nóng trước và sau khi nấu
- Sau 3 lần nấu CIP hóa chất vào trước lần nấu thứ 4.

3.3.2 Hướng dẫn CIP


a) CIP nước nóng
Tiến hành đun nóng nước : cấp nước vào tank “Nước nóng” , bật bơm CIP, gia
nhiệt nước tới 800C, khóa van hơi.

8
Chương 3. Hệ thống CIP trong nhà máy bia Thành Nam

Hình 3.3: Colector CIP


 CIP nồi Gạo, Malt.
- Lắp đường CIP nồi Gạo (Malt).
- Mở van đáy nồi Gạo (Malt), lắp ống mềm vào đường xả đáy.
- Bật bơm CIP, chuyển van cấp nước nóng vào đường CIP.
- Cấp nước nóng CIP 1 phút, tắt bơm CIP để nước trong nồi ra hết rồi
lại cấp tiếp.
Lặp lại 3 lần.
Kết thúc CIP : đóng van đáy, van xả đáy nồi Gạo (Malt).
 CIP nồi lọc
- CIP đường “Lọc”
 Mở van 10.1
 Mở van đáy nồi lọc.
 Lắp đường CIP “Lọc”.
 Lắp ống mềm vào van xả đáy nồi Lọc.
 Bật bơm CIP cấp nước nóng vào nồi Lọc.
 Cấp nước nóng CIP 1 phút, mở van CIP vào bình cân bằng áp 3 lần, mớ van
tay gần với van 10.1 3 lần, tắt bơm CIP để nước nóng trong nồi ra hết rồi lại
cấp tiếp. Lặp lại 3 lần.

9
Chương 3. Hệ thống CIP trong nhà máy bia Thành Nam

- CIP đường “Rửa bã”


 Lắp đường CIP “Rửa bã”
 Mở van “Sục màng”, bật bơm CIP cấp nước nóng vào đường “Sục màng”
trong 1 phút, tắt bơm CIP, để nước trong nồi lọc chảy ra hết rồi lại cấp tiếp.
Lặp lại 3 lần, sau đó đóng van “Sục màng” lại, mở van “Tưới bã”.
 Bật cánh khuấy nồi Lọc, bật bơm CIP cấp nước nóng vào đường “Tưới bã”
trong 1 phút, tắt bơm CIP, để nước nóng trong nồi lọc chảy ra hết rồi lại cấp
tiếp. Lặp lại 3 lần.

Kết thúc CIP : tắt bơm CIP, đóng van đáy, van xả đáy nồi Lọc.
- CIP nồi hoa
 Lắp đường CIP nồi Hoa
 Mở van đáy nồi Hoa.
 Lắp ống mềm vào.
 Bật bơm CIP cấp nước nóng CIP nồi hoa, đóng mở lần lượt 2 van CIP đường
“Bộ gia nhiệt” và đường “Quả cầu CIP” cách nhau 1 phút, thực hiện trong 5
phút rồi tắt bơm CIP để nước trong nồi Hoa ra hết rồi bật lại bơm CIP. Lặp lại 3
lần.
 Đóng van đáy, van xả đáy, van tuần hoàn nồi Hoa; cấp khoảng 50l nước nóng
vào nồi rồi mở van tuần hoàn, bật bơm để tuần hoàn nước nóng trong nồi Hoa
trong 1 phút. Sau đó mở van bơm nước sang nồi lắng xoáy. Thực hiện 2 lần.
 Kết thúc CIP nồi Hoa : tắt bơm CIP, đóng van đáy, van xả đáy, van CIP (2
đường) nồi Hoa.
- CIP nồi Lắng.

Lắp đường CIP nồi Lắng.

Nối ống mềm vào van xả đáy nồi Lắng.

Đóng van vào máy Lạnh nhanh.

Bật bơm CIP cấp nước nóng vào nồi Lắng. Đóng mở lần lượt van “Phá bã” và
van CIP, cách nhau 1 phút, thực hiên trong 5 phút. Sau đó tắt bơm CIP, xả hết
nước nóng trong nồi rồi bật lại bơm CIP. Lặp lại 2 lần.
- CIP máy lạnh nhanh và đường truyền dịch vào tank lên men.
 Lắp ống mềm vào đường “Dịch” ở khu tank lên men, một đầu ống thả xuống
cống.
 Đóng đường CIP vào nồi Lắng, mở đường CIP vào máy Lạnh nhanh.
 Bật bơm CIP cấp nước nóng vào máy Lạnh nhanh. Theo dõi nước nóng ra khỏi
đường ống dịch, nếu hết mùi hôi thì kết thúc CIP.
Kết thúc CIP : tắt bơm CIP, đóng van CIP máy Lạnh nhanh.

10
Chương 3. Hệ thống CIP trong nhà máy bia Thành Nam

b) CIP hóa chất


- CIP Xút
Mở van đáy tank “Xút nóng”, mở đường hồi vào (chú ý đóng các đường hồi vào tank
khác và đường nước xả cống lại), mở đường tuần hoàn qua bộ gia nhiệt, bật bơm CIP, mở
van hơi gia nhiệt Xút lên 750C. Nhiệt độ đạt thì đóng van hơi lại, Tắt bơm CIP.
- CIP xút nồi Gạo (Malt)
 Lắp đường CIP nồi Gạo (Malt)
 Mở van đáy nồi Gạo (Malt). Lắp 1 đầu ống mềm vào đường xả đáy, một đầu
vào đường hút bơm CIP hồi
 Bật bơm CIP, chuyển van cấp Xút nóng vào đường CIP. Cấp khoảng 200 lít
thì mở van hồi (mở 3 răng) và bật CIP hồi, chạy tuần hoàn Xút nồi Gạo (Malt)
trong 5 phút. Sau đó hồi hết Xút về tank, tắt bơm, đóng các van lại để tiến
hành tráng nước.
 Mở van xả cống, mở van cấp nước nóng tráng sạch tất cả những đoạn ống có
Xút. Sau đó cấp nước nóng tráng nồi Gạo (Malt), nước thải được hút bằng
bơm CIP hồi xả ra cống. Khi nào nước thải không làm đổi màu quỳ tím thì kết
thúc tráng nước.
- CIP xút nồi Lọc
CIP đường “Lọc”
 Mở van 10.1
 Mở van đáy nồi lọc.
 Lắp đường CIP “Lọc”.
 Lắp 1 đầu ống mềm vào van xả đáy nồi Lọc, đầu kia lắp vào đường hút của
bơm CIP hồi.
 Bật bơm CIP cấp Xút nóng vào nồi Lọc.
 Cấp khoảng 200 lít xút nóng rồi bật bơm CIP hồi. Mở van CIP vào bình cân
bằng áp 3 lần, mớ van tay gần với van “10.1” 3 lần. Thực hiện trong 10 phút
rồi hồi hết xút về tank Xút.
CIP đường “Rửa bã”
 Lắp đường CIP “Rửa bã”
 Mở van “Sục màng”, bật bơm CIP cấp xút nóng vào đường “Sục màng”,
khoảng 200 lít thì mở van hồi, bật bơm CIP hồi để tuần hoàn. Đóng mở lần
lượt 2 van “Sục màng” và “Tưới bã”, tuần hoàn trong 20 phút. Tắt bơm CIP
cấp, khóa các van cấp vào nồi Lọc, hồi hết xút về tank Xút.
 Sau khi hồi hết xút về, tắt bơm hồi, đóng van đáy và van hồi xút, mở van xả
cống để tráng nước.

Tráng nước nóng lần lượt các đường “Sục màng” , “Tưới bã” và “Lọc” cho đến khi
nước xả cống không làm đổi màu quỳ tím thì kết thúc CIP nồi Lọc.

11
Chương 3. Hệ thống CIP trong nhà máy bia Thành Nam

- CIP Xút nồi hoa


 Lắp đường CIP nồi Hoa
 Mở van đáy nồi Hoa.
 Lắp 1 đầu ống mềm vào van xả đáy nồi Hoa, đầu kia lắp vào đường hút của
bơm CIP hồi.
 Bật bơm CIP cấp Xút nóng CIP nồi hoa khoảng 200 lít rồi bật bơm hồi để
tuần hoàn xút, đóng mở lần lượt 2 van CIP đường “Bộ gia nhiệt” và đường
“Quả cầu CIP” cách nhau 1 phút, thực hiện trong 10 phút rồi tắt bơm CIP để
xút trong nồi Hoa ra hết rồi bật lại bơm CIP. Lặp lại 2 lần.
 Đóng van đáy, van xả đáy, van tuần hoàn nồi Hoa; cấp khoảng 100l Xút nóng
vào nồi rồi mở van tuần hoàn, bật bơm để tuần hoàn Xút nóng trong nồi Hoa
trong 1 phút. Sau đó hồi hết Xút về tank Xút, đóng các van ở tank Xút rồi tiến
hành tráng nước.
 Bật bơm CIP cấp nước nóng tráng nồi Hoa qua 2 đường “Bộ gia nhiệt” và
đường “Quả cầu CIP” cho đến khi nước xả cống không làm đổi màu quỳ tím
là được.
- CIP Xút nồi Lắng
 Lắp đường CIP Lắng.
 Nối ống mềm vào van xả đáy nồi Lắng và đường hút bơm hồi.
 Đóng van vào máy Lạnh nhanh.
 Bật bơm CIP cấp xút nóng vào nồi Lắng khoảng 200 lít rồi bạt bơm hồi để
tuần hoàn. Đóng mở lần lượt van “Phá bã” và van CIP, cách nhau 1 phút, thực
hiên trong 10 phút. Sau đó tắt bơm CIP, hồi hết nước nóng trong nồi rồi bật
lại bơm CIP. Lặp lại 2 lần.
 Hồi hết xút về tank xút, đóng các van ra-vào tank xút lại.
 Bật bơm CIP cấp nước nóng tráng nồi Lắng qua 2 đường “Phá bã” và “Quả
cầu CIP” cho đến khi nước xả cống không làm đổi màu quỳ tím là được.
- CIP Xút máy Lạnh nhanh.
 Lắp đường CIP Lắng.
 Lắp ống mềm nối đường “Dịch” với đường “CIP hồi” ngoài khu lên men.
 Mở van hồi dịch từ khu lên men về, mở van hồi vào tank xút.
 Mở các van dịch vào ra máy Lạnh nhanh, đóng các đường vào nồi Lắng.
 Bật bơm CIP cấp xút nóng cho máy Lạnh nhanh.
 Chạy tuần hoàn khoảng 30 phút thì hồi hết xút về tank xút rồi tráng nước
nóng đến khi nước xả cống không làm đổi màu quỳ tím là được.
c) Cip Axit
Thực hiện CIP Axit sau khi tráng nước xút các nồi.
- CIP axit nồi Gạo (Malt)
 Lắp đường CIP nồi Gạo (Malt)
 Mở van đáy nồi Gạo (Malt). Lắp 1 đầu ống mềm vào đường xả đáy, một đầu
vào đường hút bơm CIP hồi

12
Chương 3. Hệ thống CIP trong nhà máy bia Thành Nam

 Bật bơm CIP, chuyển van cấp axit vào đường CIP. Cấp khoảng 200 lít thì mở
van hồi (mở 3 răng) và bật CIP hồi, chạy tuần hoàn axit nồi Gạo (Malt) trong
5 phút. Sau đó hồi hết axit về tank axit, tắt bơm, đóng các van lại để tiến hành
tráng nước.
 Mở van xả cống, mở van cấp nước nóng tráng sạch tất cả những đoạn ống có
axit. Sau đó cấp nước nóng tráng nồi Gạo (Malt), nước thải được hút bằng
bơm CIP hồi xả ra cống. Khi nào nước thải không làm đổi màu quỳ tím thì
kết thúc tráng nước.
- CIP axit nồi Lọc
CIP đường “Lọc”
 Mở van 10.1
 Mở van đáy nồi lọc.
 Lắp đường CIP “Lọc”.
 Lắp 1 đầu ống mềm vào van xả đáy nồi Lọc, đầu kia lắp vào đường hút của
bơm CIP hồi.
 Bật bơm CIP cấp axit vào nồi Lọc.
 Cấp khoảng 200 lít xút nóng rồi bật bơm CIP hồi. Mở van CIP vào bình cân
bằng áp 3 lần, mớ van tay gần với van “10.1” 3 lần. Thực hiện trong 5 phút
rồi hồi hết axit về tank axit.
CIP đường “Rửa bã”
 Lắp đường CIP “Rửa bã”
 Mở van “Sục màng”, bật bơm CIP cấp axit vào đường “Sục màng”, khoảng
200 lít thì mở van hồi, bật bơm CIP hồi để tuần hoàn. Đóng mở lần lượt 2
van “Sục màng” và “Tưới bã”, tuần hoàn trong 20 phút. Tắt bơm CIP cấp,
khóa các van cấp vào nồi Lọc, hồi hết xút về tank axit.
 Sau khi hồi hết xút về, tắt bơm hồi, đóng van đáy và van hồi tank axit, mở
van xả cống để tráng nước.

Tráng nước nóng lần lượt các đường “Sục màng” , “Tưới bã” và “Lọc” cho đến khi
nước xả cống không làm đổi màu quỳ tím thì kết thúc CIP nồi Lọc.
- CIP axit nồi hoa
 Lắp đường CIP nồi Hoa
 Mở van đáy nồi Hoa.
 Lắp 1 đầu ống mềm vào van xả đáy nồi Hoa, đầu kia lắp vào đường hút của
bơm CIP hồi.
 Bật bơm CIP cấp axit CIP nồi hoa khoảng 200 lít rồi bật bơm hồi để tuần
hoàn axit, đóng mở lần lượt 2 van CIP đường “Bộ gia nhiệt” và đường
“Quả cầu CIP” cách nhau 1 phút, thực hiện trong 5 phút rồi tắt bơm CIP để
axit trong nồi Hoa ra hết rồi bật lại bơm CIP. Lặp lại 2 lần.
 Đóng van đáy, van xả đáy, van tuần hoàn nồi Hoa; cấp khoảng 100l axit vào
nồi rồi mở van tuần hoàn, bật bơm để tuần hoàn axit trong nồi Hoa trong 1

13
Chương 3. Hệ thống CIP trong nhà máy bia Thành Nam

phút. Sau đó hồi hết axit về tank axit, đóng các van ở tank axit rồi tiến hành
tráng nước.
 Bật bơm CIP cấp nước nóng tráng nồi Hoa qua 2 đường “Bộ gia nhiệt” và
đường “Quả cầu CIP” cho đến khi nước xả cống không làm đổi màu quỳ
tím là được.
- CIP axit nồi Lắng
 Lắp đường CIP Lắng.
 Nối ống mềm vào van xả đáy nồi Lắng và đường hút bơm hồi.
 Đóng van vào máy Lạnh nhanh.
 Bật bơm CIP cấp axit vào nồi Lắng khoảng 200 lít rồi bạt bơm hồi để tuần
hoàn. Đóng mở lần lượt van “Phá bã” và van “CIP”, cách nhau 1 phút,
thực hiện trong 5 phút.
 Hồi hết axit về tank axit, đóng các van ra-vào tank axit lại.
 Bật bơm CIP cấp nước nóng tráng nồi Lắng qua 2 đường “Phá bã” và
“Quả cầu CIP” cho đến khi nước xả cống không làm đổi màu quỳ tím là
được
- CIP axit máy Lạnh nhanh.
 Lắp đường CIP Lắng.
 Lắp ống mềm nối đường “Dịch” với đường “CIP hồi” ngoài khu lên men.
 Mở van hồi dịch từ khu lên men về, mở van hồi vào tank axit.
 Mở các van dịch vào ra máy Lạnh nhanh, đóng các đường vào nồi Lắng.
 Bật bơm CIP cấp axit cho máy Lạnh nhanh.
 Chạy tuần hoàn khoảng 30 phút thì hồi hết axit về tank axit rồi tráng nước
nóng đến khi nước xả cống không làm đổi màu quỳ tím là được.

14
Chương 3. Hệ thống CIP trong nhà máy bia Thành Nam

Hình 3. 1 : Sơ đồ tổng thể hệ thống CIP nhà máy Bia

15
Chương 4. Tính toán và chọn thiết bị

TÍNH TOÁN VÀ CHỌN THIẾT BỊ

4.1 Cấu tạo các nồi


4.1.1 Nồi Gạo
Thể tích 4.7 m3

Hình 4.1 : Nồi Gạo


4.1.2 Nồi Malt
Thể tích 6 m3

Hình 4.2: Nồi Malt

16
Chương 4. Tính toán và chọn thiết bị

4.1.3 Nồi Lọc


Thể tích 8 m3

Hình 4.3 : Nồi Lọc


4.1.4 Nồi Hoa và nồi Lắng xoáy
Thể tích 10,6 m3

Hình 4.4 : Nồi Hoa và lắng xoáy

17
Chương 4. Tính toán và chọn thiết bị

4.2 Tính chọn nguyên liệu đầu vào


4.2.1 Hóa chất vệ sinh các nồi nấu: (nguyên liệu đầu vào)
Các hoá chất dùng để vệ sinh các nồi nấu là:
- Dung dịch NaOH 2%
- Dung dịch HNO3 0,1%
Căn cứ theo nhịp độ nấu: Giữa các mẻ nấu trong ngày chỉ cần vệ sinh các nồi nấu
bằng nước nóng. Trong các khoảng nghỉ dài vệ sinh các nồi nấu bằng hoá chất tẩy rửa,
khử trùng. Thể tích dung dịch các hoá chất cần sử dụng cho một lần vệ sinh định kì
khoảng 6%-8% thể tích nồi nấu lớn nhất ( là nồi hoa) theo đó thể tích các dung dịch vệ
sinh là: 0,08 ×10,6 = 0,848(m3), (1m3 nước xấp xỉ 1000 kg )tức khối lượng dung dịch
khoảng 848kg. Lượng các hoá chất cần sử dụng tương ứng là:
- NaOH dạng hạt khan: 2% × 848 = 16,96(kg NaOH)
- Dung dịch acid nitric đậm đặc (63%): 0,1% × 848 / 63% = 1,35(kg )HNO3 63%)
 Tổng khối lượng nguyên liệu phải chuẩn bị trước một mùa nấu là: 12 mẻ
Số mẻ nấu * khối lượng một mẻ
a) Nước nóng dùng trong CIP
Vnước nóng= 848l *5=4240l=4,240(m3)
Hệ thống CIP nấu gồm:
- Thùng NaOH 2% nóng : 1 thùng
- Thùng HNO3 0,1% : 1 thùng
- Thùng nước nóng : 1 thùng
- Thùng nước hồi : 1 thùng
Mỗi mẻ nấu , lượng nước rửa CIP thường bằng 8% thể tích các thùng nhà
nấu.Chọn thiết bị nhà Hoa làm chuẩn vì nó có thể tích lớn nhất (10,6m3).Mỗi lần ta vệ
sinh cho 5 thiết bị mà thùng CIP có hệ số sử dụng nồi là 85%.Vậy thể tích thực của hệ
thống CIP là :
VCIP=(10,6*0,08*5)/0,85=4,988(m3)
Dựa vào thể tích thực của nồi ta chọn thùng CIP thân hình trụ , đáy và nắp có hình
chỏm cầu làm bằng thép không gỉ với các thông số sau :
D : Đường kính phần trụ
H : Chiều cao phần trụ
h1 : chiều cao phần đáy
h2 :chiều cao phần đỉnh

18
Chương 4. Tính toán và chọn thiết bị

Hình 4.5 : Cấu Tạo Tank Nguồn


Chọn H=2D ,h1=0,12D ,h2=0,15D
Thể tích được tính theo công thức :
Vt=Vtrụ+Vđáy+Vđỉnh

Vt = 𝐻+ ℎ +3 + ℎ +3

Vt=1,64D3
Ta có: 1,64D3= 4,988(m3) Suy ra: D = 1,45(m).
Chọn D =1,5(m)=1500(mm)
Quy chuẩn: D = 1500mm. H = 3000mm; h1= 180mm; h2= 225mm. Thể tích thực của mỗi
thùng:
V = 1,64D3= 1,64.1,53= 5,5(m3) . .
Các thùng có thành dày 5mm,phần vỏ dày 50mm đường kính ngoài của các thùng:
1500+(50x2)=1600mm. Hiện tại nhà máy bia Thành Nam đang sử dụng các tanks nguồn
có thể tích 6,4m3 đáp ứng được yêu cầu trên nên ta dùng luôn các tanks nhà nhà máy
đang có.
Vậy ta chọn thùng CIP với các thông số kỹ thuật sau :

19
Chương 4. Tính toán và chọn thiết bị

Bảng 4.1. : Kích thước Tanks nguồn


Đường kính trong(mm) 1500

Đường kính ngoài(mm) 1600

Bề dày thép chế tạo(mm) 5

Thể tích thùng(m3) 6,4HL

Số lượng thùng 4

Hình 4.6 : Hệ thống Tanks nguồn nhà máy

20
Chương 4. Tính toán và chọn thiết bị

4.3 Chọn bơm CIP

Hình 4.7 : Máy Bơm


Lượng CIP cần bơm trong một mẻ là :
10,6*10%=1,06m3 (lấy thể tích nồi Hoa làm chuẩn)
Thời gian sử dụng bơm : 2,5 phút
Lưu lượng máy bơm cần chọn :
Q=0,848/(2,5/60)=24,32(m3/h)
Ta chọn máy bơm có Q=25(m3/h)
Về kích thước đường ống :
Dựa vào công thức
.
𝐷= (4.1)
.
Trong đó D là đường kính ống(m)
Q là lưu lượng ống (l/s)
V: vận tốc nước(m/s)
Tính toán ta chọn đường ống dẫn CIP DN 40 , đường hồi CIP DN50.
Đường ống vào máy bơm CIP DN 65 , ra máy bơm DN 50.
Theo như mặt bằng bố trí nhà máy khoảng cách từ hệ thống CIP nguồn đến nồi xa
nhất là 50m , hệ thống bơm đặt thấp hơn các nồi 20m.(kinh nghiệm 5m ngang bằng 1 m
cao).Chọn máy bơm có H =40m.
Các chiều dài kích thước các đường ống được thể hiện trên bản vẽ.
- Chọn công suất bơm :
Công suất điện Pbơm(walt điện) = Áp lực (Pa) x 10-3 x Lưu Lượng(lít/giây)/hiệu suất
sử dụng (n=0,65 ~ 0,9).
Đổi từ cột áp mét nước ra áp lực Pa rồi thay vào công thức.
Nếu muốn mua bơm ta nhân cho hệ số dự trử 1,4 lần.

21
Chương 4. Tính toán và chọn thiết bị

Vậy theo kết quả tính toán P=7,5KW


Cuối cùng ta phải chọn mua máy bơm có các thông số sau :
- P =7,5KW
- H=40m
- Q= 25(m3/h)
- Số lượng 5 cái

Hình 4.8 : Bơm CIP

- Tên thiết bị : Máy bơm CIP


- Mã hiệu : SUDMO KRP 50/127-1.510
- Số lượng : 5
- Thông số kỹ thuật :
 U = 380V,7,5A,7,5 KW
 Lưu lượng 25 m3/h
 Khối lượng 30 Kg
 Áp suất: 0.5 bar đến 2.5 bar
Đường ống vào 65mm, đường ống ra 50mm
- Sử dụng Bơm cấp CIP cho các Tanks nguồn ,Bơm hút và đẩy CIP đến các
nồi nhà nấu

22
Chương 4. Tính toán và chọn thiết bị

4.4 Các loại động cơ

Hình 4.9 : Động cơ

- Tên thiết bị : Động cơ khuấy


- Mã hiệu : 3Pgear Motor
- Số lượng sử dụng : 3
- Thông số kỹ thuật :
 3,7 KW – 5HP
 Điện áp : 380V
 Tần số 50Hz
4.5 Chọn van điều khiển .
Các van điều khiển ON-OFF lựa chọn van bướm điều khiển bằng khí nén

Hình 4.10 : Van điều khiển khí nén

23
Chương 4. Tính toán và chọn thiết bị

4.6 Cảm biến


Cảm biến báo mức LMT121 nói riêng và cảm biến họ LMT được thiết kế để báo
mức cho các đối tượng là tank, bồn chứa các chất dạng lỏng, chất sệt trung bình và chất
dạng bột. Điều đó rất quan trọng trong công nghiệp thực phẩm nói chung và ngành công
nghiệp bia rượu nói riêng.

Hình 4.11: Cảm biến LMT 121


Cảm biến LMT121 sử dụng công nghệ định hình bằng điện dung tần số cao (high
frequency capacitance spectrum profiling technology) loại trừ các kết quả sai lệch do các
dư thừa, bọt tích tụ bám trên bề mặt cảm biến, cái mà thường gây ra kết quả sai cho các
cảm biến báo mức truyền thống

Cảm biến được cấu tạo với vỏ bằng thép không gỉ, nhẵn bóng theo tiêu chuẩn
IP68, IP69K hoàn toàn thích ứng được với các quá trình hóa học cùng với các chất tây
rửa mạnh.

Đối với LMT100 và LMT110 không có môi trường phù hợp được yêu cầu vì
chúng thiết kế cho các ứng dụng vừa trong nhà máy. LMT121 thì khác, nó có thể hoạt
động được với hầu hết các chất lỏng, chất sệt trung bình, nó có 2 đường output switch
riêng biệt có thể cài đặt độc lập với nhau.
Trong nhà máy bia, cụ thể là các silo chứa Malt, silo gạo với các cảm biến loại
truyền thống sau một thời gian hoạt động bụi Malt bám đầy mặt cảm biến làm cho chúng
báo kết quả sai. Nhưng với giải pháp của IFM, cảm biến LMT121 chúng ta hoàn toàn có
thể khắc phục được điều này

24
Chương 4. Tính toán và chọn thiết bị

4.6.1 Vị trí trong nhà máy bia


Trong nhà máy bia, ngoài tank chứa Malt, cảm biến báo mức LMT121 còn thường
được sử dụng trong hầu hết các phân đoạn có tank và người ta muốn giám sát level của
tank như: tank chứa hóa chất CIP, tank lên men, hệ thống lọc, nhà nấu bia… Hoạt động
trên nguyên tắc điện dung tần số cao, cùng với lớp vỏ bền chắc, LMT121 là một cảm
biến hoạt động ổn định, tin cậy, ít cần thiết phải bảo trì, chúng sẽ là một công cụ đắc lực
cho các nhà sản xuất rượu bia.
4.6.2 Sơ đồ các chân ghép nối

Hình 4.12 : Sơ đồ ghép nối


4.7 PLC Siemens S7-300
4.7.1 Giới thiệu PLC S7-300

Hình 4.13 : PLC S7-300


PLC S7-300 là sản phẩm PLC mạnh ,tốc độ xử lý cao,khả năng quản lý bộ nhớ tốt
,kết nối mạng công nghiệp.Về tính năng S7-300 có nhiều cải tiến so với S7-200 ,cụ thể :
- Dung lượng bộ nhớ lớn hơn ,tốc độ truy cập nhanh hơn.
- Các Module được nối với nhau qua khe cắm.

25
Chương 4. Tính toán và chọn thiết bị

- Ngôn ngứ lập trình đa dạng phong phú.Ngoài 3 ngôn ngữ chính thống còn có thêm
các ngôn ngữ đồ họa(mạng SFC),ngôn ngữ bậc cao…
- Khả năng quản lý các Module mở rộng lớn hơn.
- Thực hiện các phép toán logic và biểu thức logic với ngôn ngữ STL được cải tiến
cho phù hợp với cách viết thong thường hơn.
- S7-300 còn sử dụng 2 thanh ghi đặc biệt làm con trỏ AR1 và AR2 ,sử dụng 2
thanh ghi trung gian ACCU1 và ACCU2 để lưu kết quả khi làm việc với các lệnh
byte,word,double word.
- Tổ chức chương trình S7-300 rộng hơn và chặt chẽ hơn với các khối chương trình
và dữ liệu cụ thể.

Một số thông số kỹ thuật của S7-300 của CPU 3xx

CPU 312 CPU 313 CPU 314 CPU 314 CPU 315 CPU 315
IMF IMF 2DP

Vùng nhớ 6kB 12kB 24kB 24kB 48kB

thực thi

Vùng nhớ 20kB 20kB 40kB 40kB 20kB Ram

chương trình Ram Ram Ram Ram

ứng dụng ,EepRom ,EepRom

Kích thước 32Byte 128Byte 128Byte 128Byte 128Byte

bộ đệm

Bảng 4-1 : Thông số kỹ thuật S7-300

26
Chương 4. Tính toán và chọn thiết bị

Các Module mở rộng của S7-300 của CPU 3xx

Module PS-307 2A PS-307 5A PS-307 10A Vào xoay chiều ,ra

Nguồn (PS) 24VDC

DI DO AI

Module SM (4,8,16,32) (8,16,32) (2,4,8,15) AO(2,4)


AI/AO(4/2)
Module ghép nôi IM 360 IM 361 IM 365

IM

Module chức Là các Module điều khiển chuyên dụng (động cơ bước ,động cơ

năng FM senvo,PID,Fuzzy logic….)

Module truyền AS -Interface Industrial PROFIBUS Point-to-Point

thông CP 300 Ethernet

Bảng 4-2 : Các Module mở rộng của S7-300 3xx

Hình 4.14 : Sơ đồ cấu trúc S7-300


4.7.2 Module CPU
Các Module CPU khác nhau theo hình dạng ,chức năng ,vận tốc xử lý lệnh.Loại
312IFM ,314IFM không có thẻ nhớ.Loại 312IFM ,313 không có pin nuôi.Loại 315-
2DP,316-2DP,318-2DP có cổng truyền thông DP.

27
Chương 4. Tính toán và chọn thiết bị

Hình 4.15 : Ý nghĩa các cổng và đền báo hiệu trên PLC
Trong đó MODE có 4 vị trí :

 RUN-P:chế độ lập trình và chạy.


 RUN : chế độ chạy chương trình .
 STOP : Ngừng chảy chương trình.
 MRES : Reset chương trình.
Thẻ nhớ có thể có dung lượng từ 16KB đến 4MB ,chứa chương trình từ PLC chuyển
qua và chuyển chương trình ngược lại CPU.
Pin nuôi giúp nuôi chương trình và dữ liệu khi bị mất nguồn (tối đa 1 năm),ngoài ra
còn nuôi đồng hồ thời gian thực Vói loại CPU không có pin nuôi thì cũng có một phần
vùng nhớ được duy trì .
Thông qua các cổng MPI(Multipoint Interface)có thể nối :máy tính lập trình ,màn hình
OP .Các PLC có cổng MPI (S7-300,M7-300,S7-400,M7-400,C7-6xx)
4.7.3 Tổ chức vùng nhớ và địa chỉ vùng nhớ .
a) Tổ chức vùng nhớ
- Vùng nhớ các thanh ghi : Gồm các thanh ghi sau ACCU1,ACCU2
- AR1,AR2, DI(instance),startus reg.
- Vùng nhớ hệ thống (system ):Là vùng nhớ bao gồm các địa chỉ I,Q,M,T và C.

28
Chương 4. Tính toán và chọn thiết bị

- Vùng nhớ chương trình ứng dụng (load): Là vùng nhớ lưu lại mã chương trình
được soạn ra do người lập trình.Tùy theo CPU ,vùng nhớ này có thể mớ rộng lên
tới 512Kb.
- Vùng nhớ thực thi (work): Là vùng nhớ chứa các dữ liệu đang thwucj thi bởi
CPU,vùng nhớ này lien tục bị hệ điều hành thay đổi nội dung mỗi khi nạp khối
chương trình mới.
b) Địa chỉ vùng nhớ :
- Bộ đệm vào số : I0.0 đến I127.7(128byte).
- Bộ đệm ra số : Q0.0 đến Q127.7(128byte).
- Vùng nhớ bít : M0.0 đến M255.7.
- Vùng nhớ Timer : T0 đến T255.
- Vùng nhớ Counter : C0 đến C255.
4.7.4 Ghép nối các thiết bị

w in c c -o p
m pi

ET200M

pl c - c pu 3 15 - 2 d p

Hình 4.16 : Sơ đồ ghép nối


Trong đó :

- PLC :Bộ điều khiển trung tâm ,trực tiếp điều khiển hệ thống qua các mạch động
lực .Thu nhận và chuyển đổi tín hiệu từ các cảm biến tiệm cận điện dung,cảm biến
quang
- Các thiết bị chấp hành :Các động cơ ,các van khí nén thủy lực
- Hệ Module ET200 (có 2 loại ET200S và ET200M) dùng để tạo ra các I/O mở rộng
cho CPU qua giao tiếp truyền thông là Profibus.Cổng giao tiếp Profibus và các I/O
mở rộng phía sau và bộ này có thể cho phép kết nối 8 module I/O phía sau nó.

29
Chương 5. Lập trình S7-300 và mô phỏng trên wincc

LẬP TRÌNH S7-300 VÀ MÔ PHỎNG TRÊN


WINCC

5.1 Khai báo các biến ngõ vào/ra PLC


STT Ngõ vào ý nghĩa
1 I0.0 Start (khởi động)
2 I0.1 Stop(dừng hệ thống )
3 I0.2 Man
4 I0.3 Auto
5 I0.4 Tín hiệu CIP nồi Gạo
6 I0.5 Tín hiệu CIP nồi Malt
7 I0.6 Tín hiệu CIP nồi Lọc
8 I0.7 Tín hiệu CIP nồi Hoa
9 I1.0 Tín hiệu CIP nồi Lắng xoáy
10 I1.1 CB mức cao Tanks nước
11 I1.2 CB mức thấp Tanks nước
12 I1.3 CB mức cao Tanks nước hồi
13 I1.4 CB mức thấp Tanks nước hồi
14 I1.5 CB mức cao Tanks xút
15 I1.6 CB mức thấp Tanks xút
16 I1.7 CB mức thấp Tanks Acid
17 I2.0 CB mức cao Tanks Acid
18 I2.1 CB mức thấp nồi Gạo
19 I2.2 CB mức thấp nồi Malt
20 I2.3 CB mức thấp nồi Lọc
21 I2.4 CB mức thấp nồi Hoa
22 I2.5 CB mức thấp nồi Lắng xoáy
Bảng 5-1 : Khai báo đầu vào PLC

STT Ngõ ra ý nghĩa


1 Q0.0 Bơm cấp nước nóng
2 Q0.1 Bơm cấp xút
3 Q0.2 Bơm cấp Acid
4 Q0.3 Bơm cấp CIP các nồi
5 Q0.4 Bơm hồi CIP
6 Q0.5 Van nguồn cấp nước nóng
7 Q0.6 Van nguồn cấp Acid
8 Q0.7 Van nguồn cấp xut

30
Chương 5. Lập trình S7-300 và mô phỏng trên wincc

9 Q1.0 Van cấp CIP nước từ tanks hồi


10 Q1.1 Van cấp CIP nước từ tanks nước nóng
11 Q1.2 Van cấp CIP Acid
12 Q1.3 Van cấp CIP xut
13 Q1.4 Van dẫn CIP nồi Gạo
14 Q1.5 Van dẫn CIP nồi Malt
15 Q1.6 Van dẫn CIP nồi Lọc
16 Q1.7 Van dẫn CIP nồi Hoa
17 Q2.0 Van dẫn CIP nồi Lắng xoáy
18 Q2.1 CIP nồi gạo
19 Q2.2 Van xả CIP từ nồi Gạo
20 Q2.3 Van xả CIP từ nồi Malt
21 Q2.4 CIP nồi Malt
22 Q2.5 Van hồi CIP
23 Q2.6 Van CIP phá cặn nồi Lọc
24 Q2.7 Van CIP tưới bã nồi Lọc
25 Q3.0 Van CIP bình làm trong
26 Q3.1 Van xả CIP nồi Lọc
27 Q3.2 Van hồi CIP
28 Q3.3 Van CIP nồi Hoa
29 Q3.4 Van CIP nồi Hoa
30 Q3.5 Van xả CIP nồi Hoa
31 Q3.6 Van hồi CIP
32 Q3.7 Van CIP cặn nồi Lắng xoáy
33 Q4.0 Van tưới bã nồi lắng xoáy
34 Q4.1 CIP đường ống
35 Q4.2 Van xả CIP nồi Lắng xoáy
36 Q4.3 Van xả CIP nồi Lắng xoáy
37 Q4.4 Van hồi CIP
38 Q4.5 Van hồi CIP về tanks hồi
39 Q4.6 Van hồi CIP Acid về tanks Acid
40 Q4.7 Van hồi CIP xut về Tanks xut
41 Q5.2 Động cơ khuấy nồi Gạo
42 Q5.3 Động cơ khuấy nồi Malt
43 Q5.4 Động cơ khuấy nồi Lọc
Bảng 5-2 : Khai báo đầu ra PLC

31
Chương 5. Lập trình S7-300 và mô phỏng trên wincc

5.2 Lưu đồ chương trình

5.2.1 Lưu Đồ chương trình quá trình CIP

Hình 5.1 : Lưu đồ quá trình CIP nhà nấu

32
Chương 5. Lập trình S7-300 và mô phỏng trên wincc

5.2.2 Lưu đồ thuật toán quá trình Bơm CIP vào Tank nguồn

Hình 5.2 : Lưu đồ quá trình CIP vào Tanks nguồn

33
Chương 5. Lập trình S7-300 và mô phỏng trên wincc

5.2.3 Lưu đồ thuật toán quá trình kiểm tra bơm nước từ Tanks hồi

Hình 5.3 : Lưu đồ kiểm tra lấy nước CIP từ Tank hồi

34
Chương 5. Lập trình S7-300 và mô phỏng trên wincc

5.2.4 Lưu đồ thuật toán CIP nồi Gạo

Hình 5.4: Lưu đồ quá trình CIP nồi Gạo

35
Chương 5. Lập trình S7-300 và mô phỏng trên wincc

a) Lưu đồ chương trình thực hiện CIP nước nồi Gạo

Hình 5.5 : Lưu đồ quá trình CIP nước nồi Gạo

36
Chương 5. Lập trình S7-300 và mô phỏng trên wincc

b) Thực hiện tráng nước lần 1 nồi Gạo

Hình 5.6 :Lưu đồ quá trình tráng nước lần 1

37
Chương 5. Lập trình S7-300 và mô phỏng trên wincc

c) Lưu đồ thuật toán thực hiện CIP xút nồi Gạo

Hình 5.7 : Lưu đồ quá trình CIP xút nồi Gạo

38
Chương 5. Lập trình S7-300 và mô phỏng trên wincc

d) Thực hiện tráng nước lần 2 nồi Gạo

Hình 5.8 : Lưu quá trình tráng nước lần 2

39
Chương 5. Lập trình S7-300 và mô phỏng trên wincc

5.2.5 Lưu đồ thuật toán thực hiện CIP Acid nồi Gạo

Hình 5.9 : Lưu đồ quá trình CIP Acid nồi Gạo

40
Chương 5. Lập trình S7-300 và mô phỏng trên wincc

5.2.6 Thực hiện tráng nước lần 3 nồi Gạo

Hình 5.10 : Lưu đồ quá trình tráng nước lần 3 nồi Gạo

41
Chương 5. Lập trình S7-300 và mô phỏng trên wincc

5.3 Lập trình S7-300


5.3.1 Phần mềm STEP 7 có các phần chính sau
- SIMATIC manager : cho phép quản lý toàn bộ dự án.
- HW Config : cho phép cấu hình phần cứng trạm.
- LAD/STL/FDB: Viết chương trình ứng dụng.
- S7-PLC Sim : Cho phép mô phỏng .
- Ngoài ra còn rất nhiều phần kèm theo khác.
5.3.2 Tạo một Prọect

- Khai báo 1 Project mới và rỗng .

Hình 5.11 : Tạo Project mới và rỗng


5.3.3 Xây dựng cấu hình cứng cho trạm PLC
Vào Insert Satation Simatic 300 Station

Hình 5.12 : Lựa chọn PLC

42
Chương 5. Lập trình S7-300 và mô phỏng trên wincc

Click chuột trái vào biểu tượng Hardware và chọn cấu hình cứng cho trạm PLC

Hình 5.13 : Đặt cấu hình cứng cho PLC


5.3.4 Soạn thảo chương trình cho các khối Logic
Sau khi trạm PLC đã được khai báo phần cứng ta tiến hành viết chương trình cho các
khối Logic.

Hình 5.14 ; Cửa sổ soạn thảo chương trình


5.3.5 Làm việc với PLC
- Sau khi lập trình xong , quy định địa chỉ MPI cho các Module CPU chúng ta
tiến hành đổ chương trình xuống CPU.
- Đổ các khối Block từ màn hình SIMATIC Manager.
- Vào CPU/Download.

43
Chương 5. Lập trình S7-300 và mô phỏng trên wincc

- Click vào biểu tượng trên thanh công cụ.


- Đổ riêng từng khối trong phần soạn thảo khối.
- Đổ cấu hình phần cứng.
5.2.1. Giám sát và thực hiện chương trình bằng PLCSim

Hình 5.15 : Mô phỏng trên PLC sim


5.4 Xây dựng giao diện trên Wincc
5.4.1 Giới thiệu về Wincc
WinCC (Windows Control Center) là phần mềm tích hợp giao diện người máy
IHMI ( Integrated Human Machine Interface) đầu tiên cho phép kết hợp phần mềm điều
khiển với quá trình tự động hóa. Những thành phần dễ sử dụng của Wincc giúp tích hợp
những úng dụng mới hoặc có sẵn mà không gặp bất cứ trở ngại nào.
Đặc biệt với WinCC, người dùng có thể tạo ra một giao diện điều khiển giúp quan
sát mọi hoạt động của quá trình tự động hóa một cách dễ dàng.
Phần mềm này có thể trao đổi dữ liệu trực tiếp với nhiều loại PLC của các hãng khác
nhau như Siemens, Mitsubishi, Allen Bradley.. nhưng nó đặc biệt truyền thông rất tốt với
PLC hãng Siemens. Nó được cài đặt trên trên máy tính và giao tiếp với PLC qua cổng
COM1 hoặc COM2( chuẩn RS 232) của máy tính. Do đó, cần có bộ chuyển đổi từ chuẩn
RS- 232 sang chuẩn RS-485 của PLC.
WinCC còn có đặc tính mở. Nó có thể sử dụng một cách dễ dàng với các phần mềm
chuẩn và phần mềm của người sử dụng, tạo nên giao diện người – máy đáp ứng nhu cầu
thực tế một cách chính xác. Những nhà cung cấp hệ thống có thể phát triển ứng dụng của
họ thông qua giao diện mở của WinCC như một nền tảng để phát triển hệ thống.

44
Chương 5. Lập trình S7-300 và mô phỏng trên wincc

5.4.2 Giao diện Wincc

Hình 5.16 : Giao diện chính WINCC

Hình 5.17 : Màn hình điều khiển

45
Chương 5. Lập trình S7-300 và mô phỏng trên wincc

Hình 5.18 : Giao diện ĐK hệ thống Tanks nguồn CIP

Hình 5.19 : Giao diện CIP nồi Gạo

46
Chương 5. Lập trình S7-300 và mô phỏng trên wincc

Hình 5.20 : Giao diện ĐK CIP nồi Malt

Hình 5.21 : Giao diện ĐK CIP nồi Lọc

47
Chương 5. Lập trình S7-300 và mô phỏng trên wincc

Hình 5.22 : Giao diện ĐK nồi Hoa

Hình 5.23 ; Giao diện ĐK nồi Xoáy

48
Chương 5. Lập trình S7-300 và mô phỏng trên wincc

Hình 5.24 : Tag các biến van điều khiển

Hình 5.25 : Tag các biến cảm biến

49
Chương 5. Lập trình S7-300 và mô phỏng trên wincc

Hình 5.26 : Tag các biến động cơ Bơm

Hình 5.27 : Tag các biến lựa chọn CIP

50
Kết luận

KẾT LUẬN

Sau thời gian làm đồ án tốt nghiệp với nhiệm vụ Nghiên cứu ,cải tiến hệ
thống CIP nhà máy Bia Thành Nam, em đã tổng hợp được khá nhiều lượng kiến
thức đã học trên giảng đường trong 5 năm học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo Th.s. Đào Qúy
Thịnh, các thầy cô giáo trong bộ môn Tự động hoá XNCN và sự giúp đỡ của các
bạn đã giúp em hoàn thành bản đồ án này. Em đã thu được những kết quả cụ thể
như sau:
Các công việc đã thực hiện:
- Xây dựng được hệ thống CIP phù hợp với quy mô nhà máy.
- Lập trình và mô phỏng được quá trình CIP .
- Tính toán và thiết kế được sơ đồ điện phù hợp với diện tích mặt bằng nhà
máy.
Các định hướng mở rộng:
- Hoàn thiện tính toán được những tác động ảnh hưởng đến quá trình CIP.
- Lắp đặt và hoàn thiện bắng cách thực nghiệm tại nhà máy.
Do thời gian và năng lực bản thân còn hạn chế nên kết quả của em chắc chắn
còn nhiều thiếu sót, em rất mong được sự chỉ dạy và đóng góp ý kiến của thầy cô và
các bạn. Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 1 tháng 6 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Đình Danh

51
Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt :


[1] PGS,TS Hoàng Đình Hòa, Công nghệ sản xuất Malt và Bia, Trường đại học Bách
Khoa Hà Nội,nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật,năm 2000.
[2] PGS,TS Nguyễn Thị Hiền(chủ biên),PGS,TS Nguyễn Kim Vũ,KS Bùi Bích
Thủy(2003) ,Vai trò của nước và hệ thống tẩy rửa,khử trùng (CIP) trong nhà máy
thực phẩm , Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
[3] PGS.TS Nguyễn Bin.Tính toán quá trình thiết bị trong công nghiệp hóa chất và
công nghệ thực phẩm (Tập 1),nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật,năm 2000.
Tài liệu tiếng Anh:
[1] Wolfgang Kunze (1996), IEEE Technology Brewing and Malting, VLB Berlin
,Germany.
[2] Dennis E.Briggs,Chris A.Boulton,Peter A.Brockers and Roger Stevens(2004),
Brewing science and practice, CRC press,Boca Raton Boston New York
Washington DC.Woodhead Publishing Limited,Cambridge England .
Nguồn Internet :
[1] http://www.mediafire.com/view/?2tqcb2yuprt3f39
[2] https://www.google.com.vn/
[3] http://a2s.vn/
[4] http://plcvietnam.com.vn/forum/forum.php

52
Phụ lục

PHỤ LỤC

53

You might also like