You are on page 1of 22

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN GIÁO DỤC LẠI

Câu 1: Quá trình giáo dục lại là gì ? Trình bày các đặc điểm của QTGDL ?
(T)
❖ Khái niệm
- GD lại là hoạt động tổ chức GD nhằm sửa chữa, điều chỉnh, thay đổi
những quan điểm, tình cảm, thái độ, lối sống, hành vi, thói quen không
đúng, không tốt đã được hình thành ở đối tượng GD trong quá trình
sống, hoạt động, giao lưu và được GD ở những điều kiện phức tạp khác
nhau
- Quá trình GD lại là hệ thống các tác động GD đến HS có những hành vi
lệch lạc về đạo đức và pháp luật nhằm loại bỏ và điều chỉnh nhân cách
của những HS đó
❖ các đặc điểm của QTGDL:
- GD lại là một quá trình hoạt động có mục đích, kế hoạch, nội dung,
phương pháp chuyên biệt → dành riêng cho đối tượng nào đó
- Quá trình GDL là sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của nhà GD với vai
trò tự giác, tích cực của người được GDL
- GDL là một quá trình rất khó khăn và phức tạp, được diễn ra trong một
thời gian dài mới thu được kết quả
- Quá trình GDL diễn ra dưới sự tác động phức hợp của nhiều yếu tố
khách quan và chủ quan
- QTGDL thực hiện 5 chức năng: phục hồi, bù đắp, khuyến khích, sửa
chữa, phát triển
- GDL mang tính chuyên biệt, được phân hóa
- Quá trình GDL mang tính cụ thể, thay đổi linh hoạt theo từng đối tượng
GD
Câu 2: Tại sao người ta nói: “Xét tại một thời điểm nhất định QTGDL là
một hệ thống toàn vẹn”? (S)
- Khái niệm QTGD

Câu nói "Xét tại một thời điểm nhất định, quá trình giáo dục lại là một
hệ thống toàn vẹn" có thể được hiểu như sau:

- QT GDL là một quá trình vận động từ các thành tố này đến các thành
tố khác vì thế khi xét tính toàn vẹn ta phải đưa nó về thời điểm nhất
định
- hệ thống toàn vẹn là: một tập hợp các thành tố có mối liên hệ với nhau
tạo thành một chỉnh thể vận động theo 1 quy luật nhất định.
- QTGDL tại một thời điểm nhất định bao gồm những thành tố sau:
● mục đích GDL
- Xóa bỏ những nhận thức, thái độ hành vi sai lầm ở đối tượng cần GDL
- Hình thành, bồi dưỡng, phát triển những phẩm chất, thuộc tính nhân
cách tích cực ở người GDL
● nội dung GDL
- Nội dung các chuẩn mực hành vi cần thiết lập lại trong nhân cách của
người cần GDL, cho phù hợp với yêu cầu của XH
● phương pháp, phương tiện GDL
- PP GDL là cách thức tác động của nhà GD với người được GDL, phù
hợp với mục đích, nội dung GDL
- PT GDL là tất cả những sản phẩm văn hóa vật chất và tinh thần được nhà
giáo dục sử dụng để tác động đến nhân cách của người được GDL
● hình thức tổ chức
- Là hình thức tổ chức các hoạt động GDL theo trật tự và chế độ nhất định
nhằm thực hiện nhiệm vụ GDL, nhằm hình thành ở người được GDL ý
thức và tình cảm tích cực đối với các chuẩn mực xã hội
● Nhà GDL:
- là chủ thể của các tác động GD đến nhân cách của người cần GDL
- đóng vai trò chủ đạo trong quá trình GDL:
+ định hướng
+ tổ chức
+ điều khiển, điều chỉnh
● người được GDL:
- là những nhân cách đang phát triển lệch lạc, không phù hợp với những
giá trị tiến bộ của XH
- vai trò của đối tượng GDL trong QTGDL:
+ chủ thể GDL tự giác, tích cực, chủ động
+ đối tượng của tác động GD từ phía nhà GD

vẽ sơ đồ:

⇒ mối liên hệ giữa các thành tố: trong các thành tố của QTGDL thì mục đích
GDL là quan trọng nhất chi phối toàn bộ hoạt động của nhà GDL và hoạt
động của đối tượng GDL. Nội dung GDL trên cơ sở xác định mục đích giáo dục
là định hướng cho việc xác định phương pháp, phương tiện, hình thức GDL để
đưa đến một kết quả GD nhất định. Nếu kết quả GDL không đạt yêu cầu →
phải thực hiện lại mục tiêu đó, nếu đạt xấp xỉ mục tiêu GDL → thì định hướng
cho NGD và người được giáo dục bước sang hoạt động GD mới

Câu 3: Phân tích các chức năng của QTGDL? (NA)

a. Chức năng phục hồi

- Quá trình GDL tạo ra những điều kiện để cá nhân có thể một lần nữa tìm
thấy chính mình như một nhân cách phát triển hài hòa, nghĩa là QTGDL
khôi phục những đặc điểm tích cực đã có trong nhân cách của cá nhân đó
trước khi cá nhân ấy có những thái độ hành vi lệch lạc

- Tạo điều kiện phục hồi phát triển thể chất, tinh thần, thái độ, nhận thức

b. Chức năng bù đắp

- QTGDL tạo ra những điều kiện để người được GDL có thể khắc phục những
khuyết điểm của mình trong một số hoạt động nhất định và thành công
trong các lĩnh vực khác từ đó, họ có thể khẳng định và thể hiện bản thân
trong mắt bạn bè và những người xung quanh.

c. Chức năng khuyến khích

- QTGDL phải tạo ra những điều kiện có tác dụng thúc đẩy sự tích cực của
người được GDL trong việc thể hiện ở mức độ cao nhất những phẩm chất
tốt đẹp của nhân cách bản thân

d. Chức năng sửa chữa

- QTGDL giúp cho đối tượng được GDL thay đổi hoặc xóa bỏ nhận thức, thái
độ, hành vi, thói quen không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội
e. Chức năng phát triển

Chức năng này thể hiện tính nhân văn của QTGDL. QTGDL không chỉ thay
đổi, sửa chữa những nét nhân cách lệch lạc của đối tượng GDL mà còn định
hướng, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh sự phát triển nhân cách của họ theo
chiều hướng mà XH mong đợi nhất, đồng thời chú ý đến nguyện vọng chính
đáng của từng đối tượng GDL
Câu 4: Động lực của QTGDL là gì? Các điều kiện để mâu thuẫn cơ bản trở
thành động lực của QTGDL? (T)
❖ động lực của QTGDL:
- Động lực của QTGDL là những yếu tố thúc đẩy quá trình này vận động,
phát triển không ngừng. Do đó, động lực của quá trình GD lại chính là
việc giải quyết đúng đắn và có hiệu quả mâu thuẫn cơ bản của QT GDL
❖ mâu thuẫn cơ bản của QTGDL:
- yêu cầu của nhà GD (là lực lượng đại diện cho XH, thực hiện các hoạt
động GD trong các cơ sở GD) với một bên trình độ GD còn hạn chế
của đối tượng được GD lại

Câu 5: Trình bày logic và các khâu của QTGDL?(S)

- Logic của QT GDL là trình tự vận động hợp quy luật của QT đó, nhằm đảm
bảo cho người được GDL đi từ trình độ tri thức, xúc cảm, tình cảm, hành vi,
thói quen phù hợp với các chuẩn mực XH tương ứng từ lúc bắt đầu tham gia
một hoạt động GD nào đó, đến trình độ tri thức, xúc cảm, tình cảm, hành vi,
thói quen phù hợp với các chuẩn mực XH, tương ứng với lúc kết thúc hoạt
động GD

- QT GDL trải qua 3 giai đoạn chính:

+ Chẩn đoán: xác định tính chất của sự lệch lạc trong nhận thức thái độ,
hành vi của đối tượng, những nguyên nhân chưa rõ của sự lệch lạc đó
+ Dự đoán: dự đoán sự phát triển nhân cách đó, từ đó xác định mục đích,
nhiệm vụ, phương pháp, phương tiện tác động vào nhân cách cá nhân
đó
+ Thực thi các biện pháp tác động trực tiếp vào các mặt: HĐ hình thành,
thay đổi ý thức cá nhân; Hình thành thay đổi thái độ, tình cảm; Hình
thành, thay đổi hành vi, thói quen

Câu 6: Trình bày khái niệm và các cơ sở xác định các nguyên tắc GDL?
(NA)
● Khái niệm nguyên tắc Giáo dục lại

Là những luận điểm, yêu cầu cơ bản có tính quy luật của lý luận GD, có tác
dụng chỉ đạo, định hướng cho mọi hoạt động của nhà GD và người được GDL
nhằm đạt đến mục đích GD đã đề ra.

● Cơ sở xác định các nguyên tắc giáo dục lại


1. Mục tiêu, nguyên lý GD

a. Mục tiêu GD của VN

- Nhằm phát triển toàn diện con người VN có đạo đức, tri thức văn hóa, sức
khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công
dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập
dân tộc và chủ nghĩa XH; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi
cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài,
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc và hội nhập quốc
tế.

b. Nguyên lý GD

Học đi đôi với hành → lý luận gắn liền với thực tiễn → GD nhà trường kết
hợp với GD gia đình và GD xã hội
c. Xu thế phát triển hệ thống GDL của VN

- Áp dụng công nghệ cao vào hoạt động của các cơ sở GDL để giảm tải
áp lực cho LLGD ở đây
- Chú ý đến các đối tượng GDL có vấn đề về phát triển
2. Đặc điểm quá trình GDL
- Quá trình GDL phức tạp và lâu dài mới thu kết quả hơn rất nhiều so với
quá trình GD
- Quá trình GDL thực hiện 5 chức năng: phục hồi,..
- Quá trình GDL được thực hiện toàn diện trên những cơ sở sau:
+ cơ sở tâm lý
+ GDH
+ xã hội học
+ đặc biệt là luật học

3.Kinh nghiệm GDL của các nhà giáo trong lịch sử của các nước

Các công trình nghiên cứu sâu về QTGDL ở VN còn hạn chế về chất lượng và
số lượng

Câu 7: Trình bày nội dung các nguyên tắc của GDL và những yêu cầu
khi vận dụng các nguyên tắc GDL? (T)

❖ nội dung các nguyên tắc của GDL:


- Đảm bảo tính mục đích và tính tư tưởng của công tác GDL
- Phát hiện và coi trọng những nhân tố tích cực xuất hiện trong nhân
cách của đối tượng GDL. Dựa vào đó để tác động vào NC của họ →
hướng tới mục tiêu GD chung của nhân loại là chân - thiện - mỹ
- GDL gắn với đời sống, với lao động
- GDL phù hợp với đặc điểm cá nhân và đặc điểm lứa tuổi
- GDL trong tập thể và bằng tập thể
- Phát huy tính độc lập, sáng tạo của đối tượng GDL
- Tôn trọng nhân cách và yêu cầu hợp lý đối với đối tượng được GDL
- Liên kết giữa GD gia đình, nhà trường, xã hội
❖ yêu cầu khi vận dụng các nguyên tắc GDL:
- Thực hiện đồng bộ các nguyên tắc GDL, tạo ra hiệu quả cao nhất, nhờ
đó các hoạt động của nhà GD và đối tượng GD được tối ưu hóa, đạt được
mục tiêu GDL đã đề ra
- Tránh có nhận thức rạch ròi một cách nghiêm ngặt giữa các nguyên tắc
GD
- Khi thực hiện các nguyên tắc GDL cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Linh hoạt, sáng tạo theo tình hình thực tiễn GD, nhưng vẫn đảm bảo
mục tiêu GD, tính chất nhân văn và cơ sở pháp lý của các tác động GD
+ Tại thời điểm cụ thể nhà GD xác định nguyên tắc GDL là chiếm ưu thế,
từ đó thực hiện đồng bộ với các nguyên tắc khác như thế nào

Câu 8: Nội dung GDL là gì? Phân tích sơ đồ chuyển hóa của NDGDL từ ND
yêu cầu chuẩn mực hành vi của xã hội thành các hành vi, thói quen đạo
đức của đối tượng được GDL? (S)
- Nội dung giáo dục lại là các chuẩn mực hành vi cần thiết lập lại trong
nhân cách của người cần GDL, cho phù hợp với yêu cầu của XH
- NDGDL là một phần của NDGD mà nhà giáo dục căn cứ vào sự lệch lạc
trong nhận thức, thái độ, hành vi của người được GDL để lựa chọn và thể
hiện trong các yêu cầu giáo dục nhằm hình thành những cái mới hoặc
thay đổi những cái cũ sai lệch trong nhân cách của họ
- Vẽ sơ đồ

- Phân tích:
+ Mỗi xã hội sẽ có những chuẩn mực đạo đức hành vi riêng đặc
trưng của xã hội đó.
+ Nhà giáo dục sẽ dựa vào những chuẩn mực của xã hội để xây
dựng thành nội dung yêu cầu của nhà giáo dục thông qua việc
nghiên cứu, chọn lọc
+ Các chuẩn mực đó sẽ được nhà giáo dục lồng ghép vào các hoạt
động giáo dục dưới sự lãnh đạo của nhà giáo dục bằng các
phương pháp, nghệ thuật sư phạm
+ Các hoạt động giáo dục được lồng ghép các chuẩn mực xã hội sẽ
thông qua sự lĩnh hội của tôi tượng giáo dục thông qua quá trình
chuyển hóa, nhập tâm dần hình thành các hành vi, thói quen,
đạo đức mới phù hợp với chuẩn mực xã hội, hoàn thiện nhân
cách con người.
Câu 9: Phân tích khái niệm PPGDL theo các quan điểm GD khác
nhau?(NA)

- Theo tiếp cận GD lấy nhà GD làm trung tâm:

PPGDL là hệ thống cách thức tác động của nhà GD đến đối tượng được GDL
nhằm thay đổi ý thức, thái độ, tình cảm và hành vi, thói quen của họ theo
mục đích GDL đã đề nhằm phát triển nhân cách của họ theo hướng tích cực
phù hợp với chuẩn mực hành vi của một xã hội tiến bộ, nhân văn → Trong
QTGDL người ta chú trọng thay đổi cách thức tác động của nhà GD mà xem
nhẹ cách thức hoạt động của người được GDL. đây là quan điểm GD truyền
thống

- Theo tiếp cận GD lấy đối tượng GDL là trung tâm:

PPGDL là hệ thống cách thức hoạt động của đối tượng GDL dưới sự hướng dẫn
của nhà GD nhằm thay đổi ý thức, thái độ, tình cảm và hành vi, thói quen của
chính họ để hoàn thiện nhân cách bản thân theo yêu cầu của một xã hội tiến
bộ → chủ yếu thay đổi cách thức hoạt động của đối tượng GDL, xem nhẹ hoạt
động của nhà GD, là quan điểm GD tự do

- Theo tiếp cận giáo dục tương tác: PPGDL là hệ thống cách thức hoạt
động tương tác giữa nhà GD và người được GDL được thực hiện tốt các
nhiệm vụ GDL phù hợp với mục đích GD đã chọn lọc, gia công sư phạm
từ những chuẩn mực xã hội của một xã hội tiến bộ và nhân văn → là hệ
thống tương tác 2 chiều giữa nhà GD với đối tượng GDL, muốn thay đổi
phương pháp GDL thì phải tác động đến cả 2 chủ thể là cách thức hoạt
động của nhà giáo dục và đối tượng GDL. Hiệu quả của QTGDL phụ
thuộc vào cả 2 chủ thể này

Câu 10: Trình bày các PPGDL theo các khâu của QTGDL? (T)
❖ PP chẩn đoán: xác định tính chất của sự lệch lạc trong nhận thức thái
độ, hành vi của đối tượng, những nguyên nhân chưa rõ của sự lệch lạc
đó
- quan sát
- điều tra bằng bảng hỏi
- trò chuyện
- trắc nghiệm nhân cách
- nghiên cứu hồ sơ, lịch sử phát triển cá nhân
❖ PP dự đoán:
- là phương pháp nhà giáo dục đưa ra những giả định trên cơ sở nghiên
cứu (phân tích,tổng hợp) về sự phát triển nhân cách của đối tượng GDL
trong các trường hợp giả định khác nhau nhờ đó có sự can thiệp, hỗ trợ
kịp thời tới nhân cách của họ, tạo ra sự tiến bộ mà xã hội mong muốn
có ở họ
- Bởi vì, dự đoán là những giả định (sự đón trước sự phát triển của
những đối tượng GD) cho nên các nhà GD phải chủ động, linh hoạt thay
đổi cách tác động khi kết quả đạt được không như giả định
- Yêu cầu đối với PP dự đoán: Phạm cu sự đoán bao giờ cũng rộng hơn,
toàn diện hơn thực tế nhưng không được xa rời thực tế phát triển nhân
cách của đối tượng được GDL
- Phương pháp dự đoán gồm:
+ PP toán thống kê (chủ yếu là PP ngoại suy):
+ PP mô hình hình hóa (PP mô phỏng)
+ PP chuyên gia
❖ PP thực thi
- Nhóm các phương pháp hình thành ý thức cá nhân của người được GD
về các chuẩn mực xã hội quy định (đàm thoại, giảng giải, nêu gương)
- Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động hình thành hành vi và thói
quen ứng xử cho người được GD phù hợp với các chuẩn mực xã hội quy
định (Phương pháp giao việc, phương pháp tập luyện, phương pháp
rèn luyện)
- Nhóm các phương pháp kích thích và điều chỉnh hành vi ứng xử của
người được GD phù hợp với các CMXH quy định (khen thưởng, trách
phạt, phương pháp thi đua)
+ Đàm thoại theo mô hình cửa sổ Johari
+ PP bùng nổ (Makarenco)
+ PP trò chơi tập thể
+ PP đóng kịch tâm lý
+ PP GDL tự do

Câu 11: Chọn 1 phương pháp GDL cụ thể: trình bày khái niệm, phân tích
điểm mạnh và yếu, những yêu cầu khi vận dụng PP đó trong quá trình
GDL. Nêu ra một tình huống GDL cụ thể có thể vận dụng PPGDL mà
anh/chị vừa trình bày ? (T)
❖ Khái niệm phương pháp trắc nghiệm tâm lý
là công cụ phổ biến được sử dụng nhằm mục đích đánh giá sức khỏe tâm thần
của một người hoặc một nhóm người
❖ Ưu điểm của trắc nghiệm tâm lý như:
- Có hiệu quả và tiết kiệm thời gian
- Mức độ tin cậy cao
- Đảm bảo tính khách quan
- Độ ứng nghiệm tốt
Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm đã nêu trên thì phương pháp trắc nghiệm có
một vài nhược điểm như:
- là câu hỏi đóng
- các tác giả đều là tác giả nước ngoài, khi vận dụng vào một nước cụ thể
phải chuẩn hóa theo văn hóa của các nước
- không có sự tương tác với người làm
- giới hạn đo lường, phải sử dụng thêm nhiều bài test khác để kiểm tra
❖ tình huống:
Trong lớp học, cô giáo đang giảng bài thì có 1 học sinh thể hiện hành vi hung
dữ với bạn cùng bàn. Sau khi cô giáo nhắc nhở thì học sinh đó có thái độ
thách thức cô giáo
Vận dụng PP trắc nghiệm tâm lý:
- tìm hiểu nguyên nhân vì sao HS lại có hành vi và thái độ như thế trong
giờ học
- cho HS sử dụng các trắc nghiệm tâm lý như: trắc nghiệm “cây xương
rồng” để xác định xem HS có mức độ hung tính hay không và kết hợp
làm bài trắc nghiệm khác để biết được HS có gặp khó khăn gì khi tham
gia lớp học và quản lý cảm xúc của mình không
Câu 12: Hình thức tổ chức GDL là gì ? Phân biệt giữa hình thức tổ chức
GDL và PPGDL ? (S)

- Khái niệm hình thức tổ chức GDL:

Hình thức tổ chức hoạt động GDL là biểu hiện bên ngoài của hoạt động tương
tác giữa nhà GD với đối tượng được GDL, được tổ chức theo trật tự và chế độ
nhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụ GD: hình thành ở người được GDL ý
thức và tình cảm tích cực đối với các chuẩn mực XH, đặc biệt là các hành và
thói quen phù hợp với các chuẩn mực đó

- Gồm:

+ Theo số lượng: hình thức GDL theo cá nhân, theo nhóm, theo tập thể
+ Theo xã hội: hình thức GDL đối với đối tượng HS không bị cách ly, hình thức
GDL đối với đối tượng HS bị cách ly

+ hình thức GDL trực tiếp, hình thức GDL gián tiếp

- Phân biệt HTTCGDL và PPGDL:

Hình thức tổ chức Phương pháp

Thể hiện trật tự vận động của một Thể hiện trình thao tác cụ thể của nhà GD
NDGDL trong một không gian và và đối tượng được GD
khoảng thời gian xác định

Một hoạt động GDL thực hiện bằng Diễn biến một hình thức tổ chức GDL có
nhiều PPGDL khác nhau theo một liên quan mật thiết với một trình cách thức
trình tự nhất định mà mục đích quy (các PPGDL) nhưng nó không phải là trình
định → hình thức tổ chức GDL PPGDL

Câu 13: Phân loại các hình thức tổ chức GDL theo hướng hoạt động của
nhà GDL? (NA)

Theo hướng hoạt động của nhà GDL có:

- Các hình thức tổ chức GDL trong nhà trường


- Các hình thức tổ chức GDL trong các cơ sở GD chuyên biệt
- Các hình thức tổ chức GDL thông qua hoạt động với gia đình của đối
tượng được GDL
- Các hình thức GDL trong cộng đồng
a. Hình thức tổ chức GDL trong trường học
❖ Hình thức tích hợp lồng ghép với HĐTN, HN

- Nội dung hoạt động trải nghiệm trong nhà trường

+ HĐ hướng vào bản thân, VD: nhận diện cái tôi tích hợp với HS có hành
vi lệch chuẩn như đánh bạn, hung tính,…
+ HĐ hướng đến xã hội
+ HĐ hướng đến tự nhiên, VD: bảo vệ môi trường như HS dùng dao hoặc
kéo khắc vào cây,..
+ HĐ hướng nghiệp

- Hình thức hoạt động trải nghiệm trong nhà trường

+ hình thức có tính khám phá: thực địa, thực tế; tham quan, cắm trại, trò
chơi
+ hình thức có tính thể nghiệm: diễn đàn, giao lưu, hội thảo/xemina, sân
khấu hóa
+ hình thức có tính tham gia lâu dài: dự án và NCKH, CLB
+ hình thức có tính cống hiến xã hội: thực hành lao động việc nhà, việc
trường; các hoạt động xã hội/tình nguyện
❖ Các hình thức tổ chức GDL chuyên biệt cho học sinh có hành vi lệch
chuẩn
- Hình thức GDL trong tập thể và bằng tập thể
- Hình thức GDL bằng nhóm tích cực
- Hình thức GDL mang tính cá nhân
b. Hình thức GDL trong các cơ sở GD chuyên biệt
- Hình thức GDL đóng (đọc sách tại chỗ, văn hóa, văn nghệ,…): chỉ có
các đối tượng hành vi lệch chuẩn, không được tiếp xúc, giao lưu với bên
ngoài
- Hình thức GDL mở (giao lưu, tham quan,..)
c. Hình thức GDL thông qua gia đình
- Hình thức hoạt động ngăn ngừa các nguy cơ rủi ro
- Hình thức hoạt động chuẩn đoán
- Hình thức tổ chức hoạt động phục hồi chức năng
d. Hình thức GDL trong cộng đồng
- Các hình thức vận động, tuyên truyền lối sống lành mạnh (phạm vi
toàn xã hội)
- Các hình thức GDL tại các TTGD cộng đồng
- Các hình thức GDL theo phạm vi phường, thôn, xóm

Câu 14: Thiết kế một hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp có tích hợp
với hoạt động GDL đối với học sinh có hành vi lệch chuẩn trong trường
THCS hoặc trong trường THPT? (S)

Tình huống: Học sinh trong lớp có hành vi vứt rác bừa bãi.
Tên hoạt động: Môi trường và tương lai
1. Mục tiêu:
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của học sinh
- Tạo sự gắn kết các thành viên trong lớp
- Khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động tập thể
- Hoàn Hoàn Thiện các kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm cho học
sinh
2. Đối tượng tham gia:
- Học sinh khối 10 trường trung học phổ thông nguyễn tất thành
3. Khái quát về địa bàn
- Thận lợi
- Khó khăn
- Thời cơ
- Thách thức
4. Tên hoạch các hoạt động
- Hội Thảo và Thảo Luận: "Bảo Vệ Môi Trường - Tương Lai của Chúng Ta"
- Ngày Thực Hành Bền Vững: "Hành Động Cho Tương Lai Bền Vững"
- Cuộc Thi Sáng Tạo: "Ý Tưởng Đổi Mới Cho Tương Lai Bền Vững"
5. Tổ chức các hoạt động:

STT Tên Mục Số Địa Chủ trì Phối Điều Hoạt


tiêu tiết điểm hợp kiện động
(1) (5)
thực
(2) (3) (4) (6) (8)
hiện

(7)

1 Hội - Tăng 1 Nhà thi GVCN GVBM Có địa - Thực


Thảo cường đấu GDCD bàn tổ hiện các
và nhận trường chức, buổi
Thảo thức về Đại học kinh phí thảo
Luận: những Sư hỗ trợ luận với
"Bảo thách phạm các
Vệ thức Hà Nội chuyên
Môi môi gia môi
Trườn trường trường,
g - đang nhà
Tương đối nghiên
Lai mặt và cứu, và
của vai trò những
Chúng quan người
Ta" trọng có kinh
của nghiệm
mỗi cá trong
nhân lĩnh vực
trong bảo vệ
bảo vệ môi
môi trường.
trường.
- Tổ
- chức
Khuyến các
khích nhóm
thảo thảo
luận về luận nhỏ
các để thảo
giải luận về
pháp các vấn
sáng đề cụ
tạo và thể và
hành tìm ra
động giải
cụ thể pháp
để giữ đồng
cho tâm.
tương
lai của
chúng
ta lành
mạnh
hơn.
2 Ngày - Thúc 2 Nhà thi GVCN GVBM Có địa - Tổ
Thực đẩy đấu GDCD bàn tổ chức
Hành hành trường chức, ngày
Bền động Đại học kinh phí thực
Vững: cụ thể Sư hỗ trợ hành,
"Hành và thiết phạm trong đó
Động thực Hà Nội người
Cho để hỗ tham
Tương trợ môi gia
Lai trường tham
Bền và gia vào
Vững" tương các
lai bền hoạt
vững. động
như thu
- ích
gom
thích ý
rác, tái
thức về
chế, và
việc
làm
giảm
sạch
thiểu
môi
lượng
trường
rác thải
địa
và sử
phương.
dụng
nguồn - Cung
tài cấp
nguyên thông
một tin và
cách hướng
có dẫn về
trách cách
nhiệm. thực
hiện
thay đổi
nhỏ
trong
cuộc
sống
hàng
ngày để
hỗ trợ
bền
vững.

3 Cuộc - 2 Nhà thi GVCN GVBM Có địa - Mời


Thi Khuyến đấu GDCD+ bàn tổ cộng
Sáng khích trường GVBM chức, đồng
Tạo: sự Đại học CN kinh phí tham
"Ý sáng Sư hỗ trợ gia cuộc
Tưởng tạo và phạm thi sáng
Đổi tư duy Hà Nội tạo với
Mới phê chủ đề
Cho phán là "Giải
Tương đối với pháp
Lai các Sáng
Bền vấn đề Tạo cho
Vững" môi Tương
trường. Lai Bền
Vững".
- Tạo
cơ hội
cho - Tổ
cộng chức sự
đồng kiện
để triển
đóng lãm để
góp ý trình
tưởng bày và
và giải đánh
pháp giá các
mới. ý tưởng
và giải
pháp, và
tôn vinh
những
đóng
góp
xuất
sắc.

6. Đánh giá kết quả thực hiện

Tên hoạt động Đạt Không đạt

Hội Thảo và Thảo Luận: "Bảo Vệ Môi Trường -


Tương Lai của Chúng Ta"

Ngày Thực Hành Bền Vững: "Hành Động Cho


Tương Lai Bền Vững"
Cuộc Thi Sáng Tạo: "Ý Tưởng Đổi Mới Cho Tương
Lai Bền Vững"

You might also like