You are on page 1of 2

KIỂM TRA NGỮ VĂN 9

ĐỀ SỐ 2
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày kiểm tra: …/…/2024
Họ tên học sinh: …………………………………… Lớp: ….. SBD: …………………
Phần I. (6,5đ)
Trong chương trình Ngữ văn THCS, có một bài thơ rất hay được viết lúc khoảnh khắc giao mùa.
Bài thơ có khổ thơ:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
Câu 1. (1,0 điểm) Khổ thơ trên nằm trong bài thơ nào? Của ai?
Câu 2. (1,5 điểm) Chỉ rõ và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong hai câu thơ cuối khổ thơ
trên.
Câu 3. (3,5 điểm) Hai khổ đầu trong bài thơ vừa xác định ở câu 1 là một bức tranh đẹp về thiên nhiên,
đất trời thời điểm cuối hạ - đầu thu. Em hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu nêu cảm nhận
của em về hai khổ thơ đó. Trong đoạn có sử dụng một câu bị động và một trợ từ. (Gạch chân và chú thích
rõ)
Câu 4. (0,5 điểm) Bài thơ được xác định ở câu 1 được viết theo thể thơ nào? Kể tên một bài thơ khác em
đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng được viết theo thể thơ đó.
Phần II. (3,5đ) Đọc đoạn trích trên và thực hiện những yêu cầu bên dưới:
“Trong đời sống hiện nay có một hiện tượng khá phổ biến, mọi người đều thấy, nhưng thường bỏ
qua. Đó là bệnh lề mề mà coi thường giờ giấc là một biểu hiện. Cuộc họp ấn định vào lúc 8 giờ sáng và 9
giờ mới có người đến. Giấy mời hội thảo ghi là 14 giờ mà mãi đến 15 giờ mọi người mới có mặt. Hiện
tượng này xuất hiện trong nhiều cơ quan, đoàn thể, trở thành một bệnh khó chữa.”
(Phương Thảo)
Câu 1. (0,5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2. (1,0 điểm) Để chứng minh trong đời sống hiện nay có một hiện tượng khá phổ biến đó là bệnh lề
mề, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào?
Câu 3. (2,0 điểm) Từ đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội của bản thân, em hãy nêu suy nghĩ của em
về tác hại của bệnh lề mề.
------------------------------------------------HẾT---------------------------------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu, điện thoại. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

You might also like