You are on page 1of 39

NỘI DUNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1. Tính cấp thiết

Những năm trở lại đây, đặc biệt vào thời kỳ dịch Covid-19 phát triển mạnh mẽ, xã hội
cần được cách ly đã làm cho nhu cầu sử dụng ngân hàng điện tử phát triển vượt bậc để
đáp ứng cách ly cộng đồng.

Theo Yuni Nustini, Nurul Fadhillah (2020), sự phát triển của công nghệ thông tin,
viễn thông và internet kéo theo sự xuất hiện của các hình thức kinh doanh trực tuyến.
Công nghệ này tiếp tục phát triển với những cải tiến mới nhất giúp con người thực
hiện các hoạt động hàng ngày dễ dàng hơn. Công nghệ đã trở thành một phần trong lối
sống của chúng ta. Trong các lĩnh vực kinh tế và kinh doanh, sự hỗ trợ có ảnh hưởng
nhất của internet, công nghệ thông tin và truyền thông là sự sẵn có của thương mại
điện tử. Đối với khách hàng của mình, hầu hết các ngân hàng ở Indonesia đều cung
cấp dịch vụ Ngân hàng điện tử (Tampubolon, 2009 in (Indah, 2016). Ngân hàng điện
tử (e-Banking) là một trong những dịch vụ ngân hàng cho phép khách hàng lấy thông
tin, liên lạc và thực hiện bất kỳ dịch vụ nào. giao dịch ngân hàng qua mạng, dịch vụ
này nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng dịch vụ của ngân hàng tới khách
hàng. [1]

Lĩnh vực ngân hàng là một lĩnh vực rất quan trọng trong nền kinh tế, nó là huyết mạch
của nền kinh tế (Tô Kim Ngọc, 2017). Với sự phát triển của khoa học công nghệ đặc
biệt là ngành công nghệ thông tin đã đem nhiều ứng dụng tiện ích đến cho cuộc sống.
Phát triển các dịch vụ của ngân hàng điện tử là xu hướng tất yếu, mang tính khách
quan trong nền kinh tế hiện đại, trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế. Lợi ích đem
lại của ngân hàng điện tử là rất lớn cho khách hàng, ngân hàng và cho nền kinh tế, nhờ
tính tiện ích, tiện lợi, nhanh chóng, chính xác và bảo mật (Đỗ Văn Hữu, 2005). Khi
công nghệ thông tin được ứng dụng vào ngân hàng, khái niệm ngân hàng điện tử (e-
banking) ra đời để tạo ra một nền tảng dịch vụ mới phục vụ yêu cầu đối với tập khách
hàng đã có sự tham gia và chuyển đổi trên môi trường số. Do vậy, một yêu cầu lớn đặt
ra đối với các ngân hàng Việt Nam hiện nay là tích cực phát triển và nâng cao chất
lượng dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất.
Thấy rõ được tầm quan trọng của công nghệ, Ðại hội XIII của Ðảng đã đề ra chủ
trương: “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ
khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021). Công
nghệ được ứng dụng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có thể kể đến điện
thoại thông minh (smartphone), là sản phẩm quen thuộc với nhiều người dùng. Trên
thế giới, năm 2019, cứ 100 người thì có 109 dịch vụ điện thoại di động được đăng ký
(The International Telecommunication Union, 2019), về tỷ lệ dân số sử dụng dịch vụ
Internet theo thống kê năm 2017 là 48,99% (The International Telecommunication
Union, 2019). Tại Việt Nam, có đến 141 dịch vụ điện thoại được đăng ký trên mỗi
100 người vào năm 2019 (The International Telecommunication Union, 2019); tỷ lệ
dân số sử dụng Internet tại Việt Nam cũng có sự gia tăng mạnh mẽ trong thời gian qua
từ 58,14% năm 2017 đến 68,70% năm 2019 (The International Telecommunication
Union, 2019). Chính sự gia tăng về mạng di động viễn thông và internet đã tạo cơ hội
phát triển cho thương mại điện tử, qua đó thúc đẩy sử dụng ngân hàng điện tử.

Mặt khác, thế hệ Z (Gen Z) là nhóm bạn trẻ sinh sau năm 1996, gần với thời điểm
internet chính thức du nhập vào Việt Nam. Cách định nghĩa này ngụ ý các sinh viên
của trường Đại học Trà Vinh thuộc nhóm Gen Z. Khi mà Gen Z được coi là thế hệ
khách hàng gốc kỹ thuật số, có khả năng truy cập vào internet và điện thoại thông
minh dễ dàng và khám phá các dịch vụ số. Họ am hiểu và ưu tiên sử dụng công nghệ
trong cuộc sống hàng ngày, coi những trải nghiệm số thông minh và thuận tiện là yếu
tố hàng đầu để đánh giá mức độ hài lòng đối với dịch vụ số nói chung và ngân hàng số
nói riêng.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam được thành lập năm 1988
sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tên ban đầu là Incombank và
sau đó đổi tên thành Vietinbank vào năm 2008. VietinBank eFAST/ Vietinbank IPay
là dịch vụ Ngân hàng điện tử do Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cung cấp
nhằm hỗ trợ người dùng thực hiện giao dịch tài chính và quản lý tài khoản mọi lúc,
mọi nơi thông qua kết nối Internet. Với thiết kế giao diện thân thiện, bắt mắt, tương
thích đa thiết bị cùng tiện ích dịch vụ đa dạng, VietinBank eFAST/ IPay đem lại cho
người dùng trải nghiệm giao dịch ngân hàng nhanh chóng, chính xác, an toàn và tin
cậy. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử đối với Ngân hàng Vietinbank
là vấn đề cần đặc biệt quan tâm và cần được đo lường và đánh giá thường xuyên mới
có thể cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua hệ thống ngân hàng điện tử.
Khi triển khai dịch vụ e-banking tại các ngân hàng ở Việt Nam về bản chất môi
trường dịch vụ đã có sự thay đổi đáng kể, đó là sự chuyển đổi từ môi trường truyền
thống sang môi trường trực tuyến với nền tảng công nghệ mới tác động đến hành vi sử
dụng dịch vụ cũng như cảm nhận khác biệt của khách hàng. Do đó, mô hình đánh giá
chất lượng dịch vụ ngân hàng truyền thống cũng sẽ không còn phù hợp với những
thang đo truyền thống như trước đây nữa, mà với dịch vụ e-banking triển khai sẽ đòi
hỏi những thang đo mới để phù hợp với dịch vụ mới triển khai trên các nền tảng e-
banking của ngân hàng.

Các ngân hàng đã quan tâm và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ riêng dành cho Gen Z với
những ưu đãi và tiện ích hấp dẫn như mở tài khoản thanh toán qua eKYC, chiết khấu
thanh toán và miễn phí chuyển tiền. Tiêu dùng thuận tiện, thanh toán tiện lợi và nhanh
chóng là những tiêu chí quan trọng khi Gen Z lựa chọn sản phẩm và dịch vụ. Các ngân
hàng đã nắm bắt được nhu cầu này và nhanh chóng hợp tác với các thương hiệu khác
để đem đến các giải pháp thanh toán số với nhiều ưu đãi cho Gen Z.

Tuy nhiên, số lượng sản phẩm và dịch vụ mang tính cá nhân hóa vẫn còn ít và chưa đa
dạng, chỉ tập trung vào mở tài khoản, chuyển tiền và gửi tiền. Các lĩnh vực khác chưa
được quan tâm nhiều và chưa có công nghệ đột phá. Các ngân hàng cũng chưa quan
tâm nhiều đến việc thiết kế hình ảnh và nắm bắt xu hướng của Gen Z để đưa vào các
tính năng cũng như hình ảnh của các ứng dụng ngân hàng số.

Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng có những nghiên cứu về hành vi sử dụng
ngân hàng điện tử của sinh viên. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam chưa có nghiên cứu
hay đánh giá nào về hành vi sử dụng ngân hàng điện tử của sinh viên Đại học Trà
Vinh cụ thể là ngân hàng VIETINBANK. Nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích
những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ngân hàng điện tử một cách chi tiết nhất.
Đồng thời, đề ra các giải pháp, từ đó cải thiện hành vi sử dụng ngân hàng điện tử
VIETINBANK cho sinh viên tại Đại học Trà Vinh. Do vậy, “Nghiên cứu về các yếu
tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ngân hàng điện tử VIETINBANK của sinh
viên Đại học Trà Vinh” là rất cần thiết.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Nguyễn Minh Loan, Vương Thị Minh Đức, Phạm Thị Vân Hạnh, Hạ Thị Hải Ly
(2023), Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ngân hàng số của thế hệ Z.
Nghiên cứu này nhằm mục đích xem xét đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định sử dụng ứng dụng ngân hàng số của giới trẻ hiện nay. Nghiên cứu tiến hành khảo
sát 250 khách hàng. Thông qua phương pháp thống kê mô tả, mô hình cân bằng cấu
trúc tuyến tính, nghiên cứu tìm ra 4 yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ngân hàng
số đó là: (1) Tính dễ sử dụng, (2) Cảm nhận về tính hữu ích, (3) Ảnh hưởng xã hội và
(4) Tính đổi mới có ảnh hưởng thuận chiều tới ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số
của thế hệ Z. Đặc biệt, nghiên cứu có những đề xuất để gia tăng hiệu suất sử dụng của
giới trẻ bằng cách thiết kế giao diện dễ nhìn, thao tác dễ thực hiện, dễ hiểu.

Đào Thị Thương, Nguyễn Mai Chi, Vũ Đình Đức, Đinh Quốc Trung, Đoàn Trung
Hiếu, Đặng Thành Vinh (2023), Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng
dịch vụ ngân hàng số của sinh viên. Mục tiêu của bài nghiên cứu này nhằm tìm ra
những điểm mạnh trong việc sử dụng ngân hàng số so với phương thức truyền thống;
từ đó giúp cải thiện tốt thái độ của người dùng đối với ngân hàng số. Bằng phương
pháp định tính và định lượng, nghiên cứu đã tìm ra 3 nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng dịch vụ ngân hàng số của sinh viên đó là: (1) Tính hữu ích, (2) Phong cách tiêu
dùng và (3) Thái độ.

Lê Nguyễn Quỳnh Phương (2023), Các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng
dịch vụ Internet Banking - Ngân hàng Vietcombank của sinh viên khối ngành
Kinh tế, Trường Đại học Văn Lang. Mục tiêu của bài nghiên cứu nhằm tìm hiểu
những nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking - Ngân hàng
Vietcombank của sinh viên khối ngành Kinh tế, Trường Đại học Văn Lang. Nghiên
cứu đã khảo sát ngẫu nhiên 200 sinh viên bằng bảng hỏi. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
các nhân tố có tác động tích cực đến quyết định này lần lượt là: độ tin cậy, sự hữu ích,
sự hài lòng và sự chủ quan. Từ đó, kết quả của nghiên cứu đóng góp vào việc tìm ra
giải pháp giúp Ngân hàng Vietcombank duy trì và gia tăng hơn nữa số lượng người
dùng là sinh viên đại học trong việc sử dụng dịch vụ Internet Banking.

Nguyễn Thị Song Hà, Đặng Ngọc Minh Quang (2022), Các nhân tố ảnh hưởng đến
ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên - Nghiên cứu thực nghiệm với ví điện tử
Momo. Dựa trên lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT),
nghiên cứu này đề cập tới các yếu tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng ví điện tử (VĐT)
Momo của sinh viên bao gồm: “Hữu ích mong đợi”, “Nỗ lực mong đợi”, “Tin cậy
cảm nhận”, “Ảnh hưởng xã hội”, “Điều kiện thuận lợi”, “Hỗ trợ Chính phủ”. Sử dụng
số liệu điều tra bằng bảng hỏi đối với 1966 sinh viên của 15 trường đại học tại Hà Nội
với phân tích SEM, kết quả cho thấy có bốn yếu tố có tác động có ý nghĩa thống kê
đến ý định sử dụng VĐT MoMo, trong đó “Ảnh hưởng xã hội” có tác động nhiều
nhất.

2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Chompu Nuangjamnong (2021), Investigation of Factors Influencing Students’


Intention to Use Banking Services through Smartphone Devices during COVID-
19 Pandemic. Nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định sử dụng dịch vụ ngân hàng thông qua thiết bị điện thoại thông minh của sinh viên
trong đại dịch COVID-19. Khung khái niệm được trình bày trên yếu tố các biến độc
lập; nhận thức về tính hữu ích, nhận thức về tính dễ sử dụng, lợi thế tương đối và các
yếu tố ảnh hưởng xã hội ảnh hưởng đến ý định và việc sử dụng thực tế các dịch vụ
ngân hàng của sinh viên thông qua các thiết bị điện thoại thông minh trong đại dịch
COVID-19.

Mohammad Razi-ur-Rahim, Furquan Uddin (2020), Assessing the Impact of Factors


Affecting the Adoption of Online Banking Services among University Students.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khám phá các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc
chấp nhận dịch vụ ngân hàng trực tuyến trong thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên trong độ
tuổi từ 20 đến 30 đang theo học tại Đại học Central ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) cùng
với bảo mật & quyền riêng tư cũng như chất lượng kết nối internet. Cỡ mẫu 318 được
thu thập theo quy trình chọn mẫu nhiều giai đoạn thông qua phương pháp khảo sát.
Phân tích hồi quy được sử dụng để nghiên cứu tác động của các yếu tố bằng phần
mềm SPSS 26.0. Kết quả cho thấy các yếu tố như PU, PEOU, SP và QIC có ý nghĩa
quan trọng và hỗ trợ cho các nghiên cứu trước đó. PU có hiệu quả hơn trong việc chấp
nhận hệ thống ngân hàng trực tuyến của sinh viên ở Ấn Độ.

Philip Siaw KISSI, Mustapha Kudirat OLUWATOBILOBA, Amankwah Yaw


BERKO (2017), Factors Affecting University Students Intentions To Use Debit
Card Services: An Empirical Study Based On Utaut. Nghiên cứu này nhằm mục
đích kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ của
sinh viên đại học ở Nigeria. Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ
(UTAUT) được tích hợp với sự tin cậy của ngân hàng và các yếu tố giao dịch trực
tuyến được sử dụng trong nghiên cứu. Dữ liệu được chọn lọc có chủ đích từ 400 sinh
viên Khoa Quản trị Kinh doanh tại Đại học Nigeria bằng bảng câu hỏi khảo sát. Kết
quả hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy ảnh hưởng xã hội, sự tin tưởng vào giao dịch
trực tuyến và kỳ vọng về hiệu suất có ảnh hưởng đáng kể đến ý định hành vi sử dụng
thẻ ghi nợ của sinh viên. Tuy nhiên, kết quả thu được không đáng kể so với kỳ vọng
nỗ lực và điều kiện thuận lợi để điều tra thêm. Chúng tôi tin tưởng rằng những phát
hiện của nghiên cứu này sẽ hướng dẫn các nhà cung cấp dịch vụ thẻ ghi nợ và các
chuyên gia trong lĩnh vực này cải thiện và quảng bá dịch vụ thẻ ghi nợ bằng cách tiết
lộ các ưu tiên của sinh viên về dịch vụ thẻ ghi nợ ở Châu Phi, đặc biệt là ở Nigeria.

Khaliq Ahmad, Muhammad Imran Khan, Mahammad Tahir Jan (2010), Online
Banking Acceptance In Malaysia A Students’ Behaviour Perspective. Thông qua
mô hình chấp nhận công nghệ, nghiên cứu này xem xét các yếu tố quyết định ý định
sử dụng ngân hàng trực tuyến ở Malaysia, tập trung vào sinh viên thuộc các khoa khác
nhau và các nhóm tuổi khác nhau của các cơ sở giáo dục đại học khác nhau ở
Malaysia. Nhận thức về tính dễ sử dụng và nhận thức về tính hữu ích được coi là các
yếu tố cơ bản trong việc xác định sự chấp nhận và sử dụng các công nghệ thông tin
khác nhau.

Irfan Bashir, C. Madhavaiah (2014), Determinants of Young Consumers’ Intention


to Use Internet Banking Services in India. Bài viết này nghiên cứu các yếu tố quyết
định ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến của người tiêu dùng trẻ ở Ấn Độ.
Nghiên cứu hiện tại đã phát triển một mô hình lý thuyết dựa trên mô hình chấp nhận
công nghệ (TAM) bằng cách kết hợp các biến bổ sung như niềm tin, rủi ro nhận thức,
ảnh hưởng xã hội và năng lực bản thân. Nghiên cứu đã thu thập tổng cộng 155 câu trả
lời có thể sử dụng thông qua lấy mẫu thuận tiện từ các sinh viên đại học trong độ tuổi
từ 18 đến 36. Phân tích tương quan và hồi quy bội được sử dụng để xác định mối quan
hệ cơ bản giữa biến phụ thuộc (ý định hành vi) và các biến độc lập. Kết quả cho thấy
rằng nhận thức về tính hữu ích (PU), tính dễ sử dụng, sự tin cậy, năng lực bản thân và
ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến ý định sử dụng ngân hàng trực
tuyến của người tiêu dùng trẻ, trong khi rủi ro nhận thức lại có tác động tiêu cực đáng
kể. Trong số tất cả các yếu tố này, rủi ro nhận thức có ảnh hưởng lớn đến ý định, tiếp
theo là PU, nhận thức dễ sử dụng và tin cậy. Do đó, các nhà hoạt động ngân hàng nên
tập trung vào việc tăng cường tính hữu ích của hệ thống ngân hàng Internet và đưa ra
các chiến lược xây dựng niềm tin nhằm giảm thiểu rủi ro mà người tiêu dùng nhận
thấy và thu hút họ sử dụng ngân hàng Internet.

2.3. Ưu điểm, hạn chế của các công trình và điểm mới của đề tài

● Ưu điểm

Nhìn chung, những nghiên cứu được đề cập đã góp phần tạo ra một hệ thống các lý
thuyết có liên quan đến hành vi sử dụng ngân hàng điện tử cho sinh viên. Các lý
thuyết đã bổ sung những hạn chế cho nhau.

● Hạn chế

Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chưa trực tiếp chỉ ra được mối quan hệ của yếu tố
tác động như thế nào đến việc quan tâm nhiệt tình cũng như là thúc đẩy hành vi sử
dụng ngân hàng điện tử Vietinbank của sinh viên.

● Hướng nghiên cứu của tác giả

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả đi sâu vào nghiên cứu mối quan
hệ của yếu tố, đặc điểm cá nhân của sinh viên tác động đến hành vi sử dụng ngân hàng
điện tử Vietinbank của sinh viên. Ngoài ra, dựa trên kết quả nghiên cứu tác giả xây
dựng khung hành động thu hút sinh viên tham gia sử dụng ứng dụng ngân hàng điện
tử Vietinbank.

Bảng 1. Bảng tổng hợp các nghiên cứu lược khảo

Phương pháp

STT Họ tên Năm Tên nghiên cứu nghiên cứu Kết quả

tác giả xuất bản nghiên cứu

Nguyễn Minh 2023 Những nhân tố Thống kê mô (1) Tính dễ sử dụng


Loan, Vương ảnh hưởng đến ý tả (2) Cảm nhận về
Thị Minh Đức, định sử dụng tính hữu ích
Phạm Thị Vân ngân hàng số của (3) Ảnh hưởng xã
1 Hạnh, Hạ Thị thế hệ Z hội
Hải Ly (4) Tính đổi mới

Đào Thị 2023 Những nhân tố Định tính và (1) Tính hữu ích (2)
Thương, ảnh hưởng đến ý định lượng Phong cách tiêu
Nguyễn Mai định sử dụng dùng và
2
Chi, Vũ Đình dịch vụ ngân (3) Thái độ
Đức, Đinh hàng số của sinh
Quốc Trung, viên
Đoàn Trung
Hiếu, Đặng
Thành Vinh

Lê Nguyễn 2023 Các nhân tố tác Định tính và (1) Độ tin cậy sự
Quỳnh Phương động đến quyết định lượng hữu ích
định sử dụng (2) Sự hài lòng (3)
dịch vụ Internet Sự chủ quan
Banking - Ngân
hàng
3 Vietcombank
của sinh viên
khối ngành Kinh
tế, Trường Đại
học Văn Lang

Nguyễn Thị 2022 Các nhân tố ảnh phân tích SEM (1) Ảnh hưởng xã
Song Hà, Đặng hưởng đến ý hội
Ngọc Minh định sử dụng ví (2) Hữu ích mong
Quang điện tử của sinh đợi
viên - Nghiên (3) Nỗ lực mong
4 cứu thực nghiệm đợi
với ví điện tử (4) Tin cậy cảm
Momo nhận”

Chompu 2021 Investigation of Định tính và (1) Tính hữu ích


Nuangjamnong Factors định lượng (2) Nhận thức về
Influencing tính dễ sử dụng
Students’ (3) Lợi thế tương
5 Intention to Use đối
Banking (4) các yếu tố ảnh
Services through hưởng xã hội
Smartphone
Devices during
COVID-19
Pandemic

Mohammad 2022 Assessing the Phân tích hồi (1) PU


Razi-ur-Rahim, Impact of quy (2) PEOU
Furquan Uddin Factors (3) SP
6
Affecting the (4)QIC
Adoption of
Online Banking
Services among
University
Students

Philip Siaw 2017 Factors Hồi quy tuyến (1) Ảnh hưởng xã
KISSI, Affecting tính đa biến hội
Mustapha University (2) Sự tin tưởng vào
Kudirat Students giao dịch trực tuyến
OLUWATOBI Intentions To (3) Kỳ vọng về hiệu
7 LOBA, Use Debit Card suất
Amankwah Services: An
Yaw BERKO Empirical Study
Based On Utaut

Khaliq Ahmad, 2010 Online Banking Hồi quy tuyến (1) Nhận thức về
Muhammad Acceptance In tính đa biến tính dễ sử dụng
Imran Khan, Malaysia A (2) Nhận thức về
Mahammad Students’ tính hữu ích
Tahir Jan Behaviour
8 Perspective

9 Irfan Bashir, C. 2014 Determinants of Phân tích (1) Tính hữu ích
Madhavaiah Young tương quan và (2) Tính dễ sử dụng
Consumers’ hồi quy bội (3) Sự tin cậy
Intention to Use (4) Năng lực bản
Internet Banking thân
Services in India (5) Ảnh hưởng xã
hội

(Nguồn: Tổng hợp của lược khảo)

3. Mục tiêu nghiên cứu:

3.1. Mục tiêu chung:

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ngân hàng điện tử Vietinbank của
sinh viên Đại học Trà Vinh , trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hành
vi sử dụng ứng dụng ngân hàng số của sinh viên tại Đại học Trà Vinh.

3.2 Mục tiêu cụ thể:

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ngân hàng điện tử Vietinbank
của sinh viên Đại học Trà Vinh.

- Đo lường mức độ ảnh hưởng đến việc sử dụng ngân hàng điện tử Vietinbank tại
trường Đại học Trà Vinh.

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hành vi sử dụng ngân hàng điện tử Vietinbank
tại Trường Đại học Trà Vinh.

4. Nội dung triển khai nghiên cứu:

Nội dung 1: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ngân hàng điện
tử Vietinbank của sinh viên tại Trường Đại học Trà Vinh

● Lược khảo các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài cả trong và

ngoài nước

● Xây dựng khung phân tích, mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.

● Thiết kế phiếu khảo sát.

Nội dung 2 : Đo lường mức độ ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ngân hàng điện tử
Vietinbank của sinh viên tại trường Đại học Trà Vinh.

Công việc 1: Tiến hành khảo sát thử nghiệm (10 phiếu)
● Nhập liệu, xử lý số liệu, kiểm tra mức độ phù hợp với các thang đo. Từ kết quả

thu được, điều chỉnh bảng câu hỏi (nếu cần thiết).

Công việc 2: Tiến hành khảo sát chính thức (200 phiếu) sau khi điều chỉnh bảng câu
hỏi

● Bằng các kiểm định giả thiết nghiên cứu, kiểm định độ tin cậy thang đo, kiểm

định mức độ phù hợp của mô hình, kiểm định sự khác biệt giữa các biến định
tính.

● Nhập liệu, mã hóa dữ liệu, làm sạch và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS

gồm các bước sau: Thực hiện kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha, phân tích
nhân tố EFA, Phân tích tương quan, phân tích hồi quy, phân tích ANOVA,
thống kê mô tả, tần số để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến
hành vi sử dụng ngân hàng điện tử Vietinbank tại trường Đại học Trà Vinh

● Viết báo cáo dựa trên kết quả phân tích

Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hành vi sử dụng ngân hàng
điện tử Vietinbank tại trường Đại học Trà Vinh.

● Dựa trên kết quả phỏng vấn chuyên gia và kết quả phân tích ở các nội dung trên,

nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp tổng hợp, đánh giá để đề xuất giải
pháp nâng cao hành vi sử dụng ngân hàng điện tử Vietinbank tại Trường Đại
học Trà Vinh

● Tóm tắt lại kết quả nghiên cứu

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

5.1. Đối tượng nghiên cứu:

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ngân hàng điện tử Vietinbank.
5.2. Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nội dung: Đề tài được giới hạn trong nội dung: Hành vi sử dụng ngân
hàng điện tử Vietinbank tại Trường Đại học Trà Vinh

Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại Trường Đại học Trà Vinh

Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ 11/2023 đến 12/2023

6. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sẽ sử dụng:

6.1. Phương pháp luận

6.1.1. Khái niệm Ngân hàng điện tử:

Ngân hàng điện tử còn được gọi là e-Banking, là một dịch vụ ngân hàng trực tuyến
cho phép người dùng có thể tiếp cận và quản lý tài khoản ngân hàng của họ thông qua
internet.

Các hành động này đều thực hiện thông qua các thiết bị thông minh có kết nối mạng
Internet, như Laptop, điện thoại, máy tính bảng, máy tính bàn,... Người dùng sẽ không
cần đến trực tiếp cây ATM, phòng giao dịch hay ngân hàng để thực hiện các lệnh này.

Giao dịch được thực hiện thông qua e-Banking sẽ được an toàn, bảo mật qua xác thực
mã OTP. Mã này sẽ được gửi đến số điện thoại người dùng đã đăng ký. Với e-
Banking, khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ của ngân hàng mọi nơi, mọi lúc mà
không còn cần phụ thuộc vào ngân hàng quá nhiều.

Theo nghiên cứu của Gaurav Sarma (2017), ngân hàng số là một hình thức ngân hàng
số hóa tất cả những hoạt động và dịch vụ. Nói cách khác, tất cả những gì khách hàng
có thể thực hiện ở các chi nhánh ngân hàng bình thường được số hóa và tích hợp vào
một ứng dụng ngân hàng số duy nhất, thông qua ứng dụng này, khách hàng không cần
phải đến các chi nhánh ngân hàng mà vẫn có thể thực hiện được tất cả các giao dịch,
đồng thời các hoạt động của ngân hàng như: quản lý rủi ro, nguồn vốn, phát triển sản
phẩm, marketing, quản lý bán hàng... cũng được số hóa.
6.1.2. Hành vi sử dụng

Theo Kotler (2001) thì “hành vi sử dụng” được định nghĩa như một tổng thể những
hành động diễn ra trong suốt quá trình kể từ khi nhận biết yêu cầu cho tới khi sử dụng
sản phẩm. Như vậy, hành vi sử dụng là cách thức cá nhân ra quyết định sẽ sử dụng
nguồn lực sẵn có của họ (thời gian, tiền bạc, nỗ lực) như thế nào cho sản phẩm họ
mong muốn sử dụng.

Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ thì hành vi sử dụng chính là sự tác động qua lại giữa
các nhân tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành vi của con người mà qua
sự tương tác đó, con người có thể thay đổi cuộc sống của họ. Hành vi sử dụng ảnh
hưởng bởi bốn nhân tố: văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý.

Từ đó, có thể hiểu hành vi người tiêu dùng là nghiên cứu đặc điểm người tiêu dùng,
tâm lý, nhân khẩu học và những chuyển biến nhu cầu của con người, giải thích quá
trình quyết định đưa ra lựa chọn hàng hóa, dịch vụ.

6.1.3 Thuận lợi và thách thức khi tham gia sử dụng ngân hàng điện tử

● Xét về thuận lợi khi sử dụng ngân hàng số

Lợi ích lớn nhất mà ngân hàng điện tử đem lại cho khách hàng đó là sự tiết kiệm thời
gian một cách đáng kể từ việc thực hiện các ngân hàng tự động và sử dụng Internet-
banking như một công cụ dễ dàng để quản lý tài chính (BankAway, 2001; Garau,
2002).

Tăng sự thuận tiện, và tiết kiệm thời gian, từ đó làm tăng sự hài lòng và sự trung thành
với ngân hàng của khách hàng (Jen-Her Wu & cộng sự, 2006; Al-Sukkar và Hasan,
2005; Nathan & cộng sự, 2001). Giao dịch có thể thực hiện 24/7 mà không cần đến
bất kì sự can thiệp thực tế nào từ phía ngân hàng.

Quản lý tiền tốt hơn, khách hàng có thể download lịch sử các tài khoản khác nhau của
mình. Do đó, Internet-banking giúp khách hàng có thể quản lý tiền, quỹ tài chính của
mình tốt hơn. Lợi ích này càng đặc biệt có ý nghĩa hơn đối với các khách hàng sinh
viên có thể phân bố chi tiêu hợp lý trong mức tiền được cấp mỗi tháng.

● Xét về khó khăn khi sử dụng ngân hàng số


Al-Sukkar và Hasan (2005) đã chỉ ra một số hạn chế khi sử dụng ngân hàng điện tử
như:

- Ngân hàng điện tử đòi hỏi một khoản chi phí gián tiếp của khách hàng bởi những
điều kiện chính về hệ thống như điều kiện phải có điện thoại, máy tính cũng
như phải có kết nối Internet để có thể thực hiện các giao dịch.

- Khả năng giao dịch bằng tiền mặt, khách hàng không thể gửi tiền hoặc rút tiền
mặt trực tiếp khi sử dụng ngân hàng điện tử.

- Có một số các dịch vụ được cung cấp bởi các ngân hàng truyền thống khó hoặc
không thể cung cấp được bởi ngân hàng điện tử.

- Vốn đầu tư lớn.

- Rủi ro cao có thể bị đánh cắp thông tin gây mất mát và thiệt hại lớn cho cả cá
nhân sử dụng và đơn vị cung cấp dịch vụ.

6.2. Các lý thuyết liên quan đến đề tài

6.2.1 Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology acceptance model -TAM)

TAM được sử dụng để giải thích và dự đoán về sự chấp nhận và sử dụng một công
nghệ. TAM được thử nghiệm và chấp nhận một cách rộng rãi trong các nghiên cứu về
lĩnh vực công nghệ thông tin, đây được coi là mô hình có giá trị tiên đoán tốt. Trong
đó, ý định sử dụng có tương quan đáng kể tới việc sử dụng, khi có ý định là yếu tố
quan trọng đến việc sử dụng, còn các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc sử dụng một
cách gián tiếp thông quan dự định sử dụng (Davis, 1989).

Sự hữu

Biến Thái độ Ý định Thói

Sự dễ sử

Hình 1: Mô hình TAM (Davis, 1989)

Mô hình TAM và các biến thể mở rộng của TAM được nhiều nhà khoa học trên thế
giới đề xuất và sử dụng trong việc giải thích việc chấp nhận sử dụng các dịch vụ ngân
hàng. Cooper (1997) cho rằng dễ sử dụng là một trong những yếu tố quan trọng trong
việc chấp nhận công nghệ từ cảm nhận của các khách hàng. Sự Phức tạp cũng như khó
khăn để hiểu mà một cải tiến hay công nghệ mới đem lại là một trong những nguyên
nhân gây nên thất bại của dịch vụ Home Banking tại Mỹ(Dover, 1988). Ngoài ra, mức
độ dễ sử dụng cảm nhận là một trong những nhân tố chính ảnh hưởng đến sự chấp
nhận ngân hàng trực tuyến tại Mỹ và Ireland(Danial, 1999).

Ndubisi & Sinti (2006) và Ramayah (2003) nhận định rằng có mối tương quan thuận
chiều giữa dễ sử dụng cảm nhận và sự hữu ích cảm nhận. Ngoài ra,nghiên cứu của
Ndubisi & Sinti (2006) cũng chứng tỏ được rằng những biến bên ngoài ảnh hưởng
gián tiếp đến ý định cũng như việc sử dụng hệ thống thông qua sự hữu ích cảm nhận.
Bên cạnh đó, trong mô hình TAM, thái độ là một nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng cũng như sự chấp nhận công nghệ. Thái độ đó là những gì mà một cá nhân cảm
nhận về một khái niệm, một thực thể. Do đó, thái độ đóng một vai trò quan trọng đối
với ý định chấp nhận một công nghệ mới(Davis, 1989). Một số các nghiên cứu đã
cung cấp những bằng chứng cho việc tồn tại sự tác động trực tiếp từ hai nhân tố sự
hữu ích cảm nhận và dễ sử dụng cảm nhận đến thái độ (Davis, 1989). Đối với nhân tố
rủi ro cảm nhận, O’Connell(1996) đã khám phá được rằng mức độ rủi ro bảo mật là
một trong những nguyên nhân quan trọng giải thích cho sự chậm phát triển của ngân
hàng điện tử tại Úc. Lockett vàLittler (1997) nhận định sự rủi ro là một biến động cơ
có liên quan trực tiếp đến sự chấp nhận dịch vụ Home Banking. Theo Stewart (1999),
sự thất bại của kênh bán lẻ qua Internet có sự đóng góp bởi sự thiếu niềm tin của
khách hàng với kênh phân phối điện tử này. Sathye (1999) đã khẳng định rằng rủi ro
cảm nhận trở thành một vấn đề nóng đối với những giao dịch tài chính được thực hiện
thông qua Internet.

Black và cộng sự (2002) khẳng định rằng kinh nghiệm sử dụng máy tính và Internet là
một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến sự chấp nhận ngân hàng số.
Taylor và Told (1995) khám phá được rằng những người đã có kinh nghiệm sử dụng
đối với những hệ thống tương tự sẽ thường có ý định sử dụng hệ thống nhiều hơn. Do
đó, họ tin rằng những kinh nghiệm mà cá nhân có được khi sử dụng máy tính cũng
như Internet ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận dễ sử dụng và sự hữu ích cảm nhận.
6.2.2 Lý thuyết hành động hợp lý TRA - Theory of reasoned action)

Mô hình lý thuyết TRA ( Ajzen & Fishbein,1975) xác định hành vi thực sự
(Actual Behavior – ActB) của con người được ảnh hưởng bởi ý định của người đó đối
với hành vi sắp thực hiện. Ý định lại chịu sự tác động của hai nhân tố chính là thái độ
cá nhân (Attitude toward Behavior – ATB) và chuẩn mực chủ quan (Social Norms –
SN) như kinh nghiệm, phong cách sống, trình độ, tuổi tác, giới tính.

Niêm tin
vài hành vi Thái độ
cá nhân
Dự định Hành vi
hành vi thực

Niềm tin
của nhóm Chuẩn mực
tham khảo chủ quan

Mô hình lý thuyết hành động hợp lý TRA ( Ajzen & Fishbein,1975)

Nguồn Ajzen & Fishbein (1975)

Trong mô hình TRA, xu hướng hành vi được đo lường bằng hai yếu tố thái độ cá nhân
và chuẩn mực chủ quan. Thái độ cá nhân đối với một hành vi thì phụ thuộc vào nhận
thức hay niềm tin của người đó đối với hành vi hoặc đánh giá của bản thân về kết quả
của hành vi. Bên cạnh đó, nhân tố chủ quan của khách hàng lại chịu sự ảnh hưởng của
quan niệm và niềm tin của các nhóm tham khảo đối sản phẩm và dịch vụ ( trong
trường hợp này đối tượng là hành vi khởi nghiệp của cá nhân). Nhóm tham khảo ở
đây là những người xung quanh có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân đó.

6.2.3 Lý thuyết hành vi dự định ( Theory of Planned Behavior - TPB)

Thuyết hành vi dự định ( TPB, Ajzen, 1991) được phát triển từ lý thuyết hành động
hợp lý ( TRA, Ajzen & Fishbein,1975) giả định rằng một hành vi có thể được dự báo
hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó.

Thái độ

Hành vi thật
Chuẩn Xu hướng sự
chủ quan hành vi

Kiểm soát hành


vi cảm nhận

Mô hình lý thuyết hành vi dự định Ajzen (1991)

Nguồn Ajzen (1991)


◆ Thái độ của cá nhân đối với hành vi: thể hiện ở mức độ đánh giá cảm giác tiêu cực
hay tích cực của cá nhân đó về vấn đề khởi nghiệp. Cảm giác này bị ảnh hưởng
bởi các yếu tố tâm lý và tình huống đang hiện hữu. Đây không chỉ là sự cảm nhận
của bản thân mà còn thể hiện sự suy xét về vấn đề khởi nghiệp có đem lại lợi ích
hay không

◆ Chuẩn chủ quan còn được hiểu là ý kiến của mọi người xung quanh. Nó đo lường
áp lực của xã hội mà cá nhân cảm nhận tác động đến quyết định thực hiện hành vi

◆ Kiểm soát hành vi cảm nhận được nhìn nhận qua cả yếu tố bên trong và yếu tố
bên ngoài. Yếu tố bên trong đề cập sự tự tin của cá nhân thực hiện hành vi. Yếu tố
bên ngoài đề cập đến môi trường, nguồn lực, tài chính, thời gian... Kiểm soát hành
vi cảm nhận là yếu tố thể hiện sự cảm nhận dễ dàng hay khó khăn để thực hiện
hành vi ấy

6.3 Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp nghiên cứu dựa trên việc thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn trực tiếp
250 sinh viên Trường Đại học Trà Vinh bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Bộ công cụ
thống kê mô tả, kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng kiểm định Cronbach's alpha và
phân tích nhân tố khám phá bằng phương pháp xoay nhân tố (EFA). Các yếu tố phù
hợp để thực hiện phân tích hồi quy đa biến nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi sử dụng ngân hàng điện tử Vietinbank của sinh viên Đại học Trà Vinh.

6.3.1 Cỡ mẫu:

Các công cụ phân tích EFA yêu cầu kích thước mẫu lớn. Theo Tabachnick & Fidell
(2007) [34] trích dẫn trong Nguyễn Đình Thọ (2013) [35], cỡ mẫu được xác định theo
công thức n ≥ 50 + 8p, trong đó p là số biến độc lập trong mô hình. Trong nghiên cứu
này, số lượng biến độc lập là 6 biến nên kích thước mẫu nghiên cứu chính thức n ≥ 50
+ 8 x 6 = 98.
Theo Hair và cộng sự (1998) [15], cỡ mẫu tối thiểu bằng 5 lần tổng các biến quan sát
(n ≥ 5 m, trong đó m là số biến quan sát trong mô hình). Trong nghiên cứu này, tổng
số biến quan sát là 37 nên n ≥ 5 x 37 = 185

Kết hợp cả hai yêu cầu trên, cỡ mẫu tối thiểu phù hợp để thực hiện phân tích EFA và
hồi quy bội cần có 185 quan sát.

Để tránh rủi ro sai sót trong khảo sát, nghiên cứu này được thực hiện với cỡ mẫu là
250 quan sát. Số quan sát tốt là 250 > 185 để tiến hành nghiên cứu.

6.3.2 Phương pháp chọn mẫu

Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ngân hàng điện tử
Vietinbank

Đối tượng khảo sát : Nghiên cứu này được thảo luận với các chuyên gia gồm các nhà
nghiên cứu là giảng viên trường đại học và các Khoa có sinh viên đã tham gia và chưa
tham gia sử dụng ngân hàng điện tử. Sau đó, khảo sát chính thức trong nghiên cứu này
được thực hiện trên những đối tượng là sinh viên tại Trường Đại học Trà Vinh.

Địa điểm khảo sát: được thực hiện cho các sinh viên toàn trường Đại học Trà Vinh.

6.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu

6.4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Sử dụng mô hình TAM nguyên thủy đã đạt được kết quả trong việc dự đoán sự chấp
nhận công nghệ của cá nhân đối với một số hệ thống thông tin tương đối đơn giản.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực phức tạp hơn, cấu trúc nguyên thủy của TAM không thể giải
thích đầy đủ hành vi của người sử dụng đối với công nghệ mới. Để Tăng cường sức
mạnh dự đoán của TAM, đặc biệt là khi dùng TAM để dự đoán những sản phẩm hoặc
dịch vụ mang tính cải tiến, các nhà nghiên cứu cần phải xem xét các biến số khác ảnh
hưởng đến nhận thức sự hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng và sự chấp nhận của
người dùng.
Nỗ lực kỳ vọng (EE)

Hiệu quả kỳ vọng


(PE)

Giá trị chi phí (CV)


Hành vi sử dụng (IU)
Ảnh hưởng xã hội
(SI)

Nhận thức rủi ro (PR)

Sự tiện lợi (C)

Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả

Dựa trên các nghiên cứu có thể thấy rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
sử dụng ngân hàng điện tử Vietinbank của sinh viên. Những yếu tố có thể ảnh hưởng
đến quyết định sử dụng hay không sử dụng của sinh viên. Có rất nhiều biến độc lập đã
được nghiên cứu trước đây, tuy nhiên trong nghiên cứu này nhóm tác giả chỉ đưa ra 6
nhân tố. Mô hình nghiên cứu đề xuất có 1 biến phụ thuộc là hành vi sử dụng của sinh
viên, có 6 biến độc lập là: (1) Nỗ lực kỳ vọng, (2) Hiệu quả kỳ vọng, (3) Giá trị chi
phí, (4) Ảnh hưởng xã hội, (5) Nhận thức rủi ro, (6) Sự tiện lợi

Từ cơ sở các học thuyết và các nghiên cứu liên quan, tác giả nghiên cứu tiến hành
xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc là Hành vi sử dụng ngân
hàng điện tử Vietinbank của sinh viên, có 6 biến độc lập là:(1) Nỗ lực kỳ vọng, (2)
Hiệu quả kỳ vọng, (3) Giá trị chi phí, (4) Ảnh hưởng xã hội, (5) Nhận thức rủi ro, (6)
Sự tiện lợi, được thống kê tại Bảng như sau:

Bảng 2: Bảng thang đo sơ bộ

Kỳ
STT Ký hiệu Giải thích Nguồn vọng
dấu

Biến phụ thuộc

Tổng hợp các nghiên cứu +

Y Hành vi sử dụng trong và ngoài nước. -

X Biến độc lập

(Davis và cộng sự, 1989)

Nỗ lực kỳ vọng (AK Kazi và cộng sự,


2013)
1 X1 +
(Sakala và Phiri, 2019)

(Nguyễn Duy Thanh và


Cao Hào Thi, 2011)

2 X2 Hiệu quả kỳ vọng Lâm Văn Tú (2020) +

John và cộng sự (2015)

(Lê Hoằng Bá Huyền và


Lê Thị Hương Quỳnh, +
2018)
3 X3 Giá trị chi phí

Ajzen và Fishbein (1975)

AK Kazi và cộng sự
(2013)

4 X4 Ảnh hưởng xã hội Harsh và Rajan (2015) +

Susanto và cộng sự
(2016)

Hà Nam Khánh Giao và

5 X5 Nhận thức rủi ro Trần Kim Châu (2020) +

6 X6 Sự tiện lợi +

“Nguồn: Tổng hợp của tác giả”

6.4.2 Giả thuyết nghiên cứu

(1) Nỗ lực kỳ vọng:

Theo mô hình TAM: Tính dễ dàng sử dụng (Nỗ lực kỳ vọng) là cấp độ mà một người
tin rằng sử dụng một hệ thống, một dịch vụ hay sản phẩm công nghệ mới,hiện đại họ
cũng không khó khăn để học cách sử dụng, việc sử dụng sẽ đơn giản và dễ hiểu
(Davis và cộng sự, 1989). Khi sử dụng các thiết bị di động màn hình nhỏ dẫn đến việc
nhập liệu khó khăn, có thể dẫn đến người tiêu dùng không hài lòng, không chấp nhận
sử dụng dịch vụ ngân hàng số, đặc biệt là những người tiêu dạng thiếu kinh nghiệm
(AK Kazi và cộng sự, 2013). Các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng số cần cải thiện
tính dễ sử dụng nhằm thúc đẩy thái độ tích cực của người dùng (Sakala và Phiri,
2019). Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết:

H1: Nỗ lực kỳ vọng có tác động tích cực/thuận chiều tới quyết định sử dụng dịch
vụ ngân hàng điện tử của sinh viên Đại học Trà Vinh.

(2) Hiệu quả kỳ vọng

Hiệu quả mong đợi sau khi thực hiện dịch vụ là nhân tố mà bất kỳ khách hàng
nào cũng quan tâm. Theo mô hình TAM thì Hiệu quả mong đợi là mức độ mà

khách hàng tin rằng dịch vụ sẽ giúp cho công việc của họ đạt hiệu quả cao hơn

(Nguyễn Duy Thanh và Cao Hào Thi, 2011). Một nghiên cứu khác của Lâm Văn

Tú (2020) cho thấy người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Cần Thơ cảm thấy khi sử
dụng dịch vụ Agribank E- Mobile banking tiết kiệm được nhiều thời gian hơn, với
người dùng đó là một phong cách sống hiện đại. Vì vậy, tác giả giả thuyết đề xuất:

H2: Nhận thức hiệu quả mong đợi càng cao sẽ càng tăng quyết định sử dụng
dịch vụ ngân hàng điện tử Vietinbank của sinh viên Đại học Trà Vinh.

(3) Giá trị chi phí

Một vài dịch vụ ngân hàng số không phải là dịch vụ miễn phí hoàn toàn, mà

khách hàng phải trả một khoản phí để thực hiện dịch vụ. Theo nghiên cứu của

John và cộng sự (2015) thì chi phí thiết bị di động, phí dịch vụ ngân hàng số có

ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng. Nếu chi phí phải bỏ ra cho quá trình sử
dụng dịch vụ là quá cao thì họ sẽ không sẵn sàng quyết định sử dụng dịch vụ (Lê
Hoằng Bá Huyền và Lê Thị Hương Quỳnh, 2018). Do đó, giả thuyết được tác giả đề
xuất:

H3: Nhận thức chi phí càng cao sẽ làm giảm quyết định sử dụng dịch vụ ngân
hàng điện tử Vietinbank của sinh viên Đại học Trà Vinh.

(4) Ảnh hưởng xã hội

Ngoài ra, việc quyết định sử dụng một dịch vụ còn chịu tác động bởi yếu tố xã

hội Ajzen và Fishbein (1975) cho rằng nhân tố ảnh hưởng xã hội là nhận thức của con
người về áp lực xã hội để thể hiện hay không thể hiện hành vi. Theo AK Kazi và cộng
sự (2013) thì các áp lực xã hội xuất phát từ người thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
hay các phương tiện truyền thông có tác động mạnh nhất đến việc áp dụng ngân hàng
số tại Pakistan. Tương tự, Harsh và Rajan (2015) cho rằng việc chấp nhận dịch vụ
ngân hàng số của khách hàng ở Ấn Độ chịu sự tác động lớn bởi những người xung
quanh họ. Do đó, giả thuyết được đề xuất:
H5: Ảnh hưởng xã hội có tác động tích cực đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân
hàng điện tử Vietinbank của sinh viên Đại học Trà Vinh.

(5) Nhận thức rủi ro

Bên cạnh đó, việc sử dụng công nghệ để thực hiện thanh toán trực tuyến cũng

tiềm ẩn các rủi ro. Những rủi ro liên quan đến việc bảo mật các thông tin cá nhân

và sự an toàn diễn ra trong suốt quá trình giao dịch. Susanto và cộng sự (2016) đã
kiểm định 301 người sử dụng điện thoại thông minh có đăng ký dịch vụ ngân

hàng, kết quả nghiên cứu cho thấy, nhận thức rủi ro bảo mật có tác động đáng kể đến
ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ. Thêm vào đó, nghiên cứu của Hà Nam Khánh Giao và
Trần Kim Châu (2020) thông qua khảo sát và kiểm định trên 235 khách hàng cá nhân
sử dụng dịch vụ smart banking tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam- Chi nhánh Bxc Sài Gòn, kết quả cũng cho thấy khách hàng lo lắng
rằng nếu thông tin tài khoản bị tiết lộ thì có thể sẽ bị kẻ xấu lợi dụng, sẽ e ngại sử
dụng dịch vụ ngân hàng số, những cảm nhận rủi ro này sẽ tác động tiêu cực đến quyết
định sử dụng dịch vụ. Trên cơ sở tầm quan trọng của cảm nhận về rủi ro, giả thuyết
được tác giả đề xuất như sau:

H5: Nhận thức rủi ro có tác động ngược chiều với quyết định sử dụng dịch vụ
ngân hàng điện tử Vietinbank của sinh viên Đại học Trà Vinh.

(6) Sự tiện lợi

Điểm nổi bật của dịch vụ ngân hàng số là khả năng sử dụng dịch vụ có thể thực

hiện mọi lúc, mọi nơi. Đây là một trong những ưu điểm nổi trội nhất của công nghệ di
động (Mallat và cộng sự, 2009). Theo nghiên cứu của Nguyễn Đinh Yến

Oanh và Phạm Thị Bích Uyên (2016) thì sự tiện lợi là khả năng người tiêu dùng có thể
sử dụng dịch vụ di động mà không bị giới hạn về bất kỳ không gian và thyi

gian nào, kết nối dịch vụ ổn định và các giao dịch được nhanh chóng, chính xác sẽ tạo
điều kiện cho dịch vụ được sử dụng nhiều hơn. Sự linh hoạt của hệ thống là tiền đề để
người dùng có quyết định sử dụng ngân hàng số (Gumussoy, 2016). Vì vậy, tác giả đề
xuất giả thuyết:
H6: Sự tiện lợi ảnh hưởng tích cực đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện
tử Vietinbank của sinh viên Đại học Trà Vinh.

6.5. Phương pháp phân tích dữ liệu

Các phương pháp thống kê trong chủ đề này sử dụng mức ý nghĩa alpha là 0,05. Sau
khi dữ liệu được thu thập, dữ liệu phải được xử lý trước theo các bước sau trước khi
phân tích.

Mã hóa dữ liệu: Dữ liệu thu thập được chuyển đổi thành mã số để nhập vào máy
tính. Việc mã hóa dữ liệu phụ thuộc vào việc câu hỏi nghiên cứu đã được giải quyết
hay chưa được giải quyết.

Thiết lập ma trận dữ liệu: Sau khi mã hóa, dữ liệu được nhập vào máy. Việc nhập dữ
liệu vào máy phụ thuộc vào chương trình được sử dụng để xử lý dữ liệu.

Làm sạch dữ liệu: Trước khi xử lý dữ liệu, dữ liệu phải được làm sạch để phát hiện
lỗi (khoảng trống chưa được lấp đầy/đã chọn, câu trả lời không hợp lệ).

Cụ thể, quá trình phân tích dữ liệu được thực hiện như sau.

Kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha

Hệ số Cronbach's alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra độ chính
xác và mối tương quan giữa các biến quan sát.

Do đó, các biến có hệ số tương quan tổng thể-tổng thể đúng lớn hơn 0,3 và hệ số
alpha lớn hơn 0,6 được coi là chấp nhận được và phù hợp để đưa vào bước phân tích.
Giống như nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhà nghiên cứu nói: Khi Cronbach’s alpha đạt
từ 0,8 trở lên thì thang đo phù hợp và mức độ tương quan cao.

Phân tích nhân tố EFA

Phân tích nhân tố khám phá là một kỹ thuật phân tích thống kê nhằm giảm một tập
hợp lớn các biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập hợp biến nhỏ hơn (được
gọi là các yếu tố). Điều này làm cho các biến có ý nghĩa hơn và đồng thời chứa hầu
hết nội dung thông tin của bộ biến ban đầu.

Khi phân tích các yếu tố, nên xem xét các điểm sau:
Thứ nhất: Hệ số tải nhân tố(Factor loading): Là hệ số tương quan đơn giản giữa một
biến và một yếu tố và là chỉ số đảm bảo tầm quan trọng thực tế của EFA. Hệ số tải
nhân tố > 0,3 được coi là đã đạt mức tối thiểu, hệ số tải nhân tố > 0,4 được coi là
đáng kể và > 0,5 được coi là quan trọng thực tế. Nếu chọn tiêu chuẩn hệ số tải > 0,3
thì cỡ mẫu tối thiểu phải là 350. Nếu cỡ mẫu của bạn xấp xỉ 100, bạn nên chọn tiêu
chuẩn hệ số tải > 0,55. Nếu cỡ mẫu xấp xỉ 50 thì tiêu chuẩn hệ số tải phải > 0,55. Hệ
số tải nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0,75. Do đó, nếu một biến quan sát có hệ số tải
nhân tố nhỏ hơn 0,55 thì biến đó sẽ bị loại bỏ.

Tiếp hai, hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số đánh giá sự phù hợp của EFA.
0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là phù hợp. Kiểm định Bartlett kiểm định giả
thuyết H0: Mối tương quan giữa các biến quan sát trong tổng thể bằng 0. Nếu kiểm
định này có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0,05) thì các biến quan sát trong tổng thể có mối
tương quan với nhau.

Thứ ba, thang đo được chấp nhận nếu tổng phương sai được trích lớn hơn hoặc bằng
50%.

Thứ tư, số lượng nhân tố được xác định dựa trên hệ số Eigenvalue, biểu thị tỷ lệ biến
thiên giải thích được của từng nhân tố. Giá trị của hệ số này phải ≥1.

Thứ năm, để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các yếu tố, chênh lệch hệ số tải nhân tố
của các biến quan sát giữa các yếu tố là ≥ 0,30.

Phân tích tương quan

Các thang đo được đánh giá là đạt yêu cầu sẽ được đưa vào phân tích tương quan
Pearson và phân tích hồi quy để kiểm tra các giả thuyết. Khi thực hiện phân tích tương
quan Pearson giữa các biến phụ thuộc và độc lập, việc sử dụng phân tích hồi quy
tuyến tính là phù hợp. Giá trị tuyệt đối của Pearson càng gần 1 thì mối tương quan
tuyến tính giữa hai biến này càng gần. Đồng thời, mối tương quan giữa các biến độc
lập cũng cần được phân tích. Những mối tương quan như vậy có thể có tác động đáng
kể đến kết quả phân tích hồi quy, ví dụ như dẫn đến hiện tượng đa cộng tuyến.

Phân tích hồi quy

Quá trình kiểm định giả thuyết được thực hiện theo các bước sau:
Sử dụng R2 và R2 điều chỉnh để đánh giá độ tin cậy phù hợp của mô hình hồi quy đa
biến.

Kiểm tra giả thuyết và sự phù hợp của mô hình

Kiểm định các giả thuyết về tầm quan trọng của hệ số hồi quy đối với từng thành phần

Kiểm định giả thuyết về phân phối chuẩn của phần dư: Dựa trên biểu đồ tần số dư
được chuẩn hóa. xem giá trị trung bình bằng 0 và độ lệch chuẩn bằng 1.

Kiểm tra giả định đa cộng tuyến bằng cách sử dụng giá trị dung sai (Tolerance) hoặc
hệ số phóng đại phương sai (VIF) (Variance Inflation Factor). Nếu VIF > 10 thì có
hiện tượng đa cộng tuyến.

Xác định mức độ ảnh hưởng của một nhân tố: Hệ số beta của một nhân tố càng cao
thì nhân tố đó có mức độ ảnh hưởng càng lớn so với các nhân tố khác trong mô hình
nghiên cứu.

● Mô hình hồi quy đa biến có dạng như sau:

Trong đó:

Y : Hành vi sử dụng

: Trọng số hồi quy

: Nỗ lực kỳ vọng

: Hiệu quả kỳ vọng

: Giá trị chi phí

: Ảnh hưởng xã hội

: Nhận thức rủi ro

: Sự rủi ro
: Hệ số nhiễu

Các biến kiểm soát:

- Giới tính

- Dân tộc

- Tuổi

- Thu nhập

Phân tích ANOVA

Dùng trong việc kiểm định sự khác biệt giữa các biến định tính

Đối với các biến phân loại có ba nhóm trở lên, hãy thực hiện phân tích phương sai một
yếu tố (One-Way ANOVA), với giả thuyết H0 rằng nếu kết quả kiểm định là có ý
nghĩa thì không có sự khác biệt giữa các nhóm. Nếu ý nghĩa quan sát được nhỏ hơn
0,05 thì bác bỏ giả thuyết H0. Kết quả của việc bác bỏ hoặc chấp nhận H0 sẽ ảnh
hưởng đến việc lựa chọn các bước kiểm tra tiếp theo để kiểm tra xem sự khác biệt
giữa các nhóm xảy ra ở đâu.
Quy trình thực hiện nghiên cứu được tiến hành như minh họa ở hình sau: Thiết kế
bảng câu
hỏi

Xây dựng khung


Xác định các yếu tố ảnh phân tích, mô hình
hưởng đến hành vi sử dụng nghiên cứu và Thiết kế phiếu Phỏng
ngân hàng điện tử phương pháp khảo sát. vấn thử
Vietinbank tại Trường Đại nghiên cứu.
học Trà Vinh

Hoàn
thiện
bảng câu
hỏi

Thu thập số liệu sơ cấp và


thứ cấp
Nghiên cứu
chính thức

Mã hóa, nhập liệu và xử lý


số liệu

Cronbach’s Phân tích số liệu


Alpha

Kiểm định EFA

Mô hình hồi
quy
Đề xuất giải
pháp và kết
luận
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

7. Tình trạng đề tài, phương án phối hợp:

7.1. Tình trạng đề tài:

☒ Mới

7.2. Phương án phối hợp với các đối tác bên ngoài Trường:

Không

8. Tiến độ thực hiện:

TT Các nội dung, công việc Dự kiến kết quả/sản Thời gian Người
chủ yếu cần thực hiện phẩm phải đạt và lưu (bắt đầu, kết thúc) thực hiện
giữ

Nội dung 1: Xác định


các yếu tố ảnh hưởng
đến hành vi sử dụng
2 tháng - Chủ
ngân hàng điện tử
(01/10- nhiệm đề
Vietinbank tại Trường
30/11/2023) tài
Đại học Trà Vinh
- Thành
viên
+ Lược khảo các công
trình nghiên cứu, tài liệu
có liên quan đến đề tài cả
Phần 2 của bài thuyết 1 tuần - Chủ
trong và ngoài nước
minh (1/10-8/10/2023) nhiệm đề
tài

+ Xây dựng khung phân


tích, mô hình nghiên cứu Phần 6 của bài thuyết 2 tuần - Chủ
và phương pháp nghiên minh nhiệm đề
(09/10-
cứu. tài
23/10/2023)

1.
- Chủ

+ Thiết kế phiếu khảo 1 tuần nhiệm đề

sát. tài
Phiếu khảo sát (24/10 –
31/10/2023) - Thành
viên

+ Báo cáo phê duyệt Chủ nhiệm

4 tuần đề tài

(7/11 – 5/12/2023)
Nội dung 2 : Đo lường
mức độ ảnh hưởng đến
việc tham gia khởi
- Chủ
nghiệp của sinh viên
3 tháng nhiệm đề
khối ngành kinh tế tại
tài
trường Đại học Trà (6/12/2023 –
Vinh. 1/03/2024) - Thành
viên

Công việc 1: Tiến hành


khảo sát thử nghiệm (10
phiếu)

+ Nhập liệu, xử lý số liệu, 2 tuần


kiểm tra mức độ phù hợp Kết quả phân tích
(6/12 – 20/12/2023)
với các thang đo

2. + Điều chỉnh bảng câu 2 tuần


hỏi (nếu cần thiết). (21/12/2023 –
- Chủ
4/1/2024)
nhiệm đề
Công việc 2: Tiến hành tài
khảo sát chính thức (300 - Thành
phiếu) sau khi điều chỉnh viên
4 tuần
bảng câu hỏi
(5/1 – 2/2/2024)
+Nhập liệu, xử lý số liệu Kết quả phân tích

+ Viết báo cáo 4 tuần

(3/2 – 1/3/2024)
Nội dung 3: Đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao
ý định khởi nghiệp của
3 tháng
sinh viên khối ngành
kinh tế tại trường Đại (2/3 – 3/5/2024)

3. học Trà Vinh.

- Chủ
nhiệm đề
+ Phỏng vấn lấy ý kiến
tài
chuyên gia để kiểm chứng 4 tuần
lại kết quả nghiên cứu và - Thành
(2/3 – 30/3/2024) viên
các gợi ý đề xuất giải
pháp nâng cao ý định
khởi nghiệp của sinh viên
khối ngành kinh tế tại
TVU

+ Dựa trên kết quả tham


vấn và kết quả phân tích ở
nội dung 2, nhóm nghiên
3 tuần
cứu sẽ đưa ra đề xuất giải
pháp nâng cao ý định (01/04–

khởi nghiệp của sinh viên 21/04/2024)

khối ngành kinh tế tại


TVU
+ Hoàn chỉnh bài báo cáo - Báo cáo tổng kết đề - Chủ
tài 5 tuần nhiệm đề

- Đĩa chưa dữ liệu tài


(22/04 –
- Bài báo được đăng 29/5/2024) - Thành

tạp chí khoa học có chỉ viên

số ISSN

9. Sản phẩm và kết quả nghiên cứu:

9.1. Sản phẩm giao nộp bắt buộc:

Số Yêu cầu khoa học


TT Tên sản phẩm
lượng dự kiến đạt được

1. Báo cáo tổng kết đề tài 01 Đúng mẫu, trình bày rõ ràng, khoa
học

2. Đĩa CD chứa tất cả dữ liệu của đề 04 Chứa đầy đủ tất cả dữ liệu liên quan
tài đến đề tài, chất lượng tốt

Đúng thể thức của một bài báo khoa

3. Bài báo khoa học công bố: 01 học

Trong danh mục phát hành Giáo Sư


NN

10. Các lợi ích mang lại và tác động của kết quả nghiên cứu:
- Đối với lĩnh vực khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu:

Kết quả nghiên cứu sẽ hỗ trợ nguồn cơ sở lý luận phục vụ cho các hoạt động
nghiên cứu tiếp theo về hành vi sử dụng ngân hàng điện tử của sinh viên.

- Đối với tổ chức chủ trì, đơn vị chủ quản và đơn vị tiếp nhận chuyển giao kết quả
nghiên cứu:

Tài liệu hữu ích cho sinh viên và học viên

- Đối với việc phát triển kinh tế, xã hội, môi trường (nếu có):

+ Cung cấp các gợi ý về biện pháp thúc đẩy sử dụng ngân hàng điện tử cho sinh
viên, góp phần thúc đẩy và giúp sinh viên nâng cao ý định sử dụng công nghệ. Từ
đó giúp TVU có nhiều dự án nghiên cứu về các hành vi sử dụng công nghệ trong
cuộc sống của sinh viên.

+ Việc sinh viên quan tâm đến sử dụng ngân hàng điện tử giúp cho các ngân hàng
có nền tảng để phát triển các sản phẩm ứng dụng phù hợp với người trẻ.

11. Khả năng ứng dụng và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu:

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng cho:

-Sinh viên Đại học Trà Vinh nói chung và sinh viên các Trường Đại học Việt
Nam nói chung.

- Dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên và học viên cao học khối ngành kinh
tế.

- Kết quả nghiên cứu này làm nền tảng, là cơ sở để thực hiện các nghiên cứu tiếp
theo trong cùng lĩnh vực.

12. Tổ chức, đơn vị đặt hàng và tài trợ kinh phí, đối ứng kinh phí:

Không

13. Kinh phí thực hiện đề tài: (Giải trình chi tiết trong Phụ lục Dự toán kinh phí
kèm theo)

Đơn vị tính: đồng


Tổng số Nguồn vốn

TT Nội dung các khoản chi Kinh phí Tỷ lệ % Tự


Ngân sách Khác

1 Tiền công lao động

2 Nguyên vật liệu, năng lượng

3 Thiết bị, máy móc chuyên dùng

4 Xây dựng, sửa chữa nhỏ

5 Điều tra, khảo sát thu thập số


liệu

6 Chi khác

Tổng cộng 100%

Phần thu hồi kinh phí sau nghiên cứu (nếu có): (Liệt kê tất cả những sản phẩm từ
kết quả của đề tài; thiết bị, máy móc đã mua sắm còn lại sau nghiên cứu )

- Bằng tiền: Số tiền……………… (Bằng ……….% tổng kinh phí đầu tư trực tiếp
cho đề tài)

- Bằng hiện vật: ..................................................................................................


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Factors that Influence the Use of e-Banking and the Effect on Consumptionism

[2] Tạp chí khoa học & đào tạo Ngân hàng, Số 181 tháng 6/2017.

[3] Tạp chí khoa học đào tạo ngân hàng, số 10 tháng 10 năm 2005.

https://tapchitaichinh.vn/nhan-to-anh-huong-den-y-dinh-su-dung-dich-vu-ngan-hang-
so-cua-the-he-z.html

https://tapchinganhang.gov.vn/nhung-nhan-to-anh-huong-den-y-dinh-su-dung-dich-
vu-ngan-hang-so-cua-sinh-vien.htm

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/cac-nhan-to-tac-dong-den-quyet-dinh-su-dung-
dich-vu-internet-banking-ngan-hang-vietcombank-cua-sinh-vien-khoi-nganh-kinh-te-
truong-dai-hoc-van-lang-110873.htm

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/cac-nhan-to-anh-huong-den-y-dinh-su-dung-vi-
dien-tu-cua-sinh-vien-nghien-cuu-thuc-nghiem-voi-vi-dien-tu-momo-97603.htm

https://www.researchgate.net/publication/
350303134_Investigation_of_Factors_Influencing_Students'_Intention_to_Use_Banki
ng_Services_through_Smartphone_Devices_during_COVID-19_Pandemic

https://go.gale.com/ps/i.do?id=GALE
%7CA665371032&sid=googleScholar&v=2.1&it=r&linkaccess=fulltext&issn=09702
385&p=AONE&sw=w&userGroupName=anon%7E1be2f357&aty=open-web-entry
https://www.researchgate.net/publication/
322375686_Factors_Affecting_University_Students_Intentions_to_Use_Debit_Card_
Services_an_Empirical_Study_Based_on_UTAUT

https://www.researchgate.net/publication/
280301874_Online_Banking_Acceptance_in_Malaysia_A_Students'_Behaviour_Pers
pective

https://www.researchgate.net/publication/
269601023_Determinants_of_Young_Consumers'_Intention_to_Use_Internet_Bankin
g_Services_in_India

Davis, F.D., (1989), Perceived usefulness. Perceived ease of use, and user acceptance
of information technology. MIS Quarterly, 13, pp. 319-336.
Davis et al. (1989). User acceptance of computer technology: A comparison of two
theoretical models. Journal of Management Science, 35, 982–1003
Fishbein, M., & Ajzen, I. (1975). Intention and Behavior: An introduction to theory
and research. Addison-Wesley, Reading, MA

You might also like