You are on page 1of 10

TÂM LÝ HỌC ĐO LƯỜNG TRÍ KHÔN

 Thuyết tiến hóa trước Darwin


Điều còn thiếu trong các lý thuyết tiến hóa ban đầu này là cơ chế để sự biến đổi
này diễn ra. Người đầu tiên giả thiết một cơ chế như thế là Jean Lamarck.
 Sự di truyền các đặc tính học được Jean Lamarck (1744-1829)
 Lamarck kết luận rằng các thay đổi của môi trường là nguyên nhân làm cho
có sự thay đổi về cấu trúc nơi các loài thực vật và động vật.
 Các đặc tính của một loài sẽ thay để sống còn => sự đột biến của loài.

 Charles Darwin (1809-1882)


- Darwin tỏ ra say mê tìm hiểu côn trùng hơn tất cả, ông đã lên con tàu thám
hiểm Beagle thay cho Henslow với tư cách nhà nghiên cứu thiên nhiên trong 5
năm (1831-1836).
- Sau khi trở về ông bắt đầu hệ thống hóa những dữ liệu thu được và viết về lý
thuyết tiến hóa của mình
- Tiến hóa ở loài người: Theo ông, cả loài người và loài vượn đều bắt nguồn từ
cùng một tổ tông chung rất xa là loài linh trưởng.
- Ảnh hưởng của Darwin: Việc Darwin so sánh trực tiếp loài người với loài vật
cùng với sự nhấn mạnh rằng loài người chỉ khác loài vật về mức độ mà thôi, đã
làm phát sinh khoa tâm lý học so sánh và tâm lý học loài vật. Ngày nay người ta
thấy rõ có thể học được nhiều điều về con người nhờ nghiên cứu các động vật
"thấp hơn."
- Tại Mỹ, thuyết tiến hóa trở thành chủ đề ngự trị độc tôn trong hầu hết các khía
cạnh của tâm lý học.
- Việc đưa thuyết tiến hóa vào tâm lý học đã tạo ra một thứ tâm lý học Mỹ độc
đáo:
- Nhấn mạnh đến các khác biệt cá nhân và sự đo lường các khác biệt ấy
- Giá trị thích nghi của tư tưởng và hành vi
- Việc nghiên cứu hành vi loài vật.
- Trung tâm nghiên cứu tâm lý học từ châu Âu đã di dời sang Hoa Kỳ, và
tiếp tục ở lại đó cho tới nay.
 Francis Galton (1822-1911)
- Galton là em họ của Darwin, sinh ra ở Anh.
- Galton đã vô cùng thích thú khi biết đến lý thuyết tiến hóa của Charles Darwin
với sự nhấn mạnh của lý thuyết này về các khác biệt cá nhân.
- Galton tin rằng nếu có các khác biệt cá nhân quan trọng giữa các con người, rõ
ràng có thể đo lường và phân loại các khác biệt ấy. Việc này đã trở thành sứ
mạng cuộc đời của ông.
1. Đo trí thông minh:
- Con người chỉ có thể biết thế giới nhờ giác quan => Galton cho rằng trí thông
minh là vấn đề thuộc sự nhạy cảm của giác quan.
- Giác quan càng tinh nhạy -> càng thông minh.
- Sự tinh nhạy của giác quan tùy thuộc vào sự di truyền -> trí thông minh là do
di truyền.
Các kết quả nghiên cứu về trí thông minh (1869):
- Con cái của các cá nhân xuất chúng thường cũng thông minh phi thường hơn
con cái của các cá nhân bình thường.
- Tuy nhiên, cần có sự chuyên cần và gắng sức thì khả năng thông minh di
truyền mới đạt được mức vượt trội
2. Đo con người;
- Galton đã sáng tạo một "phòng thí nghiệm đo con người" tại Luân Đôn năm
1884 để đo sự tinh nhậy của các giác quan, qua đó nhằm đo lường trí thông
minh của con người.
- Trong 1 năm, ông đã đo 9.337 người theo bất cứ kiểu nào mà ông có thể nghĩ
ra.
- Ông đo kích thước của đầu, sải tay, chiều cao khi đứng, khi ngồi, chiều dài của
ngón tay giữa, trọng lượng, sức mạnh khi vặn bàn tay, dung lượng hít thở, độ
nhậy của thị giác, thính giác, thời gian phản ứng với các kích thích thị giác và
thính giác, âm giai cao nhất có thể nghe thấy, và tốc độ của một quả đấm.
3. Cống hiến của GALTON cho TÂM LÝ HỌC:
- Nghiên cứu vấn đề bản tính và sự nuôi dưỡng của môi trường
- Sử dụng các bảng câu hỏi, sử dụng trắc nghiệm từ liên tưởng
- Nghiên cứu về sinh đôi
- Nghiên cứu về hình ảnh
- Phát triển kỹ thuật tương quan.
- Các công trình của ông đều hướng tới việc đo lường sự khác biệt của cả nhân,
phản ánh trực tiếp ảnh hưởng của thuyết tiến hóa của Darwin.
 James McKeen Cattell (1860- 1944)
- Cattell sinh ra tại Hoa Kỳ
- Từng theo học với cả Wundt lẫn Galton tại châu Âu nhưng chịu ảnh hưởng
của Galton nhiều hơn.
- Trong khi làm việc với Galton, Cattell tin rằng trí thông minh có tương quan
tới sự tinh nhạy của giác quan và nó chủ yếu là do di truyền.
1. Chương trình trắc nghiệm của Cattell
Chương trình trắc nghiệm của Cattell giả thiết rằng:
- Nếu một số trắc nghiệm của ông đo cùng một điều (trí thông minh), kết quả
của các trắc nghiệm này phải có tương quan rất cao với nhau.
- Nếu các trắc nghiệm đang được dùng để đo trí thông minh, chúng phải có
tương quan rất cao với kết quả học tập tại trường.
 Nghĩa là, để một trắc nghiệm trí thông minh có giá trị, nó phải có các tiên
đoán về các sự khác biệt mà các cá nhân thể hiện khi làm các công việc đòi
hỏi trí thông minh.
2. Kiểm định giả thiết của Cattell
 Kết luận: các trắc nghiệm không đo cùng một điều và chúng không có giá trị
Công trình của Cattel sụp đổ
 Alfred Binet (1857-1911)
1. Thời gian làm việc cùng Charcot
Binet bắt đầu sự nghiệp tâm lý học bằng cách làm việc với Jean Charcot, một
nhà tâm bệnh học nổi tiếng thế giới.
- Binet nghiên cứu về thôi miên
- Ông tuyên bố có thể điều khiển các triệu chứng và cảm giác của một người
bằng cách di chuyển một cục nam châm đến các chỗ khác nhau quanh thân thể
người bị thôi miên.
2. Binet nghiên cứu trí thông minh trên hai con gái
3. Theo học tại Sorboune
- Năm 1891 ông làm việc tại phòng thí nghiệm tâm lý học sinh lý tại Đại học
Sorbonne
- Nghiên cứu về các lãnh vực như trí nhớ, bản chất sự sợ hãi của tuổi thơ, tính
đáng tin cậy của chứng cớ tận mắt, tính sáng tạo, tư tưởng không hình ảnh, và
thuật xem chữ viết.
- Trong những năm làm việc tại Sorboune, Binet cũng nghiên cứu các khác biệt
cá nhân trong tri giác về trắc nghiệm vết mực loang trước cả Rorschach.
- Wolf (1973) đánh giá Binet là ông tổ của tâm lý học thực nghiệm tại Pháp và
ông có nhiều ảnh hưởng đối với tâm lý học Hoa Kỳ hơn Wundt.
4. Tâm lý học cá nhân
- Năm 1896, cùng với trợ tá của mình, Victor Henri (1872- 1940), đề nghị
nghiên cứu các khả năng trí tuệ một cách trực tiếp thay vì dựa vào sự tinh nhạy
của giác quan.
- Khả năng trí tuệ bao gồm: trí nhớ, hình ảnh, trí tưởng tượng, chú ý, thấu hiểu,
khêu gợi, phán đoán thẩm mỹ, phán đoán đạo đức, sức mạnh ý chí, và phán
đoán về thị giác không gian.
- Tuy nhiên, mục tiêu của Binet và Henri trong việc đánh giá trong một thời
gian ngắn các quy trình tinh thần cao hơn của một người đã thất bại.
 Theodore Simon (1873-1961)
1. Đánh giá sự yếu kém trí tuệ
- Năm 1903 Binet và Simon được chính phủ Pháp bổ nhiệm trông coi việc nghiên
cứu các vấn đề của trẻ em chậm phát triển tại các trường học Pháp.
- Để giáo dục trẻ em chậm phát triển trí tuệ sớm, cần phân biệt các em với trẻ bình
thường, Binet cho rằng các trắc nghiệm của Galton chưa phù hợp và thường đánh
giá sai khả năng trí tuệ của các trẻ em bị khiếm khuyết cơ thể khác.
2. Trắc nghiệm trí thông minh Binet- Simon
Sau nhiều lần thử và sai, Binet và Simon đã thành công với một trắc nghiệm đầu
tiên về đo trí thông minh trực tiếp.
3. Thang đo trí thông minh Binet-Simon
a. Thang đo năm 1905:
- gồm có 30 trắc nghiệm xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, từ cử động đơn giản của
mắt đến các định nghĩa trừu tượng.
- Trong đó, 3 trắc nghiệm đo sự phát triển vận động, và 27 trắc nghiệm đo các khả
năng trí tuệ.
- Thang đo dành cho tất cả ở độ tuổi từ 2 đến 12 để phân biệt trẻ bình thường và trẻ
chậm PTTT.
 Trẻ vượt qua được càng nhiều trắc nghiệm thì càng được coi là có mức phát
triển trí tuệ cao
b. Thang đo năm 1908:
- mục tiêu phân biệt: các mức thông minh khác nhau giữa các trẻ thông minh.
- Thang đo gồm 58 trắc nghiệm, được dùng cho các trẻ bình thường từ 3 đến 13
tuổi.
- Trắc nghiệm đánh giá mức độ trí tuệ theo độ tuổi bằng cách tính là từ 75% số trẻ
em ở một tuổi nào đó qua được trắc nghiệm.
c. Thang đo năm 1911:
- Gồm 5 trắc nghiệm cho mỗi lứa tuổi dành cho người lớn (từ 15 tuổi).
- Các trắc nghiệm ở lứa tuổi cao hơn cho phép đánh giá sự tinh tế hơn trong trí
thông minh.
- Ví dụ, nếu một trẻ 8 tuổi qua được tất cả các trắc nghiệm tương ứng với lứa tuổi
của bé, thì được coi là bình thường. Tuy nhiên một bé 8 tuổi cũng có thể qua một
số trắc nghiệm dành cho lứa 9 tuổi, khi đó bé đang thông minh hơn tuổi thực.
- “Mức thông minh” của một người, có thể được diễn tả bằng tuổi trí tuệ của của
họ, nghĩa là tuổi tương ứng với các trắc nghiệm khó nhất mà đứa trẻ có thể qua
được.
4. Chỉ số thông minh IQ:
- IQ = tuổi tâm lý/tuổi vật lý x 100

5. Ảnh hưởng của Binet;


- Thang đo Binet-Simon thể hiện trí thông minh không phải là một khả năng duy
nhất mà là nhiều khả năng khác nhau.
- Binet không chấp nhận thuyết bẩm sinh, tuy nhiên ông cũng tin sự di truyền có
thể có một tác động giới hạn mạnh đối với khả năng tri thức
- Đa số mọi người đều hoạt động dưới mức tiềm năng của mình  mọi người đều
có thể tăng trưởng về trí tuệ và điều này có tầm quan trọng lớn đối với các nhà
giáo dục.
- Binet và Simon đã triển khai được một phương pháp đo lường vắn gọn và dễ áp
dụng cho trí thông minh, và nó đã vô cùng phổ biến.
- Cho đến trước Chiến tranh thế giới lần II, trắc nghiệm Binet-Simon đã được sử
dụng tại hầu như khắp nơi trên thế giới.
 Charles Spearman (1863-1945)
- Ông rất ấn tượng với các thí nghiệm của Galton và đã làm một số thí nghiệm
trên các học sinh trường làng, và kết quả có vẻ ủng hộ quan điểm của Galton
rằng có sự tương quan giữa sự tinh nhậy của giác quan và trí thông minh.
- Ông thấy rằng các số đo sự tinh nhạy giác quan không chỉ tương ứng rất cao
với nhau, đồng thời chúng cũng tương ứng rất cao với "trí thông minh ở
trường”.
- Năm 1904 ông xuất bản các kết quả nghiên cứu trong bài báo "Trí thông minh
Tổng quát: Xác định và Đo khách quan."
1. Đóng góp của Spearman:
Các kết luận của Spearman về bản chất của trí thông minh là quan trọng vì ba lý
do sau đây:
- Trí thông minh là một khả năng duy nhất
- Trí thông minh phần lớn do di truyền
- Quan niệm của Spearman về trí thông minh được chấp nhận nhiều nhất bởi
phong trào trắc nghiệm mới tại Mỹ
 IQ được coi là đo trí thông minh tổng quát g của Spearman chứ không phải
đo "mức tri thức" đa diện của Binet.
 Lewis Madison Terman (1877-1956)
1. Cải tiến thang đo Binet – Simon
- Terman thấy rằng khi áp dụng thang đo Binet-Simon cho học sinh Mỹ, kết quả
không đồng đều.
- Điểm số trung bình của trẻ em thuộc các lứa tuổi khác nhau thì hoặc cao hơn
hay thấp hơn tuổi đời của nhóm trẻ được trắc nghiệm.
2. Thang đo Stanford – Binet
- Năm 1916 Terman xuất bản một bản hiệu đính đặt tên là thang đo Stanford -
Binet.
- Trắc nghiệm Stanford-Binet làm cho Terman trở nên vừa giàu vừa nổi tiếng,
nó được hiệu đính năm 1937 và một lần nữa năm 1960.
3. Lập trường của Terman về tính di truyền của trí thông minh
Trong suốt cuộc đời sự nghiệp, Terman luôn tin rằng trí thông minh phần lớn là
do di truyền.
• Terman tin rằng trí thông minh kém là nguyên nhân của đa số tội phạm và các
dạng hành vi chống xã hội khác.
• Theo Terman, một người ngu dốt không thể là một người đạo đức.
• Tuy Terman rất bị ấn tượng bởi Binet và vay mượn nhiều của Binet, quan
niệm của ông về trí thông minh giống với quan niệm của Galton hơn.
4. Nghiên cứu của Terman về thiên tài
 Kết luận: trẻ em thiên tài trở thành người lớn thiên tài.
5. Đóng góp của nghiên cứu thiên tài
- Nghiên cứu của Terman đã làm tan biến nhiều tin tưởng sai lạc về các trẻ em
thiên tài
- Vẫn còn để lại câu hỏi chưa trả lời được là "thiên tài" do di truyền hay do kết
quả của kinh nghiệm.
- Có bao nhiêu phần của trí thông minh được quyết định do di truyền và bao
nhiêu phần do môi trường vẫn còn là một vấn đề bị tranh cãi nóng bỏng trong
tâm lý học ngày nay.
TÂM LÝ HỌC CHỨC NĂNG

TÂM LÝ HỌC HÀNH VI


• John Broadus Watson (1878-1958)
Được xem là cha đẻ của thuyết hành vi
1. Mục tiêu Tâm lý học
- Năm 1913 “Tâm lý học dưới góc nhìn của nhà hành vi học”
- Watson đưa ra quan điểm cách mạng:
“Một ngành tâm lý học thực sự mang tính khoa học sẽ thôi bàn về những
trạng thái tâm trí... thay vào đó tập trung dự đoán và kiểm soát hành vi”
- Tuyên ngôn của thuyết hành vi: S – R

• Edward Chace Tolman (1886 – 1959)

• Burrhus Frederic Skinner (1904 – 1990)

• Albert Bandura (1925 -2021)

You might also like