You are on page 1of 8

TỪ VAY MƯỢN

- Hiện tượng vay mượn từ vựng là “hiện tượng phổ biến của mọi ngôn ngữ”,
là “một trong những phương thức quan trọng để bổ sung vốn từ vựng của
một ngôn ngữ”, là “hiện tượng của ngôn ngữ học xã hội” và “hiện tượng
ngôn ngữ - văn hóa”.
- Trước hết, vay mượn từ vựng là một phương thức phổ biến để bổ sung vốn
từ trong các ngôn ngữ trên thế giới.
- Ngoài việc áp dụng các phương thức cấu tạo từ trong mỗi hệ thống ngôn ngữ
để tạo từ mới thì việc vay mượn từ vựng là phương thức rất quan trọng và
hữu ích trong việc biểu đạt các hiện tượng, khái niệm mới xuất hiện, đặc biệt
trong thời đại toàn cầu hóa, “bùng nổ thông tin” như hiện nay.
- Các từ vay mượn được đưa vào ngôn ngữ vay mượn với tư cách là các yếu tố
cấu tạo từ, cụm từ, hoặc có thể là mô hình cấu tạo từ mới.

I . Nguồn gốc của từ vay mượn


- Trong Tiếng Việt, nước ta vay mượn ngôn ngữ nhiều quốc gia trên thế giới
nhưng chủ yếu tập trung vào 4 quốc gia chính có ảnh hưởng nhất đó là tiếng Hán
(Trung Quốc). Ngoài ra, Tiếng Việt còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như:
tiếng Pháp tiếng Anh, tiếng Nga,…

- Trên thực tế, hầu như không có từ vựng của ngôn ngữ nào lại chỉ hình thành,
xây dựng bằng con đường “tự nó”. Tiếng Việt chúng ta cũng vậy, việc vay mượn từ
hoặc sử dụng những từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ khác là một hiện tượng phổ biến
và cũng là một thực tế tất yếu khách quan.
II . Khái niệm và vai trò của từ vay mượn
1.Khái niệm:
- Từ mượn là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài (ngôn ngữ cho) để làm phong phú
thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận.
- Các đơn vị từ vựng du nhập vào các ngôn ngữ do hiện tượng vay mượn được gọi
là “từ vay mượn”. Tuy nhiên, xuất phát từ nhiều quan điểm khác nhau và cách
dùng từ trong các ngôn ngữ khác nhau, nên có rất nhiều thuật ngữ được sử dụng để
chỉ lớp từ này.
- Gần như tất cả các ngôn ngữ trên thế giới đều có từ mượn, vì một ngôn ngữ vốn
dĩ không có đủ vốn từ vựng để định nghĩa cho tất cả các khái niệm và việc chuyển
ngữ từ vựng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác để là xu thế tất yếu trong quá
trình hội nhập của một nền văn hóa
- Tuy nhiên, việc tạo mới và sử dụng các từ mượn cũng cần hết sức quan tâm để
tránh làm mất đi bản sắc ngôn ngữ nhận, đánh mất sự đa dạng của ngôn ngữ; để
tránh điều đó chỉ nên sử dụng từ mượn trong một ngôn ngữ khi ngôn ngữ đó không
có từ thay thế hoặc từ thay thế quá dài và phức tạp.
2.Vai trò của từ vay mượn:

- Từ mượn có vai trò nhất định trong tiếng Việt. Nó bổ sung những từ còn thiếu,
tạo ra một lớp từ có sắc thái khác với những từ đã có trong tiếng Việt. Những lớp từ
này thể hiện sự sang trọng, khái quát.

- Từ mượn còn giúp cho vốn từ của tiếng Việt trở nên đa dạng, phong phú và
phù hợp với mọi thời đại.

IV. Nguyên tắc sử dụng từ vay mượn:


Để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ nước ngoài
một cách tùy tiện ta phải biết chọn lọc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và gìn
giữ văn hóa dân tộc.

V. Nội dụng chính


Những từ vay mượn tiếng Pháp
- Theo thống kê của Nguyễn Quảng Tuân và Nguyễn Đức Dân, vào năm 1992
cho biết có khoảng hơn 2.000 từ gốc Pháp được sử dụng tại Việt Nam.
- Sau gần gần 100 năm chịu sự đô hộ của thực dân Pháp Việt Nam nói chung
và Sài Gòn nói riêng đã trở thành thuộc địa của Pháp nên tiếng Pháp có điều
kiện du nhập vào Việt Nam. Cũng vì thế, tiếng Pháp đã có ảnh hưởng sâu
rộng đến đời sống văn hóa, xã hội của người Việt. Bằng chứng là ngày xưa
khá nhiều người học tiếng Pháp, một phần để làm ăn, một phần vì đó là ngôn
ngữ cần phải học để giao tiếp.
- Trong quá trình giao lưu văn hóa và ngôn ngữ đó người Việt đã vay mượn
nhiều từ gốc Pháp để chỉ những khái niệm mà thường thì trong tiếng Việt
không có. Phần lớn các từ đó đã bị thay đổi cả về cách đọc lẫn chữ viết để
phù hợp với đặc trưng của tiếng Việt, vốn là ngôn ngữ không biến hình.
- Tiếng Pháp được sử dụng trong các văn bản, giấy tờ của Chính phủ Bảo hộ
và trong giảng dạy ở nhà trường, bên cạnh đó là các loại sách báo thâm nhập
đời sống thường ngày của người dân .Thậm chí nếu bây giờ hỏi lại những
người của thế hệ trước, có người còn hát và nghe cả tiếng Pháp, họ khá rành
rẽ về loại ngôn ngữ này.
2.Một số từ vay mượn tiếng Pháp:
Có những từ ngữ xuất xứ từ tiếng Pháp nhưng vì lâu ngày dùng quen nên
người ta cứ tưởng chúng là những từ “thuần Việt”.
Ví dụ:
 cao su (caoutchouc) (( một loại cây công nghiệp được người Pháp du nhập
vào Việt Nam qua hình thức những đồn điền tại miền Nam)).
 Nhà ga ( gare. )
 Cà phê (café)

-Về ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày


Ví dụ:
 Nhà băng (banque)
 xà bông (savon) (( Ở miền Bắc, xà bông được cải biên thành xà phòng, là
chất dùng để giặt rửa, chế tạo bằng cách cho một chất kiềm tác dụng với một
chất béo. Nổi tiếng ở Sài Gòn xưa có xà bông Cô Ba của Trương Văn Bền,
dùng dầu dừa làm nguyên liệu chính.))
 áp phích (affiche)
 ăng ten (antenne)
 ban công(balcon)
 ba lô(ballot)
 ga lăng(glant)
 búp bê (poupee)
 pin(pile)
 xi măng (ciment)
 puộc-boa (tiền thưởng – pourboire).(( Ngày nay từ boa hay bo được dùng
phổ biến với ý nghĩa cho tiền thưởng, hay còn gọi là tiền phong bao hoặc tiền
phục vụ.))
-Về máy móc , kĩ thuật:
Trước khi bị thực dân Pháp đô hộ người Việt hầu như không có từ vựng về máy
móc hay kĩ thuật , nên rất nhiều thứ được phiên âm từ tiếng Pháp.
Ví dụ:
 long đền (rông đen) (rondelle) ((để chỉ miếng đệm nơi con vít ))
 bù loong( boulon) ((để chỉ một loại đinh ốc lớn để bắt chặt một vật gì))
 vít (đinh vít) (vis)
 ra-đi-o (radio)
 cờ lê (clé)

-Về ẩm thực:Tiếng Việt thường mượn cả cách phát âm đến tên của các món ăn
có xuất xứ từ phương Tây.
Ví dụ
mơ-nuy (thực đơn – menu)
bít-tết (chữ bifteck của Pháp lại mượn từ nguyên thủy tiếng Anh – beefsteak)
những thức uống như bia (rượu bia – bière)(( được chế biến từ cây hốt bố hay còn
gọi là hoa bia – houblon))
xúc-xích (saucisse),
pa-tê (paté),
giăm-bông (jambon),
thịt phi-lê (thịt thăn, thịt lườn – filet))
cà-ri (curry)
-Bánh mì một loại thực phẩm khá phổ biến ở Việt Nam (Nó xuất hiện khi người
Pháp xâm chiếm nước ta, bánh mì du nhập vào nước ta đầu tiên tại Sài Gòn vào
năm 1859, với tên gọi bánh mì Baguette)
- Sài Gòn xuất hiện nhiều loại bánh mì theo kiểu Pháp ( miền Bắc lại gọi là bánh
tây với hàm ý du nhập từ Pháp).
Ví dụ:
 bánh mì ba-ghét (loại bánh mì nhỏ, dài – baguette),
 bánh pa-tê-sô (một loại bánh nhân thịt, ăn lúc nóng vừa dòn vừa ngon –
pathé chaud),
 bánh croát-xăng (hay còn gọi là bánh sừng bò – croissant).

-Người Việt cũng đã sử dụng những từ ngữ phương Tây để nói những sản phẩm
về sữa
Ví dụ:
 bơ (beurre),
 pho-mát (fromage),
 kem (crème)
 dao-ua (yaourt)…

- Ngay cả cà phê một thức uống không thể thiếu vào mỗi buổi sáng của người
Việt cũng xuất phát từ café trong tiếng Pháp (Nestlé cũng là từ vay mượn tiếng
Pháp).

- Về trang phục cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ tiếng Pháp.
Ví dụ:
 áo sơ-mi (chemise),
 măng-sét (manchette).( cổ tay có cài khuy )
 áo vét (vest) hay bộ vét-tông (veston)
 cà-vạt (cravate) trên cổ áo sơ mi.
 gi-lê (gilet)
 găng (gants)

+ Ngay cả quần áo lót bên trong cũng mượn từ tiếng Pháp.

 Phụ nữ thì mang xú-chiêng (nịt ngực – soutien-gorge).


 Nam giới thì mặc áo may-ô (maillot) (bên trong áo sơ-mi)
 xanh-tuya (dây nịt – ceinture)
 quần sóc (quần ngắn, tiếng Pháp là short được mượn từ tiếng Anh shorts).

+Trang phục có thể được may từ các loại

 cô-tông (vải bông – coton)


 len (làm từ lông cừu – laine).
 Trên đầu có mũ phớt (feutre, một loại mũ dạ),
 mũ be-rê (béret, một loại mũ nồi)…
 dưới chân là đôi dép săng-đan (sandales), sau này người Sài Gòn lại chế
thêm dép sa-bô (sabot nguyên thủy tiếng Pháp là guốc).
+Đi lính cho Tây thì được

 đôi giày săng-đá (giày của lính – soldat)


 Một đoàn xe quân sự có hộ tống được gọi là công-voa (convoi, trông cứ như
con voi trong tiếng Việt!).
 Thuật ngữ quân sự chỉ những công sự xây đắp thành khối vững chắc, dùng
để phòng ngự, cố thủ một nơi nào đó được gọi là lô-cốt có xuất xứ từ
blockhaus((Ngày nay, chữ lô cốt còn được dùng chỉ những nơi đào đường,
thường được rào chắn, vây kín mặt đường, cản trở lưu thông)).
+ Xưa kia cảnh sát được gọi qua nhiều tên:

 mã-tà (xuất xứ từ tiếng Pháp matraque, có nghĩa là dùi cui)


 sen đầm (gendarme),
 phú-lít (police),
 ông cò (commissaire)…
 Lực lượng thuế quan (ngày nay gọi là hải quan) được gọi là đoan (douane),
( lính đoan còn có nhiệm vụ đi bắt rượu lậu là một mặt hàng quốc cấm thời
Pháp thuộc)
-Về nông phẩm thì có

 đậu cô-ve (còn gọi tắt là đậu ve – haricot vert),


 đậu pơ-tí-poa (đậu Hòa Lan có hột tròn màu xanh – petits-pois),
 bắp sú (bắp cải – chou),
 súp-lơ (bông cải – chou-fleur),
 xà lách (salade)
 cải xoong (còn gọi là xà lách xoong – cresson),
 cà-rốt (carotte)
 ác-ti-sô (artichaut)…

-Về âm nhạc:

 đàn piano (dương cầm),


 violon (vĩ cầm),
 kèn harmonica (khẩu cầm)
 đăng-xinh (khiêu vũ trường – dancing)
 ọc-két (ban nhạc – orchestre)
 điệu nhảy taggo…

-Về phương tiện giao thông:

 xe lô, lô ca xông (location)


 xe trắc xông (traction avant)
 xe hủ lô hay xe lu (rouleau compresseur)
 đường ray( rail)
 tà vẹt ( traverse) (( thanh ngang ở đường rầy xe lửa))
 lơ (contrôleur ) (( người phụ xe ở xe khách là lơ xe))
 mô tô (moto) (( để gọi xe gắn máy ))
 xe ca ( car) (( là xe chở khách))
 xe ben ( benne) (( là loại xe chở vật liệu như cát, đá phía sau thùng chở có
thể nâng lên được để đổ cát đá xuống))
 xe buýt (bus) (( xe chở khách chạy trong thành phố))
 xe gòong (wagon) ((toa xe chở than trong hầm mỏ wagon))
- Để mọi người hiểu rõ hơn về nguồn gốc từ vay mượn tiếng Pháp ta có thể
tham khảo thêm 1 bài thơ Pháp-Việt:
“Cao su đi dễ khó về,
Khi đi trai tráng, khi về bủng beo.
Cao su đi dễ khó về,
Khi đi mất vợ, khi về mất con.
Cao su xanh tốt lạ đời,
Mỗi cây bón một xác người côɴԍ nhân.
Có đi mới biết Mê K ông,
Có đi mới biết thân ông thế này.
Mê K ông chôn xác hàng ngày,
Có đi mới biết bàn tay xu Bào”.
 Bào là tên của người cai quản đồn điền, hắn nổi tiếng tàn ác, ác độc. Còn
xu là người kiểm soát, đây cũng là từ vay mượn của Pháp (Surveillant).

You might also like