You are on page 1of 2

Thực trạng ở Việt Nam:

 Việt Nam có hơn 70 loài tảo và vi khuẩn lam gây độc.


 Hiện tượng tảo lam nở hoa gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề đến môi trường.
 Thường gặp tại thủy vực nước ngọt cũng như ở biển Việt Nam

VD ở một số địa điểm sau:

 Thảm hoạ thuỷ triều đỏ tại Bình Thuận vào năm 2002 đã tạo thành vùng thuỷ triều đỏ rộng
hơn 40km2 và khiến cho khoảng 90% như tôm, cá trong nhiều lồng bè chết hàng loạt và môi
trường nước tại đây bị ô nhiễm nặng nề trong nhiều tháng. Có đến 82 người phải nhập viện
với nhiều triệu chứng như ngứa, phồng rộp khi tiếp xúc với vùng nước có thuỷ triều đỏ và
tảo lam nở hoa.
 -Theo Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống vào năm 2014, hiện tượng thuỷ triều đỏ đã
gây nên nhiều trận bọt biển màu đỏ vàng tại các khu vực biển ở Mũi Né Hòn Rơm (thuộc
tỉnh Bình Thuận). Kéo theo đó là nhiều các cá, động vật và rong tảo biển dạt vào gây hôi
thối, ô nhiễm và làm thiệt hại nặng nề về kinh tế cho ngành du lịch tại nơi đây
 Vào tháng 3/2017 ở tại vùng biển Chân Mây - Lăng Cô, Cảnh Dương của huyện Phú Lộc,
tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện tượng tảo nở hoa nước (thủy triều đỏ) làm nước biển đổi màu,
có mùi tanh hôi, đồng thời làm giảm nồng độ oxy trong nước ở một số thời điểm làm cho
thủy sản trong khu vực có hiện tượng nổi trên bề mặt

 -Tảo nở hoa gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe con người, phá hủy nghiêm trọng hệ sinh
thái nước, gây tác động lớn đến kinh tế

Biên pháp khắc phục hạn chế:

 Thiết lập hệ thống giám sát, quan trắc, cảnh báo chất lượng nước
 Tập huấn, hướng dẫn cho nhân dân, cán bộ các địa phương ven biển, đặc
biệt là ngư dân và lực lượng kiểm ngư, cán bộ ngành hải sản, các cơ sở nuôi
trồng hải sản… để nhận biết, phát hiện hiện tượng tảo nở hoa và thủy triều
đỏ, kịp thời thông báo cho các chính quyền và các cơ quan chức năng
 Kiểm soát chặt chẽ các yếu tố môi trường có thể gây nên các hiện tượng
này như nguồn dinh dưỡng cung cấp cho thủy vực.
 Đảm bảo cho sự lưu thông của nước tại các thủy vực nước ngọt (ao, hồ,
sông, suối…)
 sử dụng CuSO4 0,01 % hoặc dùng ozon. Phương pháp này chỉ dùng cho
những thủy vực diện tích mặt nước hạn chế, khó dùng ở biển.
 Đưa ra những tác hại tảo nở hoa, từ đó sẽ lập ra những phương án, kế hoạch để khắc phục
hậu quả

 Sử dụng đất sét dạng bột hoặc dạng lỏng với liều lượng 20 – 200 mg/m mặt 2

nước để làm kết tủa các tế bào tảo độc


 Công nghệ dùng sóng siêu âm để kiểm soát tảo nở hoa
 -Phương pháp khuấy trộn này sử dụng các thiết bị sục khí cơ học để vừa khuấy trộn và đưa
oxi vào nước
 Xử lý bằng hóa chất có chứa những hợpr chất gốc đồng như đồng sunfat, đồng chelate
hoặc Hydro peroxide (Oxy già).

 -Mỗi phương pháp kiểm soát tảo nở hoa đều có những ưu và nhược điểm riêng. Chúng ta
có thể tìm hiểu chi tiết về từng trường hợp tảo nở hoa để chọn được giải pháp phù hợp.

You might also like