You are on page 1of 8

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA




BÁO CÁO THÍ NGHIỆM


MÔN : SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG

BÀI 5: HÔ HẤP

GVHD: Trần Trúc Thanh


Lớp: L07
ST
Họ và tên MSSV
T
1 Nguyễn Truyền Vân Anh 2210106
2 Nguyễn Bảo Nghi 2212201
3 Trương Nguyễn Trung Tín 2213510
4 Trần Thị Thanh Trúc 2213729
5 Trần Hoàng Thanh Trúc 2213727

Thành Phố Hồ Chí Minh, Tháng 11-2023


MỤC LỤC
1.TÓM TẮT LÝ THUYẾT..................................................................................................................3
1.1.Enzyme........................................................................................................................................3
1.2.Hô hấp hiếu khí...........................................................................................................................3
1.3.Hô hấp kỵ khí..............................................................................................................................3
2.THỰC HÀNH....................................................................................................................................4
2.1.Vật liệu tươi................................................................................................................................4
2.2.Hóa chất......................................................................................................................................4
2.3.Thực hành...................................................................................................................................4
2.3.1.Phát hiện enzyme.................................................................................................................4
2.3.1.1.Dehydrogenase..............................................................................................................4
2.3.1.2.Catalase.........................................................................................................................5
2.3.2.Hô hấp hiếu khí....................................................................................................................6
2.3.3.Hô hấp kỵ khí.......................................................................................................................6
3.BÀI TƯỜNG TRÌNH........................................................................................................................7
3.1.Thí nghiệm phát hiện enzyme....................................................................................................7
3.1.1.Dehydrogenase.....................................................................................................................7
3.1.2.Catalase................................................................................................................................7
3.2.Thí nghiệm về hô hấp hiếu khí..................................................................................................7
3.3.Thí nghiệm về hô hấp kỵ khí.....................................................................................................8
BÀI 5: HÔ HẤP

1.TÓM TẮT LÝ THUYẾT


1.1.Enzyme
Dehydrogenase là enzyme xúc tác các phản ứng oxy hóa khử trong chuỗi vận
chuyển điện tử trong quá trình oxy hóa hiếu khí các chất hữu cơ.
Catalase là một enzyme phân hủy hoặc khử hydro peroxide thành nước và oxy.

1.2.Hô hấp hiếu khí


Trong điều kiện hiếu khí, glucose được oxy hoá hoàn toàn thành CO2, nước,
năng lượng dưới dạng ATP đồng thời toả nhiệt.
C 6 H 12 O6+ 6 O2 → 6 CO2 +6 H 2 O+ ATP

Cơ chất trong hoạt động hô hấp ngoài hydrate carbon còn có protein, lipid hay
acid hữu cơ. Sự thoát khí CO 2 trong hoạt động hô hấp được chứng minh qua khả
năng hấp thu CO 2của KOH hay sự kết hợp giữa CO 2với Ba(OH )2 để tạo tủa BaCO3

1.3.Hô hấp kỵ khí


Trong điều kiện kỵ khí (thiếu oxy), tế bào nấm men và một số vi khuẩn khác có
thể chuyển hóa glucose thành ethanol, CO 2 và một phần nhỏ ATP.
C 6 H 12 O6 → 2C 2 H 5 OH + 2CO 2
2.THỰC HÀNH
2.1.Vật liệu tươi
Cà rốt

Khoai tây

Hạt đậu xanh nảy mầm

Nấm men

2.2.Hóa chất
Xanh methylene 0.1%

H 2 O2 1%

Resin gaiac 2%

Dầu thực vật

Ba(OH )2 bão hòa

2.3.Thực hành
2.3.1.Phát hiện enzyme
2.3.1.1.Dehydrogenase
Cho vào ống nghiệm ( 30 mm) thứ nhất những lát cà rốt dày 2 – 3 mm, tránh
chồng lênnhau. Cho dung dịch xanh methylene vào ống nghiệm ngập quá những lát cà
rốt khoảng 1 cm. Đổ 1 lớp dầu khoảng 0,5 cm lên bề mặt xanh methylene. Ống
nghiệm thứ 2 làm tương tự nhưng không có cà rốt (ống đối chứng) và đặt cả 2 ống
nghiệm ở nhiệt độ phòng trong 60 phút. Ghi nhận hiện tượng xảy ra. So sánh sự khác
biệt giữa 2 ống.
Hình 2.3.1: Hai ống nghiệm sau 4 ngày

2.3.1.2.Catalase

Nghiền 10 g khoai tây trong cối (không cần gọt vỏ). Thêm 20 ml nước cất, dùng
chày nghiền đều và lọc qua vải lọc. Chia đều chất chiết vào 2 ống nghiệm ( 18mm).
Ống 1 để ở nhiệt độ phòng, ống 2 đặt trong nước sôi trong 10 phút rồi chuyển sang ly
chứa nước lạnh để làm nguội nhanh. Cho vào mỗi ống nghiệm 2 ml H 2 O2. Quan sát
hiện tượng xảy ra.

Hình 2.3.1.2.a: Khoai tây trước Hình 2.3.1.2.b: Khoai tây sau khi
khi thêm H 2 O2 thêm H 2 O2
2.3.2.Hô hấp hiếu khí

Cho vào erlen 60 hạt đậu xanh nảy mầm. Đậy nút cao su có mang ống thủy tinh
và phễu. Bít kín đầu còn lại của ống thủy tinh hình chữ U và phễu bằng bông gòn thấm
nước để CO 2không thoát ra ngoài. Để yên hệ thống trong 120 phút. Sau thời gian trên,
bỏ bông gòn và nhanh chóng cho đầu ống thủy tinh vào ngập trong ống nghiệm có
chứa Ba(OH )2. Để quan sát nhanh hơn có thể đổ nước vào erlen qua phễu thủy tinh để
đẩy khí CO 2từ erlen sang ống nghiệm. Quan sát và giải thích hiện tượng.

Hình 2.3.2: Ống nghiệm Ba(OH )2 sau khi dùng nước đẩy CO 2 từ erlen sang
2.3.3.Hô hấp kỵ khí

Chuẩn bị 3 ống nghiệm:

 Ống 1: 10 ml dung dịch glucose 2% và 10 ml nước cất.


 Ống 2: 10 ml dung dịch glucose 2% và 10 ml canh trường nấm men.
 Ống 3: 0 ml nước cất và 20 ml canh trường nấm men.

Dùng bong bóng cao su đậy kín miệng ống nghiệm. Quan sát hiện tượng sau
120 phút.
Hình 2.3.3: Ba ống nghiệm sau 120 phút
3.BÀI TƯỜNG TRÌNH
3.1.Thí nghiệm phát hiện enzyme
3.1.1.Dehydrogenase
Hiện tượng của ống nghiệm chứa cà rốt: dung dịch xanh methylene bị mất màu
từ vùng gần lát cà rốt dần ra ngoài, chuyển sang màu trắng. Viền của lát cà rốt có xu
hướng được nhuộm màu.
Giải thích hiện tượng: Acetyl – CoA được dùng trong chu trình Krebs để thực
hiện hô hấp tế bào. Enzyme dehydrogenase là enzyme xúc tác cho quá trình tạo acetyl
– CoA. Sản phẩm của quá trình trên có H +¿¿ , H +¿¿ khi tiếp xúc với xanh methylene sẽ
khiến màu xanh nhạt dần và mất màu, vì vậy những vùng gần cà rốt chuyển sang màu
trắng.
3.1.2.Catalase
Hiện tượng sau khi nhỏ vài giọt H 2 O2 vào hai ống nghiệm: ống bên trái ở nhiệt
độ phòng có bọt khí, ống bên phải ở nhiệt độ cao không có bọt khí.
Giải thích hiện tượng: Cơ chất của ezyme catalse (có trong nấm men) là H 2 O2.
Khi ta nhỏ H 2 O2vào nấm men, sản phẩm sau phản ứng do enzyme catalase xúc tác là
H 2 Ovà O2, vì vậy mà có hiện tượng sủi bọt khí. Ở nhiệt độ phòng, enzyme có hoạt

tính cao nên xúc tác mạnh mẽ, bọt khí thoát ra nhiều. Còn ở nhiệt độ cao, enzyme đã
bị nhiệt phân hủy làm mất hoạt tính nên phản ứng không xảy ra được.
3.2.Thí nghiệm về hô hấp hiếu khí
Trong điều kiện đủ khí oxy, đậu xanh đã tiến hành quá trình hô hấp hiếu khí.
Một trong những sản phẩm của quá trình là khí CO 2theo phương trình:
C 6 H 12 O6+ 6 O2 → 6 CO2 +6 H 2 O

CO 2được tạo ra sẽ theo đường ống thủy tinh hình chữ U, phản ứng với Ba(OH )2

trong ống nghiệm tạo thành kết tủa màu trắng đục theo phương trình:
Ba(OH )2 +CO2 → BaCO 3 ↓+ H 2 O
3.3.Thí nghiệm về hô hấp kỵ khí
Hiện tượng ở 3 ống nghiệm:
 Ống 1 (bên trái): chứa dung dịch glucose và nước cất. Mặc dù có glucose là
nguyên liệu để hô hấp nhưng không có nấm men để hô hấp nên không có bọt
khí CO 2, bong bóng xẹp.
 Ống 2 (ở giữa): chứa dung dịch glucose và canh trường nấm men. Có glucose
và nấm men nên xảy ra hô hấp, trong quá trình đó tạo ra nhiều bọt khí CO 2, nấm
men lơ lửng trong canh trường, bong bóng căng lên. Do đậy miệng ống nghiệm
bằng bong bóng nên tạo môi trường kỵ khí, sau khi mở bong bóng ra có mùi
rượu nhẹ. Từ đó suy ra trong ống 2 xảy ra quá trình lên men.
C 6 H 12 O6 → 2CH 3 COCOOH → 2 C2 H 5 OH +2CO 2

 Ống 3 (bên phải): chứa nước cất và canh trường nấm men nhưng không có
glucose làm nguyên liệu hô hấp, nấm men lắng xuống. Tuy nhiên nấm men vẫn
hô hấp trong thời gian ngắn nhờ vào glucose còn lại trong chính nó. Do đó bong
bóng căng một phần nhỏ.

You might also like