You are on page 1of 5

QUY ĐỊNH

Về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng nghiệp vụ


trực thuộc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực III
(kèm theo Quyết định số: /QĐ-TT III ngày / /2013)

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh


Quyết định này quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng
nghiệp vụ trực thuộc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực III (gọi
tắt là đơn vị).

Điều 2: Cơ cấu tổ chức các phòng nghiệp vụ


Cơ cấu các phòng nghiệp vụ của đơn vị như sau:
1. Phòng Phối hợp cứu nạn
2. Phòng Tổ chức hành chính
3. Phòng Quản lý tàu
4. Phòng Tài vụ

Điều 3: Vị trí chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng nghiệp vụ
1. Phòng Phối hợp cứu nạn
a/ Vị trí, chức năng:
Phòng Phối hợp cứu nạn là tổ chức tham mưu, giúp việc cho Giám đốc để quản
lý và triển khai thực hiện các công tác:
- Phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển;
- Theo dõi, chỉ huy điều hành hoạt động của các phương tiện tìm kiếm cứu nạn
chuyên dụng thuộc quyền quản lý của đơn vị;
- Thường trực phòng chống lụt bão.
b/ Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Tổ chức thường trực 24/24h hàng ngày (tại văn phòng và trên các phương
tiện tìm kiếm cứu nạn chuyên dụng) để tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan và sẵn
sàng ứng phó nhanh chóng, chính xác với mọi tình huống tai nạn, sự cố hàng hải xảy
ra trong vùng biển trách nhiệm được giao.
- Xây dựng, trình phê duyệt và triển khai thực hiện kế hoạch huấn luyện
thường xuyên; kế hoạch hoạt động tìm kiếm cứu nạn; kế hoạch huy động phương
tiện, lực lượng hoạt động trong vùng trách nhiệm các vụ việc tìm kiếm cứu nạn nhanh
chóng, chính xác.
- Tổ chức phối hợp, huy động, chỉ huy, điều hành lực lượng, phương tiện tìm
kiếm cứu nạn thuộc quyền quản lý và các lực lượng, phương tiện thuộc các tổ chức
cá nhân có liên quan đến hoạt động hàng hải đang hoạt động trong khu vực trách
nhiệm được giao.
- Hướng dẫn nghiệp vụ phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải đối với các cơ
quan, đơn vị thuộc ngành hàng hải nằm trong khu vực trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn
được giao.
- Tham gia, phối hợp với các lực lượng tìm kiếm cứu nạn thuộc các Bộ, ngành
khác, các địa phương, với lực lượng của các quốc gia và tổ chức quốc tế tiến hành các
hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển và các hoạt động khác có liên quan theo chỉ
đạo, điều hành của Trung tâm Phối hợp TKCN hàng hải Việt Nam.
- Theo dõi, thống kê các nguồn lực chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp cả
trong và ngoài ngành hàng hải trong khu vực trách nhiệm để phục vụ hoạt động tìm
kiếm cứu nạn hàng hải.
- Tổ chức cập nhật, lưu trữ dữ liệu liên quan đến hoạt động tàu thuyền trên
biển, các dữ liệu về tai nạn, sự cố trên biển; tình hình thời tiết, khí hậu hải dương học,
các thông tin liên quan khác để phục vụ việc lập kế hoạch hoạt động tìm kiếm và tổ
chức cứu nạn trên biển.
- Tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến hoạt động
hàng hải, cứu nạn trên biển cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong khu vực
trách nhiệm được giao.
- Quản lý khai thác, sử dụng các trang thiết bị thông tin được giao và các tài
sản khác được cơ quan trang bị theo quy định pháp luật.
- Thực hiện công tác báo cáo, thống kê các nhiệm vụ thuộc chức năng nhiệm
vụ được phân công.
- Được ký các văn bản thông báo, hướng dẫn nghiệp vụ và báo cáo nhanh theo
ủy quyền của Giám đốc đơn vị.
2. Phòng Tổ chức hành chính
a/ Vị trí, chức năng:
Phòng Tổ chức hành chính là tổ chức tham mưu, giúp việc cho Giám đốc để
quản lý và triển khai thực hiện các công tác: tổ chức cán bộ, lao động tiền lương,
hành chính quản trị.
b/ Nhiệm vụ và quyền hạn:
Về công tác tổ chức lao động, tiền lương:
- Xây dựng, trình cấp thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện kế hoạch
lao động, tiền lương; kế hoạch đào tạo bồi dưỡng viên chức; kế hoạch bảo hộ lao
động. Tổng hợp kế hoạch hoạt động thường xuyên của đơn vị.
- Xây dựng kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế và vị trí việc làm viên chức.
- Tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng, điều động viên chức, lao động theo
quy định hiện hành.
- Triển khai công tác đánh giá cán bộ; thi đua khen thưởng và kỷ luật viên
chức, người lao động. Quản lý hồ sơ viên chức, lao động theo phân cấp.
- Thực hiện chế độ tiền lương, phân phối thu nhập; chế độ bảo hiểm xã hội,
chăm sóc sức khỏe và các chế độ chính sách khác liên quan đến người lao động.

2
- Xây dựng, trình và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được
duyệt. Tổ chức cập nhật văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý; cập nhật
kiến thức chuyên môn, chính trị, xã hội … để kịp thời phổ biến cho người lao động.
Về công tác quản trị hành chính :
- Quản lý hành chính hệ thống cơ sở hậu cần của đơn vị.
- Phối hợp thực hiện duy tu bảo dưỡng tài sản, trang thiết bị phục vụ hoạt động
quản lý của đơn vị. Quản lý sử dụng các tài sản khác được cơ quan trang bị theo quy
định pháp luật.
- Lập kế hoạch, trình duyệt và cung ứng vật tư văn phòng thiết bị văn phòng
theo quy định.
- Theo dõi, quản lý sử dụng phương tiện xe ô tô. Bảo vệ chính trị nội bộ; bảo
vệ an ninh, an toàn tài sản trong đơn vị.
- Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ tài liệu theo quy định pháp luật.
- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện các quy định về kỷ luật lao động; an
toàn vệ sinh lao động; phòng chống cháy nổ theo ủy quyền của Giám đốc đơn vị.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo tại đơn vị. Thực hiện công tác dọn dẹp vệ sinh
văn phòng và phục vụ nước uống lãnh đạo.
- Được ký các thông báo nội bộ, sao y các văn bản, giấy điều động xe ôtô,
chứng nhận lý lịch cán bộ theo ủy quyền của Giám đốc đơn vị.
Thực hiện công tác báo cáo, thống kê các nhiệm vụ thuộc chức năng nhiệm vụ
được phân công.
3. Phòng Quản lý tàu
a/ Vị trí, chức năng:
Phòng Quản lý tàu là tổ chức tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong công
tác: quản lý kỹ thuật phương tiện (tàu, xe ôtô), trang thiết bị cơ sở hậu cần; khoa học
công nghệ.
b/ Nhiệm vụ và quyền hạn:
Về quản lý kỹ thuật phương tiện, trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn hàng hải:
- Xây dựng quy chế, quy định, quy trình nội bộ quản lý kỹ thuật, đề xuất và
thực hiện các biện pháp quản lý kỹ thuật đối với phương tiện và trang thiết bị cơ sở
hậu cần phục vụ tìm kiếm cứu nạn thuộc đơn vị quản lý.
- Xây dựng kế hoạch duy tu, bảo dưỡng sữa chữa thường xuyên, hàng năm, sửa
chữa lớn phương tiện, cơ sở hậu cần phục vụ tìm kiếm cứu nạn thuộc đơn vị quản lý.
- Xây dựng kế hoạch, trình duyệt và tổ chức thực hiện việc cung cấp vật tư,
phụ tùng thay thế, nhiên liệu, nước ngọt và các yêu cầu kỹ thuật khác của phương
tiền tìm kiếm cứu nạn của đơn vị.
- Quản lý kho vật tư, phụ tùng , thiết bị kỹ thuật (Quản lý Thủ kho) của đơn vị
theo quy định của pháp luật.
Công tác khoa học công nghệ:

3
- Xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học công nghệ và đề xuất các biện pháp
triển khai thực hiện tại đơn vị.
- Tổ chức trao đổi, tiếp nhận, nghiên cứu, phổ biến các thông tin về khoa học
công nghệ trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn hàng hải.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo ủy quyền của Giám đốc đơn vị:
- Được ký các văn bản thông báo, hướng dẫn nghiệp vụ đối với các phòng, bộ
phận liên quan thuộc lĩnh vực được giao. Được kiểm tra, đôn đốc nghiệp vụ theo
chức năng của phòng.
- Được ký các văn bản báo cáo nhanh về sự cố hàng hải, tình trạng kỹ thuật các
phương các phương tiện chuyên dụng tìm kiếm cứu nạn thuộc đơn vị quản lý.
- Quản lý sử dụng các tài sản khác được cơ quan trang bị theo quy định pháp
luật. Thực hiện công tác báo cáo, thống kê các nhiệm vụ thuộc chức năng nhiệm vụ
được phân công.
4. Phòng Tài vụ
a/ Vị trí, chức năng:
Phòng Tài vụ là tổ chức tham mưu, giúp việc cho Giám đốc để quản lý và triển
khai thực hiện công tác tài chính, kế toán tại đơn vị theo Luật kế toán và các cơ chế
quản lý tài chính. Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chính sách, chế độ tài chính kế
toán của đơn vị theo quy định của Pháp luật.
b/ Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Xây dựng kế hoạch tài chính định kỳ về hoạt động của đơn vị trình cấp thẩm
quyền phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện công tác tài chính kế toán, hạch toán của đơn vị theo quy
định của pháp luật.
- Thực hiện công tác dự toán, quyết toán chi phí thường xuyên, đột xuất và
công tác báo cáo tài chính, báo cáo thuế của đơn vị theo quy định.
- Chủ trì phối hợp với các phòng, bộ phận thực hiện chế độ quản lý tài sản Nhà
nước theo quy định của pháp luật; thẩm định, xem xét phê duyệt hoặc trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt các hồ sơ thanh, quyết toán theo phân cấp.
- Quản lý quỹ tiền mặt (Quản lý Thủ quỹ) của đơn vị theo đúng quy định pháp
luật, nguyên tắc tài chính.
- Tham gia xây dựng và giám sát thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật liên
quan của đội tàu, ca nô và trang thiết bị của đơn vị.
- Được ký các văn bản thông báo, hướng dẫn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được
giao theo ủy quyền của Giám đốc đơn vị.
- Ký các văn bản liên quan đến chứng từ kế toán thu chi ngân sách, các phiếu
rút tiền mặt, rút hạn mức ngân sách… có liên quan theo quy định của Luật Kế toán,
Luật ngân sách nhà nước và các văn quy phạm pháp luật về tài chính.
- Được quyền yêu cầu các phòng, bộ phận và cá nhân trong đơn vị cung cấp
các chứng từ kế toán hợp pháp để thanh, quyết toán.

4
- Thực hiện công tác báo cáo, thống kê các nhiệm vụ thuộc chức năng nhiệm
vụ được phân công. Quản lý sử dụng các tài sản khác được cơ quan trang bị theo quy
định pháp luật.

Điều 4: Nguyên tắc hoạt động và quan hệ công tác


1. Giám đốc đơn vị chỉ đạo, điều hành và quản lý mọi hoạt động của đơn vị.
2. Các Phó giám đốc đơn vị giúp Giám đốc chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực
hoạt động được Giám đốc ủy quyền và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước cấp
có thẩm quyền về lĩnh vực được giao.
3. Trưởng phòng nghiệp vụ chịu trách nhiệm quản lý, điều hành trực tiếp hoạt
động của phòng và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công việc được giao.
4. Các phòng nghiệp vụ phối hợp với nhau theo chức năng để hoàn thành tốt
nhiệm vụ chung, chủ trì phối hợp với các phòng khác trong lĩnh vực được phân công
phụ trách.
5. Các phòng nghiệp vụ theo lĩnh vực được phân công chủ trì phối hợp với
Thuyền trưởng các phương tiện tìm kiếm cứu nạn để thực hiện nhiệm vụ và quyền
hạn của mình.
6. Các phòng nghiệp vụ theo lĩnh vực công tác của mình được quan hệ trực tiếp
với các phòng tham mưu của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt
Nam và nhận sự chỉ đạo về nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của các phòng tham
mưu của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam.
7. Các Phó giám đốc, các trưởng phòng nghiệp vụ được quan hệ với cơ quan,
đơn vị trong và ngoài ngành hàng hải theo lĩnh vực được Giám đốc ủy quyền.
8. Cấp phó đơn vị và Trưởng các phòng nghiệp vụ được sử dụng con dấu của
đơn vị để ký các văn bản theo ủy quyền của Giám đốc đơn vị.

Điều 5: Hiệu lực và trách nhiệm thi hành


Trưởng các phòng chức năng, Thuyền trưởng các tàu SAR thuộc Trung tâm
Phối hợp TKCN hàng hải khu vực III căn cứ quyết định thi hành./.

Nơi nhận: GIÁM ĐỐC


- Như điều 5;
- Vietnam MRCC (b/c);
- Lưu: VT, TCHC.

Phạm Hiển

You might also like