You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQGHN

Khoa Kế toán – Kiểm toán

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN

TÊN ĐỀ TÀI: LƯỢNG GIÁ TRỊ HÀNG HÓA VÀ CÁC


NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG? Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

Giảng viên hướng dẫn: Đặng Thị Thu Giang

Lớp học phần:

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu Hà


Hoàng Thị Lương
Nguyễn Thị Hải Vân
Đoàn Thị Thùy Dung
Hồ Thị Khánh Linh

Hà nội, ngày 04 tháng 07 năm 2023

1
LỜI MỞ ĐẦU

2
PHẦN I: LƯỢNG GIÁ TRỊ HÀNG HÓA VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG GIÁ TRỊ HÀNG HÓA
1. Lượng giá trị hàng hóa:
- Giá trị hàng hóa là do lao động xã hội, trừu tượng của người sản xuất ra hàng
hóa kết tinh trong hàng hóa.  Vậy lượng giá trị hàng hóa là lượng lao động đã
hao phí để tạo ra hàng hóa.
- Lượng lao động đã hao phí được tính bằng thời gian lao động. Thời gian lao
động này phải được xã hội chấp nhận, không phải là thời gian lao động của đơn
vị lao động cá biệt, mà là thời gian lao động xã hội cần thiết.
“Thời gian lao động xã hội cần thiết” là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá
trị sử dụng nào đó trong điều kiện bình thường của xã hội với trình độ thành
thạo trung bình, cường độ lao động trung bình.

- Trong thực tế sản xuất, người sản xuất thường phải tích cực đổi mới, sáng tạo
nhằm giảm thời gian hao phí lao động cá biệt tại đơn vị sản xuất của mình
xuống mức thấp hơn mức hao phí trung bình cần thiết.
 Khi đó sẽ rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết, năng suất lao động
tăng lên từ đó sẽ có được ưu thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác.

- Xét về mặt cấu thành, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa được sản xuất ra
bao hàm: hao phí lao động quá khứ (chứa các yếu tố vật tư, nguyên liệu đã tiêu
dùng để sản xuất ra hàng hóa đó) + hao phí lao động mới kết tinh thêm.

2. Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị hàng hóa:

Lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa được đo lường bởi thời gian lao
động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, cho nên về nguyên tắc, những
nhân tố nào ảnh hưởng tới lượng thời gian hao phí xã hội cần thiết để sản xuất ra
một đơn vị hàng hóa tất sẽ ảnh hưởng tới lượng giá trị của đơn vị hàng hóa. Sự
thay đổi lượng giá trị hàng hóa tùy thuộc những nhân tố chủ yếu sau:

- Năng suất lao động:


Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng
số lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian, hay số lượng thời gian
hao phí để sản suất ra một đơn vị sản phẩm.

Tăng năng suất lao động sẽ làm giảm thời gian hao phí lao động cần thiết
trong một đơn vị hàng hóa. Do vậy, khi năng suất lao động tăng lên, sẽ làm cho
lượng giá trị hàng hóa trong 1 đơn vị hàng hóa giảm xuống.

Như vậy, lượng giá trị của một hàng hóa tỉ lệ thuận với số lượng lao động
và tỉ lệ nghịch với năng suất lao động.

3
Vì vậy, trong sản xuất, kinh doanh cần chú ý để có thể giảm hao phí lao động
cá biệt, cần phải thực hiện các biện pháp để góp phần tăng năng suất lao động
như nâng cao tay nghề, trình độ của người lao động, trình độ công nghệ, tối đa
hóa các loại chi phí,….Từ đó, giá cả bán hàng hóa có thể rẻ hơn của người khác
mà vẫn thu lợi nhuận kinh tế ngang bằng, thậm chí cao hơn. Khi xem xét về mối
quan hệ giữa năng suất với lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa, cần phải chú
ý thêm về mối quan hệ giữa tăng cường độ lao động với lượng giá trị của một
đơn vị hàng hóa.

- Cường độ lao động:

Cường độ lao động là mức đọ hao phí lao động trong một đơn vị thời gian,
là mức độ khẩn trương, căng thẳng của lao động.

Tăng cường độ lao động cũng giống như kéo dài thời ian lao động, là làm
tăng hao phí sức lao động, làm cho số lượng sản phẩm tăng lên, những giá trị
của một hàng hóa không thay đổi.

 Điều này làm cho số lượng sản phẩm được tạo ra trong một đơn vị thời gian
tăng lên, tổng giá trị hàng hóa tạo ra không thay đổi từ đó khiến giá trị của một
đơn vị hàng hóa giảm xuống. Trong chừng mực xét riêng vai trò của cường độ
lao động, việc tăng cường độ lao động làm cho tổng số sản phẩm tăng lên, tổng
lượng giá trị của tất cả các hàng hóa gộp lại tăng lên mà lượng thời gian lao
động xã hội cần thiết không thay đổi. Do đó, tăng cường lao động chỉ nhấn
mạnh tăng mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động thay vì lười
biếng mà sản suất ra một lượng hàng hóa ít hơn.

Tuy nhiên, trong điều kiện trình độ sản xuất hàng hóa còn thấp, việc tăng
cường độ lao động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo ra số lượng các giá
trị sử dụng nhiều hơn, góp phần thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội. Cường độ
lao động chịu ảnh hưởng của các yếu tố sức khỏe, thể chất, tâm lí, trình độ tay
nghề thành thạo của người lao động, công tác tổ chức, kỉ luật lao động ... nếu
giải quyết những vấn đề này thì người lao động sẽ thao tác nhanh hơn, thuần
thục hơn, tập trung hơn, do đó tạo ra nhiều hàng hóa hơn.

- Tính chất phức tạp của lao động:


Căn cứ vào mức độ phức tạp của lao động mà chia thành lao động đơn
giản và lao động phức tạp.
Lao động đơn giản là lao động không đòi hỏi quá trình đào tạo một cách
hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kĩ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác
được.
Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua một
quá trình đào tạo về kĩ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp
chuyên môn nhất định.

4
Mức độ phức tạp của lao động ảnh hưởng tỉ lệ thuận đến lượng giá trị
hàng hóa và tổng lượng giá trị của tổng số hàng hóa được sản xuất ra trong cùng
một đơn vị thời gian. Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao
động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn được nhân bội
lên. Đây là cơ sở lí luận quan trọng để cả nhà quản trị và người lao động xác
định mức thù lao cho phù hợp với tính chất của hoạt động lao động trong quá
trình tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội.

PHẦN II: Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI NĂNG LỰC
CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
Việc nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa là rất cần thiết, nghiên cứu
lượng giá trị hàng hóa đã xác định được giá cả của hàng hóa đã làm ra. Bởi vì
khi nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa cho biết: Thời gian lao động xã hội cần
thiết giản đơn trung bình để sản xuất ra một hàng hóa là thước đo lượng giá trị
hàng hóa và từ đó xác định được giả cả của hàng hóa nào cao hơn của hàng hóa
nào.
Việc nghiên cứu cho ta biết mức độ tác động của các nhân tố đến lượng giá trị
hàng hoá, từ đó có những biện pháp làm thay đổi các nhân tố để đạt hiệu quả sản
xuất cao, đem lại lượng giá trị lớn cũng như tăng khả năng cạnh tranh của sản
phẩm trên thị trường.

1. Năng suất lao động:

Thứ nhất là trình độ, mức độ khéo léo: Trình độ, mức độ khéo léo của lao
động không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của riêng cá nhân mà còn ảnh
hưởng đến khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Việc nâng
cao trình độ, mức độ khéo léo của người lao động sẽ giúp tăng năng suất lao
động, giảm thời gian lao động xã hội cần thiết, từ đó giảm lượng giá trị của sản
phẩm, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam trên thị
trường thế giới.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2022, tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ ở mức
26,2% , kế hoạch năm 2023 sẽ đạt mức 27,5%. Kết quả năm 2022 tạo tiền đề để
kỳ vọng đạt 27,5% theo kế hoạch năm 2023. Trong kết quả của năm 2022, tỷ lệ
lao động qua đào tạo của nam cao hơn của nữ; của thành thị cao gấp đôi nông
thôn; của lứa tuổi 25-34 cao gấp rưỡi tỷ lệ chung; của trình độ đại học trở lên
cao nhất (11,7%), tiếp đến sơ cấp (6,8%), trung cấp (4,1%), cao đẳng (3,6%);
của các địa phương, có 12 tỉnh, thành phố đạt trên 30%, trong đó có 5 địa
phương đạt trên 35% (cao nhất là Hà Nội: 50,3%, tiếp đến là Đà Nẵng: 48,1%,
Quảng Ninh: 41,4%, Hải Phòng: 36%, TP.Hồ Chí Minh: 35,6%).

Tuy nhiên, có 24 địa phương chỉ đạt dưới 20%, trong đó có 7 địa phương chỉ đạt
dưới 15% (thấp nhất là Bạc Liêu (10,7%), Trà Vinh (10,8%), Sóc Trăng
(11,9%),…
5
Theo ngành kinh tế, có 15/21 ngành có tỷ lệ lao động qua đào tạo cao hơn tỷ lệ
chung, trong đó có 11 ngành đạt khá cao (trên 50%), đặc biệt có 10 ngành đạt rất
cao (y tế: 92,4%; giáo dục, đào tạo: 91,7%; hoạt động của các tổ chức và cơ
quan quốc tế: 89,3%; hoạt động Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà
nước: 88%; tài chính - ngân hàng, bảo hiểm: 86,8%; thông tin và truyền thông:
86,3%; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ: 84,8%; vận tải kho bãi:
65,1%; khai khoáng: 63,4%). Tuy nhiên, tỷ lệ trên của nhiều ngành thấp hơn tỷ
lệ chung. Đáng lưu ý, tỷ lệ lao động qua đào tạo của nhóm ngành nông, lâm
nghiệp - thủy sản quá thấp (năm 2021 là 4,1%, còn giảm so với 4,3% năm
2015); của công nghiệp chế biến, chế tạo tăng chậm, hiện ở mức thấp (năm 2015
là 18%, 2021 là 23,6%); của ngành xây dựng năm 2021 chỉ đạt 14,4%, giảm so
với 15% năm 2015.

Từ đó cần thực hiện một số giải pháp sau:

 Cải cách giáo dục đào tạo, ưu tiên tập trung cho các ngành đòi hỏi khoa
học kỹ thuật, công nghệ cao, đào tạo lao động đáp ứng yêu cầu của cuộc
cách mạng Công nghiệp 4.0.
 Cơ sở đào tạo cần đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức đào tạo nghề
cho công nhân lao động, tăng cường gắn kết đào tạo với doanh nghiệp,
chú trọng đào tạo kiến thức kỹ năng mềm (ngoại ngữ, tin học, kỹ năng
giao tiếp, ý thức, thái độ đối với công việc…).
 Chính phủ có những chính sách, quy định để hỗ trợ người lao động nâng
cao trình độ.

Thứ hai, mức độ phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ và việc áp dụng
các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất: giúp tăng đáng kể
năng suất lao động cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm làm tăng sức cạnh.
 Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đưa vào hoạt động siêu nhà
máy ở Bình Dương với việc áp dụng robot từ chăn nuôi bò sữa, chuẩn bị
thức ăn cho bò đến việc vắt sữa và đóng gói sản phẩm. Hiện nay các sản
phẩm sữa của Vinamilk đã được xuất khẩu đến nhiều quốc gia và vùng
lãnh thổ và ngày càng được khẳng định thương hiệu, uy tín trên trường
quốc tế.

Thứ ba là trình độ quản lý: Nâng cao trình độ quản lý cũng là một trong
những biện pháp quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động. Hiệu quả
trong quản lý người lao động, trong việc tổ chức sản xuất, quản lý doanh nghiệp
cùng với việc quảng bá sản phẩm, Marketing sẽ đem lại hiệu quả lớn trong việc
cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Trong thời đại công nghệ
hiện nay, việc chuyển đổi số doanh nghiệp là một việc làm rất cần thiết để các
doanh nghiệp không bị tụt lại phía sau. Sau đại dịch tỷ lệ các doanh nghiệp tiến
hành chuyển đổi số, làm chủ công nghệ ở mức thấp

6
Theo báo cáo được công bố tại Hội thảo Công bố Báo cáo thường niên Chuyển
đổi số doanh nghiệp 2022: “Mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp
Việt Nam,” do Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp
với Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ
và vừa (LinkSME) tổ chức, hiện chỉ có 2,2% doanh nghiệp làm chủ công nghệ,
6,2% doanh nghiệp đã hoàn thành xác định mục tiêu chuyển đổi số và chỉ 7,6%
doanh nghiệp đã từng bước xây dựng kế hoạch trong ngắn và dài hạn để chuyển
đổi số. Báo cáo thường niên Chuyển đổi số doanh nghiệp 2022 cho thấy 48,8%
doanh nghiệp tham gia khảo sát chia sẻ đã từng sử dụng một số giải pháp
chuyển đổi số, nhưng hiện tại không còn sử dụng.

Thứ tư là quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất: Việc nâng cao quy mô và
hiệu suất của tư liệu sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động. Đây
là yếu tố quyết định tới sản lượng và cả chất lượng của hàng hóa. Mức độ phức
tạp càng cao thì lượng giá trị cũng càng tăng. Muốn làm được điều này thì phải
nâng cao trình độ công nhân, nâng cao tay nghề và áp dụng những biện pháp
tiên tiến.

Nổi bất nhất là việc sử dụng các nhà máy sản xuất có quy mô lớn như nhà máy
Samsung Electronic Vietnam Thái Nguyên, nhà máy sản xuất điều hoà Daikin ở
Hưng Yên có quy mô 210000m2, nhà máy Intel ở khu công nghệ cao Thành phố
Hồ Chí Minh có quy mô 16000m2… Cùng với đó là việc đưa vào sử dụng máy
móc hiện đại có hiệu suất cao đem lại năng suất sản xuất rất lớn như nhà máy
lọc dầu Nghi Sơn hoạt động với công suất 200000 thùng dầu thô/ngày. Từ đó
đem lại hiệu quả rất lớn trong việc giảm lượng giá trị sản phẩm, tăng cạnh tranh
trên thị trường quốc tế.

PHẦN III: KẾT LUẬN

7
MỤC LỤC

You might also like