You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.

HCM
VIỆN HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO

BÀI TẬP CÁ NHÂN


Đề tài: “Phân tích Khủng hoảng tuổi lên Ba và Liên hệ thực tế”

Ngành: Tâm Lý Học

Môn học: Tâm lý học phát triển

Lớp: 23TXTL01

Giảng viên: Nguyễn Nữ Bích Tuyền

Họ và tên Sinh viên: Lê Thị Phương Tuyền

Mã số sinh viên: 2310260039

Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 08/2023


MỤC LỤC



1. ĐẶT VẤN ĐỀ:............................................................................................ 2

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT: ................................................................................ 3

2.1 Ý chí: ..................................................................................................... 3

2.2 Hành động Ý chí: ......................................Error! Bookmark not defined.

2.3 Tóm tắt Cơ sở lý thuyết: ............................Error! Bookmark not defined.

3. PHÁT BIỂU QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN: ......Error! Bookmark not defined.

3.1 Thực trạng về Ý nghĩa của rèn luyện Ý chí đối với đời sống cá nhân:
Error! Bookmark not defined.

3.2 Ứng dụng lý thuyết vào cuộc sống: ...........Error! Bookmark not defined.

3.2.1 Xác định các phẩm chất của Ý chí trong Dẫn chứng:................ Error!
Bookmark not defined.

3.2.2 Xác định đặc điểm của “Hành động Ý chí: ....... Error! Bookmark not
defined.

3.2.3 Xác định các Giai đoạn của Hành động Ý chí: .. Error! Bookmark not
defined.

4. KẾT LUẬN: ..................................................Error! Bookmark not defined.


1. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Khủng hoảng tuổi lên Ba (KHTL3) là một giai đoạn phát triển tâm lý quan trọng
của trẻ em. Đây là thời điểm trẻ bắt đầu ý thức được bản thân và muốn thể hiện sự độc
lập của mình. Tuy nhiên, trẻ cũng có thể trở nên bướng bỉnh, cáu kỉnh và khó bảo.
KHTL3 có thể gây ra nhiều khó khăn cho cha mẹ và người chăm sóc trẻ trực tiếp. Tuy
nhiên, đây cũng là một cơ hội để cha mẹ giúp trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết để
phát triển tốt hơn, độc lập hơn ở những giai đoạn tiếp theo.

Theo một bài viết khoa học từ nhà nghiên cứu người Nga - Aksana Nikolaevna
Yashkova (Aksana Nikolaevna Yashkova, 2015) có nhận định rằng, KHTL3 là một
giai đoạn khó khăn bậc nhất trong giai đoạn phát triển của trẻ (nguyên văn “The third-
year crisis is one of the most difficult moments in the life of a child”). Vì vậy, đây là
một vấn đề mà không chỉ các nhà tâm lý học mà còn là bố mẹ, người chăm sóc trực
tiếp trẻ hay bất kỳ ai có tiếp xúc với trẻ trong giai đoạn này cần chú ý.

Do đó, đề tài của bài tập cá nhân trong môn học “Tâm lý học Phát triển” của tôi về
“Phân tích Khủng hoảng tuổi lên Ba” là một đề tài lý luận mang cần thiết dành cho
bất kỳ ai để giao tiếp và tương tác với trẻ em ở độ tuổi này.

Cụ thể hơn, trong nội dung đề tài này, chủ yếu tôi sẽ phân tích chi tiết về các khía
cạnh cần tập trung làm rõ đối với khủng hoảng của độ tuổi này ở trẻ. Từ đó, làm bật
lên các vấn đề nổi trội để đưa ra ví dụ thực tế phù hợp.
2. PHẦN NỘI DUNG BÀI TẬP:
2.1 Giai đoạn Vườn trẻ:

Đầu tiên, trước khi làm sáng tỏ vấn đề KHTL3, tôi muốn đề cập trước về giai đoạn
độ tuổi này cùng những sự phát triển tâm lý đặc trưng. Giai đoạn này theo Giáo trình
Tâm lý học Phát triển (Đinh Thị Chiến, 2015) được gọi là tuổi vườn trẻ (trẻ từ 1 – 3
tuổi). Theo một bài nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Frontiers in Psychology
(Yulia Solovieva, Luis Quintanar, 2021), mỗi độ tuổi tâm lý (cụ thể trong bài tập này là
tuổi vườn trẻ), là một giai đoạn phát triển chủ thể được đặc trưng bởi sự biểu hiện của
tư duy, hoạt động và nhân cách của đứa trẻ thuộc giai đoạn độ tuổi tâm lý đó.

Vì thế, ở giai đoạn này, sự phát triển tâm lý của trẻ sẽ có đặc trưng ở phần thể chất
và hoạt động, ở phần nhận thức và ngôn ngữ, ở phần tự ý thức và đặc biệt là điều bài
tập này cần đề cập và phân tích chính là KHTL3.

Ở giai đoạn tuổi vườn trẻ, các đứa bé từ 1 – 3 tuổi sẽ tri giác được đồ vật ở thế giới
xung quanh, nhờ đó mà tìm hiểu, khám phá cuộc sống, cũng từ đó mà trẻ có khả năng
thiết lập mối tương quan giữa những món đồ vật được tiếp xúc và được học với nhau.
Đây là hình thức giữ vai trò chủ đạo xuyên suốt giai đoạn này.

Bên cạnh đó, phát triển nhận thức và ngôn ngữ cũng cần được đề cập như một
điểm nổi bật của trẻ từ 1 – 3 tuổi. Từ việc tri giác và thiết lập mối tương quan đồ vật,
trẻ nhận được nhiều sự kích thích hơn về mặt tâm lý, vì thế, khả năng ngôn ngữ chính
là điều giúp trẻ có thể định danh, giao tiếp và tương tác với người lớn giúp cho quá
trình khám phá thế giới thêm đa dạng và phong phú. Đây là thời kỳ nhạy cảm đối với
ngôn từ ở trẻ, theo Giáo trình Tâm lý học Phát triển, ở năm thứ ba của giai đoạn (tức
trẻ đạt ba tuổi), vốn từ của trẻ có thể lên đến 1500 từ. Sự phát triển ngôn ngữ mạnh mẽ
có thể hỗ trợ và nâng cao các phẩm chất tâm lý khác theo như tri giác, tư duy, trí
nhớ…

Một đặc điểm nổi bật khác của giai đoạn vườn trẻ chính là khả năng tri giác và hình
thành khả năng biểu tượng của trẻ đối với đồ vật. Nhờ sự phát triển ngôn ngữ dẫn theo
hàng loạt phẩm chất tâm lý khác phát triển giúp trẻ tích lũy một cơ số hình ảnh biểu
tượng rõ ràng hơn giai đoạn sơ sinh trước đó.
Và cuối cùng, tiền đề của sự phát triển nhân cách cũng như là một trong những thứ
kích thích sự tồn tại của KHTLB chính là tự ý thức,, hay có thể xem là bản ngã (tức sự
nhận thức về bản thân mình.

Theo bài viết từ nhà nghiên cứu tâm lý người Nga Yulia Solovieva nhận định sự tự
ý thức về Bản ngã xuất hiện trong hành động mà ý kiến của đứa trẻ không thể kích
thích hoặc phớt lờ theo góc nhìn của trẻ (nguyên văn: “The sense of Ego and the
"primary egoism" occur in the behavior, where the opinion of the child cannot be
challenged or ignored from his point of view.”)

Từ hướng này có thể nhận định, trẻ nhận biết thế giới xung quanh và chính mình,
đồng thời tách mình ra thành một hình thái riêng giữa thế giới và định danh là một chủ
thể riêng biệt. Ở giai đoạn này, trẻ có thể tự đưa ra nhận xét, đánh giá, và đặc biệt là
mong muốn độc lập được thể hiện qua sự công nhận đến từ người lớn.

Cụ thể, theo nhà tâm lý học người Nga, những đứa trẻ có động lực phát triển những
điều trên qua nhu cầu độc lập, giao tiếp, sự tương tác năng nổ và tích cực với người
lớn và đồ vật (như đồ chơi). Chúng ta nhận định, đứa trẻ ba tuổi sẽ tích cực tham gia
vào đời sống xã hội với mong muốn như một người lớn (nguyên văn: “The
motivational sphere develops based on the need for independence, communication,
active interaction with adults or objects. We can say that a three-year-old child
actively joins the social life of a human”)

2.2 Khủng hoảng tuổi lên Ba:

Do đâu mà hình thành nên khủng hoảng này? Như tôi đã đề cập ở vấn đề trên, việc
khủng hoảng này xuất hiện chính là nhờ vào sự hình thành tiền đề của Nhân cách, tức
là bản ngã. Và từ đây, chúng hình thành nguyện vọng được độc lập, được công nhận.

Aksana Nikolaevna Yashkova cũng đưa ra nhận định trong bài nghiên cứu năm
2015 của mình, KHTL3 dựa trên sự đổ vỡ của mối quan hệ đã tồn tại giữa trẻ và người
lớn (cha mẹ hoặc người trực tiếp chăm sóc trẻ) cho đến năm ba tuổi (nguyên văn: “It is
based on the breakdown of the close relationship that has existed between the child
and the adult (the parents) until the age of three”)

Với nguyện vọng độc lập, trẻ em dần muốn bản thân trở thành một cá thể có thể tự
làm mọi việc cho chính mình như thể một người lớn thực thụ. “Để con tự làm lấy”
chính là câu nói phổ biến của trẻ trong giai đoạn “nổi loạn” này.

Theo Giáo trình Tâm lý học Phát triển (Đinh Thị Chiến, 2018) đã đề cập:

“Đây là mâu thuẫn tích cực, chứng tỏ sự trưởng thành của trẻ em mà sự giải quyết
nó đưa ra mức phát triển của trẻ em lên cao hơn”.

Để nhận ra được KHTL3 ở trẻ, Aksana Nikolaevna Yashkova có đưa ra một số


“triệu chứng” như sau:

- Tính tiêu cực: liên quan đến thái độ với người khác, đặc biệt là người lớn,
chúng thể hiện sự chống đối với các yêu cầu hoặc hành động của người lớn.
- Sự bướng bỉnh: thể hiện trong khả năng tự đưa ra nhận định, đánh giá, quyết
định trong việc phục vụ nhu cầu của bản thân mình.
- Sự ngoan cố: liên quan đến những vấn đề đi ngược lại nhu cầu phục vụ bản thân
của trẻ.
- Nguyện vọng độc lập: khát vọng thoát khỏi sự hạn chế của người lớn.
- Nhu cầu tự khẳng định: mong muốn giảm đi sự uy quyền của người lớn để có
thể tự do thể hiện bản ngã của bản thân mà không bị hạn chế (dẫn đến có thể trẻ
bị nhận xét “đổi tính đổi nết”, tức là việc trẻ từng yêu thích đồ chơi a nhưng vì
sự bày tỏ thái độ tiêu cực của người lớn mà thay đổi thành ghét hoặc chống đối)
- Chống đối – nổi loạn: thể hiện sự xung đột trong các cuộc giao tiếp với người
lớn.
- Tính chuyên quyền: thể hiện sự độc đoán, tiêu cực trong hành vi, vô tâm (đặc
biệt trẻ là con một, hoặc nhận được nhiều sự nuông chiều), dẫn đến hành động
mong muốn được tôn sùng, được thống trị.

Thông qua những điều này, không quan trọng quá trình diễn ra thế nào, điều đọng
lại sau cuộc khủng hoảng mới là thứ đáng chú ý. Bởi vì theo nhiều tài liệu về tâm lý
học trẻ em, giai đoạn này là một giai đoạn mang tính nghiêm trọng có sức ảnh hưởng
trực tiếp đến quá trình hình thành nhân cách và cuộc sống tâm lý sau này của trẻ, trực
tiếp tạo ra các vấn đề tâm lý có khả năng gây ám ảnh đến hết cuộc đời.

3. Liên hệ thực tế:


3.1 Ví dụ thực tế 1:
3.1.1 Sơ lược bối cảnh:

Lấy ví dụ từ bé Bảo Ngọc (sinh năm 2020), con thứ hai của bố Lê Dương Bảo Lâm
(nghệ sĩ hài tại miền Nam của Việt Nam), gia đình bé gồm bố Lâm và mẹ Quỳnh, chị
hai và em út của bé. Vì là gia đình nghệ sĩ, họ đã quyết định tham gia chương trình
“Mẹ vắng nhà – Bố là siêu nhân” (cụ thể là mùa thuộc năm 2023), nội dung chương
trình xoay quanh việc mẹ các gia đình trong chương trình sẽ đi vắng nhà trong vòng
hai ngày (tức 48 giờ đồng hồ) và để mọi chuyện trong nhà (gồm chăm sóc con cái và
nhà cửa) lại cho người bố.

Tôi xin sử dụng một đoạn video trích từ chương trình này có tên tiêu đề là “Những
câu trả lời chấn động của bé Bảo Ngọc nhà Lê Dương Bảo Lâm” để làm ví dụ minh
họa cho giai đoạn KHTL3 với chủ thể là bé Bảo Ngọc (3 tuổi).

3.1.2 Phân tích tình huống:

Ở phân đoạn từ 0:00:00 đến 0:01:13, cả gia đình tề tựu (mẹ Quỳnh đã có chuyến về
thăm nhà ngắn trước khi tiếp tục thực hiện hoạt động vắng nhà kế tiếp) để cùng chơi
trò chơi. Trong mắt bé từ nhỏ đến lớn, người bé tiếp xúc nhiều nhất là mẹ (vì bố là
nghệ sĩ, phải liên tục di chuyển và làm việc).

Với lý do đó, hầu hết những điều bé tri giác liên quan đến đồ vật, thế giới xung
quanh đều gắn với biểu tượng “mẹ”. Dù bố Lâm đưa tấm thẻ có hình ảnh máy bay với
câu hỏi “Ai là người lái máy bay?”, thay vì câu trả lời có sự nhận thức rõ ràng theo
kinh nghiệm tích lũy như chị hai Bảo Nhi là “phi công” thì bé Bảo Ngọc phớt lờ bố,
cũng như đưa ra một câu trả lời bâng quơ, nhưng thể hiện rõ sự tự ý thức của bé, đó là
người lái máy bay “là mẹ”.
Tương tự, với câu hỏi “Ai là người diễn trò trong rạp xiếc?” thì Bảo Ngọc vẫn tiếp
tục thể hiện thái độ lơ là, và vẫn trả lời “là mẹ”, trong khi chị hai Bảo Nhi đã có sự
nhìn nhận cụ thể, tìm kiếm câu trả lời theo kinh nghiệm được học và trải nghiệm là
“chú hề”.

Ngoài ra, trong thái độ cũng có sự phân hóa rõ rệt. Đối với người lớn là bố Lâm và
mẹ Quỳnh cũng như chị hai Bảo Nhi vô cùng tập trung vào cuộc chơi, còn bé út Dĩ
Kha thì im lặng trên tay mẹ. Trong lúc đó, bé Bảo Nhi chỉ tập trung vào que kẹo của
mình và mút kẹo say mê. Điều này có thể chứng tỏ một điều, bé đang thể hiện thái độ
có tính chống đối, không hợp tác, dù không đến mức độ gay gắt nhưng cũng đủ sức
cho thấy sự xao nhãng của bé đối với cuộc chơi chung.

3.2 Ví dụ thực tế 2:
3.2.1 Sơ lược bối cảnh:

Ví dụ thứ hai tôi muốn sử dụng để liên hệ thực tế trong phân tích về KHTL3 chính
là bé Kang Ha Oh, một đứa trẻ Hàn Quốc. Gia đình em cũng là một gia đình có nghệ sĩ
và cũng tham gia chương trình truyền hình thực tế mang tên “Superman return” (tạm
dịch: Siêu nhân quay trở lại), là phiên bản Hàn Quốc của chương trình ở phần Ví dụ
thực tế 1.

Sơ lược về em và bối cảnh gia đình. Em sinh vào năm 2017, tính đến thời điểm ghi
hình và phát sóng tập đầu tiên thì em khoảng Ba tuổi. Gia đình em có bố là một ca –
nhạc sĩ nổi tiếng, thời kỳ vàng son của bố em rơi vào khoảng đầu thập niên 2000. Bên
cạnh đó, mẹ em là một người ngoài showbiz (tức là mẹ em không làm nghệ thuật và
không phải người nổi tiếng).

Trong ví dụ này, tôi sử dụng một đoạn video trích từ video của một nguồn trên
mạng (thuộc trang cộng đồng mạng xã hội facebook “Gary bình yên”) để làm tư liệu
và liên hệ cũng như phân tích.

3.2.2 Phân tích tình huống:

Ở phân đoạn từ 0:12:40 đến 0:13:33, bố là Kang Gary sau khi tiễn mẹ đi khỏi nhà,
thì đã quyết định dọn dẹp nhà. Ngay lúc này, nguyện vọng độc lập của Kang Ha Oh
trỗi dậy và được thể hiện bằng câu nói “Con cũng dọn dẹp” để đề nghị được làm cùng
ngay sau lời tự sự của bố Kang Gary. Khi kết thúc, em cũng thể hiện mong muốn được
công nhận bằng cách nói “Xong rồi, kết thúc” như một cách đánh giá quá trình làm
việc đầy mỹ mãn của mình. Sau đó, được bố nhờ tắt máy hút bụi, em tắt đi và cất gọn
thì lại tự khen bản thân mình rằng “Ha Oh tài quá”.

Tiếp đến, khi bố định thu dọn dây máy hút bụi bằng cách đưa tay nhấn nút thì bé
đến tranh làm, hướng dẫn ngược lại bố phải dùng chân đạp vào nút. Điều này thể hiện
sự bướng bỉnh và mong muốn được thể hiện của bé (nguyện vọng độc lập).

Một phân đoạn thể hiện rõ sự bướng bỉnh và tính tiêu cực trong thái độ và hành
động của Ha Oh là ở phân đoạn từ 0:18:34 đến 0:20:00, bé lập tức bày tỏ sự bất bình
ngay khi bố yêu cầu đổi bài hát khác. Bé chỉ mong muốn để chơi nhạc theo thầy Won
Bae, một người thầy trực tuyến chưa gặp bao giờ, mà bé đã tình cờ được xem được và
tập theo các đoạn video dạy đàn trên Youtube.

Tiếp đến, khi bé được chấp thuận để thỏa mãn nhu cầu, tự phục vụ bản thân bằng
cách đánh đàn theo bài nhạc của thầy Won Bae, bé còn tranh giành quyền làm chủ, hể
hiện khả năng của mình (tính tự khẳng định) trong khi hát, bằng cách dạy ngược lại
người bố nhạc sĩ hơn 20 năm kinh nghiệm cách hát đúng nhịp.

4. Kết luận:

KHTL3 là một giai đoạn tuy có phần tiêu cực ở ngắn hạn (ngay tại thời điểm xảy
ra), tuy nhiên nếu được uốn nắn đúng cách và nhẹ nhàng, đây chính là tiền đề hình
thành nhân cách sau này một cách lành mạnh nhất cho trẻ.

Dựa trên những phân tích đến từ tình huống thực tế, tôi nhận thấy có một vài
hướng giải quyết khi gặp trường hợp nổi loạn của trẻ.

- Bố mẹ cần tôn trọng ý kiến của con trẻ, dù là đúng hay sai. Ví dụ Bố Kang Gary
luôn hỏi Kang Ha Oh trước khi hành động (mình đổi bài hát khác được không
con?)
- Bố mẹ không nên điều chỉnh con một cách gay gắt mà nên từ tốn (và pha lẫn
hài hước) để tạo nên không khí học hỏi, tiếp thu dễ chịu cho trẻ. Ví dụ Bố Lâm
khi sửa câu trả lời sai của Bảo Ngọc luôn tình cảm, nhìn vào con và cười (nhận
được đáp án sai từ Nhi, bố liền hỏi câu trả lời từ chị hai và nhận đáp án đúng,
bố Lâm cười với Nhi để tạo thiện cảm và nêu rõ rằng mẹ không lái máy bay).
- Hạn chế tối đa đưa ra từ “cấm” hoặc thể hiện hành động/thái độ mang tính cấm
cản con trẻ. Đây chính là “thuốc độc” dành cho các trẻ trong giai đoạn này, đặc
biệt là khi trẻ còn đang bị kích thích tiêu cực cường độ cao, càng dễ khiến trẻ
thể hiện sự chống đối.
- Bày tỏ sự chân thành trong việc lắng nghe và tương tác khi bé đang thể hiện
quan điểm, nhận định, suy nghĩ của mình (thể hiện sự tự khẳng định) để bé cảm
nhận mình được công nhận.

Tôi tin bất cứ đứa trẻ trong giai đoạn này đều cần bố mẹ hoặc người chăm sóc trực
tiếp lắng nghe một cách từ tốn và tin tưởng vào khả năng của bé một cách chân thành.
Dù bé quấy khóc hay thể hiện sự bướng bỉnh cũng chỉ là bày tỏ sự khó chịu và mong
muốn được nhìn nhận của mình. Tình yêu của đấng sinh thành và chăm sóc rồi sẽ vượt
qua được.

Một hạn chế trong bài tập này là tôi không có cơ hội tiếp xúc trực tiếp và lâu dài
với trẻ ở giai đoạn này vì tôi chưa lập gia đình cũng như xung quanh tôi không có đứa
trẻ nào vướng vào KHTL3. Đây sẽ là điều tôi rút kinh nghiệm nhằm phát triển những
đề tài khác lần sau tốt hơn.

5. Tài liệu tham khảo:


Tài liệu Việt Nam:

- Đinh Thị Chiến, Giáo trình Tâm lý học Phát triển, năm 2015, Trường Đại học
HUTECH Tp.HCM, Việt Nam.

Tài liệu nước ngoài:


- Aksana Nikolaevna Yashkova, Development of a Child during the Third-Year
Crisis and Ways to Preserve his Psychological Health in the Family, tháng
5/2015, Mordovian State Pedagogical Institute, Liên Bang Nga.
- Yulia Solovieva, Luis Quintanar, The First Year Developmental Crisis: Origin
of Cultural Action, năm 2021, Frontiers in Psychology, Mexico.

Tài liệu trên website:

- Video của Ví dụ 1, tiêu đề “Những câu trả lời chấn động của bé Bảo Ngọc nhà
Lê Dương Bảo Lâm”, tại:

https://youtu.be/10SIV-Ny5b8

- Video của Ví dụ 2, nguồn từ fanpage “Gary Bình Yên”, có tiêu đề “VIETSUB


TROS EP_323 - 324 - 325 - 326 - 328 – 329, tại:

https://photos.app.goo.gl/EFqhwzbaKzd9R1i46

You might also like