You are on page 1of 5

Sự giống và khác nhau giữa tiếng Italia và tiếng Việt

về mặt âm tiết và từ vựng

Người thực hiện: Lưu Thị Mai Hoa


Lớp: 1I-07
Giáo viên hướng dẫn: Phạm Bích Ngọc

Có bao giờ các bạn tự hỏi tại sao chúng ta gặp nhiều khó khăn trong việc học ngoại
ngữ? Đó là do trình tự học ngoại ngữ trong nhà trường không giống như khi chúng ta học
tiếng mẹ đẻ. Khi học tiếng Việt, chúng ta nghe, bắt chước nói, rồi dần dần mới học ngữ
pháp; ngược lại, khi học ngoại ngữ, ta luôn học ngữ pháp trước rồi mới được học kỹ năng
nói. Tuy nhiên để học ngoại ngữ như tiếng mẹ đẻ là điều không thể do chúng ta không
sống trong môi trường ngôn ngữ đó. Đó là điểm khác biệt đầu tiên, cũng là điểm khác biệt
lớn nhất giữa việc học tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ hai. Theo chúng tôi, để học tốt một
ngôn ngữ nào đó ta cần phải tìm ra sự liên hệ giữa ngôn ngữ đó với tiếng mẹ đẻ - những
điểm tương đồng và khác biệt giữa tiếng Italia và tiếng Việt. Đó là việc rất có ích trong
việc học tiếng Italia.

GIỐNG NHAU
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ trên thế giới chia làm bốn loại hình cơ bản:
- Ngôn ngữ biến hình (từ được chia thành hai phần: căn tố và phụ tố, hai thành phần
này liên kết chặt chẽ với nhau)
- Ngôn ngữ chắp dính (từ được chia thành hai phần: căn tố và phụ tố, hai thành phần
này liên kết lỏng lẻo)
- Ngôn ngữ đa tổng hợp (một số đơn vị có thể vừa là từ, vừa là câu)
- Ngôn ngữ đơn lập (từ không biến đổi hình thái, quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ
pháp của từ được biểu hiện chủ yếu bằng hư từ và trật tự từ, ranh giới giữa âm tiết,
hình vị và từ về cơ bản là trùng nhau)
Trong đó, tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, tiếng Italia là ngôn ngữ biến hình. Chính
vì vậy mà có rất ít sự tương đồng giữa hai ngôn ngữ này:
- Cùng sử dụng bảng chữ cái Latinh
- Đều là ngôn ngữ có thanh điệu
- Có một lượng lớn từ vay mượn
- Giàu nhóm từ:
+ Từ đa nghĩa. VD: giallo (màu vàng/ truyện trinh thám); nhà (nơi ở/ vợ, chồng)
+ Từ đồng nghĩa. VD: mamma – madre (mẹ); má – mẹ
- Có nhiều từ loại và kiểu từ loại (danh từ, động từ, tính từ...)
- Trật tự từ vừa chặt chẽ, vừa linh hoạt
- Mỗi âm tiết có tối thiểu hai thành phần (thanh điệu và âm chính)

KHÁC NHAU

1
Tiếng Việt Tiếng Italia
Bảng chữ cái Gồm 29 chữ cái Gồm 21 chữ cái, ngoài ra có 5 chữ
cái là vay mượn tiếng nước ngoài(j,
x, k, y, w)
Nguyên âm - Có 11 nguyên âm (a, ă, â, e, - 7 nguyên âm (/a/, /e/, /i/, /o/, /u/,
ê, o, ô, ơ, i, u, ư) /?/, /?/)
- Nguyên âm đôi /iê/, /w/, - Nguyên âm đôi /j/, /w/
Phụ âm - có 18 phụ âm - có 21 phụ âm
- có một âm tắc thanh hầu - có một âm câm /h/
VD: ăn, uống...
Âm đầu Có thể là phụ âm hoặc nguyên Có thể là phụ âm hoặc nguyên âm.
âm, nếu là phụ âm thì thường VD: erano, mano...
là âm khó nghe. VD: tiếng,
nói...
Âm cuối Có thể là phụ âm, nguyên âm Thường là nguyên âm:
hoặc bán âm: - VD: studiare, lingua...
- có 6 phụ âm có thể làm âm - Trừ các từ vay mượn tiếng nước
cuối: /m/, /n/, /p/, /k/, /t/, /?/ ngoài: email, computer...
- có 3 bán âm có thể làm âm - Có một số ít từ khác có kết thúc là
cuối: /ua/, /ia/, /ưa/ phụ âm: con (với)
Từ - Đơn vị cấu tạo nên từ là - Đơn vị cấu tạo nên từ là hình vị.
hình vị. - Từ ít nhất có một chữ cái, và rất
- Từ ít nhất có 1 chữ cái, nhiều từ có trên 7 chữ cái. VD: è,
nhiều nhất có 7 chữ cái studentessa, preparare,...
(nghiêng) - Có thể có 3, 4 nguyên âm đứng
- Trong một từ có tối đa 2 liền nhau trong một từ. VD: tuoi,
nguyên âm đứng liền nhau. vuoi, muoio,...
VD: của, mưa, ... (trường
hợp “tuổi”, “cuối”,... thì /u/
là bán âm)
Đại từ Gồm 6 loại: Gồm các loại chính:
- Đại từ xưng hô chân chính - Pronomi diretti (đại từ trực tiếp) -
(tôi, mày...) lo, la, le, li, ne
- Đại từ xưng hô không chân VD: compri quella macchina? Sì,
chính (anh, chị, cô...) la compro (Bạn mua chiếc xe đó à?
- Đại từ phản thân Phải, tôi mua nó.)
- Đại từ tương hỗ (nhau...) - Pronomi indiretti (đại từ gián
- Đại từ nghi vấn (ai, bao tiếp) - mi, ti, le, gli, ci, vi, gli.
giờ...) VD: Tu hai telefonato a Mauro?
- Đại từ thay thế (thế, vậy...) Sì, gli ho telefonato (Bạn gọi cho
Mauro chưa? Tôi đã gọi cho anh
ấy rồi.)
- Pronomi combinati (là loại đại từ
kết hợp giữa đại từ trực tiếp và
đại từ gián tiếp). VD: Puoi
2
regalare uno zaino a Pietro? Sì,
posso regalarglielo.
- Pronomi relativi ( đại từ quan hệ)
– che, cui, quale. VD: Conosci
quel ragazzo che sta parlando con
Laura? (Bạn có biết người đàn
ông đang nói chuyện với Laura
không?)
Quan hệ từ - Giới từ: thường đi với động Giới từ: gồm 9 giới từ: di, da, in,
từ hoặc danh từ. VD: của, con, a, per, fra, tra, su có thể ở dạng
trên, dưới, trong, ngoài... đơn giản hoặc kết hợp với mạo từ:
- Liên từ. VD: cùng, với, hễ, alla, nel, sui, delle…
thì...
Thán từ Có hai loại: Có ba loại:
- Gọi đáp: vâng, dạ, ơi... - Proprie (chỉ gồm 1 từ, chỉ có ý
- Biểu cảm: trời ơi, than ôi... nghĩa biểu cảm). VD: eh, oh, ah...
- Improprie (là một từ, bản thân đã
có ý nghĩa, với ngữ điệu nhất định
thì có ý nghĩa cảm thán). VD:
Basta!, Coraggio!...
- Locuzioni: (là một cụm từ mang ý
nghĩa cảm thán). VD: Dio mio!,
Mamma mia!...
Danh từ Có 5 loại: Có 3 loại:
- Danh từ riêng - Danh từ riêng. VD: Italia, Londra
- Danh từ chung - Danh từ chung. VD: penna (bút),
- Danh từ tổng thể. VD: cá scuola (trường)
mú, núi non... - Danh tập hợp. VD: frutta, folla,
- Danh từ đơn thể. VD: cá, gente...
núi
- Danh từ loại thể. VD: cái,
con, tấm, chiếc...
Trọng âm Chỉ có trọng âm của câu, Các từ đều có âm tiết nên việc đọc
không có trọng âm của từ (do đúng hay sai trọng âm mang tính
tiếng Việt thuộc loại đơn âm quyết định đến ý nghĩa của từ đó.
tiết). Trọng âm của câu bao VD: casinò: sòng bạc, casino: sự
hàm sắc thái tình cảm của bừa bãi
người nói.
Động từ Không thay đổi hình thái ở các - Động từ thay đổi theo 6 ngôi (Io,
ngôi, các thời, thì. VD: Tôi ăn. tu, noi, voi, loro, lei/lui/Lei). VD:
Anh ấy ăn. Tôi đã ăn... (ở các io leggo, tu leggi, lei legge, noi
thời khác nhau thì chỉ thêm phụ leggiamo, voi leggete, loro
tố: đã, đang, sẽ ...) leggono (động từ leggere – đọc)
- Động từ thay đổi theo từng thời,
thì. VD: Thời quá khứ của động
3
từ leggere: io ho letto, tu hai
letto...

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM RIÊNG KHÁC CỦA TIẾNG ITALIA


1. Danh từ trong tiếng Italia có hai giống: giống đực và giống cái
- Những danh từ kết thúc bằng -o thường la danh từ giống đực. VD: banco (bàn), foglio
(tờ giấy)...
- Những danh từ kết thúc bằng -a thường là danh từ giống cái. VD: sedia (ghế), porta
(cái cửa), lampada (đèn)...
- Có một số danh từ kết thúc bằng -e thì có thể là giống cái hoặc giống đực. VD:
ventilatore (quạt trần – giống đực), moglie (người vợ - giống cái)...
- Có một số từ không theo qui tắc này. VD: radio (giống cái), mano (giống cái), stylista
(có thể là giống cái hoặc giống đực, tùy vào ngữ cảnh khi nói),...

2. Có mạo từ đi kèm với danh từ, chia làm hai loại:


- Mạo từ xác định
Số ít Số nhiều
Giống đực il i
Giống đực (bắt đầu bằng z, ps, sb, st,...) lo gli
Giống cái la le
Giống cái (bắt đầu bằng một nguyên âm) l’ le
- Mạo từ không xác định
Số ít Số nhiều
Giống đực un dei
Giống đực (bắt đầu bằng z, ps, sb, st...) uno degli
Giống cái una delle
Giống cái (bắt đầu bằng một nguyên âm) un’ delle
3. Có danh từ số ít và danh từ số nhiều
Số ít Số nhiều
-o -i
-a -e
-e -i
VD: amico (bạn)  amici (những người bạn)
casa (ngôi nhà)  case (những ngôi nhà)
fiore (bông hoa)  fiori (những bông hoa)
- Có một số danh từ không thay đổi khi chuyển sang số nhiều. VD: città (thành phố),
università (đại học)...
- Có một số danh từ bất qui tắc khi chuyển từ dạng số ít sang dạng số nhiều. VD: il
lenzuolo (ga trải giường)  le lenzuola...
4. Động từ thường kết thúc bằng: -ARE, -ERE, -IRE, và một số từ đặc biệt kết thúc
bằng –URRE, -ORRE
VD: mangiare (ăn), studiare (học)
4
leggere (đọc), uscire (ra)
tradurre (dịch), porre (đặt)
5. Trạng từ, thán từ và giới từ là những từ loại mà trong tiếng Italia có tính ổn định,
không thay đổi trong bất kì một trường hợp nào.
VD: Mi piace la pizza molto (Tôi rất thích pizza.)
Molto, tanto... vừa là tính từ, vừa là trạng từ. Khi đảm nhiệm chức năng nào thì nó
mang tính chất của từ loại đó.

Trên đây chỉ là một số điều chúng tôi rút ra được trong quá trình học tập và tìm
hiểu, cũng có thể còn có nhiều thiếu sót. Tuy nhiên việc thống kê lại đã giúp chúng tôi
hiểu thêm rất nhiều không chỉ về ngôn ngữ đang theo học mà còn cả về tiếng Việt. Chúng
tôi mong rằng bài nghiên cứu này giúp ích một phần nào cho các bạn khi mới bắt đầu học
tiếng Ý. Chúc các bạn thành công!!!

You might also like