You are on page 1of 5

1.

Đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài của Công ty TNHH Suntory
PepsiCo Việt Nam (Ma trận IE)

Các yếu tố bên trong và bên ngoài có nhiều tác động mạnh đến tình hình hoạt động
kinh doanh trực tiếp của công ty PepsiCo, sau khi tiến hành thực hiện phân tích 2
ma trận IFE và EFE thu được một số kết quả như sau :

+ Ma trận các yếu tố bên trong (Ma trận IFE) với tổng điểm quan trọng là 2,61
=> THUỘC MỨC TRUNG BÌNH.

+ Ma trận các yếu tố bên ngoài (Ma trận EFE) với tổng điểm quan trọng là
2,98 => THUỘC MỨC TRUNG BÌNH.

Bảng 1: Ma trận các yếu tố bên trong - bên ngoài (ma trận IE)
Mạnh Trung bình Thấp
(3 – 4) (2 – 2,99) (1 – 1,99)
I II III
Cao
Đẩy mạnh & Phát triển có Cân nhắc giữ ổn
Tổng (3 – 4)
phát triển chọn lọc định hay thu hẹp
điểm
IV V VI
quan Trung bình
Phát triển có Cân nhắc giữ ổn Thu hẹp dần
trọng (2 – 2,99)
chọn lọc định hay thu hẹp
EFE
VII VIII XI
Thấp Cân nhắc giữ ổn Thu hẹp dần Loại bỏ
(1 – 1,99) định hay thu
hẹp
Tổng điểm quan trọng IFE
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu thực hiện)

Nhận xét: Với tổng điểm quan trọng của IFE và EFE thì Công ty TNHH
Suntory PepsiCo Việt Nam đang nằm ở cân nhắc giữ ổn định hay thu hẹp. Ở giai
đoạn này, hoạt động kinh doanh trực tiếp nói riêng và hoạt động kinh doanh của
công ty PepsiCo nói chung đang tương đối ổn định và cần xem xét rà soát những
vấn đề còn hạn chế để đề xuất các giải pháp, chiến lược phát triển có chọn lọc nhằm
mang lại giá trị cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, PepsiCo Việt Nam cũng cần
nâng cao uy tín thương hiệu và xây dựng cho mình các chiến lược marketing để thu
hút khách hàng hơn nữa. Từ đó làm tăng doanh thu bán hàng và mang lại nhiều lợi
nhuận hơn cho PepsiCo nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững trên thị trường
kinh tế hiện nay.

2. Đánh giá các yếu tố thuộc điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của
Công ty TNHH Suntory PepsiCo Việt Nam (Ma trận SWOT)

Dựa vào kết quả đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài của công ty PepsiCo
Việt Nam, nhóm đã nghiên cứu tiến sâu hơn vào việc ứng dụng ma trận SWOT để
khai thác các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức nhằm tìm ra chiến lược
kinh doanh cho công ty.

(1) Điểm mạnh

Các điểm mạnh của PepsiCo Việt Nam được xem xét dựa vào các điểm phân loại
các yếu tố bên trong (kết quả phỏng vấn có cấu trúc), các điểm mạnh được xác định
bởi mức phân loại 3 hoặc 4 và được liệt kê dưới đây:

 S1: Chất lượng sản phẩm


 S2: Hoạt động sản xuất
 S3: Khả năng tài chính
 S4: Doanh thu
 S5: Nhân sự
(2) Điểm yếu
Bên cạnh các điểm mạnh thì công ty PepsiCo Việt Nam còn tồn tại một vài điểm
yếu cần phải khắc phục, các điểm yếu này được xác định dựa trên điểm phân loại
của các yếu tố bên trong qua giai đoạn phỏng vấn có cấu trúc với mức điểm 1 hoặc
2:
 W1: Cải tiến sản phẩm
 W2: Dịch vụ chăm sóc khách hàng
 W3: Tầm nhìn, sứ mệnh
 W4: Văn hóa quản trị nhân viên
 W5: Hoạt động Marketing
(3) Cơ hội
Bên cạnh những yếu tố điểm yếu, thị trường luôn cho các doanh nghiệp nhiều cơ
hội để có thể tồn tại và phát triển, công ty PepsiCo Việt Nam cũng nhận được nhiều
cơ hội lớn để nâng cao giá trị thương hiệu và tăng doanh số bán hàng. Các yếu tố cơ
hội được xác định dựa trên các điểm phân loại của các yếu tố bên ngoài và đây cũng
là kết quả của phỏng vấn có cấu trúc, mức điểm 3 hoặc 4 sẽ giúp công ty PepsiCo
Việt Nam nhận diện được các cơ hội được đề cập dưới đây:
 O1: Nhu cầu sử dụng đồ uống có ga của các khách hàng
 O2: Đối thủ cạnh tranh
 O3: Sự nhận biết về thương hiệu
 O4: Sự an toàn và uy tín của thương hiệu
 O5: Các sản phẩm thay thế
 O6: Thị hiếu của khách hàng: quan tâm tới sức khỏe
(4) Thách thức
Dựa vào các điểm phân loại của các yếu tố bên ngoài (kết quả phỏng vấn có cấu
trúc), mức điểm phân loại 1 hoặc 2 sẽ giúp PepsiCo Việt Nam xác nhận được thách
thức đang tấn công và cần có những giải pháp kịp thời để khắc phục và hạn chế.
 T1: Các nhà cung cấp thay thế
 T2: Kỹ thuật – công nghệ
 T3: Môi trường kinh tế
 T4: Về giá
Nhóm nghiên cứu dựa trên các dữ liệu phỏng vấn để vận dụng công cụ phân tích
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (ma trận SWOT) cho công ty TNHH
Suntory PepsiCo Việt Nam, các yếu tố được kết hợp và đề xuất ra chiến lược phù
hợp thể hiện ở bảng dưới đây:
Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats)
SWOT
O1; O2; O3; O4; O5; O6 T1; T2; T3; T4

Kết hợp S – O: Kết hợp S – T:


S1, S2 + O1, O2, O5, O6: Tìm S1, S2 + T1, T3, T4: Nâng
hiểu về các nhu cầu của khách cao chất lượng sản phẩm và
hàng từ đó nâng cao chất lượng quá trình sản xuất, làm giảm
Điểm mạnh
sản phẩm, tăng độ uy tín của tối thiểu các yếu tố tác động
(Strengths)
thương hiệu và mức cạnh tranh tiêu cực đến môi trường.
S1: S2; S3; trên thị trường hiện nay.
S3, S4, S5 + T2: Thâm nhập
S4; S5
S3, S4, S5 + O3: Nâng cao chất mạnh vào thị trường kinh
lượng nguồn nhân sự, tăng độ doanh trực tuyến (online).
nhận diện của thương hiệu đối với
khách hàng.

Kết hợp W – O: Kết hợp W – T:


W1, W5 + O1, O2, O4, O5, O6: W1, W5 + T1, T3, T4: Nâng
Nghiên cứu thị trường, cải tiến cao các hoạt động Marketing,
Điểm yếu
các sản phẩm đáp ứng nhu cầu cải tiến các sản phẩm phù hợp
(Weaks)
của khách hàng từ đó tăng độ với môi trường kinh tế.
W1; W2; cạnh tranh trên thị trường.
W2, W3, W4 + T2: Nâng cao
W3; W4;
W2, W3, W4 + O3: Nâng cao chất chất lượng dịch vụ chăm sóc
W5
lượng dịch vụ chăm sóc khách khách hàng thông qua phương
hàng, tăng độ nhân diện và uy tín tiện trực tuyến.
của thương hiệu.

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu thực hiện)


Kết luận:
Dưới những yếu tố hiện có của doanh nghiệp Suntory PepsiCo Việt Nam cũng
như các tác động của doanh nghiệp, ma trận SWOT phân tích và mở ra cho các cấp
lãnh đạo những đề xuất chiến lược trong quá trình thực thi để đạt được các mực tiêu
đề ra. Các yếu tố ưu điểm, nhược điểm, cơ hội, thách thức kết hợp cho ra các đề
xuất chiến lược chung dưới đây:

- Tìm hiểu về các nhu cầu của khách hàng từ đó nâng cao chất lượng sản
phẩm, tăng độ uy tín của thương hiệu và mức cạnh tranh trên thị trường hiện
nay.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân sự, tăng độ nhận diện của thương hiệu đối
với khách hàng.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm và quá trình sản xuất, làm giảm tối thiểu các
yếu tố tác động tiêu cực đến môi trường.
- Thâm nhập mạnh vào thị trường kinh doanh trực tuyến (online).
- Nghiên cứu thị trường, cải tiến các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách
hàng từ đó tăng độ cạnh tranh trên thị trường.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, tăng độ nhân diện và uy
tín của thương hiệu.
- Nâng cao các hoạt động Marketing, cải tiến các sản phẩm phù hợp với môi
trường kinh tế.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng thông qua phương tiện
trực tuyến.

Với các chiến lược đề xuất như trên nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn đọng và
phát triển thế mạnh mà công ty Suntory PepsiCo Việt Nam đang có.

You might also like