You are on page 1of 37

BÁO CÁO

NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM

Thành viên nhóm nghiên cứu

TS. Vũ Thế Dũng Trưởng nhóm tư vấn

TS. Tạ Hùng Anh Điều phối viên

Th.S Trần Quang Tuấn Thành viên

Th.S Hoàng Kim Dương Thành viên

Nguyễn Tân Tiến Thư ký

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ THINKING SCHOOL -


SỬ DỤNG PHẢI ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý BẰNG VĂN BẢN CỦA THINKING SCHOOL
Tháng 05/2021
Mục lục
Mục lục.................................................................................................................................... 1
Danh mục hình ......................................................................................................................... 2
Danh mục bảng ........................................................................................................................ 4
Tóm tắt nghiên cứu .................................................................................................................. 1
Chương 1: Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.1 Phương pháp nghiên cứu toàn dự án..................................................................... 3
1.2 Trình tự các phương pháp ...................................................................................... 3
1.3 Giải thích phương pháp nghiên cứu sử dụng tài liệu thứ cấp ................................. 4
Chương 2: Giới thiệu ............................................................................................................... 5
2.1 Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội ...................... 5
2.2 Dân số vàng trong một nền kinh tế phát triển nhanh ............................................... 5
2.3 Một quốc gia coi trọng giáo dục, thể hiện rõ nét ở chi tiêu cho giáo dục ................. 5
Chương 3: Nhu cầu học đại học hoặc các chương trình tương đương .................................... 7
3.1 Nhu cầu từ nhóm học sinh phổ thông ..................................................................... 7
3.2 Nhu cầu từ lực lượng lao động ............................................................................... 9
3.3 Nhu cầu từ doanh nghiệp ....................................................................................... 9
3.4 Nhận định ............................................................................................................. 11
Chương 4: Thị trường học đại học ở Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh ........................... 12
4.1 Thị phần học đại học ở Việt Nam.......................................................................... 12
4.2 Thị trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh ..................................................... 15
4.3 Mười trường công lập và ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh ................... 19
4.4 Nhận định ............................................................................................................. 21
Chương 5: Nhu cầu lao động ................................................................................................ 23
Kết luận .................................................................................................................................. 24
Nguồn tham khảo ................................................................................................................... 26
Phụ lục ................................................................................................................................... 27
Hình tham khảo ................................................................................................................ 27
Bảng tham khảo ............................................................................................................... 28
Danh mục hình
Hình 1: Trình tự các phương pháp nghiên cứu 3

Hình 2: Chi tiêu cho giáo dục, đào tạo bình quân 1 người đi học trong 12 tháng
(Tổng cục thống kê, 2019, trang 177) 6

Hình 3: Con số tổng kết kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2018 (Bộ
GD&ĐT, 2018) 7

Hình 4: Thu nhập bình quân theo nhân khẩu 12 tháng từng năm của cả nước,
khu vực Đông Nam Bộ và TP HCM (Tổng cục Thống kê 2018, trang 366) 8

Hình 5: Tổng số lượng du học sinh hàng năm (UNESCO, 2018) 9

Hình 6: Hiện trạng lao động trong doanh nghiệp ở Việt Nam năm 2018 (Tổng cục
thống kê, 2019, trang 338) 10

Hình 7: Dự báo nhu cầu đào tạo trong doanh nghiệp và nguồn cung cấp đào tạo
lao động ở doanh nghiệp năm 2022 (Diễn đàn Kinh tế Thế giới, 2018) 10

Hình 8: Thị phần tổng sinh viên đại học theo khu vực năm 2018 (Tổng cục Thống
kê, 2019, trang 785) 12

Hình 9: Thị phần số sinh viên đại học trong và ngoài công lập (%) theo từng năm
(Tổng cục thống kê, 2019, 780) 13

Hình 10: Tổng số du học sinh Việt Nam theo từng năm (UNESCO, 2018) 14

Hình 11: Học phí của các chương trình chất lượng cao hoặc tương đương ở các
trường đại học Thành phố Hồ Chí Minh 18

Hình 12: Bảng tóm tắt tổng số sinh viên của các trường đại học công lập theo
mức học phí 19

Hình 13: Bảng tóm tắt tổng số sinh viên của các trường đại học ngoài công lập
theo mức học phí 19

Hình 14: Bảng tóm tắt tổng số sinh viên của các trường đại học ngoài công lập
theo mức học phí Error! Bookmark not defined.

Hình 15: Dự báo nhu cầu nhân lực qua đào tạo phân theo 8 nhóm ngành tại TP
HCM hàng năm đến 2025 22

Hình 16: Thị phần tổng số sinh viên đại học theo địa bàn chính năm 2015 và
2018 (Tổng cục thống kê, 2019, trang 785-786) 26

Hình 17: Thị phần các quốc gia có tổng số du học sinh Việt Nam nhiều nhất
(UNESCO, 2018) 26
Hình 18: Số trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh theo quy mô sinh viên Error!
Bookmark not defined.

Hình 19: Số lượng trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh chia theo mức học
phí Error! Bookmark not defined.

Hình 20: Số lượng sinh viên các trường đại học tại TP HCM theo các mức học
phí Error! Bookmark not defined.
Danh mục bảng
Bảng 1: Danh sách các trường đại học được tìm hiểu tại Thành phố Hồ Chí Minh
(tổng hợp báo cáo 3 công khai của các trường) 15

Bảng 2: Số lượng trường đại học theo quy mô sinh viên 17

Bảng 3: Tổng quan các trường đại học ở TP HCM chia theo nhóm học phí 17

Bảng 4: Doanh thu ước tính* đến từ học phí của các trường đại học tại TP HCM 20

Bảng 5: Ước tính thị phần học viên học đại học trong và ngoài công lập và các
hình thức khác vào năm 2030 (Ngân hàng thế giới, 2020) 24

Bảng 6: Danh sách 10 trường đại học công lập có số sinh viên lớn nhất tại TP
HCM 27

Bảng 7: Danh sách 10 trường đại học ngoài công lập tại TP HCM dựa theo tổng
số sinh viên 27

Bảng 8: Các khối ngành theo Bộ Giáo dục và Đào tạo 28

Bảng 9: Tổng hợp dữ liệu thu thập của các trường đại học, học viện tại Thành
phố Hồ Chí Minh 28
Tóm tắt nghiên cứu

Với câu hỏi nghiên cứu chính: ‘Chúng ta biết gì về thị trường giáo dục Việt Nam hiện nay?’ nhóm
tư vấn sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp tổng hợp rất nhiều các nguồn đáng tin
cậy của Việt Nam và thế giới. Báo cáo này tập trung mô tả hai khía cạnh chính của thị trường:
Cầu và Cung.
Tổng quan cho thấy, thị trường giáo dục đại học Việt Nam có những thuộc tính sau:
- Quy mô thị trường về số lượng khách hàng là rất lớn và vẫn đang gia tăng. Với đối tượng
chính là học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông, riêng năm 2019 chênh lệch giữa số đăng
ký xét tuyển học đại học và chỉ tiêu là 252,186. Nếu nhìn vào hiện trạng chất lượng lao động
ở Việt Nam, lao động có trình độ đại học chỉ có khoảng 6 triệu người trên tổng số 55.4 triệu
tổng lực lượng lao động. Khảo sát của Diễn đàn Kinh tế thế giới nói rằng ở Việt Nam nhu cầu
đào tạo lại trong các doanh nghiệp sẽ lên tới 53% vào năm 2020.
- Khả năng chi trả tăng liên tục theo mức tăng của thu nhập bình quân đặc biệt ở khu vực
Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2018, bình quân chi tiêu cho giáo dục của cả nước là 6.6
triệu/người/năm; con số này ở Thành phố Hồ Chí Minh là 10.7 triệu/người/năm. Xét về thu
nhập bình quân theo đầu người, Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước ở mức 76,2
triệu/năm tăng trung bình 18,9% trong 10 năm qua. Khả năng chi trả cho giáo dục còn được
thể hiện ở số lượng du học sinh tăng hàng năm đáng kể 16.4% hàng năm. Theo ước tính
của nhóm tư vấn, tổng chi phí cho du học sinh hàng năm đã vượt 3 tỷ USD.
- Thành phố Hồ Chí minh là thị trường ổn định xét về thị trường giáo dục đại học. Trong khi số
sinh viên học đại học có xu hướng giảm ở nhiều địa phương, kể cả Hà Nội, số lượng sinh
viên học đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì ở mức ổn định.
- Sản phẩm giáo dục đại học VN vẫn đang chủ yếu tập trung các phân khúc từ thấp đến trung
bình khá. Số lượng các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh tuy lớn (trên 60 trường đại
học và học viện), nhưng đa số tập trung ở phân khúc học phí thấp (dưới 20 triệu/năm) đến
trung bình cao (60 triệu/năm). Không quá ngạc nhiên khi phần lớn trường đại công lập có
mức học phí thấp và chiếm phần lớn thị phần sinh viên (370,190 sinh viên, 72,5% thị phần).
Với các trường ngoài công lập, đa số (8 trên tổng số 15 trường) ở mức học phí trung bình
dưới 40 triệu/năm trở xuống với số lượng sinh viên là 95,740 (chiếm 67,2% thị trường ngoài
công lập). Khoảng cách về học phí của các trường đại học Việt Nam so với 2 trường đại học
100% vốn nước ngoài là rất cao tạo nên một hiện trạng: trường đại học 100% vốn nước ngoài
tuy chỉ chiếm 1,4% thị phần sinh viên nhưng lại nắm giữ tới 16.8% tổng doanh thu từ học phí.
- Đã xuất hiện sự cạnh tranh lớn ở thị trường quốc tế: với các sản phẩm du học, du học tại
chỗ, chương trình chất lượng cao, chương trình có yếu tố nước ngoài (về ngôn ngữ và giáo
trình giảng dạy). Các chương trình này đang có xu hướng tăng để các trường đại học đa
dạng hóa được sản phẩm và tạo sức hút với thị trường. Nhờ các chương trình này, một số
trường đại học đã bắt đầu có mức học phí vượt ngưỡng 100 triệu/năm.

1
Kết luận: So sánh cung và cầu của thị trường đại học ở Việt Nam đặc biệt là Thành phố Hồ Chí
Minh cho thấy cơ hội còn rất lớn cho các nhà đầu tư trên thị trường với nhiều phân khúc còn bỏ
trống: thị trường đào tạo doanh nghiệp, các chương trình chất lượng cao có yếu tố nước ngoài.

2
Chương 1: Phương pháp nghiên cứu
1.1 Phương pháp nghiên cứu toàn dự án
Xây dựng chiến lược là công việc phức tạp, đòi hỏi một khối lượng thông tin lớn, đa dạng từ
nhiều nguồn khác nhau. Do vậy, trong dự án này chúng tôi kết hợp nhiều phương pháp nghiên
cứu khác nhau tùy thuộc mục tiêu của nghiên cứu và có tính đến tính khả thi của các phương
pháp. Các phương pháp chính:
- Nghiên cứu tài liệu thứ cấp: nghiên cứu tình huống các trường đại học trẻ và nghiên cứu xu
hướng phát triển
- Phỏng vấn sâu chuyên gia và lãnh đạo
- Hội thảo chuyên gia
- Khảo sát bằng bảng câu hỏi định lượng
1.2 Trình tự các phương pháp

4 5
1 2 3
Khảo sát Tổng
Tài liệu Phỏng Hội thảo định hợp và
thứ cấp vấn sâu chuyên lượng Đề xuất
gia

BC1:
Nghiên BC5: Hội
BC2:
thảo
cứu Tình Phỏng vấn
chuyên gia
huống 8 16 chuyên
BC7 và 9:
trường ĐH gia BC3: Khảo
sát định Đề xuất
trẻ BC8: 4 hội
lượng 700 kế hoạch
thảo chiến
BC6: học sinh
BC4: ngành với lược
Phỏng vấn
8-10
Nghiên lãnh đạo
cứu thị chuyên
UMT
trường gia/ ngành
giáo dục

Hình 1: Trình tự các phương pháp nghiên cứu

3
1.3 Giải thích phương pháp nghiên cứu sử dụng tài liệu thứ cấp
Nghiên cứu tài liệu thứ cấp là sử dụng các nguồn thông tin có sẵn được công bố từ chính tình
huống đó hay các bên thứ ba. Hiện nay số lượng thông tin thứ cấp được công bố rất nhiều, do
đó, phương pháp này trở thành một phương pháp rất phổ biến trong nghiên cứu.
- Ưu điểm: sử dụng ngay các thông tin số liệu có sẵn để phục vụ nghiên cứu, tốc độ nghiên
cứu nhanh, linh hoạt, chi phí không cao, có thể nghiên cứu nhiều đối tượng khác nhau.
- Nhược điểm: có thể không có được các thông tin cần thiết để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu.
Nhiều nguồn số liệu có thể gây ra các bất đồng về kết quả nghiên cứu
Phương pháp này được chọn cho Báo cáo số 4 vì mục tiêu chính là có một cái nhìn đầu tiên,
căn bản, nhanh về các trường Đại học và xu hướng phát triển giáo dục ở VN. Số liệu được thu
thập chính từ website của các trường được chọn nghiên cứu và từ các nguồn báo cáo chính
thức đáng tin cậy khác như UN, World Bank, Tổng cục Thống kê. Nghiên cứu này được triển
khai đầu tiên để đặt cơ sở cho các nghiên cứu phỏng vấn sâu và hội thảo ngành sau đó.
Thông tin của các trường đại học được lấy từ biểu mẫu 18: Công khai thông tin chất lượng đào
tạo thực tế và biểu mẫu 21: Công khai tài chính của báo cáo ba công khai năm học 2018-2019.
Nếu 2 biểu mẫu trên của năm học 2018-2019 chưa được cập nhật bởi các trường trên website
chính thức, thông tin về học phí và quy mô đào tạo đại học sẽ được lấy từ các nguồn đáng tin
cậy khác như trang tuyển sinh của trường và các bài báo giới thiệu về trường.

4
Chương 2: Giới thiệu
2.1 Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội
Mối liên hệ giữa giáo dục đại học và phát triển kinh tế xã hội được thừa nhận rõ ràng. Cụ thể,
giáo dục đại học hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bằng cách đào tạo lực lượng lao động
có trình độ và khả năng thích ứng, tạo ra kiến thức mới thông qua nghiên cứu cơ bản và nghiên
cứu ứng dụng và thúc đẩy đổi mới bằng cách học hỏi kiến thức và công nghệ mới. Sự phát triển
của kinh tế Việt Nam trong 30 năm gần đây cùng với tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ cao
95.8% (Tổng cục thống kê, 2019, trang 138) cho thấy một mối quan hệ cộng sinh mạnh mẽ giữa
giáo dục và tăng trưởng.

2.2 Dân số vàng trong một nền kinh tế phát triển nhanh
Trong 30 năm trở lại đây, Việt Nam, một quốc gia với 98,7 triệu dân, đã chuyển mình để trở thành
một trong những nền kinh tế năng động nhất thế giới. GDP theo đầu người hàng năm tăng với
tốc độ ấn tượng 5.5 phần trăm từ 6.23 tỷ USD vào năm 1989 đến 261.9 tỷ USD vào năm 2019
(Ngân hàng thế giới, 2020). Theo báo cáo của Cơ quan Tình báo Trung Ương Mỹ (2020), với tỷ
lệ người lao động vượt mức 60% và tỷ lệ người trên 65 là 6.9%, Việt Nam đang ở ‘thời kỳ Vàng’
của dân số khác với các quốc gia đang bị ‘lão hóa’ trong khu vực như Nhật Bản (tỷ lệ người trên
65 là (29.2%) hoặc Đài Loan (15.7%).
2.3 Một quốc gia coi trọng giáo dục, thể hiện rõ nét ở chi tiêu cho giáo dục
Theo báo cáo của World Bank, năm 2018, Chính phủ Việt Nam dành khoảng 4.2% GDP cho các
hoạt động giáo dục với giá trị tổng cộng khoảng 11 tỷ USD (tỷ lệ trung bình của thế giới là khoảng
4.6%). Nếu tính theo phần trăm của ngân sách nhà nước, chi tiêu cho giáo dục của Việt Nam
chiếm khoảng 14.5% (xấp xỉ trung bình của thế giới).
Với các hộ gia đình, trung bình chi tiêu cho một thành viên đi học trong 12 tháng là 6,6 triệu đồng,
tăng 21,3% so với năm 2016. Có sự chênh lệch rõ rệt khi quan sát theo cấp vùng, vùng có chi
tiêu cho giáo dục, đào tạo cao nhất là Đông Nam Bộ gần 10,7 triệu đồng/người/12 tháng, cao
hơn 1,6 lần so với trung bình cả nước (Hình 2).

5
12,000

10,664
10,000
9,356

8,000
6,623
6,792 6,660 Chi giáo dục, đào tạo bình
6,000 5,902 5,459 quân 1 người đi học trong
12 tháng Cả nước
4,557
4,082 Chi giáo dục, đào tạo bình
4,000 quân 1 người đi học trong
3,028
3,407 12 tháng Đông Nam Bộ
1,844
2,000

0
2008 2010 2012 2014 2016 2018

Hình 2: Chi tiêu cho giáo dục, đào tạo bình quân 1 người đi học trong 12 tháng (Tổng cục thống
kê, 2019, trang 177)

6
Chương 3: Nhu cầu học đại học hoặc các chương trình
tương đương
3.1 Nhu cầu từ nhóm học sinh phổ thông
Cơ hội học đại học vẫn chưa đến với tất cả các em học sinh phổ thông trung học. Một ví dụ cụ
thể, năm học 2018-2019, tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp phổ thông trung học là 925,961 nhưng
chỉ có 413,277 em nhập học đại học và có 252,186 học sinh đăng ký xét tuyển thi đại học nhưng
không được học do các trường không đủ chỉ tiêu (Hình 3). Đây cũng là tình trạng chung của kỳ
thi tốt nghiệp phổ thông trung học những năm gần đây. Như vậy, hàng năm có khoảng 250,000
học sinh đăng ký xét tuyển vào đại học nhưng không được học đơn giản vì ‘không còn chỗ’ trong
các trường.

Hình 3: Con số tổng kết kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2018 (Bộ GD&ĐT, 2018)

Một điều có thể nhận ra từ số liệu thu thập được đó là tài chính không còn là rào cản quá lớn để
học đại học với nền kinh tế Việt Nam ngày nay đặc biệt là khu vực Đông Nam Bộ. Thu nhập bình
quân hàng năm, theo Tổng cục Thống kê (2018), cả nước là 46,5 triệu VNĐ. Tuy nhiên, thu nhập
bình quân hàng năm ở khu vực Đông Nam Bộ cao hơn nhiều (69,5 triệu/năm) so với trung bình
cả nước. Đặc biệt, Thành phố Hồ Chí Minh có mức thu nhập trung bình cao nhất: 76,2 triệu/năm
(Hình 4). Như vậy, so với chi tiêu bình quân cho 1 người đi học sau Trung học phổ thông là 24,2
triệu/năm, khu vực Đông Nam Bộ nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng sẽ không quá
khó khăn trong việc chi trả cho học đại học. Dần dần, đang có một sự chuyển đổi trong suy nghĩ
của người dân đặc biệt là các gia đình trung lưu từ câu hỏi “Làm sao cho con tôi đi học đại học?”
thành câu hỏi “Học đại học ở đâu để mang lại hiệu quả lớn nhất cho con cái và gia đình?”

7
90,000

80,000
76,206
70,000 69,506

60,000 61,309
58,076
55,940
50,000 46,486 Thu nhập bình quân nhân
49,499
khẩu 12 tháng Cả nước
43,832
40,000 37,171 Thu nhập bình quân nhân
38,074 khẩu 12 tháng Đông Nam Bộ
31,648
32,844
30,000 Thu nhập bình quân nhân
23,998
26,300 27,652 khẩu 12 tháng HCM
20,000 21,278
16,645
11,942
10,000

0
2008 2010 2012 2014 2016 2018

Hình 4: Thu nhập bình quân theo nhân khẩu 12 tháng từng năm của cả nước, khu vực Đông Nam
Bộ và TP HCM (Tổng cục Thống kê 2018, trang 366)

Một trong những lựa chọn của các học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông đó là đi du
học. Năm 2018, cả nước có tổng cộng 108,527 du học sinh ở nước ngoài (Hình 5). Tốc độ tăng
trưởng trung bình 16.5% từ năm 2014 (59,465 du học sinh). Điều đáng nói ở đây là mặc dù chiếm
tỷ lệ nhỏ (6%) so với tổng số sinh viên học đại học, nhưng ước tính sơ bộ1 của nhóm tư vấn cho
thấy bố mẹ Việt Nam bỏ ra khoảng 3 tỷ USD hàng năm để con mình đi học ở nước ngoài. Trong
khi đó, tổng giá trị thị trường đại học trong nước chỉ có 1.7 tỷ USD2 . Điều này cho thấy, nhu cầu
và khả năng chi trả cho một nền giáo dục có chất lượng tốt chuẩn quốc tế với cơ hội việc làm
xán lạn ở Việt Nam là rất cao.

1
Con số 3 tỷ USD được tính bằng chi phí ước lượng cho việc du học hàng năm (30,000 USD) của
100.000 du học sinh
2
Tổng giá trị thị trường được tính dựa vào tổng số sinh viên học đại học (1,63 triệu) và chi tiêu bình quân
cho 1 người đi học sau trung học phổ thông (24,2 triệu/năm)
8
120,000
108,527

100,000 94,621

82,668
80,000
68,040
2014
59,465
60,000 2015
2016

40,000 2017
2018

20,000

0
2014 2015 2016 2017 2018

Hình 5: Tổng số lượng du học sinh hàng năm (UNESCO, 2018)

3.2 Nhu cầu từ lực lượng lao động


Dân số Việt Nam tăng 4.3 triệu người từ 92.2 triệu người năm 2015 đến 96.5 triệu người năm
2019 với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 1,17% (Tổng cục thống kê, 2019, trang 100).
Trong số đó, lực lượng lao động cả nước là 55,4 triệu người. Tuy nhiên, lực lượng lao động qua
đào tạo chỉ còn 12,6 triệu người; đặc biệt lao động có trình độ từ đại học trở lên chỉ có khoảng 6
triệu lao động. Điều đó có nghĩa là, cứ 100 lao động ở Việt Nam chỉ có 11 người là có bằng đại
học trở lên. Ngay cả các thành phố lớn nhất Việt Nam, tỷ lệ lao động qua đào tạo cũng không
vượt quá 50%; cụ thể, Hà Nội có tỷ lệ cao nhất cả nước là 48,1% tiếp theo là Đà Nẵng (44,6%),
Quảng Ninh (37,7%) và Thành phố Hồ Chí Minh (37,1%).

3.3 Nhu cầu từ doanh nghiệp


Nếu nhìn cụ thể vào lực lượng lao động hiện đang làm việc cho các doanh nghiệp có kết quả
hoạt động kinh doanh (tính đến cuối năm 2018), cả nước có khoảng 14,8 triệu lao động (Tổng
cục thống kê, 2019, trang 100). Hai thành phố tập trung nhiều lao động làm việc cho doanh
nghiệp nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với tổng số lao động là 5,3 triệu người (Hình
6).

9
Hình 6: Hiện trạng lao động trong doanh nghiệp ở Việt Nam năm 2018 (Tổng cục thống kê, 2019,
trang 338)

Diễn đàn Kinh tế thế giới (2018), dự báo nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp tại Việt Nam trong
như sau: 47% lao động không cần đào tạo lại, 53% cần đào tạo lại trong đó 18% lực lượng lao
động sẽ cần tối thiểu 6 tháng để đào tạo kỹ năng (Hình 7). Như vậy, theo WEF, hơn 7.8 triệu lao
động ở Việt Nam sẽ cần được đào tạo lại trong khi đó nội bộ các doanh nghiệp chỉ có thể đáp
ứng được 47% nhu cầu đào tạo này.

Hình 7: Dự báo nhu cầu đào tạo trong doanh nghiệp và nguồn cung cấp đào tạo lao động ở doanh
nghiệp năm 2022 (Diễn đàn Kinh tế Thế giới, 2018)

10
3.4 Nhận định
Đối với một trường đại học hiện đại, có 3 nhóm đối tượng lớn cần được chú ý: doanh nghiệp,
người trưởng thành, và học sinh phổ thông. Suy nghĩ truyền thống có xu hướng đề cao đối tượng
học sinh phổ thông và bỏ qua 2 đối tượng còn lại. Điều này không sai vì học sinh phổ thông đã,
đang, và sẽ là một nguồn lớn chưa được khai thác hết. Hàng năm vẫn đang có hơn 250 ngàn thí
sinh mong muốn nhưng chưa có chỗ trong trường đại học. Nhu cầu học đại học của các em vẫn
còn cao cộng với khả năng chi trả cho việc học đại học đang tăng lên ở tất cả các khu vực và
nhóm thu nhập làm cho đối tượng học sinh phổ thông tiếp tục cần sự quan tâm của bộ phận
tuyển sinh. Ngoài ra, khi xem xét đến thị trường và nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp và người
đi làm, có một sân chơi tương đối lớn mà hầu như không có sự tập trung của các người chơi.
Thị trường đào tạo doanh nghiệp, được dự báo là sẽ cung cấp một lượng cầu lớn trong tương
lai gần, hoàn toàn xứng đáng sự chú ý của một trường đại học nếu có sự đầu tư và chuẩn bị bài
bản, chuyên nghiệp.

11
Chương 4: Thị trường học đại học ở Việt Nam và Thành
phố Hồ Chí Minh
4.1 Thị phần học đại học ở Việt Nam
Với 73% tổng số lượng sinh viên học đại học cả nước (Hình 8), khu vực Đồng bằng sông Hồng
và Đông Nam Bộ luôn có lịch sử chiếm lĩnh thị trường học đại học. Tuy nhiên, khi so sánh số liệu
từ năm 2015 đến 2018 của Tổng cục thống kê (2018), có một sự chuyển dịch đáng chú ý về thị
phần học đại học nói chung và 2 khu vực lớn nói riêng3. Cụ thể, số lượng và thị phần sinh viên
học đại học ở cả nước đặc biệt là khu vực phía Bắc có chiều hướng đi xuống: Hà Nội từ 611,608
năm 2015 xuống còn 505,627 năm 2018 trong khi thành phố Hồ Chí Minh vẫn giữ được đà đi lên
ở cả thị phần lẫn số lượng (Tổng cục thống kê, 2019, trang 785-786). Thêm vào đó, số lượng
trường đại học trong những năm gần đây hầu như không thay đổi từ 235 trường năm 2016 đến
237 trường năm 2018 (Tổng cục thống kê, 2019, trang 780). Điều đó cho thấy, mặc dù xu hướng
học đại học nói chung đang có chiều hướng giảm (trong khi cầu gần như không thay đổi), thành
phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì được lượng sinh viên học đại học theo từng năm.

127,379
8%

599,238
39% Đồng bằng sông Hồng

Trung du và miền núi phía Bắc

Bắc Trung bộ và Duyên hải


510,857 miền Trung
34% Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long

48,471
25,824 3%
2% 214,342
14%

Hình 8: Thị phần tổng sinh viên đại học theo khu vực năm 2018 (Tổng cục Thống kê, 2019,
trang 785)

3
Tham khảo hình 16 phần Phụ lục về thị phần tổng số sinh viên đại học theo địa bàn 2015 và 2018
12
Khi so sánh số sinh viên học đại học công lập và ngoài công lập, tổng số sinh viên học công lập
có chiều hướng đi xuống từ 1,520,800 năm 2015 còn 1,261,500 năm 2018. Trong khi đó, số
lượng sinh viên học ngoài công lập vẫn giữ được mức ổn định theo từng năm. Nếu tính đến thị
phần của thị trường giáo dục đại học từ 2010 đến 2018 (Hình 9), thị phần đại học công lập đang
có chiều hướng giảm (từ 86.8% xuống 82.7%) và thị phần ngoài công lập đang tăng (13.2% lên
17.3%).

Thị phần ĐH ngoài công lập


20.00%

18.00%
17.34%
16.00% 15.67%
14.00% 13.80%
13.20% 13.26%
12.00%

10.00%

8.00% Sinh viên ngoài công lập

6.00%

4.00%

2.00%

0.00%
2010 2015 2016 2017 2018

Thị phần ĐH công lập


90.00%

88.00%
86.80% 86.74%
86.00% 86.20%

84.00% 84.33%

82.66% Sinh viên công lập


82.00%

80.00%

78.00%
2010 2015 2016 2017 2018

Hình 9: Thị phần số sinh viên đại học trong và ngoài công lập (%) theo từng năm (Tổng cục thống
kê, 2019, 780)

13
Một lựa chọn sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông khác không thể không nhắc đến đó là du
học. Từ 2014 đến 2018, số lượng du học sinh của Việt Nam tăng trung bình 16.4% hàng năm
(Hình 10). Theo UNESCO (2018), các lựa chọn phổ biến theo thứ tự thị phần từ cao đến thấp:
Nhật (31.6%), Mỹ (23.6%), Úc (14.9%) Hàn Quốc (7.1%) và các quốc gia khác (22.8%)4.

120,000
108,527

100,000 94,621

82,668
80,000
68,040
59,465
60,000

40,000

20,000

0
2014 2015 2016 2017 2018

Hình 10: Tổng số du học sinh Việt Nam theo từng năm (UNESCO, 2018)

4.2 Thị trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh
Trong danh sách 53 trường đại học, học viện được nhóm tư vấn tìm hiểu, có 38 trường đại học
công lập và 15 trường ngoài công lập. Quy mô về tổng số sinh viên học đại học dao động từ 280
sinh viên (Đại học Fulbright) đến trên 28,000 sinh viên (Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh) với trung bình 9,675 sinh viên trên 1 trường đại học (Bảng 1).

4
Tham khảo Hình 12 phần Phụ lục về thị phần các quốc gia có tổng số du học sinh Việt Nam nhiều nhất
14
Bảng 1: Danh sách các trường đại học được tìm hiểu tại Thành phố Hồ Chí Minh (tổng hợp báo
cáo 3 công khai của các trường)

Công Tổng số Học phí đại học


STT Tên trường
lập SV (triệu/năm)

1 ĐH Fulbright Không 280 467

2 Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh Có 330 10.6

3 ĐH Quốc tế Sài Gòn Không 535 46.6

4 ĐH Gia Định Không 666 11

5 ĐH Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Có 971 11

6 ĐH Việt Đức Có 1,155 75

7 Phân hiệu Đại học Nội Vụ Hà Nội Có 1,332 0

8 Học viện Hành chính cơ sở phía Nam Có 1,800 8

9 ĐH Sân khấu – Điện ảnh Có 1,840 11.7

10 ĐH Thủy lợi cơ sở 2 Có 2,040 10.2

11 Học viện Cán bộ Có 2,200 10.1

12 ĐH Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh Có 2,554 10

13 Học viện Hàng không Việt Nam Có 2,600 9

14 ĐH Hùng Vương Không 3,785 26

15 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cơ sở 2 Có 4,000 11.7

16 ĐH Lao động – Xã hội cơ sở 2 Có 4,372 10

17 Phân viện miền Nam Học viện Thanh thiếu niên Việt Có 4,400 8.2
Nam

18 ĐH Công nghệ Thông Tin Có 5,564 9.6

19 ĐH Quốc tế (ĐHQG) Có 5,691 43

20 ĐH Giao thông Vận tải cơ sở 2 Có 5,954 10

21 ĐH Công Nghệ Sài Gòn Không 6,042 26.6

22 ĐH RMIT Việt Nam Không 6,747 300

23 ĐH Tài nguyên – Môi trường Có 6,800 10.7

15
24 ĐH Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh Có 7,293 12

25 ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch Có 7,500 14.3

26 ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Có 7,588 10


Minh)

27 ĐH Kinh tế Tài Chính Không 7,686 62

28 ĐH Ngoại thương (Cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh) Có 8,048 18.5

29 ĐH Hoa Sen Không 8,077 65

30 ĐH Văn Hiến Không 8,362 30

31 ĐH Ngoại ngữ – Tin học Không 9,180 32

32 ĐH Luật Có 9,246 17

33 ĐH Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Có 9,828 11.8

34 ĐH Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Có 10,113 9

35 ĐH Quốc tế Hồng Bàng Không 11,444 45

36 ĐH Khoa học tự nhiên Hồ Chí Minh Có 11,547 11.7

37 ĐH FPT Không 12,052 50.6

38 ĐH Tài chính - Marketing Có 12,084 18.5

39 ĐH Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh Có 13,750 20

40 ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Có 13,813 8.1

41 ĐH Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh Có 15,000 11.7

42 ĐH Mở Thành phố Hồ Chí Minh Có 15,258 20

43 ĐH Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh Có 16,922 11.7

44 ĐH Sài Gòn Có 18,000 11

45 ĐH Nông Lâm Có 19,249 10.6

46 ĐH Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh Có 20,052 7

47 ĐH Nguyễn Tất Thành Không 20,291 33

48 ĐH Tôn Đức Thắng Có 22,567 20

49 ĐH Văn Lang Không 23,068 35

16
50 ĐH Công nghệ (HUTECH) Không 24,343 32

51 ĐH Kinh tế Hồ Chí Minh Có 24,541 18.5

52 ĐH Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Có 26,133 18.5

53 ĐH Công nghiệp Có 28,055 19.25

54 ĐH Trần Đại Nghĩa Có Thông tin không tìm thấy hoặc


quá cũ không phù hợp với mục
55 ĐH Sư phạm Thể dục Thể thao Có đích nghiên cứu

56 ĐH Thể dục Thể thao Có

57 Học viện Kỹ thuật Mật mã cơ sở phía Nam Có

58 Học viện Kỹ thuật Quân sự cơ sở 2 Có

Tổng 53 trường: 512,751 Trung bình 53 trường: 9,675

Bảng 2: Số lượng trường đại học theo quy mô sinh viên

Số trường Doanh thu từ học phí5 Tổng số SV Học phí trung bình
Dưới 5,000 17 616,805 34,863 17.7
5,000 - 9,999 16 4,854,088 119,606 40.6
10,000 - 14,999 7 1,961,367 84,803 23.1
15,000 - 19,000 5 1,080,687 84,429 12.8
20,000 trở lên 8 4,325,191 189,050 22.9
Tổng 53 12,838,256 512,751 25.0
Tổng số sinh viên đang học đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh là 512,751 với học phí trung bình
là 25 triệu/năm. Số trường đại học có tổng số sinh viên dưới 10,000 người là 33 chiếm 62.3%
(Bảng 2). Xét về góc độ học phí, có 34 trường đại học có học phí hàng năm dưới 20 triệu/năm.
Dữ liệu của Bảng 3 cho thấy 34 trường đại học này cũng chiếm phần lớn thị phần sinh viên tại
Thành phố Hồ Chí Minh (60.9%).

Bảng 3: Tổng quan các trường đại học ở TP HCM chia theo nhóm học phí

Số trường Tổng số SV Số SV trung bình


dưới 20tr 34 312,435 9,189
20 - 29.99tr 5 61,405 12,281

5
Ghi chú: doanh thu từ học phí dựa theo tổng số sinh viên và học phí của từng trường rồi cộng lại theo từng nhóm
sinh viên
17
30 - 39.99tr 5 85,244 17,049
40 - 59.99tr 4 29,722 7,431
60tr trở lên 5 23,945 4,789
Tổng 53 512,751 9,675

Về nội dung đào tạo của các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh, bốn ngành mà nhóm
tư vấn quan tâm là Quản trị kinh doanh, Truyền thông - Báo chí - Quan hệ công chúng, Công
nghệ thông tin - Tin học, và Xây dựng - Kiến trúc. Năm 2018, có 44 trường có ngành Quản trị
kinh doanh, 43 trường có ngành Công nghệ thông tin - Tin học, 23 trường có ngành Xây dựng
- Kiến trúc, và 19 trường có ngành Truyền thông - Báo chí - Quan hệ công chúng.
Các chương trình chất lượng cao, chương trình tiên tiến, chương trình liên kết với trường đại học
nước ngoài cũng là một nỗ lực của các trường đại học nhằm đa dạng hóa phần nào sản phẩm
của các trường. Một đặc điểm chung của các chương trình trên đó là yếu tố ngoại ngữ (tiếng Anh
là chủ yếu) và trường đại học nước ngoài. Tùy vào sự kết hợp của ngoại ngữ, giáo trình, và giảng
viên nước ngoài, học phí của các chương trình chất lượng cao dao động từ 22.4 triệu/năm (Đại
học giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh) đến 126 triệu/năm (Đại học Hoa Sen) (Hình 11).

140 126
119.5
120
100 90
80
60 64
60 46.7552 55
44
35 36 3737.5 3939.3 40
40
22.4 2828.929.7 3232.533.534
20
0

Hình 11: Học phí của các chương trình chất lượng cao hoặc tương đương ở các trường đại học
Thành phố Hồ Chí Minh

4.3 Mười trường công lập và ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh
Theo số lượng thu thập được của nhóm tư vấn, năm 2018, trong 38 trường đại học công lập
tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có 370,190 sinh viên đang theo học chương trình cử nhân.
18
Nếu chia các trường này thành 5 nhóm học phí thì chỉ có 1 trường đại học có học phí hàng
năm trên 60 triệu đồng (Đại học Việt Đức) (Hình 12). Phần lớn (34 trường) có mức học phí
hàng năm dưới 20 triệu và có 311,769 sinh viên đang theo học (chiếm 84.2% thị phần sinh
viên học công lập). Nếu chỉ xét 10 trường đại học công lập lớn nhất dựa theo tổng số sinh viên
theo học tại thành phố Hồ Chí Minh (Bảng 6, Phụ lục), học phí trung bình của 10 trường là
15,4 triệu/năm với tổng số sinh viên là 205,777. Tổng doanh thu từ học phí của các trường đại
học công lập được nhóm tư vấn ước tính khoảng 5,46 ngàn tỷ đồng (Bảng 4).

Hình 12: Bảng tóm tắt tổng số sinh viên của các trường đại học công lập theo mức học phí

Trong khi đó, khi nhìn vào 15 trường đại học ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh năm
2018, tổng số sinh viên học chương trình đại học là 142,561 (chiếm 27,8% thị phần). Nếu xét
theo 5 mức học phí (Hình 13) , khác với trường công lập, số đông sinh viên không tập trung ở
mức học phí thấp nhất (dưới 20tr) mà số đông lại ở phân khúc trung bình (30 đến 39.99 triệu
đồng/năm). Số lượng sinh viên ở mức học phí này là 85,244 chiếm 59,8% tổng số sinh viên học
ngoài công lập.

Hình 13: Bảng tóm tắt tổng số sinh viên của các trường đại học ngoài công lập theo mức học phí

19
Nếu chỉ xét 10 trường đại học ngoài công lập lớn nhất địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh dựa theo
tổng số sinh viên theo học (Bảng 7, Phụ lục), học phí trung bình của 10 trường là 52,9 triệu/năm
với tổng số sinh viên là 131,250. Đáng chú ý, số lượng trường đại học ngoài công lập có mức
học phí trung bình cao (40 đến 59,99 triệu) và cao (trên 60 triệu) chiếm đến 46,7% tổng số trường
và 32,8% thị trường đại học ngoài công lập. Tổng doanh thu từ học phí từ các trường đại học
ngoài công lập được nhóm tư vấn ước tính khoảng 7,36 ngàn tỷ đồng (Bảng 4).
Hai trường đại học có vốn 100% nước ngoài là Đại học RMIT Việt Nam và Đại học Fulbright tuy
chiếm thị phần rất khiêm tốn về tổng số lượng sinh viên (1,4%) nhưng lại chiếm 16,8% doanh
thu từ học phí. Với mức học phí rất chênh lệch: 300 triệu/năm đối với Đại học RMIT Việt Nam và
467 triệu/năm đối với Đại học Fulbright so với trường tiếp theo là Đại học Hoa Sen với mức học
phí 65 triệu/năm, rõ ràng còn tồn tại một khoảng cách lớn giữa các trường đại học có vốn 100%
nước ngoài với các trường đại học trong nước (công lập lẫn ngoài công lập). Nếu để thị trường
tự quyết định, không sớm thì muộn sẽ có các trường đại học lấp khoảng cách lớn này.

Bảng 4: Doanh thu ước tính* đến từ học phí của các trường đại học tại TP HCM

Tổng số Tổng số sinh viên Doanh thu từ học phí Học phí trung bình
trường (tỷ VNĐ)6 (triệu/năm)

Đại học công lập 38 370,190 5,464 15

Đại học ngoài công lập 13 135,534 5,218 39

Đại học Fulbright + RMIT 2 7,027 2,154 307

Tổng 53 512,751 12,838 25

Nói về các trường đại học Việt Nam, với số liệu thu thập được, một điều dễ nhận thấy là có sự
chênh lệch về học phí giữa các trường ĐH công lập và ngoài công lập. Tuy nhiên, nếu xem xét
về học phí của các chương trình Chất lượng cao, Tiên tiến, bằng tiếng Anh, hoặc liên kết với
nước ngoài, các trường ĐH công lập cũng có những chương trình cạnh tranh với các trường
ngoài công lập (Hình 11).

Trong 38 trường đại học công lập, tổng số sinh viên của các trường đại học có học phí dưới 20
triệu/năm là 311,769; trong khi đó, số sinh viên các trường đại học công lập có học phí từ 20
triệu/năm trở lên là 58,421 (Hình 12). Học phí của các trường đại học công lập sẽ tiếp tục tăng
do chủ trương tự chủ đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo thống kê của Ngân hàng Thế
giới (2020), nguồn thu của các trường đại học công lập năm 2018 chủ yếu đến từ học phí (55%)

6
Ghi chú: doanh thu từ học phí được tính dựa theo tổng số sinh viên và học phí hàng năm của từng trường.
20
. Tỷ lệ này sẽ còn tăng trong thời gian tới. Do đó, mặc dù vẫn còn khoảng cách lớn về học phí
giữa trường công lập và ngoài công lập, khoảng cách này sẽ dần được thu hẹp.

4.4 Nhận định


Khu vực Đông Nam Bộ đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh là một thị trường ổn định về giáo dục
đại học trong cả nước. Trong khi số lượng sinh viên học đại học ở nhiều khu vực có dấu hiệu
giảm, thị phần Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì ổn định. Đại học ngoài công lập của cả nước
cũng không bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm về số lượng sinh viên trong mấy năm gần đây. Một xu
hướng đáng chú ý là số lượng du học sinh ngày càng tăng trong những năm gần đây (trung bình
16.2% hàng năm). Điều đó cho thấy phần nào khả năng chi trả của các hộ gia đình Việt Nam nếu
được cung cấp một sản phẩm đào tạo có chất lượng tầm quốc tế.
Thị trường đại học Thành phố Hồ Chí Minh cũng rất đa dạng về nhà cung cấp với hơn 60 trường
đại học và học viện. Trong 53 trường đại học được tìm hiểu, học phí trung bình là 25 triệu/năm
với số sinh viên trung bình là 9,675. Quản trị Kinh doanh và Công nghệ thông tin là 2 ngành rất
phổ biến ở các trường đại học. Chương trình chất lượng cao có yếu tố ngoại ngữ đi kèm tạo điều
kiện cho các trường đa dạng hóa một phần phổ sản phẩm hiện có.
Khoảng cách về học phí của các trường đại học công lập và ngoài công lập còn lớn tuy nhiên
khoảng cách này sẽ được rút ngắn trong tương lai gần. Thị phần sinh viên ngoài công lập tuy chỉ
chiếm 27.8% nhưng doanh thu từ học phí theo ước tính đã ngang bằng với các trường đại học
công lập. Khoảng cách về học phí sẽ dần được thu hẹp và sẽ đến lúc học phí ở mức cao của đại
học công lập và mức thấp của đại học ngoài công lập sẽ tương đồng. Trong khi đó, ở phía bên
phải của dải học phí, khoảng cách rất lớn giữa trường 100% vốn nước ngoài và trường đại học
ngoài công lập trong nước vẫn chưa có dấu hiệu được rút ngắn.

21
Chương 5: Nhu cầu lao động
Theo Trung tâm Dự báo Nhu cầu Nhân lực và Thông tin Thị trường Lao động Thành phố Hồ Chí
Minh (2014) dự báo, nhu cầu lao động trong 2 nhóm ngành Kỹ thuật - Công nghệ và Kinh tế-Tài
chính-Ngân hàng-Pháp luật-Hành chính sẽ chiếm 68% tổng nhu cầu nhân lực qua đào tạo tương
đương với 137,700 lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh từ nay cho đến 2025 (Hình 14).

Hình 14: Dự báo nhu cầu nhân lực qua đào tạo phân theo 8 nhóm ngành tại TP HCM hàng năm
đến 2025
Nghiên cứu khảo sát của Diễn đàn Kinh tế thế giới (2018) về nhu cầu lao động đến năm 2020
của thế giới và Việt Nam chỉ ra danh sách các công việc sẽ nổi lên; trong đó, các công việc liên
quan đến chuyển đổi số, khoa học dữ liệu, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo là những ngành sẽ chiếm
lĩnh thị trường trong tương lai gần. Nhu cầu nhân lực này cũng được thể hiện qua chỉ tiêu xét
tuyển đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể, năm 2019, chỉ tiêu cho khối ngành V (Toán
và Thống kê, Máy tính và Công nghệ thông tin ...) chiếm 34.3% tổng chỉ tiêu xét tuyển đại học
(Bảng 7, Phụ lục).

22
Kết luận
Thị trường lao động Việt Nam có quy mô lớn với hơn 56 triệu, chiếm 57,4% tổng dân số. Cứ 10
lao động hiện nay chỉ có 1 có trình độ đại học và sau đại học, với tổng số gần 6 triệu người. Tỷ
lệ này là khá thấp so với các quốc gia trên thế giới (Canada: 48% Nhật: 41% Mỹ: 40% Hàn quốc:
35%). Trong giai đoạn 10 năm 2009-2019 dân số VN tăng 10,4 triệu và xu hướng này vẫn đang
duy trì với tốc độ tăng dân số 1,14% hàng năm.
Cả nước có hơn 600 ngàn doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó riêng tại TP.HCM có gần 200
ngàn doanh nghiệp với gần 3 triệu lao động (trong tổng số 4,8 triệu lao động của thành phố). Chỉ
có 37,1% số lao động của thành phố được đào tạo nghề (sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, hay đại
học và sau đại học).
Hàng năm có hơn 900 ngàn thí sinh tham gia thi tốt nghiệp PTTH, trong đó có gần 700 ngàn thí
sinh đăng ký xét tuyển đại học và chỉ có hơn 400 ngàn thí sinh có chỗ trong các trường đại học.
Hơn 250 ngàn thí sinh hàng năm không có chỗ trong các trường đại học
Thu nhập bình quân của người dân VN tăng trung bình 29% năm trong giai đoạn 2008-2018, đạt
mức 46 triệu VNĐ/ năm vào cuối 2018. Riêng khu vực Đông Nam Bộ tốc độ tăng khoảng 23%
năm đạt mức 69,5 triệu VNĐ/ năm (năm 2018). Mức chi của các hộ gia đình cho giáo dục đại học
tăng khoảng 10%/ năm và dự kiến đạt mức 29 triệu đồng/năm toàn quốc và gần 34 triệu/năm với
khu vực Đông Nam Bộ. Về phía chính phủ, tổng mức đầu tư của chính phủ cho giáo dục vẫn đạt
mức cao khoảng xấp xỉ 15% tổng ngân sách chính phủ hàng năm (dù đang trong xu hướng giảm
từ 18% trong 2008).

Mức học phí trung bình của các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh là 25 triệu/năm. Nếu
chỉ xét các trường ngoài công lập và không tính các trường 100% vốn nước ngoài, học phí trung
bình 39 triệu/năm hoàn toàn nằm trong khả năng chi tiêu so với thu nhập bình quân đầu người
của Thành phố.
Với sự phát triển đa dạng để đáp ứng nhu cầu lao động trong tương lai, giáo dục đại học đang
có xu hướng thay đổi để phù hợp với nhiều đối tượng học viên ở nhiều nguồn khác nhau. Theo
ước tính mới nhất của Ngân hàng Thế giới, đến năm 2030, các trường đại học công lập ở Việt
Nam sẽ chỉ còn chiếm 43% thị phần phần còn lại sẽ chuyển sang các hình thức khác (xem Bảng
5).

23
Bảng 5: Ước tính thị phần học viên học đại học trong và ngoài công lập và các hình thức khác vào
năm 2030 (Ngân hàng thế giới, 2020)

Tổng số học Học viên tuyển Thị phần tổng số Thị phần tuyển
viên (2030) mới (2030) học viên, 2030 (%) mới, 2030 (%)

Đại học công lập 1,541,395 77,398 43 6

Đại học ngoài công lập 537,697 331,697 15 25

Cao đẳng, nghề công lập 896,162 436,162 25 33

Cao đẳng, nghề ngoài công 250,925 135,925 7 10


lập

Các hình thức khác (bán thời 358,465 332,465 10 25


gian, từ xa, trực tuyến...)

Tổng 3,584,647 1,313,647 100 100

Có thể thấy, cả trên phương diện độ lớn của thị trường và trên phương diện sức mua, thị trường
giáo dục (đại học) và đào tạo (thường xuyên) của VN là một thị trường rất lớn và chưa được khai
thác đầy đủ.

24
Nguồn tham khảo
Bộ GD&ĐT. (2018, April 27). Bộ GD&ĐT Công bố số liệu thí sinh đăng ký thi THPT Quốc gia
2018. Cập Nhật Thông Tin Kỳ Thi Tốt Nghiệp THPT Năm 2021 Nhanh Chóng - Chính Xác.
https://thptquocgia.edu.vn/ky-thi-thpt-quoc-gia/bo-gd-dt-cong-bo-so-lieu-thi-sinh-dang-ky-thi-
thpt-quoc-gia-2018-122.html
Cơ quan Tình báo Trung ương. (n.d.). Countries - The World Factbook.
Https://Www.Cia.Gov/the-World-Factbook/Countries/. Retrieved November 1, 2020, from
https://www.cia.gov/the-world-factbook/countries/
Diễn đàn Kinh tế Thế giới. (2018). The Future of Jobs Report (No. 2018).
http://www3.weforum.org/docs/WEF_Future_of_Jobs_2018.pdf
Ngân hàng Thế giới. (2020, April). Improving the Performance of Higher Education in Vietnam:
Strategic Priorities and Policy Options. The World Bank.
https://openknowledge.worldbank.org/bitstream/handle/10986/33681/Improving-the-
Performance-of-Higher-Education-in-Vietnam-Strategic-Priorities-and-Policy-
Options.pdf?sequence=1&isAllowed=y
Ngân hàng thế giới. (2020, November 1). GDP (current US$) - Vietnam | Data [Dataset]. The
World Bank. https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.CD?locations=VN
Tổng cục Thống kê. (2020, June 30). Niên giám thống kế đầy đủ.
Https://Www.Gso.Gov.vn/En/Data-and-Statistics/2020/09/Statistical-Yearbook-2019/.
https://www.gso.gov.vn/en/data-and-statistics/2020/09/statistical-yearbook-2019/
Trung tâm Dự báo Nhu cầu Nhân lực và Thông tin Thị trường Lao động Thành phố Hồ Chí
Minh. (2014, January 17). Tin Tức | Dự báo nguồn Nhân lực. DỰ BÁO NGUỒN NHÂN LỰC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020 – 2025.
http://www.dubaonhanluchcmc.gov.vn/tin-tuc/4305.du-bao-nguon-nhan-luc-thanh-pho-ho-
chi-minh-den-nam-2020-%E2%80%93-2025.html
Tuổi Trẻ online. (2016, July 25). Bộ GD-ĐT công bố chỉ tiêu tuyển sinh theo các khối ngành.
TUOI TRE ONLINE. https://tuoitre.vn/bo-gddt-cong-bo-chi-tieu-tuyen-sinh-theo-cac-khoi-
nganh-1143364.htm
UNESCO. (n.d.). Global Flow of Tertiary-Level Students | UNESCO UIS. Global Flow of
Tertiary-Level Students. http://uis.unesco.org/en/uis-student-flow

25
Phụ lục
Hình tham khảo

Hình 145: Thị phần tổng số sinh viên đại học theo địa bàn chính năm 2015 và 2018 (Tổng cục
thống kê, 2019, trang 785-786)

Hình 156: Thị phần các quốc gia có tổng số du học sinh Việt Nam nhiều nhất (UNESCO, 2018)

26
Bảng tham khảo
Bảng 6: Danh sách 10 trường đại học công lập có số sinh viên lớn nhất tại TP HCM

Học phí Doanh thu từ học


STT Tên trường Tổng số SV Năm thành lập
hàng năm (VND) phí (VND)

1 ĐH Công nghiệp 28,055 19,000,000 533,045,000,000 2004


2 ĐH Sư phạm Kỹ thuật 26,133 19,000,000 496,527,000,000 1962
TP.HCM
3 ĐH Kinh tế TP.HCM 24,541 19,000,000 466,279,000,000 1976
4 ĐH Tôn Đức Thắng 22,567 20,000,000 451,340,000,000 1997
5 ĐH Sư Phạm TP.HCM 20,052 7,000,000 140,364,000,000 1976
6 ĐH Nông Lâm 19,249 10,600,000 204,039,400,000 1955
7 ĐH Sài Gòn 18,000 11,000,000 198,000,000,000 2003
8 ĐH BK TP.HCM 16,922 11,700,000 197,987,400,000 1957

9 ĐH Mở 15,258 20,000,000 305,160,000,000 1990


10 ĐH Giao thông vận tải 15,000 11,700,000 175,500,000,000 2001
TP.HCM
Tổng cộng 205,777 15,396,482 3,168,241,800,000 Tuổi trung binh:
37.9

Bảng 7: Danh sách 10 trường đại học ngoài công lập tại TP HCM dựa theo tổng số sinh viên

Học phí hàng năm Doanh thu từ học


STT Tên truờng Tổng số SV Năm thành lập
(VND) phí (VND)
1 ĐH Công nghệ (HUTECH) 24,343 32,000,000 778,976,000,000 1996

2 ĐH Văn Lang 23,068 33,000,000 761,244,000,000 1995

3 ĐH Nguyễn Tất Thành 20,291 35,000,000 710,185,000,000 1999

4 ĐH FPT 12,052 50,600,000 609,831,200,000 1988

5 ĐH Quốc tế Hồng Bàng 11,444 45,000,000 514,980,000,000 1997

6 ĐH Ngoại ngữ – Tin học 9,180 32,000,000 293,760,000,000 1992

7 ĐH Văn Hiến 8,362 30,000,000 250,860,000,000 1997

8 ĐH Hoa Sen 8,077 65,000,000 525,005,000,000 1991

9 ĐH Kinh tế Tài Chính 7,686 62,000,000 476,532,000,000 2007

10 ĐH RMIT Việt Nam 6,747 300,000,000 2,024,100,000,000 2001

Tổng cộng 131,250 52,917,891 6,945,473,200,000 Tuổi trung bình:


23.7

27
Bảng 8: Các khối ngành theo Bộ Giáo dục và Đào tạo

STT Khối ngành Bao gồm


1 Khối ngành I Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên
2 Khối ngành II Nghệ thuật
3 Khối ngành III Kinh doanh và quản lý, Pháp luật

4 Khối ngành IV Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên


5 Khối ngành V Toán và thống kê, Máy tính và công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Kỹ thuật,
Sản xuất và chế biến, Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và thủy sản, Thú y
6 Khối ngành VI Sức khỏe
7 Khối ngành VII Nhân văn, Khoa học xã hội và hành vi, Báo chí và thông tin, Dịch vụ xã hội, Khách
sạn-du lịch-thể thao và dịch vụ cá nhân, Dịch vụ vận tải, Môi trường và bảo vệ môi
trường, An ninh quốc phòng

Bảng 9: Tổng hợp dữ liệu thu thập của các trường đại học, học viện tại Thành phố Hồ Chí Minh

STT Tên trường Học phí Quy mô đào tạo


1 ĐH Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh Link Link
2 ĐH Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh Link Link
3 ĐH Công nghệ (HUTECH) Link Link
4 ĐH Công Nghệ Sài Gòn Link Link
5 ĐH Công nghệ Thông Tin Link (trang 9) Link (trang 83)
6 ĐH Công nghiệp Link Link
7 ĐH FPT Link Link
8 ĐH Fulbright Link
9 ĐH Gia Định Link Link
10 ĐH Giao thông Vận tải cơ sở 2 Link Link (trang 9)
11 ĐH Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh Link Link
12 ĐH Hoa Sen Link Link
13 ĐH Hùng Vương Link Link
14 ĐH Khoa học tự nhiên Link Link
15 ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Link Link
16 ĐH Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh Link Link
17 ĐH Kinh tế - Luật Link Link
18 ĐH Kinh tế Hồ Chí Minh Link (trang 135) Link (trang 592)

28
19 ĐH Kinh tế Tài Chính Link Link
20 ĐH Lao động – Xã hội cơ sở 2
21 ĐH Luật Link (trang 38) Link (121)
22 ĐH Mở Link Link
23 ĐH Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Link (trang 6) Link (trang 9)
24 ĐH Ngân hàng TP. HCM Link Link
25 ĐH Ngoại ngữ – Tin học Link Link
26 ĐH Ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh Link Link
27 ĐH Nguyễn Tất Thành Link Link
28 ĐH Nông Lâm Link (trang 1) Link
29 ĐH Quốc tế Link Link
30 ĐH Quốc tế Hồng Bàng Link Link
31 ĐH Quốc tế Sài Gòn Link Link
32 ĐH RMIT Việt Nam Link (trang 6) Link (trang 9)
33 ĐH Sài Gòn Link (trang 149)
34 ĐH Sân khấu – Điện ảnh
35 ĐH Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Link Link
36 ĐH Sư phạm Thể dục Thể thao
37 ĐH Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh
38 ĐH Tài chính - Marketing Link Link
39 ĐH Tài nguyên – Môi trường Link Link
40 ĐH Thể dục Thể thao
41 ĐH Thủy lợi cơ sở 2
42 ĐH Tôn Đức Thắng Link Link
43 ĐH Trần Đại Nghĩa
44 ĐH Văn Hiến Link Link
45 ĐH Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh Link Link
46 ĐH Văn Lang Link Link
47 ĐH Việt Đức Link Link
48 ĐH Y Dược TP.HCM Link Link
49 ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch Link Link

29
50 Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh7
51 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cơ sở 2
52 Học viện Hàng không Việt Nam
53 Học viện Hành chính cơ sở phía Nam
54 Học viện Kỹ thuật Mật mã cơ sở phía Nam
55 Học viện Kỹ thuật Quân sự cơ sở 2
56 Khoa Y – Đại học Quốc gia
58 Nhạc viện TPHCM
59 Phân viện miền Nam Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam

7
Các trường bỏ trống: số liệu không thu thập được hoặc quá cũ không phù hợp với mục đích của nghiên
cứu
30

You might also like