You are on page 1of 4

ÔN TẬP CHƯƠNG 4

A. TRẮC NGHIỆM
NHẬN BIẾT Câu 1: Hydrocarbon no nào dưới đây chỉ chứa liên kết đơn trong phân tử?
A. Alkane. B. Alkene. C. Alkyne. D. Benzene
Câu 2: Khi thay các nguyên tử hydrogen trong phân tử benzene bằng nhóm alkyl thì thu được
A. toluene. B. alkylbenzene. C. phenol. D. benzoic acid.
Câu 3: Alkane CH3 – CH2 – CH3 có tên gọi là
A. methane. B. butane. C. ethane. D. propane.
Câu 4: Ở điều kiện thường, hydrocarbon nào sau đây ở thể khí?
A. C5H12. B. C6H14. C. C4H10. D. C7H16.
Câu 5: Thành phần chính của “khí thiên nhiên” và khí đồng hành là
A. methane. B. ethane. C. propane. D. butane.
Câu 6: Thực hiện phản ứng của acetylene với H2 có chất xúc tác Ni, to thu được
A. ethene. B. ethane. C. acetylene. D. ethyne.
Câu 7: Khi đốt cháy hoàn toàn alkyne thì
A. nH 2 O > nCO2 . B. nH 2O = 2nCO2 . C. nH 2 O < nCO2 . D. nH 2O = nCO2 .
Câu 8: Polyethylene và polypropylene được tạo ra từ phản ứng
A. trùng hợp. B. cộng với hydrogen. C. tách nước của alcohol. D. cộng với HCl.
Câu 9: Dẫn khí ethylene qua bình đựng dung dịch bromine thấy hiện tượng là
A. kết tủa trắng. B. kết tủa vàng. C. kết tủa nâu đen. D. dung dịch mất màu.
Câu 10: Khi thay các nguyên tử hidrogen trong phân tử benzene bằng nhóm alkyl thì thu được
A. toluene. B. alkylbenzene. C. phenol. D. benzoic acid.
Câu 11: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường?
A. Benzene. B. Methane. C. Toluene. D. Acetylene.
THÔNG HIỂU Câu 11: Trong các alkane sau đây: methane, propane, butane, hexane. Alkane có
nhiệt độ sôi cao nhất là
A. hexane. B. methane. C. butane. D. propane.
Câu 12: Trong các chất: methane, ethylene, propyne. Số chất không làm mất màu dung dịch bromine

A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 13: Thực hiện phản ứng hidrat hóa ethylene ở điều kiện thích hợp thu được sản phẩm là
A. CH≡CH. B. C2H5Cl. C. C2H5OH. D. C2H6.
Câu 14: Benzene tác dụng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?
A. H2 (Ni xúc tác), dd Br2, dd KMnO4.
B. H2 (Ni xúc tác, to), Br2 khan (xúc tác FeBr3), HNO3 đặc (xúc tác H2SO4 đặc,to).
C. H2 (Ni xúc tác), dd KMnO4, HBr. D. H2 (Ni xúc tác), dd Br2, HNO3 đặc.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Các alkene đều là chất khí ở điều kiện thường. B. Ethylene là alkene đơn giản nhất.
C. Các alkene làm mất màu dung dịch bromine.
D. Alkene đối xứng cộng HX cho 1 sản phẩm duy nhất.
VẬN DỤNG THẤP Câu 16: Người ta điều chế 2,4,6-trinitrotoluene qua sơ đồ sau:
+ HNO3 / H 2 SO4 dac
Hep tan e ⎯⎯⎯ →Toluene ⎯⎯⎯⎯⎯⎯ →TNT
0
t ,p
40% 70%

Để điều chế được 1 tấn sản phẩm 2,4,6-trinitrotoluene dùng làm thuốc nổ TNT cần dùng khối lượng
heptane là
A. 431,7 kg. B. 616,7 kg. C. 907,4 kg. D. 1573,3 kg.
Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm một alkane và một alkene, thu được 0,35 mol
CO2 và 0,4 mol H2O. Phần trăm số mol của alkene trong X là
A. 40% B. 75% C. 25% D. 50%

Câu 18: Dùng dung dịch nào sau đây để loại bỏ tạp chất, thu C2H4 tinh khiết?
A. dd KMnO4. B. dd NaOH. C. dd Na2CO3. D. dd Br2.
VẬN DỤNG CAO Câu 19: Hỗn hợp X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với H2 là 7,5. Dẫn X qua Ni
nung nóng, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 là 12,5. Hiệu suất của phản ứng hidro hoá là
A. 70%. B. 80%. C. 60%. D. 50%.
Câu 20: Cho bay hơi hoàn toàn 5,06 gam X thu được một thể tích hơi đúng bằng thể tích của 1,76
gam oxygen trong cùng điều kiện. Nhận xét nào sau đây là đúng đối với X ?
A. X không làm mất màu dung dịch Br2 nhưng làm mất màu ddịch KMnO4 đun nóng.
B. X tác dụng với dung dịch Br2 tạo kết tủa trắng.
C. X có thể trùng hợp thành PS. D. X tan tốt trong nước.
B. TỰ LUẬN
Câu 21 (NB): Hoàn thành thông tin vào bảng sau:
STT CTCT CTPT Tên gọi
1 Methane
2 C 2 H6
3 Butane
4 CH2=CH – CH2 – CH3
6 CH2=CH2
7 CH≡CH
8 Propyne
9 benzene
10 Toluene
11 Cumene
12 Styrene
Câu 22 (NB): Viết phương trình hóa học các phản ứng sau:
a. Thế chlorine (tỉ lệ mol 1 : 1) vào methane, ethane.
b. Đốt cháy hoàn toàn propane, butane.
c. Cho ethylene, propene lần lượt phản ứng với H2, Br2, HCl, trùng hợp.
d. Cho acetylene, propyne tác dụng với H2 (FeBr3, to); Br2 dư, H2O, AgNO3/NH3.
e. Thế chlorine (tỉ lệ mol 1 : 1) vào benzene, toluene xúc tác FeCl3.
f. cộng hydrogen vào benzene, toluene.
g. Thế nitro hoá (tỉ lệ mol 1 : 1) vào benzene, toluene.
Câu 23 (TH): Thí nghiệm được tiến hình như hình vẽ bên dưới:

a. Hãy cho biết khí X là chất nào? Hiện tượng quan sát được trong dung dịch AgNO3/NH3 là gì?
b. Thu khí X trên bằng phương pháp nào? Giải thích?
c. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Câu 24 (VDT): Cho 4,958 Lít (đkc) hỗn hợp X gồm ethane, propane và propene qua dung dịch
bromine dư, thấy khối lượng bình bromine tăng 4,2 gam. Lượng khí còn lại thoát ra khỏi dung dịch
đem đốt cháy hoàn toàn thu được 6,48 gam nước. Tính % thể tích các chất có trong hỗn hợp.
Câu 25: (VDC) Một bình kín chứa hỗn hợp khí X gồm propyne (0,2 mol), propene (0,3 mol), hydrogen
(0,5 mol) và một ít bột nickel. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với
H2 bằng 14,4. Dẫn khí Y qua bình 1 đựng dung dịch AgNO3 dư trong dung dịch NH3, thu được m gam
kết tủa và hỗn hợp khí Z thoát ra. Dẫn khí Z qua bình 2 đựng dung dịch bromine dư, thấy có 24 gam
bromine phản ứng và hỗn hợp khí T thoát ra. Biết các phản ứng hoá học trong bình 1 và bình 2 đã xảy
ra hoàn toàn.
a. Viết các phương trình phản ứng hoá học đã xảy ra.
b. Tính giá trị của m.

You might also like