You are on page 1of 2

Một mô hình dự đoán lượng nhựa tích lũy trong đại dương có thể lên tới

600,000,000 tấn vào năm 2040, trong đó PET chiếm khoảng 12% lượng rác
thải rắn. Nhưng chỉ có PET sạch mới có thể được xử lý bằng cơ học hoặc hóa
học do đó tỷ lệ tái chế vẫn thấp (ở Bắc Mỹ là 36,8% vào năm 2021), hầu hết
PET không thể tái chế đều được đốt tạo ra một lượng lớn CO2.
Các giải pháp phân hủy sinh học nhựa đang được nghiên cứu là ứng dụng sâu
sáp, sâu nhựa hay PETase từ các vi sinh vật như vi khuẩn ISAK, nấm
Paraphoma sp. B47-9 hay vi tảo. Vi tảo phù hợp hơn trong ứng dụng môi
trường vì chúng không cần nguồn cacbon hữu cơ trong điều kiện quang tự
dưỡng và thường không có nội độc tố (so với vi khuẩn). Năm 2019 đánh dấu
việc sản xuất hành công PETase bằng vi tảo biển Phaeodactylum
tricornutum, hoạt động của enzyme được chứng minh thông qua sắc ký
lỏng và kính hiển vi điện tử. Tuy nhiên, P. tricornutum cần nhiệt độ thấp,
chất dinh dưỡng là silic, độ mặn cao để phát triển và nhìn chung sinh trưởng
kém hơn so với các loài tảo xanh như Chlamydomonas Reinhardtii.
Đối tượng nghiên cứu là C.Reinhardtii CC-124 (mt− [137c]) được FDA
công nhận là GRAS (thường coi là an toàn). CC-124 là chủng dại phổ biến
trong phòng thí nghiệm, mang đột biến nit1 và nit2 và thường được sử dụng
để chuyển gen. Nó được biến nạp bằng cách sử dụng plasmid
pBR9_PETase_Cre thông qua quá trình điện di để nâng cao hoạt tính
PETase. Họ dùng phản ứng chuỗi polymerase (PCR), mồi là Cre_Sh-
ble_PETase F và R, để xác nhận sự tích hợp gen ở C. Reinhardtii, sự biểu
hiện của PETase được xác nhận bằng phương pháp Western blot. Hai thí
nghiệm sử dụng PET (dạng bột và tấm) cho vào dung dịch ly giải tế bào của
CC-124 đựng trong các ống có nắp vặn 1,5 mL và ủ ở 30°C, sau 4 tuần đều
có sự xuất hiện của TPA và BHET (monome không độc hại phân giải từ
PET). Kết quả là 9,12 mg TPA được tạo ra từ 30 mg bột PET, tỷ lệ chuyển
đổi là 35,17%. Các nhà khoa học cho rằng PETase có nguồn gốc từ C.
Reinhardtii xúc tác PET với tỷ lệ chuyển đổi cao khoảng 35% là đủ tiềm
năng để phân hủy nhựa.
Nhưng trên thực tế, vi tảo vẫn chưa được ứng dụng trong phân hủy nhựa nên
nhóm mình gợi ý giải pháp sản xuất phân bón từ vi tảo, với mục tiêu vừa
cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, vừa phân hủy nhựa trong đất để tạo nên
thực phẩm an toàn.

You might also like