You are on page 1of 4

GÍA TRỊ HIỆN THỰC VÀ GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO TRONG THƠ HỒ XUÂN

HƯƠNG
I. Gía trị hiện thực trong thơ Hồ Xuân Hương
Giá trị hiện thực của tác phẩm văn học là toàn bộ hiện thực được nhà văn phản
ánh trong tác phẩm văn học, tùy vào ý đồ sáng tạo mà hiện tượng đó có thể đồng
nhất với thực tại cuộc sống hoặc có sự khúc xạ ở những mức độ khác nhau. Tuy
nhiên, hầu hết hiện thực trong các tác phẩm văn chương đều là hiện thực được hư
cấu. Nó có ý nghĩa phản ánh hiện thực của một thời kỳ trên nhiều góc diện khác
nhau hơn là các hiện thực cụ thể.
Biểu hiện đầu tiên của giá trị hiện thực trong thơ Hồ Xuân Hương đó là vạch
trần bộ mặt của những kẻ đạo đức giả trong xã hội. Các tác phẩm thơ Nôm Hồ
Xuân Hương đã lên tiếng phê phán, đả kích, vạch trần cái xấu xa, giả dối của giai
cấp thống trị và của những kẻ đại diện cho luân lí trong xã hội phong kiến. Họ là
những con người đại diện cho hình mẫu lý tưởng có vẻ ngoài thanh cao, đạo mạo,
mang trong mình sứ mệnh truyền bá thánh hiền và gìn giữ kỉ cương xã hội. Thế
nhưng, xã hội suy đồi, không còn kỉ cương thì họ cũng chỉ là những người khoác
áo quân tử, thực chất cũng mang cái xác háo danh, hám sắc hơn ai hết mà thôi. Nữ
thi sĩ đã nhìn thấu bản chất đam mêm trụy lạc, dâm ô, thói đạo đức giả của bọn vua
chúa, quân tử ấy.
Một đèo, một đèo lại một đèo,
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
Cửa son đỏ loét tùm hum nóc,
Hòn đá xanh rì lún phùn rêu.
Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc,.
Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo.
(Đèo Ba Dội)
Một mặt, nhà thơ đã cho chúng ta thấy một bức tranh về đèo Ba Dội cheo
leo, hoang sơ. Nhưng mặt khác, lời thơ đã cho chúng ta liên tưởng đến hình thể
người phụ nữ. Chính nghĩa thứ hai này có tác dụng thể hiện rõ ý phê phán của bà
đối với nhưng bậc quân tử đạo mạo giả dối kia. Hiền nhân quân tử ai là chẳng/Mỏi
gối, chồn chân vẫn muốn trèo. Đứng trước cảnh đẹp như thế, mà ai không muốn
trèo? Quân tử cũng là con người, mà con người đời thường ai mà không có ham
muốn,. chớ tỏ ra mình đây là quân tử bởi nũ sĩ của chúng ta đã nhìn thấu bản chất
của học rồi.
Không chỉ là bọn quân tử, nữ sĩ còn hướng mũi tên đả kích đến bọn vua
chúa trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ:
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng
Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?
(Vịnh cái quạt III)
Không chỉ thế, Hồ Xuân Hương còn phê phán đám nho sĩ dốt nát, những cậu
ấm con quan suốt ngày huênh hoang, vênh váo, học không ra gì mà còn đi ghẹo
gái:
Ai về nhắn bảo phường lòi tói
Muốn sống đem vôi quét trả đền.
(Mắng học trò dốt II)
Không chỉ thế, đối tượng mà nũ sĩ họ Hồ đả kích sâu cay nhất vẫn là bọn
quan thị và sư mô. Trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, ta thấy rõ ràng sư thầy thì
ít mà sư hổ mang thì nhiều. Hồ Xuân Hương đã thấy được mặt trái ấy nên bà căm
ghét cả sư lẫn chùa. Trước cái cảnh chùa không ra chùa, sư không ra sư ấy,. nhà
thơ đã đánh thẳng vào bộ mặt đạo đức giả của họ.
Chảng phải Ngô, chẳng phải ta
Đầu thì trọc lóc, áo không tà

Tu lâu có lẽ lên sư cụ,.
Ngất nghểu tòa sen nọ đó mà.
Biểu hiện thứ hai của giá trị hiện thực trong thơ Hồ Xuân Hương đó là bà đã
lên án chế độ đa thê của xã hội phong kiến. Xã hội phong kiến Việt Nam đã vô
hình đặt ra một luật lệ bất công đối với người phụ nữ : “Trai năm thê bảy thiếp-
Gái chính chuyên một chồng”. Cái luật lệ vô hình đó đã vô tình đẩy những người
phụ nữa của xã hội phong kiến vào bế tắc. Bước vào thân phận làm lẽ, Hồ Xuân
Hương đã phẫn nộ thét lên rằng:
Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
(Làm lẽ)
Nữ sĩ đã cho chúng ta thấy cái sự tủi nhục của thân phận làm lẽ. Cũng là
thân phận phụ nữ như nhau, nhưng người ta làm chính còn bà thì lại làm lẽ. Chính
vì thế,.. bà đã cất tiếng căm phẫn đối với chết độ nafyh. Tiếng chửi của bà cũng là
tiếng rủa hủ tục phong kiến.
Biểu hiện thứ ba của giá trị hiện thực trong thơ Hồ Xuân Hương là phê phán
những giáo điều ràng buộc người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ở chế độ phong
kiến Việt Nam ngày trước người phụ nữ bị xem là một món hàng, một món đồ
chơi cho nam giới. Bên cạnh đó, xã hội phong kiến là một xã hội “nam tôn nữ ti”
nên tât yếu, người phụ nữa phải chịu nhiều bất công và sự ràng buộc của lễ giáo
phong kiến hơn cả. Đó là những luật lễ cấm người phụ nữ yêu đương tự do mà
phải là “cha mẹ đặt đâu còn ngồi đấy”, cấm có những mối quan hệ bất chính trước
hôn nhân… Những luật lệ này một mặt giữ gìn được kỉ cương xã hội, mặt khác đã
vô tình đẩy người phụ nữ vào những bất hạnh, bế tắc.
II. Gía trị nhân đạo trong thơ Hồ Xuân Hương
Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính
được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với nỗi đau của những con
người, những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Đồng thời, nhà văn còn thể hiện
sự nâng niu, trân trọng với những nét đẹp trong tâm hồn và niềm tin khả năng vươn
dậy của con người dù trong bất kỳ hòan cảnh nào của cuộc đời.
Biểu hiện đầu tiên của giá trị nhân đạo trong thơ Hồ Xuân Hương là nữ sĩ đã
bày tỏ lòng cảm thông, yêu thương với con người đặc biệt là những số phận
không may nhất là người phụ nữ. Không phải tự nhiên mà kho nhắc đến Hồ
Xuân Hương thì người ta nghĩ ngay đến bà là nhà thơ của người phụ nữ. Hồ Xuân
Hương “bước vào đời với cặp mắt thông minh và đôi chân trần chắc nịch của mình
nhưng cuộc đời bà lại không có nhiều may mắn.” Có thể nói bệ phóng trong thơ
Xuân Hương là bối cảnh xã hội và cuộc đời ấy. Cũng chính vì thế, giá trị nhân đạo
trong thơ của bà phần lớn được thể hiên qua tiếng nói tâm tình đối với người phụ
nữ. Hồ Xuân Hương là nhà thơ của phụ nữ, bằng kinh nghiệm của cuộc đời chung
và kinh nghiệm một cuộc đời chẳng ra gì của mình, nhà thơ đứng về phía những
người phụ nữ bị áp bức. Trong thơ của mình, Hồ Xuân Hương hình như chỉ muốn
nói đến nỗi khổ đau riêng có tính chất giới tính. Viết về đề tài phụ nữ nhà thơ
thường xoáy sâu vào những ngóc ngách éo le của cuộc đời để nêu lên những bi
kịch không kém phần chua chát. Hồ Xuân Hương viết về nỗi khổ của người phụ nữ
có “kiếp lấy chồng chung”, hay nỗi khổ của người phụ nữ “ không chồng mà
chửa”,…Trong bài Kiếp lấy chồng chung, nhà thơ vạch ra làm lẽ chẳng qua chỉ là
một thứ làm mướn, thậm chí còn tệ hơn là làm mướn nữa: đó là thứ làm mướn
không công. Xuân Hương nêu lên được một nét điển hình nổi bật của chế độ hôn
nhân phong kiến. Xã hội phong kiến bắt người phụ nữ phải chính chuyên một
chồng trong khi cho phép đàn ông có năm thê bảy thiếp. Trừ trường hợp cá biệt,
lấy vợ lẽ vì người vợ cả không có con trai “nối dõi tông đường”, thông thường
trong xã hội phong kiến lấy lẽ là để thỏa mãn cuộc sống dâm dục của bọn địa chủ,
đồng thời cũng để có thêm sức lao động. Đó là thuê nhân công mà không phải trả
tiền. Ý nghĩa phê phán sâu sắc trong thơ bà là ở đó. Và ý nghĩa ấy được nhân lên
rất nhiều lần, do chỗ người phụ nữ của Hồ Xuân Hương cố hết sức chịu đựng.
Biểu hiện thứ hai đó là đề cao con người cá nhân đi sâu vào thế giới nội tâm
phong phú, phức tạp của con người khẳng định quyền sống của con người. Nguyễn
Lộc viết: “Hồ Xuân Hương không giả dối, bà đã công khai nói lên cái sự thật ấy.
Thoả mãn cuộc sống bản năng cũng là một khát vọng chính đáng của con người
giống như bất cứ một khát vọng chính đáng nào; và điều đáng chú ý hơn nữa ở nhà
thơ này là đã công khai nói đến cuộc sống bản năng, dù viết về những đề tài cốt để
người ta liên tưởng đến chuyện trong buồng kín của vợ chồng, nhưng bất cứ một
bài thơ nào của bà cũng đều gợi lên một cảm giác đẹp hiếm có. Và chính điều này
đã nâng nhà thơ lên hàng những nghệ sĩ lỗi lạc, chứ không phải là những kẻ tầm
thường làm thơ, viết văn với mục đích khiêu dâm”. Ý thức về nhu cầu bản năng là
biểu hiện của ý thức cá nhân. Việt Nam chịu ảnh hưởng của Nho giáo, tư tưởng
“nam nữ hữu biệt”, “nam nữ thụ thụ bất thân”, để lộ thân thể bị xem là ô nhục. Tư
tưởng cấm dục của Tống Nho càng khắc nghiệt và giả dối. Cuộc sống truỵ lạc
trong cung đình, tướng phủ thời ấy đã quá tai tiếng, tương phản gay gắt với đạo
đức phong kiến. Tuy vậy, số phận đặc biệt với nhiều thiệt thòi trong cuộc đời tình
duyên đã để lại dấu ấn thiếu thốn, không thoả mãn sâu đậm trong tâm tình của Hồ
Xuân Hương. Nhưng cái chính ở chỗ bà là một cá tính mạnh mẽ, ngang tàng, dám
nói cái mà đời ít người dám nói trong thơ. Vì vậy thơ bà thể hiện chân thực tình
cảm của bà.

You might also like