You are on page 1of 23

11

MỤC LỤC
MỤC LỤC HÌNH ẢNH
MỤC LỤC BẢNG BIỂU
I. Xác định các yêu cầu của dự án
1. Tên dự án
Dự án EcoBana - các sản phẩm thân thiện với môi trường làm từ cây chuối.
2. Xác định các mục tiêu của dự án
2.1. Độc giả
- Nhà đầu tư
- Giám đốc
- Các phòng ban: marketing, sản xuất, kế toán,…
2.2. Mục tiêu chung
- Kêu gọi được nguồn vốn đầu tư, thu về lợi nhuận.
- Dự án góp phần đưa các sản phẩm bền vững, thân thiện với môi trường tới gần hơn với
khách hàng,…
- Thu hút các nhà đầu tư, sự công nhận của nhà đầu tư về dự án này.
2.3 Mục tiêu cụ thể
- Kinh phí dự kiến: 1 - 1,5 tỷ đồng.
- Dự kiến hoàn thành: 4-5 tháng.
- Thu về 10 – 15% lợi nhuận trong năm đầu tiên. 15% - 20% lợi nhuận trong những năm
kế tiếp.
3. Xác định thành phần dự án
3.1. Những chủ đề cần nghiên cứu:
- Nhu cầu thị trường.
- Nghiên cứu và xác định kích thước của sản phẩm.
- Đối thủ cạnh tranh
- Quy trình sản xuất.
- Nguồn nguyên vật liệu.
- SWOT - 4P
- Lập kế hoạch quản lý tài chính.
- Xác định được nguồn vốn, phương án huy động nguồn vốn.
3.2. Chủ đề tiếp cận:
- Tình hình môi trường, xã hội hiện nay.
- Nhu cầu người tiêu dùng.
- Khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường.
- Nguồn nguyên vật liệu.
- Nhà cung cấp, nhà đầu tư.
- Các chiến lược định giá.
- Các chiến dịch marketing.
3.3. Nội dung cần thực hiện:
- Phân tích thị trường: trong và ngoài nước.
- Tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh.
- Phân tích được các đối tượng khách hàng mục tiêu: độ tuổi, thu nhập,...
- Nghiên cứu phát triển sản phẩm: Sản phẩm gì, màu sắc, họa tiết, logo, tính năng vượt
trội, kiểu dáng, chất liệu, độ bền,...
- Phân tích công nghệ, dịch vụ cung cấp thiết bị, nguyên vậ liệu,...
- Lập kế hoạch sản xuất: Mục tiêu, nội dung, nguyên vật liệu, số lượng sản phẩm, phương
thức sản xuất, quy trình sản xuất...
- Nhà cung ứng.
- Phân tích SWOT: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức.
- Lập kế hoạch Marketing.
- Lập kế hoạch báo cáo tài chính.
- Kêu gọi đầu tư.
4. Quyết định cách thức chia sẻ thông tin
- Phương án 1: Gặp mặt, họp trực tiếp.
- Phương án 2: Trao đổi thông tin qua box chat Messenger.
Phương thức thực hiện:
+ Nếu các thành viên không thể gặp mặt trực tiếp: tạo cuộc họp qua Zoom hoặc
Microsoft Team.
+ Nếu có thông tin mới, ý tưởng mới thì nhóm sẽ cập nhật qua box chat của nhóm để các
thành viên phản hồi. Sau đó tạo file Google docs để tất cả thành viên cùng làm việc,
chỉnh sửa cho nhau.
+ Sau khi hoàn thành dự án, nhóm bắt buộc phải gặp mặt để phân chia nhiệm vụ: chỉnh
sửa nội dung, thông tin cần thiết, slide, thuyết trình,...
II. Kế hoạch của dự án “EcoBana”
1. Kế hoạch chính
Thời hạn nộp của dự án là 6/11/2023.
STT Họ và tên Nhiệm vụ Thời hạn
nộp
Xác định các yêu cầu của dự án 15/10/2023
Nghiên cứu thị trường nội địa 20/10/2023
1 Trần Văn Vũ Lập kế hoạch sản xuất 23/10/2023
Tìm nhà cung cấp nguyên vật liệu 24/10/2023
Phân tích 4P 29/10/2023
Nghiên cứu thị trường nước ngoài 20/10/2023
Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh 21/10/2023
2 Huỳnh Nhật Minh Lập kế hoạch sản xuất 23/10/2023
Tìm nhà cung cấp nguyên vật liệu 24/10/2023
Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh 21/10/2023
Mô tả chi tiết sản phẩm 22/10/2023
3 Lý Thanh Hằng Lập kế hoạch sản xuất 23/10/2023
Tìm nhà cung cấp nguyên vật liệu 24/10/2023
Tìm hiểu cách thức chia sẻ thông tin 15/10/2023
Mô tả chi tiết sản phẩm 22/10/2023
4 Cao Thị Mỹ Tú Lập kế hoạch sản xuất 23/10/2023
Lập kế hoạch tài chính 27/10/2023
Phân tích 4P 29/10/2023
Tìm hiểu khách hàng mục tiêu 20/10/2023
Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh 21/10/2023
5 Huỳnh Thị Ngọc Diễm Lập kế hoạch sản xuất 23/10/2023
Phân tích SWOT 25/10/2023
Kêu gọi đầu tư 31/10/2023
Tìm hiểu khách hàng mục tiêu 20/10/2023
Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh 21/10/2023
6 Đỗ Thị Thùy Dung Lập kế hoạch sản xuất 23/10/2023
Lập kế hoạch tài chính 27/10/2023
Xác định các thành phần dự án 15/10/2023
Tìm hiểu khách hàng mục tiêu 20/10/2023
Trần Nguyễn Thùy Lập kế hoạch sản xuất 23/10/2023
7
Duyên Lập kế hoạch tài chính 27/10/2023
Phân tích 4P 29/10/2023
8 Phạm Hoàng Anh Xác định các thành phần dự án 15/10/2023
Lập kế hoạch sản xuất 23/10/2023
Tìm nhà cung cấp nguyên vật liệu 24/10/2023
Phân tích SWOT 25/10/2023
Phân tích 4P 29/10/2023

2. Kế hoạch phụ
STT Họ và tên Nhiệm vụ Thời hạn
nộp
Xem lại chi tiết toàn bộ bài 5/11/2023
1 Trần Văn Vũ
Trình bày PowerPoint
Xem lại chi tiết toàn bộ bài 4/11/2023
2 Huỳnh Nhật Minh
Hoàn chỉnh bản Word
Xem lại chi tiết toàn bộ bài 5/11/2023
3 Lý Thanh Hằng
Trình bày PowerPoint
Xem lại chi tiết toàn bộ bài 5/11/2023
4 Cao Thị Mỹ Tú
Trình bày PowerPoint
Xem lại chi tiết toàn bộ bài 4/11/2023
5 Huỳnh Thị Ngọc Diễm
Hoàn chỉnh bản Word
Xem lại chi tiết toàn bộ bài 5/11/2023
6 Đỗ Thị Thùy Dung
Hoàn chỉnh bản Word
Xem lại chi tiết toàn bộ bài 5/11/2023
Trần Nguyễn Thùy
7 Chỉnh sữa phiên bản cuối cùng trước
Duyên
khi nộp
Xem lại chi tiết toàn bộ bài 5/11/2023
8 Phạm Hoàng Anh Chỉnh sữa phiên bản cuối cùng trước
khi nộp

III. Viết dự án
1. Nghiên cứu thị trường nước ngoài
- Sau đại dịch, nhiều người tiêu dùng cho biết họ ưu tiên mua các thực phẩm Organic,
BiOrganic, thực phẩm không biến đổi gen,…vì sử dụng phương pháp trồng trọt, chăn
nuôi truyền thống, không tác động tiêu cực đến môi trường. Mặc dù chi phí cho các sản
phẩm này tăng cao nhưng người dùng vẫn chấp nhận vì ý thức được vấn đề liên quan đến
sức khỏe và hệ sinh thái.
- Do sự quan tâm ngày càng tăng đối với các sản phẩm xanh trên toàn cầu, nhiều công ty
đã bắt đầu sản xuất các sản phẩm xanh thân thiện với môi trường và thể hiện nỗ lực bảo
vệ môi trường của họ. Chính phủ các nước cũng đang nỗ lực đưa ra các chính sách thúc
đẩy tiêu dùng xanh. Hầu hết các nước đang phát triển ở châu Á đã ban hành luật bảo vệ
môi trường. Số người sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm thân thiện với môi
trường gần đây cho thấy thị trường cho các sản phẩm thân thiện với môi trường đang
được mở rộng.
- Trung Quốc: Tiêu dùng xanh ở Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Chính phủ đầu tư mạnh vào việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, cải thiện môi trường.
Hiện nay, nước này đã có hàng chục danh mục trong hệ thống chứng nhận sản phẩm.
- Nhật Bản: Là 1 trong những quốc gia đi đầu trong việc bảo vệ môi trường và tiêu dùng
xanh nói riêng. T2/1996 Mạng lưới tiêu dùng xanh (Green Purchasing Network ) được
thành lập bởi Bộ Môi Trường, nhằm thúc đẩy mua sắm xanh ở Nhật Bản. Trong cuộc
khảo sát 2003, 52% trong số 722 nhà cung cấp xác nhận doanh số bán hàng sản phẩm
xanh đã gia tăng. Thị trường trong nước ước tính 50 nghìn tỷ yên.
- Hàn Quốc: Là quốc gia áp dụng sản phẩm xanh từ rất sớm. Chính phủ Hàn Quốc cũng
đã hợp tác với các công ty thẻ tín dụng để đưa ra một hệ thống khuyến khích những
người có ý thức tiêu dùng xanh: Thẻ tín dụng xanh (The Green Credit Card). Thẻ tín
dụng xanh là một phương tiện để tích lũy và sử dụng điểm sinh thái khi khách hàng chi
tiêu trong cuộc sống hàng ngày. Chính phủ cho rằng nhãn sinh thái là một cách hiệu quả
giúp người tiêu dùng nhận biết sản phẩm xanh, vì vậy các chính sách ghi nhãn sinh thái
được ban hành khá sớm (1990), mục đích nhằm cung cấp thông tin đáng tin cậy cho
người tiêu dùng. Hiện nay, nhằm tăng cường thông tin về độ thân thiện với môi trường
của sản phẩm cho khách hàng, nhiều chính sách khác đã được thi hành như: Dán nhãn
sinh thái, Gắn nhãn “dấu chân Carbon” (Carbon Footprint), Chứng nhận công trình xanh,
Chứng nhận cửa hàng xanh.
2. Nghiên cứu thị trường nội địa
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 2022, tại Việt Nam, khối
lượng chất thải nhựa phát sinh lên đến 2,9 triệu tấn. Hàng năm, có khoảng 30 tỷ túi nilon
được thải ra môi trường. Vì vậy, trước những lo ngại của “những con số biết nói” và sự
gia tăng nhận thức của con người về ô nhiễm môi trường, việc sử dụng các sản phẩm thân
thiện, an toàn, bảo vệ môi trường ngày càng tăng. Chính vì thế, dự án kinh doanh các sản
phẩm “xanh” làm từ cây chuối có tiềm năng phát triển lớn và rộng mở. Đây là cơ hội lớn
để đáp ứng một lượng lớn nhu cầu của khách hàng cũng như truyền tải những thông điệp
tích cực về ý thức bảo vệ môi trường.
TP. Đà Nẵng là một thành phố phát triển năng động về kinh tế, dịch vụ,..Với quy
mô dân số khá cao, hằng năm lại thu hút một lượng lớn khách du lịch. Bên cạnh đó, vị trí
địa lý nằm gần các khu du lịch nổi tiếng: Lý Sơn, Cù Lao Chàm nên lượng khách hàng sẽ
tăng đáng kể. Việc kinh doanh các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, nhiều dịch
vụ ưu đãi sẽ tiếp cận được một lượng khách hàng nhất định, dễ dàng phát triển và mở
rộng quy mô sang các khu vực lân cận.
3. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
3.1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
- Hiện nay, ở Việt Nam, các công ty sản xuất các sản phẩm thân thiện bằng nguyên vật
liệu từ thân, sợi chuối không còn quá mới lạ. Tuy nhiên trên địa bàn TP Đà Nẵng, các
công ty sản xuất, các sản phẩm từ nguyên liệu từ cây chuối vẫn chưa được phổ biến.
- Một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thời trang từ
chuối tại Đà Nẵng là:
 Công ty TNHH Thời Trang Chuối Việt Nam: là một công ty chuyên sản xuất và
phân phối các sản phẩm thời trang từ chuối như áo, quần, túi xách, giày dép, v.v.
Công ty có mạng lưới bán hàng rộng khắp cả nước, với nhiều cửa hàng tại các
thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, v.v. Công ty cũng có mặt trên các
kênh bán hàng trực tuyến như Shopee, Lazada, Tiki, v.v. Công ty có ưu thế về uy
tín, chất lượng và đa dạng sản phẩm.
 Công ty Cổ Phần Thời Trang Banana Republic: là một công ty con của tập đoàn
Gap Inc., một trong những tập đoàn thời trang lớn nhất thế giới. Công ty chuyên
cung cấp các sản phẩm thời trang cao cấp từ chuối cho nam và nữ, bao gồm quần
áo, phụ kiện, nước hoa, v.v. Công ty có hơn 600 cửa hàng trên toàn thế giới, trong
đó có 2 cửa hàng tại Việt Nam, một tại TP.HCM và một tại Đà Nẵng. Công ty có
ưu thế về thương hiệu, thiết kế và phong cách.
 Công ty TNHH Thời Trang Chuối Xanh: là một công ty mới thành lập vào năm
2020, chuyên sản xuất và bán các sản phẩm thời trang từ chuối theo phương pháp
thân thiện với môi trường. Công ty sử dụng các nguyên liệu tái chế từ chuối để tạo
ra các sản phẩm như áo thun, khăn quàng, mũ, v.v. Công ty bán hàng chủ yếu qua
kênh online, thông qua website và mạng xã hội. Công ty có ưu thế về giá cả, sáng
tạo và bền vững.
3.2. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
- Về mặt thời trang, thương hiệu BOO
thế giới hiện nay đang ưa chuộng thời trang bền vững ( chất liệu vải làm từ cotton, đay,
lanh, gai dầu, sợi lụa tơ tằm, sợi sợi len,..)

BOO: thương hiệu thời trang bền vững ở Việt Nam


-Về mặt mỹ phẩm có các nhãn hàng nổi tiếng cạnh tranh với mặt hàng mỹ phẩm làm từ
cây chuối như :
PURE ( Hàn Quốc ) RUHAKU ( Nhật Bản ) BIO SENSITIVE ( Việt Nam )
-Các cửa hàng kinh doanh sản phẩm khác thân thiện với môi trường như: bình nước, hộp
bã mía, bộ ống hút tre, xơ mướp,…
+ Xơ mướp Cô Hai - Loofah House: Là cửa hàng chuyên tự sản xuất và cung cấp
các sản phẩm từ xơ mướp tại Đà Nẵng. ·
+Ống hút tre, giấy nảy mầm,.. sản phẩm đồ gia dụng thân thiện với môi trường được sản
xuất bởi các bạn trẻ với cửa hàng tên PaPa's Dreamer.

=> Xét về phương diện giá cả, hiện tại các sản phẩm từ cây chuối có thể không thể cạnh
tranh với những sản phẩm công nghiệp cùng loại, nhưng về giá trị, cây chuối là một lựa
chọn tối ưu cho những người quan tâm đến sức khỏe và môi trường.
4. Đối tượng khách hàng mục tiêu
4.1. Vị trí địa lý: Thành phố Đà Nẵng
- Đà Nẵng được mệnh danh là một thành phố đáng sống, qua đó có thể thấy ý thức của
người dân ở đây rất cao. Vì vậy, những người dân trong thành phố Đà Nẵng đang hướng
đến việc sử dụng những sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường, nhu cầu tìm kiếm
những sản phẩm có chất lượng cao, an toàn đối với sức khỏe trở nên phổ biến và đang là
xu hướng của người tiêu dùng ở đây. Bên cạnh đó, Đà Nẵng còn là một thành phố có
tiềm năng kinh tế, thu nhập của người dân khá cao nên sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua
hàng và sử dụng các sản phẩm. Thế nên việc đầu tư dự án ECOBANA sẽ có xu hướng
thành công nhiều hơn.
4.2. Độ tuổi
- Các sản phẩm đa dạng, nhiều mẫu mã phù hợp với mọi lứa tuổi.
4.3. Giới tính
- Phù hợp với mọi giới tính.
4.4. Thu nhập: Trung bình-Khá
- Mọi đối tượng đều có thể là khách hàng mục tiêu của dự án, chỉ cần họ có nhu cầu nâng
cao đời sống, nâng cao sức khỏe, sẵn sàng trải nghiệm và chi tiêu cho những sản phẩm
mới mẻ thân thiện với môi trường.
5. Mô tả chi tiết sản phẩm
5.1. Nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là những nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc nguyên liệu sản xuất được
thu thập và sản xuất một cách bảo vệ môi trường và bền vững. Đây là yếu tố tạo nên sự
khác biệt và độc đáo mà EcoBana muốn hướng đến người tiêu dùng với nhiều lợi ích
quan trọng:
- Thứ nhất, với định hướng là sản phẩm thân thiện môi trường thì nguyên vật liệu mà
chúng tôi hướng đến đã và đang mang theo những nét độc đáo riêng có của dòng sản
phẩm từ thiên nhiên, thân thiện với môi trường và ứng dụng cao.
- Thứ hai, chuối là một loại cây nhanh phát triển và dễ tái tạo. Sử dụng nguyên liệu từ
cây chuối đóng góp vào việc bảo vệ các nguồn tài nguyên tự nhiên, giúp giảm thiểu sự
khai thác quá mức của các nguồn tài nguyên tự nhiên khác.
- Thứ ba, không gây hại tới sức khỏe, các sản phẩm làm từ Cây chuối không chứa chất
độc hại, các chất hóa học gây hại tới sức khỏe lành tính với da, thải ra môi trường các
thành phần tự nhiên nhiên này sẽ không gây hại mà còn là nguồn phân bón hữu cơ tốt cho
đất.
-Thứ tư, việc thu thập và chế biến nguyên vật liệu từ cây chuối có thể tạo cơ hội việc làm
cho các cộng đồng nông dân và thợ thủ công. Điều này có thể hỗ trợ phát triển kinh tế và
cải thiện chất lượng cuộc sống trong các khu vực nông thôn.\
Cuối cùng, sử dụng nguyên vật liệu từ cây chuối thường liên quan đến các giá trị xã hội
và văn hóa. Các sản phẩm có thể mang theo các câu chuyện và giá trị của các cộng đồng
sản xuất, tạo ra một liên kết giữa người tiêu dùng và người sản xuất.
5.2. Các sản phẩm chính
Sản phẩm làm đẹp tự nhiên: mặt nạ, kem dưỡng da, dầu massage, sữa tắm và xà phòng
Sản phẩm thời trang: túi xách
Sản phẩm gia dụng: chén, đĩa, thảm
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
5.2.1. Sản phẩm làm đẹp tự nhiên:
Mặt nạ dưỡng da có thể là mặt nạ giấy, mặt nạ gel, mặt nạ đất sét hoặc dạng kem. Kiểu
dáng được thiết kế phù hợp với khuôn mặt và dễ dàng sử dụng

Kem dưỡng da: có thể có kiểu dáng từ dạng lotion, dạng balm hoặc dạng gel. Kiểu dáng
được thiết kế để dễ dàng sử dụng và bảo quản sản phẩm.
Sữa tắm và xà phòng: có thể là dạng nước, gel, xà phòng rửa tay hoặc xà phòng sữa. Kiểu
dáng và hình dạng có thể tạo ra đáp ứng nhu cầu và sở thích người dùng.

Dầu masage: có thể có kiểu dáng từ dạng chai nhỏ, lăn hoặc bơm. Tiện lợi sử dụng và trữ
dầu để massage

5.2.2. Sản phẩm thời trang:


Túi xách từ cây chuối: Vỏ cây chuối có thể được dệt hoặc ép thành các mẫu túi xách thời
trang. Túi xách thường có kiểu dáng tự nhiên và độc đáo, mang đến 1 phong cách thân
thiện với môi trường.
5.2.3 Sản phẩm đồ gia dụng
- Sản phẩm khay, hộp, đĩa làm từ lá chuối khô : có ưu điểm dễ dàng phân hủy, giảm thải
rác thải ra môi trường, phân hủy sinh học sau 45 ngày từ nguyên liệu lá cây. Với dây
chuyền công nghệ hiện đại được chuyển giao, sản phẩm khi được ép khô vẫn giữ nguyên
màu sắc của lá chuối, có thể bảo quản trong 12 tháng.
Thảm làm từ thân cây chuối : dùng các sợi dài và dai từ thân cây chuối để dệt thành thảm
có thể phân hủy sinh học.

5.2.4 Sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ :


Dùng bẹ chuối phơi khô để sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ giúp khách hàng làm quà tặng
vì nó mang lại nhiều lợi ích và giá trị đáng kinh ngạc. Đây là những món quà độc đáo và
có giá trị cao về mặt nghệ thuật, thể hiện sự tỉ mỉ và tình yêu trong quá trình chế tác.
5.3. Màu sắc và họa tiết
Sử dụng màu sắc và họa tiết thu hút để tạo điểm nhấn cho sản phẩm. Có thể sử dụng màu
xanh lá cây hoặc màu nâu tự nhiên để thể hiện tính thân thiện với môi trường. Hình ảnh
thiên nhiên, hình ảnh cây chuối hoặc các yếu tố liên quan đến bảo vệ môi trường cũng có
thể được sử dụng để tạo cảm giác nổi bật và thân thiện

5.5. Logo
5.6. Các tính năng vượt trội
Sản phẩm mang đến 1 loạt các tính năng vượt trội tạo nên một trải nghiệm hoàn toàn mới
cho người tiêu dùng, giúp nó nổi bật và khác biệt so với các sản phẩm tương tự trên thị
trường
- Tính bền vững : Cây chuối là một tài nguyên tái tạo nhanh chóng. Nó mọc nhanh và
không gây ra sự hủy hoại đáng kể cho môi trường. Sử dụng nguyên liệu từ cây chuối thúc
đẩy sự bền vững trong việc sử dụng tài nguyên tự nhiên.
- Tính sinh học phân hủy : Có khả năng phân hủy tự nhiên, giúp giảm thiểu tác động độc
hại lên môi trường khi bị loại bỏ, điều này hữu ích trong việc giảm lượng rác thải không
tái tái chế.
- Tính thẩm mỹ và tự nhiên : Nguyên vật liệu từ cây chuối thường có vẻ đẹp tự nhiên với
các vân và màu sắc tự nhiên. Nó tạo nên các sản phẩm có vẻ tự nhiên và thích hợp cho
các thiết kế thẩm mỹ gần gũi với thiên nhiên.
- Tính thân thiện với sức khỏe : Nguyên liệu tự nhiên không không chứa các hợp chất độc
hại hoặc hóa chất gây kích ứng da. Điều này đảm bảo rằng các sản phẩm từ cây chuối an
toàn cho sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ nhỏ.
- Tiết kiệm chi phí: Với một số sản phẩm bạn có thể tái sử dụng nhiều lần mà không làm
ảnh hưởng sức khỏe. Quá trình sản xuất đảm bảo sử dụng ít tài nguyên môi trường, được
tối ưu hóa hơn góp phần làm giảm bớt chi phí.
=> Với các tính năng vượt trội trên, sản phẩm làm từ Cây chuối được kì vọng sẽ mang
nhiều lợi ích đến cộng đồng, giúp phát triển kinh tế và mang lại nhiều nguồn thu nhập
cho bà con nông dân góp phần nâng cao giá trị nông sản Việt .
6. Tìm nhà cung cấp nguyên vật liệu
6.1. Nguyên vật liệu chính: Cây Chuối
Nhóm quyết định lựa chọn những khu vực chuyên canh chuối 300Ha của huyện Ba Vì
ven Sông Hồng, sông Đà tại các xã như: Minh Châu, Chu Minh, Thuần Mỹ là nguồn
cung cấp cây chuối tự nhiên với quy mô lớn.
6.2. Máy móc thiết bị
- Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Minh Hưng Phát.
- Thế giới máy SENCOMART - Thị Trấn Quỳ Hợp, Quỳ Hợp, Nghệ An.
Liên kết, phối hợp hai công ty trên để làm ra những máy móc đáp ứng nhu cầu sản xuất
sản phẩm của nhóm.
7. Lập kế hoạch sản xuất
7.1. Mục tiêu lập kế hoạch sản xuất
 Sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lực và thiết bị của nhà máy. Điều này dẫn đến
chi phí thấp và lợi nhuận cao cho tổ chức.
 Tối ưu hóa hiệu suất sản xuất.
 Kiểm soát chi phí sản xuất, giảm lãng phí.
 Đảm bảo một dòng sản xuất thường xuyên và ổn định. Tất cả các máy được đưa
vào sử dụng tối đa, dẫn đến việc sản xuất thường xuyên, cung ứng nguồn hàng
thường xuyên cho khách hàng.
 Giảm thiểu lãng phí nguyên vật liệu
 Cải thiện năng suất lao động
 Nắm rõ thị trường
 Hỗ trợ quản lí rủi ro.
 Tạo điều kiện cho sự mở rộng.
7.2. Phương thức sản xuất
- Sử dụng các loại máy như: máy tách sợi, máy xẻ thân, máy ép sản phẩm.
Máy tách sợi Máy xẻ thân chuối Máy ép thân chuối
7.3. Quy trình sản xuất chung
7.3.1. Quy trình sản xuất cho các sản phẩm làm đẹp
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu: thu thập những thứ cần thiết như lá chuối, vỏ chuối, dầu
chuối, và các thành phần bổ sung khác theo công thức của sản phẩm.
Bước 2: sơ chế nguyên liệu để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
Bước 3: Xử lí nguyên liệu như tách lá hoặc xay nhuyễn. Tách dầu từ hạt chuối thông qua
quá trình ép.
Bước 4: Kết hợp các thành phần theo tỷ lệ công thức cụ thể để đạt được hỗn hợp đồng
nhất.
Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh để đảm bảo chất lượng tuyệt đối.
Bước 6: Sản xuất và đóng gói. Đảm bảo đậy kín để bảo quản và duy trì chất lượng.
Bước 7: Kiểm tra chất lượng.
Bước 8: Gán nhãn sản phẩm, hướng dẫn sử dụng và thông tin bảo quản.

7.3.2. Quy trình sản xuất cho các sản phẩm thủ công, thời trang:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu: thu thập những thứ cần thiết như lá chuối, vỏ chuối.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
Bước 3: Thiết kế mẫu theo ý tưởng sẵn có và tiến hành cắt lớp vỏ chuối
Bước 4: Ghép nối các miếng vải vỏ chuối với nhau.
Bước 5: Tùy theo nhu cầu khách hàng, người thợ cắt, may, phối hợp hài hòa các phụ liệu
tạo nên vẻ đẹp mộc mạc của sản phẩm mà vẫn độc đáo, cuốn hút.
Bước 6: Kiểm tra và chỉnh sửa các phần may vá để đảm bảo chúng chắc chắn và bền.
Bước 7: Trang trí thêm các họa tiết.
Bước 8: Kiểm tra chất lượng như độ bền, đường may, đảm bảo tiêu chuẩn và yêu cầu
chất lượng.
Bước 9: Đóng gói sản phẩm.

8. Phân tích SWOT


8.1. Strengths
Sản phẩm thân thiện với môi trường: Sợi chuối là một loại nguyên liệu tự nhiên, có thể
phân hủy sinh học, không gây ô nhiễm môi trường. Điều này phù hợp với xu hướng tiêu
dùng bền vững hiện nay. Ngoài ra, việc kinh doanh các sản phẩm thời trang từ cây chuối
còn có thể góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, tạo việc làm cho người dân,
thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
Tính thẫm mỹ cao: Tạo ra các sản phẩm độc đáo, sáng tạo và thân thiện với môi trường,
thu hút khách hàng yêu thích phong cách xanh và bảo vệ hành tinh. Điều này giúp các
nhà sản xuất có thể tạo ra nhiều mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu
của nhiều đối tượng khách hàng.
Chất lượng tốt: Sản phẩm từ cây chuối được làm bằng công nghệ hiện đại, đảm bảo độ
bền và chất lượng cao. Sản phẩm này có khả năng chống thấm nước, chống bám bụi và
chịu được va đập. Sản phẩm này cũng dễ dàng vệ sinh và bảo quản. Điều này giúp túi
xách từ sợi chuối có thể sử dụng lâu dài.
Giá thành hợp lý: Tận dụng nguồn nguyên liệu rẻ, dễ kiếm và bền vững, giảm chi phí sản
xuất và tăng lợi nhuận. Điều này giúp các nhà sản xuất có thể sản xuất túi xách từ sợi
chuối với giá thành hợp lý, phù hợp với túi tiền của nhiều người tiêu dùng.

8.2. Weaknesses
Kỹ thuật sản xuất: Sản xuất các sản phẩm từ cây chuối đòi hỏi kỹ thuật cao, phải qua
nhiều công đoạn như tách sợi, xử lý sợi, dệt, nhuộm, may... Điều này làm tăng chi phí và
thời gian sản xuất, cũng như khó đảm bảo đồng bộ và chất lượng.
Sản lượng đầu ra: Do kỹ thuật sản xuất phức tạp và tốn kém, sản lượng sản phẩm được
sản xuất từ cây chuối thường không cao. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh với các
sản phẩm khác trên thị trường, cũng như khó đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Độ phổ biến: Các sản phẩm từ cây chuối chưa được phổ biến rộng rãi trong xã hội. Nhiều
người chưa biết đến hoặc chưa tin tưởng vào chất lượng và tính thân thiện với môi trường
của các sản phẩm này. Điều này làm giảm sự quan tâm và lựa chọn của khách hàng.
Thiếu nguồn lực: Việc kinh doanh các sản phẩm từ cây chuối cần có nguồn lực về
nguyên liệu, nhân lực, vốn, thiết bị, quảng bá... Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào
cũng có đủ điều kiện để đầu tư và duy trì hoạt động kinh doanh này. Điều này làm giảm
hiệu quả và khả năng phát triển của doanh nghiệp.
8.3. Opportunities
Tăng cường xu hướng tiêu dùng sức khỏe: Ngày càng có nhiều người quan tâm đến việc
ăn uống lành mạnh và tự nhiên. Sản phẩm từ chuối, như bánh chuối, mứt chuối và nước
ép chuối, đáp ứng nhu cầu này và có thể thu hút khách hàng quan tâm đến sức khỏe.
Sử dụng nguồn nguyên liệu tái tạo và thân thiện với môi trường: Chuối là một nguồn tài
nguyên tái tạo và thân thiện với môi trường. Sản xuất sản phẩm từ chuối có thể giúp giảm
lượng rác thải và tài nguyên sử dụng trong quá trình sản xuất.
Đa dạng hóa sản phẩm và sáng tạo: Chuối có nhiều phần khác nhau như lá, cuống và thân
cây có thể được sử dụng để tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau. Điều này tạo ra cơ hội
để đa dạng hóa sản phẩm và sáng tạo, thu hút khách hàng và tạo ra sự khác biệt cạnh
tranh.
8.4. Threats
Cạnh tranh với các sản phẩm tương tự: Ngành kinh doanh sản phẩm từ chuối phải cạnh
tranh với các sản phẩm tương tự từ các nguồn nguyên liệu khác nhau. Để nổi bật và thu
hút khách hàng, cần phải tạo ra sự khác biệt và giá trị độc đáo.
Quản lý nguồn cung cấp và chất lượng: Để đảm bảo nguồn cung cấp ổn định và chất
lượng sản phẩm, cần phải quản lý quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng. Điều này
đòi hỏi sự chuyên môn và quản lý hiệu quả.
Tiếp cận thị trường và xây dựng thương hiệu: Để thành công trong kinh doanh sản phẩm
từ chuối, cần phải tiếp cận thị trường hiệu quả và xây dựng thương hiệu đáng tin cậy.
Điều này đòi hỏi kỹ năng tiếp thị và quảng bá sản phẩm.
Ứng phó với biến đổi khí hậu và môi trường: Ngành kinh doanh sản phẩm từ chuối có thể
chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và môi trường. Cần phải đưa ra các biện pháp ứng
phó và bảo vệ môi trường để đảm bảo bền vững và đáng tin cậy.
9. Xây dựng chiến lược 4P trong Marketing
9.1. Chính sách sản phẩm
Các sản phẩm phù hợp với nhu cầu hiện nay về mặt thời trang (túi xách) lẫn làm đẹp lại
thân thiện với môi trường.
Đảm bảo chất lượng sản phẩm đều từ thiên nhiên, có độ bền cùng chất lượng tốt, đáp ưng
nhu cầu an toàn cho khách hàng.
Thời trang từ cây chuối là một lựa chọn độc đáo, sáng tạo và có phong cách riêng biệt.
9.2. Chính sách phân phối
 Phân phối trực tiếp: Bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng tại cửa hàng, trên
website chính của cửa hàng.
 Phân phối gián tiếp: Sẽ phân phối các sản phẩm thông qua các kênh trung gian
như: siêu thị, đại lý và các sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada...
 Phạm vi phân phối: tập trung vào các khu vực đô thị, cửa hàng mua sắm, cung cấp
dịch vụ giao hàng
9.3. Chính sách giá cả
9.3.1. Xây dựng chiến lược định giá hiệu quả - Chiến lược giá thâm nhập thị trường:
Hiện tại các sản phẩm làm từ thân chuối khá mới mẻ với người tiêu dùng, vì vậy để
nhanh chóng đạt được thị phần tốt, tăng nhanh mức độ nhận biết thương hiệu cần định
giá sản phẩm thấp hơn so với giá thị trường, thậm chí chấp nhận lỗ trong thời gian đầu.
Đồng thời tạo áp lực về giá với đối thủ cạnh tranh khác cùng ngành.
Sau một thời gian dài được thị trường chấp nhận và quen thuộc với thương hiệu, nhóm sẽ
có kế hoạch khác về việc dần nâng giá lên để tăng vị thế và thu lợi .
9.3.2. Xây dựng chiến thuật định giá sản phẩm:
1. Nghiên cứu thị trường: Tìm hiểu về giá cả và xu hướng thị trường của các sản phẩm từ
chuối tương tự. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về mức giá cạnh tranh và giá trị
của sản phẩm.
2. Xác định chi phí sản xuất: Đánh giá các yếu tố chi phí liên quan đến sản xuất sản
phẩm từ chuối như nguyên liệu, công lao động, quá trình chế biến và đóng gói. Điều này
giúp bạn xác định mức giá tối thiểu để bảo đảm lợi nhuận.
3. Định vị sản phẩm: Xác định giá trị đặc biệt và độc đáo của sản phẩm từ chuối của bạn.
Nếu sản phẩm của bạn có những đặc điểm độc đáo hoặc chất lượng cao hơn so với các
sản phẩm khác trên thị trường, bạn có thể định giá cao hơn.
4. Xem xét giá trị khách hàng: Đánh giá giá trị mà sản phẩm từ chuối mang lại cho khách
hàng. Điều này bao gồm lợi ích, sự tiện lợi, chất lượng và trải nghiệm mà khách hàng
nhận được khi sử dụng sản phẩm. Định giá sản phẩm dựa trên giá trị này có thể giúp bạn
thu hút và giữ chân khách hàng.
5. Chiến lược giá cả: Xác định chiến lược giá cả của bạn, có thể là giá cả cạnh tranh, giá
cả cao hơn để tạo sự độc đáo hoặc chiến lược giá cả linh hoạt để phù hợp với các đối
tượng khách hàng khác nhau.
6. Theo dõi và điều chỉnh: Theo dõi sự phản hồi của khách hàng và thị trường đối với giá
cả sản phẩm từ chuối của bạn. Điều chỉnh giá cả nếu cần thiết để đáp ứng nhu cầu và
mong đợi của khách hàng, đồng thời theo dõi lợi nhuận và hiệu quả của chiến lược định
giá.
9.4. Chính sách cổ động
Chiến lược truyền thông của nhóm tập trung vào các công cụ truyền thông Marketing
như:
-Quảng cáo:
+Hình thức quảng cáo OOH (Out of home) : Nhóm sẽ đặt các bảng hiệu, hộp đèn tại các
vị trí đắc địa, đông người qua lại như trên tuyến đường Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, trên
các phố chợ, đường đi bộ.
+ Hình thức quảng cáo trực tiếp: quảng cáo trực tiếp tại cửa hàng, thông qua các hội chợ,
hoặc trực tiếp tại các cửa hàng siêu thị,các đại lý,..
+ Website: Phát triển nội dung cho website về thông điệp mới của sản phẩm.
+ Fanpage Facebook: Triển khai nội dung tương tự website, tổ chức các cuộc thi và thực
hiện quản lý từ phản hồi của khách hàng.
- Khuyến mãi: Đưa ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá trong các dịp lễ hoặc quà
tặng để tăng doanh số và thu hút khách hàng
- Quan hệ công chúng:
+ Tổ chức các hoạt động như tài trợ, giới thiệu sản phẩm mới,... mang tính bảo vệ môi
trường.
+ Xây dựng mối quan hệ tốt với các đối tác, blogger,….để giới thiệu sản phẩm đến các
khách hàng mục tiêu.
10. Lập kế hoạch ước tính tài chính
STT Các chi phí Thành tiền
1 Chi phí nghiên cứu thị trường 50.000.000
2 Chi phí đầu tư vào thiết bị:
+ Máy tách sợi (3 máy) 36.000.000
+ Máy xẻ thân (4 máy) 58.000.000
+ Máy ép thân (3 máy) 33.000.000
+ Máy dệt (3 máy) 36.000.000
+ Máy sấy khô (2 máy) 46.000.000

3 Chi phí nguyên vật liệu:


+ Thân chuối(1000kg) 30.000.000
+ Các chi phí nguyên vật liệu khác ( màu 50.000.000
nhuộm, vật phẩm trang trí, chỉ may,...)

4 Chi phí nhân công/tháng 200.000.000


5 Chi phí marketing 50.000.000
6 Chi phí mặt bằng (trong 6 tháng) 180.000.000
7 Chi phí bán hàng trên các sàn thương mại điện 60.000.000
tử
8 Chi phí trả cho các dịch vụ vận chuyển 80.000.000
9 Chi phí dự trù 500.000.000
TỔNG 1.359.000.000
11. Kêu gọi đầu tư
- Với những kế hoạch, dự định của dự án trong tương lai, chúng tôi mong muốn dự án
này được phát triển và tiến xa hơn. Để thực hiện điều đó, chúng tôi cần được các nhà đầu
tư ở đây đồng ý hợp tác và đầu tư vào dự án này trong thời gian tới.
- Dự án EcoBANA - Các sản phẩm thân thiện với môi trường làm từ sợi chuối mong
muốn kêu gọi đầu tư khoảng 1 tỷ đồng hoặc hơn thế nữa. Các thành viên trong nhóm cho
rằng đây là cái giá phù hợp, bởi sự gia tăng về nhu cầu sử dụng các sản phẩm thân thiện
với môi trường và xu hướng tiêu dùng xanh đã và đang nhận được sự đồng thuận rất lớn
trong cộng đồng, việc thu hồi lại vốn trong thời gian ngắn là hoàn toàn khả thi. Nếu có
được chiến lược phù hợp và nguồn vốn, khả năng sinh lợi là rất cao.
- Nhóm chúng tôi mong muốn nhận được sự quan tâm và đầu tư từ Vingroup để phát
triển sản phẩm thời trang từ sợi chuối thành một thương hiệu mới. Chúng tôi tin rằng ý
tưởng kinh doanh sẽ có tiềm năng thành công cao. Với sự đầu tư của quý vị, chúng tôi sẽ
biến ý tưởng này thành hiện thực và Góp phần vào sứ mệnh xã hội và môi trường của
Vingroup và tăng cường uy tín và thương hiệu của Vingroup trong ngành công nghiệp
thời trang. Tạo ra một xu hướng thời trang mới, mang lại nhiều lợi ích cho cả người tiêu
dùng và môi trường

You might also like