You are on page 1of 1

A – LÝ LUẬN

I- NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN


1– KHÁI NIỆM
- Nguyên lý là những tri thức, chân lý được kiểm nghiệm trở thành cơ sở xuất phát chỉ đạo các
hoạt động của con người.
- Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới khách quan. Mọi sự vật hiện tượng đều vận
động không ngừng và không có định hướng chỉ mọi sự biến đổi, có thể là vận động tiến lên, vận
động thụt lùi và vận động lặp lại, quay về chỗ cũ. Còn phát triển có định hướng theo xu hướng từ
thấp đến cao.
- Theo đó, nguyên lý về sự phát triển thực chất là phạm trù triết học và là một thuật ngữ được
dùng nhằm mục đích để chỉ quá trình vận động của sự vật hay hiện tượng theo khuynh hướng đi
lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phát triển
là quá trình vận động, nhưng không phải mọi vận động đều là phát triển, mà chỉ vận động nào
theo khuynh hướng đi lên thì mới được gọi là phát triển.
2 - TÍNH CHẤT
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, các quá trình phát triển có 4 tính chất cơ bản :
- Tính khách quan: là quá trình bắt nguồn và giải quyết mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng.
- Tính phổ biến: sự phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội, tư duy.
- Tính kế thừa: sự phát triển tạo ra cái mới có chọn lọc, cải tạo, gạt bỏ mặt tiêu cực, lỗi thời.
- Tính phong phú đa dạng: sự phát triển có biểu hiện của tính phong phú, đa dạng.
3- Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về sự phát triển
Từ việc nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển của các sự vật, hiện tượng, ta rút ra quan điểm
phát triển trong nhận thức và hoạt động thực tiễn :
- Khi xem xét các sự vật, hiện tượng, ta phải đặt nó trong sự vận động và phát triển.
- Không dao động trước những quanh co, phức tạp của sự phát triển trong thực tiễn.
- Phải chủ động tìm ra phương pháp thúc đẩy sự phát triển của sự vật, hiện tượng.
- Phải tích cực học hỏi, tích lũy kiến thức khoa học và kiến thức thực tiễn.
+ Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học để định hướng việc nhận thức thế giới và
cải tạo thế giới. Theo nguyên lý này, trong mọi nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm
phát triển.
+ Theo V.I.Lênin, "... Lôgích biện chứng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự phát triển, trong
"sự tự vận động"..., trong sự biển đổi của nó".
+ Nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển để ta nắm được bản chất, khuynh hướng phát triển của
sự vật, hiện tượng thì phải tuân thủ nguyên tắc phát triển, tránh tư tưởng bảo thủ, trì trệ.

You might also like